Saturday, May 26, 2012

SƠN TRUNG * KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VIỆT NAM & TRUNG CỘNG


 

KINH TẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 
&TRUNG CỘNG
 Sơn Trung
 
Vũ Hoàng đài RFA trong bài "Suy Trầm Hay Khắc Khoải?" đăng ngày 2012-05-23, phỏng vấn luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa về kinh tế Trung Cộng và Việt Cộng vì lúc này cả hai nước  Việt Nam và Trung Quốc đều báo động về nạn đình trệ kinh tế. Chúng tôi xin ghi lại một đoạn cuộc phỏng vấn này.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hai tháng trước, qua chương trình phát thanh ngày 28 Tháng Ba, chúng ta tìm hiểu về một quyết định của Quốc hội Trung Quốc là từ năm nay sẽ giảm chỉ tiêu tăng trưởng xuống mức 7,5% một năm thay vì giữ tốc độ 8% như trong tám năm qua, để còn cải tổ lại cơ chế kinh tế. Khi ấy, ông nhận định rằng cuối cùng, xứ này vẫn có đà tăng trưởng cao và gặp bất lợi vì càng khó cải cách. Quả nhiên, cuối tuần qua thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu tại Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, là dù phải tiếp tục thi hành chính sách công chi và tiền tệ một cách thận trọng, Trung Quốc vẫn cần đẩy mạnh ưu tiên tăng trưởng.Cùng lúc đó, thưa ông, tờ Nhân dân Nhật báo của đảng Cộng sản Việt Nam cũng vừa xác nhận là kinh tế đã có dấu hiệu suy giảm, và nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nước nói đến viễn ảnh sẽ hụt mất chỉ tiêu tăng trưởng từ sáu đến 6,5% và chỉ còn 4% hay 4,5% là nhiều. Đồng thời nỗi khó khăn và thậm chí phá sản của cả vạn doanh nghiệp phải được các đại biểu lưu tâm trong kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá XIII vào tháng này. Giữa bối cảnh còn u ám của kinh tế thế giới, chúng tôi đề nghị diễn đàn chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu về những khó khăn này của Trung Quốc và Việt Nam. Cụ thể là tại sao như vậy? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng sinh hoạt kinh tế các nước có thể nhất thời trôi vào chu kỳ suy trầm và cần một số biện pháp điều chỉnh. Kinh tế thế giới lại đang gặp cảnh hy hữu hơn một chu kỳ suy trầm, do hiện tượng các nước công nghiệp hóa chi tiêu quá mức và mắc nợ quá nhiều từ mấy chục năm nay nên đến lúc phải trả. Đó là cảnh suy trầm kéo dài của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Âu Châu. Khi ấy thế giới hy vọng các nước đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, sẽ là những đầu máy thay thế. Nhưng sự thể lại không được vậy vì như Việt Nam, Trung Quốc vẫn cần xuất khẩu vào các thị trường công nghiệp hoá nên cũng bị hiệu ứng trì trệ.

Thật ra, cả hai nền kinh tế này không chỉ bị hậu quả chu kỳ, là chỉ gặp khó khăn giai đoạn, mà còn có nhược điểm nằm trong cơ cấu và gặp hoàn cảnh đình trệ thì các nhược điểm mới phát tác. Vì thế, họ không chỉ bị đà tăng trưởng thấp mà còn gặp nhiều chuyện nguy ngập hơn, nên có thể phải rà soát lại toàn bộ cơ chế kinh tế, chiến lược phát triển và nhất là tổ chức chính trị. Có lẽ lãnh đạo Bắc Kinh thấy ra điều ấy, còn nhà cầm quyền Hà Nội thì e rằng chưa và đấy mới là chuyện đáng sợ hơn cả.Tăng trưởng và cải cách

Vũ Hoàng: Như vậy chúng ta sẽ lần lượt nói về chuyện tăng trưởng và cải cách của Trung Quốc trước khi tìm hiểu về trường hợp Việt Nam. Thưa ông, đâu là những nhược điểm về cơ cấu của Trung Quốc như ông nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc có cơ cấu kinh tế chính trị xin tạm gọi là "tập trung chính trị mà phân quyền kinh tế". Theo mô hình này, trung ương giữ độc quyền chính trị qua hệ thống lý luận và tổ chức của đảng, mà cho các địa phương, từ cấp tỉnh, thành phố và quận huyện, nhiều quyền hạn về kinh tế.

Cụ thể thì đảng bổ nhiệm nhân sự tại các địa phương và ở dưới, đảng viên thăng quan tiến chức nếu đạt thành tích tại địa phương mà họ quản lý và thật ra họ chỉ chịu trách nhiệm với cấp trên chứ không do dân chúng ở dưới bầu lên. Hình thái ấy không mấy khác tổ chức hành chính công quyền của xứ này vào thời cổ. Kết quả thì đảng bảo đảm được quyền lãnh đạo của mình, còn các địa phương thì linh động giải quyết yêu cầu kinh tế ở dưới, thậm chí còn phát huy sáng kiến và tranh đua với nhau vì ai thành công thì được ở trên cất nhắc lên vị trí cao hơn.

Vũ Hoàng: Nghe ông trình bày thì thính giả có thể hiểu vì sao mà có tỉnh thì theo hướng này, tỉnh khác lại có đường lối khác. Cũng vì vậy mà khi là Bí thư Trùng Khánh từ năm 2007 thì ông Bạc Hy Lai hành xử khác với người tiền nhiệm là Uông Dương nay đang là Bí thư Quảng Đông.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa vâng, vì cơ chế kinh tế chính trị đó mà dưới sự quan sát của trung ương, các địa phương đều thi đua hay thử nghiệm sáng kiến để tìm mức tăng trưởng cao. Đấy là lý do khiến kỳ trước mình nói rằng khi nào tốc độ tăng trưởng của các địa phương cũng cao hơn chỉ tiêu do trung ương đề ra từ một đến ba phần trăm. 

Then chốt là trung ương cần địa phương tạo ra việc làm và giữ gìn ổn định xã hội và khi cả tỷ người bung ra sản xuất như vậy thì kinh tế có sản lượng tăng vọt làm thế giới cho là phép lạ.

Nhưng dù có lấy đó làm thành tích biện minh cho vai trò cần thiết của đảng độc quyền, lãnh đạo Trung Quốc có thấy tăng trưởng cao mà vẫn thiếu phẩm chất, bị lãng phí và gây ô nhiễm. Trong khi mỗi nơi lại phát triển một hướng nên lại gây ra bất công lẫn bất ổn vì dị biệt quá lớn giữa các địa phương hay thành phần kinh tế. Khi lên lãnh đạo từ năm 2003, thế hệ thứ tư như Hồ Cẩm Đào hay Ôn Gia Bảo đã muốn tập trung quyền lực về trung ương để phần nào tái phân lợi tức và tài nguyên cho cân bằng hơn mà không nổi.

Thế rồi nạn tổng suy trầm toàn cầu từ năm 2008 mở ra mâu thuẫn giữa tăng trưởng và cân đối, với ưu tiên lại dồn vào tăng trưởng nhờ lượng công chi và tín dụng vĩ đại.

 Được bơm phương tiện mà ít năng suất thì biện pháp kích thích thổi lên lạm phát. Chế độ phân quyền cho địa phương còn đưa tới nạn bong bóng địa ốc và tư bản thân tộc, kèm theo lối vận động chính trị để tranh đoạt quyền bính tại trung ương như chúng ta đã thấy qua vụ Bạc Hy Lai. Hãy nghĩ đến tham vọng của Ngô Tam Quế trấn thủ tại Vân Nam khi thấy Khang Hy còn quá trẻ ở Bắc Kinh! 

Xưa nay, thế giới đều kêu ca trong kinh doanh Trung Cộng chơi gian bằng hạ thấp đồng nguyên và bảo hộ mậu dịch. Việt Nam cũng thế. Quốc doanh chính là con đẻ của cộng sản và Quốc doanh được hưởng nhiều lợi nhuận và thuận lợi mọi bề. Dù hạ thấp tiền tệ và bảo hộ mậu dịch danh hiệu khác nhau nhưng đều là thuật chung làm hạ giá thành xuống, bán thật rẻ để cạnh tranh. Ngoài ra Trung Cộng cũng như Việt Cộng còn cấm một số hàng Mỹ nhập vào Trung Cộng. Như Việt Cộng nhập sách báo của họ vào Mỹ, nhưng sách báo Mỹ và sách báo cộng đồng Việt Nam không được nhập vào Việt Nam. Thế là tự do mậu dịch ư? Thế không phải là
" bảo hộ mậu dịch ư"? Trăm năm sống với mấy chú Ba, dân ta đã biết cái mánh bất lương này rồi.Trên thì họ nịnh hót, đút lót quan Tây, dưới thì họ hạ giá làm cho dân Việt Nam phải táng gia bại sản.  Ấy thế mà mới đây, Trung Cộng kêu trời lên là Âu Mỹ chơi trò bảo hộ mậu dịch, khiến cho mấy năm này thu nhập của Trung Cộng sụt giảm. Nghe bọn cướp đọc kinh Phật, chúng ta không khỏi nực cười!


Đài BBC trong bài Lá bài bảo hộ mậu dịch của Robert Plummer, Phóng viên Kinh doanh, ngày
thứ sáu, 25 tháng 5, 2012có đoạn:
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, chính phủ các nước đang ngày càng dùng lá bài mậu dịch cho các mục tiêu chính trị và nhường đường cho chủ nghĩa bảo hộ.
Ai nói như vậy? Chính là giới chức Trung Quốc.
Tuần trước, quan chức cổ vũ cho ngoại thương hàng đầu của Trung Quốc, ông Vạn Quí Phi, cho biết việc gia tăng bảo hộ đã có tác động tiêu cực.
"Bảo hộ mậu dịch là việc làm thiển cận và hẹp hòi, và về cơ bản không thể giải quyết vấn đề thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới", ông Vạn, Chủ tịch Hội đồng Trung Quốc về Xúc tiến Mậu dịch Quốc tế, nói.
"Mậu dịch tự do là động lực cho tăng trưởng kinh tế quốc gia," ông nói thêm.
Quan điểm của ông được hậu thuẫn bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người đã ca ngợi vai trò của Hội đồng này trong việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ.
Người ta có thể nghĩ rằng thông điệp lên án bảo hộ là hơi ngược đời đối với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh thường xuyên bị các nước khác cáo buộc về hành vi bảo hộ.
Tại Hoa Kỳ, ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa đã cam kết rằng ông sẽ tuyên bố Trung Quốc "là quốc gia thao túng tiền tệ" nếu được bầu làm tổng thống trong tháng 11, một động thái phản ánh sự tức giận của nhiều người Mỹ đối với những gì họ cho là việc cố ý đánh giá thấp đồng nhân dân tệ để tạo điều kiện cho xuất khẩu của Trung Quốc.
Trung Quốc bị cáo buộc giữ nhân dân tệ dưới giá để hỗ trợ xuất khẩu.
 
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với một số vụ kiện tại Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), gần đây nhất là vụ Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cùng kiện Bắc Kinh về hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Mặt khác, Trung Quốc cũng thấy chính họ là nạn nhân của chủ nghĩa bảo hộ, và để giảm bớt tình hình này Bắc Kinh vào tuần trước nhất trí tổ chức hội đàm với Nhật Bản và Nam Hàn về một hiệp ước mậu dịch tự do.
Một số nhà quan sát nghĩ rằng Hoa Kỳ nên dọn dẹp nhà cửa của mình sạch sẽ trước khi bắt đầu gọi các quốc gia khác là nước có hành vi bảo hộ.
Rốt cùng thì một trong những khuyến nghị cho “những việc cần làm” mà Tổng thống Barack Obama gần đây đã trình Quốc hội là việc giảm thuế 20% cho các công ty chuyển được công ăn việc làm từ hải ngoại về nước.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có thể chỉ ra những tiến bộ mới về tự do hóa thương mại sau khi thỏa thuận mậu dịch tự do bị trì hoãn lâu với Colombia cuối cùng đã có hiệu lực vào tuần trước.
Mặc dù vậy, các tranh chấp thương mại song phương mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục xuất hiện.
Trong diễn biến mới nhất, Washington đã áp mức thuế chống bán phá giá với các bảng điện năng lượng mặt trời của Trung Quốc, mà họ nói đang được bán ở mức giá thấp không công bằng.Trung Quốc đã lên án động thái này là hành vi bảo hộ.
 Với Việt Nam, Mỹ cũng đặt vấn đề với các công ty Quốc doanh nhưng Việt Nam bác bỏ một đề xuất của Hoa Kỳ muốn đặt ra các qui định mậu dịch mới cho công ty quốc doanh mà Washington thường nói họ được trợ giá và bảo hộ không công bằng... Việt Nam nói Việt Nam đã tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Mậu dịch Thế giới, vì vậy đề nghị của Hoa Kỳ là không cần thiết.


Các ông cộng sản luôn luôn gian phi, mánh khoé. Mình chơi gian thì tự gọi là trí tuệ, người ta chơi lại thì kêu ầm lên hoặc chối đay đảy!
Trong cuộc chơi, hai bên phải thành thật và sòng phảng. Chơi xấu kiểu mấy ông cộng sản là không xài được.
 Mặc Lâm RFA trong bài Những câu hỏi cần được giải trình đăng ngày 2012-05-25 cho rằng báo cáo của chính phủ trước Quốc Hội vừa rồi là một Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?
 Những tay như Lê Đăng Doanh thì nói như vẹt, ca tụng chính phủ thối nát .Tuy nhiên một số đại biểu tỏ ra có hiểu biết về kinh tế và có chút lương tâm.
Đại biểu Lê Thanh Vân nghi ngờ con số tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm rất đáng xem xét lại vì theo ông con số này mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm. Đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau...
Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh cần phải xem xét việc lạm phát liên tục được nhà nước kéo xuống có phải là tín hiệu tốt hay không. Theo ông Lịch thì dấu hiệu này đáng lo hơn là đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm và chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu sẽ lại tăng.
Tất cả bản báo cáo của cộng sản đều theo truyền thống "làm láo báo cáo hay", dân ta đã rõ sáu câu của cộng sản!

 Tại Việt Nam, tình hình kinh tế, chính trị càng bi đát. Vinashines đã là một thảm họa gian lận, tham nhũng, nay lộ thêm Vinalines, một khủng long ngốn hàng tỷ đô la mà các tay chủ chốt đã bỏ trốn.
Đài BBC cho biết : Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống 'như chuyện đùa'


Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. Điều này thể hiện qua việc chậm phát hiện vấn đề, tiếp tục thăng chức cho cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, và công an để cho ông này bỏ trốn.
Đây cũng là vấn đề được Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên, phó tư lệnh Quân chủng hải quân nêu ra trong cuộc thảo luận ở Quốc hội.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tướng Nhiên nói:
"Trước đây Vinashin đổ vỡ, nay đến lượt Vinalines. Tại sao những tập đoàn được đầu tư lớn mà chính phủ kiểm soát lỏng thế?
"Thời gian Đại hội XI, người dân nói rất nhiều, bức xúc trước vụ việc xảy ra ở Vinashin, bây giờ đến Vinalines thì ăn nói thế nào với người dân?"
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc bắt Vinalines gánh nợ bớt cho Vinashin càng khiến cho Vinalines gặp khó khăn hơn.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_vinalines_national_assembly.shtml 


Đài BBC cũng nói rõ trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng đầu tàu của tham ô nhũng lạm mà lại đứng đầu chính phủ và ủy ban bài trừ tham nhũng! Thằng cướp mà làm quan  phủ, quan Tổng đốc đã là oai phong, huống hồ đầu đảng cướp lại là thủ tướng, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội...?
 Giáo sư Carl Thayer trong bài "Những gì đằng sau vụ Vinalines" gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc
Cập nhật: 09:40 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012, có đoạn:

 Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đôla liên quan các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines. Hai bê bối này có liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực về kinh tế và chính trị.
"Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam."
Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà các ông bầu chính trị đằng sau họ.
Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả. Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin.
Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.
Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi ông được bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên.

Nam Nguyên đài Đài RFA trong  bài Báo chí tận tình săm soi Vinalines, ngày 2012-05-25 có đoạn khá rõ về Vinalines:
Nếu ví báo chí Việt Nam là một dàn đồng ca thì tất cả các ca sĩ đã theo đúng đôi tay bắt nhịp của nhạc trưởng, vụ Vinalines được mổ xẻ tới nơi tới chốn. 
 Ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines đã phê duyệt vụ mua sắm ụ nổi 83M với giá lên tới 26,3 triệu USD (gấp đôi dự toán ban đầu)
Mặc dù tầm cỡ của vụ Vinalines chưa sánh bằng Vinashin, nhưng nó lại được đặc biệt chú ý trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nổi trội hơn cả là việc xét lại vị thế chủ đạo nền kinh tế của các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước. Kế tiếp thì xì căng đan Vinalines được chuyên gia quốc tế nhìn theo lăng kính chính trị. 

Truyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nã ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào tình trạng bất an về chính trị.
 Nhà nước và Tập đoàn, trách nhiệm về ai


 Trả lời Nam Nguyên, Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao từ Hà Nội nhận định:
“Các cơ quan nhà nước cũng như Quốc hội đã có trao đổi nhiều về việc vai trò doanh nghiệp nhà nước bây giờ là gì? chứ không thể là chủ đạo của nền kinh tế nữa. Bây giờ đa số doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, phần đóng góp lớn vào GDP tổng sản lượng quốc nội là từ khu vực tư nhân. 

Như thế doanh nghiệp nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lý không tốt, làm ăn không hiệu quả thì cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà còn là thực tế.”
Đọc báo mạng chúng tôi ghi nhận, chiến dịch truyền thông nhắm vào Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines khởi xuất đầu tháng 5, khi các báo đồng loạt đưa tin Bộ Giao Thông Vận tải có kế hoạch trong vòng 8 năm sắp tới sẽ bơm 100.000 tỷ đồng để phát triển Vinalines. Tiếp đó các báo đồng loạt đưa tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra Vinalines, theo đó Tổng Công ty đã thua lỗ khoảng 1.700 tỷ đồng trong hai năm 2009 và 2010. Bản báo cáo nói rõ Vinalines sử dụng 23.000 ngàn tỷ để mua 73 con tàu quá cũ, nhiều tàu không thể đăng ký ở Việt Nam và phải làm việc đó ở một số quốc gia không có qui định chặt chẽ về an toàn hàng hải. Kinh doanh vận tải biển của Vinalines từ đội tàu cũ nát nhiều cái nằm ụ nên đã lỗ nặng. Tuổi Trẻ Online mô tả tình trạng này là Vinalines khốn đốn vì đội tàu già.

Tờ Tuổi Trẻ chính là tờ Tuổi già lẩm cẩm khi nhận định rằng Vinalines  khốn đốn vì đội tàu già.. Ban lãnh đạo Vinalines khôn nhất , trí tuệ nhất loài người. Thứ nhất cũng như Vinashin là hoàn toàn tài sản, hoặc một nửa tài sản của Thủ Tướng, Tổng Bí Thư, Chủ tịch  hay đại tướng nào đó chứ không phải tầm thường. Có dù che tán rộng thì cứ làm ăn vững vàng, muốn gì được nấy.Thứ hai họ mua tàu cũ giá rẻ thí dụ vài chục ngàn tính theo sắt vụn thì họ kê lên vài triệu đô. Trăm con tàu là cũng kiếm hàng trăm triệu ngon ơ! Cứ lấy tiền kho ra mỗi lần vài tỷ đô la, rồi gửi tiền ra ngoại quốc, ngon thật là ngon, sao lại bảo người ta khốn đốn?Người ta sung sướng lắm ông ơi! Cả nước ta, chỉ có các ông này là thật sự "độc lập, tự do, hạnh phúc" đấy!

Kinh tế cộng sản là thứ kinh tế chụp giựt, trộm cướp, chẳng ai thành tâm kinh doanh, chẳng ai lo cho nước cho dân. Đây là buổi chợ chiều, họ càng chụp giựt công khai. Mặc Lâm của RFA trong bài "Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước", đăng ngày 2012-05-23 có đoạn:

Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.
Trụ sở của Vinalines, Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam.
Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.

Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước
Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines. Dư luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới gần 1. 300  tỷ đồng.

Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.


Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A
Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.

Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:

Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính
Mặc Lâm cho rằng Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước . Đúng quá, và hiển nhiên là như vậy, vì đây là quốc doanh, là tài sản của đảng ta cán ta thì phải ăn nhiều, ăn mau, ăn trước  cho nên ưu tiên là đúng phóc! Không lẽ công ty của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang mà không được ưu tiên ư?
Nhưng Mặc Lâm sai lầm khi phê phán hành động của chính phủ là thiếu cân nhắc . Họ cân nhắc lắm, khôn ngoan lắm, biết các công ty Vinashin , Vinalines lỗ mà lại  rót thêm tiền vì tiền này vào tay họ sao lại không rót thêm, lấy thêm?   Hơn nữa,  khắp nơi đều lỗ, ngân hàng hết tiền mà bọn họ vẫn rút tiền hàng ngàn tỷ bỏ túi với nhau là quá gỉỏi, quá suy nghĩ cặn kẽ  đấy!
Mặc Lâm cho rằng: Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay, Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. GS. Carl Thayer thì nói Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả.
Ba vị này thì hai ông Mặc Lâm, Carl Thayer ở ngoại quốc còn ông Thanh trưởng thành trong cái nôi cộng sản lẽ nào không nắm vững tổ chức chính trị kinh tế và xã hội Việt Nam. Cộng sản là một tổ chức chuyên chế, quản lý chặt chẽ chứ không phải lỏng lẻo, và cái gì họ cũng biết.Ông bạn mỗi ngày ăn cá hay ăn thịt, mỗi ngày ông gặp những ai họ biết hết. Ông thử xin mở một quán cà phê hay Karaoké mà xem. Tróc xương trầy da chứ chẳng phải chơi! Và trong xã hội cộng sản, quý ông phải biết một điều là con kiến đi không lọt mà con voi hiên ngang đi qua cổng kiểm soát dễ dàng! Chính phủ biết hết vì chính phủ bày cách để lấy tiền chứ không phải ai khác. Chính phủ là ai? Là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...Còn Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Hoàng Yến... chỉ là những tay sai. Ta bỏ vào túi ta thì cần ai kiểm soát? Mất thì giờ quá! Bầu cử Tổng Bí thư, bầu cử Quốc Hội, tất cả là trò ma, cũng vậy thôi!Cần gì phải minh bạch.Cần ai kiểm tra!  Thằng nào dám đặt câu hỏi thắc mắc? dám kiểm tra việc làm của đảng (ăn cướp) và chính phủ (tham nhũng, bán nước, hại dân)? Thằng đó tận số rồi! Thành thử các ông cho là chính phủ cộng sản không biết gì, kiểm soát lỏng lẻo là hoàn toàn sai lầm, là đánh giá cộng sản quá thấp. Cộng sản kém cỏi trong khoa học, kỹ thuật và xây dựng nước nhưng đâm chém, rình mò, xuyên tạc, gian dối, trộm cướp thì số dách!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói : Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
Cái ý của TS Nguyễn Quang A sao giống một bài ca tại miền Nam trước 1975:

"Không phải tại em,
Cũng không phải tại anh,
Tại Trời xui khiến nên hai đứa mình mới phải xa nhau!"
Lời của TS Nguyễn Quang A rất hay nhưng chỉ đúng một nửa vì Đảng Cộng sản bách chiến, bách thắng, lãnh tụ luôn luôn sáng suốt, người cộng sản trí tuệ nhất loài người cho nên không bao giờ đảng sai lầm. Các vị lãnh tụ đảng bao giờ cũng anh minh, đường lối của đảng bao giờ cũng đúng. Hồ Chí Minh cũng nói Stalin không bao giờ sai (ấy thế mà sau khi Stalin chết, trong khi Tố Hữu khóc than thì Khrutshev tố cáo tội ác Stalin, và sau nữa là các trí thức Pháp đã phanh phui ra hàng trăm triệu người đã chết dưới bàn tay cộng sản khắp nơi trên thế giới! )Và Thượng Đế cũng thông minh tài trí, không bao giờ sai lầm! Nói tóm lại, Vinashin không sai, Vinalines không sai, đảng không sai, Thượng đế không sai cho nên chẳng ma nào chịu trách nhiệm!

 Bởi vậy mả trong đảng cộng sản không ai tự nhận mình sai lầm.Một ông tá lên làm giám đốc bị tù vì tham nhũng, ông nói:Ông không có lỗi. Ông là lính chỉ biết đánh trận, tại đảng bắt ông làm giám đốc! Các ông to, cũng nói:Tôi không chịu trách nhiệm vì tôi chẳng có quyền gì cả, đảng nắm mọi quyền, đảng lãnh đạo tập thể! Tập thể là ai?Không có lý lịch của tên tập thể này!  Chẳng có tên nào là tập thể cả! Như vậy là không ai có lỗi, không ai chịu trách nhiệm!
Muốn tìm ngưừi chịu trách nhiệm cũng dễ thôi! Bọn chúng lấy hết hàng hóa rồi đốt kho. Khi ra tòa, chính thằng canh gác đêm đó ở tù vì tội đã để lửa cháy! Tàu chìm ư? Khám phá ra là tàu cũ. Bắt thằng đứng tên ký nhận mua tàu. Thế là ban giám đốc ăn ngon ngủ yên, cứ việc thăng quan tiến chức.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A kể ra cũng khá khi ông viết: 
Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính.
Tại sao ông không nói thẳng ra là phải tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản và con người cộng sản thì mới xây đựng một nền kinh tế hùng mạnh, một quốc gia dân chủ và phát triển? 


Tại Việt Nam cơ quan, công ty nào cũng xài sang hàng tỷ đô la và bắt dân chúng đóng góp nặng nề như bộ Giao Thông với ông Đinh La Trời trong khi dân chúng đói khổ.  Mặc Lâm trong bài Bộ giao thông cần hàng ngàn tỷ đồng để xây trụ sở mới? đăng ngày 2012-05-24 có đoạn:
Trước khi vụ Vinalines đổ vỡ Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã làm dư luận nóng lên với đề nghị Thủ tướng phê duyệt 12 ngàn tỷ để hiện đại hóa, công nghiệp hóa Bộ này...
Ông Thăng yêu cầu được phép bán khu đất mà BGTVT do chính phủ cấp tại 80 đường Trần Hưng Đạo,TP. Hà Nội có giá trị hơn 250 triệu Mỹ kim để lấy tiền xây mới văn phòng của Bộ ở một nơi khác. Mặc Lâm phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế cho văn phòng Thủ tướng để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về sự việc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opini-abt-activ-minis-transp-05242012083923.html


Phải có kế hoạch mới có tiền bỏ túi chứ? Phải không Đinh bộ trưởng?


Tham nhũng là tệ trạng phổ biến trong đảng Cộng sản. Từ 1957Milovan Djilas hoàn thành tác phẩm "Giai cấp mới" tố cáo tội ác và sự nhũng lạm của cộng sản. Đảng cộng sản nói dân chủ, chửi phong kiến nhưng chính đảng cộng sản chủ trương cha truyền con nối, sống huy hoắc trong khi dân chúng khốn khổ. Đài BBC nêu lên việc con trai bí thư tỉnh ủy Hải Dương có biệt thự hàng triệu đô la


Nói với BBC hôm nay, ông Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang, cho hay quyền sử dụng khu đất diện tích hơn 4.000 m2 thuộc về con trai ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh Hải Dương.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_haiduong_garden.shtml


 
 Cộng sản đảng trị  lại thêm sắc thái gia đình trị Sự kiện này thể hiện rõ rết ở Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam.. Tại Việt Nam, Trung Quốc, các vương tử, vương tôn, công chúa, quận chúa trẻ tuổi đã nắm quyền kinh tế, chính trị cả nước.Dài BBC loan tin:
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120220_pmdaughter_chairwoman.shtml


Đài BBC cũng loan tin:" Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn"
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011
Tin cho hay con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ sở.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120129_pmson_cadre.shtml


Trong bối cảnh kinh tế suy sụp hiện nay, những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các phe phái cũng đang lên cao. Họ tố nhau, họ ném đá giấu tay. Họ có nhiều phe nhưng thông qua vụ Hoàng Yến, nay rõ là hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đã và đang hạ nhau. Cả hai đều là lang sói, chẳng ai khá hơn ai. Cũng như Trung Quốc, các phe Việt Cộng đang hầm hè, xâu xé nhau.

No comments: