Monday, June 5, 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 467

Tuesday, May 9, 2017


PHẠM XUÂN THÀNH *CHÉN ĐẮNG AI MỜI

'Chén đắng sao ai mời uống mãi'



  • Phạm Xuân Thành
  • 29 tháng Tư, 1975, người mẹ và 3 đứa con trên chiếc tàu rời Sài Gòn. (Hình: AP Photo/File)
    29 tháng Tư, 1975, người mẹ và 3 đứa con trên chiếc tàu rời Sài Gòn. (Hình: AP Photo/File) 

     Niệm Tháng Tư
     

    Tôi có người anh không chết trận
    Tự xóa tên mình cuối tháng Tư
    Sử sách lưu danh làm chi nữa
    Cờ lau khát vọng đất Hoa Lư
    Tôi có người cha giương súng lệnh
    Chào lá quốc kỳ trước khi đi
    Chỉa thẳng đầu mình viên đạn chót
    Chết theo thành - bia chẳng cần ghi
    Tôi có người mẹ nhìn quanh mãi
    Nhà mình còn chi đáng giá không
    Trước cái tủ thờ bà cúi lạy
    Tổ tiên tha thứ buổi gạo đong
    Tôi có người chị từ dạo ấy
    Bán tà áo cưới đi thăm nuôi
    Thất thân giữa dặm trường Nam-Bắc
    Lòng men sông Hát giải oan thôi
    Tôi có đứa em ra đầu chợ
    Chờ miếng cơm thừa bên quán ăn
    Tay mời vé số cầu người trúng
    Vỉa hè chiếu rách khóc thiên đàng
    Tôi có người yêu đêm từ tạ
    Khuya em lên tàu đi vượt biên
    Máu trinh loang xuống vùng biển Thái
    Trả giá tự do rồi hóa điên
    Tôi có thằng bạn đi trót lọt
    Quay về kháng chiến giữa rừng hoang
    Hoài bão quê hương cao chất ngất
    Tử hình-tù ngục chẳng sờn gan
    Tôi có mình tôi rất ngậm ngùi
    Bốn hai lần đếm tháng Tư rơi
    Chén đắng sao ai mời uống mãi
    Bên dòng bi sử dật dờ trôi.
    Phạm Xuân Thành

    NHỮNG ĐỨA CON VONG QUỐC



    Poster giới thiệu bộ phim tài liệu lịch sử và ca nhạc “Những Ðứa Con Vong Quốc” do nhạc sĩ Trúc Hồ và đài truyền hình SBTN thực hiện. (Hình: Trúc Hồ cung cấp)
    GARDEN GROVE, California (NV) – Ðúng ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư năm nay, đánh dấu 42 năm ngày miền Nam Việt Nam bị Cộng Sản cưỡng chiếm, cũng như ngày di tản của hàng triệu người Việt đến vùng trời tự do, đài truyền hình SBTN sẽ trình chiếu bộ phim tài liệu, và nhạc kịch mang chủ đề “Những Ðứa Con Vong Quốc.”
    Chương trình quy tụ nhiều ca, nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyên Khang, Ngọc Minh, Ngọc Ðan Thanh, Huỳnh Phi Tiễn, Hồ Hoàng Yến, Lâm Nhật Tiến, Nhật Lâm, Băng Tâm, Quốc Tuấn, Hoàng Sỹ Phú, Hoàng Thục Linh, Quốc Khanh, Thế Sơn, Thương Linh, Mai Thanh Sơn, Mỹ Huyền, Thiên Kim, Ðoàn Phi, Sỹ Ðan, Y Phương, Diễm Liên, Theresa Mai,… với phần hòa âm của các nhạc sĩ Trúc Hồ, Trúc Sinh, Sỹ Ðan, Mai Thanh Sơn, và Quốc Khanh.
    Bộ DVD và CD nhạc, cũng được phát hành trong ngày 30 Tháng Tư.
    Nhân dịp này, phóng viên nhật báo Người Việt phỏng vấn nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài, về việc thực hiện tác phẩm này.
    Người Việt (NV): Thưa nhạc sĩ Trúc Hồ, đây có phải là câu chuyện của chúng ta, những người Việt lưu vong?
    Nhạc sĩ Trúc Hồ: Vâng. Ðây là câu chuyện của chúng ta, những đứa con vong quốc. Rất nhiều thế hệ bị mất nước. Sau năm 1954, dù đất nước bị chia đôi, nhưng chúng ta còn có nước VNCH ở miền Nam. Sau 30 Tháng Tư, 1975, chúng ta mất nước VNCH. Hàng triệu người đã phải ra đi tìm tự do.
    NV: Câu chuyện đó được kể như thế nào?
    Nhạc sĩ Trúc Hồ: Câu chuyện được kể lại trong những ngày cuối cùng của nước VNCH, những ngày cuối của Tháng Tư Ðen. Và sau đó là làn sóng di tản chạy trốn Cộng Sản. Chúng ta chỉ biết xuống ghe, xuống tàu đi đại ra ngoài khơi vậy thôi chứ chẳng biết tương lai như thế nào. May mắn thì được tàu ngoại quốc cứu vớt, lên đảo tị nạn, rồi được nhập cư vào nước thứ ba.
    Chúng tôi cũng kể lại câu chuyện của những người thuộc diện H.O. đã phải trải qua tại địa ngục trần gian ở Việt Nam như thế nào, người dân bị đánh tư sản mại bản, bị đi vùng kinh tế mới ra sao. Người miền Nam bị trả thù vì chủ nghĩa lý lịch, bị bắt học tập cải tạo và những thảm họa gặp phải trên đường vượt biên.
    Câu chuyện được kể theo thứ tự thời gian, nhưng phải đi ngược lại một chút để chúng ta hiểu làm sao có nước VNCH. Tại sao nước chúng ta bị Hiệp Ðịnh Geneva chia cắt, để sau đó Việt Nam bị chia đôi thành hai quốc gia với hai thể chế khác nhau, miến Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo Cộng Sản, miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa theo tự do.
    ‘Những Ðứa Con Vong Quốc,’ trang nhật ký viết bằng máu và nước mắtCa sĩ Diễm Liên trình bày ca khúc “Người Di Tản Buồn” của nhạc sĩ Nam Lộc. (Hình: Trúc Hồ cung cấp)
    Và cuối cùng là câu chuyện của những đứa con vong quốc. Cộng đồng chúng ta vẫn cố gắng sống, làm việc và thành công. Chúng ta đã có những đóng góp đáng kể, giúp người trong nước, gần đây nhất vận động cho công cuộc tranh đấu cho tự do, nhân quyền, giúp người dân trong nước có tiếng nói.
    Câu chuyện kể rằng những người con VNCH dù mất nước vẫn nhìn về quê hương và mong ước một ngày quê hương sẽ thanh bình, hay nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và tôi viết rằng: “Hỡi những bước chân Việt Nam lưu vong đang còn chu du trên thế giới. Hãy cất tiếng ca cùng tôi câu ca mang tình thương gửi tới quê nhà” trong bài “Việt Nam Niềm Nhớ.”
    NV: Trong bộ phim này, ông dùng rất nhiều thước phim tài liệu có giá trị lịch sử. Xin ông cho biết SBTN đã tìm kiếm những phim tài liệu đó như thế nào?
    Nhạc sĩ Trúc Hồ: Quá trình làm phim tài liệu rất công phu. Ðể thực hiện bộ phim này, cách đây 10 năm, SBTN gởi đạo diễn Vũ Trần đến Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, tìm hình ảnh và phim tài liệu liên quan đến Việt Nam đem về lưu giữ làm chương trình. Vũ Trần cũng đi Pháp để thu thập những thước phim và hình ảnh mà ở Hoa Kỳ không có.
    Một số phim đạo diễn Vũ Trần phải đi quay. Nơi nào có cộng đồng người Việt là đến quay phim, từ Mỹ, sang Âu Châu, Á Châu,… Như thế qua bộ phim này, chúng ta cũng thấy được hình ảnh của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, với nhiều sinh hoạt như các lớp dạy tiếng Việt, sinh hoạt hội đoàn, chùa, nhà thờ,…
    Mặc dù tôi làm truyền hình cũng lâu rồi, nhưng lần này tìm được nhiều hình ảnh, tài liệu mà tôi cũng phải ngạc nhiên, trong đó có những thước phim về xã hội Việt Nam sau năm 1975 của các nhà làm phim Ðông Ðức (cũ) và Ba Lan. Trước đây là những quốc gia Cộng Sản, nên mới được phép đến Việt Nam quay phim. Rồi nhiều hình ảnh những ngày cuối Tháng Tư, 1975, tại Sài Gòn, mà Quốc Hội Hoa Kỳ mới công bố khoảng hai năm nay thôi.
    NV: Ðược biết, lồng trong những phim tư liệu lịch sử, bộ phim còn có 24 ca khúc, do các ca sĩ trung tâm Asia trình bày. Lý do nào ông lại đưa những bài hát này vào một bộ phim lịch sử?
    Nhạc sĩ Trúc Hồ: Các ca khúc cũng nói lên lịch sử. Ðó là những câu chuyện có thật, như thảm cảnh người vượt biên qua bài “Lời Kinh Ðêm” của nhạc sĩ Việt Dzũng:
     “Trời mong manh ôi đời lênh đênh.Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ.Lời kin
    h cầu từng ngày quen thuộc
    Lời mẹ buồn giữa tiếng nam mô. 
    Thuyền trôi xa về đâu ai biếtThuyền có về ghé bến tự do.Trời cao xanh hay trời oan nghiệt.Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ.
    ‘Những Ðứa Con Vong Quốc,’ trang nhật ký viết bằng máu và nước mắtCa sĩ Thế Sơn trình bày ca khúc “Căn Gác Lưu Ðày,” sáng tác của Anh Bằng. (Hình: Trúc Hồ cung cấp)
     Hay bài “Xác Em Nay Ở Phương Nào” của nhạc sĩ Trần Chí Phúc: 
    “Chiều ra biển đứng ê chềTìm trên ngọn sóng có về xác emVớt rong rêu ngỡ tóc mềmQuay về hướng gió tưởng em thở dàiTìm trong bọt trắng thân ngườiNghẹn ngào dấu vết còn phơi lõa lồ.
    Hay như ca khúc “Trả Lại Cho Dân” của người tù lương tâm Duy Quốc Nam. Sau khi SBTN và Asia phổ biến ca khúc này ra trên toàn thế giới thì bài này trở thành như một bài “quốc ca” cho những người tranh đấu trong nước, để đòi lại những quyền rất căn bản của con người. 
    “Trả lại đây cho nhân dân tôiQuyền tự do, quyền con ngườiQuyền được nhìn, được nghe, được nóiQuyền được chọn chân lý tự doQuyền xóa bỏ độc tài độc tôn.
    Người nhạc sĩ viết lên những sự thật. Họ ghi lại qua âm nhạc. Nhưng ca khúc này không viết về tình yêu bình thường, mà viết về thân phận của những người vong quốc. Ðó là những trang nhật ký được viết bằng máu và nước mắt. Nó theo vận mệnh nổi trôi của dân tộc Việt Nam.
    Những thước phim này không chỉ dành riêng cho người Việt tị nạn Cộng Sản ở Hoa Kỳ, hay trên toàn thế giới, mà dành cho tất cả người Việt trong và ngoài nước, yêu chuộng tự do, công lý.
    NV: Xin cám ơn nhạc sĩ đã dành cho Người Việt buổi phỏng vấn này.
    Nhạc sĩ Trúc Hồ: Xin cám ơn nhật báo Người Việt. Trúc Hồ mong rằng các ông bà, cha mẹ hãy cho con cháu mình xem. Thế hệ sau cần xem để hiểu biết lý do chúng ta có mặt ở đây, lý do chúng ta sống lưu vong, và lý do mà dân tộc chúng ta phải gánh chịu biết bao gian khổ, nhọc nhằn.

    Monday, May 8, 2017


    CANADA NGÀY HÀNH TRÌNH TỰ DO



     
    Bản quyền hình ảnh Reuters
    Image caption Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Đa văn hóa Canada Jason Kenney ủng hộ luật S-219

    Việt Nam triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối Canada thông
     VN phản đối Canada về 'luật 30/4'
    Việt Nam triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối Canada thông qua đạo luật S-219 xem ngày 30/4 là “Ngày hành trình tìm tự do”.
    Hôm 22/4, dự luật này được chính phủ Canada công nhận.
    Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 24/4 nói đây là đạo luật “hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử”.
    “Việt Nam kiên quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này,” người phát ngôn Lê Hải Bình tuyên bố.
    Hà Nội nói đã triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối hôm 24/4.
    Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Đây là bước lùi trong quan hệ giữa hai nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada.”
    Đạo luật “Ngày hành trình tìm tự do” do một người gốc Việt, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải thuộc Đảng Bảo thủ Canada đại diện cho tỉnh bang Ontario, giới thiệu ra Thượng viện năm 2014.
    Luật này muốn Canada lấy ngày 30/4 để ghi nhớ việc Canada đón nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam sau 1975.
    Bộ trưởng Quốc phòng Canada Jason Kenney nói ngày 30/4 “sẽ mang đến cho người dân Canada một cơ hội để nghĩ lại cuộc hành trình của hơn 60.000 người tị nạn Việt Nam đến Canada”.
      http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/04/150424_vietnam_phan_doi_canada_luat_304
    Dự luật Senate Bill S-219 còn có tên là “Journey to Freedom Day” (Hành trình đi tìm tự do) do Thượng nghị sĩ gốc Việt thuộc Đảng Bảo thủ Canada, ông Ngô Thanh Hải bảo trợ, đã được thông qua thành công vào đêm thứ Hai (8/12) tại nghị trường Thượng Viện Canada với tỉ số 45 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 14 phiếu trắng trước khi dự luật này được chuyển xuống Hạ viện.

    Canada.30.4-1a 
    Thượng nghị sĩ Quốc Hội Canada Ngô Thanh Hải
     Canada.30.4-1b
    Toàn cảnh Thượng viện Canada trong một phiên họp


    Đây sẽ là phút giây làm thổn thức hàng triệu trái tim nhân bản Việt cư ngụ tại Canada và khắp thế giới khi ngày 30 tháng 4 như vết thương lòng, nỗi đau của riêng mình đã được một cử chỉ thân ái công khai đặt lên tầm cao nhân cách của một quốc gia để đồng cảm vỗ về chăm sóc sẻ chia…


    Không thể nào nói khác hơn được, 30 tháng 4 năm 1975 cái ngày tháng ấy là nỗi tang thương to lớn với ba mươi triệu người dân miền Nam, Việt Nam, mà có lẽ chỉ khi nào nhắm mắt xuôi tay thì ký ức đau buồn ấy mới rời xa cơ thể của nhiều người trong cuộc ấy.


    Cái ngày “định mệnh” mà những người “anh em” CS Bắc Việt đã thực thi điều khoản thứ 5 của HĐ lập lại Hòa Bình tại Paris mà họ vừa ký chưa ráo mực: "Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình”với đoàn xe tăng tiến vào Sài Gòn đánh chiếm dinh Tổng Thống VNCH khởi đầu cho một cuộc chạy trốn chủ nghĩa độc tài CS đầy đau thương mất mát trên rừng dưới biển của hàng triệu đồng bào miền Nam VN, cái ngày mà dẫn đến 2 lần “đổi tiền” CSVN đã cướp đoạt tài sản mồ hôi nước mắt của người dân miền Nam để kéo xã hội thịnh vượng trong Nam xuống nghèo khổ cho “đồng đẳng” ngang bằng với xã hội nghèo khó miền Bắc, cái ngày mà chiến trường đã im tiếng súng nhưng con phải xa cha, vợ phải lìa chồng của nhiều gia đình với hàng trăm ngàn sĩ quan công chức tinh hoa của VNCH đã bỏ mạng vùi thây nơi bìa rừng trong các trại tù cải tạo của CS Bắc Việt… Tất cả chứng tích này là từ ngày 30 tháng 4 do CS Bắc Việt gây ra…
    Vì vậy ban đầu Dự Luật S-219 được đặt tên là “Đạo luật Ngày tháng Tư Đen” (Black April ) vì bản chất và hậu quả của nó được nhiều người biết đến, mà thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải cũng là một người tị nạn cộng sản, nhưng vì những phản đối quyết liệt của phía nhà nước CS Việt Nam và theo Thủ Tướng Canada Harper thì chữ Black là chữ rất sensitive, ông khuyên TNS Ngô Thanh Hải chúng ta nên tránh! Và ông là người đề nghị cái tên: Journey to Freedom Day (Hành trình đi tìm tự do) cho dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa hơn nên tên của dự luật này đã được đổi lại là “Đạo Luật Hành Trình Tìm Tự Do” Nhưng vẫn gặp nhiều áp lực thách thức từ nhà nước và đảng CSVN.
    Hành trình đi tìm tự do (Journey to Freedom Day)


    Khi dự luật “Hành trình tìm Tự do” được gởi đến Ủy ban Nhân quyền của Thượng viện để tham khảo nghiên cứu, Đại sứ CHXHCN/Việt Nam tại Canada đã viết thư cho chủ tịch ủy ban thượng viện để bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về dự luật đó của chính phủ Canada, và yêu cầu dược tham dự như là một nhân chứng trong các buổi họp liên quan. Đảng Bảo thủ, đa số trong ủy ban Nhân quyền Thượng viện, từ chối không mời Đại sứ CHXHCN/Việt Nam theo lời yêu cầu; thay vào đó ủy ban Nhân quyền chỉ gởi thông báo.


    Trong một văn bản đệ trình trước đó, Ủy ban Nhân quyền Thượng viên Canada đã không cứu xét việc Đại sứ Việt Nam cáo buộc Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nạo vét quá khứ, tô vẽ một cái nhìn méo mó về lịch sử của quê hương ông và bỏ qua mối quan hệ song phương tích cực giữa Việt Nam với Canada trong 40 năm qua.



    Trong một thư gửi, Đại sứ CHXHCNVN Tô Anh Dũng viết: “Chính phủ của ông (Việt Nam) đã trình bày nhiều lần đến cấp cao nhất của chính phủ và giới lãnh đạo Quốc hội Canada bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng của chúng tôi về ngôn từ và mục đích của dự luật này nếu được thông qua, dự luật này sẽ có ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương ngày càng phát triển giữa hai nước chúng ta. Mặc dù tuyên bố là phi chính trị, nhưng dự luật này rõ ràng nhằm kích động lòng hận thù dân tộc và chia rẽ, không đoàn kết.”


    Hồi tháng 6/2014, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của CHXHCN Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã viết thư cho Ngoại trưởng Canada John Baird, để bày tỏ mối quan tâm của ông. Ông Phạm Bình Minh viết, “Chúng tôi hiểu rằng, về mặt kỹ thuật, đây không phải là chính sách của Chính phủ Canada, và chúng tôi tin rằng việc thông qua dự luật Senate Bill S-219 sẽ gửi một thông điệp sai lầm đến cộng đồng quốc tế và nhân dân Việt Nam.”

    Tuy nhiên, nhóm lãnh đạo của chính quyền trong Thượng viện Canada, được biết thường không muốn làm phật lòng Thủ tướng Stephen Harper, nên đã quyết tâm thông qua dự luật này.

    (Nguồn The Canadian Press, 9/12/2014).
    (Tổng hợp tin, ảnh, từ mạng quốc tế)

    LỄ THƯỢNG KỲ VNCH TRƯỚC TIỀN ĐÌNH QUỐC HỘI CANADA, NGÀY 01/05/2017.
    ..
    Nhân Mùa Quốc Hận năm nay, nhờ sự vận động của Văn Phòng Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, các chính Đảng Canada đã chấp thuận cho tổ chức Lễ Thượng Kỳ trước Quốc Hội Canada, 111 Wellington Street, Ottawa vào ngày Thứ Hai, 01-05-2017 lúc 1 giờ trưa với sự tham dự của các vị Dân Biểu, Nghị Sĩ và Đại Diện Chính Phủ Canada. Văn phòng Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đã ủy nhiệm cho Liên Hội Người Việt Canada tổ chức Lễ Thượng Kỳ nầy...
    .
    http://thuduc-ontario.ca/Folder/thuongky-ottawa/2.jpg
    .
    Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Ontario giữ nhiệm vụ Thủ Quốc Kỳ và thực hành nghi thức Thượng Kỳ.

    .
    http://thuduc-ontario.ca/Folder/thuongky-ottawa/1.jpg
    .
    Đây là Lần Đầu Tiên Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, Lá Cờ "Di Sản và Tự Do" là biểu tượng của những người Việt Nam yêu chuộng tự do được Thượng Kỳ trước Quốc Hội Liên Bang Canada tại Thủ Đô Ottawa, là một niềm hãnh diện chung cho những người Việt đang sinh sống tại quốc gia Canada nầy; đây cũng là cơ hội rất có ý nghĩa để Cộng Đồng chúng ta chào mừng ngày Quốc Khánh Canada 150 năm và cám ơn Chính phủ Canada đã công nhận Di Sản của Người Việt, ban hành Đạo Luật "Journey to Freedom Day" vào Tháng 4, 2015.
    .
    http://thuduc-ontario.ca/Folder/thuongky-ottawa/blank.gifLễ Thượng Kỳ VNCH trước tiền đình Quốc Hội Canada.  


    http://thuduc-ontario.ca/Folder/thuongky-ottawa/4.jpg
    http://thuduc-ontario.ca/Folder/thuongky-ottawa/6.jpg



    MIỀN NAM XƯA VÀ NAY





    LỄ HỘI BÁNH DÂN GIAN Ở CẦN THƠ 2017
    Khai mạc sáng 6/4/2017, lễ hội bánh dân gian Nam Bộ giới thiệu cho du khách hơn 100 loại bánh, xôi, chè với nhiều màu sắc hấp dẫn.


               Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 1

    Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ với chủ đề "Ngọt ngào hương vị phương Nam" diễn ra từ ngày 5-9/4 /2017tại trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ.

    Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 2

    Lễ hội có sự tham gia của hơn 250 gian hàng với hơn 100 loại bánh, xôi chè, là đặc sản của nhiều vùng miền trong cả nước. Bên cạnh đó, lễ hội còn có gian hàng của các nước như Nhật Bản, Campuchia, Malaysia...

    Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 3

    Đến đây, ngoài thưởng thức các loại bánh thơm ngon, du khách còn được xem các nghệ nhân biểu diễn làm bánh, tham gia các trò chơi truyền thống, chương trình văn nghệ hấp dẫn.

    Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 4

    Bánh tằm khoai mì là đặc sản quen thuộc với người miền Tây. Bánh hơi dai, có vị bùi thơm của khoai mì (củ sắn) và dừa nạo, kết hợp cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa và thơm của mè rang tạo nên một món ăn khiến ai ăn thử một lần đều khó mà quên được.

    Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 5

    Bánh chuối hấp nước cốt dừa là món ăn đơn giản mà lại dễ làm, đặc biệt là miếng chuối được bao phủ bởi lớp bột năng dẻo ngon, ăn cùng với nước cốt dừa béo ngậy khiến cho người ăn càng mê hơn.

    Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 6

    Bánh bột lọc là món ăn được nhiều người yêu thích, bánh có vị dai, trong



    Chuyện tình sau ngôi mộ cổ của con trai người 'giàu nhất trời Nam'
    15/04/2017  04:00 GMT+7


    Ngày cưới của Hoàng hậu Nam Phương, ông Lê Phát An gửi mừng cháu gái một triệu đồng bạc Đông Dương. Số tiền này tương đương với 20.000 lượng vàng bấy giờ.
    9 giờ sáng, nhà thờ Hạnh Thông Tây trên đường Quang Trung (Phường 11, Gò Vấp ,TP.HCM) vắng vẻ. Bên trong thánh đường, một vài người thợ sửa sang lại những chỗ hư hỏng. Một vị nữ tu quét dọn bụi trên bàn thờ. Lác đác vài tín đồ vào cầu nguyện...
    Hai pho tượng, vợ trước mộ chồng và chồng trước mộ vợ
    Hai bên hông thánh đường nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi bật lên trước mắt mọi người những pho tượng đầy giá trị nghệ thuật và vô cùng sống động.

    Từ ngoài vào, phía bên trái là bức tượng người phụ nữ quỳ trên gối, hai tay cầm 2 bó hoa huệ ôm choàng lấy tấm bia mộ. Đầu bà để trần, tóc búi cao, đầu hơi chếch hướng vào ngôi mộ phía sau.
    Chiếc áo dài trên người bà bình dị. Trên cổ bà đeo sợi dây chuyền có mặt ngọc, dưới chân mang dép mũi hài...
     
    Mộ cổ, nhà thờ, TP.HCM, Nam Phương Hoàng Hậu, Lê Phát An
    http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/04/14/16/20170414163533-1.jpg
    Thì thầm bên vợ.

    Tượng trông như người thật khiến tôi ngẩn ngơ. "Anh có biết pho tượng này là ai không?". Tôi quay người nhìn lại, đó là một cụ già.
    Cụ cho biết, người phụ nữ ôm tấm bia là bà Trần Thị Thơ. Bà Thơ là vợ ông Lê Phát An - người nằm trong ngôi mộ phía sau. Từ đây nhìn thẳng sang phía đối diện, một người đàn ông đầu đội khăn đóng, mặc áo dài quỳ trên gối.


    Trước gối quỳ có đặt bó hoa. Ông có ria mép và đôi mày rậm. Hai bàn tay ông không chấp lại mà lại đan vào nhau. Nét mặt ông thành kính, đôi mắt nhìn vào tấm bia như muốn thì thầm trò chuyện.
    Người đàn ông ấy là ông Lê Phát An và người trong nấm mộ chính là vợ ông, bà Trần Thị Thơ. Cả hai pho tượng đều được làm bằng đá cẩm thạch trắng và mộ bằng đá hoa cương.


    Tác giả của 2 ngôi mộ và 2 pho tượng này là hai nhà kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng người Pháp là A.Contenay và Paul Ducuing. Hai ông đã thể hiện đầy đủ nét đặc trưng miền Nam qua chân dung của ông bà Lê Phát An. 
     
     
    Mộ cổ, nhà thờ, TP.HCM, Nam Phương Hoàng Hậu, Lê Phát An
    http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/04/14/16/20170414163533-2.jpg
    Âu yếm bên mộ chồng.

    Hai pho tượng, vợ trước mộ chồng và chồng trước mộ vợ đã nói lên tình cảm của 2 người lúc sinh thời. Trước mộ ông Lê Phát An có tượng bà mặc áo dài quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông. Bên mộ bà Trần Thị Thơ thì có tượng của ông mặc áo dài quỳ phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.


    Với nét tạc tượng điêu luyện, hai pho tượng nhìn vào rất sống động và toát lên được những tình cảm mà người thực hiện muốn phục dựng. Qua những dòng chữ khắc trên bia mộ chúng ta có thể nhẩm tính ra ông hơn bà 4 tuổi nhưng lại mất sau bà đến 14 năm.


    Gả cháu gái cho vua

    Sinh ra trong gia đình giàu có nhất Đông Dương, ông Lê Phát An (1868-1946) là một phú hộ nổi tiếng thập niên 1930-1940 ở miền Nam. Cha ông là Lê Phát Đạt, còn gọi là Huyện Sĩ, là người đứng đầu của 4 người giàu nhất trong câu "Nhất Sĩ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Bưởi".
    Ông Huyện Sĩ có cách giáo dục con cái rất nghiêm. Những người con của ông dù trai hay gái đều là những người thông minh, hiểu biết và biết phát huy tiềm lực kinh tế của gia đình. 
     
     
    Mộ cổ, nhà thờ, TP.HCM, Nam Phương Hoàng Hậu, Lê Phát An
    Nhà thờ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.

    Ông Lê Phát An từng được gia đình cho du học bên Pháp. Sau khi về nước, ông đã cùng vợ chồng người em là Lê Thị Bính lên Đà Lạt mở đồn điền trồng trà và cà phê. Người em này có một cô con gái vừa xinh đẹp vừa giỏi giang.


    Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, trong thời gian ở Đà Lạt, ông nhận được giấy mời của Đốc lý thành phố Đà Lạt là ông Darle. Darle mời ông An và cô cháu gái xinh đẹp đến dự dạ tiệc ở khách sạn Palace. Đặc biệt trong buổi dạ tiệc này có vua Bảo Đại tham dự.
    Cháu gái ông - Nguyễn Hữu Thị Lan - không muốn dự nhưng được ông thuyết phục cũng đã miễn cưỡng đồng ý đến. Cô trang điểm nhẹ và mặc chiếc áo bình thường bằng lụa đen đến dự tiệc.


    Nhờ được học qua các lễ nghi, cô Lan đã đến trước mặt hoàng thượng và hành lễ. Vua chào lại. Cũng vừa lúc ấy điệu nhạc tango vang lên. Vua mời cô cùng nhảy. Mối quan hệ bắt đầu nẩy nở từ đó cho đến năm 1934, Nguyễn Hữu Thị Lan trở thành Hoàng hậu Nam Phương.
    Ngày cưới - cậu của hoàng hậu - ông An đã gởi đến cháu món quà mừng một triệu đồng bạc Đông Dương. Số tiền này tương đương với 20.000 lượng vàng.


    Sau đó, Vua Bảo Đại đã phong tước An Định Vương, tước hiệu cao quý nhất của triều đình và chỉ phong cho một người duy nhất ở miền Nam thuộc hàng dân dã cho ông Lê Phát An.
    Tuy có tước hiệu của triều đình nhưng ông An vẫn là một điền chủ. Ông được cha giao cho cai quản một khu đất rộng lớn ngày nay thuộc quận Gò Vấp, TP.HCM.


    Nhờ biết làm ăn, ông đã đưa vùng đất này phát triển đến mức cực thịnh. Những việc làm của ông luôn được người dân đồng tình và ủng hộ. Vì là người có tước hiệu cao nhất trong triều đình, ông gặp nhiều thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách đổi mới nhằm đưa mức sống của người dân lên cao.


    Năm 1921, ông bỏ tiền ra thuê nhà thầu Baader và nhà thầu Lamorte xây dựng nhà thờ Hạnh Thông Tây trong 3 năm mới hoàn thành. Ngày 18/1/1932 bà Trần Thị Thơ mất. 14 năm sau, ngày 17/9/1946, ông Lê Phát An qua đời.
    Để ghi lại công ơn của đôi vợ chồng trong việc xây dựng ngôi nhà thờ, ông bà được an táng ngay bên trong thánh đường với những pho tượng tuyệt đẹp...

     

    Monday, May 8, 2017


    CẬU BÉ BA TUỔI NHỚ TIỀN KIẾP

    CẬU BÉ BA TUỔI NHỚ TIỀN KIẾP

    Cậu bé 3 tuổi nhớ rõ kiếp trước bị sát hại, tìm được hài cốt xong, cuối cùng hung thủ đã bị bắt... một khu vực gần biên giới Syria, có tên gọi là Cao nguyên Golan, một cậu bé 3 tuổi nổi tiếng tự xưng là người lớn, nói rằng bản thân mình từng bị sát hại trong quá khứ.
    Ban đầu, không ai tin lời cậu bé, mãi cho tới khi em dẫn người lớn trong làng tới địa điểm chôn giấu xác, mọi người mới biết rằng cậu bé không nói nhảm.

    cau be 1

    Đi cùng với nhóm người lớn tuổi trong làng là Tiến sĩ Eli Lasch. Ông Lasch được biết như người có đóng góp lớn cho sự phát triển của hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Gaza. Ông Lasch đã chứng kiến toàn bộ sự việc hy hữu diễn ra sau đó.

    cau be 2


    Dân làng đã đào bới ở địa điểm mà cậu bé nhận diện là nơi chôn giấu xác ‘kiếp trước’ của mình, và kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.
    cau be 3


    Họ tìm thấy một bộ xương, trên đỉnh đầu còn lưu lại vết thương do rìu chém…

    cau be 4


    Thật kỳ lạ, vị trí mà vết thương lưu lại trùng hợp với một vết bớt bẩm sinh trên đầu của cậu bé.

    cau be 5


    Mọi người đã dần tin lời cậu bé nói, sau đó cậu dẫn người lớn đến địa điểm tiếp theo. Cậu bé cho biết mình từng bị giết chết bằng một chiếc rìu, và hung khí được chôn giấu ở đây.
    Mọi người quả thực đã đào được một chiếc rìu ở đó.

    Screenshot_6
    cau be 6


    Cậu bé tiếp tục dẫn mọi người tới ngôi làng mình từng sống ở kiếp trước và nói cho họ biết tên của mình hồi đó. Khi người dân của ngôi làng ‘kiếp trước’ này được hỏi về một người đàn ông có tên như cậu bé tiết lộ, họ kể, người đàn ông ấy đã mất tích cách đây 4 năm và chưa bao giờ trở về kể từ đó.


    cau be 7


    Một sự trùng hợp khác? Người đàn ông biến mất 4 năm trước và giờ đây cậu bé lên 3 tuổi…
    Cuối cùng, cậu bé có thể nhớ chính xác kẻ sát nhân là ai. Khi cậu bé 3 tuổi hiện tại mặt đối mặt với kẻ đó, khuôn mặt của hắn đột nhiên trở nên trắng bệch và bắt đầu cư xử vô cùng khả nghi.
    Sau khi cậu bé dẫn những người khác tới chính xác địa điểm chôn giấu xác và hung khí, tên sát nhân đã chịu thua và thú nhận tội ác. Ông ta đã sụp đổ hoàn toàn, rồi chính ông tường thuật lại từ đầu đến cuối quá trình sát hại người. Cuối cùng, ông ta cũng bị truy tố trước pháp luật.
    Kỳ thực có rất nhiều câu chuyện luân hồi đã được kể, có sự trùng hợp đến khó tin. Cho nên, đạo Phật vẫn nói về luật nhân quả, nói về kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, gieo nhân nào thì gặt quả đó. Tuy nhiên, khoa học hiện đại ngày nay lại không chứng minh được sự tồn tại của luân hồi, nhưng cũng không thể phủ nhận nó. Có câu rằng: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt.” Thiện ác tất báo, chỉ là chờ thời điểm tới mà thôi…


    Hướng Dương (TH

    Sunday, May 7, 2017


    NGUYỄN VĂN SÂM * ĐÔNG HỒ



    Bóng Đông Hồ Trong Nghệ Thuật Thư-Ảnh
    Tản mạn của Nguyễn Văn Sâm

    Người bạn giáo chức một thời xa xưa từ Canada ghé thăm ngôi nhà lạc lỏng của chúng tôi trên vùng sa mạc mà không phải bạn bè nào cũng bỏ công tìm tới. Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Dĩ nhiên là vui. Chuyện trò lan man đầu Ngô mình Sở cuối cùng người bạn ngỏ ý muốn giới thiệu con đường nghệ thuật mà anh đương đi mấy chục năm nay, có thể là đã nửa thế kỷ, nghệ thuật mới Thư-Ảnh, với giới thưởng ngoạn nơi thủ đô tỵ nạn Việt Nam của nước Mỹ.
     Ờ thì con đường mới nào lại chẳng chông gai, Robert Frost nói có hai con đường, con đường lạ chưa ai đi là con đường chông gai, đơn độc nhưng đặc biệt với những khám phá và kỳ bí, bước vô lối mòn thì là chuyện thường

      tình. Tôi lờ mờ hiểu Thư-Ảnh là sự kết hợp giữa Thi Ca và Ảnh chụp nghệ thuật. Kết hợp hai thể loại khác nhau để tạo nên một thể loại mới nhiều tính chất nghệ thuật hơn. Như hiện nay người ta thường kết hợp bài hát với những hình ảnh minh họa, thường là phong


       cảnh đồng quê, thiếu nữ hay một vài sinh hoạt để bài ca bắt tai bắt mắt hơn. Tôi nhớ tới những bức tranh Tàu bên góc trái thường có lạc khoản để đề ngày tháng nhưng họa sĩ thường thêm khi thì bài thơ, khi thì vài ba câu cảm khái. Nhưng đó không phải là sự kết hợp Thư-Ảnh, bức họa có thể thay thế Ảnh nhưng lạc khoản quá nhỏ nhoi và không có mục đích nghệ thuật trong cách viết, không thể đại diện cho Thi, càng không đại diện cho Thư, vốn là Thi nhưng nét bút bay bướm, vũ lộng tài năng vẽ chữ của người viết. Nhìn bức tranh với lạc khoản dù lớn cách mấy ta thấy chỉ một mặt: Bức họa mà thôi, phần chữ viết, thi ca bị chìm khuất.


    Người nghệ sĩ ngồi trước mặt tôi nhỏ nhẹ giải bày đại ý là mình phối hợp hai thứ nghệ thuật: Ảnh chụp và Thi Ca, không có thứ nào trội bật hơn thứ nào, chúng ‘hòa điệu sống’ để thoát ra khỏi chính

    mình và tạo nên một tác phẩm mới. Nhưng điều quan trọng là Thi Ca phù hợp với đề tài của bức ảnh đã đành, Thi ca phải được viết bằng cả một nghệ thuật, kể cả lựa chỗ trên bức ảnh chớ không ở góc trái trên cùng như tranh Tàu.


    Tôi nói cho vui khi hình ảnh chợt bùng lên trong trí: Hình như anh muốn tạo một ly cà phê sữa ngon lành từ hai thứ có sẵn là cà phê và sữa.


    Vâng, có thể nói như vậy cho dễ hiểu. Tác phẩm mới được ưa chuộng nếu sự pha trộn theo liều lượng nào đó mà hương vị thành phần vẫn còn trong khi tạo ra sản phẩm đặc trưng mới. Ngó 

     xuống một vài bức ảnh anh giở ra trước mặt chúng tôi nãy giờ tôi chú ý đến bức Thư-Ảnh ‘Ngày Sau Sỏi đá cũng cần có nhau’, câu trích trong bài ca của nhạc sĩ họ Trịnh. Người nghệ sĩ chắc đã bỏ nhiều tâm huyết khi thực hiện: Bức Ảnh nằm trong khung trái tim, trái tim lại nằm trong cái thế nghiêng như khi ở trong lồng ngực. Và sỏi đá chung quanh tranh. Và sỏi đá nhiều cặp trong hình. Và sỏi đá nhìn chung có đường rãnh phân cách như sự cãi cọ giận dỗi của bất kỳ cặp tình nhân nào. Nhưng rồi xa xa kia là đôi vợ chồng. Nghiêng dựa nhau. Quàng vai nhau. Cùng có nhau. Con người cũng như sỏi đá.


    Có một sự lựa chọn tính toán từng chi tiết, không có sự ngẫu nhiên. Thư thì được đặt ở vị thế dễ thấy, không luốt so với toàn tác phẩm.


    Một bức khác: Hình bàn tay xoay trái đánh rơi đóa hoa hồng đẹp tươi, trong tay chỉ còn lại một bông hoa tàn héo. Câu thơ đi theo là câu nổi tiếng của nữ sĩ Tuệ Mai, ái nữ của nhà thơ Trần Tuấn Khải: Như có tay mà không rành bắt giữ, nên phần riêng cũng tuột khỏi tay mình. Một lời than về thân phận, về khả năng về định mạng đem đến thiệt thòi cho người thơ. Những gì đẹp sang, cao quý rời khỏi tay đi về đâu không biết, còn trong tay thi sĩ là sự héo úa, tàn tạ của nghèo khó cô đơn.



    Người nghệ sĩ Tăng Hưng đã làm cho hai câu thơ rõ nghĩa hơn. Tạo thêm tính cách bi đát vốn hàm chứa trong đó. Tôi nói với mình: Tác dụng của Thư-Ảnh là đây: Người thực hiện hiểu câu thơ thế nào thì diễn tả cụ thể, một cách giải thích, bằng hình chụp, có thể là tự nhiên như trường hợp trước, có thể là dàn dựng như trường hợp sau. Và như vậy người đọc câu thơ sẽ thấu đáo hơn. Những trường hợp tương tợ như bức Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát, với câu thơ của Nguyên Sa, hay bức Nhớ em tóc xõa bờ vai, Nửa đêm da thịt quên cài áo khuya, với câu thơ của Hoàng Trúc Ly. Một là tự nhiên một là dàn dựng.

    Nhìn chữ viết, tôi nhớ tới những bức thư pháp tiếng Việt của Thi sĩ Đông Hồ treo ở nhà sách Yiểm Yiểm Thư Trang trên đường Kitchener đầu thập niên 50 độ nào mà tôi rất nhiều lần khi tan giờ học, băng qua đường, vô mua sách vở thì ít mà ngắm nghía thưởng ngoạn thì nhiều. T


     ôi gọi đó là thư pháp Đông Hồ. Loại chữ viết ngó vô là biết nét chữ Đông Hồ, cao ốm thon thon của nét xuống chữ g, chữ y, của nét lên chữ h, chữ l. Để cho nét thư pháp của mình đặc biệt hơn, thi sĩ Đông Hồ đã cho những nét cong của chữ n , d, h, a, đ được kéo xuống nhiều, và ngòi bút lông được điều khiển sao chữ đều đặn mà như bay nhảy.


    Phân tích sự yêu chuộng trong nét thư pháp Việt, chắc ai cũng đồng ý co sóụ hiện diện của đặc tính tính thanh thoát, dễ đọc, không cầu kỳ để người xem phải bóp trán giải bài toán tích phân cao cấp. Tôi cho rằng người viết thư pháp Vũ Hối, cũng đạt được điều nầy. Những ‘thư pháp gia’ lề đường Sàigòn trong những ngày giáp Tết thường trọng về tính chất bay bướm, đố chữ tạo được sự ưa thích của người mua chữ bằng sự hiếu kỳ, nhưng hiếu kỳ của người mua là yếu tố nằm ngoài nét chữ không tạo nên nghệ thuật bên trong nét chữ.


    Ờ mà sao thư pháp Đông Hồ lại tái hiện trong Thư-Ảnh của Tăng Hưng? Nghệ nhân thú nhận rằng mình thích cách viết của thầy Đông Hồ, nên khi học với thầy ở chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm tại





     trường Đại Học Văn Khoa Sàigòn, đã mon men nhờ thầy chỉ dẫn trong khi đó mình đã có tay nghề khá vững về bộ môn nhiếp ảnh rồi. Thầy đã vui lòng chỉ cách cầm bút lông và nhấn mạnh trên việc


    tạo chữ hình lá trúc. Trong nhiều sinh viên nghe giảng hôm đó, Tăng Hưng là một trong số rất ít người sau đấy mần mò tới tư gia thầy ở khu chợ Tân Định để học thêm và phát triển kết hợp thư pháp Đông Hồ với ảnh của Tăng Hưng.
    Tôi cười vui trong lòng. Vậy thì thi sĩ Đông Hồ đã để lại cái bóng của mình dầu đã quy tiên từ lâu. Trong bao nhiêu người sinh viên ngồi ở giảng đường trường Đại học Văn Khoa nghe ông giảng về
     Văn Học Hà Tiên, có bao nhiêu người nhớ, nhưng vài phút giảng về thư pháp của  thi sĩ đã để lại
    được một truyền nhân, đã mở đầu cho một nghệ thuật mới. Có thể nghệ thuật nầy phát triển vút cánh bay cao với những tác phẩm lẫy lừng của nhiếp ảnh gia tài ba có thêm tay nghề thư pháp. Có thể môn nầy sẽ không tồn tại vì lý do nầy khác. Biết đâu? Ai nắm bắt được tương lai?

    Hỏi thêm về kinh nghiệm làm việc và những khó khăn gì khi gặp phải, nghệ nhân Tăng Hưng nói giọng hiền lành cố hữu của người thầy giáo nay đã tới tuổi tám mươi: Có hai trường hợp: Hình chụp được rồi đi tìm thơ, nghĩa là khi chụp được một số hình ảnh đẹp đắc ý thì sau đó phải cố lục lọi tìm thơ thích hợp để đưa vào.

     (Chụp hoa súng có chuồn chuồn đậu, tìm mãi mới được câu ca dao miền Nam tương ứng. Chụp cảnh Sông Hương Núi Ngự có con thuyền, nghĩ mấy tháng mới đưa được câu thơ của Hàn Mặc Tử vô. Chụp phong cảnh biển, phong cảnh núi có dòng suối chảy, sau đó mới tìm được câu thơ… (ảnh số 21, Sóng biển, ảnh số 19, Buồn Trông, ảnh số 23 Tống Biệt.. ).


    Ngược lại, thấy câu thơ bài thơ hay ho của ai đó, mình đắc ý thì phải cố gắng săn tìm, chụp thật nhiều ảnh, chọn lựa đến khi vừa ý mới đưa thơ vào (số 13, Áo Trắng Bay v.v... )

    Về ảnh chân dung, dành thực hiện cho người nào đó, phải có ảnh thật của nhân vật,

    phải tham khảo kỷ lưỡng tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp (liên quan đến lãnh vực văn hóa nghệ thuật.. ) rồi chọn lọc, tìm kiếm những gì tiêu biểu của riêng người đó để ghép vào ảnh, cho thấy tính cách nổi bật của nhân vật đó. (các bức về Đông Hồ, Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư…)


    Thấy cuộc đời có những điều ngộ nghĩnh, tôi nói với bạn làm vui. ‘Không được hân hạnh học với thi sĩ Đông Hồ, nhưng khi tôi về trường thì quyết định dạy môn Văn học Miền Nam như môn dạy của ông trước đấy. Như vậy thì, nói theo cách nào đó, mình và bạn cũng là cái bóng của thi sĩ Đông Hồ vì đã bước theo chân ông, dầu chỉ là một phần nhỏ…


    Nguyễn Văn Sâm (Victorville, CA, May 03, 2017)

    VIÊN LINH * VĂN HỌC MIỀN NAM

    VÀI GHI CHÉP VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM - Viên Linh

    12 Tháng Mười Hai 20148:13 SA(Xem: 3465)

    Vài ghi chép về văn học miền Nam 

    Viên Linh

    Tuần lễ đầu Tháng Chạp một văn hữu đang chủ trương một tờ báo ảo trên mạng www (world wide web) ghé thăm tòa soạn tờ báo người viết này đang làm việc, nói vài ba chuyện văn nghệ, trong đó có văn học nghệ thuật miền Nam. Chúng tôi không nói nhất định về một điều gì, một vấn đề gì, nói cả về người sống lẫn kẻ đã ra đi, kẻ còn người mất.

    sapbao
    Một sạp báo trên đường Nguyễn Huệ Sài Gòn khoảng thập niên ’60.
    (Hình do tác giả cung cấp)


    Có lúc anh nhắc đến báo này báo nọ của miền Nam, có lúc anh hỏi miền Nam có bao nhiêu tờ báo, hải ngoại có bao nhiêu tờ, Sài Gòn còn bao nhiêu nhà văn lớp trước, Little Saigon có được bao người cũ nay còn hiện diện. Khi anh hỏi liệu miền Nam có mấy chục tờ báo, tôi bào hàng trăm. Khi anh hỏi trên khắp Âu Mỹ có bao nhà văn ta đang sống lưu vong, tôi bảo vài ba chục người. Anh lắc đầu, giơ bàn tay ra đếm. Anh chỉ đếm được không quá bốn người. Anh bạn tôi không phải dân ở thủ đô tị nạn, anh là người ở Minnesota cả hai ba chục năm nay. Anh Trần Văn Phê chợt nói anh có bà xã ngồi ngoài xe, tôi bảo anh cứ về đi, tôi sẽ cố ghi xuống giấy cho anh tên các tờ báo, tên mấy chục nhà văn rồi sẽ gửi cho anh. Anh về rồi tôi nghĩ có khi đó là một ý nghĩ hay, nên phổ biến rộng ra, biết đâu nhờ đó mà các sinh viên sau này để ý tìm tòi, rồi viết được một điều gì đó về báo chí cũng nên.

    Tên những tờ báo ở miền Nam

    Tên những tờ báo, đôi khi cũng là tên những nhà xuất bản của miền Nam trước đây:

    A. Á Châu, An Tiêm, Ánh Sáng, Âu Cơ.
    B. Bách Khoa, Bình Minh, Báo Đen, Buổi Sáng, Bốn Phương, Bút Thép.
    C. Chân Trời Mới, Chiến Sĩ Cộng Hòa, Chỉ Đạo, Chính Luận, Chiêu Dương, Chính Văn, Công Báo VNCH, Công Luận, Cười, Con Ong, Chọn Lọc.
    D. Da Vàng, Dân, Dân Chủ, Dân Đen, Dân Ta, Dân Tiến, Dân Chúng, Dân Ý, Diễn Đàn, Diều Hâu, Duy Tân, Duy Dân, Đa Minh, Đại Học, Đại Đoàn Kết, Đất Đứng, Đất Mới, Đất Sống, Đất Tổ, Đen Trắng, Đi Và Sống, Điện Ảnh, Điện Tín, Đời Mới, Đông Phương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Độc Lập, Đuốc Nhà Nam, Đường Sáng.
    G. Giao Điểm, Gió Mới.
    H. Hải Triều Âm, Hành Động, Hiện Đại, Hòa Bình, Hóa Giải [dấu sắc], Hồng, Hồng Lĩnh, Hương Quê, Hoàn Cầu, Huyền Bí, Học Báo.
    K. Khởi Hành, Kịch Ảnh , Kỷ Nguyên Mới, Khai Phá.
    L. Lá Bối, Lập Trường, Lẽ Sống, Lên Đường, Liên Minh.
    M. Màn Ảnh, Mây Hồng, Minh Tinh, Minh Tâm, Mùa Lúa Mới.
    N. Ngày Nay, Ngày Mới, Ngôn Luận, Người Dân, Nguồn Sáng, Nhân Loại, Nhân Chủ,
    P. Phổ Thông, Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Đẹp, Phụ Nữ Tân Tiến, Phương Đông.
    Q. Quan Điểm, Quyết Tiến, Quật Khởi, Quật Cường, Quyền Sống.
    R. Rạng Đông.
    S. Sài Gòn Mới, Sáng Tạo, Sáng Dội Miền Nam, Sinh Lực, Sóng Thần, Sống, Sống Mới, Sống Đạo.
    T. Tân Văn, Tân Phong, Tia Sáng, Tin Mới, Tin Sớm, Tin Văn, Tiến, Tiếng Chuông, Tiếng Vang, Tranh Đấu, Thách Đố, Thanh Niên, Thẳng Tiến, Thân Dân, Thần Chung, Thế Kỷ 20, Thi Ca, Thời Đại, Thời Luận, Thời Tập , Thời Báo, Thủ Đô, Tìm Hiểu, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Trình Bày, Trinh Thám, Trời Nam, Tự Do, Tư Tưởng.
    V. Vạn Hạnh, Văn, Văn Hóa Tập San, Văn Hóa Ngày Nay, Văn Mới, Văn Nghệ, Văn Nghệ Tập San, Văn Nghệ Mới, Văn Học, Văn Hữu, Văn Hữu Á Châu, Văn Nghệ Học Sinh, Văn Nghệ Tiền Phong, Văn Nghệ Tự Do, Văn Xã, Văn Chương, Vấn Đề, Vận Hội Mới, Vui Sống.
    X. Xây Dựng,
    Y. Ý Thức, Yêu, Yiễm Yiễm Thư Trang.
    Các nhà văn nhà thơ dịch giả miền Nam ở hải ngoại

    Nói chung là các cây bút từng có tiếng trước 1975, đang còn sống và viết tại hải ngoại, kể cả Ân Châu, Bắc Mỹ qua miền Nam và miền Tây Hoa Kỳ: Trần Thiện Đạo, Thái Văn Kiểm (có thể đã về Huế), Hồ Trường An, Kiệt Tấn, Đỗ Khánh Hoan, Vi Khuê, Tuyết Linh, Uyên Thao, Nguyễn Hữu Hiệu, Mặc Đỗ, Đặng Phùng Quân, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Thạch Chương, Túy Hồng, Hà Huyền Chi, Nhất Tuấn, Ký Giả Lô Răng Phan Lạc Phúc, Phan Lạc Tiếp, Nguyễn Văn Sâm, Diên Nghị, Duy Thanh, Nhật Tiến, Viên Linh, Đỗ Tiến Đức, Trần Văn Nam, Nguyên Vũ, Phan Nhật Nam, Doãn Quốc Sỹ, Cao Thế Dung, ...

    Một Nền Văn Học của Những Người Vắng Mặt

    Vài ý nghĩ của người viết bài này. Văn Học Việt Nam Hải Ngoại trong những năm đầu tiên, sau khi miền Nam sụp đổ, là Một Nền Văn Học của Những Người Vắng Mặt. Sách truyện được bày bán trên các quầy sách báo trong các tiệm thực phẩm Á Đông, hay trong một số tiệm sách kiêm tiệm băng nhạc Việt ngữ ở Bắc Mỹ và Âu Châu hồi ấy, và cả sau này, hầu hết là sách truyện được viết từ trước 1975, khi tác giả và độc giả còn cùng sống trên một lãnh thổ. Sau 30.4 họ ở trong tù. Và tác phẩm của những tác giả ấy đi theo độc giả ra khỏi nước, được sao chép phổ biến lại, còn họ thì vắng mặt. Một số ít những người viết có mặt cùng độc giả của mình, trong cộng đồng lưu vong, đã không thể có những tác phẩm mới trong những năm đầu. Đa số hiện diện qua những cuốn sách cũ - chuyện trò với độc giả bằng tác phẩm và tâm tư cũ; mà tác phẩm cũ không thể làm nên hiện diện mới - do đó họ cũng chẳng khác gì những người vắng mặt. Văn học hải ngoại cuối thế kỷ XX là nền văn học của những người vắng mặt.


    TRĂM DÒNG

    Sinh ở đâu mà giạt bốn phương
    Trăm con cười nói tiếng trăm dòng
    Mai sau nếu trở về quê cũ
    Hy vọng ta còn tiếng khóc chung.

    (Thơ Viên Linh)
    VIÊN LINH
    (Việt Hải chuyển)

    NGUYỄN THIÊN THỤ * ĐẶNG PHÙNG QUÂN




    Dung nhan những phụ nữ
    trong truyện của đặng phùng quân

    nguyễn thiên- thụ

    Đặng Phùng Quân sinh ngày 23 tháng 01 năm 1942, nguyên quán Ô Mễ, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình. Khởi sự viết từ 1957 với bút hiệu Trường Dzi trên những tạp chí Sáng Tạo, Thế Hệ, Tiểu Thuyết Tuần San. . . Ngưng sáng tác từ 1963, đi vào nghiên cứu triết học. Viết trở lại với tên thật từ 1969 với bạn bè thường được gọi là nhóm ‘’tiểu thuyết mới’’ Việt Nam. Ông là giảng sư ban Triết học Tây Phương của trường Đại Học Văn Khoa Sài gòn. Từ sau 1975, ông vượt biên bằng đường bộ, định cư tại Mỹ. Ông tiếp tục viết ỏ hải ngoại, ngoài tên thật còn ký những bút hiệu Lê Châu, V.T.D. v.. v. .
    Tác phẩm:
    BIÊN KHẢO
    Hiện Hữu Tha Nhân với Gabriel Marcel. Đêm Trắng, Sai gòn, 1969.
    Triết Học và Khoa Học, Lửa Thiêng, SG, 1972.
    Triết Học Aristote. Đêm Trắng. SG, 1972
    Về Tiểu Thuyết của Khái Hưng. Nam Hà. SG, 1972.
    Chân Dung Triết Gia, Lửa Thiêng, SG, 1973.
    Triết Học và Văn Chương. Lửa Thiêng, SG, 1974.
    Văn Chương và Lưu Đày. Gió Việt. USA, 1985.
    Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mac Xít . Chủ Đề. USA, 2002.
    Hành Trang Tư Tưởng Giữa Hai Thế Kỷ. Chủ Đề, USA. 2002.
    TRUYỆN KÝ
    Miền Thượng Uyển Xưa. Viết chung với Nguyễn Văn Sâm (1983).
    Một Dặm Tương Thân. Viết chung với Hàn Song Tường (1987)
    Tự Truyện và Phá Thể Tiểu Thuyết. NGL, USA, 1997.
    Tảu Khúc. Văn Chương/ Triết lý. Gió Văn, Mỹ, 2004.

    Cho đến hôm nay, Đặng Phùng Quân đã cho chúng ta bốn tập truyện. Trong các truyện của ông, hình ảnh người phụ nữ hiện lên rất rõ nét.
    Chúng ta có thể chia ra năm loại phụ nữ trong truyện của Đặng Phùng Quân:
    - Những tâm hồn trong trắng
    -Những phụ nữ ở lại nhà
    -Những phụ nữ vượt biên
    -Những phụ nữ trên đất Miên .
    -Những tâm hồn tự do trên vùng trời Âu Mỹ.
    I.Những tâm hồn trong trắng ngày xưa
    Đây là những nữ sinh ngây thơ trong trắng của một quê hương ngày xưa. Những người này giống nhau ở điểm là trẻ trung, yêu đời và luôn mơ mộng.
    Đặng Phùng Quân đã nhớ lại những ngày tháng Đà Lạt với dung nhan yêu kiều của một thiếu nữ mười lăm:
    Những cơn mưa trên phố xá Đà Lạt. Chao ôi, lâu lắm rồi. Chàng lại xuôi về mối tình đầu thuở cũ. Con đường dốc quanh co lên đỉnh đồi dẫn đếnngôi nhà ở chênh vênh cạnh rừng thông bạt ngàn đó. Nhớ! ( Miền Thượng Uyển Xưa. Trong nỗi nhớ của một ngày, 67 )


    Một nữ sinh khác rất kiêu hãnh:
    Thuở những chị bạn lớp trên tha thướt trong tà áo dài, cỡi Solex lượn trên đường phố, buông một tay cầm nón nghiêng nghiêng dưới nắng cho vạt áo tung bay thì nàng vẫn bận chiếc váy xanh đồng phục đơn giản, áo trắng, cột tóc đuôi ngựa lếch thếch đạp xe với năm quyển sách giằng buộc phía sau. Nàng cũng không thèm để ý đến bọn con trai tụ tập ngoài cổng trường suýt soa khi nàng chạy
    ngang ( thỉnh thoảng có kẻ côn đồ hơn, huýt gió, buông một câu trêu ghẹo);nàng cũng không để ý đến dung nhan kiều mị tự nhiên của mình (Một Dặm Tương Thân 10).


    Những thiếu nữ này đã yêu say mê khi gặp đối tượng:
    Cơn lạnh như biến đi trong vòng tay chàng, lần đầu, họ thân mật với nhau (Anh muốn ghi lại nét buồn phiền, nụ hôn đầu lạ lẫm, ngọn nến thắp nóng châu thân, hãy cởi bỏ những gì còn ràng buộc trên vết son ngà ngọc, thểxác em đó như thuở ban sơ, đôimắt anh trở thành tấm gương để em nhìn thấy bản thể, sao em không thấy ngượng ngùng đối với anh, không gợn một chút e dè như thể mình đã quen biết rõ nhau từ tiền kiếp, khi em dựa đầu vào ngực anh, vòng tay chàng quanh bờ hông, đôi mắt chàng rực một ánh lửa đam mê đồng thiếp em-con-gái-dậy-thì như bồng đảo nhũ hoa căng cứng sự sống có phải dộI lên trong lòng anh. .. . ( Một Dặm Tương Thân , 16)


    Nhưng đây chỉ là những hoài niệm, và họ là những nhân vật quá khứ, những nhân vật nữ trong cuộc đời của người lưu vong.Họ là những bảo vật trong hành trang của người cô lữ.


    II. Những phụ nữ ở lại quê nhà Việt nam
    Một hạng khác nữa là những phụ nữ ở lại nhà, cô đơn và thương nhớ vì chồng vượt biên.
    Kể từ ngày anh lên đường, em đã sống từng ngày từng giờ, lo âu, hồi hộp đợi chờ tin. Đêm đêm, em trằn trọc không ngủ được, cứ nghĩ đến cảnh anh và con phải mạo hiểm, màn trời chiếu đất, em thật muốn điên đầu luôn .. Em mong muốn được hai con sang ở gần anh ngày nào hay ngày ấy, chứ một mình em phải lo cho hai đứa mà không có anh để em nương tựa (Miền Thượng Uyển Xưa . Thư nhà, 41, 45)
    Đây là dung nhan những người đàn bà trung hậu đảm đang và chung thủy, là những hòn vọng phu chưa hóa đá ở cuối thế kỷ 20 tại Việt Nam.


    III-Những phụ nữ vượt biên

    Ở đây cũng có hai hạng phụ nữ:
    - Một hạng đang phiêu lưu trên đường đào thoát. Họ đang bương bả trên những nẽo đường biên giới. Và một hạng người đã đến trại tị nạn. Ta cũng có thể chia thành hai loại khác. Một loại đi một mình. Một loại đi cùng con thơ. Cả hai hạng đều trải qua những ngày tháng kinh hoàng trên con đường đào thoát.
    Đặng Phùng Quân đã nói rất nhiều về hạng phụ nữ bất hạnh này. Trước tiên là hạng phụ nữ độc thân:
    Liệu Stéphen có thể hiểu được vết đau ê chề của một ngườI đánh mất tuổI con gái trên đoạn đường khổ ải. Đi hàng trăm cây số ngàn,băng ngang rừng già, gặp lực lượng Miên đỏ. Có phải lối vào cõi chết. Ngày đầu tiên bị bắt về căn cứ, nàng bị đánh ngất đi để tên lạ mặt có võ trang cưỡng hiếp. Trong cơn mê, nàng không cảm thấy đau đớn. Giam giữ. Chống cự. Tưởng như trầm mình trong vực thẳm. Trước mặt sau lưng đều là đêm tối quá (Miền Thượng Uyển Xưa. Trong nỗi nhớ của một ngày, 93).


    Thứ đến, Đặng Phùng Quân viết về những người phụ nữ ra đi với con cái:Cuộc sống biên giới bị bạc đãi, thiếu thốn vật chất từ miếng ăn, manh áo đến lít nước uống nên cảnh đời lại tái diễn những cuộc tranh giành bi đát. Có người đàn bà lếch thếch mang được những đứa con ra đi trong khi chồng còn bị tù đày nơi trại cải tạo, tới đây phải mang chút duyên thừa sót lại đem ra làm quà thân tình với một tên giữ kho để kiếm chút ít tiện nghi giữ gìn cho mấy đứa con dại trong cảnh chật vật; có người thiếu nữ đã tan nát tấm thân ngà ngọc trên đường mạo hiểm, dấn bước phiêu lưu vào cuộc yêu đương với tên coi nhà bếp để anh nàng được sống đầy đủ sau bao năm đói khổ. . . (Miền Thương Uyển Xưa. Mưa núi 26).

    Đây là những người đàn bà bất hạnh vì chồng còn trong trại tập trung, một mình phải nuôi con thơ trong bao năm, nay lại đem con rong ruổi trên con đường biên giới với hy vọng đến được các nước tự do. Họ phải chịu bao nhục nhã, đau thương nhưng họ là người can đảm, nhẫn nại. Đối với các con thơ, họ là những bồ tát, những thiên thần cao cả, đầy tình yêu thương:
    . . . Phải là người đàn bà can đảm lắm mới ra đi riêng mình với mấy đứa nhỏ. . . . Bọn dẫn đường bỏ rơi ở dọc đường. Cả đoàn chỉ toàn đàn bà và trẻ con đi bộ cả trăm cây số đường, có lúc tưởng đã ngã gục vì kiệt sức. Thảm nhất là người đàn bà có đứa con tám tháng còn nuôi bằng sữa mẹ.Gặp toán vũ trang làm thổ phỉ trong rừng. Những bàn tay thô bạo sờ nắn thân thể, cởi bỏ quần áo để khám xét trước những cái cười man dã. . .( Miền Thương Uyển Xưa. Mưa núi 28).


    Đặng Phùng Quân cũng nhắc lại những ngày vượt biên bằng đường bộ.Ông đã nói cho ta biết thực trạng tại ngã ba biên giới và thân phận người phụ nữ trên bước đường đào thoát. Họ rất can đảm và nhẫn nhục. Và ở đây, cái giá của tự do rất đắt!


    IV.-Những phụ nữ trên đất Miên
    Chúng ta thấy có hai hạng người. Một là những người đàn bà Miên hiền lành, nhân đức. Đó là người đàn bà Miên đã tìm thấy đứa con thất lạc của tác giả:
    Nửa đêm về sáng đó,chàng đã may mắn thoát thân và gặp lại đứa con trong vòng tay của một người đàn bà Miên tốt bụng ở trạm đợi cách nơi chàng bị giam giữ hai cây số. . .( Miền Thương Uyển Xưa. Thư nhà 44).


    Và những người đàn bà trong căn nhà dân chúng đã cho chàng tạm trú.
    Sớm mai, khí hậu thị trấn trong lành, phả vào tâm hồn khách lạ nỗi nhớ bâng khuâng.Nhảy qua bờ tường đổ nát, chàng tin tưởng gỏ cửa đúng căn nhà hẹn. Một người đàn ông mập mạp, đeo tượng Phật lớn trước ngực mở cửa, nét mặt bình thản tưởng chừng đã quen biết chàng từ lâu. Trao đổi vắn tắt mấy câu, y dẫn chàng lên lầu, những bậc thang gỗ rung chuyển dưới bướcchân nặng nề của người chủ nhà.Người đàn bà trong nhà dường như sửa soạn bếp núc ngay từ buổi sáng đã bày xôi nếp và cá khô chiên ngay trên mặt sàn. Khi chào người đàn bà, chàng thoáng ngạc nhiên trong lòng vì nét mặt thanh tú của nàng khác hẳn những người đàn bà chàng gặp dưới Nam Vang ( Một Dặm Tương Thân . Người đàn bà ở Ch. Ha, 83)


    Chia tay người chủ nhà, tác giả đến một nơi khác gần biên giới Thái Lan, và vào trọ ở một nhà sàn. Tại đây tác giả gặp một khuôn mặt kiều mị với tấm lòng nhân hậu:
    Chàng bừng mắt thức giấc ngơ ngác lúc nàng rón rén đi vào. - người thiếu phụ với mái tóc xõa, nét kiều mị lạ lùng đối với chàng.( dường như chàng còn ngơ ngác trước mộng và thực, chưa nhận định được chàng đang ở nơi nào), trên tay nàng mang tấm sà rông màu sậm sặc sỡ. Chàng chỉ kịp gật đầu chào, trí nhớ đang tìm kiếm những tiếng chàng mới học dọc đường. Nàng đã hỏi, một giọng tiếng Pháp lưu loát, thân ái, chàng đã khỏe chưa. VÀ nàng mời chàng đi tắm trước khi dùng bữa.. . . Nàng đưa tấm xà rông cho chàng với nụ cười thân mật
    ( Một Dặm Tương Thân . Người đàn bà ở Ch. Ha, 85).


    Đây cũng là khuôn mặt tiêu biểu cho những trí thức Miên, Lào, Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc đã chạy theo cộng sản, và cuối cùng vỡ mộng.
    Và một hạng là những người vợ Miên cộng hoặc là những tay buôn bán vàng bạc. Họ sống trên bất hạnh của người vượt biên. Họ vui mừng khi thấy những chỉ vàng do bọn Miên Cộng cướp bóc dân lành.
    Bọn du kích khám xét, tịch thu phẩm vật. Mãy người đàn bà đợi sẵn, cầm những chỉ vàng mân mê thích thú, nói với nhau ríu rít. Những người có vàng được thả, đi bộ ngược ra con lộ. Chàng quan sát, bọn du kích chỉ khoảng một tiểu đội, ở chung lẫn lộn với gia đình, nuôi gà vịt, mấy bao gọi cứu đói mang dấu ấn Liên hiệp quốc lãnh từ biên giới chồng chầt ngổn ngang phơi bày thực trạng trước mặt. Chúng chỉ là đám tân binh hỗn tạp, được giao vũ khí để dọa nạt thường dân, có vẻ ngu ngơ về quân sự. . . .
    (Một Dặm Tương Thân. Người đàn bà ở Ch. Ha, 82 )
    May thay, trong địa ngục của Pon Pot cũng còn nhiều trái tim Bồ Tát.


    V. Những tâm hồn tự do TRÊN VÙNG TRờI Âu Mỹ
    Trong truyện của Đặng Phùng Quân ta gặp những linh hồn du mục, những con thú hoang trên đô thị, những con người của thuở hồng hoang, gặp và yêu, không tra hỏi, không cần biết ngày mai ra sao. Những người này là những người tình cũ của người đàn ông nay gặp lại:.
    Người đàn bà của chàng không rơi vào đam mê kỳ thú ấy, không ngoại tình với cõi ngoài siêu hình đó, nàng chỉ ngược trở về thời trinh nguyên hồng hoang.. . .Sau cùng anh đã đến với em rồi đó. Không biết nàng (hay chàng) đã thì thầm lời đầu tiên ấy. Họ không hôn nhau trước đám đông như những đôi tình nhân da trắng kia. Chàng chỉ lặng lẽ đi sóng vai với nàng, thỉnh thoảng lại quay nhìn bạn. Trong ánh mắt nụ cười . .. Chàng nghĩ, điều hạnh phúc đến tự nhiên quá (Miền Thượng Uyển Xưa. Trong nỗi nhớ của một ngày, 70- 71 )


    Ở một cảnh khác, chàng là một người đang sống một mình. Nàng lái chiếc xe màu đỏ tiến đến phía chàng:
    Chàng đưa cánh tay quàng bờ vai tròn, để trần của bạn, đứng tựa bên nhau lặng ngắm cảnh vật. Giòng suối lững lờ.
    Đừng trốn em như đám lục bình kia.
    Nàng ngửa mặt nhìn chàng, những sợi tóc vướng lòa xòa trên ngấn cổ trắng ngần.Những giọt sương sờm còn đọng lại trên mặt cỏ. Chung quanh yên tịnh quá. Đóa hồng còn thơm mùi son mớI trên bờ môi. Chàng đắm đuối trong nỗI mờI gọi khôn nguôi đó quá (Miền Thượng Uyển Xưa, Miền Thượng Uyển Xưa,147)

    Một cảnh khác nữa, trong một Motel.
    Chàng đã lắng chìm trong cơn đam mê, bắt gặp cái cảm giác thanh khiết đang chập chờn thăng hoa. Nàng tựa người lên ngực chàng, ngón tay trỏ vẽ những đường vòng tưởng tượng trên môi chàng, cái thói quen tinh nghịch thuở nào, kéo chàng chú ý nghe những điều nàng kể lể với bạn. Em ở lại với anh đêm nay thôi nhé, đêm tân hôn của chúng mình (Miền Thượng Uyển Xưa,171)


    Thỉnh thoảng người đàn ông trong truyện của Đặng Phùng Quân cũng chợt gặp một hình bóng giai nhân, và cả hai cùng bị tiếng sét ái tình làm cho choáng váng.
    Cùng một lứa bên trời lận đận,
    Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.
    Tảu khúc là câu chuyện về một thiếu nữ yêu một người, rồi mang thai trong ngày chiến tranh vào thành phố. Nàng cùng một người đàn ông xa lạ đi trong một con tàu lênh đênh trên đại dương. Nàng sống với người đàn ông lớn tuổi đó tại một thành phố xa lạ. Sau nàng gặp một thanh niên xa lạ, làm tình với chàng. A, M, D tất cả chỉ là những ký hiệu, là những người xa lạ. Tất cả là tự nguyện, là tự do. Họ không thể kết hợp vì mỗi người là một ốc đảo. Tự nguyện gặp gỡ và tự nguyện rời xa như bầy khỉ thời nguyên thủy:

    những linh hồn như những ngọn lửa xa rời nhau vĩnh viễn, thôi thúc nhận thấy nhau nhưng không bao giờ hòa lẫn với nhau, kết hợp với nhau hay biết nhau thực sự , mỗi người ở trong ốc đảo của mình tình yêu là một xác quyết đầy mãnh lực của con người, là một cogito hiện sinh không thể phủ nhận được; tôi yêu vậy có hữu thễ và đời sống đáng giá (Tảu khúc ,17 ).


    Rồi những gặp gỡ bất ngờ khác như khi người đàn ông đi dự một buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng và gặp một người đàn bà. Một mối quan hệ khác bắt đầu:
    Người đàn bà gặp gỡ hẳn cũng là một tình cờ. Tình yêu đến bất chợt như vậy không phải đợi chờ tìm hiểu nhau, không phải do thói quen lâu ngày đến nỗi tưởng cuộcsống cần thiết phải có nhau.
    Chỉ một lần, do lời mời khẩn khoản của người bạn về dự cuộc sinh hoạt văn hóa tổ chức ở nơi đó - chàng đã đáp máy bay vào buổi sớm ngày thứ bảy và nghĩ sẽ trở lại thành phố sáng hôm sau của một cuối tuần vội vã, thế rồi họ quen biết hẹn gặp lại nhau ngày chủ nhật đã làm thay đổi hành trình của chàng
    ( Tự Truyện, Trạm đợi, 71 )


    Ở đây người ta yêu vội vàng vì người ta nhiễm văn minh Âu Mỹ. Và cũng vì cả hai không còn ở trong lứa tuổi đôi tám mộng mơ. Mà cũng vì cô đơn. Có lẽ đây là điểm chính. Những đại đô thị càng phát triển,càng đông người thì con người càng xa lạ. Nhất là người Việt lưu vong càng cảm thấy cô đơn hơn khi xung quanh ta toàn là Mỹ đen, Mỹ trắng, Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ đủ hạng người. Mỗi người Việt Nam nam hay nữ đều trở thành ốc đảo trong một quần thể ốc đảo:


    . . .Liz trở thành bạn thân và chàng nghĩ nếu tỏ tình, hẳn họ sẽ sống chung với nhau.( Ở một thành phồ, không gặp người đồng hương, hơn nữa môi trường chàng làm việc xa lạ với những người mới lập nghiệp nơi xứ này, chàng cảm thấy nỗi cô quạnh vây quanh) nếu không gặp nàng. (Tự Truyện, Trạm đợi, 71).


    Đặng Phùng Quân không tạo ra một thế giới mà vẽ lại một thế giới có thực từ Việt Nam sang Miên và Mỹ quốc. Ở đâu cũng có những khuôn mặt phụ nữ hiện ra. Thơ mộng. Đam mê, thần thánh và gian ác đều có cả. Có hai chủ đề quan trọng trong tác phẩm của Đặng Phùng Quân là vượt biên và lưu đày mà trong đó người phụ nữ giữ những vai quan trọng. Đó là tính chất lịch sử, tính chất triết lý và tính chất nhân bản trong tác phẩm của Đặng Phùng Quân.

    TS. PHẠM CAO DƯƠNG * VÕ NGUYÊN GIÁP

    Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng Cộng Sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp




    Tướng Giáp sinh năm 1911, năm nay 99 tuổi. Ông đã vượt xa tuổi cổ lai hy và sẽ đạt tuổi một trăm trong vòng một năm nữa, hay đã đạt rồi tùy theo cách tính tuổi ta hay tuổi tây, một tuổi rất hiếm người có thể đạt được. Gia dĩ từ lâu ông đã quan tâm đến, nếu không nói là theo, đạo Phật. Trong số các nhà sư ông tiếp xúc có cả Thiền Sư Thich Nhất Hạnh. Vì vậy khi lựa chọn đề tài này tôi không thấy ngại là viết về một người còn sống mà lại nói về cái chết sắp tới của người ấy, nhất là khi người ấy là một nhân vật quan trọng được nhiều người ngưỡng mộ nhưng cũng không thiếu người thù hận.  
    Không những thế, qua biến cố bâu-xít 2009, ông đã đứng về phía dân tộc và đất nước Việt Nam lên tiếng trở lại, dù cho tiếng nói của ông chẳng được những người kế vị ông và các đồng chí còn sót lại của thời các thập niên bốn mươi, năm mươi của thế kỷ trước của ông lắng nghe và lưu tâm cứu xét. Con chim trước khi chết tiếng kêu bi thương, người ta trước khi chết lời nói lành. Tướng Giáp đã nói lên lời nói lành cho tương lai của nhiều thế hệ sắp tới, nói riêng, và cho sự tồn vong của cả đất nước và dân tộc Việt Nam, nói chung, dù đó là theo quan điểm của một người Cộng Sản cố hữu của ông. Điều đáng tiếc là cái nhìn về sự tồn vong của đất nước và của dân tộc Việt Nam trước hiểm hoạ đến từ phương Bắc này đã tới với ông quá muộn màng. Lẽ ra ông phải nhận ngay ra nó từ đầu thập niên năm mươi khi ông còn chỉ huy chiến dịch Đông Bắc trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất (1946-1954) và trong những năm kế tiếp. 
    Phải chăng ở thời đó ông chỉ có tầm nhìn ngắn hạn, nhất thời thay vì tầm nhìn chiến lược lâu dài. Lý do là vì bản chất con người của ông là Cộng Sản quốc tế y hệt như con người của lãnh tụ của ông là ông Hồ Chí Minh. Phản ứng của ông khi ông tranh luận gay gắt với Tướng Trung Cộng Trần Canh chỉ là phản ứng chốc lát của một thanh niên Việt Nam tuy cũng là Cộng Sản nhưng vẫn còn yêu nước nhưng nhất thời và đơn lẻ" 
    Nó đã không tồn tại được trước tham vọng quá lớn về một võ nghiệp huy hoàng với giấc mơ trở thành một Napoléon của Á Châu mà ông đã từng ấp ủ từ ngày còn đi học và đi dạy. Mào đầu dài dòng nhưng những gì tôi vừa viết ra không phải là mục tiêu chính của bài này. Mục tiêu chính của tôi là nhân dịp này nhận định rõ hơn về vai trò và sự đóng góp vô cùng quan trọng của Võ Nguyên Giáp trong lịch sử Việt Nam thời giữa thế kỷ trước, đặc biệt là vào sự thiết lập và củng cố chính quyền Cộng Sản Việt Nam trong những năm đầu của chính quyền này cũng như vai trò của ông trong việc diệt trừ các đảng phái đối lập và việc đưa đất nước và dân tộc Việt Nam đến cuộc chiến tranh kéo dài cả ba chục năm trời với hàng triệu người thương vong. 
    Tưởng cũng cần phải biết là Đại Tướng Giáp hiện là Chủ Tịch Danh Dự của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam nên việc làm sáng tỏ những gì cần phải làm sáng tỏ về một giai đoạn của lịch sử nước nhà khi ông còn có thể làm sáng tỏ được phải là điều một người như ông phải mong đợi và phải coi là có trách nhiệm phải làm. Rào trước đón sau hơi nhiều, bây giờ người viết xin được vô đề với một chú thích thêm là vì đây là một bài báo mang thời gian tính nhằm vào quảng đại độc giả nên người viết không kèm theo những cước chú vì thiết nghĩ nhất thời không cần thiết. Người viết sẽ liệt kê đầy đủ khi có dịp viết lại. 
    Phải nói ngay là trong bài này người viết sẽ không đề cập tới sự nghiệp quân sự của Võ Nguyên Giáp như một danh tướng của Cộng Sản Việt Nam mà còn là của thế giới, một đề tài đã được quá nhiều người, Việt Nam cũng như ngoại quốc, viết rồi; đồng thời chính ông cũng đã viết dù là tự tay hay qua các thuộc cấp. Sự nghiệp quân sự này đã che lấp những công lao khác mà ông đã đóng góp cho Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những năm bốn mươi của lich sử đảng này. Bài này do đó sẽ chú trọng vào những năm đầu của thời kỳ cầm quyền của ông  với tư cách là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chánh Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh và sau đó là Chủ Tịch Quân Sự Ủy Viên Hội trong Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia với Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch và Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ Tịch sau đó là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Cải Tổ tháng 11 năm 1946. Đây là khoảng thời gian ít được người ta chú ý nhưng vô cùng quan trọng vì nó tương xứng với thời kỳ đầu của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam trước và sau khi Việt Minh cướp được chính quyền. Trong thời gian này Võ Nguyên Giáp đã đóng vai trò then chốt trong nhiều sinh hoạt khác nhau, từ chính trị, hành chánh đến an ninh, quân sự và luôn cả ngoại giao nữa. Không có ông Việt Minh khó có thể giữ được chính quyền sau ngày 19 tháng 8 năm 1945 và không có ông chưa chắc cuộc chiến Đông Dương Lần Thứ Nhất đã xảy ra. 
    Xây dựng, củng cố chính quyền Việt Minh và diệt trừ đối lập
    Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính Phủ Lâm Thời do Việt Minh thành lập với Hồ Chí Minh làm chủ tịch kiêm bộ trưởng ngoại giao. Ở địa vị này ông đã giúp chính quyền mới củng cố được vị thế của mình từ trung ương đế địa phương bằng cách qui tất cả về một mối, vào lúc từ Hồ Chí Minh đến các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo Cộng Sản khác mới chân ướt chân ráo về Hà Nội sau khi cướp được chính quyền trong tình trạng tất cả đều “chưa quen với kỹ thuật hành chánh”, theo nhận định của chính Hồ Chí Minh. 
    Võ Nguyên Giáp, với kiến thức của một giáo sư sử-địa mà ông học được từ các cuộc cách mạng khác nhau trên thế giới trước đó, nhất là Cách Mạng Pháp, về luật hành chánh mà ông học được ở trường luật để ra làm tri huyện, với trí thông minh, lòng cương quyết và nhiệt thành đến độ tàn bạo của ông, đã hoàn thành được trách nhiệm của mình, một trách nhiệm không phải chỉ là của một bộ trưởng bộ nội vụ mà là của một phó thủ tướng đặc nhiệm nhiều bộ khác nhau, chưa kể vai trò ngoại giao với người Mỹ, nguời Pháp và luôn cả các tướng Tàu, một cách toàn hảo.

    Dưới sự điều động của ông và của hai cộng sự viên thân cận nhất của ông là Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam, hệ thống hành chánh thời quân chủ cũ với các tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát, tri phủ, tri huyện, chánh phó tổng, lý trưởng, xã trưởng… đã chính thức bị bãi bỏ, thay thế bằng các ủy ban hành chánh, ủy ban nhân dân, sau đó uỷ ban hành chánh, kháng chiến với các chủ tịch, các tỉnh ủy, huyện ủy, xã ủy vân..vân…Biến cố 19 tháng 8 hay Việt Minh Cướp Chính Quyền, mà nhiều người thận trọng không muốn gọi là cách mạng sau ngày 2 tháng 9 đã chấm dứt và một cuộc cách mạng đã thực sự bắt đầu qua sự bãi bỏ và thay thế trong tổ chức và trong mọi sinh hoạt thuộc phạm vi hành chánh này. 
    Tất cả đã không còn đảo ay hay qua các thuộc cấp. Sự nghiệp quân sự này đã che lấp những công lao khác mà ông đã đóng góp cho Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những năm bốn mươi của lich sử đảng này. Bài này do đó sẽ chú trọng vào những năm đầu của thời kỳ cầm quyền của ông  với tư cách là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chánh Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh và sau đó là Chủ Tịch Quân Sự Ủy Viên Hội trong Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia với Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch và Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ Tịch sau đó là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Cải Tổ tháng 11 năm 1946.

    Đây là khoảng thời gian ít được người ta chú ý nhưng vô cùng quan trọng vì nó tương xứng với thời kỳ đầu của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam trước và sau khi Việt Minh cướp được chính quyền. Trong thời gian này Võ Nguyên Giáp đã đóng vai trò then chốt trong nhiều sinh hoạt khác nhau, từ chính trị, hành chánh đến an ninh, quân sự và luôn cả ngoại giao nữa. Không có ông Việt Minh khó có thể giữ được chính quyền sau ngày 19 tháng 8 năm 1945 và không có ông chưa chắc cuộc chiến Đông Dương Lần Thứ Nhất đã xảy ra. 
    Những cuộn dây thừng của các đội viên tự vệ
    Trước hết là thời gian trước khi Việt Minh cướp chính quyền, theo ngôn ngữ của người Việt Quốc Gia, hay trước ngày khởi nghĩa, theo ngôn ngữ của người Cộng Sản. Võ Nguyên Giáp là người đã xây dựng nên những đội tự vệ ở các xã miền núi hay những đội võ trang tuyên truyền đầu tiên của Việt Minh sau đó. Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại võ trang" võ trang để chống Nhật hay chống Pháp hay võ trang để khủng bố tinh thần của những người Việt Nam, đối tượng chính của công tác tuyên truyền, để bắt buộc họ phải theo Việt Minh, nếu không thì sẽ bị bắt trói và “beng đầu”" Mục tiêu thứ ba đã được nhiêu người coi là chính vì chuyện dọa dẫm, ám sát, bắt cóc, thủ tiêu… đã xảy ra rất nhiều và đã được Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, người được coi là đã thay thế Khâm Sai Phan Kế Toại ngày Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội, nói tới như là một trong những nguyên nhân của sự thành công của Việt Minh trong biến cố 19 tháng 8 năm 1945. 
    Nó cũng được Nguyễn Tường Bách kể lại trong hồi ký của ông này qua lời của đe dọa mà Dương Đức Hiền thuộc Đảng Đân Chủ nói với ông Bách và nhà văn Khái Hưng. Điều này phù hợp với những gì Tướng Giáp viết trong hồi ký của ông, trong đó ông nói tới “những cuộn dây thừng” mà mỗi đội viên tự vệ bắt buộc phải có để “bắt Việt gian”.
     Phải chăng chính sách khủng bố ở Việt Nam bằng cách gán cho nạn nhân hai tiếng Việt gian và sau này là phản động, đã bắt đầu ngay từ những năm này và Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên thực hiện theo những kinh nghiệm của Nga hay của Tàu qua những cuốn sách nhỏ in li-tô mà tác giả hay dịch giả là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp" Điều nên nhớ là sau này, trong những năm đầu của Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chủ trương thủ tiêu, ám sát lại được những người Cộng Sản tiếp tục thực hiện hướng vào những người đứng đầu các xã ấp với hơn 800 viên chức bị sát hại trong năm 1957, sau đó chỉ riêng trong năm 1961 con số này đã tăng lên tới trên 4.000.
    Sau nông thôn là các thành thị và ngay ở thủ đô Saigon và Tết Mậu Thân ở Huế. “Sát nhất nhân vạn nhân cụ” tới một mức nào đó đã được Việt Minh áp dụng để cướp chính quyền năm 1945 vì nó đã làm tê liệt rồi tan rã guồng máy hành chánh và an ninh của chánh phủ Bảo Đại-Trần Trọng Kim ở khắp nơi trong nước, đồng thời giúp cho Việt Minh dùng đám đông học hành kém cỏi và tính tình nông nổi để diệt trừ đối lập. 
    Một gia thế và một quá trình học vấn thiếu minh bạch
    Cũng thuộc giai đoạn khởi đầu cho sự nghiệp của Tướng Giáp này, gia thế của ông cũng như những chi tiết liên hệ tới ông hồi ông còn đi học, kể cả việc ông học luật ở Hà Nội, đối với một người bình
    ngược được nữa, kể cả về sau trong các vùng Quốc Gia dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại hay ở miền Nam dưới chế độ Cộng Hòa. Hệ thống quan lại với guồng máy vận hành và lối sống của thời quân chủ của nó – mà nhiều người đã sai lầm gọi là thời phong kiến cho phù hợp với luận thuyết về lịch sử của chủ nghĩa Mácxít - đã hoàn toàn trở thành của quá khứ. Tuy nhiên, sự thay thế hệ thống hành chánh cũ bằng một hệ thống hành chánh  mới qua tổ chức kể trên chưa đủ. Nó cần phải có một nguồn nhân sự mới có đủ khả năng về kiến thức, về tư cách và đạo đức đi kèm. 
    Nguồn nhân sự này hoàn toàn không có hay không đủ nhất là ở cấp cơ bản để thay thế cho các tri phủ, tri huyện và các tổng lý thời xưa ở các địa phương. Lợi dụng lúc hỗn quân, hỗn quan người ta đã tìm cách để trả tư thù, sách nhiễu của cải, tiền bạc, cướp vợ, cướp con của nhau, vu nhau là Việt gian để giết hại bằng cách này hay cách khác… đã xảy ra rất nhiều đến độ Hồ Chí Minh, trong Thư gửi cho Ủy Ban Nhân Dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng đề ngày 17 tháng 10 năm 1945 phải nêu ra sáu điều sai phạm trầm trọng mà các cán bộ Việt Minh đã phạm phải nhằm sửa sai. 
    Đó là trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ và kiêu ngạo trong đó trái phép được ghi lên đầu và được chỉ rõ là “vì tư thù, tư oán mà bắt bớ và tịch thu tài sản của dân làn cho dân oán than”. Câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu người đã bị hàm oan và chết oan trong thời gian mấy tháng sau ngày 19 tháng 8 và trong thời gian chiến tranh sau này ngoài những nhân vật tên tuổi như Phạm Quỳnh, cha con Ngô Đình Khôi, Tạ Thu Thâu, Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo…"

     Chỉ cần trưóc đó nạn nhân đã từng làm việc cho Tây, cho Nhật, làm quan lại hay tổng lý cho Chánh Phủ Nam Triều và có người tố cáo là đủ để bị bắt và bị mang đi mất tích hay bị giết một cách dễ dàng. Còn hủ hóa thì ngay từ thời gian này người ta đã nhái bài Tiến Quân Ca của Việt Minh, lúc đó đã trở thành quốc ca của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà bằng những câu như:
    Đoàn quân Việt Minh đi xe nhà phất phới, dắt họ hàng, làng nước ra làm quan. Cùng chung sức phá két xây nhà mới. Đứng vùng lên may vá cho thật sang. Từ bao lâu ta nuốt cơn thèm…


    Lẽ tất nhiên sau một cuộc cách mạng rất khó cho những người mới lên cầm quyền làm chủ được hoàn toàn tình hình an ninh ở trong nước. Hoàn cảnh của người Cộng Sản Việt Nam từ sau ngày 19 tháng 8 ăm 1945 và kéo dài cho đến ít ra là ngày 19 tháng 12  năm 1946 còn khó khăn gấp bội vì ngoài những khó khăn về kinh tế, tài chánh… họ còn phải đối phó các đảng phái Quốc Gia đối lập, với các đồng minh, đặc biệt là sự hiện diện của trên 180.000 quân đội Tàu của Tưởng Giới Thạch với chủ trương ủng hộ Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội chống lại Việt Minh, đang cầm quyền và quân Pháp theo chân quân Anh trở lại xứ Nam Kỳ và sau đó tiến ra Bắc. 
    Vô cùng phức tạp nhưng vấn đề không phải chỉ đơn giản có thế vì dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, chủ trương của Việt Minh không phải chỉ là để chia sẻ hay cướp chính quyền mà là để xây dựng một xã hội khác mà họ cho là tốt đẹp hơn dù cho mười người chết chín  như lời của đại diện Việt Minh nói với Thủ Tướng Trần Trọng Kim trong một cuộc gặp gỡ không lâu trước ngày 19 tháng 8.  Cũng vậy việc sử dụng những thành phần vô học và để cho họ mặc tình thao túng, chém giết…Võ Nguyên Giáp qua vai trò Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ lúc đầu và Chủ Tịch Quân Sự Ủy Viên Hội rồi sau Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng về sau đã đóng vai trò then chốt trong việc tiêu diệt các thành phần đối lập, những “thù trong, giặc ngoài” và giữ vững chế độ.  
    Từ rất sớm, Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp, trước khi các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội từ Trung Quốc trở về và một cách hoàn toàn hợp pháp với tất những phương tiện do người Pháp để lại, đã cho bắt rất đông những đảng viên Quốc Dân Đảng từ trước vẫn hoạt động ở trong nước. Những người này đa số là những giáo viên tiểu học, những thừa phái, lục sự, những nhân sĩ địa phương, những tổng lý …,  những người có ảnh hưởng lớn ở các địa phương, nói cách khác là nguy hiểm vì có thực lực và trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chế độ mới, giam ở các ty liêm phóng ở các tỉnh hay thủ tiêu họ. Chiến dịch này nhằm triệt hạ các hạ tầng cơ sở của các đảng khác và những người không bị giết đã bị giam giữ cho mãi đến khi có chính phủ liên hiệp mới được thả…
     Ngay tại Hà Nội và giữa Đại Học Xá Đông Dương, Chủ Tịch Sinh Viên Đại Học này là Phan Thanh Hòa cũng đã bị bắt cùng với một sinh viên khác là Đặng Vũ Trứ mang đi mất tích với tin đồn là sau đó hai ông đã bị đưa sang một căn nhà ở Gia Lâm và bị thảy lựu đạn giết chết. Câu hỏi được đặt ra là làm sao Võ Nguyên Giáp và các cộng sự viên của ông vừa mới chân ướt, chân ráo từ chiến khu về lại có thể biết được các đảng viên Việt Quốc ở các địa phương để bắt giam họ ở các ty liêm phóng ở các tỉnh (chứ không phải ở cấp làng xã) hay thủ tiêu họ ngay lập tức được" Sự kiện này có liên hệ gì tới mối giao hảo giữa ông và Louis Marty và mật thám Pháp trước đó hay không" Những câu hỏi được đặt ra nhưng chỉ có ông là người có thể giải đáp được.
    Công tác diệt trừ đối lập này đã đạt tới cao điểm của nó vào tháng 7 năm 1946, sau khi quân đội Trung Hoa Quốc Gia của Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam và trong thời gian Hồ Chí Minh sang Pháp. Tất cả các trụ sở chính của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hà Nội đã bị công an bao vây, lục soát, đặc biệt là trụ sở ở đường Ôn Như Hầu. Tại những nơi đó tất cả các đảng viên của đảng này đã bị bắt và mang đi mất tích. Tên tuổi của nhiều người sau này đã được ghi rõ. 
    Riêng ở trụ sở Ôn Như Hầu, Võ Nguyên Giáp không những đã đích thân có mặt mà còn đưa cả Xử Lý Thường Vụ chủ tịch kiêm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Huỳnh Thúc Kháng đến chứng kiến.  Câu hỏi được đặt ra là vào thời điểm này Chính Phủ Liên Hiệp vẫn còn và Võ Nguyên Giáp không còn là bộ trưởng bộ nội vụ nữa, vậy với tư cách gì ông đã  đến hiện trường rồi lại còn mang theo cả Huỳnh Thúc Kháng nữa"

    Sự kiện này, kèm theo với nhiều dữ kiện khác như thời điểm xảy ra biến cố, với sự vắng mặt của Hồ Chí Minh, với lệnh thi hành đến từ Thường Vụ Đảng Cộng Sản thay vì từ Bộ Nội Vụ mà chính Huỳnh Thúc Kháng, Bộ Trưởng bộ này mãi đến khi được Võ Nguyên Giáp dẫn đến hiện trường sau khi mọi chuyện đã xảy ra mới được biết…, với những gì sau đó được trưng bày cho dân chúng vào xem cũng như những lời buộc tội… cho người ta thấy những gì Tướng Giáp ghi trong hồi ký của ông có nhiều điều không ổn nếu không nói là quá sơ đẳng so với trình độ học vấn của ông, chưa cần tới những bằng chứng được phía người Việt Quốc Gia đưa ra để bác bỏ hay hai công điện của Lãnh Sự Mỹ James L. O’Sullivan gửi Bộ Ngoại Giao Mỹ đề ngày 01 và 26 tháng 7 năm 1946, tức chỉ hơn mười ngày sau đó về sự kiện quân đội của ông Giáp càn quét các căn cứ của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở miền đỉnh châu thổ Sông Hồng, đặc biệt vùng Việt Trì và tất nhiên Hà Nội. Con số những nạn nhân của đợt càn quét này được ước lượng lên tới 15 ngàn người. 


    Võ Nguyên Giáp: Nhà Ngoại Giao
     Trong chính phủ lâm thời của Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh là Chủ Tịch và kiêm nhiệm Bộ Ngoại Giao, Võ Nguyên Giáp là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Nhưng trong những ngày đầu Tướng Giáp đã làm luôn công việc ngoại giao. Ông đã đóng vai trò chính yếu trong việc đón tiếp các nhân vật quan trọng của các nước trong đó có Archimedes Patti của phái bộ OSS Mỹ ở Trung Quốc, Jean Sainteny và Đại Tướng Leclerc của Pháp…với tư cách là một bộ trưởng trong chính phủ và đại diện cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh trước khi những nhân vật này chính thức được Hồ Chí Minh tiếp kiến, thay vì các công chức cao cấp khác của Bộ Ngoại Giao dưới quyền trực tiếp của họ Hồ ở bộ này theo thủ tục thông thường. 
    Sau này trong việc điều đình với người Pháp ở Hải Phòng, Hà Nội hay Đà Lạt, ông cũng đóng vai trò chủ chốt với sự trợ giúp của Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam . Điều này dễ hiểu vì ngoài hai người bạn thiết này của ông, những người làm ở Bộ Ngoại Giao thời đó đều có gốc là những công chức cao cấp thời Pháp, giỏi tiếng Pháp hay có thể cả tiếng Anh, quen tiếp xúc với người Pháp nhưng không được tin cậy và không phải là đảng viên Cộng Sản còn những đảng viên cao cấp khác của đảng này như Trường Chinh, Trần Huy Liệu, ngay cả Phạm Văn Đồng…không hội đủ những điều kiện cần thiết mà Võ Nguyên Giáp có.  Tướng Giáp trong những cuộc gặp gỡ này đã tỏ ra rất thong thạo tiếng Pháp, tự tin và có khả năng thuyết phục được các đối phương của mình. Điển hình là cuộc tiếp xúc đầu tiên với Sainteny có sự hiện diện của Patti và được Patti kể lại. 
    Riêng về cách trình diễn bề ngoài, cách ăn mặc với cái mũ phớt đặc biệt của ông đã gây ấn tượng cho đối thủ của ông không ít bên cạnh một bộ mặt ít khi mỉm cười của ông. Cũng trong buổi gặp Sainteny này, theo Patti, Võ Nguyên Giáp đã đến bằng một công xa đen bóng, có vệ sĩ mặc quân phục đeo tiểu liên Sten xuống mở cửa và một vệ sĩ khác nghiêm chào. Chiếc công xa này được biết là của Toàn Quyền Đông Dương cũ. Câu hỏi được đặt ra là với những khả năng và kinh nghiệm mới đạt được thêm như vậy, Võ Nguyên Giáp đã không lãnh hay không được cử hướng dẫn phái đoàn Việt Nam đi dự Hội Nghị Fontainebleau thay vì Phạm Văn Đồng, người cho đến thời điểm đó này vẫn còn là một nhân vật vô danh đối với các giới chức ngoại quốc ở Hà Nội thời bấy giờ và chưa có chút kinh nghiệm đàm phán nào, còn về khả năng cá nhân thì thua xa Tướng Giáp"
    Võ Nguyên Giáp: Người đã gây ra Chiến Tranh Việt-Pháp"
     Câu hỏi này được đặt ra vì trong những ngày tháng cuối cùng trước khi Chiến Tranh Việt-Pháp bùng nổ, Hồ Chí Mính đi Pháp, không có mặt ở nhà. Sau đó khi về nước ông lại bị đau (") theo lời Sainteny, nằm một chỗ. Võ Nguyên Giáp đã đóng vai trò chính yếu, quyết định tất cả, Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ Tịch, chỉ là để ký giấy tờ. Trong việc giao thiệp với người Pháp, tướng Giáp, với Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam phụ giúp đã làm và quyết định mọi việc. Đây là một dịp rất tốt để ông từng bước thực hiện giấc mơ làm một Nã Phá Luân của Á Châu và cũng là lý do tại sao ông đã chọn ở lại Việt Nam thay vì đi Pháp phó hội. 
    Những gì ông thực hiện gồm có diệt trừ đối lập, đặc biệt là Việt Nam Quốc Dân Đảng mà tôi đã nói ở trên, phát triển quân đội và các lực lượng tự vệ, củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức của Việt Minh ở những vùng từ trước chưa kiểm soát được, đặc biệt là ở Nam Kỳ, tuyên truyền tố cáo người Pháp gây chiến đdể xách động quần chúng và sửa soạn chiến tranh bằng cách cho đục tường nhà nọ thông với nhà kia, đặt chướng ngại vật trên các đường chính để ngăn quân Pháp…

    Những hành động này cho người ta thấy là sự vi phạm các thoả hiệp đã ký không phải chỉ đơn phương đến từ phía người Pháp. Riêng ở Hà Nội, Sainteny với những con số được liệt kê, đã phản đối những hành động của tự vệ hướng vào các thường dân Pháp khiến cho họ và luôn cả quân nhân Pháp luôn luôn bị đe dọa và cô lập mà chính quyền Việt Nam không những mặc kệ mà còn khuyến khích. Riêng ở xứ Nam Kỳ, mặc dầu cho tới thời điểm này vẫn còn là thuộc địa của người Pháp và đương nhiên là vẫn do người Pháp quản trị và chịu trách nhiệm, sự vi phạm cũng xảy ra một cách trầm trọng. 
    Theo chính Tướng Giáp, ở đây “lực lượng vũ trang của ta (Việt Minh) phát triển rất nhanh”và “ngày 13 tháng Chín,  Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành sắc lệnh số 182 cải tổ Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến tại Nam bộ. Hơn một tuần sau, ngày 22 tháng Chín, Ủy ban kháng chiến lâm thời miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập và là chính quyền hợp pháp duy nhất tại miền Nam Việt Nam.”
     Những quyết định này xuất xứ từ Hà Nội với những nhân vật cầm đầu, điển hình là Tướng Nguyễn Bình, gốc từ Hà Nội hay từ miền Trung mới vào không thể nói là không vi phạm chủ quyền của người Pháp ở Nam Kỳ nhưng Tướng Giáp vẫn làm. Đó là một chiến thuật mà sau này người Cộng Sản luôn luôn áp dụng, chiến thuật giành dân chiếm đất và vừa đánh vừa đàm, không cần phải chờ mọi chuyện được ngã ngũ. Khi Hồ Chí Minh về tới Hà Nội và Sainteny muốn gặp nhưng được cho biết họ Hồ bị bịnh. Sainteny phải chờ, đến khi  được đến thăm thì thấy Hồ Chí Minh nằm trên giường có Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam túc trực bên cạnh. Hai người này đã không bị Hồ Chí Minh yêu cầu ra khỏi phòng như thường lệ và câu chuyện chỉ là bình thường giữa hai người bạn cũ. 
    Tại sao vậy" Có phải là họ Hồ đã bị phe của Giáp bao vây không cho nói những gì họ không muốn ông nói " Nếu như vậy thì có phải Hồ Chí Minh lúc đó không muốn hay chưa muốn chiến tranh trong khi Võ Nguyên Giáp và phe nhóm của ông đang ở một tình thế vô cùng thuận lợi có thể giúp ông đạt được mong ước của mình, bỏ qua sẽ không bao giờ có được. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này Sainteny có nhận được một văn thư của Hồ Chí Minh gửi Quốc Hội và Chính Phủ Pháp đề ngày 11 tháng 12 tức 8 ngày trước ngày nổ sung, nhưng không mang chữ ký của họ Hồ. Thư bị Sainteny trả lại và phải nhiều ngày sau mới có chữ ký. 
    Tại sao lại có chuyện lạ như vậy" Không lẽ một văn thư của Chủ Tịch Chính Phủ lại có thể được gửi đi một cách cẩu thả như vậy sao" Sainteny cho là có một cái gì bí mật bao quanh tình trạng “vị Chủ Tịch của nưóc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.” Nghi ngờ cũng phải vì Sainteny là người biết rõ những nỗ lực cuối cùng của Hồ Chí Minh khi ông này lưu lại Paris và làm tất cả để ký cho được Tạm ƯỚc 14 tháng 9, không lẽ để không làm gì. Cũng theo Sainteny, phe chủ chiến của Việt Nam đã phải hành động gấp vì Chính Phủ mới của Pháp do Léon Blum làm Thủ Tướng đã quyết định cử Marius Moutet lúc đó đã là Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại sang Đông Dương và tin này đã làm tình hình biến chuyển mạnh hơn. 
    Lý do là phe chủ chiến e ngại một cuộc điều đình mới sẽ được thực hiện nên phải ra tay trước.Tất nhiên đây chỉ là một giả thuyết nhưng nếu nhìn qua tham vọng cá nhân của Võ Nguyên Giáp đây phải là một yếu tố người ta cần phải xét tới, cũng như khi người ta xét tới mối liên hệ riêng tư giữa Hồ Chí Minh và Bảo Đại. Ngoài những lý do chính trị, Hồ Chí Minh khi đưa Bảo Đại từ Huế ra Hà Nội làm Cố vấn Tối Cao rất có thể là để phòng ngừa vị vua cũ này có thể bị những phần tử quá khích ở địa phương làm bậy.

     Cũng vậy, lời nhắn của họ Hồ gửi cho Bảo Đại mả ông này nhận được ở phi trường lúc sắp sửa lên phi cơ  từ Trung Hoa về nước, biết đâu cũng có một mục đích tương tự và lần này những phần tử quá khích không còn là địa phương nữa mà ở ngay Hà Nội và Hồ Chí Minh là người hiểu rõ hơn ai hết. Điều quan trọng là sự thực nằm ở đâu,Hồ Chí Minh ngay từ cuối năm 1946 này có còn có đủ uy thế như người ta thương nghĩ hay không hay đã bắt đầu ở thế yếu và đã bị nhưũng phụ tá trẻ của ông lấn át và kết thúc bặng những gì người ta sau này đã kể.  
    Câu hỏi được đặt ra nhnưg hiện tại chúng ta không biết được câu trả lời và nhiều phần không bao giờ biết được. Tướng Giáp có thực sự kính trọng và quí mến “Bác Hồ” và luôn luôn làm theo lời “Bác” hay không" Hai người có thực sự có chung một mục tiêu với nhau hay không" Đó là những câu hỏi cần được đặt ra. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có thể biết và trả lời một phần. Với tư cách là Chủ Tịch Danh Dự của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, đồng thời ở tuối 100 của ông, ông có thể nói ra cho mọi người được biết. Tiếc rằng mọi chuyện đã quá trễ. 
    Sức khoẻ của ông vào lúc tôi viết xong bài này, theo tôi được biết, chắc chắn không cho phép. Một đồng nghiệp trong Hội Sử Học, đồng thời cũng là một sử gia đã viết nhiều tác phẩm, Giáo Sư Trần Văn Giàu, cũng đã nhiều lần được người ta trực tiếp hay gợi ý về những gì ông đã làm ở Miền Nam, nhất là về sự mất tích Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ của Đạo Hòa Hảo, nhưng Giáo Sư Giàu đã từ chối lấy cớ mọi chuyện đã qua rồi, theo như một giáo sư đại học Việt Nam ở Pháp có dịp gặp ông, Thật vô cùng đáng tiếc! Nó cũng đáng tiếc như câu trả lời của Tướng Giáp cho một câu hỏi của một phóng viên một đài truyền hình Mỹ năm 1995, hai mươi năm sau khi Cuộc Chiến Ba Mươi Năm đã chấm dứt, mà bây giờ người ta vẫn có thể phối kiểm được, là qua hai cuộc chiến vừa qua có từ 3 triệu rưởi đến 4 triệu người chết, ông (Tướng Giáp) có hối tiếc hay không" Tướng Giáp vẫn trong bộ quân phục cố hữu đã trả lời bằng tiếng Pháp là “Không chút nào! Tôi không hối tiếc chút nào!” Quả là đáng tiếc! Nó đáng tiếc như những năm cuối cùng của cuộc đời của ông vậy!
    Phạm Cao Dương



    TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ , NĂM 1975
    GS. Phạm Cao Dương, một diễn giả mà BTC sắp xếp là đại diện thế hệ Cao Niên hôm nay, nhận được rất nhiều sự đồng tình qua những tiếng vỗ tay của những người tham dự
    https://www.youtube.com/watch? v=HbtlkYnVHLM
    LỄ CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN CSVN - GS TIẾN SĨ SỬ HỌC PHẠM CAO DƯƠNG PHÁT BIỂU- NĂM THỨ NHẤT 29-08-2015 TẠI LITTLE SAIGON
    http://www.vanhoanblv.com/2015 /09/le-cau-nguyen-cho-nan-nhan -csvn-nam-thu.html
    VIDEO Link dưới đây gồm cả phần 1 và 2:
    Phạm Trần Phỏng Vấn Gíao Sư Phạm Cao Dương Về Hồ Chí Minh và Đảng CSVN Năm 2015 (Phần 1 & 2)
    Phạm Trần Phỏng Vấn Giáo Sư Phạm Cao Dương Về Hồ Chí Minh và Đảng CSVN Năm 2015





    HOÀNG NHẬT PHONG *TỰ TRUYỆN ĐẶNG PHÙNG QUÂN




    Tự Truyện Đặng Phùng Quân


    Nhà văn Đặng Phùng Quân là giáo sư dạy Triết Học tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trong thời gian từ năm 1968 đến 1975, và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Cần Thơ, Đại Học Cao Đài Tây Ninh, và Đại Học Hòa Hảo Long Xuyên. Năm 1981 ông định cư tại Hoa Kỳ. Ngoài tên thật, ông còn dùng bút danh Trường Dzi và V.T.D.
    Các sách biên khảo đã xuất bản: “L’existence d’autrui et la fidelite dans l’oeuvre de Gabriel Marcel (1967), Hiện hữu tha nhân với G. Marcel (1969), Triết học và Khoa học (1972), Chân dung triết gia (1973), Triết học và Văn chương (1974), Văn chương và Lưu đày (1985), Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ (2002), Phê phán hệ tư tưởng Mac-xit (2002), Tấu Khúc, (2005)”
    Một số tập truyện ngắn đã xuất bản (in chung hoặc in riêng): “Miền Thượng Uyển Xưa (1983),” Một Dặm Tương Thân (1987), Tự Truyện (1997).”

    alt 
    Đặng Phùng QuânPHOTO HOÀNG DUY MẠNH

    Là nhà văn và cũng là người dạy Triết Học, chính vì thế những tác phẩm của Đặng Phùng Quân không dễ đọc. Kiến thức uyên bác thẫm đẫm màu sắc triết học của ông, khiến “Tự Truyện” cũng như các tác phẩm khác không chỉ là một lời thách đố độc giả, mà còn là nói lên sự lựa chọn và sàng lọc người đọc. Bởi vì triết lý là căn bản nền tảng trong cảm nhận của Đặng Phùng Quân, khi nói về một điều gì đó. “Tự Truyện” gồm có những chương: “Tự Truyện,” “Ngoại Truyện,” “Mặt Mạ,” “Trạm Đợi,” “ Tiếng Nói,” “Phá Truyện.”
    Chỉ riêng đề tựa thôi, cũng đã là “mật ngữ.” Thông thường viết tự truyện, người ta dùng ngôi thứ nhất [Tôi], Đặng Phùng Quân lại dùng ngôi thứ ba  [Cô ấy; Anh ấy]. Ông cho rằng “Trong bất kỳ văn chương ở hình thức nào cũng có sự chọn lựa tổng quát  một thái độ đạo đức, chính vì những tương quan suy tưởng của nhà văn về  xử thế xã hội đối với hình thức về sự chọn lựa của mình, chọn lựa một luân lý về hình thức, chọn lựa không khí xã hội mà trong đó nhà văn quyết định xác nhận ngôn ngữ của mình. Tóm lại nhà văn định vị trên một thực tế hàm hồ: giao ngộ tương tác giữa nhà văn và xã hội từ cứu cánh tính của xã hội này, đưa đẩy nhà văn tới những nguồn lực cần thiết trong sự sáng tạo của ông, bằng một sự chuyển hoán bi đát. Chính vì không có tư tưởng nào không cần ngôn ngữ mà Hình thức là phán quyết đầu tiên và sau cùng của trách nhiệm văn chương, và chính vì xã hội không hòa giải mà ngôn ngữ tất yếu và thiết yếu bị chỉ huy, đã tạo dựng cho nhà văn một thân phận xâu xé, xót xa.” [“Tự Truyện” trang 11, 12].

    Có thể nói nhà văn Đặng Phùng Quân mở ra một chân trời mới cho cách viết tự truyện, đồng thời nhấn mạnh đến tinh thần tự do tư tưởng, để tránh những ngộ nhận từng cho rằng triết lý là nhận thức, người ta sẽ thu lượm hay lãnh hội được điều gì đó từ triết lý. Không phải như vậy. Đối với Đặng Phùng Quân, triết lý chỉ là quá trình vận động tư tưởng, và tranh luận là phương pháp được sử dụng để khai phá ra một điều gì đó, trong lúc tư tưởng vận hành. Ông viết để thực nghiệm những gì đã đang xảy ra trong đời sống đầy bất ngờ nhiều biến động; những điều này  cũng là bối cảnh của rất nhiều nan đề cần xem xét để khai phá, để giải tỏa sự bế tắc.
    Trong “Tự Truyện,” nhân vật xưng “tôi” của Đặng Phùng Quân đón nhận một ngày mới với niềm chán ngán, bởi vì luôn bị ám ảnh sẽ phải đương đầu với một thử thách hay một âm mưu nào đó. Để rồi một nhân vật nữ được gọi là “nàng” xuất hiện, nói về thành phố Đa Lạt, nói về cuộc tái ngộ giữa nàng và người yêu xưa sau 30 năm xa cách. Và nhân vật được gọi là “chàng” đứng giữa miền trí tưởng nhớ về “chân dung của người đàn bà, nét mặt mờ ảo dưới ánh sáng, đang cười, cái phin cà phê để trên cái ly cà phê bằng sành nung.” [ “Tự Truyện” trang 15]
    Nếu không tỉnh táo, độc giả sẽ hoang mang không biết Đặng Phùng Quân muốn tách biệt rạch ròi giữa ba nhân vật: Tôi-Nàng-Chàng, hay ba nhân vật này chỉ là một người tự phân tâm thành người khác, khi nghĩ về quá khứ, về hiện tại, về tương lai. Đây chính là phá cách trong tiểu thuyết, là sự hiện diện của văn chương cấp tiến, yêu cầu bất cứ ai chạm tới phải tự trải nghiệm và khám phá. Bởi vì như Đặng Phùng Quân quan niệm: Những người viết cái mới thường tự nhủ, chỉ viết cho riêng họ chẳng viết cho ai.  
    HNP – 3:15am Thứ Sáu ngày 12 tháng 12 năm 2014
    ------------------------------------------

    TRẦN NGUYÊN THẮNG * MANDALAY NƠI PHẬT ĐẶT CHÂN ĐẾN

    Mandalay, nơi Đức Phật đặt chân đến

    Trần Nguyên Thắng
    Kuthodaw Pagoda với 729 đình, chứa 729 bia đá khắc kinh tại Mandalay. (Hình: ATNT Tours & Travel)
    Không hiểu sao cứ mỗi lần đến với thành phố Mandalay của Myanmar (Miến Điện), trong tôi như có một điều gì nhè nhẹ luẩn quẩn chạy quanh đâu đó trong tâm tư mình mà không sao cảm nhận rõ ràng được về điểm ưu tư này.
    Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Miến Điện ra đời vào thế kỷ 19 (năm 1857) với Mandalay Hill là ngọn đồi cao nhất thành phố. Theo truyền thuyết Miến Điện, người ta tin rằng Đức Phật đã có lần đặt chân đến ngọn đồi thiêng này.
    Có thể vì vậy, một vị vua Miến Điện vào giữa thế kỷ 19 muốn xây dựng một kinh thành mới ngay dưới chân ngọn đồi Mandalay Hill để kỷ niệm 2,400 năm đạo Phật hiện diện trên thế gian. Đó là vua Mindon Min, người mang tham vọng biến khu vực này thành một “kinh đô Phật Giáo của Burma.”
    Vì thế, Mandalay bỗng dưng trở thành vừa là kinh đô vương triều Burma, vừa là một trung tâm văn hóa Phật Giáo lớn nhất của Miến Điện trong thế kỷ 19-20.
    Những ai đã có dịp viếng thăm Miến Điện đều nhận thấy rằng đây là xứ sở của Phật Giáo Tiểu Thừa hết sức phong phú và được xem như là quốc giáo. Đâu đâu người ta cũng thấy các bảo tháp Phật Giáo được xây cất khắp mọi nơi, trên những ngọn đồi nhỏ, trên các đỉnh núi cao, ở các vùng sông hồ và biển. Có lẽ người dân Miến Điện tin vào công đức cúng dường Tam Bảo mỗi khi họ hoàn thành được một ngôi bảo tháp trong kiếp sống hiện tại.
    Mandalay, nơi Đức Phật đặt chân đếnTrang kinh khắc trên bia đá trong Kuthodaw Pagoda. (Hình: ATNT Tours & Travel)
    Mindon Min lên ngôi vua lúc ông đã 45 tuổi, ông trị vì Miến Điện trong suốt 25 năm từ năm 1858 đến 1883. Ông là một nhà vua có đời sống hoàng gia rất sung túc, ông có đến bốn hoàng hậu và bốn mươi chín thứ phi. Về con cái, ông có bốn mươi hoàng tử và hơn sáu mươi công chúa. Nhưng đặc biệt, vua Mindon rất tôn sùng đạo Phật.
    Ông là người có công rất lớn khi biến thành phố Mandalay thành “một trang kinh” khổng lồ trong cuốn kinh điển Phật Giáo Miến Điện vĩ đại.
    Cũng giống như tất cả những thành phố khác trong xứ Miến, trong mọi ngõ ngách thành phố Mandalay đâu đâu cũng là chùa, là bảo tháp. Nhưng nổi bật nhất là ở Madalay Hill và Sagaing Hill, đây là hai ngọn đồi rất đẹp với vô số những bảo tháp tường trắng, đỉnh tháp vàng nhọn in trên nền rừng xanh lá với ánh nắng chói chan của mùa hè hoặc màu mây trắng xám của mùa mưa.
    Chung quanh thành phố, các di tích lịch sử như các bảo tháp Kuthodaw và Mahamuni Pagoda, tu viện Golden Palace Monastery, hay cung điện Mandalay Palace cộng thêm những con phố điêu khắc tượng Phật đã biến Mandalay thành “một trang kinh khổng lồ” trong cuốn sách kinh điển của Phật Giáo Miến Điện. Các di tích này như là những “chữ biếc” tuyệt vời nằm giữa “trang kinh thơm Mandalay.”
    Mandalay, nơi Đức Phật đặt chân đếnUmin Thonse Pagoda Sagaing Hill tại Mandalay. (Hình: ATNT Tours & Travel)
    Mỗi một di tích vừa là một nghệ thuật kiến trúc, vừa là một di tích văn hóa lịch sử Phật Giáo được vua Mindon đích thân sáng tác chăm lo. Có đến Mandalay dừng chân thưởng ngoạn di tích Kuthodaw Pagoda, lữ khách mới thấy được nét đẹp “chữ biếc giữa trang kinh Mandalay” thấm đậm dần vào tâm tư sâu lắng của mình.
    Kuthodaw Pagoda ở chân đồi Mandalay Hill là một ngôi chùa bảo tháp Phật Giáo được vua Mindon Min cho xây dựng cùng một lúc với thành phố Mandalay năm 1857.

    Bảo tháp Kuthodaw cao 57 mét và dưới chân bảo tháp có 729 bia đá vây quanh, mỗi bia đá được đục khắc các trang kinh của bộ kinh Phật Giáo Tiểu Thừa. Một mặt bia được khắc bằng ngôn ngữ Miến Điện, một mặt khác của bia được khắc bằng chữ Phạn. Đây là những “thạch bia kinh/ kinh điển khắc trên bia đá” lớn nhất thế giới.
    Bộ kinh này có tất cả 729 trang kinh, nghĩa là có 729 bia kinh được dựng lên và mỗi bia kinh đều được đặt trong một “đình nhỏ” che chở nhằm bảo tồn với khí hậu mưa nắng của thế gian. Đình nhỏ này có bốn cửa ra vào bốn bên để bất cứ ai cũng có thể ra vào đọc những dòng kinh khắc viết trên bia đá. Tuy nhiên, ngày nay người ta đã cho làm các song cửa sắt, giảm bớt sự ra vào của tín đồ.
    Thâm ý của vua Mindon Min muốn kéo dài thời gian hiện hữu của kinh điển Phật Giáo Miến Điện cho hậu thế. Cũng có thể nhà vua không muốn tạo lòng tham cho những người phương Bắc (Trung Hoa) thường hay đến đánh chiếm hay phá hủy đi kinh điển Phật Giáo của xứ sở ông như đã từng xảy ra trong lịch sử.
    Mandalay, nơi Đức Phật đặt chân đếnMandalay Mahamuni Pagoda, thánh tích Phật Giáo thứ hai Miến Điện tại Mandalay. (Hình: ATNT Tours & Travel)
    Sự mộ đạo của nhà vua đã khiến ông tạo ra một số công trình cho Phật Giáo Miến Điện vào giữa thế kỷ 19. Công trình “Thạch Bia Kinh” to lớn này phải mất đến tám năm mới hoàn thành và đã làm kinh ngạc mọi người. Năm 1993, UNESCO chọn Kuthodaw Pagoda là một di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ.
    Năm 1871, vua Mindon Min là người đã tổ chức triệu tập hội nghị Phật Giáo Tiểu Thừa Miến Điện lần thứ năm tại Mandalay. Cũng trong năm này, nhà vua còn “cúng dường Phật pháp” bằng cách cho trùng tu lại Đại Kim Tháp (Shwedagon Pagoda) tại Yangon thành một bảo tháp mới, có mạ vàng và nạm thêm đá quý kim cương trên đỉnh và Đại Kim Tháp này cao gần 105 mét.
    Nhà vua mất năm 1878, thọ 70 tuổi. Ông là một nhà vua vào cuối thế kỷ 19 và được người dân Miến Điện kính trọng. Người con lên kế vị là vua Thibaw. Tuy nhiên, vua Thibaw là một vị vua tầm thường đã để đế quốc Anh thôn tính Miến Điện vào năm 1885. Chế độ vương triều Miến Điện cáo chung từ đó.
    Trong tác phẩm “Con Đường Mây Trắng” do nhà văn Nguyễn Tường Bách biên dịch của tác giả Anagarika Govinda có một chương nói về sự tái sinh “U Khanti: Nhà Tiên Tri Trên Núi Mandalay,” câu chuyện nói về một nhân vật ẩn tu tạm gọi là (Mr.) U Khanti. Sau khi đế quốc Anh chiếm đóng Miến Điện, khu vực Mandalay Hill bị bỏ hoang phế, không còn con người lui tới vì giặc giã cướp bóc đầy dẫy nơi đây.
    Mandalay, nơi Đức Phật đặt chân đến
    Con phố chuyên đục khắc các tượng Phật tại Mandalay.
    Nhưng, bỗng một ngày người ta thấy có một người lạ mặt không ngại sự hiểm nguy cướp bóc, ông đã đến ẩn tu tại đây và bỏ hết công lao tâm sức trùng tu lại công trình Kuthodaw Pagoda của vua Mindon Min lúc đó đã bị hư hại xuống cấp trầm trọng. Người ẩn tu U Khanti đã thành công trong việc bảo tồn kho tàng “729 trang bia đá kinh” của Kuthodaw Pagoda.
    Người ta cho rằng ông chính là “người tái sinh” của vua Mindon Min, nhà vua trở lại thế gian để hoàn tất công trình mà kiếp trước ông vẫn chưa hoàn tất. Câu chuyện quả thực hết sức linh động trong đời sống tâm thức dành cho những ai tin vào kiếp sống luân hồi.
    Những người như nhà ẩn tu U Khanti, không biết còn được bao nhiêu người ở thế kỷ 21 này. Viếng thăm các ngôi đền chùa ở Miến Điện nói chung, nhìn các Phật tử thành tâm tụng kinh lễ Phật trong sự trang nghiêm làm tôi chợt nhớ đến một thánh địa Phật Giáo bên xứ Ấn

    Sunday, May 7, 2017



    NICHOLAS BARBER * NHỮNG LỜI TIÊN TRI ĐÚNG

    Những lời tiên tri nói đúng tương lai từ 40 năm trước

    • 8 tháng 12 2016

    Network 
    Bản quyền hình ảnh Alamy
    Image caption Peter Finch vào vai một người dẫn chương trình tin thời sự kỳ cựu, khi đang lên sóng đã tuyên bố sẽ tự sát trong buổi lên hình cuối cùng của mình


    Khi Network lên sóng vào 40 năm trước, áp-phích quảng cáo của phim này cảnh báo khán giả hãy sẵn sàng cho một 'tác phẩm điện ảnh ngông cuồng'.
    Kịch bản phim được viết bởi Paddy Chayevsky và do Sidney Lumet làm đạo diễn. Cả hai đều nổi tiếng với các tác phẩm truyền hình trong thập niên 1950, và cả hai đều tin rằng ngành điện ảnh cũng như nhân loại đang ngày càng xuống cấp kể từ đó.
    Network là lời phản đối mạnh mẽ của họ. Nó là một bộ hài kịch đen xuất sắc, mang về bốn giải Oscar và được đề cử cho hai giải Oscar khác.
    Vào năm 2006, kịch bản phim của Chayevsky được tổ chức Writer Guilds of America chọn là một trong 10 kịch bản xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh. Năm ngoái, bộ phim đứng thứ 73 trên danh sách 100 phim xuất sắc nhất của điện ảnh Hoa Kỳ trong cuộc khảo sát của BBC Culture.
    Thế nhưng nó có thực sự 'ngông cuồng' không? Ta dễ dàng nhận thấy cái nhìn bi quan của Chayevsky và Lumet là sự bỉ ổi và vô trách nhiệm của truyền hình thật đáng kinh ngạc. Tuy nhiên ngày nay, khi ta xem lại Network, những điều đó dường như không còn chút ngông cuồng nào.
    Những dự đoán trong bộ phim chính xác đến nỗi ngay cả những sự tưởng tượng trào phúng nhất cũng trở nên rất quen thuộc trong thế giới ngày nay.
    Bộ phim mở màn với Howard Beale (do Peter Finch thủ vai - ông đã qua đời ngay sau khi bộ phim đóng máy, và đã được một giải Oscar dành cho người quá cố), một người dẫn chương trình kỳ cựu tại một đài truyền hình hư cấu đóng tại New York có tên UBS.
    Khi ông bị cho nghỉ việc, chỉ được báo trước hai tuần, do chương trình bị khán giả đánh giá là đi xuống, ông đã thông báo ngay trên sóng truyền hình về ý định tự sát. Thế nhưng các nhà sản xuất chương trình quá bận tán gẫu với nhau nên không để ý.
    Beale sau đó định thần lại và quyết định không tự sát nữa. Thế nhưng ông sẽ nói ra tất cả những gì mình nghĩ. Điều này làm cho khán giả trở nên thích thú.
    Thay vì sa thải ông, đài UBS sau đó gắn cho ông biệt hiệu 'nhà tiên tri điên rồ trên sóng truyền hình' và khuyến khích ông nói ra tất cả những điều khiến mình bức xúc trong chương trình.
    Max Schumacher (do William Holden đóng), chủ tịch của bộ phận tin thời sự của hãng truyền hình, cảm thấy phiền lòng khi hội chứng suy nhược thần kinh của Howard lại bị lợi dụng để tăng độ hút khách.

    Network 
    Bản quyền hình ảnh Alamy
    Image caption Faye Dunaway đảm nhận vai diễn nhà sản xuất đầy tham vọng Diana Christiansen, người không từ thủ đoạn nào miễn đạt mục tiêu tăng điểm xếp hạng cho các chương trình phát sóng

    Tuy nhiên một nhà sản xuất nhiều tham vọng, Diana Christiansen (Faye Dunaway thủ vai), đã đưa ra một định dạng chương trình mới cho Beale - một nửa thời sự, một nửa tạp kỹ - nhằm cạnh tranh với Sybil the Soothsayer - người dự đoán tin tức của tối hôm sau, và Miss Mata Hari, người chuyên dẫn chương trình tán gẫu.
    Christiansen cho rằng Howard có thể không thực sự thông minh hay thậm chí bình thường, thế nhưng ông "nói lên sự bức xúc chung của số đông". Câu nói cửa miệng của nhân vật này hiện xếp vị trí thứ 19 trong những câu nói nổi tiếng nhất trong phim ảnh do American Film Institute bình chọn: "Tôi đang tức muốn điên, và tôi không chịu nổi nữa!"
    'Như lời tiên tri'
    "Một phần tư thế kỷ sau", bộ phim "giống như một lời tiên tri", Roger Ebert viết trên tờ Chicago Sun-Times năm 2000.
    "Khi Chayevsky tạo ra nhân vật Howard Beale, có lẽ nào ông đã hình dung ra Jerry Springer, Howard Stern và World Wrestling Federation?"
    16 năm sau đó, thật khó để không tự hỏi rằng liệu Chayevsky khi đó có đang tưởng tượng ra ngành truyền thông của ngày nay hoặc những chính trị gia thuyết phục cử tri bằng cách 'nói lên nỗi bức xúc chung' không khác gì Howard? Chayevsky và Lumet có lẽ có nhiều điểm tương đồng với nhân vật Sybil - người dự đoán tương lai - hơn họ tưởng.
    Bộ phim cũng dự đoán chính xác những lĩnh vực khác. Sau khi Howard lên sóng truyền hình để khẳng định rằng các doanh nghiệp Mỹ phải do người Mỹ sở hữu, ông bị chủ đài truyền hình, Arthur Jensen (Ned Beatty đóng), gọi lên phòng họp để nghe thuyết giảng về chủ nghĩa tư bản. "Ông là một ông già suy nghĩ bó buộc trong phạm vi đất nước và dân tộc," Jensen nói.
    "Không có cái gọi là đất nước hay dân tộc... Chỉ có IBM, ITT, AT&T, DuPont, Dow, Union Carbide và Exxon. Đó là những quốc gia trên thế giới ngày nay. Cả thế giới là một tập hợp những tập đoàn."
    Có ngông cuồng hay không? Hoàn toàn ngược lại. Đến năm 2016, phân tích kinh tế của Beatty không gây ra phản ứng nào khác ngoài một cú gật đầu. "Thật đáng buồn nhưng đó là sự thật."
    Thế nhưng nhân vật Howard không phải là điểm nhấn cho giá trị tiên tri của Network. Bên cạnh nhân vật chính, Diana còn có một chương trình phụ với tên gọi Giờ Mao Trạch Đông.

    Network 
    Bản quyền hình ảnh Alamy

    Đây là môt loạt phim truyền hình dài tập chiếu mỗi tuần về Quân đội Giải phóng Thế giới (Ecumenical Liberation Army - ELA) - một nhóm quân nổi dậy. Chương trình này sử dụng cả những hình ảnh thật về tội ác của lực lượng ELA. Nói một cách ngắn gọn, Dinana đã phát minh ra truyền hình thực tế của thời hiện đại.
    Đi trước thời đại?
    Diana đã nghĩ ra ý tưởng này khi nhìn thấy một cảnh cướp ngân hàng của ELA do chính những kẻ cướp ghi lại.
    Ban đầu, cô ngạc nhiên: "Bọn chúng tự quay đoạn phim này khi đang cướp ngân hàng sao?"
    Ngày nay, chẳng có kẻ khủng bố nào thèm gây tội ác mà không ghi hình lại. Có đài truyền hình hay trang mạng xã hội nào mà không muốn đăng tải những hình ảnh đó.
    Ý tưởng biến các đoạn video ghi lại những hành động tội ác thành loạt phim truyền hình hàng tuần nghe có vẻ điên rồ vào thời đó. Thế nhưng điều đó không ngăn American Crime Story: The People v OJ Simpson thắng bốn Giải Emmy. Network xây dựng hình ảnh Diana như là một người vô đạo đức, đầy tham vọng. Thế nhưng trên thực tế, nhân vật này là người đi trước thời đại.
    Thực vậy, nếu nhiều nhân vật trong Network đã đi từ 'ngông cuồng' sang 'bình thường' trong 40 năm qua, thì Diana đã đi xa hơn. Cô đã trở thành người hùng của bộ phim.
    Quả thực là cô sẵn sàng trục lợi từ vấn đề tâm lý của Howard và khi ông lại bị khán giả đánh giá thấp trở lại, cô không phản đối kế hoạch ám sát ông. Thế nhưng không ai là hoàn hảo.
    Được thể hiện với vẻ tự tin hoạt bát qua diễn xuất của gương mặt xinh đẹp Dunaway, nhân vật Diana mạnh mẽ, thành thật, cởi mở về khuynh hướng tình dục của mình, và đam mê nghề nghiệp. Đó là một người phụ nữ có sự nghiệp trong thời thập niên 1970.
    Chỉ có chút đáng tiếc là thay vì có một người như Cary Grant hay Alec Baldwin để đối đáp thì cô lại có chỉ có Max, một kẻ huênh hoang và ghét phụ nữ, cho nên người xem sẽ luôn thấy dễ chịu hơn khi cô xuất hiện trên màn ảnh cùng với một đầu mối liên lạc khét tiếng của mình tại ELA, một du kích cộng sản có tên Laureen Hobbs (do Marlene Warfield thủ vai).
    Chúng ta có thể trở nên rầu rĩ khi xem Network ngày nay, bởi vì nó lột tả những thay đổi trong truyền thông, và đó là những thay đổi theo hướng xấu đi.
    Thế nhưng chúng ta cũng có thể thấy khía cạnh lạc quan của bộ phim mỗi khi xem cảnh Diana đưa ra các sáng kiến mới, phá vỡ những lối mòn và vượt lên trên những người đàn ông lớn tuổi khác muốn cản bước mình.
    Lumet và Chayevsky có lẽ không nhìn thấy bộ phim theo hướng đó, thế nhưng nếu ngày nay có nhiều phụ nữ như Diana trong ngành truyền thông hơn hồi năm 1976, có lẽ đó là một sự thay đổi theo hướng tốt hơn.
    Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
     http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-38229720

    KELLY GROVIER * TÁM TỪ KỲ DIỆU

    Tám từ kỳ diệu làm thay đổi thế giới

    • 6 tháng 5 2017
    Tom McShaneBản quyền hình ảnh Tom McShane

    Qua nguồn gốc của những từ này, người ta nhận ra thế giới đã thay đổi ra sao khi con người sáng chế ra cách diễn đạt và ý nghĩa các từ đó.
    Mỗi từ chứa đựng một câu chuyện, một lịch sử bí mật. Đằng sau những âm tiết ta sử dụng hàng ngày ẩn chứa vô số câu chuyện đã bị lãng quên.
    "Nếu bạn biết nguồn gốc của một từ," học giả Isidore người vùng Seville hồi thế kỷ thứ Sáu nói, "mọi thứ có thể được hiểu rõ ràng hơn."
    Trong khi hầu hết các từ vô tư được đưa vào sử dụng mà không ai để ý và không còn lại chút dấu vết nào trên hành trình đó, có những sáng tạo từ vựng cao cấp đã được ghi nhận đầy đủ ngày tháng chính xác đầu tiên chúng được phát biểu và tạo ra.
    Có những từ đơn giản chỉ là phát kiến bất chợt trong tâm trí trẻ thơ của ai đó nay đã bị quên lãng theo chiều dài thời gian. Nhưng một số khác là sự phối hợp của những nhà tiên phong văn hóa, những người đã chủ động định hình cách thế hệ tương lai suy nghĩ và biểu đạt.
    Điều thú vị là khi giải mã tiểu sử một từ, chúng ta lại giải mã cả tiểu sử của những người đã tạo ra chúng cũng như thời đại người đó sống. Tám từ ngữ thú vị sau đây đã thay đổi cách chúng ta suy nghĩ, nhìn, lắng nghe, khám phá và tồn tại trong thế giới quanh mình:

    Twitter

    Tom McShane 
    Bản quyền hình ảnh Tom McShane

    Mạng xã hội có lẽ sẽ bớt phần sôi nổi nếu không có biểu tượng chú chim đang hót của Twitter: biểu tượng màu xanh của chú chim nổi bật bay giữa không trung trong tiếng líu lo.
    Nhưng ai là người đầu tiên đã tưởng tượng ra âm tiết để bắt chước giữa tiếng của loài có lông vũ và ngôn ngữ của loài người?
    'Twitter' (hay 'twiterith' như nó lần đầu tiên được tạo ra vào cuối Thế kỷ 14), lần đầu tiên tuôn ra từ đầu ngọn bút của Geoffrey Chaucer trong bản dịch "Sự an ủi của triết học" (Consolation of Philosophy) của nhà triết học Boethius từ thế kỷ thứ Sáu.
    Xuất hiện trước cả hai từ "chirp" (ríu rít) và "warble" (líu lo) khoảng một thế kỷ, 'twitter' là một trong 2.200 từ mới mà nhà thơ thời Trung cổ này đã lần đầu tiên đưa vào sử dụng. Đây cũng là tác giả đã viết bài thơ "Nghị hội của đám đông" (Parlement of Foules) và điều này dường như cũng hoàn toàn phù hợp.

    Serendipity - Khả năng tình cờ gặp vận may

    Tom McShane 
    Bản quyền hình ảnh Tom McShane

    Trước năm 1754, nếu ai đó muốn diễn tả "việc ngẫu nhiên khám phá ra được điều gì đó", người đó sẽ phải nhúng đầu bút vào lọ mực vài lần để có thể diễn đạt đầy đủ dòng cảm xúc dài dòng.
    Sau đó bất thần, vào thứ Ba ngày 28/1, nhà văn người Anh Horace Walpole, trong khi viết thư, đã dành tặng cho thế giới một từ vựng tinh tế: "serendipity" (tình cờ).
    Walople nói sáng tạo trữ tình của ông dựa vào một truyện cổ tích Ba Tư, có tên "Ba hoàng tử của vùng Serendip", mà ông cho rằng "luôn luôn có phát hiện mới bằng sự tài trí và ngẫu nhiên". Chỉ có điều, thứ mà Walpole nhớ nhầm là ý chính của câu chuyện (trong truyện các hoàng tử thất bại khi tìm kiếm dù đã nỗ lực rất nhiều), dù rằng cũng không ảnh hưởng gì lắm; "serendipity" ở đây vẫn có nghĩa là một sự tình cờ vui vẻ.
    Đây không chỉ là sáng tạo bất thường duy nhất của Walpole.
    "Betweenity" (giữa) một từ duyên dáng hơn từ đồng nghĩa của nó, "intermediateness" (sự trung gian) cũng có đem lại cảm xúc tương tự như người anh em "serendipity" của nó mang lại.

    Panorama - Ảnh rộng

    Tom McShane 
    Bản quyền hình ảnh Tom McShane

    Một số từ có vẻ như rung lên với tinh thần từ ý nghĩa mà nó diễn đạt. "Panorama" là một trong những từ như vậy, vần điệu của nó có vẻ rất hài hòa với tầm nhìn cao rộng mênh mông, những đường chân trời bất tận, và tầm nhìn không bị giới hạn, đúng với nghĩa mà nó thể hiện.
    Từ này (vốn có nghĩa là "nhìn thấy tất cả") có lẽ đã xuất hiện trong từ điển khoảng năm 1789, một năm trùng hợp với sự sụp đổ của một phong trào văn hóa nổi tiếng, cuộc phá ngục Bastille ở Paris, và có vẻ như hoàn toàn phù hợp với cảm giác giải phóng của tầm nhìn xa rộng.
    Mỉa mai thay, sau đó, khi người ta phát hiện ra từ này ban đầu lại gắn với một trải nghiệm hoàn toàn bị giam hãm: một bức tranh hình trụ giam cầm khán giả của nó - một thiết bị hình ảnh trong nhà do nghệ sĩ người Irish tên Robert Barker nghĩ ra.

    Visualise - Hình dung

    Tom McShane 
    Bản quyền hình ảnh Tom McShane

    Rất khó tin để nghĩ rằng không có ai từng "hình dung" bất cứ gì trước năm 1817, nhưng đó là năm mà nhà thơ trữ tình và nhà phê bình tên là Samuel Taylor Coleridge đã tạo ra từ này trong lời tự thú triết học của ông có tên Biographia Literaria (Phác thảo chân dung văn học đời tôi) (một thế kỷ trước khi từ "envision" được ra đời).
    Nhìn lại, từ này phù hợp với một người viết mà tâm nhãn của ông bị ám ảnh bởi những hình ảnh ma mị như chiếc tàu ma trong trường ca "Màn sương mù của người thủy thủ cổ", và bởi "những ánh mắt sáng chói" và "mái tóc bồng bềnh" đã kết thúc lời thơ tiên tri của ông ở bài thơ Kubla Khan trong sự bất an, đó cũng là những thứ để gọi tên những vật thể ta thấy được không phải bằng mắt thường.
    Cả cuộc đời bị hành hạ bởi vật chất và những vật thể vô hình, không có gì ngạc nhiên khi Coleridge đem đến cho tiếng Anh nhiều từ mới mô tả những khía cạnh tối tăm của trải nghiệm, như các từ "psychosomatic"(tâm linh), và "pessimism" (chủ nghĩa bi quan).

    Trí tuệ hóa - Intellectualise

    Tom McShane 
    Bản quyền hình ảnh Tom McShane

    Coleridge cũng nổi tiếng vì đã sáng tạo ra một động từ nữa, là từ "intellectualise" (Trí tuệ hóa) - có nghĩa là chuyển một vật thể vật chất thành một sản phẩm trí tuệ.
    Trong khi rõ ràng ông cũng là tác giả tạo ra một cụm từ với nghĩa hoàn toàn trái ngược, một từ ít được sử dụng là "thingify" (vật thể hóa) (có nghĩa là chuyển một ý nghĩ thành đồ vật) - trong thực tế từ "trí tuệ hóa" có lẽ thuộc về một cảm hứng nhưng đồng thời cũng tối nghĩa từ một nhà thơ trữ tình: đó là kẻ lãng du bí ẩn thế kỷ 18 nổi tiếng với biệt danh "Walking Stewart" được vinh danh là người đã đi bộ qua phần lớn của thế giới được loài người biết đến thời đó nhiều hơn bất cứ ai.
    Trong suốt hàng chục năm ông đi lang thang qua Ấn Độ, Châu Phi và Châu u, Stewart phát triển một triết lý kỳ dị với khái niệm trung tâm là tâm trí và cơ thể là dòng chảy liên tục giữa một thế giới được trí tuệ hóa không ngừng và một tinh thần được vật chất hóa không ngừng.

    Quan liêu - Bureaucracy

    Tom McShane 
    Bản quyền hình ảnh Tom McShane

    Người kể chuyện đi lang thang trong ca khúc "Big Rock Candy Mountain" của Harry McClintock năm 1928 mơ được chạm đến thiên đường an nhiên, nơi "người ta treo cổ một kẻ lập dị, kẻ đã nghĩ ra việc làm".
    Lịch sử không nhớ đến tên của "kẻ lập dị" đó, nhưng chúng ta biết danh tính của nhà kinh tế Pháp đã sáng chế ra một từ cũng mệt mỏi gần như tương tự: đó là từ "bureaucracy" [sự quan liêu].
    Năm 1818, Jean Claude Marie Vincent de Gournay kết nối một từ tiếng Pháp với nghĩa bàn giấy (bureau) với một hậu tố từ tiếng Hy lạp có nghĩa "sức mạnh của" (-cracy) để đặt tên cho tình trạng trì trệ bắt đầu kìm siết xã hội.
    Là người đã tạo ra một từ chỉ các hoạt động của chính phủ áp đặt những luật lệ tẻ nhạt lên hành vi của từng cá nhân, Gournay có lẽ là người cuối cùng mà chúng ta trông đợi sẽ chế tạo ra một cụm từ có nghĩa "hãy để mọi người làm thứ họ nghĩ là tốt nhất", đó là từ : laissez-faire.

    Nhiếp ảnh - Photograph

    Tom McShane 
    Bản quyền hình ảnh Tom McShane

    Thật kỳ lạ khi nghĩ đến một trong những thứ có cái tên có vẻ ổn định nhất mà chúng ta gắn cho những vật thể xung quanh mình chỉ mới được chấp nhận một cách từ từ và qua quá trình tự chọn lọc.
    Đề xuất của nhà thiên văn học và nhà sáng chế, Ngài John Herschel, năm 1839 về từ "photograph" [nhiếp ảnh] đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trước khi trở thành một từ ổn định vĩnh viễn trong hệ thống từ vựng của thế giới.
    Nếu lịch sử rẽ qua một hướng khác, những từ bạn được sử dụng có thể là nhắc nhở bạn không gửi đủ "bản in mặt trời" (sun-print) hay "photogenes". Một đối thủ của từ này là "heliograph", vốn từng vượt mặt từ "photograph" trong một thế hệ, khiến đề xuất của Herschel phải chạy đua để chứng tỏ sự ưu việt hơn hẳn.

    Người không có khả năng - Muggle

    Tom McShane 
    Bản quyền hình ảnh Tom McShane

    Đàn ông không phải là giới độc quyền trong việc tạo ra những từ ấn tượng, tuy nhiên những nhà sáng chế từ vựng nữ lại ít khi được tôn vinh.
    Đóng góp của họ với nền văn hóa thường bị gạt ra bên lề, vậy bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng từ điển tiếng Anh Oxford đã ghi nhận các nữ văn sỹ là những người đầu tiên sử dụng các từ như "outsider" [kẻ ngoài cuộc] (Jane Austen năm 1800) và "angst" (du nhập từ tiếng Đức bởi George Eliot năm 1849).
    Và vào thời đại của chúng ta, một lần nữa một nữ tiểu thuyết gia được ghi nhận là người có khả năng thiên phú với quyền lực khởi xướng và là người muốn mọi thứ theo cách của pháp thuật.
    J K Rowling đã chế tạo ra từ "muggle" trong tác phẩm bà viết năm 1997 có tên "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" để mô tả sự thiếu vắng chết người của những kỹ năng siêu tự nhiên, nhắc nhở về sự kỳ diệu truyền kỳ của từ vựng - mô tả những người có và những người không có khả năng gì đó.
    Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
     http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-39774153

    PHÁTMINH MỚI ĂN ĐƯỢC

    Phát minh mới lạ: Túi ăn được




    0:00:22 /0:02:01



    Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa ngày càng nghiêm trọng . Nhu cầu tiêu thụ nhựa toàn cầu đã tăng từ khoảng 5 triệu tấn/năm trong những năm 1950 lên đến hơn 110 triệu tấn trong năm 2009. Nhựa là vật liệu cứng, và có thể phải mất đến 1000 năm để phân huỷ. Ngay cả khi nó phân huỷ, nó có thể biến thành những hạt vi nhựa độc hại trong dạ dày và cơ thể của động vật mà chúng ta ăn . Nhưng một công ty Anh đã tạo ra một sản phẩm mới có thể giúp giải quyết vấn đề này - một cái túi ăn được tên Ooho.
     http://www.voatiengviet.com/a/3840021.html


    GIÁO DỤC QUỐC GIA

    Giáo dục: Bao giờ được như…xưa?




    0:00:00 /0:04:57





    So sánh là khiên cưỡng vì thể chế chính trị khác nhau, tất yếu nền giáo dục cũng khác nhau. Tuy nhiên, hàng năm cứ vào cuối tháng 4, người miền Nam lại nhìn lại những năm hậu chiến với thời gian trước 1975 trong nỗi niềm luyến tiếc.
    Đến cuối tháng 4 này, miền Nam Việt Nam bước sang năm thứ 43 của hậu chiến. Nhìn lại chặng đường giáo dục của miền Nam trước và sau năm 1975, người ta dễ nhận ra có sự khác biệt quá xa trong 42 năm qua. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa thời trước là nhân bản, dân tộc, và khai phóng.
    Linh mục Phạm Trung Thành của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn nói rằng ông đã được hưởng một nền giáo dục khá toàn mỹ dưới thời Việt Nam Cộng Hòa:
    “Tôi lớn lên và trưởng thành ở miền nam Việt Nam trước năm 1975. Là một học sinh trung học của một trường công lập và rồi là một sinh viên, tôi đã được thừa hưởng một cái nền giáo dục, một hệ thống giáo dục và một bầu không khí giáo dục có thể nói là khá toàn mỹ”.
    Sau năm 1975 và kéo dài đến hôm nay, nền giáo dục vẫn loay hoay trong những kế hoạch thử nghiệm, mà mới nhất là tiếp tục kêu gọi góp ý về thay đổi chương trình giáo dục phổ thông. Từ thập niên đầu 90 đến nay, học trò đang bị buộc học quá nhiều ở lớp, và khi về nhà còn phải theo các lớp học thêm với những khoản chi phí, mà theo lời của phụ huynh Lê Thị Nhìn, nhiều lúc vượt khả năng của phụ huynh:
    “Chương trình học của mấy cháu tiểu học quá nhiều so với số tuổi của các cháu. Bởi vì học ở trong trường xong thì còn phải về học phụ đạo hoặc là học thêm tất cả các môn, chẳng hạn như Anh văn để không sợ thua với bạn bè. Ngoài chuyện học phí ra còn nhiều số tiền khác nữa, chẳng hạn như tiền học thêm rồi tiền phụ đạo, cảm thấy nhiều”.
    Chạy tiền để cho con cái được đi học là chuyện không hề xảy ra trước năm 1975, theo lời cựu giáo sư Trần Minh Quốc:
    “Nhớ thuở xưa, từ lúc tôi học lớp một cho tới lớp mười hai, tôi hoàn toàn không đóng một đồng xu nào cho nhà trường, hoàn toàn không đóng. Cái này nói thật. Không những không đóng tiền cho nhà trường, mà có những năm tôi được cấp học bổng, rồi học giỏi, rồi được phần thưởng, tập vở giấy bút này nọ phủ phê. Rồi khi lên đại học thì tốn kém rất ít. Riêng cái ngành Sư Phạm và Văn Khoa thì nói thiệt như các bạn biết là hoàn toàn không có đóng tiền. Giáo dục hoàn toàn miễn phí. Thật đáng ca ngợi, ưu việt mà ca ngợi trong một cái sự luyến tiếc...”.
    Học sinh hiện nay tất bật đến trường, rời trường để bước vào những lớp học thêm, lớp phụ đạo. Phụ huynh cũng tất bật đưa đón con cái. Khoảng nghỉ để lứa tuổi hoa niên hồn nhiên với những trò chơi như nhảy dây cũng ngày càng hiếm hoi.
    Cựu giáo sư Trần Minh Quốc bi quan nói rằng 42 niên học đi qua, nền giáo dục vẫn chưa có được sự yên ổn:
    “Và có thể nói trong suốt bốn mươi hai năm nay thì chưa từng ngày nào, tháng nào, năm nào nền giáo dục hiện hữu ổn định cả”.
    Sự không yên ổn ấy càng khiến người ta thương tiếc về một nền giáo dục đã mất.
    Linh mục Phạm Trung Thành ngậm ngùi tỏ bày lòng tri ân:
    “Xin cám ơn những con người đã hy sinh, những con người đã cố gắng để tạo dựng cho cái bầu khí của miền Nam Việt Nam trước năm bảy mươi lăm tốt đẹp. Nếu đem so sánh với các bạn trẻ ngày hôm nay, thì chúng tôi thấy rằng chúng tôi đã được sống trong một bầu không khí khá trong lành và thuận lợi cho việc phát triển học tập. Ngày hôm nay, có thể nói rằng thế hệ của chúng tôi tủi hổ và xin lỗi thế hệ các em, các cháu vì chúng tôi đã không tạo được một môi trường văn hóa-xã hội-giáo dục như thời chúng tôi đã được hưởng từ cha ông”.

    VIỆT CỘNG LƯU MANH

    Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bí thư thành ủy TPHCM Đinh La Thăng tại TPHCM hôm 13/1/2017.
    Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bí thư thành ủy TPHCM Đinh La Thăng tại TPHCM hôm 13/1/2017.
    AFP photo
    Hai nhân vật nổi lên hàng đầu trong những bài viết của các blogger trong tuần qua là ông Đinh La Thăng, đương kim ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, người thứ hai là Phan Sơn Hùng hành nghề tự do.
    Ông Thăng nổi lên vì đảng của ông công khai ra quyết định kỷ luật ông do những sai phạm khi ông quản lý kinh tế trước đây.
    Phan Sơn Hùng nổi lên nhờ một video anh ta quay cảnh đồng bọn của anh ta đánh đập ba người phụ nữ và tự tung lên mạng, xem như một chiến công trừng trị bọn phản động, từ thường hay đượ cơ quan tuyên giáo của đảng gán cho những người bất đồng chính kiến.
    Một trong ba nạn nhân là chị Lê Mỹ Hạnh, một người hoạt động xã hội vì môi trường.
    Chuyện ông Thăng
    Tác giả Bùi Quang Vơm từ nước ngoài có bài phân tích cho rằng ông Thăng bị kỷ luật là nằm trong một chiến dịch của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm tấn công cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người vốn bị dư luận chỉ trích là liên quan quá nhiều đến các vụ tham nhũng. Và theo tác giả thì ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công. Tuy nhiên tác giả viết tiếp:
    Ông vẫn giữ một đức tin không lay chuyển rằng, tham nhũng có nguồn gốc đạo đức, và chỉ cần cải tạo đạo đức là thủ tiêu được tham nhũng. Đạo đức là sản phẩm của giáo dục, trong khi tham nhũng là thuộc tính bản năng. Bằng giáo dục đạo đức, tham nhũng có thể giảm, nhưng chỉ buông lỏng giáo dục, tham nhũng bùng phát trở lại. Tham nhũng thực chất là ăn cắp.
    Cách thức này là cách gieo rắc lòng hận thù, cổ súy bạo lực trước hàng triệu người nếu không phải là hàng tỷ người trên khắp hành tinh.
    - Blogger Hiệu Minh
    Ông Bùi Quang Vơm cho rằng chỉ có thể chống tham nhũng bằng kiểm soát quyền lực bằng thể chế tam quyền phân lập mà thôi.
    Một tác giả khác là ông Lê Trọng Hiệp, viết trên trang Bauxite Việt Nam rằng ông Đinh La Thăng chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm của hệ thống xã hội chính trị hiện nay giống như nhiều ông khác mà thôi. Tác giả so ông Thăng với hai ông Nguyễn Thiện Nhân, và Nguyễn Bá Thanh.
    Nói tới sản phẩm thì phải nói tới tính “hàng loạt”, do đó chúng ta cần nhìn ra những mẫu số chung.
    Hơn một năm qua “Bí thư Đinh La Thăng” đã nổi lên như một hiện tượng với những “phát ngôn gây sốc”, “tác phong sâu sát với quần chúng” và “hành động quyết liệt” tại Sài Gòn, tuy nhiên ông Đinh không phải là “hiện tượng” riêng lẻ.
    Cũng nổi lên với phong cách này từng có Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Bá Thanh. Ông Nhân nay đã chìm, chỉ ngồi chơi xơi… nghị quyết, ông Thanh chết một cái chết thê thảm. Còn ông Thăng thì đang lo âu, không biết “mai này đời sẽ ra sao”.
    Ba người, mỗi người mỗi vẻ nhưng như là sản phẩm của cùng một hệ thống chính trị nên vẫn có những nét chung.
    Theo tác giả thì cả ba ông có 3 điểm chung, thứ nhất là có bằng tiến sĩ, thứ hai là đều làm việc mang tính phong trào, thứ ba là những ý tưởng chính trị mang tính dân túy.
    Ông Thăng thì nổi tiếng với những lời hô hào, sa thải cán bộ dưới quyền, ông Nhân cũng nổi tiếng về những câu nói không với tiêu cực khi ông ra làm bộ trưởng bộ giáo dục, còn ông Thanh thì từng hô hào bắt nhốt hết tham nhũng.
    Lê Trọng Hiệp phân tích rằng bằng tiến sĩ là do tính sính bằng cấp của các cán bộ, càng ít học và thiếu tự tin thì càng thích bằng cấp. Tính phong trào là vì hệ thống bị mất định hướng nên phải làm những chuyện vô ích lòe loạt. Còn tính dân túy là khai thác sự bất an, mê tín và tham lam của công chúng, để nói cho họ sướng tai.
    Sự an toàn cá nhân giữa một xã hội trật tự là điều mà luật pháp luôn duy trì và cơ quan công quyền phải bảo vệ.
    - Luật sư Lê Công Định
    Cũng cho là ông Trọng đã thắng ông Dũng cựu thủ tướng, trên bàn cờ chính trị, nhưng blogger Nguyễn Anh Tuấn lại giải thích là ông Trọng đã rút kinh nghiệm ở một kỳ họp trung ương trước đây, ông Dũng đã thắng thế nhờ chi phối được hơn 100 vị ủy viên trung ương, mặc dù bộ chính trị ở mức cao hơn đã quyết định kỷ luật ông Dũng. Bây giờ ông Trọng đã thay đổi luật chơi, không cho các ủy viên trung ương quyết định nữa nên phe ông Dũng thua, mà cụ thể là ông Thăng bị kỷ luật.
    Nhưng Nguyễn Anh Tuấn kết luận rằng những mưu mẹo như vậy chẳng ích lợi gì cho quốc kế dân sinh cả.
    Nhưng cũng có những cây viết tỏ ra có cảm tình với ông Thăng ông Dũng.
    Tác giả Trần Hồng Tâm cho rằng ông Thăng là một người có cá tính, mà đảng vốn không dung nạp những người có cá tính nên ông Thăng phải thất bại.
    Tác giả Duy Đức viết trên trang Bà Đầm Xòe rằng kỷ luật ông Thăng hiện nay không phải dễ vì ông chiếm được cảm tình của nhiều người.
    Cũng trên trang Bà Đầm Xòe, tác giả ký tên Sông Hồng lại từ chuyện ông Thăng, ông Dũng, và ông Trọng ngược chiều thời gian cả chục năm về trước đến với cuộc đối đầu giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang, mà tác giả gọi là anh em thù hận. Sông Hồng cho rằng ông Dũng không trả thù ai, còn lời tự thán của ông Trọng thì không thỏa đáng:
    Ông Trọng lẩy Kiều: “Nghĩ mình phận mỏng cách chuồn. Khuôn xanh có biết vuông tròn hay chăng?” Phận ông không mỏng, mà ngược lại rất dầy và sự thực thì đất không vuông mà trời cũng chẳng tròn.
    Chuyện giang hồ vặt Phan Sơn Hùng
    sonhung-400.jpg
    Phan Sơn Hùng, nghi can có liên quan đến vụ hành hung hội đồng 3 phụ nữ. Hình: facebook
    Giang hồ vặt là tên blogger Phạm Lê Vương Các đặt cho Phan Sơn Hùng, người tung video đánh đập ba người phủ nữ lên mạng. Vương Các viết là tay giang hồ vặt này đã khiêu khích giới chính trị, và làm cho cộng đồng tức giận vì hành vi của mình, vì vậy nếu sắp tới đây Hùng có đi tù thì là may mắn cho Hùng vì sẽ tránh được những cơn giận dữ.
    Nhưng dưới con mắt của luật sư Lê Công Định thì Phan Sơn Hùng phải bị pháp luật trừng phạt:
    Trách nhiệm của nhà cầm quyền là phải giữ gìn trật tự xã hội và an toàn cá nhân. Không ai, kể cả nhà nước, được quyền viện bất kỳ lẽ nào biện minh cho hành động tấn công dân thường một cách tự do mà không bị pháp luật trừng trị.
    Sự an toàn cá nhân giữa một xã hội trật tự là điều mà luật pháp luôn duy trì và cơ quan công quyền phải bảo vệ. Người dân nộp thuế để nhà nước bảo đảm điều đó, chẳng những không dung túng mà còn phải trừng trị mọi hành vi côn đồ như vậy. Đó chính là khế ước xã hội mặc nhiên.
    Quan điểm này được rất đông blogger, công dân mạng xã hội đồng tình.
    Blogger Hiệu Minh viết rằng Cho dù hành động trừng phạt trên dưới danh nghĩa nào thì việc đưa clip có hình ảnh tội ác, đánh đập dã man phụ nữ lên facebook là một việc không thể chấp nhận được. Cách thức này là cách gieo rắc lòng hận thù, cổ súy bạo lực trước hàng triệu người nếu không phải là hàng tỷ người trên khắp hành tinh.
    Tuy nhiên người ta nghi ngờ là kẻ thách thức luật pháp sẽ không bị trừng trị. Blogger Đoan Trang đặt câu hỏi tại sao khi bị công an mời làm việc Với một số người, đến cái máy nghe nhạc còn bị cướp, trong khi Phan Hùng vào đồn công an vẫn livestream được, lại được bảo vệ như yếu nhân?
    Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. Công lý phải được thực thi.
    - Luật sư Lê Công Định
    Sự nghi ngờ nằm ở những câu chuyện tương tự đã từng xảy ra đối những người hoạt động xã hội như chị Lê Mỹ Hạnh trước đây. Blogger Nguyễn Anh Tuấn phân tích những vụ như thế thường xảy ra làm ba bước, đầu tiên là nạn nhân bị hành hung, sau đó công an và truyền thông sẽ tạo nên những chứng cớ giả, và cuối cùng là nạn nhân sẽ trở thành kẻ có lỗi.
    Có vẻ như đã có xu hướng xem nạn nhân là kẻ có lỗi trên không gian mạng khi có không ít người ủng hộ Phan Sơn Hùng. Những người này cho rằng chị Lê Mỹ Hạnh từng bôi xấu đảng cộng sản Việt Nam.
    Nguyễn Trọng Hiền nhìn đám đông ủng hộ đó là một sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam, anh viết một cách chua xót:
    Tỏ vẻ thương người, tỏ vẻ hào hiệp, tỏ ra anh hùng nhưng cuối cùng sẵn sàng nhân danh những điều anh ta cho là cao đẹp, đúng đắn, để hãm hại, tấn công người khác quan điểm. Đám đông bên ngoài có cùng suy nghĩ ủng hộ anh ta.
    Chúc mừng nền giáo dục VN.
    Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu nhận xét rằng Chính quyền nên biết xấu hổ khi có loại người du côn vô học hành xử lưu manh vi phạm luật pháp để ra vẻ bảo vệ chính quyền!
    Kết
    Xin trích dẫn hai ý kiến kết luận về hai câu chuyện ông Thăng và Phan Sơn Hùng.
    Luật sư Lê Công Định kêu gọi mọi người ký tên tố cáo Phan Sơn Hùng ra pháp luật và viết rằng Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. Công lý phải được thực thi.
    Tác giả Bùi Quang Vơm kết luận chuyện ông Thăng rằng:
    Ông Thăng, ông Dũng và những gì trái lòng người không thể không bị phán xử. Cái phải đến đã đến và sẽ còn đến.
    Nhưng một cái tất đến khác, cái tất đến lớn hơn, là một nền dân chủ đích thực cho dân tộc Việt Nam cũng sẽ đến và thực sự đang đến. Bởi đơn giản là cái độc Đảng chuyên chế và cái sở hữu toàn dân là những cái không hợp quy luật tự nhiên và trái lòng người, sẽ tự nó biến mất

    Saturday, May 6, 2017


    VĂN MIẾU



    Văn Miếu xưa và nay

    RFA
    2017-04-26
    Văn Miếu - Quốc tử giám, Hà Nội.
    Văn Miếu - Quốc tử giám, Hà Nội.
    RFA photo

    Văn Miếu - Quốc tử giám là một quần thể di tích nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội. Đây chính là trường đại học đầu tiên của Việt Nam nên những ai theo con đường học vấn đều ít nhiều chú ý đến nơi này.
    Bạn Nguyễn Mạnh Cường - một sinh viên ngành ngân hàng mới ra trường chia sẻ về vai trò và ý nghĩa của Văn Miếu trong con mắt của bạn, một người trẻ hiện nay.
    “Mình biết có một hai dịp các bạn trẻ đến đây khá là nhiều. Thứ nhất là trước khi thi, trước kia có một truyền thuyết rằng nếu các sĩ tử tới đây xoa vào các đầu rùa là thi đỗ vào các trường đại học, nên các bạn trẻ hay đến đây để xoa đầu rùa, nhưng sau đó thì nhà nước đã rào lại. Còn dịp thứ 2 là dịp trước khi ra trường, có thể cấp 3 hoặc đại học, vì nơi đây cảnh đẹp nhiều nên các bạn tới đây để chụp kỷ yếu.
    Còn đối với nhà nghiên cứu Hán Nôm, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, thì ý nghĩa và vai trò của Văn Miếu đã có sự thay đổi theo năm tháng:
    “Văn Miếu ngày nay nó vẫn là một cái thiết chế nhưng nó có tính chất là di tích lịch sử và đã đem theo những nội dung mới . Ví dụ ngày xưa người ta nhất định là thờ kính Khổng Tử vân vân các thứ, nhưng mà bây giờ thêm một cái nội dung mới là bên cạnh việc thờ Khổng Tử ông tổ của đạo Nho thì người ta còn thờ những nhân vật khoa bảng, những danh nhân. Thì thêm những nội dung mới như vậy là cho thấy dù sao Văn Miếu vẫn còn tồn tại như là một vật thể văn hóa trong đời sống xã hội hiện nay
    Vừa qua nhiều địa phương tại Việt Nam rộ lên việc xây dựng công trình phỏng theo Văn Miếu ở Hà Nội; tuy nhiên sau khi hoàn thành các địa phương tỏ ra lúng túng không biết đưa vị nào vào thờ chính tại ‘Văn Miếu’ địa phương cuả họ. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện tiếp lời:
    Ở tỉnh Vĩnh Phúc người ta đầu tư xây dựng một cái Văn Miếu với kinh phí 271 tỷ đồng chẳng hạn , nhưng bây giờ xây xong rồi vẫn bỏ không ở đấy, vì không biết phải đưa những người nào để vào thờ. Nếu đưa Khổng Tử vào thì các nhà nghiên cứu, các học giả địa phương người ta cũng phản đối rồ . Hay tỉnh Hà Tĩnh xây đến 80 tỷ một cái Văn Miếu thì đến bây giờ vẫn bỏ không  Hay là Văn Miếu Sơn Tây nằm trên địa phận xã Đường Lâm cũng xây xong 4-5 năm nay rồi nhưng chưa vào hệ thống thờ cũng được, vì người ta không có lý do thuyết phục để đưa Khổng tử vào đó để thờ
    Vào thời Trần, Lê, Nho giáo rất thịnh hành nên việc thờ Khổng Tử đề cao tinh thần, tư tưởng của Đạo Nho là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, qua bao biến chuyển suốt chiều dài lịch sử, đến nay những người trẻ như bạn Nguyễn Mạnh Cường có cái nhìn về Nho giáo hoàn toàn khác xưa:
    Đạo khổng giáo được sinh ra là để duy trì trật tự xã hội trong thời kỳ phong kiến, trong khi chúng ta đang ở trong một xã hội hiện đại và có hướng đến dân chủ thì những giá trị về thứ tự trên dưới hay những quy tắc quan thần với cả vua chúa thì những cái đó có thể bỏ qua được, còn những giá trị về con người thi mình nghĩ nó vẫn đúng và vẫn có thể giữ được.”
    Chắt lọc những tinh hoa của quá khứ để góp phần xây dựng hiện tại và tương lai theo hướng tốt đẹp hơn là quan điểm mà cả những nhà nghiên cứu như tiến sỹ Diện và bạn trẻ Nguyễn Mạnh Cường cùng chia sẻ. Đối với Nho giáo, những đức tính “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” hay “tôn sư trọng đạo” vẫn còn giá trị hiện nay.
    Văn Miếu - Quốc Tử giám được xây dựng từ năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông để thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho. Bên cạnh đó còn có chức năng của một trường học hoàng gia mà người học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, về sau lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.
    Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý và đến đời vua Trần Thái Tông đã cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có học lực xuất sắc.
    Văn Miếu - Quốc Tử giám là một quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử tiêu biểu cho thời kỳ phong kiến, cũng là nơi đề cao học vấn và giá trị tư tưởng “tôn sư trọng đạo” của người Việt.

    NĂM XICH LÔ * CỘNG SẢN BÁN NƯỚC

    Trở về hiện tại

    Năm xích lô (Danlambao) - Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) ngoài miệng nói hòa hợp hòa giải dân tộc nhưng thực chất họ luôn nuôi dưỡng căm thù, phân biệt và thậm chí hành xử thô bạo theo kiểu "gian Hồ" (một từ mới rất hay của Tác giả Vũ Đông Hà) với những ai từng có quá khứ hoặc hiện nay và tương lai khác với cách nhìn về đường lối của họ. Đó mới nói là khác chớ chưa chống đối thì với những hành động đối kháng sẽ mường tượng thái độ của chế độ phi nhân này ra sao. Người viết vẫn luôn nhớ câu trong "Bình Ngô đại cáo" như một sự so sánh chế độ CS hiện nay với quân xâm lược phương Bắc. "Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?".

    Một xã hội cai trị dựa trên bạo lực để bảo vệ quyền lợi cho đảng phái hơn cả dân tộc thì người dân của đất nước đó không thể sống trong an bình. Ai có thể chứng minh lịch sử thế giới từ lúc có CS đến nay là họ đem hạnh phúc và ấm no cho người dân ngoài đảng viên của họ? Người viết khẳng định là không. Từ đó cho thấy chế độ CS phải bị đào thải ra ngoài xã hội loài người và điều đó đã diễn ra tại Âu châu, tiếc là vẫn còn tồn tại vài nước đếm trên đầu ngón của một bàn tay và đau hơn nữa là Việt Nam chúng ta nằm trong số đó. Chúng ta thấy gì khi CS còn tồn tại ít ỏi so với thế giới như một sinh vật lạ từ một hành tinh nào đó nhưng áp bức người dân một cách có hệ thống, theo suy nghĩ chưa tham khảo của người viết là một phần năm cư dân địa cầu. Có ít nhất hai nguyên nhân chủ yếu cho sự tồn tại của độc tài phi nhân CS ở những rơi rớt trên trái đất này. Đó là bị ảnh hưởng của Tàu và sự chậm tiến của đất nước.
    Có phải dân tộc chúng ta hèn nên chưa thoát ách độc tài toàn trị CS so với Âu châu? Không. Dân tộc chúng ta nhu nhược khi thấy đảng CSVN trong vai trò cầm quyền đất nước vẫn luôn quỳ lụy Trung cộng nhưng chẳng biết phải làm gì? Không. Người viết không nghĩ và coi như vậy là hèn kém, trong thế đấu tranh với ngụy quyền CS, nhân dân chúng ta nên và phải có cách nhìn cũng như nhận định sáng suốt cho mục tiêu của dân tộc. Nếu dân tộc chúng ta hèn thì ngày nay không có tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Lịch sử dựng và giữ nước trước ngoại xâm từ phương Bắc cả ngàn năm cho thấy ý chí của dân tộc chúng ta có lẽ hiếm dân tộc nào ngoài Do thái giữ được độc lập ý chí như dân Việt nhưng cũng chính từ bảo thủ đó cùng với ảnh hưởng của Khổng tử được chế độ CS khai thác triệt để dẫn đến tình trạng trì trệ đất nước với sự tồn tại của CS. "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu". Chữ hiếu trung đã bị hiểu sai và càng sai hơn nữa khi CS lợi dụng và khai thác biến tấu thành "Trung với đảng, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua". Người dân chúng ta chỉ trung thành tuyệt đối với Tổ quốc chớ không vì đảng phái, do đó câu trung với đảng chỉ có tính nội bộ chớ không thể cho một dân tộc.
    Những biểu hiện hèn kém của chế độ trong đối ngoại và tàn ác với người dân trong đối nội tuy là nỗi nhục chung của dân tộc, là điểm nhơ trong lịch sử dân tộc nhưng vấn đề hôm nay của chúng ta không phải là bàn hèn hay vinh của chế độ sẽ mất thời giờ và nó vẫn như cũ vì những gì chế độ gian ác này đã và đang làm đa số người dân chúng ta đã thấy. Chúng ta đừng rao giảng thế nào là dân chủ và tự do vì sẽ không thực tế và có tính lý thuyết so với hiện trạng đất nước khi nhu cầu người dân đòi hỏi phải có tính khả thi. Chúng ta hãy nói về những nhu cầu thực tế, vấn nạn và ưu tư của người dân đang bị chế độ lộng hành bất pháp. Khi nào chúng ta hiểu và chia xẻ nhu cầu cũng như đòi hỏi của người dân sống trong sự áp bức của chế độ, lúc đó mới mong thống hợp để tạo sức mạnh, là luồng gió mới có khả năng thay đổi thể chế và quan trọng là xây dựng một thể chế dân chủ cho đất nước hậu CS. Kể tội đảng CSVN là thứ yếu vì nó hiển hiện mỗi ngày và ai cũng cảm nhận hơn bốn chục năm qua, quan trọng là chúng ta làm được gì để giải thể đảng CSVN mới là suy nghĩ.
    Một đặc tính bảo thủ của người dân chúng ta cũng làm trì trệ tiến trình đấu tranh cho dân chủ của đất nước đó là địa phương cục bộ. Từ xưa đã có câu "Luật vua thua lệ làng" đã bảo vệ sự thôn tính từ bên ngoài nhưng lại ít nhiều gây khó cho sự kết nối thành sức mạnh tổng hợp để giải quyết chế độ hiện nay. Chúng ta hãy đặt trọng tâm về đất nước là làm sao giải thể đảng CSVN, từ đó mới hy vọng thiết lập tự do dân chủ cho đất nước chớ đừng bàn là nên chống cộng hay chống Tàu vế nào nên đi trước? Chống Tàu xâm lược là một chuyện phải làm nhưng thế giới này có khả năng thay đổi hay giúp gì cho nhu cầu đất nước chúng ta? Thực tế nhất là giải thể đảng CSVN là trách nhiệm của dân tộc, khi đảng CSVN bị tan rã thì đương nhiên ảnh hưởng của Tàu không còn giá trị.
    Có những điều đơn giản và thực tế trong tầm mắt của chúng ta nhưng tâm lý con người mãi nhìn những gì cuối chân trời. Chúng ta hãy trở về với thực tế, đừng trách tiền nhân và cũng đừng trách người dân sao thờ ơ. Hãy bỏ qua những tự ti mặc cảm để can đảm nhận lãnh trách nhiệm trước tiền nhân. Vấn đề nằm trong chúng ta! Bạn hãy suy nghĩ đi, đó là điều người viết muốn nói "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông!".
    07.05.2017


    NGƯỜI BUÔN GIÓ NÓI VỀ TRỊNH XUÂN THANH

    Blogger Người Buôn Gió nói về ông Trịnh Xuân Thanh

    • 5 tháng 5 2017
    "Tôi không chọn ông Trịnh Xuân Thanh mà ông Trịnh Xuân Thanh chọn tôi, tức là ông có một niềm tin với tôi," ông Bùi Thanh Hiếu hay blogger Người Buôn Gió nói với Quốc Phương của BBC trong một cuộc phỏng vấn tại Berlin, bên lề một Hội thảo về Di dân Việt Nam tại CHLB Đức.
    Ông Bùi Thanh Hiếu, sinh năm 1972, người đang cư trú tại Berlin, nói ông viết các bài vở trên blog của mình về vụ việc liên quan ông Trịnh Xuân Thanh, không trên cơ sở của bất cứ 'điều kiện' nào.
    Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên lãnh đạo một công ty thuộc ngành dầu khí Việt Nam, đã đào thoát ra nước ngoài trong khoảng tháng 8-9/2016 và hiện đang chịu sự truy nã của nhà nước Việt Nam.
    Trong cuộc phỏng vấn hạ tuần tháng 4/2017 tại thủ đô nước Đức, ông Bùi Thanh Hiếu cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã rời Việt Nam ra đi cùng với nhiều 'ẩn ức'. Đồng thời ông chia sẻ thêm về lý do động cơ viết của mình:
    "Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh có một chi tiết này... Tôi có nói rằng tôi chỉ là một người đi ngang một xóm nhỏ và có mấy đội bóng người ta đang đá với nhau.
    "Họ thiếu người thì họ rủ tôi và đá cùng và tôi đá hết mình trong trận đấu gọi là vui đấy thôi và khi trận đấu hết, nghỉ giải lao, thì tôi có việc, tôi phải đi về, chuyện của anh Trinh Xuân Thanh nó chỉ là thế thôi...," Người Buôn Gió nói với BBC Tiếng Việt.

    JONATHAN GLANCEY * MỘ TẦN THỦY HOÀNG

    Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng

    • 3 tháng 5 2017

    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Số lượng chiến binh và giáp phục của họ cho thấy họ đã được chế ra thông qua một hình thức sơ khai của sản xuất hàng loạt.

    Các tượng binh sĩ chôn cùng hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã được phát hiện năm 1974, nhưng ngôi mộ mà họ canh gác vẫn chưa được khai quật.
    Vào tháng 3 năm 1974, Yang Zhifa, một nông dân, cùng với 5 anh em của ông và người hàng xóm Wang Puzhi, đào một cái giếng trong cánh đồng lựu và hồng cách Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc, một giờ xe buýt về phía Đông Bắc. Xẻng của họ va vào một cái đầu bằng sành mà họ tưởng lầm là đầu tượng Phật. Vài tháng sau, các nhóm chuyên gia khảo cổ và quan chức đã đến hiện trường.
    Những gì những người nông dân đã đào thấy là một trong những khám phá khảo cổ lớn nhất của Thế kỷ 20. Được chôn dưới các cánh đồng là hàng ngàn chiến binh bằng đất nung được tạc khéo léo từ thế kỷ thứ 3 Trước Công nguyên của triều đại Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của một nước Trung Hoa thống nhất.
    Có lẽ may mắn là đội quân dưới lòng đất này đã được phát hiện vào tận cuối thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông. Năm 1969, hồng vệ binh sốt sắng đã có một cuộc tấn công phá hoại điên rồ đối với ngôi mộ dưới lòng đất của hoàng đế Hoàng Minh (1563-1620) thời nhà Minh, bên ngoài Bắc Kinh. Hài cốt của hoàng đế và hai nữ hoàng đã bị kéo ra cửa lăng, bị xỉ vả công khai và bị thiêu trụi. Đó là một vài năm trước khi nước Cộng hòa Nhân dân bắt đầu đầu tư vào du lịch và các bảo tàng mới, khoảng 4.000 bảo tàng kể từ khi nhà nước bãi bỏ Cách mạng Văn hóa vào năm 1976.
    Việc khám phá những quân đoàn các chiến binh bằng đất nung với kích thước thật đã làm Trung Quốc thấy phấn khích và làm cả thế giới kinh ngạc. Những người lính của Tần Thủy Hoàng đã tuần hành vào bảo tàng Anh tháng 9/2007. Trong sáu tháng đã có hơn 850.000 du khách đến chiêm ngưỡng. Chỉ có triển lãm Kho báu của Tutankhamun năm 1972 là thu hút được số người tham quan lớn hơn. Một số chiến binh đang được trưng bày cùng 160 tác phẩm nghệ thuật khác được lấy từ 32 viện bảo tàng và các viện khảo cổ học của Trung Quốc trong triển lãm Age of Empires: Nghệ thuật Trung Quốc triều đại nhà Tần và nhà Hán tại Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô New York. Lượng người xem ước sẽ rất lớn.

    Tần Thủy Hoàng, người đã mất năm 49 tuổi vào năm 210 TCN, là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất được các quốc gia chinh chiến với nhau ở Trung Quốc thành một quốc gia duy nhất. 
    Bản quyền hình ảnh Wikipedia
    Image caption Tần Thủy Hoàng, người đã mất năm 49 tuổi vào năm 210 TCN, là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất được các quốc gia chinh chiến với nhau ở Trung Quốc thành một quốc gia duy nhất.

    Các chiến binh này thực sự là đặc biệt. Được chôn thành đội hình trong các chiến hào được bao bằng gạch, mỗi người có nét riêng, mặc dù trên thực tế các khuôn mặt có ria xuất phát từ 10 kiểu cơ bản. Ban đầu được sơn màu đỏ tươi, xanh lam, hồng và vàng, ngày nay các chiến binh (được sản xuất riêng lẻ) đã bị bạc hết màu. Thời gian và sự tàn phá của tự nhiên cũng đã lấy mất các vũ khí thực sự mà họ từng cầm trong tay.
    Đáng lưu ý là số lượng chiến binh và giáp phục của họ cho thấy họ đã được chế ra thông qua một hình thức sơ khai của sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, làm sao ta trông đợi điều gì ít hơn thế từ Tần Thủy Hoàng, vị vua trẻ năng động đã thống nhất Trung Quốc vào năm 221 Trước Công nguyên và đã tạo dựng đế quốc rộng lớn của mình qua việc áp đặt các hệ thống duy nhất về chữ viết, tiền tệ, trọng lượng và đo lường và làm các kênh đào và đường xá? Để bảo vệ biên giới phía bắc, hoàng đế đã bắt đầu cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành.
    Rất nhiều tham vọng, Tần Thủy Hoàng muốn sống vĩnh viễn. Ông phái một đại sứ đi tìm liều thuốc phép thuật đó, ông này không bao giờ quay trở về. Tin là các vị vua và những hiền triết thời trước đã sống hơn 10.000 năm bằng cách ăn sun-phuya thủy ngân, vị hoàng đế đã uống rượu được làm ngọt bằng mật ong và pha thủy ngân.
    Vào thời điểm ông qua đời ở tuổi 49, có thể là do ngộ độc thủy ngân, Tần Thủy Hoàng đã gần hoàn thành ngôi mộ dưới lòng đất. Nếu ông không thể cai trị mãi mãi trong đời sống thật, thì ông vẫn sẽ là hoàng đế vĩnh viễn ở thế giới bên kia.
    Quy mô lăng mộ của hoàng đế, bằng kích thước của một thành phố cổ lớn, trông rất ngoạn mục, phần chính yếu của lăng là một kim tự tháp mà đã có thời cao tới 100m. Tuy còn một nửa chiều cao và hiện có cây cối mọc xanh rờn, kim tự tháp này trông vẫn rất rõ ràng. Về quan niệm truyền thống Trung Quốc, nó là mắt/trung tâm của một vùng đắc địa được coi như một con rồng.

    Hơn 1.5 triệu người tới thăm địa điểm khai quật tượng chiến binh đất nung ở Tây An hàng năm - và các tượng này đã thu hút vô cùng nhiều người tới các bảo tàng trên khắp thế giới. 
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Hơn 1.5 triệu người tới thăm địa điểm khai quật tượng chiến binh đất nung ở Tây An hàng năm - và các tượng này đã thu hút vô cùng nhiều người tới các bảo tàng trên khắp thế giới.

    Đối với 8.000 chiến binh đất nung, xếp hàng phía ngoài ngôi mộ, họ ở đây để bảo vệ bí mật của đế chế dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng. Và bí mật vẫn còn đó, trong nhiều năm tới nữa, vì ngôi mộ vẫn còn được niêm phong.
    Các nhà khảo cổ học và bảo tàng học trên toàn thế giới đồng ý rằng việc mở lăng mộ sẽ là một thảm hoạ, vì sự tiếp xúc với không khí sẽ làm hỏng nó một cách không thể sửa chữa. Trong những lần đào ban đầu để bộc lộ những chiến binh đất nung, lớp sơn mài dưới khuôn mặt được sơn và đồng phục của họ đã bị uốn cong chỉ sau 15 giây. Hơn thế nữa, theo sử gia Sima Qian thuộc thế kỷ thứ 2 Trước Công nguyên, mà sự mô tả của ông về lăng mộ này đã chứng tỏ nó chính xác hơn các nhà sử học hiện đại đã từng nghĩ, có những con sông chứa thủy ngân bao quanh hầm mộ của hoàng đế. Nếu vậy, thì vào nơi này là nguy hiểm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy đất ở đây có nồng độ thủy ngân cao bất thường, mặc dù các cố vấn của hoàng đế có thể sản xuất ra được nhiều thủy ngân đến thế hay không vẫn chỉ là phỏng đoán.
    Nếu không một ai muốn đi vào, hoặc thậm chí không muốn thăm dò lăng mộ vì sợ gây ra hư hại cho kho báu chắc chắn nằm bên trong đó, thì còn có nhiều lý do để tránh xa. Theo Sima Qian, có các nỏ tự động canh giữ ở các cửa vào và lối đi. Chúng tồn tại không? Chúng bị hoen rỉ chưa, hay do mạ crom, chúng có thể vẫn bắn ra mũi tên bay chiu chíu trong bóng tối vào thân thể những người tìm mộ như Indiana Jones?

    Tần Thủy Hoàng đã được chôn trong một lăng mộ khổng lồ, đến nay vẫn chưa được khai quật, có đội quân bằng đất nung ở vây quanh. 
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Tần Thủy Hoàng đã được chôn trong một lăng mộ khổng lồ, đến nay vẫn chưa được khai quật, có đội quân bằng đất nung ở vây quanh.

    Bí mật của ngôi mộ Tần Thủy Hoàng sẽ vẫn là một bí ẩn ám ảnh cho đến khi các kỹ thuật mới ra đời. Trong khi đó, đội quân của các chiến binh đất nung được tìm thấy ở bên ngoài mộ cũng vẫn nằm trong giả thuyết. Khi các hố khác được đào tiếp trong những năm 1970, các kỵ binh và xe ngựa kéo với ngựa bằng kích thước thật được đào lộ ra cùng các tượng mô phỏng các tướng và các quan chức cao cấp. Những người lính bộ binh nai nịt được rất nhiều khách tham quan bảo tàng biết đến (theo cách đặc biệt riêng của họ, các chiến binh đất nung đã chinh phục thế giới) thì nay có thêm các lính bắn cung, đứng hoặc quỳ, lính trên xe cầm giáo, những lực sĩ, người nhào lôn, vũ công, nhạc sĩ và các tượng thiên nga, vịt và sếu bằng đồng cực kỳ đẹp.
    Các mẫu DNA lấy từ một số bộ xương cho thấy một số người trong lực lượng lao động khổng lồ của Hoàng đế có nguồn gốc Châu Âu. Người Hy Lạp cổ đại có chỉ dẫn người Trung Quốc hay không về cách điêu khắc người và ngựa đẹp tuyệt vời như Phidias và xưởng điêu khắc của ông đã làm khi họ chạm khắc những họa tiết của điện Parthenon vào thế kỷ 5 trước Công nguyên ở Athens? Chắc chắn rằng người ta chưa hề thấy ở Trung Quốc những gì giống như các chiến binh đất nung hoặc ngựa của kỵ binh trước khi xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
    Chúng ta chỉ có thể chờ đợi để tìm hiểu thêm về nơi đáng kinh ngạc này, bí mật của nó được Yang Zhifa, anh em của ông và Wang Puzhi khám phá lần đầu cách đây 43 năm. Không giống như các chiến binh đất nung, nhóm bảy người này đã phải vật lộn với cuộc sống, họ được ít hoặc không được gì từ khám phá này. Vì lợi ích của du lịch, đất của họ bị lấy đi. Năm 1997, vì đói nghèo và bệnh tật, Wang Puzhi treo cổ tự vẫn. Trong vòng ba năm, Yang Wenhai và Yang Yanxin, thất nghiệp và không có khả năng trả tiền bác sĩ, đã qua đời đầu thập niên 1950.
    Năm 2007, Liu Xiquin, vợ của Yang Quanyi, mà nhà của gia đình đã bị phá hủy, nói với báo South China Morning Post rằng chồng bà sợ rằng ông và anh em ông "có thể, bằng cách nào đó, đã mang lại điều chẳng lành , và vẫn tự hỏi không biết có còn những người lính nào bị bỏ lại dưới đất hay không."
    Bài tiếng Anh đăng trên BBC Culture
     http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-39771926

    NGUYỄN UYÊN * KÝ ỨC MỘT THUYỀN NHÂN

    Ký ức của một thuyền nhân

    • 30 tháng 4 2017
    Nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhân 
    Bản quyền hình ảnh Express Newspapers/Getty Images
    Image caption Nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhân

    "Trái bom nổ rất gần làm má hết hồn nên má bỏ chạy," má tôi kể thế khi bà hồi tưởng lại về tính đãng trí của mình giữa cuộc giao tranh. "Chạy chừng 30 thước rồi mới phát hiện là má đang ôm cái gối, chớ không phải ôm con," bà bẽn lẽn khúc khích cười.
    Đó là vào khoảng ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại Đà Nẵng, một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chiến tranh Việt Nam.
    Tôi thích thú nghe bà kể chuyện. Tôi chưa hề có giây phút nào cảm thấy bị bỏ rơi hay thiếu tình thương của má, nên chuyện má quên ôm tôi theo không làm tôi thắc mắc. Tôi chỉ kinh ngạc khi nghĩ tới má chạy vào vùng bom đạn để cứu đứa con gái mới 2 tháng.
    30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH
    Tháng Tư những mất và còn
    Huế 1968: 'Trận đẫm máu trong cuộc chiến Việt Nam'
    Đây là câu chuyện đầu tiên về đời mình tôi được biết - câu chuyện của một đứa bé kẹt ở khúc quanh lịch sử; câu chuyện về tình thương vô điều kiện giữa mẹ với con; và câu chuyện trong giờ phút đất nước đổi chủ, con người trải qua những hệ lụy của chiến tranh.
    Tôi đã biết sẽ mất má ngay cả trước khi bà ra đi. Không phải là tôi tiên tri gì. Hồi nào tới giờ, như anh tôi vẫn thường nói, tôi luôn luôn "để ý rất kỹ, nhiều khi tới mức làm người khác khó chịu."
    Đó là 10 năm rưỡi sau khi tôi sinh ra đời.
    Chúng tôi đang bập bềnh đâu đó ngoài khơi Việt Nam, trên một chiếc thuyền rách nát và quá nhỏ để cưu mang 31 mạng người, quá thiếu an toàn để vượt biển, chứ đừng nói tới mục tiêu đầy tham vọng là đến được nước Mỹ.
    Má ôm cơ thể gầy gò và khô cằn của đứa em gái 1 tuổi rưỡi vào lòng, dưới ánh nắng nhiệt đới thiêu đốt. Bà nhìn nó chằm chặp một cách tuyệt vọng, làn da bị nứt nẻ của đứa bé do sức nóng, nước biển và khát.
    Má lúc đó đã mất ba đứa con rồi, và tôi thấy bà vuốt ve em tôi nhè nhẹ, dường như mong rằng hơi ấm và sự săn sóc dịu dàng của bà có thể giữ em tôi sống thêm vài phút nữa.
    Khi em tôi trút hơi thở cuối cùng, mặt của má tôi chuyển từ một người mẹ bám víu vào niềm hy vọng mong manh, đến một người phụ nữ không còn lý do để sống nữa.
    Má có thể nói bằng ánh mắt, và khi bà ngẩng mặt lên từ đứa em lúc đó đã chết để chuyển chầm chậm sang nhìn tôi, cho đến giờ phút này tôi chưa thấy cặp mắt nào buồn như thế, và tôi biết tôi sẽ mất luôn cả má. Tôi khóc dữ dội không kềm được, gần như tới độ bị co giật.
    Bề ngoài, có vẻ như tất cả sự khổ đau của tôi là do cái chết của đứa em, nhưng tôi biết mình đang khóc cho cả em lẫn má.
    Má luôn luôn là một người kiên cường - dẻo dai tuy trầm lặng - nhưng mặt bà lúc này không còn dấu hiệu kháng cự gì nữa. Con là tất cả, và bị mất bốn đứa con trong mấy ngày, cùng với viễn tượng sẽ mất thêm cả hai đứa con trai và tôi, là điều quá sức chịu đựng của bà.
    Anh tôi phát hiện má đã chết trong giấc ngủ hai ngày sau đó. Bà lúc đó bằng tuổi tôi bây giờ. Em trai tôi cũng qua đời đêm đó. Và tôi mừng là má đã không phải chứng kiến cảnh em trai tôi chết.
    Ngày 30 tháng Tư với tôi chưa bao giờ có ý nghĩa thắng hay bại.
    Nó chỉ tượng trưng cho những cái chết oan uổng, cho những hy vọng và ước mơ bị dập tan.
    Có người muốn tôi ủng hộ hay kết án phe này hay phe kia, Việt hay Mỹ.
    Tôi không làm thế. Thay vào đó, tôi vững vàng sống trong một thế giới mà tôi không muốn mang chiến tranh đến với ai, và tôi làm những gì trong khả năng của mình để ngăn ngừa các hành động ác độc xảy đến cho người khác.
    Đôi khi vì chúng ta đã từng làm nhân chứng cho cái chết, chúng ta trở nên sáng suốt hơn về cuộc sống. Tôi nghĩ điều đó đúng với tôi, và đã được lập lại nhiều lần.
    Chúng ta nên vận động cho mọi người trên thế giới này đạt được một mục đích chung - sống một cuộc đời có ý nghĩa. Những gì còn lại chẳng có giá trị bao nhiêu, kể cả tiền bạc, quyền lực và danh vọng.
    Bài viết của tác giả Nguyễn Uyên (viết bằng tiếng Anh) đã đăng trên báo Viet Tide, và được Đỗ Nguyên Thắng chuyển ngữ. Bài được đăng trên BBC Tiếng Việt với sự đồng ý của tác giả và người dịch.

    No comments: