*
Thần thoại (Myth ) là những câu chuyện thiêng liêng, huyền bí nói về nguồn gốc thế giới, và thế giới được cấu tạo ra như thế nào và gồm những loài vật nào. Các vai chính trong thần thoại là các thần linh, tiên thánh. Thần thoại có lẽ được sáng tạo trong thời tiền sử, được truyền khẩu qua bao đời và được tin là thật. Nhưng cũng nhiều người không tin, họ cho đó chỉ là nhãn hiệu của các tôn giáo hay các nền văn hóa.
Truyện đời xưa là truyện đã lâu đời. Truyện thần tiên là truyện về các bậc tiên thánh như truyện Tấm Cám. Thật ra giữa truyện đời xưa và truyện thần tiên chỉ khác nhau là nhân vật chính. Thần thoại cũng giống truyện thần tiên, quái dị nhưng khác nhau ở chỗ thần thoại nói về nguồn gốc thế giới và dân tộc.
Mircea Eliade đã nghiên cưới thần thoại, và định nghĩa thần thoại là lịch sử thiêng liêng, kể lại một biến cố đã xảy ra từ thuở hồng hoang mới khai thiên lập địa . Nói một cách khác, thần thoại là lịch sử các đấng siêu nhiên (Etres surnaturels ). Và điều tất yếu, chính các đấng siêu nhiên này đóng một vai trò chính trong lịch sử và vũ trụ.Nước nào cũng có thần thoại, nhưng mỗi nước có màu sắc khác nhau tùy theo quan niệm triết lý của mỗi dân tộc.
Từ trước, người ta chỉ trích thần thoại là hoang đường. Quan niệm duy lý đã có từ thế kỷ VI với Xénophane (565-470tr.TL ) khi ông chỉ trích thi sĩ Homère và Hésiode đã làm thơ kể truyện thần thoại dân gian. Nhưng khoảng thế kỷ XX, người ta đã chú trọng đến thần thoại, và thần thoại được đem giảng dạy, nghiên cứu ở đại học. Trong các thần thoại, thần thoại La Hy được người ta chú trọng nhất, coi như đó là trung tâm của văn học, triết học của nhân loại.
Thuở ban đầu, người ta đã chú trọng đến các vấn đề triết lý, và siêu hình. Con người tự hỏi ai sinh ra vũ trụ? Ai sinh ra con nguời? Con người từ đâu đến rồi đi về đâu? Truyện Bàn Cổ của Trung Hoa đã giải thích nguyên nhân cấu tạo vũ trụ:
Hỗn mang chi sơ,
Vị phân thiên điạ.
Bàn Cổ thủ xuất,
Thủy phân âm dương.
Thiên khai ư tý,
Địa tịch ư sửu,
Nhân sinh ư dần. . .
Bàn Cổ là người đầu tiên tạo dựng nên vũ trụ, nghĩa là ông có trước trời đất. Ông sinh ra rồi mới phân ra âm dương để cho vạn vật biến hóa. Mỗi ngày ông biến đổi 9 lần, mỗi lần cao thêm 10 thước. Trời cũng cao thêm, đất cũng dày thêm chừng ấy. Ông sống mười tám ngàn năm nên trời thật cao, đất thật dày. Khi ông khóc, nước mắt ông chảy làm ngập hai sông Hoàng Hà và Dương Tử. Hơi thở của ông thành gió thổi. Khi ông vui thì trời quang mây tạnh, lúc ông giận dữ thì trới đất âm u. Lúc ông chết, thân ông rã thành năm hòn núi lớn trong thiên hạ. Hai con mắt ông làm nên mặt trời, mặt trăng. Mỡ chảy thành biển cả và sông ngòi. Tóc đâm rễ vào đất sinh thảo mộc. Sâu bọ trên xác ông làm thành loài người. Truyện này đã nói lên vũ trụ quan của Trung Quốc.
Thần thoại Ấn Độ cũng nói lên vũ trụ quan của Bà La Môn giáo. Vũ trụ ban đầu là Ngã (Atman )mang hình người. Ngã nhận thấy Ngã cô độc, buồn rầu. Ngã phân mình làm hai, thành ra người đàn ông và người đàn bà, họ giao hợp sinh con cái thành loài người. Người đàn bà tự hỏi: Chàng phân mình ra làm ta, tại sao chàng lại giao hợp với ta. Không được, ta phải ẩn đi. Nàng hóa thành bò cái, chàng hóa thành bò đực. Nàng hóa thành ngựa, dê, chàng cũng biến thành ngựa dê cùng nàng giao hợp thành ra muôn loài.
Thần thọai La Mã cũng có cách giải thích quan điểm triết lý của họ. Trời ( Ouranos ) và Đất ( Gaes) đã phối hợp mà tạo thành một loài, gọi là Titan. Các Titan có một vóc dạng phi thường và có môt sức khỏe vô song. Những Titan này là những thần linh. Có 12 Titan danh tiếng ngự trị ở Olympe:
-Zeus ( Jupiter ) là chúa tể Thiên đình, là thần Mưa, thần Mây, thần Sấm Sét.
-Aphrodite (Vénus) :nữ thần Aùi tình
-Hermes ( Mercure ), con của Zeus, thần Thương Mãi.
-Ares (Mars), con của Zeus, thần Chiến Tranh.
Ngoài ra còn có các vị thần khác như Hypérien là cha Mặt Trời, Mặt Trăng và Bình Minh; Ocean là Hải Thần; Dyonysos là Thổ Thần.
Nói chung, thần thoại có mục đích giải lý do hiên hữu của vũ trụ của muôn loài, muôn việc trong vũ trụ. Phần lớn cho thượng đế là chúa tể vũ trụ. Dưới thượng đế là các thần linh , mỗi thần linh phụ trách một vài việc. Thần Sông ( Hà Bá, Long vương )cai quản sông ngòi; thần núi ( Sơn thần ) cai quản núi rừng. Thần Mưa, thần Gió, thần Sấm Sét phụ trách việc làm mưa gió trong vũ trụ. Thần Bếp (Táo quân) trông coi việc nhà. Thần Đất (Thổ Địa ) trông coi an ninh trong vùng. Tuy cho thượng đế là thần linh tối cao, nhưng mỗi tôn giáo, mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về thượng đế, ai cũng cho là thượng đế của mình là cao cả.
Những tư tưởng về thượng đế là căn cứ vào lý nhân quả: vũ trụ tại sao tồn tại? Họ trả lời vũ trụ là do một đấng sáng tạo, là ông Trời, hay một vị thần linh nào đó như ông Bàn Cổ, tạo ra. Nhưng lý nhân quả cũng gặp vấn nạn, bế tắc. Nếu căn cứ vào lý nhân quả, thượng đế sinh vũ trụ, vậy ai sinh ra thượng đế?
Không thể truy tìm mãi, người ta bảo Thượng đế là nguyên nhân thứ nhất. Thượng đế tự sinh ra. Nếu nói như vậy thì con người và vạn vật cũng có thể do ngẫu nhiên. Nhiều triết gia cho rẳng Không sinh ra Hữu. Vậy ai sinh ra Không? Phật giáo bảo vạn vật do các nhân tụ họp mà thành. Điều này có vẻ hợp với khoa học. Gió, mưa là do không khi di chuyển. Không có thần mây, thần mưa và thần gió như trong truyện Trung Quốc.
Về thượng đế, mỗi tôn giáo có quan niệm khác nhau. Phật giáo cũng như Khổng giáo tin có thượng đế nhưng thượng đế ở Phật giáo rất đặc biệt. Phật giáo quan niệm vũ trụ liên tiếp tồn tại và di chuyển, linh hồn sau khi chết chuyển qua 6 thế giới ( lục đạo luân hồi). Trong sáu thế giới, thế giới cao nhất là thiên giới tức nơi thượng đế ở, có chư tiên, chư thánh. Thế giới bậc nhì là nhân giới. Ngoài ra có địa ngục giới, tu la giới, ngạ quỷ và súc sinh. Chúng sinh có thiện căn cao nhât sẽ trở thành thượng đế cai quản vùng trời. Có rất nhiều thiên giới, do đó có nhiều thượng đế. Nhưng thượng đế không vĩnh viễn. Sau một thời gian, thượng đế sẽ phải chuyển qua thế giới khác. Đức Phật kiếp trước cũng đã ở Thiên giới. Đức Phật không là Thượng đế mà là bậc đạo sư của nhân giới và thiên giới. Mục đích của Phật giáo là Niết Bàn chứ không phải Thiên giới. Nho giáo tin có Thượng đế nhưng Nho giáo cũng như Phật giáo chú trọng việc thựïc hành điều thiện, tu nhân tích đức chứ không cầu tha lực. Thần Linh nếu có cũng phải căn cứ vào tội và phước của mỗi người chứ không phải ai năng cúng bái là được lên Thiên Đường, hoặc dùng gươm giáo, quyền lực để mở rộng lãnh thổ thượng đế. Kinh Thư có câu:
« Hoàng thiên vô thân duy đức thị phu »
(Trời không thân riêng ai, người có đức thì được trợ giúp)
Khổng Tử nói: « hoạch tội ư thiên, vô sở đảo giả « ( Có tội với Trời còn cầu nguyện vào đâu được. )
Người Việt Nam cũng theo óc duy lý mà chỉ trích Thượng Đế vì Thượng đế đã bất công, đày đọa con người
Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,
Giết đuối người trên cạn mà chơi!
( Cung oán )
Trời ơi, trời ở không cân,
Kẻ ăn không hết, người mần không ra!
( Ca dao)
Nhìn chung, chúng ta cũng có thần thoại thuộc loại triết lý nhưng ít. Có lẽ tiền nhân không thích chép và thích kể loại này. Phần nhiều truyện loại này quy cho ông trời quyền quyết định mọi việc. Thí dụ truyện sau đây giải thích tại sao con người phải chết:
Ôâng Trời sai sứ giả truyền lênh như sau:
-Người già, người lột vỏ,
Rắn già, rắn bỏ vào săng ( hòm ).
Sứ giả vì quên , đọc lộn:
Rắn già rắn lột vỏ,
Người già, người bỏ vào săng.
Vì vậy mà rắn già lột vỏ mà sống, còn nguời già chết phải đem chôn.
Truyện sau đây giải thích tại sao loài vât không nói được:
Một nhà phú hộ nuôi trẻ giữ trâu bò. Mục đồng ham chơí, không dắt trâu qua cánh đồng nhiều cỏ, mà lại cột nó lại một chỗ.Trước khi ra về, mục đồng lấy mo cau quết bùn đắp ngoài bụng. Khi về nhà, phú ông thấy bụng trâu bò căng phồng, khen thằng bé giỏi, biết cho trâu bò ăn no căng bụng. Trâu bò tức mình nói:
-No chi mà no,
Trong mo ngoài đất.
Không tin thì lật ra mà coi.
Phú ông bèn lau sạch bùn, thấy bụng trậu bò lép kẹp với cái mo cau buộc ngoài.
Thằng bé bị đòn, khóc lóc thảm thiết. Oâng bụt bèn lấy nhang làm phép, châm vào miệng trâu bò. Từ đó trâu bò và loài vật không nói nữa. Nhìn kỹ miệng trâu bò, nay hãy còn những chấm đen do hương châm vào mà thành.
Nếu khoa học có mục đích giải thích các nguyên do của vạn vật và vũ trụ, thần thoại cũng có mục đích đó nhưng với phương pháp, nguyên tắc và dụng cụ khác nhau. Điểm trước hết là thần thoại xuất hiện vào buổi đầu của nhân loại, khi nhân loại chưa đạt một nền văn minh cao, còn khoa học thì xuất hiện sau. Thần thoại thì vẫn giữ màu sắc nguyên sơ trong khi khoa học tiến dần, từ thời thạch khi lên thời đại đồ đồng, và thời đại nguyên tử. Thần thoại mang hình thức chuyện cổ tích, cón khoa học theo phương pháp thực nghiệm. Nói một cách khác, thần thoại là hình thái khoa học của thời đầu tiên của nhân loại.
Nếu khoa học có mục đích giải thích các nguyên do của vạn vật và vũ trụ, thần thoại cũng có mục đích đó nhưng với phương pháp, nguyên tắc và dụng cụ khác nhau. Điểm trước hết là thần thoại xuất hiện vào buổi đầu của nhân loại, khi nhân loại chưa đạt một nền văn minh cao, còn khoa học thì xuất hiện sau. Thần thoại thì vẫn giữ màu sắc nguyên sơ trong khi khoa học tiến dần, từ thời thạch khi lên thời đại đồ đồng, và thời đại nguyên tử. Thần thoại mang hình thức chuyện cổ tích, cón khoa học theo phương pháp thực nghiệm. Nói một cách khác, thần thoại là hình thái khoa học của thời đầu tiên của nhân loại.
Thần thoại là gạch nối giữa lich sử và văn chương truyền khẩu. Đó là sáng tạo của nhân dân qua bao chặng đường lịch sử. Khi nghiên cứu văn chương truyền khẩu, chúng ta phải kể đến thần thoại là một bộ phận gần gũi với lịch sử. Thần thoại khác cổ tích. Cổ tích đã chuyện đã lâu đời truyền tụng trong dân gian. Thần thoại cũng khác truyện tiên, thánh, ma quỷ, truyện kinh dị vì các truyện này không có tính triết lý, lịch sử. Tuy nhiên giữa thần thoại và ma quái cũng có điều khó phân biệt.
Nhiều nhà nghiên cứu quá khích ca tụng thần thoại, coi thần thoại có giá trị cao hơn lịch sử. Augustin Thierre đã nhận định lịch sử thật chỉ tìm thấy trong những giai thoại truyền kỳ, đó là sử truyền tụng sống động và ba phần tư là thật hơn những cái mà ta gọi là lịch sử. Thật vậy, một số sử gia đã coi thần thoại là chân sử (histoire vraie) để phân biệt với giai thoại, ngụ ngôn là ngụy sử ( histoire fausse). Người ta cho thần thoại là chân sử vì nó nói lên nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân tộc. Chân sử khác ngụy sử vì một bên thiêng liêng, còn một bên trần tục .
Thần thoại Việt Nam nổi bật nhất về mặt lịch sử. Về mặt này, thần thoại cho biết về:
-Nguồn gốc dân tộc: Họ Hồng Bàng.
-Lịch sử dân tộc: cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam: Phù Đổng, Hai bà Trưng, Nhất dạ trạch.
-Sinh hoạt của nhân dân Việt Nam: Phong tục: bánh chưng, dưa hấu, trầu cau.
Thần thoại hay việc thờ cúng và lễ hội là để tưởng niệm các bậc anh hùng vị quốc vong thân, có tính cách lịch sử chứ không có tính cách tôn giáo như ở các nước khác.
Thần thoại còn có giá trị nhân chủng. Nhà nhân chủng học C. Strehlow đã hỏi các thổ dân Uùc châu tại sao họ thực hiện các lễ nghi như thế, họ trả lời rằng vì tổ tiên họ đã làm như vậïy. Giống người Kai ở Nouvell-Guinée cho rằng họ phải tuân theo tục lệ tổ tiên, thần thánh của họ đã làm trước kia. Những tín đồ Hồi giáo cũng trả lời là họ phải làm theo những điều mà các thần linh đã làm ở buổi đầu tiên.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày sơ lược về thần thoại vài quốc gia. Sau đây, chúng tôi xin nói về thần thoại Việt Nam.
Thần thoại Việt Nam đầu tiên đưọc chép lại trong hai quyển Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái.Theo Dương Quảng Hàm, Việt Điện U Linh tập có thể do một nho gia đời Lý hay đời Trần sáng tác mà Lý Tế Xuyên chỉ là kẻ nối tiếp. Việt Điện U Linh Tập gồm 27 truyện, chia làm ba mục:
1.Nhân quân: ( các vị vua, cung phi ) Sĩ Nhiếp, Phùng Hưng, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử, hai bà Trưng, Mị Ê. .
2. Nhân thần: ( Các bề tôi ) : Lý Ôâng Trọng, Lý Thường Kiệt, Phạm Cự Lượng. . .
3. Hạo khí anh linh: ( khí lớn linh thiêng ): thần Đồng Cổ, thần Bạch Mã, thần Tản Viên. . .
Về quyển Lĩnh Nam Chích Quái thì Dương Quảng Hàm nhận định rằng quyển này do một tác giả vô danh soạn từ trước, sau hai ông Vũ Quỳnh và Kiều Phú hiệu chính và đề tựa năm 1493. Hai quyển Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái góp nhặt những thần thoại, những cổ tích ở nước ta như truyện Hồng Bàng, bạch trĩ, dưa hấu, bánh chưng, Phù Đổng thiên vương, Lý Oâng Trọng, Chử Đồng Tử, Từ Đạo Hạnh, Không Lộ, thần Tản Viên. . .
Lê Quý Đôn thì cho rằng Việt Điện U Linh Tập do Lý Tế Xuyên soạn vào năm Khai Hựu đời Trần; còn Lĩnh Nam Chích Quái do Trần Thế Pháp soạn và Vũ Qưỳnh đề tựa.
Dẫu sao, hai tác phẩm này đã ra đời khoảng Lý, Trần ( thế kỷ XI- XV ). Chính Vũ Quỳnh đã nói:
Bản liệt truyện này làm ra, không biết làm từ đời nào,, và người nào làm, ngờ rằng các bậc hồng sinh thạc nho đời Lý, Trần thảo sáng ra, rồi các bậc hiếu cổ bác nhã ngày nay nhuận sắc lại.
Thật ra, trong hai sách trên, chỉ có một số là thần thoại, còn một số là truyện ký lịch sử hay truyện quái dị. Các nhân vật phần lớn là Việt Nam, chỉ một vài nhân vật ngoại quốc như Sĩ Nhiếp, Mỵ Ê. Về nguồn gốc truyện thì có ba:
-truyền thuyết dân gian
-Việt sử
-Truyện ký Trung Quốc.Truyện ký Trung Quốc khá nhiều như Tam Quốc Chí của Trần Thọ( thế kỷ 3 ) là xưa nhất. Sau đó là Giao Châu Ký của Triệu Xương và Giao Châu Ký của Tăng Cổn.
Đọc kỹ các thần thoại Việt Nam, chúng ta nhận thấy nhiều điểm khác với thần thoại ngoại quốc.
1. THỜI GIAN VÀ CHỦNG LOẠI
Các nhân vật trong truyện Trung Quốc và La Hy là các siêu nhân. Họ ra đời trước nhân loại. Họ là thần thánh, ở cõi trời hay cõi tiên thánh, không thuộc loài người. Còn các nhân vật trong thần thoại Viêt Nam xuất thân là người. Kinh Đương Vương, Lạc Long Quân, Aâu Cơ là giống Rồng Tiên nhưng vẫn thuộc loài người, thuộc dòng dõi Viêm Đế bên Trung Quốc. Nhân vật cổ nhất trong thần thoại Việt Nam là Kinh Dương vương trong truyện họ Hồng Bàng. Kinh Dương vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm nhâm tuất (2879 tr.TL? ). So với Bàn Cổ, Kinh Dương Vương sống sau khoảng 50 ngàn năm.
2. HÌNH DÁNG
Các vị thần linh trong thần thoại Trung Quốc, La Hy là siêu nhiên nên có hình dáng khác loài người. Nói đúng hơn, họ có hình dáng giống loài vật, nửa người nửa thú. Vua Phục Hy đầu người mình cá,bà Nữ Oa đầu người đuôi cá, Những Titan có hình dạng kỳ quái như có 50 đầu, một trăm đầu. Vì chúng có hình dung cổ quái nên cha trời ( Ouranos) muốn trừ bỏ chúng, đem chúng giam ở âm phủ (Tartare ). Những vị thần Hy Lạp như Pan, con của Hermès có đầu sừng dê. Thần Silène nửa người nửa ngựa, thần Satyre nửa người nửa dê.Ngoài ra có thần Cyclopes có nghĩa là mắt tròn vì thần có một mắt tròn to giữa trán, lại có thân hình cao to hơn ngọn núi. Những vị thần linh Aán Độ cũng có hình dáng kỳ lạ. Thần Agni có hai đầu, bảy lưỡi và bốn tay; thần Brahman có bốn cánh tay, năm đầu nhưng bị chặt đi một còn bốn; thần Shiva bán nam bán nữ, có sinh thực khí nam nằm trên sinh thực khí nữ, ba mắt, bốn cánh tay. . . Còn trong thần thoại Việt Nam không có ai có hình dáng kỳ dị. Phù Đổng thiên vương và Lý Oâng Trọng cao lớn nhưng vẫn là con người.
3. ĐẠO HẠNH
Nhìn chung, các thần linh Trung Quốc, Aán Độ và La Hy rất độc ác. Cha Trời đã bắt giam các con vì hình dung chúng xấu xí. Rốt cuộc, Cha Trời cũng bị con là Cronos giết chết. Cronos lên nắm quyền nhưng lại ăn thịt các con vì sợ chúng chiếm ngôi báu. Các thần Aán Độ đi đến đâu đốt phá đến đó. Một số thần linh phạm tội loạn luân. Cronos lấy em gái là Rhéa, và Zeus lấy Héra là em song sinh. Thần Brahman Aán Độ phạm tội dâm loạn với em gái là nàng Samdhyâ, tức vợ của Shiva. Một truyện khác kể rằng Brahman say mê con gái của mình là Ushas. Truyện Satan có nhiều bản khác nhau viết về nguồn gốc nhân loại. Milton đã theo Genesis mà viết Paradise Lost . Satan phạm nhiều tội ác: phản Thượng Đế, xúi dục Eve ăn trái cấm, hiếp dâm con gái y tên là Sin.
Các vị thần ngoại quốc phần lớn là hung thần, tàn sát dân lành, bắt phải cúng tế mạng người. Thần Moloch được dân Phénicien, Carthage thờ cúng. Dân chúng phải đem con đến cúng tế. Khi đứa trẻ bị đặt vào hai bàn tay tượng thần thì sẽ tụt vào lòng tượng thần đang nung nóng. Mỗi lần tế như vậy có đến hàng trăm trẻ con bị giết. Cha mẹ đứa trẻ không được khóc lóc hoặc tỏ lòng thương xót. Những nhà giàu có thường đi mua trẻ nhà nghèo chết thay cho con mình. Năm 307 trước Tây Lịch, thành bị vây, sợ thần thịnh nộ, các trưởng giả phải đem con ra tế. Lần này có khoảng 200 trẻ bị đốt. Người ta phải đánh trống, đánh chiêng để át tiếng la hét và kêu khóc thảm thiết của trẻ. Truyện này giống truyện Hà Bá cưới vợ của Trung Quốc. Tại một vùng nọ, dân có tục cưới vợ cho Hà Bá. Mỗi năm phải đem dâng một mỹ nhân, nghĩa là đem một cô gái khoảng 15 còn trinh bạch ném xuống sông cho Hà Bá làm vợ. Năm kia, môt vị huyện quan được đổi về trấn nhậm vùng này. Ộâng được mời tham dự buổi cưới vợ này. Ôâng yêu cầu được xem mặt mỹ nhân. Ôâng chê cô này xấu quá, không xứng làm vợ Hà Bá. Ông yêu cầu một bà đồng xuống thưa với Hà Bá xin đình hoãn để chọn người đẹp hơn. Một lát sau, ông bực bội bảo bà đồng này chậm quá, đi mãi không về trình báo. Ôâng sai một bà đồng khác xuống thưa chuyện Hà Bá. Một bà đồng được ném xuống sông, nhưng cũng không thấy trở về. Oâng bảo các vị hương hào rằng bọn đồng cốt không biết nói năng, phải gửi một vị chức cao học rộng trong địa phương xuống bẩm báo với Hà Bá. Bọn chức sắc trong vùng sợ xanh mặt, phải quỳ xuống xin tha tội. Từ đó, việc cưới vợ cho Hà Bá mới chấm dứt!
Các vị thần linh Việt Nam hiền lành hơn, đạo hạnh hơn. Lạc Long Quân thương dân như con đẻ. Vua thường chơi thủy cung, mỗi khi dân chúng có điều gì kêu lên : « Bố đi đằng nào không đến mà cứu chúng con », vua liền về ngay.
Tuy nhiên, về phương diện tình cảm, đôi khi các nhân vật thần thoại Việt Nam cũng phạm lỗi. Đế Minh sinh Đế Nghi và Lộc Tục. Đế Nghi làm vua Trung Hoa, Lộc Tục ( Kinh Dương Vương ) làm vua Xìch Quỷ (Việt Nam ).Đế Nghi sinh Đế Lai. Lạc Long Quân lấy Aâu Cơ, con gái Đế Lai là anh em họ. Lĩnh Nam Chích Quái thì viết Aâu Cơ là vợ Đế Lai. Nếu theo Sử thì Lạc Long Quân lấy cháu gái, còn theo Lĩnh Nam Chích Quái thì lấy vợ của anh họ. Theo Lĩnh Nam Chích Quái, thần núi Tản Viên là một trong 50 người theo mẹ lên núi. Sơn Tinh lấy con gái Hùng Vương, như vậy là chú lấy cháu họ làm vợ, và gọi anh ruột là cha vợ hay sao?
Ngô Sĩ Liên khi bàn về chuyện này viết như sau:
Xét về ngoại sử, sách Thông Giám ( Trung Hoa) thì Đế Lai là con Đế Nghi. Cứù theo truyện chép ở đây thì Kinh Dương Vương là em Đế Nghi. Vậy mà lại dâu gia với nhau! Aáy vì đời hồng hoang, lễ nhạc chưa tỏ rõ cho nên như thế đó chăng?
Sau này về thời Lê mạt, Ngô Thời Sĩ viết Việt Sử Tiêu Aùn thì bỏ hết các thần thoại vì ông cho là hoang đường và sai lầm. Ngô Sĩ Liên cũng bỏ hết một mớ thần thoại trong các sử liệu trước, ông còn giũ lại một vài truyện quan trọng. Ngô Sĩ Liên là người ôn hòa và nhận định đúng. So với thần thoại ngoại quốc, thần thoại Việt Nam nhân bản hơn. Khoảng một, hai, ba ngàn năm trước Tây lịch, con người là bầy thú hoang, sống theo bản năng, chưa có lễ nghi luật lệ, phong tục. Lúc này chưa có giai cấp, chưa có quyền tư hữu, loài người sống tập thể trong các hang động. Khoảng năm , sáu trăm năm trước Tây lịch, một số thánh nhân mới xuất hiện như đức Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử, Chrisrt. . .. Thành thử, chúng ta không nên đem lễ giáo , đạo lý Khổng, Phật mà phê phán các nhân vật tiền sử. Có điều đáng nói là tại sao người ta không sáng tác những chuyện anh hùng, đạo đức mà lại viết những chuyện dâm loạn ngay trong phạm vi tôn giáo? Hay đó là sự thực mà thế nhân chỉ kể lại mà không sáng tác (Thuật nhi bất tác )?
Nói tóm lại, thần thoại Việt Nam mang tính nhân bản và dân tộc
==
No comments:
Post a Comment