CHỦ QUYỀN VIỆT NAM
KIẾN NGHỊ HỦY BỎ
CÔNG HÀM 14 THÁNG 9 NĂM 1958
CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG
Kính gửi: Ông Nông Đức Mạnh
Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Ông Nguyễn Minh Triết
Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ Tướng Chính Phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Trọng
Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Thưa các ông
Từ nhiều năm nay, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy phía chính quyền Trung Quốc đã không những không tôn trọng điều khẳng định của Chính phủ Việt Nam mà còn liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền nước Việt:
Tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Tháng 5 năm 1988, Trung Quốc đã xâm chiếm nhiều đảo ở Trường Sa.
Tháng 11 năm 2007, Trung Quốc đã cho thiết lập huyện Tam Sa để trực tiếp quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lúc hai quần đảo này còn trong vòng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc đã cảnh báo và yêu cầu tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ rút khỏi hợp đồng khai thác mỏ dầu với chính phủ Việt Nam. Trước đó, vào tháng 6 năm 2007, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng đã phản đối và yêu cầu ngưng hợp đồng giữa Chính phủ Việt Nam với tập đoàn dầu khí BP của Anh nhằm nghiên cứu thăm dò dầu khí gần khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khiến cho tập đoàn BP đã phải tạm ngưng xúc tiến kế hoạch.
Mới đây, trong khi chuẩn bị Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, nhà cầm quyền Trung Quốc đã vẽ lại bản đồ Trung Quốc trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Giữa tháng 8 năm 2008, hải quân Trung Quốc trang bị dàn hỏa tiễn tối tân xâm nhập vào khu vực lãnh hải của Việt Nam.
Những hành động nói trên cho thấy là nhà cầm quyền Trung Quốc coi thường công luận và tiếp tục xâm phạm hải đảo của Việt Nam, trong khi Chính phủ Việt Nam chỉ lên tiếng phản đối một cách quá dè dặt. Một trong những văn bản bị Trung Quốc lợi dụng để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 xác nhận rằng: "Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc". ( Bản Tuyên bố của Trung Quốc khẳng định hải phận 12 hải lý của họ, trong đó bao gồm chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ). Sau này, chính phủ Việt Nam có giải thích về lý do ra đời của Công hàm vào năm 1958 là hoàn toàn mang tính ngoại giao không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc không đếm xỉa gì đến giải thích này.
Nhiều thế hệ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ giang sơn tổ quốc. Chúng ta trong thế hệ này không những tiếp tục bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của cha ông để lại mà còn phải can đảm sửa sai những lầm lẫn của quá khứ để không tiếp tục trao gánh nặng lại cho thế hệ tương lai. Những sai lầm của Việt Nam xuất phát từ sai lầm ôm lấy Xã Hội Chủ Nghiã Tàu Cộng thay vì bảo vệ Tổ quốc (Hải Ngoại gọi là phản quốc - LTS). Nay chính họ đã phản bội lại tất cả và ngày càng biểu lộ dã tâm xâm lăng đất nước Việt Nam, bởi vậy, Việt Nam không thể không có thái độ dứt khóat và hành động mạnh mẽ để đáp trả đích đáng dã tâm của đối phương.
Ngày 14 tháng 9 năm nay là vừa tròn nửa thế kỷ đã trôi qua đối với bản công hàm do cá nhân thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký mà không thông qua Quốc hội, không trưng cầu ý kiến toàn dân. Bởi vậy, nhân dịp này chúng tôi khẩn thiết đề nghị Nhà nước Việt Nam chính thức tuyên bố hủy bỏ Công hàm mà cá nhân thủ tường Phạm văn Đồng đã ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi cá nhân thủ tướng Chu Ân Lai.
Chúng tôi hoàn toàn tin rằng đây là sở nguyện của người dân Việt Nam và làm được như vậy mới có thể chuộc lỗi cùng Tổ quốc và Nhân dân, từ đó may ra cứu vãn phần nào lòng tin đã hoàn toàn mất đối với chế độ.
Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2008
Những người ký tên kiến nghị :
(Đến ngày 4/9/2008)
Cựu chiến binh ( theo thứ tự tên gọi)
1. Phan Anh – thương binh, giáo viên trường PTTH Quang Trung, tp Hà Đông
2. Phạm Quế Dương – đại tá QĐND VN, 37 Lý Nam Đế, Hà Nội
3. Lê Điệp – CCB, 17 Hàng Quạt, Hà Nội
4. Lê hữu Điệp – CCB, 40, phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Ha Nội
5. Lý Anh Kim – CCB, 87, Phường Phúc Xá, Ba Đình, Ha Nội
6. Trần Anh Kim – Trung tá QĐNDVN, biên tập viên tập san Tổ Quốc
7. Nguyễn Trọng Lâm – CCB, 46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
8. Nguyễn văn Miến – đại tá QĐNDVN, 30 đường Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
9. Nguyễn Kim Nhàn – CCB, số nhà 1413, khu 34, thành phố Bắc Giang
10. Nguyễn Thanh Nhàn- thương binh chống Mỹ, gv trường PTTH Quang Trung, tp Hà Đông
11. Phạm văn Phiếu – cụu quyết tử quân Trung đoàn Thủ đô, 8/28 Hương viên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
12. Trịnh Khả Phức – Cựu chiến binh chống Pháp – số 6, nhà P9, khu lắp ghép Trương Định, Hanoi
13. Vũ Cao Quận – CCB, Hải Phòng, biên tập viên tập san Tổ Quốc
14. Lê Anh Sơn – CCB, 17 Nguyễn Du, Hà Nội
15. Đỗ Việt Sơn – lão thành cách mạng, 4/21. Nguyễn Cao, Hà Nội
16. Trần Đức Thạch – CCB, Hội viên Hội Văn Nghệ Nghệ An
17. Nguyễn Thế - CCB, Thanh Xuân, Hà Nội
18. Đỗ văn Thỉnh - CCB, Văn Phú, Phú La, Hà Đông
19. Chu văn Thưởng – CCB, 18 Ngõ Quỳnh, Bạch Mai, Hà Nội
20. Cao Bá Trữ - thiếu tá QĐNDVN, Đống Đa, Hà Nội
Những thành phần nhân sĩ kịp ký (trước ngày phổ biến 4-9-2008, theo thứ tự tên gọi)
1. Tiêu Dao Bảo Cự - nhà văn, Thành phố Đà Lạt
2. Kim Văn Duy - sinh viên ĐH Kiến Trúc, tp HCM
3. Ninh Thị Định - 3/20/215 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
4. Nguyễn Thanh Giang – tiến sỹ Địa Vật lý, số 6, tập thể Địa Vật lý Máu bay, Hà Nội
5. Vi Đức Hồi - Cựu hiệu trưởng Trường Đảng Hữu Lũng, Lạng Sơn khu An Thịnh, Hữu Lũng, Lạng Sơn.
6. Vũ Hùng – cựu giáo viên vật lý trường PTCS Bích Hòa, Hà Tây
7. Vũ Mạnh Hùng - Cán bộ quản lý khu nội trú Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại, Hà Nội
8. Trần Lâm – luật sư, Thành phố Hải Phòng
9. Mai Thái Lĩnh – cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Lạt, Lâm Đồng
10. Nguyễn Thượng Long – nhà giáo, Văn La, Văn Khê, Hà Đông
11. Nguyễn thị Lợi - ( thân mẫu cô Phạm Thanh Nghiên)
12. Nguyễn Tiến Nam, tổ 24, phường Yến Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
13. Võ văn Nghệ - 277A, đường Nguyễn Trãi, phường Tây Sơn, tp Thanh Hóa
14. Nguyễn Xuân Nghĩa – nhà văn, số nhà 828, đường Trường Chinh, Kiến An, Hải Phòng
15. Phạm Thanh Nghiên, số nhà 17, Phương Lưu 2, phường Đông Hải, quận Hải An, HP
16. Hà Sỹ Phu – tiến sỹ sinh vật học, 4E Bùi thị Xuân, thành phố Đà Lạt
17. Lê Minh Phúc – Cựu Tổng giám đốc Liên hiệp Địa Vật lý Máy bay Việt Nam
18. Phạm Thị Phượng - Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng.
19. Bùi Minh Quốc – nhà văn, 3 Nguyễn Thượng Hiền, Đà Lạt
20. Ngô Quỳnh - Hiệp Hòa, Bắc Giang
21. Nguyễn văn Tính (tức Hoàng Hải Minh) Quán Chữ, Hải Phòng, mobile 0984 414479
22. Lưu thị Thu – 282, Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
23. Trần Khải Thanh Thủy – nhà văn, biên tập viên tập san Tổ Quốc
24. Vũ như Ý - nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giao thông vận tải, phường Vĩnh Tuy, Hà Nội
25. Phạm Thanh Yến, lô A1, Thái Phiên, Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng
(Ghi chú: Như thường lệ, các văn bản loại này có sự hiệu đính đôi chút bởi Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN trước khi đăng tải để phù hợp với lối dùng chữ của Hải Ngoại và chủ trương của Tòa Soạn)
PETITION TO NULLIFY
THE SEPTEMBER 14 - 1958 COMMUNIQUÉ
BY FORMER PRIME MINISTER PHAM VAN DONG
Respectfully sent to:
Mr. Nong Duc Manh
Secretary General / Communist Party of Vietnam
Mr. Nguyen Minh Triet
President / Socialist Republic of Vietnam
Mr. Nguyen Tan Dung
Prime Minister / Government of Socialist Republic of Vietnam
Mr. Nguyen Phu Trong
Chairman / National Assembly of Socialist Republic of Vietnam
Gentlemen,
For years, our government has declared Hoang Sa and Truong Sa belong to Vietnam. However, in reality the government of China not only disregards those declarations but also repeatedly violates our sovereignty:
- In January 1974, China invaded the Hoang Sa archipelago.
- In May 1988, China invaded many islands of the Truong Sa archipelago.
- In November 2007, China established the Administrative District of Sansha to directly control the archipelagoes of Hoang Sa and Truong Sa despite the fact that these islands were still in dispute between the two governments.
- In July 2008, China pressured the US-based petroleum company, Exxon Mobil, to withdraw from an exploration contract with our government. A few months before that, the Chinese government also threatened the UK-based company, British Petroleum, to prevent it from signing with our government a contract to explore the areas close to Hoang Sa and Truong Sa.
- Recently, while preparing for the 2008 Beijing Olympics, the Chinese authorities redrew the map of China to include the two archipelagoes Hoang Sa and Truong Sa.
- In Mid-August 2008, Chinese Navy equipped with sophisticated missile systems entered the territorial waters of Vietnam without permission.
Those deliberate actions clearly show the Chinese government's disregard of the world opinions and its intention to take possession of the archipelagoes of Vietnam. Our government, however, has protested with too much hesitation. Among the documents used by China to claim its ownership over Hoang Sa and Truong Sa is the communiqué sent by Prime Minister Pham Van Dong to his counterpart, Chu An Lai, on September 14, 1958, confirming that: "The Government of the Democratic Republic of Vietnam acknowledge and agree with the September 4, 1958 Proclamation of the Government of the People's Republic of China over its territorial waters." (That proclamation declared China's 12-mile maritime border which included archipelagoes Hoang Sa and Truong Sa). In recent years, our government explained that the said 1958 communiqué was issued only for diplomatic purposes and bears no effect on Vietnam's sovereignty over these islands. China, however, pays no attention to that explanation.
Many generations of Vietnamese have bravely defended the nation's territories. We, members of the current generation, have the obligation not only to continue the defense of our land and sea territories but also to courageously correct the mistakes of the past. We cannot delegate the burdens to future generations. The blunders came from our misplaced trust in the Chinese government while both sides were fighting for the same ideology. Today, they have betrayed us all and revealed their intention to infringe on our sovereignty more and more clearly. We, therefore, have no choice but respond unequivocally and adequately to those evil intentions.
September 14, 2008 marks half a century since the issuance of the so-called Pham Van Dong's communiqué which was not passed by the National Assembly nor (by a Referandum of) the people of Vietnam. We, therefore, urgently call on the Government to officially declare the nullification of the communiqué sent by Prime Minister Pham Van Dong, as an individual, on September 14, 1958 to Chu An Lai.
We wholeheartedly believe this is the wish to the people of Vietnam. Upon accomplishing this task, you could receive the forgiveness and trust of the Nation.
Hanoi, September 2, 2008.
Signatures
(As of September 4, 2008)
Veterans (in alphabet order of given names)
1. Phan Anh – disabled veteran, teacher at Quang Trung High School, Hà Đông
2. Phạm Quế Dương – retired colonel, 37 Lý Nam Đế, Hà Nội
3. Lê Điệp – 17 Hàng Quạt, Hà Nội
4. Lê hữu Điệp – 40, phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Ha Nội
5. Lý Anh Kim – 87, Phường Phúc Xá, Ba Đình, Ha Nội
6. Trần Anh Kim – retired lt. colonel, staff writer of Tổ Quốc magazine
7. Nguyễn Trọng Lâm – 46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
8. Nguyễn văn Miến – retired colonel, 30 Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
9. Nguyễn Kim Nhàn – số nhà 1413, khu 34, thành phố Bắc Giang
10. Nguyễn Thanh Nhàn- disabled veteran, teacher at Quang Trung High School, Hà Đông
11. Phạm văn Phiếu – retired commando of Capital Regiment, 8/28 Hương viên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
12. Trịnh Khả Phức – số 6, nhà P9, Trương Định District, Hanoi
13. Vũ Cao Quận – Hải Phòng, staff writer of Tổ Quốc magazine
14. Lê Anh Sơn – 17 Nguyễn Du, Hà Nội
15. Đỗ Việt Sơn – 4/21. Nguyễn Cao, Hà Nội
16. Trần Đức Thạch – member of Arts Association of Nghệ An
17. Nguyễn Thế - Thanh Xuân, Hà Nội
18. Đỗ văn Thỉnh - Văn Phú, Phú La, Hà Đông
19. Chu văn Thưởng – 18 Ngõ Quỳnh, Bạch Mai, Hà Nội
20. Cao Bá Trữ - retired major, Đống Đa, Hà Nội
Early signed Citizens (released 9/4/2008, in alphabet order of given names)
1. Tiêu Dao Bảo Cự - writer, Đà Lạt city
2. Kim Văn Duy – student of Architecture University HCMcity
3. Ninh Thị Định - 3/20/215 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
4. Nguyễn Thanh Giang – doctor of geo-physics, số 6, tập thể Địa Vật lý Máu bay, Hà Nội
5. Vi Đức Hồi – retired principal of Hữu Lũng Party School, Lạng Sơn khu An Thịnh, Hữu Lũng, Lạng Sơn.
6. Vũ Hùng – retired teacher at Bích Hòa High School, Hà Tây
7. Vũ Mạnh Hùng – dormitory director at College of Economics, Technoligies, and Commerce, Hà Nội
8. Trần Lâm – lawyer, Hải Phòng
9. Mai Thái Lĩnh – former deputy mayor of Đà Lạt, Lâm Đồng
10. Nguyễn Thượng Long – teacher, Văn La, Văn Khê, Hà Đông
11. Nguyễn thị Lợi - ( mother of ms. Phạm Thanh Nghiên)
12. Nguyễn Tiến Nam, tổ 24, phường Yến Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
13. Võ văn Nghệ - 277A, đường Nguyễn Trãi, phường Tây Sơn, tp Thanh Hóa
14. Nguyễn Xuân Nghĩa – writer, số nhà 828, đường Trường Chinh, Kiến An, Hải Phòng
15. Phạm Thanh Nghiên, số nhà 17, Phương Lưu 2, phường Đông Hải, quận Hải An, HP
16. Hà Sỹ Phu – doctor of biology, 4E Bùi thị Xuân, Đà Lạt
17. Lê Minh Phúc – former general manager of Geo-physic Association of Việt Nam
18. Phạm Thị Phượng - Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng.
19. Bùi Minh Quốc – writer, 3 Nguyễn Thượng Hiền, Đà Lạt
20. Ngô Quỳnh - Hiệp Hòa, Bắc Giang
21. Nguyễn văn Tính (aka. Hoàng Hải Minh) Quán Chữ, Hải Phòng, mobile 0984 414479
22. Lưu thị Thu – 282, Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
23. Trần Khải Thanh Thủy – writer, văn, staff writer of Tổ Quốc magazine
24. Vũ như Ý – retired high-level official of Ministry of Transportation, phường Vĩnh Tuy, Hà Nội
25. Phạm Thanh Yến, lô A1, Thái Phiên, Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng
No comments:
Post a Comment