NGUYỄN HUY * ÂM DƯƠNG ẨM THỰC
NGUYỄN HUY ÂM DƯƠNG ẨM THỰC I
Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ
大 道 三 期 普 度
Âm Dương
Ẩm Thực
陰 陽 飲 食
Lạp Chúc Nguyễn
Huy
Cựu giáo sư Viện Đại Học Cao Đài Tây Ninh
Cựu chuyên viên khảo cứu Đại Học Laval, Canada
Thánh Thất Seattle
Ấn tống năm 2015-Hoa Kỳ
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
大 道 三 期 普 度
Âm Dương
Ẩm Thực
陰 陽 飲 食
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Cựu giáo sư Viện Đại Học Cao
Đài Tây Ninh
Cựu chuyên viên khảo cứu Đại Học
Laval, Canada
Thánh Thất Seattle publisher
Xuất bản lần thứ nhất
Năm 2015 tại Hoa Kỳ
Nhớ đến ăn chay
năm xưa tại Viện Đại Học Cao Đài,
và nay tại Thánh Thất nơi hải ngoại,
mà viết tặng quý Hiền Tỉ, Hiền Muội
cuốn sách này đây.
Lạp Chúc
Tác phẩm của Lạp
Chúc Nguyễn Huy
Sách sắp in
Thiên Thư Tòa Thánh
Thiên Nhơn Hiệp Nhứt
Sách đã in
2005 Le Caodaïsme, Théorie des Trois Trésors et
des Cinq Fluides, Chân Tâm Publisher, California.
1995 Triết Lý Đạo Cao Đài,
Minh Thiện xuất bản, Canada.
1994 Văn Hóa Việt, Nắng Mới xuất bản, Canada.
1992 Religion et adaptation: les réfugiés
vietnamiens au Canada, Université Laval, Canada. *
1990 Fleur de lotus et
feuille d'érable, la vie religieuse des Vietnamiens du Québec, Département
d'Anthropologie,
Université
Laval, doc. de recherche No. 7, Canada *.
1988
Exile in a cold land, a vietnamese community in Canada, Yale
Center, U.S.A.
*
1984 Les Vietnamiens du
Québec: profil sociolinguistique, Centre international de recherche sur le
bilinguisme,
B.136, Québec *.
1972 Hịên tình kinh tế Vịêt Nam, 2 tập, Lửa
Thiêng xuất bản, Saigon.
Bài khảo cứu
2008 Des poids et des mesures dans les campagnes
du Vietnam, École française d’Extrême-Orient,
(Institut de
Recherche sur le
Sud-Est Asiatique, T.2, Paris*
1998 Le Thờ Mẫu, un chamanisme vietnamien?,
Anthropologie et Société, Université Laval, Québec *
1993 De
quelques usages du sel dans la culture vietnamienne, Collection Grand Sud No
4, Prince of Songkhla
University, Thaïland
1987 Les Vietnamiens à
Québec et leurs problèmes d'intégration, Centre international de recherche sur
le bilinguisme,
publication
B-164, Canada
*.
1985
The survival of the vietnamese language in Quebec,
The Vietnam forum No.6, U.S.A.
*
1974 Les marais salants de
la province de Bạc Liêu, Société des Études indochinoises, T.XLIX.
1968 Les formations
latéritiques à Bình Dương, Société des Études indochinoises, T.XLIII.
1962 Une agglomération de
sampans habités à Saigon, C.O.M., T.XV, Bordeaux. *
* Đồng tác giả
Cảm tạ
Tác giả
chân thành cảm tạ :
Thánh Thất Seattle đã giúp đỡ việc ấn loát và phổ biến,
Quý Đồng Đạo đã yểm trợ công sức, tài chánh,
Hiền Tài Mai Văn Tìm đã và đang giúp đỡ tác giả trên đường khảo cứu Đạo.
Mục lục
Mục lục
Trang
Chương dẫn nhập
1. Hành vi tôn giáo… ……………………………. . 6
2. Tri bỉ, tri thực… ……………………………….. 9
3. Mục đích và đường lối cuốn sách…………….
.. 9
Phần 1. Khí âm dương
1. Khái niệm về khí
2. Khí âm dương trong thực phẩm
1.
Phương pháp tìm hiểu khí âm dương ……. …..
2.
Luật âm dương…………….. …………………
3. Kiểm nghiệm khí âm dương……………………
4. Phép tăng khí lực……… ………………………
3 Nhận diện khí âm dương
1. Khí âm dương trong thực vật………………….
2. Khí âm dương trong động vật…………………
3. Biến chế nhân tạo
4. Nhóm thực phẩm khí âm
dương………….. …
4. Tạng khí
1.
Tạng thái dương rất nóng……………………. .
2. Tạng thái âm lạnh……………………………
5. Hương vị
1. Mùi……………………………………………..
2. Khí âm trong ngũ vị ………………….. ……..
3. Nguyên tắc và cấm kỵ………………………... .
4. Tác động ngũ vị lên Ngũ
Thần……………….. .
Phần 2. Phép dinh dưỡng Cao Đài
6. Lời khuyên tôn
giáo
1. Lời khuyên tránh sát
sanh…………………….
2. Tránh luân hồi quả
báo…………………….. …
3. Suy nghĩ về ăn mặn………………………..
….
7. Ăn mặn và bí
pháp
1. Chơn Thần…………………………………….
..
2. Chơn Khí………………………………………
.
3. Tại sao không ăn
mặn?................................ …..
8. Cao Đài ẩm thực
1. Ăn chay………………………………………..
4. Điều cấm kỵ……………………………………
5. Trai kỳ và món chay ….……………………. ..
9. Thực phẩm chay
1. Thực vật
theo chất dinh dưỡng………………..
2. Thực vật
theo khí âm dương…………………..
3. Ăn chay đúng cách…………………………….
4. Nguyên tắc ăn chay……………………………
10. Ăn chay và sức khỏe
1. Ăn chay tùy cơ
2. Thiếu chất gì?......................................................
3. Nguy cơ hóa chất trong phụ gia…………………
9. Vài trị liệu bằng khí âm
dương
Giấc ngủ, Táo
bón, Tiêu chảy, Cảm gió,
Đàn bà tắt
kinh, Áp huyết cao, Tuổigià…………
Kết luận
Phụ lục 1: Khí trái cây………………………
Phụ lục 2: Thực vật qua thi ca Việt…………
Phụ lục 3: Ý kiến các danh nhân
về ăn chay…….
Danh từ Đạo
Thư mục
Dẫn nhập
«Hình chất con người vẫn là thú, phải ăn uống mới sống »
Thánh Ngôn
Sống
trên cõi trần, ẩm thực là bản năng sanh
tồn của vạn linh, là khuôn luật
tự nhiên của Đấng Tạo Đoan. Nhưng với tín đồ Cao
Đài, ẩm thực còn là một hành vi tôn giáo :
-
Ăn thì phải «bất sát sanh » là vì «Mỗi mạng sống đều
hữu căn hữu kiếp… Nếu ai giết mạng sống, đều
chịu quả báo không sai [1]».
- Uống thì phải «bất
tửu nhục » là vì ăn uống quá độ làm rối loạn tâm thần. Uống rượu vào là khí
huyết vận chuyển không điều hòa, bốc lên đầu óc: « Óc là nguồn cội của khí, mà
óc cũng bị huyết vận động vô chừng, làm cho đến đỗi loạn tán đi, thì Chơn Thần
thế nào đặng an tịnh điều khiển, thân thể phải ra ngây dại, trở lại chất thú
hình, mất phẩm nhơn loại»[2].
1. Hành vi tôn
giáo
Hành vi tôn giáo của ẩm thực được qui định trong giáo lý là:
• Về nghi thức : Đọc kinh khi ẩm thực,
• Về phép dinh dưỡng : Ăn chay[3]
a)
Nghi thức ẩm thực
Khi
được dự cơm chay ở một Thánh Thất, cảm nhận gì khi thấy tín đồ đọc kinh trước
và sau bữa ăn? Nếu hòa đồng vào câu kinh và tâm tư của người đọc kinh chúng ta mới cảm nhận được ý nghĩa ẩm thực là một hành động
« chánh niệm »[4] khiến nghi thức ăn uống trở nên tích cực cho việc tu
Đạo, giúp đời mà nó còn khiến thực phẩm ta ăn trở nên dinh dưỡng cho cả linh
hồn và thể xác.
Trước
khi ăn, tín đồ vừa đọc «Kinh Vào Ăn Cơm » vừa quán tưởng[5]
đến:
- Nuôi sống xác phàm
(Đệ nhất xác thân) cho Chơn Thần và Chơn Linh tá túc mà tu Đạo trên trần thế:
Giữa vạn vật con
người một giống,
Phải uống ăn
nuôi sống thây phàm.
- Nhớ ơn Đức Phật Mẫu
(Cửu Thiên Huyền Nữ) đã bảo vệ mạng sống để mượn xác phàm tu hành trở về cõi
Thiêng Liêng:
Nhớ ơn bảo mạng
Huyền Thiên,
Con mong mượn
xác đoạt quyền vĩnh sanh.
- Hàm ân Thượng Đế ban
cho ta ngũ cốc (5 thứ hột), nuôi dưỡng thân phàm để Chơn Thần tu dưỡng mà trở
về với Thượng Đế:
Từ bi ngũ cốc đã
ban,
Dưỡng nuôi con
trẻ châu toàn mảnh thân.
Ăn cơm xong, tín đồ đọc
«Kinh Khi Ăn Cơm Rồi» mà quán tưởng đến:
- Ăn trong chánh niệm,
cảm hàm ân đối với người cấy lúa, giã gạo, khiến hột gạo đến được bàn ăn:
Nguyện nhớ ơn
nông canh nhằn nhọc,
Nguyện ơn người
lúa thóc giã xay.
Ăn uống trong quán niệm
sau này sẽ đem tài sức làm lợi ích cho nhơn sanh:
Con cầu xin mảnh
hình tráng kiện;
Giúp nên công
xây chuyển cơ đời.
Với lời hứa theo Đạo
Trời, thương yêu chúng sanh:
Trên theo pháp
luật Đạo Trời,
Dưới thương sanh
chúng một lời đinh ninh.
Nghi thức ẩm thực chay
tịnh trong chánh niệm trên diễn tả cả một tâm hồn đạo đức, quảng diễn một cách
cụ thể tôn giáo Cao Đài là như vậy.
b) Ăn chay là
thực hành giáo lý
Mục
đích tối hậu của tu Đạo là hiệp Tam Bửu (Tinh, Khí, Thần), qui Ngũ Thần (Thức
Thần, Hồn, Phách, Ý, Chí) để trở về nguồn cội trong cõi Thiêng Liêng. Muốn
trang bị hành trang cho cuộc hành trình thiên lý đó, người tu Đạo phải sửa soạn
ngay cả việc ẩm thực ăn chay để hưởng được bí pháp của Thượng Đế và tu dưỡng ba
xác thân.
Hưởng bí pháp
Tín đồ Cao Đài giữ tròn
Minh Thệ, gìn giữ Luật Đạo, ăn chay được 10 ngày mỗi tháng, thì trong
thời kỳ phổ độ lần thứ ba này, Chơn Hồn được hưởng ân huệ của Đại Ân Xá và các
phép Bí Tích của Thượng Đế truyền cho Đức hộ Pháp để giúp tín đồ mau được giải
thoát khỏi luân hồi trả quả[6]. Đức Chí Tôn dạy: « Vì vậy Thầy buộc các con
trường trai mới đặng luyện Đạo [7]».
Nuôi
dưỡng ba xác thân
Ẩm thực là nuôi dưỡng cơ thể không những
bằng các chất dinh dưỡng của thực phẩm cho Xác Phàm mà còn phải quân bình và
thanh lọc khí âm dương để Chơn Thần thanh nhẹ (Đệ Nhị Xác Thân), Chơn Linh an
tịnh (Đệ Tam Xác Thân). Ba nhiệm
vụ đó không thể tách rời nhau được mà gắn liền với người tu Đạo Cao Đài. Do đó
mà ăn chay là nhằm nuôi dưỡng cả ba xác thân:
- Phàm thể: Tinh rau
trái, ngũ cốc là nguyên liệu thanh nhẹ sản xuất ra huyết (âm) và Chơn Khí
(dương). Chơn Khí là động cơ thúc đẩy huyết lưu chuyển nuôi dưỡng cơ thể,
- Khí thể: Chơn Khí rút ra từ thực phẩm thanh
nhẹ hiệp với Chơn Thần tạo thành Đệ Nhị Xác Thân tinh khiết; Chơn Thần thanh
nhẹ giữ vai trò động cơ cho Tinh và Chơn Linh di chuyển, và chìa khóa chính của
người tu Đạo bước vào Hiệp Thiên Đài (Thiên Môn) trên hành trình qui hồi cựu
vị,
- Thần thể: Chơn Linh trong sáng, qui Tam Bửu,
hiệp Ngũ Thần được là nhờ ẩm thực tôn trọng giáo lý như ăn chay, giới tửu, giới
sát để tránh luân hồi quả báo …
2. Tri bỉ, tri
thực
Việc chọn thực vật cho
cơm chay là một nghệ thuật bảo vệ sức khỏe của ba xác thân bằng:
- Phép dinh dưỡng quân
bình giữa các chất dinh dưỡng hữu hình (chất đạm, đường, béo, sinh tố…) của
thực phẩm,
-
Phép dinh dưỡng quân bình giữa khí âm dương (vô hình)
Thượng Đế dạy: « Đạo của Thầy là Thần với Khí, Âm với Dương » mà thấy dụng ý rõ rệt của cuốn sách này là
hướng dẫn người tu Đạo cũng như người ngoại Đạo cảm nhận được khí âm dương
trong ẩm thực để áp dụng được phép dinh dưỡng quân bình khí âm dương (cái Không
vô hình) cho hài hòa với phép dinh dưỡng theo khoa học (cái Có hữu hình) đúng
theo lời Thượng Đế dạy:« Ðạo Thầy là vô hình, vô dạng. Nhưng cái lý vô-vi ấy cần phải nương
với hữu hình, chẳng nên lấy cái CÓ mà bỏ cái KHÔNG, mà cũng chẳng nên gìn cái
KHÔNG mà quên cái CÓ. Vậy thì «Có » «Không » phải đi cặp nhau.
Vậy, nấu cơm chay là công việc « tri bỉ, tri thực
» nhằm nuôi dưỡng cả ba xác thân của người tu Đạo. «Tri bỉ» là biết được nhu
cầu dinh dưỡng vật chất của thể xác và tạng khí của Chơn Thần mà «tri thực», có nghĩa là nấu cơm chay phải
quan tâm đến cái « Có » (thực vật) và cái « Không » (khí âm dương) của thực
phẩm.
3. Mục đích và đường lối cuốn sách
Như chúng ta đều biết, trong mỗi cơ thể có 2 phần:
phần vật chất hữu hình tức xác phàm và phần vô hình khí và linh hồn.
Phát triển và nuôi dưỡng xác phàm để phát huy
sức lực thể xác tức phần hữu hình, chúng ta có thể dựa vào các công trình khảo
cứu dinh dưỡng rất đầy đủ của tây phương. Còn nuôi dưỡng phần vô hình là Đệ Nhị
Xác Thân (Khí) trong cơ thể, chúng ta phải quay về đông phương. Đó là đường
hướng nội dung cuốn sách đề cập đến khí vô hình của thực phẩm qua sự tìm hiểu
ăn chay của Đạo Cao Đài:
- Ăn chay nhằm bồi
dưỡng Đệ Nhị Xác Thân (Chơn Thần, Khí) cho tinh khiết. Lý do là trên hành trình thiên lý ngoại sau khi
qui tiên, Chơn Thần là chiếc xe
chở Chơn Linh qui hồi cựu vị. Chơn Thần (chiếc xe) càng tinh khiết, Chơn Linh càng thăng lên cao.
- Cũng
như phép dinh dưỡng của ăn mặn, ăn chay dựa nhiều vào kết quả nghiên cứu của
khoa học dinh dưỡng, để quân bình chất dinh dưỡng nuôi dưỡng xác phàm.
Để hoàn tất nội dung trên, cuốn sách được chia
làm hai phần và trình bày tuần tự như sau.
Phần 1 đề cập đến khí âm dương ngũ vị liên quan
đến ẩm thực chung của mọi người dù ăn chay hay mặn, theo Đạo hay không.
Nội dung phần 1 là trình bày phương pháp tìm
hiểu khí của người xưa: QUAN SÁT + CẢM NHẬN qua 4 giai đoạn sau.
- Cảm nhận khí trong cơ thể (chương 1),
- Quan sát dấu hiệu khí âm dương trên thực phẩm
bằng cách dựa vào luật âm dương mà phân biệt thực phẩm âm với dương (chương 2),
- Tiêu chuẩn giúp mọi người biết tạng khí của
mình để qui nạp khí thực phẩm theo tạng khí mà bồi bổ Đệ Nhị Xác Thân (chương
3),
- Với luật ngũ hành, tìm hiểu liên hệ khí giữa
ngũ tạng và ngũ vị để biết phép qui Ngũ Thần trong ngũ tạng (chương 4).
Phần 2 thuộc về phép dinh dưỡng có tính cách
tôn giáo của Đạo Cao Đài. Nội dung phần 2 trình bày giáo lý ăn mặn (chương 5),
ăn mặn và bí pháp (chương 6), lý do ăn chay (chương 7) và phân định thực phẩm
chay theo khí âm dương (chương 8). Nêu vài thí dụ trị bịnh thông thường bằng
dùng khí âm dương của thực vật (chương 9).
Mục đích cuốn sách sẽ đạt được nếu độc giả
biết áp dụng:
- Phương pháp quan sát và cảm nhận khí âm dương
của người xưa để tự kiểm nghiệm được sự hiện hữu của khí thực phẩm và tác động
của khí lên tạng khí của chính mình,
- Phối
hợp phép ăn chay quân bình khí âm dương với phép dinh dưỡng theo khoa học quân
bình về các chất dinh dưỡng chất đạm, béo, đường, sinh tố, khoáng chất…
Ngoài lý do tín ngưỡng ra, cuốn sách « chỉ »
cần thiết và hữu ích cho ai muốn phòng bịnh và cho những độc giả nào đang áp
dụng phương pháp dinh dưỡng quân bình theo khoa học, dinh dưỡng theo Ohsawa,
nhịn ăn, tập dịch cân kinh, khí công… mà vẫn suy yếu, hết bịnh này đến bịnh
kia.
Sau
cùng, tác giả mong nhận được ý kiến, phê bình của độc giả để cuốn sách được
hoàn chỉnh hơn nếu được tái bản.
Phần 1
Khí âm
dương
Phương pháp dinh dưỡng tây phương chú trọng đến số lượng
calo[8], chất béo, chất đường, chất
đạm, sinh tố đủ loại… mà chẳng quan tâm đến phía bên kia của những yếu tố vật
chất hữu hình đó còn có sự hiện diện của yếu tố vô hình là « khí thực phẩm »
trong chén cơm hàng ngày của chúng ta. Phát triển và nuôi dưỡng xác phàm để phát huy sức lực thể xác tức phần
hữu hình, chúng ta có thể dựa vào các công trình khảo cứu dinh dưỡng rất đầy đủ
của tây phương. Còn nuôi dưỡng phần vô hình là thể khí trong cơ thể, chúng ta
phải quay về đông phương để tìm hiểu khí thực phẩm.
Phương pháp ẩm thực lý tưởng là phối hợp cả hai phương dinh dưỡng Đông-Tây.
1
Khi người tu Đạo Cao Đài nhớ đến lời dạy của Đức Chí Tôn: Đạo của Thầy là Thần với Khí, Âm với Dương, thì hiểu được luật căn bản của tạo hóa là hai
khí âm dương hiện diện trong mọi sự vật trong vũ trụ. Cho nên, trong mỗi thực
phẩm đều chứa 2 phần: phần hữu hình (âm) và phần vô hình (dương).
Phần hữu hình, vật chất tức phần âm của thực
phẩm do khí âm tạo nên là trọng tâm các nghiên cứu khoa học thực nghiệm về ẩm
thực trên thế giới. Phần này được các khoa học thực phẩm nghiên cứu chính xác
và khá đầy đủ và cho chúng ta biết mỗi thực phẩm thí dụ như trái táo cho chúng
ta bao nhiêu calo/100g, số lượng nước, sinh tố, chất dinh dưỡng, và có thể
chống bệnh gì…
Phần vô hình tức là phần khí. Khí có mặt âm và
mặt dương[9] vô hình làm động cơ cho phần âm hữu hình
(huyết) di chuyển để cấu tạo và nuôi dưỡng xác phàm. Chúng ta chỉ quan sát và
cảm nhận được phần vô hình qua phản ứng của khí thực phẩm trong cơ thể sau khi
qui nạp. Khi đọc cuốn sách này, xin độc giả tạm quên các hiểu biết khoa học
thực nghiệm mà chú trọng đến phần khí vô hình trong thực phẩm bằng cách cùng
với tôi áp dụng phương pháp quan sát và cảm nhận khí vô hình của người xưa, rồi
sau đó tự làm thí nghiệm trên chính cơ thể của mình để kiểm nhận sự hiện diện và
tác động của khí vô hình trong cơ thể.
- chữ 气 chỉ hình ảnh hơi nước bốc lên và biến thành vô hình
trong không khí,
-chữ mễ 米 chỉ bó ngũ cốc.
Đó là
hình ảnh nếu đốt ngũ cốc (thực phẩm) sẽ cho khí vô hình.
Trong
vũ trụ cũng như trong cơ thể con người, Khí là động lực lưu chuyển không ngừng
nghỉ do tác động hai mặt âm-dương của Khí.
Khí trong cơ thể
Trong cơ thể mỗi người
đều có hai luồng khí: khí Tiên Thiên và khí Hậu Thiên[11]. Hai khí này hiệp làm một tạo nên Đệ Nhị Xác
Thân, châu lưu khắp cơ thể biểu hiệu cho sự sống.
- Khí Tiên Thiên (khí bẩm sinh,
nguyên khí) hay Khí Sanh Quang phát xuất từ cõi vô vi, vô hình, là nguồn gốc
của muôn loài. Đạo Cao Đài gọi là Chơn Thần do Đức Diêu Trì Kim Mẫu ban cho khi
thụ thai.
- Khí Hậu Thiên hay Chơn khí rút ra từ tinh ba thực phẩm và khí
trời trong cõi hữu hình. Khí Hậu Thiên hiệp với khí Tiên Thiên tạo thành chính
khí lưu chuyển trong 12 kinh mạch chính, 12 kỳ kinh, lạc kinh v.v. và biểu hiệu
cho sự sống. Tuy chỉ một chính khí duy
nhất luân lưu khắp cơ thể nhưng chính khí được gọi nhiều tên khác nhau tùy theo
nhiệm vụ, vị trí lưu hành của chính khí. Thí dụ, chính khí trong kinh mạch gọi
là dinh khí, ở ngoài da bảo vệ cơ thể gọi là vệ khí…
Khí Tiên Thiên được nuôi dưỡng và bọc trong
khí Hậu Thiên. Cả hai di chuyển cùng với máu trong động mạch và tĩnh mạch tạo
thành cặp âm dương: huyết (âm) nuôi dưỡng các tế bào của cơ thể, khí (dương) là
động cơ chuyển động của máu. Cho nên có câu : Khí tới đâu, máu tới đó. Khí huyết lưu chuyển lên xuống, ra vào
không ngừng nghỉ cho đến lúc chết. Khí huyết ví như chiếc xe đi nuôi dưỡng cơ
thể, khí là động cơ, huyết là dầu xăng (Tinh). Nếu không có khí thì huyết ngừng
đọng, là lúc khí thoát khỏi xác phàm (chết), thì máu vẫn còn đó nhưng ngừng
chảy vì thiếu khí làm động cơ.
Cấu tạo khí hậu thiên
Khi thực phẩm vào đến
trung tiêu (tì, vị, tiểu trường), chính khí khởi động cơ quan tiêu hóa gạn lọc
lấy Tinh của thực phẩm rồi vận chuyển Tinh lên thượng tiêu (tim, phổi) hiệp với
khí trời mà biến Tinh thành Khí và máu huyết. Từ đó khí huyết trải ra khắp cơ
thể lưu chuyển trong các huyết mạch hữu hình đi nuôi dưỡng các tế bào của nhục
thể.
Muốn
đốt cháy thực phẩm để gạn lọc lấy Tinh rồi biến Tinh thành Khí, động cơ sản
xuất trông cậy vào nhiệt năng xuất phát từ 2 nguồn: nhiệt và hỏa.
- Nhiệt từ khí dương Tiên Thiên cư
ngụ tại thận dương và huyệt mệnh môn trên xương sống đối diện với rún ở bụng
tạo thành.
- Hỏa thuộc về khí Hậu
Thiên được phân biệt: tướng hỏa trong can, quân hỏa trong tim. Hỏa Hậu Thiên dễ
dàng bị xáo trộn bởi ngoại cảnh, tình cảm, thực phẩm. Thí dụ nóng giận, uống
rượu, bất bình là làm can hỏa bốc lên, mặt mày đỏ ké, chân tay run rẩy…
Hình ảnh khí
Nhờ Chơn Khí (khí Hậu
Thiên rút ra từ Tinh thực phẩm) bao bọc Chơn Thần nên Đệ Nhị Xác Thân (Khí) «bán hữu hình có thể thấy đặng mà cũng có thể
không thất đặng». Phần không thấy đặng là Chơn Thần (khí Tiên Thiên do Đức Phật Mẫu ban); phần
thấy đặng là nhờ Chơn Khí tức phần bán hữu hình của Chơn Thần phản ánh mọi thể,
mọi lẽ của phàm thể. Vì vậy chữ Khí 氣 gồm chữ 气 chỉ vô
hình và chữ mễ 米 chỉ hữu hình.
Đức Cao Thượng Phẩm dạy: Chơn Khí là sự tiết khí của Chơn Tinh
hoặc trong sạch, hoặc ô trược mà đổi nên hình sắc.Vì lẽ nhờ trung gian của Chơn Khí mà ta có thể nhìn thấy được Chơn Thần phát ra nhiều loại màu ánh sáng dưới dạng hào
quang (aura), biến đổi tùy theo tâm địa, sức khỏe hoặc theo sự tu luyện. Thí
dụ: Hào quang sáng chói là bậc chí Thánh, màu hồng là người thường, màu tím là
người ô trược. Ngôn ngữ dân gian gọi màu sắc đó là thần sắc, khí phách. Ai nhìn
được hào quang (aura)?
- Huệ nhãn. Người mở được Huệ nhãn nằm trên
trán ở gốc sống mũi và giữa hai lông mày. Đó là những người tu đắc đạo, tu
thiền bậc thượng thừa hay người bẩm sinh có huệ nhãn.
- Hình Chơn Thần (aura) tức rung động của khí
dưới dạng màu sắc phát ra từ cơ thể. Hiện tượng rung động của khí có thể chụp
được ra hình bằng máy hình kirlian do một người Nga Semyon và Valentina Kirlian
sáng chế.
Cảm nhận khí qua nhiệt
độ
Theo lý thuyết âm dương, khí biểu lộ qua nhiệt
độ. Nóng ấm là khí dương, mát lạnh là khí âm. Thí dụ sau khi ăn uống thực phẩm
chứa nhiều khí dương (rượu, quế, ớt…) người bốc nóng tức là ta cảm nhận được
khí dương đó. Muốn làm cơ thể mát trở lại thì uống một ly nước chanh lạnh hay
ăn dưa hấu…là cảm thấy khí âm mát trong người.
Cảm nhận khí qua huyết
Trong cơ thể khí huyết
là cặp âm (huyết) dương (khí) nên ẩm thực là dinh dưỡng khí huyết tức cả thể
xác lẫn thể khí. Hai thể không thể tách rời nhau được lúc con người còn sống và
chỉ phân ly khi xác phàm chết.
Lúc sống, cặp khí huyết
có thể giúp ta nhìn thấy khí vô hình qua hiện trạng màu sắc của máu hiện ra trên da. Mặt hồng hào
biểu hiệu khí huyết tốt nhưng đỏ ké bất thường là triệu chứng khí bốc lên, có
thể nguy hiểm (stroke, ACV) thí dụ như lúc uống rượu hay lúc áp xuất máu cao
nhất là ở người cao tuổi.
Đứng lâu ngoài trời
nắng hay lạnh, là cảm thấy khí dao động qua màu sắc của huyết trên da: màu đỏ
là khí bốc ra ngoài, màu xanh mét vì lạnh là dấu hiệu khí rút vào trong.
Cảm nhận khí qua mùi vị
Khí âm dương của thực phẩm biểu hiện qua hương
vị mà mũi và lưỡi cảm nhận được. Hương có ngũ hương (hôi mốc, khét cháy, thơm, khai, thối) là khí dương nên bốc lên trời do mũi ngửi thấy. Vị có ngũ vị (chua, cay, mặn, ngọt, đắng) là khí âm sinh ra từ khí của đất và được lưỡi
nếm nhận được.
Cảm nhận khí qua đau nhức
Con người sao chẳng có
lúc đau chỗ này chỗ kia, mà khám nghiệm y khoa, thử nghiệm đủ thứ mà không tìm
ra nguyên nhân nào cả. Tuy vô căn theo khoa học, nhưng cái đau đó có thể là do:
khí yếu (chứng hư), khí bế (chứng thực); vì vậy mà xoa bóp, cạo gió, xức dầu
nóng, ngải cứu, châm cứu có thể hết đau vì khí lưu thông.
2
Trong trời đất, thảo mộc và động vật
hấp thụ tự nhiên khí âm dương tạo nên thực phẩm cho loài người. Mỗi thực phẩm
đều chứa sẵn khí âm dương nguyên thủy của trời đất. Ẩm thực của con người là
nhằm qui nạp khí âm dương đó.Tùy theo môi trường phát triển, khí thực phẩm có
các khuynh hướng qui nạp nhiều nhiệt độ nóng hoặc ấm (thực phẩm dương), hoặc
nhiều nhiệt độ mát hay lạnh (thực phẩm âm) của trời đất, giữa hai khuynh hướng
trên là thực phẩm quân bình âm dương chiếm nhiều nhất về số lượng.
Ở
trạng thái tự nhiên, mỗi thực phẩm đều có 2 cực khí: Cực âm gốc là đất hướng về
nhiệt độ mát lạnh và cực dương gốc là trời nên thiên về nhiệt độ ấm nóng. Cường
độ phân phối nhiệt độ giữa hai cực là tiêu chuẩn ấn định thực phẩm âm hay
dương. Thí dụ, cường lực cực dương mạnh hơn cực âm thì sẽ cho thực phẩm dương
hoặc ngược lại.
Đến đây, chúng ta cùng nhau áp dụng
phương pháp quan sát và cảm nhận khí vô hình của người xưa rồi sau đó tự làm
thí nghiệm trên chính cơ thể của mình để kiểm nhận sự hiện diện và tác động của
khí vô hình trong cơ thể.
1. Phương pháp tìm hiểu khí âm dương
Cách đây khoảng 5000 năm, các cao
nhân quan sát vũ trụ bao quanh mà nhận xét thấy có hiện tượng khí từ trên trời
đi xuống như ánh sáng, gió… và khí từ đất bốc lên như hơi nước. Hai luồng khí
lên xuống giao nhau không ngừng nghỉ mà sanh ra các hiện tượng vật chất hữu
hình trên thế giới. Các cao nhân vẽ một gạch thẳng tượng trưng cho khí dương từ trời đáp xuống, một gạch đứt đoạn biểu tượng khí âm đi lên từ đất. Hai gạch âm dương tác động lên nhau mà
sanh ra các hiện tượng mà ta quan sát được trong vũ trụ.
Từ
hai gạch biểu tượng âm dương mà các cao nhân diễn tả luật âm dương làm động cơ
cấu tạo thế giới như Kinh Dịch chỉ dạy.
Tiếp
theo, các cao nhân quan sát khí âm dương và các hiện tượng xuất hiện trong
chính cơ thể của mình thì cảm nhận thấy con người là hình ảnh đại vũ trụ để đi
đến kết luận con người là tiểu vũ trụ.
Và
cũng từ hai gạch âm dương mà các cao nhân đã viết nên quyển Kinh Dịch không chữ
viết diễn tả tiến trình của đời người trong đại vũ trụ.
Nay, muốn tìm hiểu phần vô hình tức
khí của thực phẩm, chúng ta phải dùng phương pháp tìm hiểu âm dương của người
xưa là QUAN SÁT rồi CẢM NHẬN.
2. Luật âm dương
Trước khi muốn nhận diện khí âm
dương trong thực phẩm, tôi nhắc lại ba điều căn bản của luật âm dương là hỗ
căn, hỗ tương và tương đối.
Hỗ căn
Từ một gốc Thái Cực mà ra nên trong
âm có dương, trong dương có âm có nghĩa là mỗi thực vật đều chứa khí âm
dương, có khác chăng là thực vật này thì thịnh âm, thực vật kia thì thịnh
dương ; dựa vào khác biệt này mà ta phân định thực vật âm với thực vật
dương.
Hỗ tương
Tuy đối lập, mâu thuẫn nhau nhưng
lại chế ước và đấu tranh lẫn nhau để lập quân bình hài hòa. Cho nên khí âm
dương vận hành theo luật tiêu trưởng không ngừng chuyển hóa lẫn nhau tạo thành
một vòng dinh, hư, tiêu, trưởng có nghĩa là đến cực âm chuyển sang dương, đến
cực dương thì chuyển sang âm, tuần hoàn như ngày và đêm, bốn mùa trong năm.
Điều này giúp ta hiểu được chuyển biến khí âm dương trong thực vật như lấy trái
soài làm thí dụ cụ thể. Trái soài khi còn xanh thì không mùi và chua (khí âm)
chuyển dần sang vị ngọt và mùi thơm (khí dương thịnh). Đến khi chín quá (dương
cực thịnh), lại không chuyển sang khí âm được nên trái soài hư thối vì không
tuân theo luật tiêu trưởng hỗ trợ nhau tái lập quân bình âm dương. Điều này sẽ
giúp ta hiểu nội dung các chương sau giải thích tại sao phải tái lập quân bình
khí âm dương, nếu không thì sanh bịnh vì thiếu sự hỗ tương âm dương để tái lập
quân bình.
Luật
tương đối
Nhìn
khí âm dương giữa 2 vật, ta phải nhìn một cách tương đối; thí dụ 2 chén nước
nóng đều là dương, nhưng chén nước nóng 80 độ lại là âm so với chén nước bên
cạnh nóng 100 độ. Nhìn một miếng thịt bò, phần thịt là dương thịnh (màu đỏ) so
với phần âm là mỡ. Củ cà rốt là thực phẩm dương nhưng là âm nếu để bên cạnh củ
gừng.
Nếu
quan sát một thực vật, ta phải nhìn khí âm dương trong thực vật đó như hai mặt
của môt tờ giấy để biết mặt dương thịnh hay thiểu so với mặt âm, hoặc ngược lại.
Nhìn một trái chanh, vỏ chanh chứa tinh dầu nên rất dương, trong khi đó nước của
múi chanh rất âm.
3. Kiểm
nghiệm khí âm dương
Muốn cảm nhận dễ dàng khí âm dương
trong thực phẩm, việc thử nghiệm phải dựa trên các điều kiện sau:
- Chọn thực vật thí nghiệm là những
thực phẩm thịnh dương (rượu, quế ớt…)) và thịnh âm (nước lạnh, dưa hấu…),
- Hấp thụ một số lượng thực vật nào
đó đủ làm cho con người cảm nhận được khí. Thí dụ phải ăn nhiều sầu riêng, dứa
khóm hoặc chỉ uống một xị rượu là cảm thấy tác động của khí dương bốc lên và
phản ứng của cơ thể sau khi ăn.
Khí âm
dương trong thực phẩm mà ta có thể cảm nhận được là nhờ cảm giác nhiệt độ và di
chuyển của khí.
Khí
dương thực phẩm cho ta cảm giác:
- nhiệt độ nóng hay ấm,
-
hướng khí bốc lên đầu (trời) và xuất ra ngoài da.
Còn khí âm thực phẩm làm ta cảm nhận ngược lại:
- khí
thực phẩm âm làm nhiệt độ cơ thể lạnh hay mát,
-
hướng khí âm giáng xuống phía đất và thu nhập vào trong cơ thể.
Cảm
nhận khí dương
Thực phẩm làm thí nghiệm: rượu, hương liệu quế, tiêu, ớt, gừng…
Sau khi uống ly rượu, ăn tô phở nóng đầy tiêu
ớt cay xè, chúng ta có cảm giác gì?
Cảm giác nhiệt độ nóng của khí
dương qua triệu chứng: cơ thể nóng hay ấm, mặt đỏ, khí huyết lưu chuyển nhanh làm tăng áp xuất;
Cảm giác khí dương bốc lên đầu
(phía trời) và tiết ra ngoài da thể hiện bởi mặt đỏ, đầu váng, da nóng đổ mồ hôi.
Các cảm giác trên là dấu hiệu tác động của khí
dương thực phẩm lên cơ thể và làm cho ta hiểu ngay
rượu, quế, gừng… là thực phẩm dương.
Cảm nhận khí âm
Thực
phẩm thí nghiệm: nước chanh, dưa hấu
Mùa
hè nóng bức, sau khi chạy bộ, tập thể dục… người nóng ướt mồ hôi, miệng khô
ráo, bạn hãy uống một ly nước đá lạnh, nước chanh hay ăn một miếng dưa hấu, cơ
thể cảm thấy gì sau đó ?
Cảm giác cơ thể mát mẻ, tâm hồn thư thái, nhiệt
độ giảm. Đó là tác động của khí âm mát lạnh của nước chanh, dưa hấu.
Nếu tiếp tục uống nước lạnh, ăn dưa hấu quá
nhiều khiến khí âm quá thịnh đi xuống làm lạnh tì khí và gây cảm giác người
choáng váng, mềm nhũn, tiêu chảy. Đó là hiện tượng
khí âm quá nhiều hướng vào trong tạng phủ và làm suy nhược khí dương. Các cảm giác trên xác nhận nước lạnh, chanh, dưa hấu là thực phẩm thịnh âm.
Các
thí nghiệm tiên khởi này không nhằm thuyết phục mà muốn làm độc giả suy nghĩ về
khí âm dương để tiếp tục đọc sách. Nếu mặc dầu đã tự thí nghiệm và có những cảm
giác trên mà bạn vẫn không muốn suy ngẫm về hiện tượng khí âm dương thì đến
đoạn này tôi trân trọng xin bạn ngừng đọc vì cuốn sách sẽ làm bạn mất thì giờ
vô ích.
Sau
khi đã cảm nhận được nhiệt độ của khí, và nếu bạn tiếp tục dùng chính thân thể
của mình làm phòng thí nghiệm để điều hòa sức khỏe và quân bình khí âm dương
thực phẩm thì cuốn sách này mới hữu dụng và mời bạn đọc tiếp.
4. Phép tăng khí
lực
Ngoài ăn uống bình thường để sống, con người
còn tìm cách ẩm thực để làm tăng khí lực theo phương pháp tây phương hay đông
phương.
Phương pháp tây
phương
Phép dinh dưỡng tây
phương đặt nặng nên 2 tiêu chuẩn:
- Phát triển hài hòa
thể xác: Ẩm thực dựa trên chế độ cân bằng số lượng chất đạm, chất béo, đường,
các loại sinh tố và khoáng chất;
- Phát triển thể khí
bằng hấp thụ một số lượng calo hàng ngày cần thiết cho hoạt động của mỗi người.
Tại sao calo làm gia
tăng khí lực? Khi quan sát các nhà thể
thao, tập thể dục, chúng ta nhận thấy càng đốt được nhiều calo thì càng có
nhiều khí. Calo (nhiệt lượng) ví như dầu xăng được đốt lên thì
cho nhiệt năng (khí) làm cho xe chạy. Ẩm thực là nguồn cung cấp calo để cho cơ
thể đốt lấy khí làm động cơ chuyển động của cơ thể. Các calo dư thừa sẽ biến
thành mỡ làm nguyên liệu dự trữ để sản xuất khí mỗi khi cần.
Tăng khí theo
Đông phương
Ẩm thực bình thường
cung cấp calo để con người sản xuất ra khí. Với những gia đình Việt còn giữ
truyền thống ẩm thực thì còn chú trọng đến quân bình khí âm dương. Thí dụ như
sào nấu thì thêm ít gừng cho thơm dễ tiêu hóa, ăn thực phẩm âm như ốc, thịt vịt
(âm) thì quen chấm nước mắm gừng, ớt (dương) để tránh tiêu chảy. Thói quen này
là bắt nguồn từ quan niệm quân bình âm dương của tổ tiên ta. Ngoài ra, chỉ
những người có hiểu biết và phương tiện vật chất là lo đến bổ khí dương hay âm
bằng nhiều thứ thực phẩm đặc thù và phương thức tập luyện cường khí.
Tăng dương khí
Về thực vật, có 2 loại
thực vật cường dương
Loại tác động nhanh và tạm thời: rượu, hương
liệu ớt khơi động nhanh dương khí (kích thích dâm khí) và vệ khí ngoài da (mặt
đỏ, đổ mồ hôi)…
Loại tăng cường khí
dương chậm nhưng bền bỉ: sâm, nước đậu rang (đậu đen, đỏ), Maca, noni …
Sâm tượng trưng dược thảo bổ khí
rất thịnh hành ở Á Châu. Trên thị trường có 3 loại sâm.
Sâm đỏ (Panax ginseng) chứa
rất nhiều khí dương nên bổ ích cho người suy yếu vì bệnh, tuổi già, bất lực. Ai
không nên dùng sâm đỏ? Trai tráng khỏe mạnh dưới 30 tuổi, người có áp huyết cao
(trên 130/90), nhức đầu kinh niên, tính tình cau có hay mất ngủ…
Sâm trắng (Panax quinquefolium)
và sâm Sibérie (Panax quinquefolium)
ít dương khí hơn sâm đỏ nên hạp với đàn bà, người áp huyết cao.
Maca (Lepidium meyenii )Maca là sâm của người Nam Mỹ. Cây maca
được trồng nhiều trên cao nguyên Andes (cao độ 3500 đến 4500 mét), nóng cháy
ban ngày, giá lạnh ban đêm. Từ xưa dân Incas coi maca là thực vật linh thiêng
và dùng làm bổ khí. Xứ Pérou sản xuất rất nhiều củ maca dưới hình thức bột hay
viên. Theo kinh nghiệm của tôi, maca tương đương với sâm lại rất rẻ (nhất là
mua ở Pérou) lại không có cấm kỵ như sâm nhưng nếu uống mà khó ngủ tức không
hạp. Rất nhiều huyền thoại về maca, năm 2003 đội túc cầu Cienciano thắng giải
vô địch Nam Mỹ, đa số cầu thủ trên 30 tuổi, được giải thích là đã uống thường
xuyên maca.
Trái noni (Morinda citrifolia ). Cách đây 2000 năm, tại một số đảo trên
Thái Bình Dương, người Polynésiens đã dùng trái cây noni làm thuốc bổ khí. Trên
thị trường, trái noni dược bán dưới hình thức nước và viên.
Còn dân ăn mặn thì tìm ăn cật heo bò, thịt dê, dái dê, hải cẩu v.v
Tăng âm khí của đàn bà: cao,
nhung…
Lộc hươu, nai, mu rùa, được cạo rửa sạch sẽ rồi đem nấu rút lấy chất
tinh túy đọng lại thành cao để bổ âm chất.
Nhung là lộc non của hươu, nai phơi khô tán thành bột.
Tập luyện tăng khí
Tập dịch cân kinh, khí công, Tai
Chi, thiền định đều tập trung vào luyện khí cường tráng. Khí cường tráng sẽ lưu
thông mạnh mẽ, khí lưu thông mạnh mẽ thì máu sẽ lưu thông theo, máu lưu thông
thì thân thể được nuôi dưỡng đầy đủ, các độc khí sẽ được tiêu trừ nhanh chóng.
3
Thực phẩm được cung cấp hàng ngày
cho chúng ta đều xuất phát từ ba môi trường sống.
Môi sinh khí dương thịnh trên trời
của điểu thú, chim trời, chim
muông,
Môi sinh khí âm thịnh dưới nước của
sông, hồ, biển: tôm, cá, hải sản
rong biển, rong biển;
Môi sinh trung gian trên mặt đất: động vật có vú, loài bò sát, rau, trái, ngũ
cốc…
Từ những môi sinh trên
mà thực vật và động vật sanh trưởng và khác biệt nhau về cường độ khí âm dương
theo tứ khí (thái dương nóng, thiếu dương ấm, thái âm lạnh, thiếu âm mát) và
ngũ vị (ngọt, cay, mặn, chua, đắng[12]).
Tiếp theo, chúng ta quan
sát khí âm dương của thực phẩm qua tiêu chuẩn phân
định (tương đối) khí âm dương nhìn từ bên ngoài (màu sắc, hình dạng, vị trí
tăng trưởng…), chất cấu tạo bên trong (chứa ít hay nhiều nước, chất béo, số
lượng calo…). Ngoài ra, còn phải quan tâm đến
sự biến đổi nhiệt độ nguyên thủy của khí âm dương do nấu nướng biến chế, phương
pháp tồn trữ (tủ lạnh).
Các
tiêu chuẩn dựa theo nguyên lý âm dương nêu nên dưới đây chỉ cho chúng ta một ý
niệm tổng quát để phân định khí âm dương trong thực vật và động vật và giúp
chúng ta thứ nhất là tự làm thí nghiệm nhận định khí âm dương trong mỗi
thực vật, thứ hai là chiết giải những mâu thuẫn giữa các tác giả trong phân
định thực phẩm âm và dương.
1. Khí âm dương trong thực vật
Tiêu chuẩn màu sắc, tính chất, hình
dạng…
Nhiệt độ khí âm dương của thực vật phát triển trên đất và dưới nước biểu
lộ qua màu sắc, tính chất, hình
dáng như bảng chỉ dẫn dưới đây.
Tiêu
chuẩn
|
Dương
|
Âm
|
Màu sắc bên ngoài
|
Đỏ, cam,
vàng (cà chua, ớt, dứa khóm…)
|
Xanh,
tím, trắng (cà tím, cải bắp, chanh)
|
Tính chất
|
Khô, nhẹ
(các loai hương liệu như quế, tiêu)
|
Nhiều
nước hoặc chất béo (các loại trái dưa, đậu phọng, các loại hạt cho dầu ăn)
|
Hình dáng
|
Dài,
nhọn (củ cà rốt, ớt tiêu)
|
Tròn,
lớn : các loại củ, khoai phát triển trong đất (âm)
|
Tiêu chuẩn mùi hương
Phổi chủ về khí, mũi là cửa sổ của phổi. Mùi bốc lên thuộc khí dương nên
tỏa vào mũi, hòa với khí của phổi. Nhờ vậy mà chúng ta có thể biết cường độ khí
dương trong trái cây mà xếp loại theo khí. Thí dụ, các trái cây mít, sầu riêng,
soài, khóm…thuộc trái âm khi còn xanh (không thơm), nhưng được coi là trái có
khí thái dương nóng phát ra mùi thơm bít mũi khi chín mùi.
Tiêu chuẩn dầu
Hai loại chất dầu (tinh dầu bốc hơi và chất béo) giúp ta phân biện thực
vật âm hay dương. Thực vật như đinh hương, đậu khấu, quế… thuộc về loại khí
thái dương nóng vì chứa rất nhiều tinh dầu bốc lên và hòa tan trong nước. Trái
lại các loại hạt thuộc về khí âm như đậu phọng, hạt dẻ… vì cho dầu dưới dạng
chất béo.
Tiêu chuẩn calo và nước
Calo là dương, nước là âm. Dựa vào kết quả phân tích của khoa học về số
lượng calo (dương) và nước (âm) trong mỗi thực phẩm, ta phân biệt được :
Thực phẩm dương : nhiều calo ít nước.
Thực phẩm âm : nhiều nước ít
calo.
Thí dụ phân tích 100g của vài thực phẩm sau đây,
100 g
|
calo
|
Nước (g)
|
Thực phẩm dương
Chocolat
Thịt bò
Thịt cừu
Thực phẩm âm
Dưa leo
Dưa hấu
Sà lát
Bình âm dương
Táo
Nho
|
500
165
225
13
30
21
64
74
|
1
70
60
95
90
94
83
79
|
Tiêu chuẩn khoáng chất
Cơ
thể cần dùng nhiều khoáng chất chính (calcium, phosphore, potassium, soufre,
chlore, magnésium) và khoảng 12 loại vi khoáng chất (oligo- éléments) chứa nhiều trong rau trái.
Theo luật âm dương, ta có khoáng chất âm và
dương đi từng cặp với nhau. Thí dụ cặp magnesium (âm)/calcium (dương), cặp
potassium (âm)/ sodium (dương). Potassium là âm vì nằm bên trong tế bào, có nhiều trong rau
trái, tác động làm mát cơ thể. Trái lại khoáng chất sodium là dương nên nằm bên
ngoài tế bào, làm khí bốc lên và tăng áp huyết.
2. Khí âm dương
trong động vật
Cả ba môi sinh trên trời, dưới đất trong nước đều có
động vật sanh sống. Nhiệt độ khí âm dương của thực phẩm động vật thì dựa trên
hai yếu tố:
- Màu
sắc của thịt: đỏ là dương, trắng là âm,
-
Tính chất: Thịt là dương đối với mỡ là âm.
·
Trên trời
(dương)
Tính chất rất dương của thực phẩm
điểu thú hiện ra qua màu đỏ của thịt. Thí dụ như chim bồ câu, chim sẻ, chim cút…
·
Dưới
đất : bò cừu, gà vịt v.v.
Cường độ khí âm dương biểu lộ qua màu sắc của thịt :
- màu đỏ đậm chỉ nhiệt độ khí dương rất nóng thí dụ thịt
bò, cừu, dê ;
- màu xám nhạt và
trắng chỉ quân bình khí âm dương của thịt động vật thí dụ thịt gà ít gây xáo
trộn khí huyết.
Tiêu thụ quá nhiều thịt màu đỏ sẽ gây ra bệnh dương của khí
(mụn nhọt, nóng nảy, táo bón) và quá nhiều phần âm mỡ heo hay bò là nguồn gốc
của bệnh âm hiện ra trong thể xác (béo mập, chất béo trong máu)
·
Trong nước
(âm) : tôm cá, hải sản
Các loại cá tôm sống trong môi trường âm (nước) nên cung
cấp nhiều nhiệt độ âm mát lạnh cho cơ thể. Vì vậy để quân bình âm dương, con
người dùng khí dương nóng của vài hương liệu như gừng, ớt, làm nước chấm hay ăn
kèm thí dụ như khi ta ăn gỏi cá sống, ốc, ngao, hến, sò huyết, sushi.
Riêng về hải sản sò nghêu, tôm, cua… thì chia ra làm 2 loại
theo nhiệt độ âm dương
- Loại nhiệt độ âm lạnh : sò, nghêu, ngao, hàu, ốc,
mực ;
- Loại nhiệt độ dương nóng : tôm hùm, tôm rồng, cua
biển (khí dương hiện ra với màu đỏ sau khi luộc chín).
3. Biến chế nhân tạo
Các
thực phẩm biến chế nhân tạo bởi kỹ nghệ, nấu nướng, tồn trữ (đông lạnh, ướp
muối phơi khô, hun khói …) thuộc nhóm thực phẩm âm dương bất quân bình. Khí âm dương thay đổi tùy theo phương thức tồn trữ thực phẩm như sau.
Làm
tăng khí dương bằng hơi nóng (dương) và rút nước (âm)
Thực
phẩm tươi được rang lửa, phơi khô, sấy, hun khói, ướp muối sẽ làm tăng khí
dương. Vì khí âm (nước) bị mất, thực phẩm này rất dương nên có thể làm nặng
thêm những bệnh gây bởi dương khí nóng như da khô, mụn nhọt, cao áp huyết.
Làm tăng
khí âm
Xưa kia ở
Việt Nam, các cụ chôn rượu trong đất (âm) để làm giảm khí dương của rượu còn
người Âu trữ lâu trong hầm rượu. Ngày nay, tồn trữ thực phẩm bằng hơi lạnh (tủ
lạnh) hay đông lạnh làm gia tăng một cách nhân tạo nhiệt độ âm của thực phẩm
không hề gì với người khỏe mạnh nhưng có hại cho ai bị bịnh âm thí dụ như tiêu
chảy, da dẻ luôn luôn lạnh, xanh ngắt, tiểu tiện không ngừng.
4. Nhóm thực phẩm âm
dương
Nội
dung sách sẽ nặng nề và phức tạp nếu liệt kê tất cả thực phẩm rồi phân chia
thành nhóm theo khí âm dương. Tốt nhất và đơn giản nhất là độc giả xử dụng các
tiêu chuẩn ở trên và vào sự cảm nhận của mỗi người mà chia thực phẩm làm 5 nhóm
tương ứng với nhiệt độ khí âm dương. Trong bảng chỉ
dẫn, chúng tôi chọn một số thực phẩm tiêu biểu và chú trọng đến :
- Các thực phẩm của người Việt thường dùng ở hải ngoại,
- Dùng mầu đỏ để nhắc nhở các thực phẩm có thể gây xáo trộn
Chơn Khí nếu lạm dụng ăn nhiều, hàng ngày và không hạp tạng khí.
[1] « Cái sống của cả chúng sanh Thầy phân phát
khắp Càn Khôn Thế Giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ
ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra
thêm; nếu ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa.
» TNHT, Q2, tr.57
[2]« Như rượu vào tì vị, nó chạy vào ngũ tạng lục phủ
hết, thì trái tim con người chẳng khác nào như cái máy chánh để trữ sự sống,
cũng phải bị thâm nhập vào làm cho sự lao động quá chừng đỗi thiên nhiên đã
định, thôi thúc huyết mạch phải vận động một cách vô chừng, mà làm cho sanh khí
nơi phổi chẳng đủ ngày giờ nhuận huyết tinh sạch cho đặng. Trược huyết ấy thối
lại cùng trong thân thể, để vật chất vào trong sanh vật, mỗi khối ăn nhằm phải
bịnh, một ngày thêm một chút, hết cường tráng, cốt tủy lần lần chết thì thân
thể các con phải chết theo,TNHT, Q2, tr.60
[4] Chánh niệm là tập
trung tư tưởng vào đạo đức đi đến nhất tâm nhất niệm)
[5] Quán tưởng:xem xét
tưởng nghĩ
[6] TNHT/Q2, tr.92: Nói cho cùng, nếu trọn kiếp, dầu gây lắm tội
tình mà phút chót biết ăn năn tự hối, cầu Khẩn Chí Tôn độ
rỗi, thì cũng lánh xa khỏi cửa Âm Quang, lại
còn hưởng đặng nhiều ân huệ của Chí Tôn, là các Chơn Hồn đặng tự hối hay
là đặng giáo hóa mà hiểu trọn chơn truyền lập
phương tự độ, hay là con cái của các Chơn Hồn cầu rỗi
[7] TNHT/Q1/tr.30
[8] 1 calo (chữ c không viết hoa) là đơn vị tương
ứng với số nhiệt cần thiết làm cho 1gr nước tăng lên 1 độ.
[9] Chữ dương 陽 gồm hai phần: bên trái là bộ
phụ là núi đất, bên phải có chữ nhựt日 nhật
là mặt trời đứng
trên hàng ngang, ý
nói mặt
trời đã mọc lên khỏi đường chân trời, bên dưới là chữ vật物 vật vẽ hình các tia sáng rọi xuống;
Chữ âm 陰 , bên trái có bộ phụ là núi đất,
bên phải phía trên là chữ kim 金 có hình như cái nóc nhà, bên
dưới chữ vân雲 mây
ý nói che khuất
[10] Khí phiên âm từ tiếng trung
hoa Qi hay Tchi
[11] Khí Tiên Thiên: Khí hiện hữu
trước thề giới hữu hình; khí Hậu Thiên: Khí có sau sự hình thành thế giới vật
chất. Nếu chỉ nhìn hai khí Tiên Thiên và Hậu Thiên đứng cạnh nhau thì khí Tiên
Thiên là dương và Hậu Thiên là âm. Nếu chỉ quan sát riêng khí Tiên Thiên thì
khí dương này chứa bên trong: yếu tố âm tức Ngươn Khí hay Chơn Thần do Đức Phật
Mẫu cấu tạo và yếu tố dương tức là Ngươn Thần phát xuất từ Thượng Đế. Nếu trở
lại quan sát khí Hậu Thiên, thì Ngươn Khí (trước là âm đối với khí Tiên Thiên)
thì lại tở thành yếu tố dương đối với Chơn Khí (âm). Điều này cho ta hiểu rằng
bất cứ khí chất nào hay vật thể nào cũng đều có yếu tố dương và yếu tố âm tương
phản và tương liên giống như hai mặt của một tờ giấy không lìa nhau được. Vì
vậy phân định Âm dương phải hiểu theo nghĩa tương đối giữa 2 vật thể đi chung
với nhau; thí dụ nước nóng là dương bên cạnh nước lạnh (âm); nhưng chén nước
nóng (80 độ C) thì lại coi là âm nếu để bên cạnh chén nước nóng (100 độ C). Vậy,
khí âm dương được quan sát và hiểu trong ý niệm tương đối.
[12] Thêm 2 vị phụ : vị lạt và
vị chát
Thực phẩm
|
Hương liệu,nước
|
Rau, củ, cốc loại
|
Trái cây
|
Thịt động vật
|
Khí dương nóng
|
Quế, đinh hương, gừng, tiêu, cà ri, hồi anis, rượu, bia, chocolat
|
Sâm đỏ
|
Sầu riêng, nhãn, vải, soài, mít, dứa khóm
|
Bò, cừu, dê, ngan (vịt xiêm)
|
Khí dương ấm
|
rau thơm : húng, thì
là, tía tô, kinh giới, rau ôm, ngò mùi, hành, tỏi, củ kiệu
|
Cà rốt
|
ổi, lựu, hồng, chôm
chôm, quýt
|
thỏ, chim trĩ , cút, tôm cua Lobster tôm hùm;
Nai, hươu, heo rừng
|
Khí âm lạnh
|
Nước lạnh, hoa cúc, tim sen,
Lá verveine, tilleul
|
Khổ qua, bắp cải,
Củ sắn,
|
Bưởi chua, chanh,
dâu da, chanh dây,
khế, me
|
ếch, rắn, rùa, hàu sò, nghêu, ngao, hến; ốc,( ốc bưu, óc gai, ) bào ngư, sứa biển, hải sâm, sò lông ,
sò hến nghêu; sò huyết, hàu, trai, mực ống, mực nang, bạch tuộc
|
Khí âm mát
|
Sữa đậu nành
|
Các loại khoai củ, bí, mướp, mồng tơi, cà tím, khoai tây, củ
sen, rong biển, rong câu, cỏ biển[1]
|
Thanh long, cam, nho, mận, dâu tây
|
Vịt, các loại cá, rùa, lươn, cá chim
bơ, phó mát
|
Bình âm dương
|
Sữa,
|
Ngũ cốc, đậu, các loại rau cải, sà lát, măng tre
|
Mãng cầu, măng cụt, chuối, roi mận, dừa, lê, na, táo, cerise,
nectarine
|
Gà, cá rô, cá
tra, chép, tép; rùa, bống, cá sặc; cá chạch, cá đối;cá nục cá giếc, cá bông
lau; hải sản cá tuyết, cá hồi, trứng
|
Trong
bảng sắp xếp này, nếu độc giả nào đã đọc hoặc theo phép dinh dưỡng khác có thể nhận thấy
những điều trái nghịch trong phân loại thực phẩm âm, dương. Thí dụ trong sách
của Ohsawa[2],
cà phê, sô cô la, bia, rượu vang, gừng… được xếp vào loại thực phẩm âm (thay vì
thực phẩm dương như trong sách này). Và
xứ lạnh (âm) sản xuất ra thực vật và động vật dương, trái lại xứ nóng cho thực
vật và động vật âm. Vì vậy, tác
giả có lời nhắn nhủ là muốn tìm sự
thật về khí âm dương thực phẩm không gì bằng cách áp dụng phương pháp nghiên cứu khí vô hình (quan
sát+cảm nhận) của người xưa rồi tự kiểm nghiệm sự tác động của khí theo các
tiêu chuẩn tương đối khách quan trên và chỉ
tin vào kết quả thực nghiệm trên chính cơ thể mình mà phân định khí âm dương
thực phẩm.
4
Quân bình âm dương là nguyên tắc
căn bản trong phép dinh dưỡng
thể Khí
Qua câu chuyện, đôi khi nghe ông A
nói tôi có tạng nhiệt nên phải kiêng đồ nóng còn bà B thì lại kiêng đồ lạnh vì
tạng hàn. Đó là cách diễn tả tạng khí tức nhiệt độ của khí qua tạng nhiệt hay
tạng hàn.
Nhiệt
(nóng) và hàn (lạnh) là khí tự nhiên trong trời đất nhưng theo luật âm dương,
nhiệt tăng đến tối đa có thể biền thành hỏa (lửa) gây ra hiện tượng bất thường
trong trời đất. Thí dụ vào mùa nắng hạn, khí nóng của trời biến thành hỏa gây
cháy rừng. Trong cơ thể, người tạng nhiệt ăn uống quá nhiều thực phẩm nóng có
thể làm nhiệt biến thành hỏa gây ra hiện tượng bất thường là mụn nhọt, táo bón,
đổ máu cam… giống như cháy rừng. Hiện
tượng bất thường này của khí được tìm hiểu qua tạng khí thái dương và tạng khí thái âm. Hai tạng khí này hay mắc bệnh về
khí nếu dùng quá nhiều khí thực phẩm không phù hợp với tạng khí. Còn
tạng thứ ba là bình
tạng (khí âm dương tương đối điều hòa) không đề cập đến vì rất ít mắc bệnh về
khí gây ra bởi thực phẩm.
1. Tạng thái dương
rất nóng
Nhiệt
diễn tả khí nóng, ấm áp bình thường của trời đất, nhưng nhiệt thái quá như ngày
nóng hạn mùa hè, thì có thể biến thành hỏa đốt cháy cây cỏ (âm) cũng như can
hỏa bốc lên thì đốt cháy tân dịch (âm).
Tạng
thái dương bẩm sinh biểu lộ qua 2 trạng thái của khí:
-
Trạng thái sức khỏe bình thường : người ấm áp, không có triệu chứng khí bốc
lên và tản ra ngoài da;
-
Trạng thái nhiệt biến thành hỏa : các thực phẩm thái dương, sức nóng mặt
trời dễ làm nhiệt bình thường biến thành hỏa
khiến âm bịnh.
Tạng
thái dương biểu lộ bởi dấu hiệu tản khí dương ra bên ngoài như da đỏ nóng làm
tưởng lầm rằng mắc bệnh dương khí. Nhưng, thực sự thì âm khí mắc bệnh bởi khí
dương quá nóng làm khô kiệt âm khí bên trong nên có triệu chứng như táo nhiệt,
chảy máu cam, trĩ. Dương quá thịnh khiến
âm bịnh[3].
Quan
sát chân dung tạng thái dương nóng
Chân dung người có tạng thái dương hiện ra rõ rệt sau khi
ẩm thực quá nhiều thực vật dương quá nóng (rượu, gia vị cay…) khiến nhiệt biến dễ
dàng và nhanh chóng thành hỏa. Hiện tượng này dễ nhận diện qua các dấu hiệu
sau:
·
da nóng đỏ
cùng với chất âm (mồ hôi) bị đẩy ra ngoài,
·
bên trong thì
có triệu chứng khí âm khô kiệt như táo bón, khát nước.
Từ hai dấu hiệu chính đó mà ta có
thể biết được tạng phủ nào bị khí dương (hỏa) đốt cháy thí dụ như:
- Tạng phổi thì da nóng, màu hồng
hay đỏ, hơi thở ồn ào, đầu và ngực ướt mồ hôi, dễ chịu với khí trời lạnh;
- Tạng tim: màu đỏ rất rõ hiện ở đầu
lưỡi và trên mặt (trừ trường hợp hư nhiệt vì âm suy), tính tình cáu gắt, bồn chồn, nóng nảy;
- Tạng tì: dấu phát hỏa hiện ra trên
môi, lưỡi đỏ và sưng, rêu lưỡi vàng, dày, miệng hôi, lợi răng sưng đỏ;
- Phủ ruột già khô ráo tân dịch nên
táo bón;
- Phủ bàng quang (bọng đái) bị
nhiệt nên nước tiểu ít, lại có màu đậm, nặng mùi, đường tiểu nóng rát;
- Tân dịch bị khí nóng thái dương
đốt nên da khô héo, môi lưỡi mỏng và khô, khát nước hoài và thích uống lạnh;
- Hỏa khí thái dương vào
máu gây ra chảy máu cam, trĩ, mụn đỏ, nhọt chứa mủ, mũi hay phân dính máu.
Cảm nhận dấu hiệu phạm khí âm
Triệu
chứng gì sảy ra khi Khí dương quá thịnh biến thành hỏa? Suy nhược và bệnh
âm khí.
Suy nhược vì khí dương bốc lên,
thoát ra làm hao tổn khí, thí dụ như người uống rượu quá chén mình mẩy nóng đỏ
(khí thoát ra ngoài) nên mệt mỏi sau khi say rượu.
Khí dương quá thịnh sẽ làm khí âm
khô kiệt mà sanh bệnh dưới dấu hiệu sau :
-
Âm bị đẩy ra ngoài : mồ hôi, xuất huyết (trĩ, máu cam),
-
Âm khô kiệt : tân dịch khô cạn nên hay khát nước, táo bón, tinh thần giao
động, tiểu ít.
Thủ phạm
Các triệu chứng trên đều là nạn nhân của thực phẩm nhiều
khí nóng thái dương làm hư tổn âm khí.
Thực phẩm này có 2 loại : Thực phẩm đa khí nghèo chất dinh dưỡng và thực
phẩm nhiều khí dương lẫn chất dinh dưỡng.
·
Thực phẩm đa
khí nghèo chất dinh dưỡng
Các
thực phẩm này là :
-
Nước uống như rượu, la ve,
-Trái
cây chín như sầu riêng, mít, nhãn, thơm khóm, soài
-
Hương liệu cay nóng, rát lưỡi như (quế, bột cà ri, gừng, tiêu, ớt tiêu, đinh
hương, hồi, moutarde cay …),
Nếu ăn quá nhiều và hàng ngày thực phẩm trên,
hậu quả là gây bất quân bình âm dương trên dưới, trong ngoài vì khí dương quá
thịnh bốc lên với những triệu chứng của khí như đầu váng nóng hay đau, khó hay
mất ngủ, nóng nảy khó tính, tiểu rát.
·
Thực phẩm
nhiều khí dương lẫn chất dinh dưỡng
Khí thái dương của các thực phẩm này như thịt bò, cừu, dê,
thú rừng tác động lên máu. Các bệnh như sưng khớp, bệnh
ngoài da lở loét nóng đỏ có mủ, không có kết quả
với thuốc trụ sinh, cortisone và antifongique… là triệu chứng của khí dương
thái quá.
Cách
trị liệu
Triệu
chứng viêm (da lở loét, tiểu tiện rát đau, viêm đường tiểu…) có thể do 2 nguyên
nhân : vi trùng và khí thái dương.
Việc
đầu tiên là ngừng ăn các thực phẩm quá nhiều khí thái dương trên và thay
vào bằng ăn thực phẩm âm. Nếu sau vài ngày triệu chứng hỏa không suy giảm thì
hãy nghĩ đến bác sĩ và trụ sinh[4].
Báo
động quí ông
Trong vấn đề bổ dưỡng sức khỏe, nhiều người Việt hay
thích nghe những lời mách nước chơn thành của bạn bè, thân thuộc hoặc trong báo
chí mà người viết kém hiểu biết về khí âm dương. Thí dụ như thấy bạn mình có
bệnh hoặc suy nhược thể xác là có những lời khuyên máy móc như : uống sâm,
bột quế mật ong, thang thuốc Minh Mạng[5],
nước ớt cay, đinh hương v.v. Các thực vật này chứa nhiều khí thái dương nóng
rất tốt cho người thiếu khí dương nhưng lại làm hại người có tạng khí thái
dương, có thể gây bệnh về khí hoặc làm bệnh nặng thêm. Vậy, trước khi làm theo
lời khuyên chơn tình thì phải hiểu tạng khí của mình và những triệu chứng của
khí dương thiếu hay thịnh.
2. Tạng thái âm lạnh
Nếu người có tạng khí
thái âm, dấu hiệu thiếu khí dương hiện ra bên ngoài (da xanh, lạnh, nói yếu ớt)
và bệnh khí dương bên trong (tiêu chảy, đầy hơi, sợ lạnh…). Âm thịnh
thì dương bịnh[6]
như chân dung đưới đây.
Quan sát chân dung tạng thái âm
Tạng thái âm hàn thường gặp trong các trường
hợp sau:
- Người bẩm sinh tạng hàn,
- Bệnh nặng, già yếu, sau giải phẫu,
dâm dục quá độ, sanh đẻ nhiều.
Nguyên nhân chính
là do khí thái âm lấn át khí dương làm khí dương bệnh mà sanh ra nội hàn. Triệu
chứng khí dương bệnh hiện ra ở ngoài da và trong tạng phủ.
Vì
khí dương bệnh, suy yếu nên có triệu chứng hơi thở ngắn, thích ăn
uống nóng, da xanh xám, hay ớn lạnh, vọp bẻ, chân tay giá lạnh, thiếu hăng
say ; tinh thần ủ rũ, tiếng nói yếu ớt, biếng ăn, tiểu tiện nhiều,
buồn ngủ cả ban ngày,
Dương khí của tì vị bịnh nên da
lạnh, trắng, chân tay lạnh không sức lực, mập phì nhiều mỡ, tĩnh mạch sưng,
bụng mềm, phình lớn, hay tiêu chảy, lưỡi trắng, dày rộng ẩm ướt nhiều, ngủ
nhiều ngay cả ban ngày
Còn thận khí dương bị hàn khí lấn át
thì tiểu tiện nhiều và trong, dấu hiệu lãnh cảm hay tình dục suy (nếu còn trẻ)
gây lo sợ, mặt tái xanh, bải hoải yếu ớt ở lưng quanh vùng mệnh môn.
Bạn nào có chân dung của tạng khí này thì phải tránh ngay các thực phẩm
thái âm để tránh làm bệnh nặng thêm.
Cảm nhận thực phẩm sanh khí thái âm lạnh
Thực phẩm thái âm thường gặp là :
- Động vật : vịt, ếch, rùa,
rắn, nghêu sò, mực, cá sống (gỏi cá, shusi) …
-
Rau và rau củ : khổ qua, mồng tơi, rau đay, dưa chuột, dưa leo, bắp cải
cuộn, khoai tây, củ cải ngọt màu tím, rong biển …
-
Trái cây : chanh, chanh dây, bưởi
(chua), dưa hấu, dưa chuột …
-
Lá trà : hoa cúc, nhị hạt
sen, verveine, tilleul, passiflore, camomille…
-
Nước lạnh
Vài thực phẩm thái âm tô đỏ là để
nhắc độc giả phải cẩn thận khi nạp dụng quá nhiều có thể làm cho khí dương
bịnh, thí dụ trà hoa cúc, nước lạnh.
Hoa cúc rất âm hàn là dược phẩm của
đông y trị áp huyết cao, làm cơ thể mát dịu dễ ngủ. Người Việt sức khỏe bình
thường nên cẩn thận nếu lạm dụng hoa cúc bằng uống trà cung đình, trà cúc (hoa
cúc+quả xí muội+cục đường phèn+5 nhát cam thảo) cho dễ ngủ.
Tại phương tây, chúng ta thường nghe
khuyến cáo uống nhiều nước vì nước chiếm 75% cơ thể, 60% tế bào, 92% máu huyết…
Không ai có thể phủ nhận vai trò tối quan trọng của nước sau dưỡng khí cho mọi
hoạt động của cơ thể.
Trái lại đông y cũng như phép dinh
dưỡng đều khuyên cáo uống nước vừa đủ, khi khát nếu uống quá độ có thể gây bệnh
do khí âm của nước. Tại sao ?
Khí của nước là lạnh. Nếu uống quá
nhiều nước, người tạng thái âm sẻ mất rất nhiều khí dương để hâm nóng nước lạnh
lên 37o nên khí dương đã thiếu lại càng thiếu thêm ;
Nhất là đàn bà (âm) lại uống quá
nhiều nước (âm), âm khí quá thịnh làm hại thận dương nên tiểu nhiều, người
lạnh ;
Bệnh (đau bao tử, đầy hơi…) bởi nước
hay gặp là khí bao tử (vị khí) bị lạnh bởi uống quá độ nhất là vừa ăn vừa uống
nước lạnh. Vì vậy tiệm ăn trung hoa tiếp ta trà nóng khi ăn.
Uống nước là tối cần thiết nhưng hết sức phi
lý nếu cố gắng uống thiệt nhiều nước khi cơ thể thừa nước lại mang bệnh âm (phù
thủng, tiểu tiện mỗi 15 phút làm mất giấc ngủ đêm, đầy hơi, lãnh cảm…).
Báo
động quí bà
Sau
dưỡng khí là nước tối cần thiết cho sự sống. Ta có thể nhịn ăn nhiều ngày nhưng
không thể không uống nước. Nước tối cần cho cơ thể (75% là nước), tế bào (60%
nước), máu (95% nước)… Từ những nhận xét đó mà Tây y thường hay khuyên uống nhiều
nước (2 đến 3 lít mỗi ngày) và đổ tội tại thiếu nước nên da khô, táo bón mặc
dầu vẫn nghe lời uống nước nhiều. Lời khuyên đó áp dụng cho mọi người mà chẳng
quan tâm đến vấn đề đàn bà thường là tạng âm mà lạm dụng khí lạnh của nước có
thể làm mệt thận (tiểu nhiều, lãnh cảm, sợ lạnh…), hại tì khí (chân tay nặng, ứ
nước…), khí dương suy vì phải dùng nhiều sức nóng của khí (calo) để hâm nước
lên 36 độ C…
Phải
uống nước nhiều khi dùng loại thuốc theo toa bác sĩ, khi đổ mồ hôi nhiều sau
khi tập dượt và vào những ngày nóng hạn. Nếu không thì tốt nhất là uống nước
vừa đủ lúc khát cũng đủ bài tiết các chất dư thừa. Nguy hại nhất là ăn uống
nhiều đồ lạnh sau khi sanh nở là lúc thiếu khí dương để tẩy rửa huyết hư. Vì
vậy mà ngày xưa, đàn bà mới «nở nhụy khai hoa »
chỉ ăn uống nóng, nằm trên than hồng trộn muối và hột tiêu để da thịt ở
bụng thắt lại như thời con gái và tránh bướu tử cung.
Trong
tình trạng bình thường, uống nước khi khát, vừa đủ để sa thải các chất dư thừa
(urée, acide urique, créatine, ammoniaque…). Nếu uống quá nhiều nước, số lượng
máu gia tăng thận phải làm việc nhiều để sa thải số nước dư thừa trong máu để
giúp tim. « uống mà không khát, ăn mà
không đói là hai điều hại cho sức khỏe ».
Khi nào biết là cơ thể thiếu
nước ? Hypothalamus trong óc gởi tín hiệu khát, nếu thiếu nước. Khi đã hết
khát thì phải ngừng, nếu không nghe tiếng nói của cơ thể, hypothalamus bị xáo
trộn cho tín hiệu sai vì vậy nhiều bà uống rất nhiều mà vẫn khát, người thì phù
thủng.
Vai trò của thận là điều hòa nước
trong cơ thể. Uống quá nhiều nước, thận sẽ suy yếu và có các triệu chứng sau:
- Tứ chi lạnh, lưng
và đầu gối ê ẩm thiếu sức, bất lực vì khí lạnh của nước làm giảm thiểu khí
dương, thận dương suy, bịnh khí dương xuất hiện, như phù thủng, da dày.
- Phổi (thượng
tiêu) và thận (hạ tiêu) là hai thủy lộ và luôn luôn giao tiếp nhau (bằng
chứng : thận di động lên xuống theo nhịp thở hô hấp). Cho nên nếu phổi
bệnh sẽ khiến cho thận suy yếu rồi bịnh theo luật tương sinh. Thí dụ hen xuyễn
lâu ngày làm thận suy, sinh ra bất lực lãnh cảm.
Bao tử : uống
nhiều nước lạnh nhất là vừa ăn vừa uống làm nguội lạnh khí nóng của bao tử mà
sanh ra bụng đầy hơi, hay ợ chua[7]
tiêu chảy, khó tiêu.
Tóm lại, nguyên tắc dinh dưỡng theo tạng
khí là giữ quân bình giữa khí âm, khí dương của thực phẩm bằng ghi nhớ hai điều
căn bản sau :
- Thức ăn dương thích hợp tạng âm hàn, thức ăn
âm hợp với tạng dương nhiệt,
- Dùng nhiều thức ăn âm thì hại dương, ăn nhiều thức
ăn dương thì khô kiệt chân âm ;
- Tránh lạm dụng ăn quá nhiều, hàng ngày một thực phẩm
thịnh âm hay thịnh dương.
Nếu bất quân bình âm dương gây ra bịnh, lúc đó
ta hãy nên dùng khí cuả thực phẩm trị liệu. Thí dụ như âm hàn nội tạng làm bụng
đau, người lạnh, buồn ói, cảm hàn, tiêu chảy, kinh nguyệt đau… ta có thể dùng
hương liệu củ (gừng), quả (tiêu, ớt), vỏ cây (quế), hạt (tiêu, đinh hương, hồi,
muscade). Tóm lại, duy trì quân
bình âm dương bằng biết dùng thức ăn thịnh âm hay thịnh dương thì sẽ tránh được
một số bệnh của khí.
Sau cùng, tác giả muốn nhắc độc giả
một điều là bạn bè, bà con hay khuyên ta ăn trái cây này, rau cỏ kia rất tốt.
Tuy lời khuyên rất thành thực nhưng bạn phải biết :
-Tạng khí của mình thuộc loại
khí nào;
- Nhận diện khí âm dương của
thực phẩm theo lời khuyên để xem có thể tiếp nhận hay không;
- Sau khi qui nạp thực phẩm
nên theo dõi phản ứng bất thường của cơ thể. Thí dụ sau khi uống nước rau má,
bụng hơi quặn đau lại hơi tiêu chảy có nghĩa là rau má (âm) không hạp với tạng
khí (âm) của bạn.
5
Rau thơm, rau húng, rau mùi,
Thì là, cải cúc, đủ loài hành
hoa.
Mỗi lần được mời dự cơm chay
tại một Thánh Thất Cao Đài, thực tình tôi chẳng thấy chay lạt mà chỉ thấy mùi
thơm ngát bốc vào mũi, vị chua cay thấm dịu dàng trong lưỡi. Đó là lúc tôi hấp thụ khí âm dương qua hương vị. Hương có ngũ hương là khí dương
do mũi ngửi thấy, vị có ngũ vị (chua, cay, mặn, ngọt, đắng)[8]
sinh ra từ khí âm của đất và được lưỡi nếm nhận được.
1. Mùi
Ngũ
hương (5 mùi) [9] do mũi đón nhận, thuộc khí dương nên bốc
lên trời và nhập vào khí của phổi vì tạng phổi chủ về khí và mũi là cửa
của phổi thông với bên ngoài. Tuy nói là có ngũ hương, nhưng thường nhật trong
bếp nước, con người chỉ quan tâm đến mùi thơm.
Mùi
thơm trong tín ngưỡng
Hầu
như mọi tôn giáo và tín ngưỡng dân gian đều dùng mùi thơm tỏa lên trời của
hương nhang, gỗ trầm để cầu khấn, tiếp xúc với thế giới vô hình. Theo tập tục
thờ cúng tổ tiên, người Việt tin rằng khói nhang trầm và các dĩa cơm canh nóng
bốc mùi thơm vào cõi vô hình khiến hồn người đã khuất cảm nhận được lòng thành
kính của con cháu. Còn trong ẩm thực hàng ngày, chúng ta ưa tìm thưởng thức mùi
thơm của hoa trái, rau cỏ mà làm đồ ăn thức uống.
Về
khía cạnh trị liệu, mùi là khí dương chạy thẳng vào phế vì phế chủ về khí[10]. Cho nên y khoa cũng như cách trị liệu cổ
truyền bằng cách dùng mũi hít vào phổi mùi của vài dược liệu dưới dạng tinh dầu
như chất menthe (chữa ho), và thông thường nhất là buồn ói mửa người Việt hít
dầu cù là.
Nhận diện khí dương bằng mùi
Nhờ mũi ngửi thấy mùi mà ta cảm nhận được khí
dương của thực vật. Dưới sức nóng của bếp lửa hay của nắng mặt trời, mùi thơm
tức khí dương sẽ bốc lên từ thực phẩm và tỏa ra từ hoa trái. Tùy theo nồng độ
của mùi mà ta có thể biết rau trái nào chứa nhiều hay ít khí dương. Thí dụ trái
dứa, soài, sầu riêng là trái cây rất dương nên thơm bít mũi khi chín.
Mùi
thơm trái cây
Hạt
mè chứa rất nhiều khí âm dưới dạng dầu mè và khí dương bốc thơm nức mũi khi
rang chín, cho nên gạo lức (chất bổ dưỡng, sinh tố, khoáng chất), muối (dương),
mè (khí âm dương tràn đầy) làm khỏe cơ thể là vậy.
Trái cây
Giữa các tác giả đôi
khi có những dị đồng trong phân loại trái âm, trái dương. Lý do là không quan
tâm đến sự biến hóa khí âm dương trong trái cây như những thí dụ sau.
Khí biến đổi từ lúc còn
xanh đến lúc chín
Trái cây lúc còn xanh, khí
âm thịnh nên có vị chua.Trên tiến trình trái chín, vị chát của âm chất (tannin,
amidon) biến dịch sang vị ngọt, một phần khí âm (biểu hiệu bởi vị chua) chuyển
biến sang khí dương (mùi thơm, màu đỏ, vàng), thí dụ dứa, mận, cam, quýt.
Có trái cây còn xanh chứa nhiều
vị âm (tannin, amidon) biến dần sang khí bình âm dương (thơm, ngọt), thí dụ như
trái hồng, chuối.
Khí giữa
trái và vỏ, lá
Trái chanh chứa khí thái âm rất
lạnh, còn lá chanh thì rất dương qua mùi thơm chứa tinh dầu trong lá. Người
Việt sắt nhỏ lá chanh ăn với thịt gà luộc hoặc ướp với gà đồng (chuột đồng) để
nướng, lá chanh đun trong nồi nước xông chữa cảm cúm.
Vỏ trái bưởi, trái tắc, trái
quất… chứa tinh dầu rất dương nên đàn
bà Việt dùng vỏ bưởi nấu nước gội đầu cho sạch, cho tóc óng ả, vỏ trái tắc, vỏ
trái quất trộn với mật ong trị liệu ho hàn.
Mùi thơm
của trái cây khi chín
Các trái cây thơm ngào ngạt khi chín
được xếp vào loại khí thái dương như: sầu riêng, mít, khóm, nhãn… Chỉ cảm nhận
được khí dương của các loại cây này khi nào ăn nhiều và hàng ngày nhất là những
người có tạng thái dương, lúc đó mới thấy triệu chứng khí thái dương quá nóng
phát ra như lở môi, mụn nhọt, đại tiện ra máu hoặc táo bón. Thí dụ vào mùa nhãn
chín, như ai đã về « giồng nhãn » của
người Tiều ở Bạc Liêu đều biết sau khi được chủ vườn mời ăn nhãn thả cửa thì sẽ
được chủ mời một ly nước mưa trong veo múc từ lu mái để «giải hỏa » của nhãn.
Mùi thơm hương liệu
Các hương liệu và lá thơm có mùi
thơm bốc lên, chứa tinh dầu bay hơi, hòa tan trong nước thì được xếp vào thực
vật chứa khí thái dương nóng, thí dụ như quế, gừng, đinh hương, anis,
muscade dùng để chữa trị. Ngoài ra nhiều
loại rau thơm như thìa là, húng quế, basilic, estragon…cũng chứa một ít tinh
dầu.
Trị liệu
bằng mùi thơm
Quế,
đinh hương cho tinh dầu dùng để uống hay xoa bóp làm cho da nóng, chống bệnh âm
(chậm tiêu, chậm kinh nguyệt, đau bụng, ói mửa). Lạm dụng tinh dầu của quế có
thể sanh bịnh, vì vậy, kỹ nghệ thực phẩm âu châu ấn định 2mg mùi thơm chất
coumarine của quế trong 1kg thực phẩm. Tại Đức, các em nhỏ (dưới 15Kg) được
khuyến cáo không nên ăn quá 4 cái bánh chứa quế Zimtsterne mỗi ngày để tránh
chảy máu cam.
Gừng chứa 1 đến 3% tinh dầu trong tế
bào bốc ra mùi thơm, được dùng để trị liệu và điều hòa khí âm dương trong thực
phẩm. Trong vấn đề trị liệu, gừng được xử dụng rất nhiều như:
- gừng rang pha
nước sôi hoặc đun với cháo để chữa bệnh tiêu chảy,
- Khi bị cảm phong
hàn, người Bắc giã gừng trộn với mớ tóc để đánh gió,
- Kẹo gừng hay ngậm
miếng gừng nếu bạn buồn ói bởi giao thông say sóng, máy bay.
- Trong nấu nướng,
dùng gừng để tăng vị giúp tiêu hóa nhất là để điều hòa khí âm khi ăn các động
vật âm như món thịt vịt luộc, hàu, sò nghêu, ốc hấp bọc lá gừng…
2. Khí âm trong ngũ vị
Ngũ
vị là đắng, ngọt, cay, mặn và chua[11]
là khí âm nên đi vào trong cơ thể. Cây
cỏ hấp thụ khí của đất rồi biến hóa ra các vị trong tinh thực phẩm[12].
Nguồn gốc của đất là từ kim thạch tan rữa, cho nên Luật Tam Thể giải thích ngũ
vị: Các thứ cây đều có tế bào của kim
thạch… Chất ngọt do đạm khí và lân chất, chất đắng do kim khí, chất mặn do kim
và thạch khí lộn với đạm khí và lân khí; chất chua do thạch khí và thổ khí lộn
với thủy khí[13].
Cảm
nhận khí ngũ vị
Ai trong chúng ta mà lưỡi chẳng cảm nhận thấy dễ dàng ngũ
vị (đắng, ngọt, cay, mặn và chua). Theo luật ngũ hành, ngũ vị liên hệ mật thiết
với ngũ tạng (tim, tì phế, thận, can) và ngũ thần (Thần, Ý, Phách, Chí,
Hồn). Muốn kiểm chứng rõ ràng sự liên hệ này, chúng ta hãy cùng nhau tự làm thí
nghiệm như sau ngay trên cơ thể của chúng ta.
Phổi «cay»
Vị cay chạy về phế. Phế chủ về khí (vệ khí) và da.
- Kiểm nghiệm. Sau khi dùng vị cay (uống rượu, ăn ớt tiêu
cay…), vệ khí của phế lưu chuyển nhanh làm cho da nóng, đỏ, đổ mồ hôi.
- Ứng dụng trong dân gian. Quan sát
thấy khí nóng của vị cay (ớt, rượu, tiêu)
kích động vệ khí của phế lưu chuyển nhanh, người dân Việt bị cảm phong hàn thường ăn vị cay (cháo nóng nhiều tiêu, ớt…) sau khi đánh
gió hoặc « xông »[14]
cơ thể cho ra mồ hôi. Mồ hôi sẽ tống
xuất tà khí ra ngoài để trị liệu vài bệnh liên quan đến phế khí như cảm cúm,
phong hàn.
Thận «mặn»
Vị mặn đi vào thận nơi cư ngụ khí âm dương Tiên Thiên. Trong cơ thể, chất
mặn giúp thận giữ quân bình giữa tỉ lệ nước với chất mặn thu nạp. Chất mặn
thặng dư được sa thải qua nước tiểu và mồ hôi. Một phần tư chất mặn cung cấp
cho cơ thể rút ra tự nhiên trong thực phẩm. Nồng độ mặn cao trong thịt, cá, hải
sản nhưng thấp trong rau trái. Vị mặn còn lại nằm trong nấu nướng, thêm muối
khi ăn, thực phẩm biến chế kỹ nghệ.
- Kiểm nghiệm. Thiếu chất mặn
(sodium) sẽ gây suy nhược và ngất sỉu thí dụ như đổ mồ hôi quá nhiều sau khi
tập dượt, chạy bộ. Một ly nước chanh muối hay coke pha muối là trở lại bình
thường vì vị mặn bổ thận để tái lập quân bình giữa nước và chất mặn trong máu.
-
Ứng dụng. Vào mùa hè nóng bức mồ hôi nhễ nhại, dân Việt hay uống chanh muối, ăn
dưa hấu sát ít muối vừa cho vị đậm đà vừa bổ khí thận bằng vị mặn.
Gan
«chua»
Vị chua chạy về can. Can chủ bắp thịt, gân cốt, móng tay, móng
chân.
Kiểm
nghiệm. Can không làm tròn nhiệm vụ điều
hòa khí huyết thì sẽ có triệu chứng «can lười » nên ít đói, khó tiêu, hay ợ
chua, móng tay móng chân nứt, gãy… Trước
bữa ăn dùng vài tráí cây hơi chua (bưởi, táo, mận, quít) hoặc một dĩa sà lát trộn
giấm chua sẽ giải quyết vấn đề nhờ vị chua thúc đẩy gan sa thải chất dơ và giúp
bao tử làm việc.
Ứng
dụng. Vì nhận xét thấy vị chua làm tiểu tiện nhiều và giảm mỡ, vài phương pháp
giảm cân khuyên dùng vị chua (bưởi chua, chanh, nước bưởi, giấm) để làm tan mỡ
thịt, giúp tiểu tiện. Nguy hiểm của phương pháp này là lạm dụng vị chua có thể
làm dãn gân cốt giữ bọng đái, tiểu tiện nhiều có thể đi đến sa bọng đái.
Tim «đắng »
Vị đắng của caféine từ ly cà phê, trà,
cacao, cola… bổ khí tim và làm tăng lưu thông của huyết vì tim chủ về huyết
mạch. Người tây phương ưa thích vị đắng caféine của
cà phê và cacao còn ngưới á đông thiên về vị đắng của trà.
Thử nghiệm lên chính cơ thể của
bạn bằng uống một hay hai ly cà phê đậm đặc, bạn cảm thấy gì? Có cảm giác tim
đập, tinh thần sảng khoái tỉnh ngủ hơn. Đó là hiện tượng vị đắng đi vào tim.
Bạn
hãy nhìn cảnh này trên đồng ruộng Việt Nam. Dưới nắng thiêu đốt của mặt
trời, mồ hôi chảy có hột vậy mà khi ngừng cày bừa một lúc, bác nông dân việt
uống một bát trà tươi, nhóm một điếu thuốc là trở lại khỏe mạnh tỉnh táo, hết
chảy mồ hôi. Tại sao? Đó là tác động vị đắng của trà và thuốc điếu bổ khí của
tim và Thần.
Tại
sao trà làm mất ngủ, tiểu nhiều? Vì lạm dụng vị đắng, tim hoạt động mạnh hơn
bình thường làm xáo trộn nơi cư ngụ của Chơn Linh (tim) nên mất ngủ. Vị đắng
còn làm tăng áp xuất và lượng máu trong huyết mạch gây bất quân bình giữa tim
thận (thủy hỏa bất tương giao). Để tái lập quân bình, thận phải thải bớt nước
trong huyết quản cho nên tiểu nhiều và nói lái gọi trà ngon, đậm đặc là trà «
thái đức » là vậy.
Tì «
ngọt»
Vị ngọt (đường, bánh, kẹo, nước
ngọt, cà rem) đi thẳng vào tạng tì. Tì khí chủ về thịt cơ thể và hoạt động trí
óc. Vị ngọt cung cấp khoảng 60% số calo cần dùng mỗi ngày. Lúc nào cảm nhận
được vị ngọt chạy vào tì khí? Đó là lúc:
- Mỏi mệt sau những giờ học, suy nghĩ, đọc sách
là vì Thần trong tì là Ý thiếu bồi dưỡng;
- Cảm thấy bắp thịt rã rượi, ý tản mác lo âu là
triệu chứng tì khí suy giảm là vì tì khí chủ về thịt và tì là nơi cư ngụ của Ý.
Vài bánh ngọt, li kem hay li cà phê sữa sẽ làm
trí óc hăng hái làm việc trở lại, ý tràn đầy đó là vì vị ngọt đã bổ tì khí và
khích động khí Tiên Thiên (Ý) trong tì.
3. Nguyên tắc và cấm kỵ
Tuy là bổ ích cho tạng liên hệ, các
vị cũng có thể gây ra bịnh hoặc làm cho bịnh thêm nặng nếu xử dụng vị không theo
một số nguyên tắc và cấm kỵ.
a) Nguyên tắc
Bổ khí
Dùng vị để bổ khí cho một tạng có nghĩa dùng
liều lượng vừa phải kích thích và điều hòa khí của tạng đó. Thí dụ dùng vị
ngọt vừa đủ thì bổ khí của tạng liên hệ là tạng tì. Hãy nghe tiếng nói của cơ
thể bằng cảm giác thèm hay đủ[15]. Thí dụ thèm ăn ngọt thì ăn vì tì
khí suy, khi hết thèm phải ngừng nếu không, lại cứ lạm dụng vị ngọt thì với
thời gian, tiếng nói của cơ thể không trung thực và trở thành dấu hiệu của bịnh
như những người mập phì hay thèm ngọt.
Lạm dụng
Một vị được qui nạp quá nhiều và
hàng ngày sẽ làm cho tạng liên hệ bị hại. Vài thí dụ về hậu quả của lạm dụng
vị:
Tim chủ về huyết và là nơi cư
ngụ của Chơn Linh và Thức Thần. Cảm thấy gì sau khi uống quá nhiều cà phê hay
trà? Chất đắng caféine làm tim đập mạnh, hồi hộp, mất ngủ, lo âu, bàn tay ướt.
Đó là vị đắng quá nhiều làm kích động ThứcThần. Nếu
lạm dụng vị đắng hàng ngày có thể gián tiếp gây bệnh cho tim.
Khi nào vị ngọt hại tì khí ? Khi lạm dụng
vị ngọt hàng ngày. Tì khí chủ về bắp thịt nên hậu quả của lạm dụng vị ngọt là:
mập phì, cảm thấy thân thể nặng nề, bắp thịt đau hơn lên với vị ngọt v.v. Điều
này dễ nhận thấy trong người tây phương.
Trái lại nếu có triệu chứng khí
phổi suy yếu (hơi thở ngắn, hay đổ mồ hôi, ho yếu ớt kinh niên, sau cơn bệnh
nặng), nên tránh ăn quá cay, vị cay thay vì bổ khí phổi lại làm tán khí, bệnh
phổi nặng thêm.
Trong trường hợp bệnh tim, áp huyết
cao, mòn xương (khí thận chủ về xương), ăn quá mặn hàng ngày làm thận khí xung
lên gây thủy (thận) hỏa (tim) bất tương giao, bịnh sẽ nặng thêm vì vậy mà y
khoa hạn chế hoặc cấm dùng muối.
Nên nhớ khí của can liên hệ trực tiếp
đến gân cốt và phải coi chừng những lời khuyên cá nhân hay của các phép dinh
dưỡng giảm mập bằng ăn nhiều vị chua (bưởi, giấm, chanh). Thí dụ phương pháp giảm
mập Scarsdale
khuyên ăn nửa trái bưởi chua mỗi ngày, và phương pháp ăn chanh, uống giấm. Rất
đúng, ăn chua «đúng cách » giảm cân, tan mỡ nhưng đôi khi phải trả giá mắc vì
lạm dụng và không có chuyên viên dinh dưỡng theo dõi. Là vì, vị chua quá tải
làm cho gân nhất là gân giữ bọng đái suy yếu dãn ra nên mắc bệnh sa bọng đái,
hay són đái hoặc tiểu tiện liên hồi, dương vật mềm nhũn[16].
b) Cấm kỵ
Không dùng vị để bổ tạng liên hệ bị
bịnh nặng;
Nếu cơ thể có bịnh về khí, các bạn
hãy suy nghĩ về lời khuyến cáo của Hoàng Đế Nội Kinh (Linh Khu, chương 78 và Tố
Vấn, Ch. 23) ngừng ăn vị nào liên hệ đến tạng bị bịnh như sau :
Vị chua nếu có bệnh cơ, bắp thịt
(can chủ về gân, bắp)
Vị cay nếu có bệnh về khí (phế chủ
về khí) thí dụ phổi bị ho lao hay ho kinh niên không nên dùng vị cay vì vị cay
làm phân tán khí của phế và bệnh nặng thêm.
Vị đắng nếu có bệnh về huyết (tim
chủ về huyết)
Vị mặn nếu có bệnh về xương (thận
chủ về xương)
Vị ngọt nếu có bệnh về thịt như mập
phì, đau cơ bắp (tì chủ về bắp thịt)
Nếu không nghe lời cấm kỵ trên ?
Ngũ khí của ngũ tạng tuân theo luật ngũ hành.
Theo luật tương khắc của ngũ hành: ngũ khí của ngũ tạng có quan hệ tương khắc
ức chế lẫn nhau để duy trì quân bình giữa ngũ tạng. Khí thận thủy khắc khí tâm
hỏa, khí tâm hỏa khắc khí phế kim, khí phế kim khắc khí can mộc, khí can mộc
khắc khí tì thổ. Ngoài ra còn có luật tương thừa (khí tạng này khắc khí tạng
kia quá mạnh) và luật tương vũ (khí tạng này quá yếu không khắc được tạng kia).
Các luật này dành cho các đông y sĩ xử dụng vì rất phức tạp. Tôi chỉ lấy một
thí dụ đơn giản của luật tương thừa: thủy (thận) khắc hỏa (tim), ăn mặn nhiều
làm thủy (thận khí) xung mãn lấn áp hỏa (tim) thái quá nên khiến khí của tim bị
nhiễu loạn. Bảng tóm tắt dưới đây cho ta vài ý kiến về các tạng khác theo luật
tương thừa.
Vị quá độ
|
Tạng bị kích động
|
Tạng bị phạm
|
Triệu chứng tạng bị bịnh
|
Mặn
|
Thận
|
Tim
|
Tim đập,
áp huyết cao
|
Chua
|
Can
|
Tì
|
Thịt co lại, môi nứt
|
Đắng
|
Tim
|
Phế
|
Da khô,
rụng lông
|
Ngọt
|
Tì
|
Thận
|
Đau
xương, rụng tóc
|
Cay
|
Phế
|
Can
|
Bắp thịt co rút, móng tay khô héo
|
Khi nắm vững được tác động của mỗi
vị đặc biệt lên một tạng ứng đối, thực phẩm sẽ trở thành dược liệu bảo trì sức
khỏe.
4. Tác động ngũ
vị lên Ngũ Thần
Ngũ Thần tức Chơn Thần
ngụ trong ngũ tạng: Thức Thần trong tim, Ý trong tì, Phách trong phế, Chí trong
thận, Hồn trong can. Mỗi Thần cảm ứng với một tình cảm và một mùi vị như bảng
chỉ dẫn dưới đây.
Ngũ hành
|
Ngũ tạng
|
Ngũ Thần
|
Tình cảm
|
Ngũ vị
|
Hỏa
|
Tim
|
Thức Thần
|
Vui, mừng
|
đắng
|
Thổ
|
Tì
|
Ý
|
lo âu
|
ngọt
|
Kim
|
Phế
|
Phách
|
buồn
|
cay
|
Thủy
|
Thận
|
Chí
|
Sợ hãi
|
mặn
|
Mộc
|
Can
|
Hồn
|
Giận
|
chua
|
Mặc dầu xác phàm cũng sinh hoạt riêng
theo bản năng tự động không đợi sự sai khiến của Linh Thân ; thí dụ tim
đập, máu huyết lưu thông… nhưng vẫn phụ thuộc vào điều kiện hài hòa của Ngũ
Thần (Chơn Thần). Sau thất tình[17],
mùi vị thực phẩm cũng có thể làm xáo trộn cung điệu thiên nhiên của Ngũ Thần và
cản trở việc qui Ngũ Thần để đắc đạo. Dù ăn mặn hay ăn chay tu Đạo, ai trong chúng ta cũng có thể tự
kiểm chứng được thất tình thái quá hại Ngũ Thần như thế nào.
Sau đây, chúng ta cùng nhau dùng vị để tự kiểm
chứng sự liên hệ giữa các vị và Ngũ Thần trong ngũ tạng với vài thí dụ sau.
Vị đắng lay động Thức Thần trong
tim
Vị
đắng cảm ứng với khí của tim. Sau khi uống cà phê quá nhiều lại đậm đặc, tại
sao tim đập mạnh, đầu óc tỉnh táo, bàn
tay ướt mồ hôi, mất ngủ. Lý do là vị đắng
cà phê đi về tim, kích thích quá mạnh khí của tim, làm xáo trộn nơi cư
ngụ của Chơn Linh và Thức Thần (Chơn Thần) nên mới có những triệu chứng đó. Thánh
Ngôn dạy: Ngươn Thần thì sáng suốt, ưa thanh tịnh vô
vi, nhưng bổi có Thức Thần nên mới hay động tác[18].
Tì
khí suy sanh lo âu
Sau
khi làm việc mệt nhọc trí não hay lo âu, người sẽ cảm thấy uể oải, bủn rủn chân
tay, thiếu sáng kiến. Đó là triệu chứng khí Tiên Thiên (Chơn Thần) trong tì là
Ý suy nhược vì thiếu khí Hậu Thiên (Chơn Khí) bổ dưỡng. Ăn vị ngọt (kem, bánh
ngọt…) vào để bổ khí Hậu Thiên trong tì là Chơn Thần (Ý) trở lại bình thường
ngay. Lý do là vị ngọt nuôi dưỡng tì khí.
Phế
khí yếu nhược
Phế khí suy nhược sẽ có triệu chứng:
tiếng nói và hơi thở yếu ớt, hay đổ mồ hôi, ho xuyễn. Phách trong phế gây trạng
thái chán đời, yếm thế… Trong trường hợp có bệnh phổi như ho kinh niên, xuyễn,
lao phổi… thì nên kiêng vị cay vì vị cay làm tản khí của phế và bệnh nặng thêm.
Vị mặn bồi bổ Chơn Thần Chí
Vị
mặn bồi bổ thận khí (Chơn Khí) và Chí (Chơn Thần trong thận). Nếu độ mặn trong
máu xuống quá thấp vì đổ mồ hôi quá nhiều nhất là sau khi đi bộ, tập dượt thể
xác, con người có thể ngất xỉu hoặc suy giảm Chí phấn đấu sinh ra sợ hãi. Đó là
dấu hiệu thiếu khí Hậu Thiên (vị mặn của muối) bồi bổ cho Chơn Thần (Chí)… Một
ly chanh muối là hồi phục.
Vị chua làm Hồn thất tán
Nếu can khí suy yếu vì
lạm dụng vị chua[19], Hồn trong can sẽ bạc nhược mà sinh ra sợ hãi,
nhút nhát, thần kinh suy nhược, yếm thế, chân tay không sức lực được diễn tả
qua ngôn ngữ là thiếu can (gan) đởm (mật). Biện pháp là giảm hay kiêng ăn vị
chua …
Sau khi đã cảm nhận được Ngũ Thần
trong ngũ tạng, chúng ta mới hiểu tại sao giáo lý Cao Đài dạy phải kềm chế thất
tình lục dục, tam thi cửu cổ[20].
Phần 2
Phép dinh dưỡng
Cao Đài
Ăn chay là trọng tâm phép dinh dưỡng Cao Đài.
Tại sao? Lý do chính thuộc về tín ngưỡng là:
- Tránh quả báo luân hồi,
- Chơn Thần tinh khiết: trên hành
trình qui hồi Thượng Đế, Chơn Linh phải dựa vào Chơn Thần để thăng thiên; tốc
độ và mức độ của Chơn Linh vượt qua các
tầng Trời phụ thuộc vào phẩm chất tinh khiết của Chơn Thần.
Theo
giáo lý, muốn có một Chơn Thần tinh khiết thì tín đồ phải ăn chay, tại sao?
Trên trần thế, Chơn Khí bao bọc và nuôi dưỡng Chơn Thần. Chơn Khí rút ra từ
thực vật thì tinh khiết sẽ làm cho Chơn Thần tinh khiết và thanh nhẹ. Đó là lý
do ăn chay nhằm tinh khiết hóa Chơn Thần.
6
Ăn mặn[21]
là ăn thực vật lẫn thực phẩm từ động vật phi cầm, tẩu thú, thủy tộc. Theo Tân
Luật (Chương 4, Điều 21) của Đạo Cao Đài, tín đồ nên ăn chay, tránh ăn mặn để
đạt hai mục đích chánh yếu của tu đạo là:
- Tránh luân hồi quả
báo,
- Qui hồi Thượng Đế với
một Chơn Thần thanh khiết.
1. Lời khuyên tránh sát sanh
Tất cả các tôn giáo nào
tin vào luân hồi quả báo thì giáo lý đều khuyên giới sát sanh. Phàm những con
vật nào thuộc về loài tứ sanh[22]
biết bò bay, máy cựa thì đều có sanh mạng cả, ăn thịt nó là phạm tội sát sanh.
Vì vậy mà có lời khuyên của:
Thượng Đế:
Nếu muốn an vui
theo lẽ Đạo,
Từ từ đừng vọng
cao lương.
…cao lương mỹ vị
hại thân phàm[23].
Thịt thà, xương
máu tanh hôi,
Cỏ, cây, rau,
cải cũng rồi bữa ăn.
Đức từ bi thường
hằng thể hiện,
Không sát sanh
long thiện ta còn[24].
Đức Diêu Trì Kim Mẫu trong bài Khuyến Nữ Hồi Tâm:
Lắm phen
rồi mẹ khuyên chay lạt,
Gốc gì
đâu sanh sát cấm ngăn,
Cũng
tình liên lạc đồng bằng,
Thú cầm
cũng thể linh căn Thượng Hoàng.
Tuy
chẳng nói thân hình giống tạc,
Cũng
biết ăn, biết khát, biết đau,
Phơi da
nóc thịt làm sao,
Con ơi
sao uống huyết đào đàn em.
2. Tránh luân hồi quả báo
Giới sát sanh đặt trên định luật
nhơn quả, của tác động và phản động. Chúng sinh hữu tình đều trải qua vòng sinh
tử luân hồi và thấy rõ những mối liên hệ với nhau qua nhiều dạng thể khác nhau. «Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp… Nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả
báo không sai; ai biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa
luân hồi mà ra đến đỗi ấy[25] ».
Giáo lý Cao Đài giải thích giới sát là vì
nhiều lý do sau.
a) Đi
ngược lại luật tiến hóa tự nhiên
«Cái sống của cả chúng sanh, Thầy phân phát khắp Càn khôn Thế Giới,
chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội… nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì
là sát một kiếp sanh không cho tiến hóa[26]». Thánh Ngôn muốn nhắc
nhở chúng ta là những con vật dưới dạng thấp kém có thể là:
- Trước đây là
con người bị tội tam đồ mà trở thành con vật, đang tiếp tục tu tiến lên nhơn
hồn;
- Theo luật tiến hóa của Thượng Đế
dạy, con vật đang tiến lên hóa nhân có nhơn hồn như chúng ta, rồi tiếp tục tu
tiến lập vị nơi cõi Thiêng Liêng.
Súc sanh thiệt
trước vốn người xưa,
Người, vật xoay
vần kiếp rước đưa[27].
Vậy, sát sanh là cưỡng đoạt sự sống
nối tiếp, là phạm tội giết một
Điểm Linh Quang đương tiến hóa trong cơ thể đó.
Mọi sinh vật đều tham sanh, thế thì đâu đặng
giết thân nọ để nuôi miệng này. Giết hại một con vật là tạo thành một ác
nghiệp, oan oan tương báo, mạng mạng xoay vần.
b) Con cái Thượng Đế tránh ăn thịt lẫn nhau
« Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật
là: vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi là chúng sanh[28]». Có
nghĩa là tất cả sanh linh, phi cầm,
tẩu thú, thủy tộc cùng với nhơn loại đều
thọ nơi Thầy một điểm Linh, đều sẽ tiến hóa, tu đạo trở về cùng Thượng Đế. Giáo
điều đã dạy « Vạn vật đồng nhất thể » thì tất cả sinh vật đều là con cái của
Thượng Đế, cùng một nguồn cội Hư Vô Chi Khí, cùng bản thể tiếp được điểm
Linh, đều có khả năng thành Thần Thánh, vậy tại sao lại ăn thịt lẫn nhau? Làm
sao chúng ta có thể thương yêu Thượng Đế mà không thương yêu con cái của
Ngài? Càng ăn mặn, càng lún sâu vào ác
nghiệp, sinh ra nghiệp chướng nặng nề làm cản trở sự giải thoát của Chơn linh.
c) Phát triển hạt giống từ bi
Thực hành giới luật cấm sát sanh đặt trên cơ sở
bình đẳng nơi các chúng sanh, nơi lòng từ bi của con người và hiểu liên đới
giữa vạn linh, tôn trọng sự sống, chủ trị phàm tâm, phát huy thiên tánh, phương
tiện giúp trì giới. Lòng từ bi tạo thanh điển cho Chơn Thần kề cận Chơn Linh, từ việc làm tịnh hóa tâm hồn cho đến giảm dần
sân si, mới đạt đến trạng thái an nhiên tự tại.
3. Vài suy nghĩ về ăn mặn
Trăm ngàn năm
lại bát canh ngon,
Oán sâu như núi,
hận khó mòn.
Muốn biết vì đâu
nạn binh lửa?
Lò thịt, nửa đêm
vọng tiếng hờn[29].
Thường ngày cá
thịt dọn đầy bàn,
Thú vật vì mình
bị thác oan.
Sát khí thấu
trời sanh giặc dã,
Như nghe tiếng
thảm lúc lâm sàng[30].
Nếu cả chúng
sanh không sát hại,
Mười phương đâu
có động đao binh[31].
Đức Phật khuyên:
Này bốn ông Thiên Vương! Nếu
gặp kẻ sát hại sinh vật, thời dạy rõ quả báo vì vương lụy đời trước mà phải bị
chết yểu;
Nếu gặp kẻ dùng nước sôi hay
lửa, chém, chặt, giết hại sanh vật thời ngài dạy rõ quả báo phải luân hồi
thường mạng lẫn nhau[32].
Kinh Lăng Già có câu: Ăn thịt vào bụng một lát, thịt ấy hóa ra vật dơ dáy, thân thể ta hấp thụ
vật ô uế ấy mà to lớn: vậy cái thân thể hôi tanh, có chi là thanh tịnh?
7
Sau khi qui tiên, Chơn Thần là chiếc xe chuyên chở Chơn Linh qui hồi
Thượng Đế; mức độ thăng thiên của Chơn Linh phụ thuộc vào tính chất thanh hay
trược của Chơn Thần. Sống nơi trần thế, Chơn Thần được bao bọc và nuôi dưỡng
bởi Chơn Khí (khí Hậu Thiên) rút ra từ tinh ba thực phẩm, khí trời[33],
vì vậy mà Chơn Khí sẽ làm cho Chơn Thần thanh nhẹ hay ô
trược tùy theo phẩm chất của thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Mục đích của
chương này là trình bày liên quan giữa Chơn Thần, Chơn Khí và thực phẩm nhằm giải
thích tại sao tu Đạo thì tránh ăn mặn để có một Chơn Thần thanh khiết.
1. Chơn Thần
Nguyên căn sản xuất ra Chơn Thần là Khí Sanh
Quang[34]
(Ngươn Khí) lưu hành trong trời đất. Trong cõi Thiêng Liêng vô hình, Đức Phật
Mẫu đã dùng Khí Sanh Quang trong lành và thanh nhẹ nơi Diêu Trì Cung để tạo
thành một xác thân thiêng liêng tức Chơn Thần để ban cho mỗi người khi đầu thai
xuống trần[35].
Lưỡng Nghi phân khí Hư Vô,
Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh.
Âm dương biến tạo Chơn Thần,
Chơn
Thần được tạo tác trong các cơ quan huyền diệu dưới quyền chưởng quản của Đức
Phật Mẫu nên Chơn Thần là một thể vô hình bất tiêu
bất diệt, luôn luôn tiến hóa hay ngưng trệ, do mỗi lần tái kiếp được dày công
hay đắc tội.
a) Chơn Thần trên trần thế
Lúc sống nơi trần thế, vai trò của Chơn Thần là:
- Trung gian liên kết giữa xác phàm và Chơn Linh,
- Yếu tố quyết định đầu kiếp hay thăng thiên,
- Giữ cho ba xác thân tinh khiết thanh nhẹ.
Nhiệm vụ trung gian
Sau khi nhập vào xác phàm, Chơn Thần luân lưu khắp cơ thể con người, làm
trung gian liên kết giữa thể xác và linh hồn[37] và mang phận sự dìu dắt phàm
thể hành động theo thiên lý và làm động cơ lưu chuyển của linh hồn tức biểu
tượng cho sự sống[38].
Đầu kiếp
Chơn Thần nhờ Chơn Linh
ngự trị ban cho thiện ý chế ngự dần dần ác tính. Nếu không làm tròn nhiệm vụ
lại chiều theo đòi hỏi của xác thân và lục dục thất tình, thì Chơn Thần bị ô
trược, oan nghiệt chồng chất. Vì vậy mà chỉ có Chơn Thần phải đi đầu kiếp trả
quả vì trong Chơn Thần có chứa nhiều tính cũ và mới. Tính cũ là những tính
nhiễm tạo từ nhiều kiếp trước (lưu tính), còn tính mới là những tính nhiễm tạo
trong kiếp hiện tại. Trước khi xuống trần đầu kiếp, chư Phật nơi Tạo Hóa Thiên
dùng huyền diệu biến đổi cái Chơn Thần cũ thành cái Chơn Thần mới theo đúng
nghiệp lực của nó, rồi phủ lên đó một tấm màn bí mật che lấp hết các ký ức cũ.
Chơn Thần mới chỉ là biến tướng của Chơn Thần cũ.Trên trần thế, Chơn Thần đã
quên kiếp trước mà đi lập công bồi đức, phụng sự vạn linh nhằm lánh kiếp luân
hồi.
b) Chơn Thần về
cõi vô hình
Sau khi lìa khỏi xác phàm, Chơn Thần
làm động cơ chuyên chở Chơn Linh về Trời như Thượng Đế dạy:
Chơn Thần xuất
khỏi xác phàm phu,
Nương gió bay
lên cảnh tuyệt mù.[39]
Tốc
độ của Chơn Thần như là ánh sáng. Chớ Linh Hồn mà bỏ đặng xác
thịt nầy rồi thì trong bốn biển nháy mắt đến nơi tận chốn[40]. Chơn Thần có khả năng đến và đi một cách nhẹ
nhàng, nhanh như làn sóng điện, nhẹ như đám mây bay.
Năng lai năng
khứ khinh khinh,
Mau như điển chiếu, nhẹ thành
bóng mây.
Mức
độ thăng thiên của Chơn Thần phụ thuộc vào phẩm chất thanh nhẹ hay ô trược của
Chơn Khí rút ra từ thực phẩm.
2. Chơn Khí
Từ thực phẩm và khí trời, xác phàm sản xuất ra
Tinh, Tinh biến ra Chơn Khí, Chơn Khí nuôi dưỡng Chơn Thần và cơ thể. Phẩm chất
Chơn Khí sẽ làm Chơn Thần thanh khiết hay ô trược. Để có một Chơn Thần tinh
khiết: Cái Chơn Thần ấy
mới đặng phép đến trước mặt Thầy[41] thì người tu Đạo ý
thức được rằng ẩm thực hàng ngày rất quan hệ đến phẩm chất Chơn Khí và Chơn
Thần.
a) Chơn Khí theo Đạo
Cấu
tạo
Cơ thể lọc lấy Chơn
Tinh của thực phẩm, Chơn Tinh được Hỏa Tinh đốt nóng, bốc hơi trở thành Chơn
Khí. Hỏa tinh là sức nóng
của Dương quang tạo thành. Nhờ sức nóng ấy nung nấu Chơn Tinh mới bốc thành
Chơn Khí[42]. Chơn Khí bao bọc và nuôi dưỡng Chơn Thần[43].
Các vật thực vào tì vị lại biến ra khí, khí
mới biến ra huyết. Nó có thể hườn ra nhơn hình mới có sanh sanh, tử tử của kiếp
nhơn loại[44].
Nhiệm
vụ
Chơn khí bao bọc và
nuôi dưỡng Chơn Thần tạo thành đệ nhị xác thân. Đồng thời Chơn Khí trở thành
điển quang làm trung gian tiếp điển của Chơn Thần và Chơn Linh[45]. Chơn Khí cũng là sợi dây ràng buộc xác phàm
với Chơn Thần. « Chơn Khí tiết ra bởi bảy dây
oan nghiệt, mà người ta gọi là thất phách »[46]. Lúc tín đồ qui tiên, chức sắc Cao Đài cắt đứt
những sợi dây Chơn Khí bằng hành Phép Đoạn Căn để giải thoát Chơn Thần khỏi xác
phàm.
Hình
ảnh
Chơn
Khí là sự tiết khí của Chơn Tinh thực phẩm, khí trời, trong sạch hoặc ô trược
mà hóa nên hình sắc hào quang (aura) như Đức Cao Thượng Phẩm tả « Như Chơn Khí toàn trong trắng, chí Thánh, thì nó là một hào quang sáng
chói, còn chưa được Thánh chất thì nó màu hồng; còn như ô trược, thì nó lại là
màu tím. Những hào quang ấy bao phủ lấy thể xác đặng tiếp điển cùng Chơn Linh
hay Chơn Thần ».
Hào quang của Chơn Khí
tỏa ra có thể nhìn thấy được bởi:
- Đấng Thiêng Liêng nhìn màu sắc hào quang biến đổi mà biết được tâm ý
người đó như thế nào,
- Hình ảnh hào quang
được chụp ra hình bằng máy chụp hình Kirlian do một người Nga sáng chế.
b) Ý nghĩa thông
thường
Theo đông y, Chơn
Khí được gọi là chính khí rút ra từ tinh ba thực phẩm, khí trời. Tuy chỉ một
chính khí duy nhất luân lưu khắp cơ thể nhưng chính khí được gọi nhiều tên khác
nhau tùy theo nhiệm vụ, vị trí lưu hành của chính khí. Thí dụ, chính khí trong
kinh mạch gọi là dinh khí, ở ngoài da bảo vệ cơ thể gọi là vệ khí…
Chính khí hợp với
nguyên khí (Chơn Thần) di chuyển cùng với máu huyết khắp cơ thể. Chính khí có
thể bịnh vì thực phẩm, khí trời và tình cảm thái quá.
Về nguồn nhiệt năng,
động cơ sản xuất trông cậy vào rất nhiều nguồn nhiệt năng xuất phát từ 2 nguồn:
nhiệt và hỏa.
- Nhiệt từ khí dương
Tiên Thiên[47] (Hỏa tinh) tạo thành. Nhờ sức nóng ấy nung nấu, Chơn Tinh mới bốc thành Chơn Khí [48] .
- Hỏa thuộc về khí Hậu
Thiên được phân biệt: tướng hỏa trong can, quân hỏa trong tim. Hỏa Hậu Thiên dễ
dàng bị xáo trộn bởi ngoại cảnh, tình cảm, thực phẩm. Thí dụ nóng giận, uống
rượu, bất bình là làm can hỏa bốc lên, mặt mày đỏ ké, chân tay run rẩy…
Khi thực phẩm vào đến
trung tiêu (tì, vị, tiểu trường), nguyên khí âm và nguyên khí dương khởi động
cơ quan tiêu hóa gạn lọc lấy Tinh của thực phẩm rồi vận chuyển Tinh lên thượng
tiêu (tim, phổi) hiệp với khí trời mà biến Tinh hóa Khí (chính khí hay Chơn
Khí) và Ngươn Tinh (máu huyết). Từ đó khí huyết trải ra khắp cơ thể. Huyết vận
chuyển trong các huyết mạch hữu hình đi nuôi dưỡng các tế bào của nhục thể.
Huyết di chuyển được là nhờ Khí làm động cơ chuyển vận nên có câu «Khí tới đâu huyết tới đó »[49].
3. Tại sao không
ăn mặn?
Ăn mặn là ăn thực phẩm
từ động vật. Vì chứa nhiều chất đạm và chất độc làm tiêu hóa chậm hay khó, thực
phẩm động vật cung cấp Tinh ô trược. Tinh ô trược sản xuất ra Chơn Khí ô trược.
Chơn Khí ô trược bao bọc và nuôi dưỡng Chơn Thần khiến Chơn Thần ô trược theo.
Vì vậy, trong vấn đề ăn uống, bản
năng thú tính[50] của xác phàm thích ăn mặn có thể cản trở con
đường tu Đạo[51] tại thế là vì: trong thịt đã
chứa sẵn các thú chất, do đó làm cho tinh thần thường bị mê muội[52].
Người luyện Đạo cầu thanh tịnh không nên ăn
mặn là vì những lý do sau.
Khí
Hậu Thiên nặng nề
Ăn
mặn nhiều huyết nhục nên sản xuất ra nhiều khí Hậu Thiên (Chơn Khí, âm) uế
trược bao phủ Chơn Thần (khí Tiên Thiên) khiến Chơn Thần ô trược, hào quang mầu
tím, u tối mờ đục che lấp Chơn Linh. Chơn Linh bị che lấp, Chơn Thần sẽ không
kềm chế được đòi hỏi của xác phàm nên chẳng tránh khỏi thất tình lục dục[53]
sai khiến mà gây ác nghiệt, oan khiên. Chớ ăn mặn, bị cơ ngẫu Hậu Thiên do ở khí chất
nặng nề trọng trượt hóa sanh ra, thì người tu hành dùng nó ắt luyện Đạo bị âm
khí Hậu Thiên mà Chơn Thần mờ ám, không xuất ra khỏi xác thân[54].
Xác phàm chất
trượt nặng nề,
Gây
tội ác, tổn công đức
Tất
cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế còn chứa lòng uất hận của con vật
bị giết nên biến thành độc khí lưu trữ trong tế bào. Hơn nữa, chất đạm chứa
nhiều chất độc nên tiêu hóa chậm hay khó[56],
làm cho xác phàm và Tinh ô trược. « Vì vậy Thầy buộc các con trường trai mới
đặng luyện Đạo [57]».
Khó ra khỏi xác phàm
Trên đường thiên lý ngoại, Chơn Thần là động
cơ chuyên chở Chơn Linh thăng lên các tầng Trời. Tốc độ thăng thiên phụ thuộc
vào bản chất thanh tịnh hay ô trược tạo bởi khí chất rút ra từ Tinh thực phẩm.
Nếu bổ Khí Hậu Thiên để nuôi dưỡng khí Tiên Thiên bằng ăn mặn sẽ làm cả xác
phàm lẫn Chơn Thần ô trược. Lúc qui liễu, Chơn Thần và Linh Hồn khó thoát khỏi
xác phàm. Vì vậy mà Thượng Đế ban cho bí pháp Phép Đoạn Căn cứu giúp tín đồ lúc
qui tiên.
Không
vào được Thượng Giới
Ăn mặn sẽ làm xác phàm
và Chơn Thần ô trược khiến Linh Hồn khó bề thăng thiên, sẽ không vào được
Thượng Giới: «Các con nếu ăn mặn mà luyện Đạo thì Chơn
Thần bị Khí Hậu Thiên làm cho nhơ bẩn nặng nề mà khó thể xuất ra khỏi vùng
Trung Giới được[58]».
Tiếp tục kiếp đọa trần
Nếu ăn mặn thì hãy nghe
Thượng Đế dạy: « Nếu như các con còn ăn mặn luyện Đạo rủi có
ấn chứng thì làm sao giải tán cho đặng? Như rủi bị hườn, thì đến khi đắc Đạo,
cái trược khí vẫn còn, mà trược khí là vật chất tiếp điển thì chưa ra khỏi lằn
không khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế làm
một bậc « Nhân Tiên », thì kiếp đọa trần chưa mãn.
Tân
Luật
Vì những lý do trên mà
Tân Luật cấm dùng vật thực cúng tế vong linh mà phải dùng toàn đồ chay[59].
Người bổn đạo chuyên nghệ gì làm sát sanh, hại vật cũng như người buôn bán rượu
mạnh, a phiến thì phải đổi nghề[60].
Tóm
lại, Tinh của thịt thú cầm làm Chơn Khí uế trược. Chơn Thần được nuôi dưỡng bởi
Chơn Khí uế trược thì cũng bị uế trược theo mà gây tội lỗi. Trái lại, thảo mộc
cho tinh ba làm Chơn Khí thanh nhẹ nên khí Tiên Thiên (Chơn Thần) sẽ tinh
khiết. Khi qui hồi Thượng Đế, người tu phải nhớ rằng Thái Cực là khối khí Chơn
Dương, mà chỉ có thanh khí tức Chơn Thần thanh khiết như khí Tiên Thiên mới có
thể đến được khối khí Chơn Dương, vì vậy mà chỉ có một Chơn
Thần tinh khiết thì mới được đến trước mặt Thầy.
8
với tín đồ Cao Đài, mục đích tối hậu của tu Đạo là qui hồi Thượng Đế. Trong
các hành trang được sửa soạn cho của cuộc hành trình này thì có hành trang ăn
chay. Ăn chay để tinh khiết hóa Chơn Khí tức tinh khiết hóa Chơn Thần. Và, sau
khi qui tiên, nhờ ăn chay mà Chơn Thần thanh nhẹ chuyên chở nhanh chóng Chơn
Linh về Thượng Giới.
1. Ăn chay và
tín ngưỡng
Một xác phàm tinh khiết
Việc quan trọng của
tu Đạo là phải có một xác phàm tinh khiết. Tại sao? Đức Chí Tôn trả lời: «Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn Thần tinh khiết, nó phải
có bản nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh Tiên Phật đặng »[61].
Muốn có một xác phàm tinh khiết thì phải ăn chay «Còn hoa quả, thảo mộc lại hấp thụ khí âm dương trời đất mà sống mãi,
nên người tu hành phải ăn thảo mộc cho có khí chất nhẹ nhàng[62]».
Tại sao xác phàm thanh khiết nhờ ăn chay?
Các loại thực vật cung cấp Tinh thực phẩm bồi
bổ thể xác (Đệ Nhất Xác Thân). Tinh (hữu hình) này sẽ chuyển biến sang dạng vô
hình là Chơn Khí (khí Hậu Thiên) nuôi dưỡng khí Tiên Thiên Chơn Thần (Đệ Nhị
Xác Thân). Chơn Khí hiệp cùng Chơn Thần làm động cơ cho Tinh và Chơn Linh luân
lưu.
Trong guồng
máy chuyển biến của Tinh thực phẩm thì thực vật cung cấp Tinh thanh khiết. Tinh
thanh khiết sản xuất ra Chơn Khí thanh nhẹ nuôi dưỡng Chơn Thần. Nhờ vậy mà
Chơn Thần tinh khiết và sẽ giữ cho Chơn Linh (Đệ Tam Xác Thân) trong sáng,
thánh thiện, an tịnh, tinh tấn huyền
diệu: « phải trường trai mới đặng linh hồn tinh tấn[63]». Vì vây mà tín đồ Cao Đài tuân theo giáo lý và
tôn trọng nguyên tắc của ăn chay.
Đến trước mặt Đức Chí Tôn
Thánh Ngôn
nói rõ là chỉ Chơn Thần tinh khiết mới đến được trước mặt Thầy[64], còn Chơn Thần nhiễm ô trược trần thế,
không kiềm chế được xác thân mà gây tội lỗi thì đi chuyển kiếp, đầu thai.
Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ giải
thích [65]: «Khi thể xác đã
mất sự sống của nó thì điển của âm dương trong thể xác bay ra cùng Chơn Thần,
hễ là xác trong sạch thì khí dương hợp với Chơn Thần bay về cõi Thiêng Liêng và
do nơi nê hườn cung là cửa. Còn thể xác ô trược thì khí âm tiết ra hợp với Chơn
Thần mà giáng xuống vật chất đặng chờ chuyển kiếp mà do nơi đầu ngón chân cái
là cửa ».
Biến
tính Hậu Thiên thành Tiên Thiên
Khí Tiên Thiên (Chơn Dương và Chơn Âm) hiện hữu
trước khi có trời đất hữu hình. Đặc tính: thanh nhẹ, tinh khiết tự nhiên.
Khí Hậu
Thiên tức Chơn Khí rút ra từ khí trời và Tinh thực phẩm có nhiệm vụ bao bọc và
nuôi dưỡng khí Tiên Thiên. Đặc tính: có thể tinh khiết hay ô trược tùy theo
thực phẩm hấp thụ của người tu Đạo.
Mục đích biến Hậu Thiên Thành Tiên Thiên. Hai
thể khí phải có cùng bản chất tinh khiết, thanh nhẹ thì mới hòa hiệp với nhau
được vì vậy mà khí Hậu Thiên (Chơn Khí) phải thanh khiết như khí Tiên Thiên
(Chơn Thần) thì mới có thể hiệp với khí Tiên Thiên (Chơn Dương tức Thượng Đế).
Tiến trình biến tính Hậu Thiên (Chơn Khí) thành
tính thanh nhẹ của Tiên Thiên (Chơn Thần) trông cậy vào ăn chay như Thánh Ngôn
dạy: Mượn cái xác phàm này mà lấy ngươn tinh (khí, huyết)
rồi luyện ngươn tinh cho thành ngươn khí thì tính Hậu Thiên trở thành Tiên
Thiên… Luyện ngươn khí là nuôi lấy ngươn Thần cho sáng suốt[66]. Diễn biến này giải thích :« Sự ăn chay là
bổ cho Tiên Thiên, còn ăn mặn lại bổ cho Hậu Thiên[67]» và tại
sao «Thầy buộc các con trường trai mới đặng luyện Đạo[68]».
Thăng
thiên dễ dàng
Trên đường thăng hoa
qua các tầng trời và các cõi của thể tinh khí, mức độ và tốc độ thăng hoa của Chơn Linh tăng
theo tỉ lệ thuận với phẩm lượng tinh khiết của Chơn Thần mỗi người lúc sống ở
trần thế. Chơn Thần vốn là chất
dương hiệp với Khí Tiên Thiên có chứa điện quang. Đó là lý do Chơn Thần buộc
phải tinh khiết, thanh nhẹ hơn Khí Hậu Thiên thì Chơn Thần mới vượt ra khỏi
được vòng càn khôn vạn vật hữu hình và tránh bị điện quang của Khí Tiên Thiên
tiêu diệt[69].
Bát Nương giáng cơ chỉ dạy: Muốn
qua khỏi cửa Âm Quang thì phải ăn chay. Vì vậy Thượng Đế buộc ăn chay là để qua
cái quan ải ấy.
Nếu xác phàm trường
chay, Chơn Thần xuất ra trong sáng nhẹ nhàng, dễ dàng bay ra khỏi bầu khí quyển
(siêu thăng) có hào quang trắng, sáng chói trong suốt.
Giữ được giới cấm
Nhờ
ăn chay, con người kềm chế được thất tình lục dục, giữ được ngũ giới cấm: không sát
sanh, không tửu nhục, không tà dâm, không du đạo, không vọng ngữ. Nhờ ăn chay, lòng dục lắng
xuống mà «bất tà dâm », không ăn thịt
động vật, không giết hại chúng, vì thế tránh được sát sanh. Không ăn thịt ắt
hẳn sẽ không dùng rượu nhiều nên có thể tránh được tửu nhục, tránh được tà dâm,
lòng tham vật
chất chẳng còn, nên «bất du đạo », tâm hồn thanh cao mà « bất vọng ngữ » tức tránh
nói dối, lường gạt người khác để đem lợi ích về cho mình .
Luyện tập Bi, Trí, Dũng
Ăn
chay không giết hại động vật là Bi; biết động vật sẽ tiến hóa thành người nên
không giết là Trí; khước từ được cám dỗ của rượu thịt, của dục vọng… là Dũng.
Tránh luân hồi quả báo
Thảo mộc
và ngũ cốc là hai thứ sanh vật được Thượng Đế dành để nuôi người.
Từ bi ngũ cốc đã
ban,
Dưỡng nuôi con
trẻ châu toàn mảnh thân.
Ăn chay là thuận theo
Thiên Ý để mở
rộng vòng nhân ái từ bi, chủ trị phàm tâm, phát huy thiên tánh, tránh tạo nghiệp ác báo, hỗ trợ cho trì giới, nhất là giới sát sanh[70].
Khi sống ăn thảo mộc, chết thì xác phàm trở về đất: Nhục thể thổ
sanh hoàn tại thổ[71] và
thảo mộc ăn lại xác thân thế là hòa không ai nợ ai mà tránh được quả báo luân
hồi. Ăn chay và làm công quả mới đạt ngôi vị Tiên, Phật là thế.
Tôn trọng luật hóa sanh
« Vì vạn vật do Đức Từ Bi mà sanh
hóa trong cả thế gian, vậy vạn vật đồng nhứt thể. Tánh háo sanh của Đức Đại Từ
Bi cũng nhân đó mà vô biên, vô giới. Còn chúng ta là một loài trong vạn vật,
thì chúng ta cũng ở trong luật hóa sanh ấy. Vì vậy mà hễ giết một mạng sống thì
đau lòng Đức Đại Từ Bi, mà hễ đau lòng Đức Đại Từ Bi, thì Thiên sầu Địa thảm[72]… ».
Tóm
lại, Tinh rút ra từ thực phẩm, khí trời ô trược sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm
lượng của khí Hậu Thiên (Chơn Khí). Chơn Khí ô trược sẽ làm cho Chơn Thần gây
tội lỗi. Muốn có một Chơn Thần trong lành thì con người phải lo hành trang Chơn
Khí. Hành trang này được sửa soạn bởi tín đồ Cao Đài là ăn chay để sản xuất ra
Tinh trong lành, Tinh trong lành sẽ chuyển hóa ra Chơn Khí thanh nhẹ để nuôi
dưỡng Khí Tiên Thiên (Chơn Thần).
Hậu quả chay mặn trong cõi Thiêng Liêng
Sau
khi lìa khỏi xác phàm, Chơn Thần làm động cơ chuyên chở Chơn Linh về Trời như
Thượng Đế dạy:
Chơn Thần xuất
khỏi xác phàm phu,
Nương gió bay
lên cảnh tuyệt mù.[73]
Chơn Thần có khả năng đến và đi một cách
nhẹ nhàng, nhanh như làn sóng điện, nhẹ như đám mây bay.
Năng lai năng
khứ khinh khinh,
Mau như điển chiếu, nhẹ thành
bóng mây.
Trong
cõi vô hình, tốc độ bay và vượt qua các đoạn đường khó khăn đều phụ thuộc vào
sự thanh nhẹ của Chơn Thần. Cuộc đăng trình qui hồi sẽ dễ dàng nếu xác phàm ăn
chay khiến cho Chơn Thần xuất ra trong sáng nhẹ nhàng, dễ dàng bay ra khỏi bầu
khí quyển (siêu thăng). Bát Nương giáng cơ chỉ dạy: Muốn qua khỏi cửa Âm Quang thì phải ăn chay. Vì vậy Thượng Đế buộc ăn
chay là để qua cái quan ải ấy. Cho nên Thượng Đế dạy: Vì vậy, Thầy buộc các con trường trai mới đặng luyện Đạo[74].
Tóm lại, xác phàm cùng Chơn Thần thanh hay trược là tùy
thuộc vào phẩm chất của tinh ba thực phẩm chay hay mặn. Thường thì ngũ cốc,
thảo mộc cho tinh ba thanh, thú cầm cho tinh ba trược.
2. Điều cấm kỵ
Thực phẩm thảo mộc nào
nên tránh ăn? Đạo Cao Đài chỉ đề cập đến ngũ vị tân (ngũ huân) tức là 5 mùi
cay, nồng[75] :
hành, hẹ, tỏi, kiệu, nén[76] có chất kích thích, mùi hôi. Bởi vậy như loại ngũ huân, loại ăn vô có thể làm cho yếu ớt linh hồn thì
lẽ nào không cữ [77]?
Theo Tân Luật các vị
chức sắc còn nhiệm vụ phổ độ chúng sanh không bị bắt buộc cữ ngũ vị tân. Nhóm
tu thượng thừa luyện Đạo trong tịnh thất thì phải cữ[78]. Tu theo Tiên giáo thì không kiêng kỵ ngũ vị
tân, hễ là thảo mộc thì ăn được.
Còn các tín đồ thì nên nghe Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung
Hậu. Trong quyển sách Thiên Đạo, Ngài Bảo Pháp khuyên ăn chay cũng không nên
tuyệt đối, viết : Cái nguyên
tắc của sự ăn chay là ăn toàn những chất thuộc thảo mộc, thì năm thứ hành, hẹ,
tỏi, kiệu, nén gọi là ngũ huân cũng là thảo mộc. Có cữ chăng là những bậc công
cao quả dày, tham thiền nhập định, vì nó có tính cách kích thích và thương tổn
tinh thần. Vậy, việc ăn chay cũng như việc tu hành, không nên thái quá mà cũng
không nên bất cập.
Trong kinh Lăng Nghiêm
Q.8, Phật dạy: Các chúng sanh cầu Thiền Định không nên ăn năm món cay nồng của
thế gian là hành, hẹ, tỏi, kiệu, nén[79]. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát
dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.
a) Trai kỳ
Ăn chay một số ngày nhất định trong mỗi tháng
âm lịch, ngày còn lại thì ăn mặn. Theo Tân Luật, hai loại trai kỳ cho các tín
đồ cấp hạ thừa: lục trai và thập trai.
Lục trai: 6 ngày mỗi
tháng âm lịch (1, 8, 14, 15, 23, 30 hoặc 29 nếu tháng thiếu) để tín đồ tập sự
quen dần ăn chay để tiến lên thập chay. Tín đồ chỉ được hưởng làm bạt tiến
trong tang lễ (bạt tiến: lễ đề cử dâng lên các Đấng Thiêng Liêng xin cứu giúp
vong hồn cho được siêu thăng).
Thập trai: 10 ngày mỗi
tháng (1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 hoặc 27), mới được nhìn nhận tín đồ
chánh thức của Đạo Cao Đài và được thọ hưởng các bửu pháp khi qui liễu, thí dụ
như phép bí tích Độ Hồn.
Trường trai
Các tín đồ bực thượng
thừa ăn chay mỗi ngày (không ngày nào ăn mặn)
b) Món chay
Các
thức ăn chay của tín đồ Cao Đài chỉ là thảo mộc như rau cải, hoa quả, đậu hũ,
tương chao, các loại nấm… giống như cách ăn chay của tín đồ Phật giáo Bắc
truyền ở Nam Bộ.Tín đồ Cao Đài có thể hút thuốc, ăn trầu, nhưng không được
khuyến khích vì cho rằng có hại cho sức khỏe, có thể dùng bơ, sữa động vật và
trứng gia cầm không trống (trứng không được thụ tinh) để chế biến thức ăn chay
nhất là đối với những tín đồ khi đau ốm, cần nhanh chóng phục hồi sức khỏe để
lo công quả .
Thức
ăn chay của tín đồ Cao Đài trong ngày thường được chế biến đơn giản, nhưng
trong các ngày lễ, tết lại rất cầu kỳ, khéo léo. Các món ăn thường thấy trong
các ngày này là:
-gỏi được làm từ ngó sen, cà rốt, đậu hũ, nấm
rơm… ăn với bánh phồng chay,
-Ra gu được nấu với các loại củ như cà rốt,
cải trắng, khoai lang, khoai tây, nấm các loại, đậu hũ… ăn với bánh mì.
-Trộn được làm từ phù chúc cọng (luộc
xé như thịt gà xé phay), trộn với rau răm, hành củ, muối tiêu chanh.
-Canh chua, canh khổ dồn nhân vào
trong (nhân được làm từ nấm mèo, đậu hũ). Trong các bữa tiệc, còn có thêm món
lẫu chay, bún xào chay…
Trong dịp lễ, tết, làm thêm bánh tét
chay, bánh ít chay, vịt tiềm chay, các loại mứt như khổ qua, dừa, bí… hết sức
tinh xảo, đẹp như bánh bươm bướm, các loại bánh có hình dáng trái cây nhân đậu
xanh, cho nên, ngoài khía cạnh tôn giáo, ẩm thực của tín đồ Cao Đài có những
yếu tố đặc trưng rất « nghệ thuật » thể hiện qua hình thức, cách chế biến… Điều
này đã đóng góp thiết thực vào văn hóa ẩm thực của người Việt.
8
An mặn[81] là ăn
cả thực vật rau trái lẫn động vật phi cầm, tẩu thú, thủy tộc. Còn ăn chay hay
trai (thanh tịnh sạch sẽ) là ăn các loại thực phẩm phát xuất từ thảo mộc, ngũ
cốc, rau trái cung cấp Tinh thực phẩm thanh nhẹ.
Thực phẩm chay được chia làm 2 loại nhằm
quân bình khí âm dương và chất dinh dưỡng.
- Thực vật dinh dưỡng Đệ Nhất Xác Thân (tinh)
- Thực vật theo khí âm dương liên quan đến Đệ Nhị Xác Thân (thể khí),
1. Thực vật theo chất dinh dưỡng
Khi
nói đến các chất dinh dưỡng là đề cập đến nuôi dưỡng thể xác. Về các chất dinh
dưỡng trong thực vật, Tây phương đã nghiên cứu rất tường tận và khoa học, hướng
dẫn dân chúng theo phép dinh dưỡng quân bình và đo lường giữa các chất đạm
protid, chất béo lipide, chất đường glucid, sinh tố, chất khoáng, sợi xơ (cellulose),
vôi calcium, lân (phosphor), chất ma nhê (magnesium), chất i ốt (iodine), natri
(sodium), kali (potassium) v.v.
Riêng
về chế độ ăn chay, đậu nành là thực phẩm nồng cốt của dinh dưỡng vì đậu nành
chứa một tỷ lệ chất đạm cao nhứt (trên 30%) và chứa nhiều chất béo không bão
hòa[82].
Đậu nành là vật liệu cơ bản để sáng tạo các món chay như tàu hũ chiên, kho,
xào, hấp, nấu canh, tương, miso, chao, xì dầu, sữa đậu nành….
Muốn
nuôi dưỡng xác phàm bằng thực vật một cách hợp lý và khoa học, độc giả có thể
dựa vào cả ngàn cuốn sách và các nghiên cứu khoa học. Cuốn sách này chú trọng
đến phần nuôi dưỡng thể khí vì rất ít người nghiên cứu và đề cập đến.
2. Thực vật theo
khí âm dương
Nhóm thực phẩm này nhằm
giúp khí lực dồi
dào tức bổ dưỡng thể khí. Tuy
nhiên thực phẩm theo
khí âm dương cũng có thể làm ta suy nhược nếu ẩm thực không tương xứng thiếu
cân đối vì chọn khí hoặc nấu nướng không đúng cách.
Trong bảng dưới đây,
thực vật được sắp xếp theo cường độ nóng lạnh của khí trong mỗi thực phẩm. Độc
giả cần lưu ý đến các điểm sau:
- Các thực vật viết chữ
đỏ giữ một vai trò quan trọng trong sự chuyển động khí. Là vì, chỉ khí của các
thực vật đó tác động mạnh lên thể khí làm bất quân bình âm dương (nếu ăn nhiều
lại không phù hợp với tạng khí) hoặc dùng để tái lập quân bình âm dương;
- Thường gặp mâu thuẫn giữa các tác giả trong
việc phân chia thực phẩm theo khí[83].
Đâu là sự thực? Sự thực tìm thấy trong việc tự làm thí nghiệm trên cơ thể mình
và biết quan sát những triệu chứng bất quân bình âm dương như đã trình bày
trong chương về tạng khí.
- Những chữ viết đen
chỉ thực phẩm không gây xáo trộn khí, nên ăn hàng ngày và thường xuyên thì ích khí dưỡng tạng mà không quan ngại bất quân bình âm dương. Còn chữ
viết màu xanh chỉ thực vật mà người Việt ít dùng
Thực phẩm
|
Hương liệu, nước
|
Rau, củ, cốc loại
|
Trái cây
|
Khí dương nóng
|
Vỏ quế, đinh hương, gừng, tiêu, cà ri, bột đậu khấu, ngũ vị hương, ớt bột, ớt sa tế,
cumin ; rượu, bia, rượu đế, nếp than, trà gạo lứt rang, trà
sâm, chocolat
|
Sầu riêng, nhãn, vải, soài, mít, dứa khóm
|
|
Khí dương ấm
|
rau thơm : húng, thìa
là, tía tô, kinh giới, rau ôm, ngò mùi, hành, hẹ, kiệu, xả trắng, lá lốt Sauge,
romarin, thym, sariette, origan, menthe
|
Cà rốt, hành, kiệu
|
ổi, lựu, hồng, chôm
chôm, quýt, đào
|
Khí âm lạnh
|
Nước lạnh,Nước khoáng,hoa
cúc, tim sen,
verveine, tilleul, camomille
|
Khổ qua, bắp cải, su bắp lá quấn, rau mồng tơi, rau đay, rau răm, củ sắn, củ sen, củ cải đường sugar beet
|
Bưởi chua, chanh, dưa hấu
dâu da, chanh dây, đu đủ,
khế, me, dưa tây muskmelon
|
Khí âm mát
|
Sữa đậu nành, tỏi, rau răm,
|
Bí, mướp, mồng tơi, rau dền ,rau bẹ, su hào,su su, đậu bắp, rau diếp, sà lách búp rau má,
cải ngọt, cà tím; Các loại khoai củ[84], củ cải đường
khoai tây ; Dầu[85] :
mè, ô liu, bắp, đậu phụng, canola
|
Thanh long, cam, nho, mận, dâu tây dưa tây
|
Bình âm dương
|
Cốc loại : gạo, lúa mì, bắp, lúa mạch, kiều mạch; loại đậu (lăng ti, đậu đũa,
ván, ngự, nành, phụng, xanh, đen đỏ,) ;Hạt : sen, óc khỉ, hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân,
hạt thông, mè, quả hồ đào
pecans, quả hồ trăn pistachios,
các loại rau cải, sà lát, măng tre củ cải, bắp chuối, rau muống, mướp, rong biển
salad soong, rau khoai, diếp quấn đắng, nấm; khoai sọ, khoai môn, khoai lang,
khoai mì, khoai từ; bí đỏ, bí rợ, bí đao ; đậu đũa, đậu ván ; bí đao xanh,
bầu, mướp đắng,cà pháo, cà tím, rong biển, rong câu
|
Vú sữa, anh đào sơ ri, chôm chôm, lựu, tắc, trái mơ, trai bơ, mãng
cầu, lựu pomegranate, sapodilla hồng xiêm; măng cụt, chuối, roi, dừa, lê, na, táo, cerise, nectarine
|
Lúc
ta còn trẻ, khỏe mạnh, ẩm thực được lựa chọn theo khẩu vị cá nhân. Đến một tình
trạng sức khỏe và tuổi nào đó, mặc dầu ngoan ngoãn ăn uống đúng phép cân bằng
các chất dinh dưỡng, sinh tố, khoáng chất theo đúng tiêu chuẩn khoa học mà
chúng ta vẫn suy yếu, hết bệnh này đến bệnh kia. Lúc đó, dù là ăn chay hay mặn,
là lúc chúng ta suy nghĩ cách chọn lựa và nấu nướng thực phẩm để quân bình khí
âm dương và giảm nhẹ công việc của tạng phủ già yếu bằng cách ăn thực vật nhiều
hơn.
Sau
khi đã tìm thực phẩm cho chính mình, vừa thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng theo khoa
học, vừa thích hợp với tạng khí âm dương, là lúc ta ý thức rõ ràng cân lượng
chất dinh dưỡng (hữu hình) theo khoa học và phép quân bình khí âm dương (vô
hình) đi bình hành như bóng với hình bảo vệ sức khỏe con người.
3. Ăn chay đúng
cách
Dù
mục đích ăn chay là phòng bệnh, trị bệnh hay tu hành thì ăn chay vẫn phải đúng
cách, nghĩa là:
-
Biết ăn đa loại thực vật, biết phối hợp nhiều loại thức ăn
với nhau, thay đổi tùy theo tuổi tác, tùy theo nếp sinh hoạt chuẩn bị kỹ lưỡng
dựa trên cơ sơ dinh dưỡng quân bình để tránh thiếu chất đạm, sinh tố, khoáng chất…
-
Quân bình khí âm dương và chất dinh dưỡng có nghĩa ăn nhiều thực vật quân bình
khí âm dương (rau, trái, củ, ngũ cốc…) và ăn thực vật hạp với tạng khí, - Xem chừng các thực vật có khí quá nóng (như
rượu, gia vị cay…không hạp với tạng dương) hay quá lạnh (nước lạnh, dưa hấu…
gây bệnh cho người tạng âm),
-
Quân bình giữa qui nạp và tiêu thụ của khí dưới hình thức calo bằng dựa vào
cách tính của khoa học số calo cần thiết cho mỗi hoạt động, tuổi tác… của mỗi
người,
-
Ẩm thực vừa theo một lý tưởng tôn giáo giữa đồng đạo vừa khoái khẩu với sự khéo
léo dùng mùi vị (rau thơm, ớt, tiêu…) làm cho tô canh chua ngọt ngào, nấm sào
tươi mát…
Ăn chay đúng cách = quân bình âm dương+đa
loại+tín ngưỡng+thú vị
Ăn chay không đúng cách nghĩa là :
- Khí thực vật không thích ứng với tạng khí. Thí
dụ các triệu chứng lâm sàng của tạng âm (người lạnh xanh xao, áp xuất huyết
thấp, tiểu nhiều, tim đập mạnh, lãnh cảm…) sẽ gia tăng nếu lạm dụng thực phẩm
âm như dùng dưa hấu, nước lạnh, uống trà cúc, lá verveine…
- Ăn không đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, béo,
đường), sinh tố, chất khoáng nên có triệu chứng người ốm yếu, thiếu sức lực thể
xác...
4. Nguyên tắc ăn chay
Nhờ
tiến bộ khoa học tìm ra các loại sinh tố và chất dinh dưỡng nên ngày nay những
bệnh do thiếu sinh tố và dinh dưỡng không sảy ra trầm trọng chết người như ngày
xưa, nhưng vẫn âm thầm hại người nếu người không quan tâm đến thì rối loạn dinh
dưỡng vẫn có thể sảy ra. Do đó, tôi kể
lại truyện các bệnh chết người hoặc bệnh nan y của ngày xưa gây ra bởi thực phẩm để diễn tả mức quan
trọng của 5 nguyên tắc ăn chay dưới đây.
Ăn rau trái,
ngũ cốc toàn vẹn ở thể tự nhiên
Về
khía cạnh khí, tại sao nên ăn thực vật toàn vẹn ở thể tự nhiên ? Theo quan
niệm về khí, mỗi hạt thóc, mỗi hột đậu đều chứa sẵn một số lượng khí Tiên Thiên
vô hình, không thay đổi từ hạt cho đến khi thành cây lớn. Vậy ăn một hạt đậu
nguyên vẹn hoặc nảy mầm là hấp thụ số khí Tiên Thiên của cả một cây trưởng
thành. Theo thuyết này, ăn một hộp đậu giá hay một hộp hạt luzerne nảy mầm bằng
hấp thụ khí Tiên Thiên của cả ngàn cây đậu đã lớn.
Một
thí dụ về sinh tố, ăn một hột gạo lức nguyên vẹn thì ích lợi gì ? Năm
1878, Takati tìm ra nguyên nhân bệnh béribéri (suy nhược, xáo trộn thần kinh,
mất ký, liệt, chết…) của thủy thủ là vì ăn gạo trắng không cám nên thiếu sinh
tố B1 ; Năm 1898, do ảnh hưởng của Hoa Kỳ, dân Phi Luật Tân ăn gạo trắng
xay nên mắc bệnh béribéri trầm trọng. Ăn lại gạo lức nên hết bịnh. Tốt nhất là
hãy tránh hay giảm bớt nạp dụng rau trái nhất là cốc loại biến chế. Ví dụ như
gạo mất đi chất dinh dưỡng sau mỗi lần chế biến cho trắng.
Nên ăn rau trái tươi và ăn sống
Khoái
khẩu biết bao khi thưởng thức các đĩa rau tươi vừa cắt, trái cây chín vừa
hái ! Rau trái tươi cho ta nhiều loại sinh tố và khoáng chất nhất là sinh
tố C. Thực phẩm thiếu đồ tươi, chỉ ăn đồ nấu chín quá hay đồ đóng hộp làm mất
sinh tố C có thể sanh bệnh không ? Năm 1448, trên một hải trình 10 tháng
với thực phẩm là thịt ướp muối, bánh biscuit, đoàn tàu thám hiểm của Vasco de
Gama mất 100 trên 160 số thủy thủ khi đến mũi Hảo Vọng (Cap de Bonne Espérance)
bởi thiếu sinh tố C nên mắc bệnh scorbut (răng rụng và viêm lợi răng, xuất
huyết nội tạng, chân phù thủng và sau cùng là chết). Mãi đến thế kỷ 18, bác sĩ
Lind mới tìm ra căn bệnh là vì thủy thủ không ăn rau trái tươi.
Khoa
học cũng khuyên ta nên ăn rau trái tươi vì nhận xét thấy rau trái hái xong là
bắt đầu mất đi một phần dinh dưỡng, sinh tố nhất là sinh tố C.
Ăn đa loại rau trái, cốc loại, hạt…
Ăn
đa loại để tránh thiếu chất dinh dưỡng nhất là sinh tố và khoáng chất. Từ thức
ăn đến nước uống, không có loại nào có thể dùng thường xuyên một cách đơn loại
và lâu ngày được, vì sẽ thiếu chất này hay chất khác mà sanh bịnh. Nếu chỉ ăn
một hay hai loại thực phẩm (gạo, bắp…), đến lúc nào đó con người sẽ bịnh. Thí
dụ năm 1740 tại Ý quốc, phát hiện một bịnh lạ «pella agra», da khô, viêm miệng
và tứ chi, xáo trộn thần kinh dẫn đến điên khùng. Bệnh chỉ sảy ra trong dân
nghèo chỉ ăn bắp và phó sản của bắp. Sau khi cho uống sữa, ăn rau trái, bệnh
biến mất.
Ăn đa dạng khí
âm đương
Nguyên
tắc căn bản của ẩm thực là quân bình khí âm dương của thực phẩm bằng ăn đa loại
và phù hợp vởi tạng khí. Dương thịnh, âm suy hay ngược lại là sinh bịnh. Thí
dụ, độc giả nào có tạng khí nóng tức dương thịnh mà ăn nhiều thực phẩm chứa khí
nóng như rượu, gia vị, soài, sầu riêng, nhãn…bệnh khí nóng như chảy máu cam,
trĩ chảy máu, huyết áp cao, nóng nảy… sẽ phát sinh hoặc nặng thêm. Bệnh giảm
ngay sau khi ăn uống thực phẩm khí âm lạnh như nước lạnh, các loại dưa ngọt,
dưa hấu, rau trái tươi nhưng phải cắt giảm thực phẩm dương.
Ăn khô, tránh
uống lúc ăn
Ăn
khô, nhai kỹ, tránh bội thực là rất cần thiết cho tiêu hóa. Khi ăn nên tránh
uống nước lạnh vì khí lạnh của nước làm nguội khí nóng của bao tử khiến khó
tiêu và lâu ngày làm đau bao tử. Thí dụ, sau khí uống thuốc bao tử chống acid
mà vẫn đau, bệnh có thể giảm và hết (trừ trường hợp bao tử lở loét, ung thư, lo
âu thái quá) sau khi chỉ ăn uống đồ nóng kiêng mọi thứ đồ lạnh. Nên nhớ bao tử
bịnh khiến sức hấp thụ sinh tố và chất dinh dưỡng giảm.
Vậy, khi suy yếu, già cả, bịnh
hoạn thì phải xét lại phương ẩm thực mà diệt trừ thói quen xấu hay một thành kiến ẩm thực và
hãy nghe nhà bác học Albert Einstein nói :«Không gì
ích lợi cho sức khỏe con người, và cũng đồng thời làm tăng cơ may sanh tồn trên
quả địa cầu bằng việc tiến hóa đến một chế độ ăn chay[86]» và cũng suy nghĩ về lời than của Einstein «Thời đại này thật
buồn vì phá vỡ một nguyên tử dễ hơn phá vỡ một thành kiến».
[1] Thực vật sống trong
biển : rong câu (Gracilaria) thuộc nhóm tảo biển mọc rất nhiều ở biển Việt
Nam Như tại đầm Ô Loan ở
Phú Yên, cỏ biển (seagrass)
[3] Hoàng Đế Nội Kinh, Tố Vấn,
ch.5
[4] Đa số bác sĩ vì thiếu hiểu
biết về khí nên áp dụng máy móc phương trình: Viêm=vi trùng, vi trùng=trụ sinh.
Nếu không phải
do vi trùng mà dùng trụ sinh, bệnh không hết
mà còn làm hại các vi khuẩn trong ruột…
[5] Toa thuốc ngự tửu Minh Mạng
thang. Một số người Việt truyền tay nhau toa thuốc bổ khí của vua Minh Mạng với
phụ đề «
nhất
dạ lục giao sanh ngũ tử ». Không biết đó là nguyên bản hay không, nhưng một
điều mà tôi biết chắc chắn là các vị
trong toa (do một người bạn trao lại) đều bồi
bổ khí dương (lại ngâm trong rượu) hơi thái quá nên người uống cảm thấy
sung
sức kích thích. Nếu đàn ông khỏe mạnh hay có tạng dương mà nghe lời bạn bè dùng
toa thuốc này sẽ gây dương quá
thịnh,
âm suy sanh bệnh.
[6] Hoàng Đế Nội Kinh, Tố Vấn, ch.5
[7] Có thể do ăn đồ ngọt tráng
miệng sau khi ăn cơm vì chất đường chỉ ở trong bao tử chừng 20 phút lên men, hơi
bốc ra không
đi xuống mà lại bốc lên cuống họng vì có
lớp đồ ăn (thịt cá, ngũ cốc) ở dưới ngăn chận. Biện pháp kiểm chứng tốt nhất
là
thử ngừng ăn đồ ngọt sau bữa ăn
[9] Ngũ hương: hôi mốc (gan), khét cháy (tim), thơm (tì), khai (phế), thối (thận)
[10] Tim chủ về huyết, thận về
xương, tì về thịt, can về gân
[11] Có thể thêm vị dương khác là
chát
[12] Hoàng Đế Nội Kinh, Tố vấn,
Ch.9 : Đất cung cấp ngũ vị cho con người…cây cỏ sản xuất ra ngũ vị
[13] Tập san Thế Đạo, số 58, tr.47
[14] Cách xông: ngồi trước một nồi
nước sôi rồi trùm chăn khắp người
[15] Tiếng nói này phát xuất từ
hypothalamus trong óc
[16] Bộ Y Tế Canada chính
thức khuyến cáo không được uống nước bưởi khi dùng thuốc chữa bệnh dương vật
mềm nhũn
[17] Thất tình biểu lộ thái quá thì
hại Ngũ Thần : Giận quá thì làm mờ Hồn trong can nên ngu dại, xúi giục làm
điều trái đạo;
buồn thái quá hại đến Chơn Thần ở phế
(Phách) khiến khó thở, tinh thần suy nhược, tuyệt vọng; vui thái quá làm Thức
Thần
trong tim muốn hóa điên cuồng…
[19] Thường sảy ra ở những người
theo phép giảm ký bằng đồ chua thái quá (giấm, chanh, bưởi chua…)
[20] Xem cuốn Thiên Nhơn Hiệp Nhứt
của cùng tác giả
[21] Khởi đầu thì nói là « ăn mạng »
rồi đổi thành ăn mặn. Ăn chay hay ăn mặn đều có vị mặn, vì vậy ăn mạng (sống)
có ý nghĩa
hơn là ăn mặn
[22] Tứ ssanh là: Thai sanh, loài
sanh ra bằng bào thai; noãn sanh, sanh ra bằng trứng; thấp sanh, sanh ra do chỗ
ẩm thấp như
trùng, dế; hóa sanh loại hóa hình như
đuông, nhộng
[23] TNHT/Q1/tr.110
[24] Trích: Cẩm nang thập thiện
khuyến tu
[25] TNHT, tr. 171
[26] TNHT, tr. 170
[28] TNHT, tr. 170
Thiên bá niên lai, hoản lý
canh,
Oan thâm tợ hải, hận nan bình.
Yếu tri thế thượng đao binh
kiếp,
Đang thính đồ môn, bàn dạ
thinh.
Hà sầu thế giới động đao binh
[33] Còn theo đông y, chính khí
(Chơn Khí) hợp với nguyên khí (Chơn
Thần) luân lưu cùng với máu huyết khắp cơ thể. Chính
khí có thể bịnh vì thực phẩm, khí trời và tình
cảm thái quá
[34] Khí Sanh Quang được tượng
trưng bởi chữ Khí (bùa) vẽ sau lưng tượng Đức Hộ Pháp tại Tòa Thánh
[35]« Từ ngôi Diêu Trì Kim Mẫu, xuất tích một khối Linh quang gọi là Thần.
Do nơi khối ấy, chuyển đi cho các Chơn Linh đặng
phối hiệp với các thể chất, mà làm nên đệ
nhị xác thân, ấy là Chơn Thần đó vậy » Bát Nương, Luật Tam Thể,
tr.23.
[36] Kinh tán tụng Công Đức Diêu
Trì Kim Mẫu
[38] Chơn Thần bao bọc thân thể như
khuôn bọc vạy, nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa xuất nhập là mỏ ác nê hoàn
cung (vi hộ)
[41] Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q1,
tr.6
[43] « Cả Chơn Khí và Chơn Thần thì gọi là Phách; còn riêng về Chơn Thần thì
gọi là Vía đó vậy » Luật Tam Thể, tr.20
[45] Luật Tam Thể, tr.19: Chơn Khí là một điển quang của thể xác bốc
ra, nên nó dung hợp với điển âm dương trong thể xác.
Bởi cớ, nó là trung gian tiếp điển của Chơn
Thần, là của Phật Mẫu và Chơn Linh của Đức Chí Tôn»
[46] Luật Tam Thể, tr.22
[51] «Thân thể con người là một khối Chơn Linh cấu kết, những Chơn Linh ấy
đều hằng sống, phải hiểu rằng:
Hình chất con người là thú, phải ăn uống mới
nuôi sự sống… để vật chất ô trược vào trong, sanh vật mỗi
khối ăn nhằm phải bịnh, một ngày thêm một chút, hết cường tráng, cốt tủy lần
lần phải chết, thì thân thể các con phải
bị chết theo»
TNHT/Q/2/tr.65
[59] Thế Luật, Điều thứ mười bảy:
Trong việc cúng tế vong linh không nên dùng hi sanh, dùng toàn đồ chay…
[60] Thế Luật, Điều thứ hai mươi:
Người bổn đạo chẳng nên chuyên nghệ gì làm cho sát sanh hại vật…không được buôn bán
các
thứ rượu mạnh và a phiến
[69] Nó vẫn là khí chất, tức là hiệp với Khí Tiên Thiên, mà trong Khí Tiên
Thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn
Thần buộc
phải
tinh tấn, trong sạch mới nhẹ hơn không khí, ra khỏi càn khôn đặng. TNHT/Q1, tr.29-30.
[71] Câu đối trên thuyền Bát Nhã do
Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu sáng tác và được Đức Lý Giáo Tông giáng cơ chỉnh
văn:
Vạn sự viết vô, nhục thể thổ sanh hoàn
tại thổ
[72] TNHT-Q.2-bài 79 (21-4-1933 Quí
Dậu
[73] ĐTCG, tr. 100
[74]TNHT, tr.27
Chay lạt là điều khử trược thanh,
Nhưng có mấy thứ hại thân sanh:
HÀNH hay khắc THẬN khôn tu tập,
HẸ vốn thương CAN, khó luyện phanh.
TỎI phạm vào TÂM, tâm tuyệt khổ,
KIỆU sa TỲ THỔ, Thổ tan tành.
NÉN và KHÓI THUỒC là tên giặc,
Công phá PHẾ KIM, Đạo khó thành.
Nhưng có mấy thứ hại thân sanh:
HÀNH hay khắc THẬN khôn tu tập,
HẸ vốn thương CAN, khó luyện phanh.
TỎI phạm vào TÂM, tâm tuyệt khổ,
KIỆU sa TỲ THỔ, Thổ tan tành.
NÉN và KHÓI THUỒC là tên giặc,
Công phá PHẾ KIM, Đạo khó thành.
[76] Hưng cừ (Allium fistulosum) có hình dáng và
mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (từ điển Phật
học Hán-Việt, NXB KHXH, tr.
806)
[77] TNHT, tr. 36
[78]Tân Luật, Tịnh Thất, Điều thứ sáu:
Nhập tịnh thất rồi phải tuyệt trầu thuốc và không được ăn vật chi ngoài mấy bữa
cơm. Lý do là hành hẹ cay, nồng, kích thích bộ phận sanh dục, khó tập trung mà
có dâm ý thúc đẩy, dù không làm gì, nhưng ý nghĩ làm mơ tưởng việc dâm dục.
Kiệu cay, nồng tác dụng bao tử ít tiết dịch vị, sình bụng, lúc đó khó công phu
hay công phu không kết quả, chận Tứ Tổ qui gia nên khó tác dụng vào Ngũ Khí
triều nguơn. Nén cay, nồng như Tỏi, làm hôi miệng hơi thở trược cộng thêm khói
của thuốc điếu làm cho phổi dơ, còn khi hấp Hư Vô chi khí mà mùi hôi của nén
làm khí Hư Vô bị trược, chẳng những không chiết Khảm đem lên điền LY mà còn bị
chận khi Khí Hư Vô (Đạo) qua cửu khiếu. Ai tu lúc bá nhựt thì mồ hôi có mùi
trược hôi lắm!
[79] Thánh Ngôn sưu tập/q1, đàn cơ
16-1-1926, theo Ông Quí Cao thì Ngũ kỵ là hành, tỏi, sả, ớt, tiêu; Theo Phật
giáo thì kỵ,
Tiên giáo thì
không
[80] Trai kỳ:Ăn chay một số ngày
nhất định trong mỗi tháng âm lịch, những ngày còn lại thì ăn mặn
[81] Ngày xưa thì nói là ăn mạng
rồi đổi thành ăn mặn
[82] Chất béo không bão hòa trong
thực vật có lợi cho tim vì làm giảm cholesterol (xấu) LDL và làm tăng
cholesterol HDL (tốt)
[83] Thí dụ 1: Đồ chay thuộc dương… Đồ mặn thuộc âm. theo Thuần Đức, Ăn chay, Saigon, 1928, Tr.27. Thí dụ 2, Theo
Ohsawa,
rượu vang, bia, gừng … là thực phẩm âm
[84] khoai sọ Colocasia esculenta taro), khoai môn, khoai lang Sweet
potato, khoai mì Manihot esculenta
Cassava, khoai từ (Dioscorea esculenta Potato yam ), Khoai nước (Colocasia antiquarum
Aroid) Khoai mỡ Dioscorea alata Greater yam, củ đậu Pachynrhizus erosus , khoai
riềng (củ dong) Maranta edulis Canna, Khoai mùng Xanthosoma sagittipolium
Tannia, sắn dây Purraria thomsoni, khoai mài Dioscorea persimilis Yam
[85] Phải tránh ăn chất dầu chứa nhiều chất béo bõa hòa rất xấu nếu có vấn đề tim mạch, áp huyết động mạch
thí dụ dầu chiên đi
chiên lại nhiều lần, dầu dừa
(Coprah oil, coconut oil) và dầu cọ (palm oil) trong thực phẩm banh kẹo..
[86] « Nothing will benefit human health and increase chances for survival of
life on Earth as much as the evolution to a
vegetarian diet »
10
Ai cũng biết ăn chay giúp cho tránh được một số bịnh liên quan đến thịt động vật, thí dụ như bệnh bò điên (Creutzfeldt-jakob), cúm gà, chất mỡ cholesterol xấu. Còn ăn nhiều rau quả thì ngăn ngừa sự phát triển chứng xơ cứng động mạch, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, chứa nhiều chất (pectin, beta carotene, lycopen v.v.) chống oxyd hóa (anti oxydants) làm giảm bớt các gốc tự do (radical libre). Tuy nhiên người ăn chay vẫn có thể bị bịnh nếu không chú ý đến các điều sau :
- Thiếu chất dinh dưỡng hoặc sinh tố khoáng chất vì tuổi già, sanh đẻ… nên tạng phủ nhất là bao tử suy yếu nên sự hấp thụ các chất đều suy giảm ;
- Lạm dụng khí thực phẩm không hạp với tạng khí ;
- Qui nạp các độc tố do sự biến chế kỹ nghệ.
1. Ăn chay tùy cơ
Như Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu khuyên ăn chay cũng không nên tuyệt đối, việc ăn chay cũng như việc tu hành, không nên thái quá mà cũng không nên bất cập. Có nghĩa là người ăn chay nên áp dụng nguyên tắc «tùy cơ, bất biến». Người tu Đạo ăn chay là căn bản (bất biến) nhưng đôi khi vì sức khỏe hay giao tế với xã hội thì « tùy cơ ». Vậy người ăn chay phải « tùy cơ » nếu mắc chứng rối loạn dinh dưỡng như giảm cân, mệt mỏi, người xanh mét, cử động yếu ớt…Trong những trường hợp này, nếu bác sĩ không tìm thấy căn nguyên, thì việc đầu tiên phải tìm hiểu rối loạn dinh dưỡng thường sảy ra có thể do ăn chay không đúng cách, thiếu chất đạm, sinh tố, khoáng chất, hấp thụ không đủ chất dinh dưỡng vì tuổi già, có thai, bệnh dạ dày, ăn nhiều hóa chất độc hại…
Nếu ăn chay mà người cứ giảm cân, xanh mét, áp xuất huyết thấp, chóng mỏi mệt, sức khỏe suy giảm… thường là do nồng độ calo tương đối thấp của một chế độ ăn chay thì phải gia tăng số lượng chất dinh dưỡng (bằng đồ chay, sữa, trứng, sinh tố…) trong các trường hợp sau.
- đàn bà có thai, cho con bú,
- trẻ nhỏ chậm lớn, chậm phát triển
- tuổi già, khả năng hấp thụ suy giảm nên thiếu chất dinh dưỡng,
- sau cơn bệnh nặng cần bồi dưỡng chất bổ của động vật (sữa, trứng…)
- người bị loét dạ dày không hấp thụ được dinh dưỡng đầy đủ vì rau củ chứa nhiều gluten.
Nếu có những rối loạn dinh dưỡng như trên thì người ăn chay thiếu hụt chất dinh dưỡng nào thì tùy cơ ứng biến như Ngài Bảo Pháp dạy. Thí dụ thiếu sinh tố B12 thì uống thêm sữa, ăn trứng, nếu giữ chay trường thì uống viên B12, B complex. Không nên ăn chay nếu có lời khuyên của bác sĩ hay chuyên viên dinh dưỡng, lý do vì một bệnh nào đó thí dụ dị ứng với tất cả loại đậu, loại hạt …
2. Thiếu chất gì?
Chất đạm[1]
Vì có sự giới hạn chất amino-acids nên người ăn chay phải dùng nhiều chất đạm thảo mộc. Ăn chay ít chất đạm hơn ăn thịt nên đôi khi thiếu hụt chất đạm với các dấu hiệu sau: luôn luôn mệt mỏi, chậm tiêu hóa, đi đứng uể oải, thiếu tập trung, kháng viêm yếu kém…
Khi xuất hiện triệu chứng thiếu chất đạm, thì phải gia tăng tiêu thụ các thực phấm cho nhiều chất đạm như: đậu hũ, rau đậu (đậu nành, đậu lăng (lentils), đậu lima, gạo, bánh mì, đậu hà lan, nước uống đậu hũ, các loại hạt như mè, hạt điều, hạt dẻ, óc khỉ…
So sánh với cân lượng (100g), các chất dinh dưỡng giữa sữa đậu nành và sữa bò
Sữa đậu nành
100g
|
Sữa bò
100g
| |
Nước
Chất đạm
Chất béo
Đường
Calcium
Phosphore
Sắt
Thiamine
Riboflavine
Niacine
|
92.5 g
3.4 g
1.5 g
2.1 g
21 mg
47 mg
7 mg
09 mg
04 mg
3 mg
|
87.0 g
3.5 g
3.9 g
4.9 g
118 mg
93 mg
0.1 mg
0.04 mg
0.17mg
0.1 mg
|
Cần bao nhiêu chất đạm? Theo RDA (recommended dietary allowance) của mỗi cá nhân, chất đạm cho đàn ông là 60 gram và đàn bà 50 gram (người hoa kỳ). Cách tính chất đạm cho người Việt chẳng hạn thì phải phụ thuộc vào yếu tố tuổi, trọng lượng cơ thể, khí hậu, hoạt động…
Báo động
Đậu hũ và vài phó sản khác của đậu nành cho nhiều chất đạm và giúp đàn bà mãn kinh bớt bực bội khi lượng hormone oestrogene giảm. Tuy nhiên, đàn bà có tạng khí quá âm hàn (người lạnh, tim yếu, hay tiểu tiện, tiêu chảy…) thì phải thận trọng vì đậu hũ chứa nhiều khí âm và có thể làm cho bệnh âm nặng thêm. Trong trường hợp đó, nên ăn đậu hũ chiên cho thêm dương bớt âm.
Sinh tố
Ăn chay có thể thiếu hụt sinh tố nhất là B12 và D.
Thiếu B12
Cơ thể cần mỗi ngày khoảng 3mcg sinh tố B12. Theo các khảo cứu khoa học, những người thường thiếu B12 là:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú, làm bào thai chậm lớn. Triệu chứng thiếu B12: bắp thịt yếu, mắt mờ, thiếu máu sẽ biến mất nếu uống thêm các supplements có chứa B12. Ngày xưa tại Việt Nam, sản phụ có thể bại suội, đêm ngủ cảm thấy có luồng khí lạnh quái dị chạy trong người. Ăn tô cám là hết hoặc ngày nay thì uống viên sinh tố B.
- Người ăn chay trường hay bị thiếu sinh tố nhất là sinh tố B12. Lý do, sinh tố B12 chỉ có ở các thực phẩm động vật. Một khảo cứu của Đức nhận thấy 60% người ăn chay thiếu B12 ở cấp 3. Đến cấp 4, hệ thống thần khinh có thể bị hư hại.
- Người cao tuổi thường ăn thiếu đa dạng, ăn ít, hay bị viêm teo bao tử mãn tính (gastrite atrophique chronique) khiến nồng độ của acide chlorhydrique suy giảm và vi khuẩn đường ruột gia tăng.Triệu chứng thiếu B12 ở người lớn hoặc tuổi già là hay quên, lẫn, tứ chi như kiến bò, suy nhược, tai ù, thiếu máu, đi đứng thiếu thăng bằng. Từ trên 60 tuổi ngay cả người ăn mặn cũng có thể thiếu B12. Lý do bao tử yếu không tiết ra đủ suc gastrique để làm nhuyễn đồ ăn nên cơ thể thiếu B12 dự trữ trong gan và bắp thịt.
Thiếu sinh tố D
Mỗi ngày cần 400 IU đến 1000 IU. Nhưng theo các khảo cứu gần đây, rất nhiều người thiếu sinh tố D trầm trọng nên phải thử máu để ấn định liều lượng mỗi ngày có thể tăng lên 2 hay 3000 IU. Sinh tố D có nhiều trong hải sản, trứng sữa và do tia cực tím B (UVb) của nắng mặt trời cấu tạo trên da. Sinh tố D giúp chuyên chở chất vôi, phosphore để cấu tạo xương.
Triệu chứng thiếu D: Người lớn đau nhức xương còn trẻ nhỏ bệnh xương (rachitisme).
Ăn chay sau 5 năm hay chay trường nếu không ăn trứng, sữa, thiếu sinh tố B12 có thể sảy ra và thiếu sinh tố D nếu sống xứ lạnh ít phơi nắng.
Thiếu kẽm (zinc).
Chất kẽm có trong động vật và các hạt, ngũ cốc, rất cần thiết cho con bú, thai nghén, trẻ đang lớn vì kẽm giúp đổi mới tế bào.
Nếu ăn chay đa loại, đúng cách thì các sinh tố khác C, A, E và các khoáng chất sắt, kẽm, magnésium, calcium … có rất dồi dào trong các món chay rau trái, ngũ cốc, hạt nên chỉ có quan ngại hai điều:
- Từ 50 tuổi sức hấp thụ của bao tử suy giảm dần nên thường có triệu chứng thiếu sinh tố B, E, A, C và khoáng chất nhất là magnésium;
- Dù ăn nhiều rau trái mà vẫn có triệu chứng thiếu hóa chất, lý do là rau trái trồng tỉa trên đất cằn cỗi dùng nhiều phân hóa học nên cung cấp ít khoáng chất.
Vai trò khí âm-dương của khoáng chất
Khoáng chất
|
Khí âm-dương
|
Nhu cầu mỗi ngày
|
Triệu chứng thiếu hụt
|
Calcium
|
dương
|
800mg
|
Bệnh về xương, chậm lớn
|
Magnésium
|
âm
|
300 đến 350mg
|
Bệnh cơ bắp, chuột rút
|
Sodium
|
dương
|
3 đến 5g
|
Tim đập, áp huyết thấp, mệt…
|
Potassium
|
âm
|
100mg
|
Áp huyết cao, tim yếu, buồn nôn
|
Báo động
Báo động 1: thiếu sinh tố
Với người có sức khỏe tương đối bình thường thì chỉ có thử máu là cho ta biết chắc chắn sinh tố nào thiếu. Một khi có triệu chứng thiếu một sinh tố nào đó thì sự thiếu hụt đã khá trầm trọng, tốt nhất là uống viên thuốc sinh tố thiếu hụt và phải thận trọng vì có thể sanh bệnh vì qui nạp quá nhiều một sinh tố (survitaminose).
Bình thường chúng ta thường nói tôi ăn uống đầy đủ làm sao thiếu được ! Nhưng chúng ta quên hay không biết điều này: tạng phủ suy yếu nên hấp thụ không đủ sinh tố và khoáng chất dù ăn uống đầy đủ trong các trường hợp sau :
- Tuổi già, tạng phủ cũng già theo. Từ 50 tuổi đôi khi nước bao tử (suc gastrique) tiết không đủ để nghiền nát thực phẩm mà cung cấp sinh tố cho cơ thể ; da cũng già nua nên tiếp nhận kém ánh nắng mặt trời nên thiếu sinh tố D ;
- Thai nghén, cho con bú, bệnh nặng…khiến cho hấp thụ thấp kém mọi chất.
Giải pháp là thử máu để uống thêm sinh tố thiếu hụt và người già uống thêm thuốc đa sinh tố (multivitamines).
Báo động 2: khoáng chất
Vài cơ sở tôn giáo dạy ăn chay thường hay dựa vào phép dinh dưỡng Ohsawa gạo lức, muối mè, dùng vị mặn để rửa chất acid… Không ai có thể phủ nhận được nhiều điều hay và ích dụng của phương pháp này; thí dụ trường hợp một em bé quá âm, Ohsawa khuyên cho ăn một muỗng gomasio (3/4 hạt mè xay +1/4 muối) sẽ làm dương khí tăng, em bé sẽ vui tươi. Phương pháp này chữa được nhiều bệnh về suy nhược cơ thể, ăn tạp loại chứa độc tố, bất quân bình khí âm dương. Trong thời gian ăn chay gạo lức muối mè, cơ thể được nghỉ ngơi nên có sức sa thải các độc tố mà trở nên khỏe mạnh lại. Nhưng độc giả nên thận trọng vài điều về người rao giảng phương pháp này:
- Thiếu hiểu biết về khí âm dương và khoa học thực phẩm nên ít uyển chuyển áp dụng phương pháp dinh dưỡng. Thí dụ cứ khuyên dùng muối, sì dầu tương mặn mà không biết rằng vị mặn dùng thái quá gây « thủy (thận) hỏa (tim) bất tương giao » nên làm hại người áp huyết cao, bệnh tim, thận;
- Không biết rằng cặp khoáng chất potassium (âm)/ sodium (dương) là cặp khí âm dương. Lạm dụng chất mặn sodium là tạo bất quân bình khí âm dương, tức gây bệnh;
- Đôi khi sách Ohsawa nói quá đáng là chữa mọi bệnh kể cả ung thư, cùi hủi, đậu mùa, giang mai… Chính nhờ nói quá đáng mà khiến nhiều người tin như « sấm », chẳng cần phân biện hợp lý hay không.
Vậy, bất cứ lời khuyên hay sách nào về thực phẩm mà không làm cho sức khỏe gia tăng, chứng bệnh cũ không suy giảm mà còn sanh ra chứng bệnh mới, có nghĩa là các điều đó không hạp với tạng khí thì xin độc giả hãy thận trọng suy nghĩ lại.
3. Nguy cơ hóa chất trong phụ gia
Hóa chất độc hại gây bệnh có thể chứa trong thực phẩm thiên nhiên hoặc do hóa chất kỹ nghệ được xử dụng như chất phụ gia thêm vào thực phẩm để tạo màu sắc, mùi thơm, bảo quản cho lâu hư. Dù hóa chất thiên nhiên hay nhân tạo, nếu dùng lâu, quá phân lượng đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Độc chất thiên nhiên
Măng tre (tươi hay khô) và khoai mì (Cassava) chứa acid cyanhydric (dùng để giết người của Đức quốc xã) ăn nhiều lại không rửa kỹ có thể gây ói mửa, ngộp thở, đau đầu... Trong măng tươi, chất đắng là dấu hiệu chất độc hại. Muốn giảm bớt chất độc hại, măng phải lột vỏ, cắt thành lát nhỏ ngâm trong nước (vôi, muối...) rồi luộc 2 hay 3 lần cho hết chất đắng.
Xưa các cụ thường khuyên phụ nữ ăn ít khoai mì để tránh bệnh huyết trắng (perte blanche) là vì chất acid cyanhydric.
Một số củ trong đất (âm), sinh chất độc khi đụng chạm đến môi trường dương. Thí dụ như khoai tây để ngoài ánh sáng hay nắng sẽ làm mất sinh tố B phát sinh những mảng xanh độc phải cắt bỏ khi ăn.
Thực phẩm biến chế tại hải ngoại
Một số đồ chay mặn làm sẵn tại tiệm thường chứa một phân lượng quá cao các chất phụ gia nên có thể gây xáo trộn khí âm dương hoặc gây bệnh nếu ăn nhiều và hàng ngày các chất này.
- Bột ngọt. Hiện tượng lạm dụng bột ngọt trở thành độc nếu bạn thấy cứ khát nước sau khi ăn phở, bún bò huế, suông… hoặc nhức đầu sau khi ăn ở tiệm tàu (người tây phương gọi là syndrome du restaurant chinois). Đã có triệu chứng này lại « trưa phở tối cơm tàu » thì độc giả phải suy nghĩ lại.
- « Cơm tám giò chả ». Giò, chả, rau dưa muối dòn ngon thường chứa quá nhiều bột ngọt, đường, muối và nhất là độc tố hàn the (Borax) vì chất hàn the sẽ hại gan, thận và vấn đề sinh dục. Phải ngừng hấp thụ chất hàn the (trong giò, dưa muối) nếu đã có triệu chứng thận suy nhược (tiểu nhiều, tình dục suy giảm vì khí dục khởi sanh từ thận khí, viêm prostate…).
Độc tố dầu ăn. Tàu hũ chiên sẵn trong dầu cũ chiên đi chiên lại nhiều lần trở thành độc tố làm suy yếu gan và tăng chất béo xấu (cholesterol LDL), một trong nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, đột qui (heart attack, strokes). Mỡ, dầu cũ, dầu dừa (coconut milk), dầu cọ (palm oil) chứa chất béo bão hòa[2] (saturated fat) không tha một ai hết dù ăn chay ở nhà hay thánh thất.
- Món chao lên men cổ truyền phải mất nhiều tháng. Để lên men nhanh, nhà sản xuất nhúng tào phớ vào acid cực mạnh để vào hũ một ngày sau là lên men.
- Muối diêm thuộc nhóm nitric bị cấm ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại…là chất gây ung thư được dùng nhiều trong nem chua, lạp xưởng để làm cho thịt heo đỏ đẹp.
Phụ gia độc hại của thực phẩm nhập cảng
Nấu chay hay mặn đều dùng gia vị nhất là nước tương, dầu hào, nước mắm. Nhiều gia vị xuất xứ từ những hãng biến chế Trung Quốc, Việt Nam có chứa hóa chất độc[3]. Xin kể vài thí dụ sau.
Độc tố trong tương
Food standard Agency (Trung ương FSA) cho biết có 22 loại tương trên 100 loại gây ung thư. Có loại vì chứa hóa chất quá cao 3-MCPD theo tiêu chuẩn âu châu, 2/3 loại nước tương chứa hóa chất 1,3-CPD không nên có trong thực phẩm. Các hiệu nước tương nên tránh: Golden Moutain, Jammy Chai, Pearl River Bridge, Lee Kum Kee, Wanjashan, King Imperial, Goldem Mark, Sinsin, Golden Swan, Tung Chun, Kim Lan.
Độc tố trong nước mắm
Trước đây chưa có hóa chất nên chỉ dùng muối và nắng để bảo quản tôm cá. Nay thì dùng chất đạm trong phân ure ướp cá chứa trên ghe nhiều ngày mà vẫn tươi để bán lại cho hãng nước mắm.
Độc tố Formol
Chất Formol (khí formoldehyde tan trong nước) để ngâm xác chết cho sinh viên thực tập. Chất độc hại này đã được người Trung Hoa dạy cho người Việt dùng trong kỹ nghệ ướp cá không bị hư thúi hoặc pha trộn với thực phẩm (bánh phở, bún…) để tránh meo mốc.
Chính tôi đã tự kiểm chứng bằng để ra ngoài trời một miếng cá bông lau đông lạnh sản xuất từ Việt Nam và một con cá tapilia xuất cảng từ Trung Quốc, cả mấy tháng sau cá không hư thúi mà chỉ cứng lại như khúc gỗ.
Chất formol cũng được bỏ vào bột bánh phở, bánh tráng, miến sẽ không meo mốc. Trong 20 mẫu bánh phở của Việt Nam đem đi phân tích, 16 mẫu có hàm lượng formol khá cao (Phỏng vấn Trà Mi với giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng). Sau khi chọn một hiệu bánh tráng hay bánh phở, bạn hãy kiểm nghiệm bằng ngâm một miếng trong nước sau mấy ngày mà miếng bánh vẫn đẹp cứng như plastic tức là chứa quá nhiều formol đó. Và hãy suy nghĩ về lời nói của TS Nguyễn Bá Đức ở bệnh viện ung bướu trung ương: « Tại Việt Nam mỗi năm có thêm 150 000 người bị ung thư, đa số vì thực phẩm».
Độc tố trong thực phẩm
Nếu thấy bánh chưng do Việt Nam xuất khẩu vào dịp Tết mà lá gói có màu xanh tươi bất thường tức người gói đã dùng Pin chứa chì, thủy ngân, thạch tín rất tai hại cho sức khỏe.
Nấm khô trung quốc chứa thuốc trừ sâu carbon disulfide nên để cả nhiều năm cũng không mốc meo, hư thúi. Tôi đã tự kiểm nghiệm bằng để nấm khô ra ngoài cả năm mà nấm vẫn trẻ đẹp như thuở nào.Trước khi xào nấu, phải ngâm trước, nấu qua rồi đổ nước đi vì chất hóa học, thuốc trừ sâu bọ. Tốt nhất là nên ăn nấm tươi nhưng cũng phải nghĩ đến tại Trung Quốc và Việt Nam, nhiều loại nấm được cấy trong các bình chứa chất hóa học.
Khi chọn đồ ăn khô thì phải để ý tôm khô đỏ tươi không mốc là nhờ dùng hóa chất trừ kiến (tôm khô phơi nắng tự nhiên có màu xanh xám dễ mốc). Bì heo khô xắt nhỏ trắng tinh là nhờ « óc sáng tạo » rửa bì heo bằng eau de javel của người Trung Hoa.
« Món ăn chay giả mặn »
Trong những năm gần đây tại Việt Nam, theo tác giả Huỳnh Ngọc Thu[4], một tín đồ Cao Đài, thức ăn chay của tín đồ Cao Đài còn đa dạng hơn « với việc xuất hiện các món chay công nghiệp được nhập từ Đài Loan, như gà chay nguyên con, heo quay chay, vịt tiềm chay, thịt bò chay, thịt heo chay… Những món ăn này được tín đồ Cao Đài mua về từ các siêu thị, chế biến lại dùng để đãi tiệc». Các món chay giả mặn này « có thể » tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe và tu Đạo:
- Món chay chứa chất phụ gia tạo mùi vị, định hình, phẩm màu, chất bảo quản độc hại…
- Món chay « có thể » chứa thịt động vật (khiến người tu phá giới). Năm 2004, báo chí tại Đài Loan công bố kết quả điều tra các món ăn chay giả mặn gây ra cái chết một phật tử ăn chay trường từ 30 năm nay. Bác sĩ chẩn đoán cái chết của bà là do thịt của bò điên (Creutzfeldt-jakob) vì bà ăn những đồ chay giả thịt bò, thịt heo xay. Các sản phẩm này là thịt viên chay (meatballs), cá viên chay (imitation fish balls), bánh cá chay (imitation fish cake), hoành thánh cá chay (imitation fish dumplings), tempuras chay.
Tóm lại, người nấu chay hay mặn đều phải lắng nghe những lời khuyến cáo chính thức do phòng thí nghiệm công bố về độc tố trong các phụ gia và thực phẩm biến chế của Trung Quốc và Việt Nam. Còn nếu chúng ta nghi ngại về hóa chất độc hại trong thực phẩm nào đó thì nên tự kiểm nghiệm những thực phẩm nghi ngờ đó như vài thí dụ sau.
Thử nghiệm cá đông lạnh, tôm khô, bì heo trắng tinh… nhập khẩu từ Trung Cộng và Việt Nam. Nếu các thực phẩm này có chứa hóa chất độc hại ( Formol, eau javel…) thì để cá ra ngoài trời cả tháng, cá và tôm khô cứng lại không hôi thúi, tôm vẫn đỏ tươi không hôi mốc; còn nếu kho, nướng, nấu canh chua… cá có mùi tanh đặc biệt. Kiểm nghiệm một hiệu bánh tráng hay bánh phở bằng ngâm một miếng trong nước sau mấy ngày mà miếng bánh vẫn đẹp cứng như plastic tức là chứa quá nhiều formol đó.
Điều ghi nhớ:
Sau khi khám bác sĩ, thử nghiệm máu, tiểu, phân, kết quả đều tốt mà bạn vẫn có triệu chứng này triệu chứng khác thì đừng chỉ nghĩ rằng « tôi ăn uống đầy đủ, tập thể dục điều hòa…» là đủ mà bạn hãy nghĩ đến:
- Tuổi đời, tạng phủ suy yếu: Từ 60 tuổi, bao tử hấp thụ suy giảm nên thiếu sinh tố, vì da già nên thiếu sinh tố D dù phơi nắng nhiều.
- Ẩm thực trái với tạng khí thí dụ tạng nhiệt mà cứ ăn uống đồ nóng (rượu, bia, soài, sầu riêng…) thì bệnh nhiệt sẽ nặng thêm (trĩ, mụn nhọt, áp huyết…).
- Các độc tố hóa học trong phụ gia làm cho Tinh thực phẩm ô nhiễm đang âm thầm tàn phá cơ thể để gây bệnh chết người.
|
11
Sau khi đọc xong cuốn sách này, các bạn hãy áp dụng phương pháp của người xưa tìm hiểu khí vô hình bằng QUAN SÁT VÀ CẢM NHẬN, rồi tự làm thí nghiệm cảm nhận tác động khí âm dương trên cơ thể để mà chọn thực phẩm thích hợp cho chính mình.
Đã biết quan sát và cảm nhận khí thì biết cách quân bình khí âm dương. Khi có triệu chứng bất quân bình khí âm dương, chúng ta bắt đầu cảm nhận bằng quan sát dấu hiệu:
- Âm bịnh (táo bón, chảy máu cam, tiểu rát đau, đại tiện (trĩ) ra máu, người khô ráo…) vì dương thịnh phát hỏa đốt âm khí thì dùng thực vật bổ âm hạ hỏa như nước lạnh, trái cây, dưa leo, dưa hấu, hoa cúc…Theo kinh nghiệm của tôi, thực phẩm trị liệu thần sầu là bột sắn nguyên chất[5];
- Dương bịnh (tiêu chảy, hay ớn lạnh, hồi hộp, tiểu nhiều lần…) bởi âm lấn át thì dùng thực vật cho nhiều khí dương như gạo rang, gừng, quế, sâm đỏ...
Sau khi đã quan sát tình trạng khí âm dương, chúng ta sẽ lựa chọn thực vật tái lập quân bình khí âm dương. Dưới đây tôi nêu vài thí dụ dùng khí âm dương của thực vật để trị vài bệnh khí thông thường như khó ngủ, tiêu chảy, táo bón, áp huyết cao, tắt kinh… Các trường hợp nầy thường gây ra bởi thực phẩm quá âm hay quá dương gây ra.
· Giấc ngủ
Lý do mất ngủ hay khó ngủ rất nhiều nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến lý do thuộc về khí mà ta thường gặp.
Giấc ngủ theo khí âm dương
Thức ban ngày, ngủ ban đêm là cơ thể hòa nhịp cùng khí âm dương của trời đất. Ban ngày, cơ thể ở trạng thái « dương » nên ta thức hoạt động, là lúc vệ khí[6] luân lưu mạnh bên ngoài tức trong da. Ban đêm, lúc ngủ thì vệ khí rút vào bên trong giúp cho cơ thể ở trạng thái « âm », tạng phủ nghỉ ngơi.
Quan sát
Nếu ban đêm, vì một lý do nào đó, vệ khí chạy ra bên ngoài làm cơ thể ở trạng thái dương khiến ta thức giấc hay khó ngủ. Thí dụ, ta khó ngủ vào mùa hè oi ả lại thiếu khí mát của quạt, máy lạnh nên vệ khí vẫn ở bên ngoài để điều hòa nhiệt độ (đổ mồ hôi). Hoặc là ăn uống rượu, gia vị… khí nóng của thực phẩm dương này đẩy vệ khí ra ngoài khiến ta khó ngủ vì cơ thể ở trạng thái dương.
Điều hòa khí
Vậy muốn ngủ ngon thì làm cho vệ khí lui vào trong bằng dùng khí âm lạnh của máy lạnh, quạt, ăn uống thực phẩm âm.
Giấc ngủ của Ngũ Thần
Ngũ Thần tức Chơn Thần ngụ tại ngũ tạng: Hồn (gan), Thức Thần (tim), Ý (tì), Phách (phế), Chí (thận). Ban ngày, Hồn ngụ ở mắt nên khiến ta thức và ban đêm rút vào gan để cho ta ngủ.
Quan sát
Hễ chè chén say sưa là khó ngủ sau khi ăn uống. Chúng ta biết rằng ban đêm gan phải nghỉ để cho Hồn an tịnh thì ta mới ngủ yên. Nếu ăn quá độ khiến gan phải hoạt động ban đêm để đào thải chất độc khiến cho Hồn thức giấc chạy ra mắt nên ta thức.
Giữ Hồn an tịnh
Vậy muốn ngủ yên, phương pháp tốt nhất là ăn chay nhẹ. Còn nếu đã rượu thịt, trước khi đi ngủ nên uống một ly nước lạnh vắt vào nửa trái chanh. Nước lạnh (âm) làm hạ hỏa, vị chua của chanh đi vào gan kích thích gan sa thải nhanh chóng độc tố để cho Hồn an tịnh ở lại trong gan.
Táo bón
Táo bón vì ăn quá ít chất sơ (fiber), thuốc trụ sinh làm xáo trộn môi sinh trong ruột già như thiếu bacilles lactiques, người quá suy yếu vì bệnh nặng, thì chữa trị theo cách khác.
Quan sát
Với người khỏe mạnh, táo bón thường gây ra bởi khí dương thực phẩm làm khô kiệt tân dịch trong ruột với triệu chứng : phân khô, cứng, rặn mạnh lâu mới đẩy được cục phân, không đại tiện được lúc mình muốn, môi nứt hay khát nước, mặt đỏ miệng hôi, rêu lưỡi vàng và khô. Trong trường hợp nguyên tắc chữa trị tự nhiên là dùng thực phẩm nhiều khí âm lạnh để quân bình với khí dương quá thịnh.
Cách quân bình khí
Sáng sớm ngủ dậy, vắt 2 trái cam vào một ly nước lạnh uống trước khi ăn sáng để rửa ruột bằng khí âm cho tới khi hơi tiêu chảy;
Uống nhiều nước lạnh ăn nhiều dưa chuột, dưa hấu, rau xanh lá, củ cải đường chứa nhiều khí âm lạnh.
Tiêu chảy
Sau khi dùng trụ sinh không kết quả, kết quả thử nghiệm phân thì bình thường không phải do khuẩn, vi khuẩn, nhưng tiêu chảy không ngừng là đến lúc nghĩ đến ẩm thực không hợp khí âm dương.
Quan sát rồi thử nghiệm
Khí âm quá lạnh của thực phẩm thường gây ra bệnh của bộ tiêu hóa nhất là tiêu chảy với phân lỏng như nước, bụng đau và có cảm giác bị đè, không ăn ngon lại khó tiêu, mất kí và suy nhược.
Trước nhất xem nguyên nhân có phải là khí âm của thực phẩm không thì làm cái test:
- Ngừng ăn các thực phẩm âm như: nước lạnh, đồ ăn sống hay để lạnh và chỉ ăn và uống nóng ;
- Chườm nước nóng khoảng 20 phút chung quang rún.
Tiêu chảy bớt dần, người dễ chịu là dấu hiệu xác nhận khí âm hàn của thực phẩm là nguyên nhân.
Nguyên tắc trị liệu
Bồi bổ khí dương bằng thực phẩm dương có khí nóng và ngừng hẳn các thực phẩm âm tức ngược lại cách trị liệu táo bón.
Dùng khí dương của các thực phẩm sau để hóa giải âm hàn bên trong:
- Nước uống nóng: 1. Nước gừng: dùng các nhát gừng rang vàng pha với nước sôi; 2. Nước cà rốt: nấu cà rốt, pha với đường muối (vị ngọt bổ tì khí, vị mặn bổ thận khí);
- Đồ ăn : gạo rang vàng nấu cháo với gừng, khí dương nóng của đồ ăn uống tái lập quân bình âm dương bên trong, nên tránh rượu, đồ ăn nhiều sơ làm hại màng ruột.
Khi khí âm dương đã quân bình thì trở lại chế độ dinh dưỡng bình thường.
Cảm gió
Quan sát
Nếu cảm lạnh do thời tiết biến đổi đột ngột lúc ngưới mệt nhọc thì có triệu chứng nước mũi chảy tong tong, hắt xì, hơi nhức đầu và ho, sợ gió lạnh, thích uống nóng, bạn thử dùng khí nóng của thực phẩm và nước uống theo như phương pháp cổ truyền của người Việt. Nguyên tắc chữa trị là dùng khí nóng chống khí lạnh, bổ khí bên trong và làm đổ mồ hôi cho khí lạnh đi ra theo lỗ chân lông.
Trị liệu: dùng khí dương tống xuất phong hàn.
Khi bị cảm lạnh, người Việt dùng phương pháp xông : ngồi bên cạnh một nồi nước sôi lớn chứa lá thơm có tinh dầu để khử phong thông khiếu như lá chanh, lá sả, tía tô, bạc hà, lá gừng, lá tre… rồi phủ cái chăn lên người cho đổ mồ hôi. Sau đó ăn bát cháo chứa vị cay (tiêu, ớt, tỏi, gừng) thật nóng. Phương pháp xuất hạn này không áp dụng được cho người suy yếu vì tuổi già hay bệnh tim (mồ hôi là tân dịch của tim), bệnh cảm thực (ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt...).
Ở hải ngoại ta có thể tắm hơi nóng cho đổ mồ hôi, rồi ăn tô súp rau thật nóng hoặc bát cháo như trên. Sau đó pha một ly nước sôi với lá khô romarin, thym, sauge, pha mật ong, uống thật nóng để bổ phế khí, giảm ho và bớt cuống họng rát.
Cùng một phương pháp này, người Jamaïque uống trà hạt tiêu (poivre de la Jamaïque) thiệt nóng chữa cảm lạnh, đau bao tử, kinh nguyệt đau
Đàn bà tắt kinh
Từ 40 tuổi, đàn bà mãn kinh thường có triệu chứng như bốc hỏa nhất là ban đêm, xáo trộn tinh thần như lo âu. Lý do là vì khí âm giảm nhận thấy ở œstrogène ít, buồng trứng ngừng rơi… do đó khí dương bốc lên.
Phương pháp trị liệu: dùng khí âm của đậu hũ, sữa đậu nành để quân bình với khí dương vì đậu nành có chứa œstrogène végétal. Nghiên cứu khoa học nhận thấy đàn bà á châu ít khổ sở lúc mãn kinh là nhờ ăn nhiều đậu hũ.
Áp huyết cao
Nếu kết quả khám nghiệm y khoa bình thường không phải do chất béo, động mạch, hoặc bệnh tim, thận…, áp huyết cao có thể do khí bốc thái qua lên đầu.
Quan sát
Nhìn thấy triệu chứng ở mắt ( nhìn mờ hoặc lóe, đôi khi đứng không vững, tính tình giận dữ…) có thể là do khí dương (tướng hỏa) của can bốc lên bởi ăn nhiều thực phẩm quá dương như rượu, chocolat, vị cay dương làm nóng lưỡi như tiêu, bột cà ri, ớt v.v.
Nguyên tắc chữa trị
Dùng khí âm thực phẩm để hạ can hỏa, nén giận dữ, stress.
Thực phẩm âm xử dụng:
- Nấu nồi súp gồm một nửa bắp cải cuộn, 3 củ tỏi, một củ rutabaga hầm 20 phút lấy nước uống;
- Hoa cúc[8], trà cúc (hao cúc+đường phèn+cam thảo+trái xí muội chua), trà cung đình (sản xuất tại Huế theo bí truyền của cung đình xưa kia?).
« Cái già sồng sộc nó thì theo sau »
Lúc còn trẻ, tạng phủ tốt thì ăn theo khoái khẩu mà cũng chẳng sao. Nhưng đến tuổi già hưu trí, bệnh này bệnh kia xuất hiện là lúc làm ta suy nghĩ không những cuộc đời đã qua mà cả vấn đề ẩm thực cho sức khỏe của những năm còn lại.
Theo Hoàng Đế Nội Kinh, từ 40 tuổi khí trong người bắt đầu suy giảm dần. Đến tuổi già, tạng phủ suy kém, nhất là bao tử không làm đầy đủ nhiệm vụ như ghiền nát thực phẩm, hấp thụ chất dinh dưỡng nhất là sinh tố cho nên người già hay thiếu sinh tố mặc dầu ăn uống đầy đủ. Lúc già yếu, dù là ăn chay hay mặn chúng ta cũng phải quan tâm đến giúp đỡ bao tử bằng cách chọn thực phẩm tốt và ẩm thực theo tình trạng khí mỗi ngày.
Thực phẩm tốt cho tuổi già là do chính chúng ta tự chọn lấy. Thực phẩm tốt là những thực phẩm nào tiêu hóa nhanh và giúp dễ ngủ.
Tình trạng khí thay đổi trong ngày nên ẩm thực cần phù hợp với tình trạng khí. Ban sáng là mùa xuân của Chơn Khí. Chơn Khí bắt đầu tăng trưởng mà cần nhiều khí thực phẩm. Đến trưa, Chơn Khí bắt đầu suy giảm nên ăn vừa phải, đến chiều tối là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi nên ăn ít hơn nữa như lời khuyên bóng bẩy : Ban sáng ăn như ông vua, ban trưa ăn như hoàng tử, ban chiều ăn như kẻ bần cùng.
Vì khí thăng giảm trong ngày mà xưa kia các cụ uống chút rượu ban chiều lúc khí suy giảm. Vị cay của rượu chạy vào phổi kích động khí cho dễ ngủ. Sáng sớm, một chén trà nóng. Vị đắng của trà đánh thức khí của tim nơi cư ngụ của Thần nên tinh thần tươi mát, sáng suốt. «Bán dạ nhất bôi tửu, Bình minh sở trản trà » là diễn tả ý đó.
Đến đây thì tôi muốn tâm sự với các bạn già sấp sỉ bát tuần như tôi là hãy nghe tổ sư y khoa tây phương Hyppocrate nói: « Trước tiên, hãy lấy thực phẩm làm dược liệu ». Hy vọng các bạn sẽ thấy chí lý các câu nói về thực vật của cơm chay như là dược liệu chữa và phòng ngừa bịnh nhất là bịnh của khí và sống khỏe mạnh nhờ biết ẩm thực đúng cách chứ không phải sống được vì uống thuốc như ăn kẹo.
Các vị đông y Việt thường nói: « Thực phẩm và dược liệu cùng chung một gốc rễ »;
Tác giả cuốn kinh điển Hoàng Đế Nội Kinh của y khoa đông phương khuyên: Thày thuốc giỏi thì ngừa bịnh chưa phát, dở là chữa bịnh khi đã phát.
Lời khuyên lúc tuyệt vọng
Lời khuyên lúc khỏe mạnh là « Phòng bịnh hơn chữa bịnh », nhưng khi bác sĩ, nhà thương bó tay trước bệnh nan y như cancer chẳng hạn, bạn hãy nghe lời khuyên của bạn bè, bà con dùng thử thực vật như dược liệu mặc dầu chẳng có thực nghiệm của khoa học hay thiếu hiểu biết tạng khí, nhưng cũng chẳng mất mát gì.
Các lời khuyên thường trao đổi với nhau là:
- Ăn chay, ngồi thiền, tập dịch cân kinh hoặc loại khí công trị liệu,
- Uống nước lá đu đủ phơi khô, hai loại cỏ bách hoa xà và bán chi liên (bán tại tiệm thuốc bắc), ăn nhiều măng tây…
Lời kết
Với những độc giả không tin cái gì vô hình thí dụ như khí mà chỉ tin vào cái gì nhìn thấy, sờ thấy, thực nghiệm được, tác giả muốn hỏi nước nào có khoa học thực nghiệm bằng Hoa Kỳ thế mà chẳng ai nhìn thấy Thượng Đế nhưng người dân nào cũng nâng niu tờ dollar in chữ lớn IN GOD WE TRUST.
Lạp Chúc Nguyễn Huy
蠟燭阮輝
Phụ lục 1
Khí trái cây
Phép dinh dưỡng nào cũng khuyên ăn nhiều trái cây tươi hay khô. Các phân tích khoa học chỉ cho chúng ta biết mỗi loại trái cây cung cấp cho ta số lượng những chất dinh dưỡng gì (nước, sinh tố, khoáng chất, chất xơ …). Để bổ túc cho phân tích khoa học, chúng tôi trình bày khía cạnh khí vô hình của trái cây và nhắc nhở độc giả rằng vài loại khí trái cây có thể gây bất quân bình âm dương.
Giai đoạn biến dịch của khí trong trái cây
Hoa là bộ phận sinh dục của cây nên có nhụy đực+ nhụy cái, hoa đực (nhụy chứa phấn) + hoa cái (nhụy chứa trứng). Nhụy đực nhụy cái kết hợp với nhau mà sanh trái. Khi hoa thụ trái, Đức Chí Tôn ban cho một điểm nguyên hồn tạo nên sự sống: Như loài thảo mộc cũng có thọ nơi Thầy một điểm nguyên hồn… Vậy từ thảo mộc có một phần hồn (sanh hồn).
Từ khị thụ trái đến lúc chín, biến dịch không ngừng của khí âm dương trong trái cây trải qua 4 giai đoạn chính: thụ trái, phát triển, chín, héo tàn. Lấy thí dụ là trái cam, trái ổi.
Thời kỳ thụ trái. Lúc trái còn xanh, khí âm thịnh (để giúp trái nảy nở) nên trái có vị chua hay chát (âm) mà ít có mùi (dương);
Thời kỳ nảy nở. Khí âm của trái xanh phát triển phần vật chất (cân nặng) vàTinh của trái để biến dịch sang trái chín;
Thời kỳ chín. Trái chín đánh dấu biến dịch của khí đã đến cực điểm, biểu lộ bởi:
- Khí âm dương quân bình như cam, đào, nho, táo…lúc chín thì có mùi thơm nhẹ (dương) và vị ngọt (âm)), hoặc biến dịch từ âm thịnh (vị chua, không mùi) sang dương thịnh (mùi thơm nức);
Thời kỳ héo tàn. Sau khi chín mùi rồi thì khí trái cây bắt đầu suy giảm đúng theo luật âm dương thịnh rồi suy. Sự suy thoái của khí kéo theo tàn héo của các tế bào nên vỏ và thịt của trái xám lại, mất mùi vị, làm mồi cho vi khuẩn rồi sau cùng là hư thối, nát rữa trở về đất như xác phàm của con người.
Biến dịch từ khí âm thịnh sang âm dương điều hòa
Trong trái cây, biến dịch này của khí được quan sát thấy từ vị chát biến đổi sang vị ngọt mát và tỏa khí dương qua mùi thơm, màu sắc khi trái chín. Độc giả có thể thấy hiện tượng biến dịch này trong các trái cây như chuối, ổi, hồng. Lúc còn xanh, các trái này chứa nhiều tannin có vị chát biến dịch sang vị ngọt và dịu mát (khí âm ) và tỏa mùi thơm (khí dương). Lúc trái chín thơm ngọt là lúc khí âm dương điều hòa.
Trái chuối cho ta những nhận xét gì? Chuối xanh thì cứng có vị chát (dấu hiệu âm thịnh) bởi chất tannin và amidon. Chuối xanh để trong nhà hay trong bọc kín, chất tannin biến mất dần tức là dấu hiệu khí âm biến dịch sang khí âm dương điều hòa là chuối chín mềm và thơm ngọt.
Cách ăn chuối của người Việt
Chúng ta thường nấu nướng chuối xanh với các loài động vật lạnh nhiều khí âm như ốc, lươn để phòng tiêu chảy. Lý do, vị chát của chất tannin có tác dụng làm co rút các thớ thịt và làm giảm bài tiết tân dịch. Xưa kia, sau khi nhậu nhoẹt đã đời là buồn ói, ruột quặn đau… ăn mấy miếng chuối xanh là hết, chính là nhờ tác dụng của vị chát chất tannin.
Trái lại ăn chuối chín rất tốt nhờ khí âm dương bình hòa, vị chát của tannin (âm) biến mất để lại nhiều potassium (âm), chất amidon biến thành đường ngọt cho nhiều chất xơ. Vì vậy mà chuối xanh chống tiêu chảy, chuối chín chống táo bón.
Trái hồng (kaki)
Các cụ hay nói: Thứ nhất quả na, thứ nhì quả hồng. Thật là tuyệt diệu khi thưởng thức trái hồng chín mọng đỏ tươi, ngọt mát là lúc khí trái hồng đã biến dịch từ khí âm thịnh (chất tannin chát) đến khí âm dương điều hòa (thơm, đỏ, ngọt). Cũng như trái chuối, trái hồng còn xanh rất chát, hơi đắng vì độ tannin cao làm giảm bài tiết tân dịch trong ruột, gây táo bón hoặc đau bao tử nếu ăn nhiều hồng xanh và ăn vỏ[10].
Trái ổi
Cũng giống như chuối và hồng, sự biến dịch khí âm (vị chát tannin) sang khí âm dương bình hòa lúc trái chín (chất tannin tan thành potassium, cho mùi thơm, vị ngọt). Chỉ ăn ổi xanh để trị tiêu chảy (nhờ chất tannin) hoặc bụng quặn đau vì ăn lạnh.
Chuyển dịch từ đa âm sang đa dương: soài, dứa, sầu riêng
Các trái xanh thì chua, chín thì thơm ngát mũi biểu lộ hiện tượng chuyển hóa khí âm sang khí dương, thí dụ soài, khóm…
Soài
Trái soài còn xanh thì chua, thịt trắng hay phớt vàng biểu lộ khí âm thịnh. Càng chín thì khí âm càng chuyển sang khí dương thịnh qua mùi thơm và màu vàng hay đỏ của vỏ.
Lúc có bàu thường cần nhiều âm chất để nuôi dưỡng bào thai nên các bà bầu Việt Nam thích ăn đồ chua (âm) như soài xanh chấm muối ớt (dương) là vì lý do đó.
Trái soài chín mùi thơm nhỏ rãi, thịt vàng đầy ngọt lịm được coi như « hoàng hậu của trái cây xứ nóng ». Nhưng các bạn phải coi chừng bà hoàng hậu này, vì ăn quá nhiều lại có tạng khí nóng là có triệu chứng « hỏa thịnh » như da nóng, khó ngủ, lưỡi rát đỏ…
Dứa hay khóm
Khí âm thịnh của trái dứa xanh được nhận thấy qua vị rất chua, ít calo (52 cal/ 100 g), nhưng nhiều potassium âm (250 mg/ 100 g). Cũng như trái soài, càng chín thì khí âm càng biến đổi sang khí dương khiến trái dứa thơm ngọt, da vàng đậm là dấu hiệu khí dương rất thịnh. Tiến trình biến dịch khí âm sang khí dương tiếp tục sau khi hái cho đến khi chín ngọt vì amidon biến thành đường.
Dứa xanh chua được dùng nhiều trong món ăn của người Việt như canh chua, bò xào… Những ai thích ăn nhiều dứa chín thì phải ngừng lại nếu có triệu chứng « bốc hỏa » như da có mụn đỏ, khô, miệng lưỡi rát khó chịu, mắt nhìn hơi mờ đục, bao tử bứt rứt, tiêu hóa nhanh vì khí nóng của dứa[11].
Tóm lại lời khuyên ăn nhiều rau trái rất là thích đáng nhưng với điều kiện là ăn đa loại và chú ý đến các triệu chứng gây ra bởi khí vì ăn quá nhiều một loại trái cây dương thịnh hay âm thịnh.
Phụ lục 2
Thực vật qua thi ca Việt
GS Tiến Sĩ Thái Công Tụng
LGT. GS Thái Công Tụng nguyên là giáo sư của nhiều trường đại học ở Việt nam, tác giả của nhiều sách và bài khảo cứu rất giá trị về Việt Nam. Sau khi nghỉ làm chuyên viên cho ACDI (Agence Canadienne du Développement International), GS Thái Công Tụng hiện ngụ tại Montréal, Canada và vẫn tiếp tục khảo cứu, sáng tác. Cuốn sách mới nhất của giáo sư là Việt Nam văn hóa và môi trường do Viện Việt Học Cali xuất bản[12]. Với sự đồng ý của GS Thái Công Tụng, tôi trích ra đây một đoạn trong một bài khảo cứu của giáo sư để cống hiến bạn đọc.
Trong thế giới thực vật, riêng về nông nghiệp, có thể kể cây lương thực, cây cho sợi, rau cải...
Cây lương thực bao gồm các cây ngũ cốc, cây cho củ, cây đậu ăn hạt
-cây ngủ cốc như bắp, lúa miến, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen (rye, tiếng Pháp là seigle), lúa đại mạch (barley, tiếng Pháp là orge), yến mạch (oat, tiếng Pháp là avoine), lúa ruộng. Bắp nguồn gốc Trung Mỹ du nhập vào Á Châu cũng là một cây lương thực chủ yếu. Lúa miến hay bo bo, hình thái như cây bắp, cây kê
Lúa ruộng cũng có nhiều loài:
Vụ chiêm em cấy lúa di,
Vụ mùa lúa dé, sớm thì ba giăng.
Thú quê rau cá đã từng,
Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan.
Các giống lúa trồng có hai loại chính: đó là lúa tẻ sản xuất ra gạo nấu cơm, bột gạo làm nhiều loại sản phẩm khác nhau như bún, bánh tráng, bánh cuốn. Lúa nếp có hạt gạo dẽo dùng nấu xôi, gói bánh chưng, bánh tét, làm rượu nếp, cơm rượu v.v. Ca dao cũng dùng lúa tẻ, lúa nếp để giải bày tâm tình trai gái:
Anh thưa với mẹ cùng cha
Nếp mà lộn tẻ, lựa ra hay đừng?
Đò đưa đến bến đò ngừng
Anh thương em thuở trước, nửa chừng lại thôi!
Cây lúa có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau như khi còn non thì gọi là cây mạ, rồi nhảy bụi, trổ đòng đòng, ra bông kết hạt:
Anh đi lúa chửa chia vè,
Anh về lúa đã đõ hoe đầy đồng.
Anh đi em chửa có chồng,
Anh về em đã tay bồng tay mang.
-cây cho củ như : khoai lang (Ipomea batatas), khoai mì (Manihot esculenta), khoai sọ (Colocasia antiquorum) có tên khác là khoai môn, củ dùng làm thức ăn, cuống (dọc) có thể muối dưa, khoai nưa (Amorphophallus rivieri) cũng cùng họ Ráy (Araceae) như khoai sọ, có củ ăn hơi ngứa, khoai nước (Colocasia esculenta), còn gọi là môn nước, củ và cuống đều ăn được, khoai từ (Dioscorea esculenta) trồng phổ biến nhiều làng mạc.
-cây họ đậu như : đậu nành tức đậu tương Glycine max ( họ Fabaceae), chứa nhiều protein, có thể biến chế ra đậu hủ, chao, xì dầu; đậu cowpea Vigna unguiculata họ Fabaceae; đậu đen (Vigna cylindrica), thường sử dụng nấu chè, dễ tiêu, giải nhiệt; đậu Hà lan (Pisum sativum) quả non và hạt dùng để ăn, đậu ngự ( Phaseolus lunatus), đậu ván (Dolichos lablab), đậu xanh green gram còn gọi là Mung bean ( Phaseolus aureus), dùng làm giá trong chopsuey, đậu lùn haricot nain (Phaseolus vulgaris).. Vài vùng có đậu triều (Cajanus indicus).
Ngoài các cây lương thực, còn có rau .Nói về rau, câu ca dao sau đây kể ra:
Ai đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Xóm Láng, vốn nhà trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì là, cải cúc, đủ loài hành hoa
Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
Ta ở Xóm Láng, vốn nhà trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì là, cải cúc, đủ loài hành hoa
Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
Về phương diện phân loại thực vật, rau có thể là rau ăn lá (leaf vegetable crops), rau ản quả (fruit vegetable crops), rau ăn củ (root vegetable crops)
Rau ăn lá như rau muống (Ipomea aquatica), rau dền, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp (tên khác: rau xà lách) Lactuca sativa với nhiều giống (xà lách cuốn, xà lách giòn, rau xà lách xoăn ăn hơi đắng), cải bẹ (Brassica campestris), cải thìa (Brassica sinensis), cải bắp còn có tên bắp cải, bắp su (Brassica oleracea), cải tần ô (Chrysanthemum coronarium, còn gọi cải cúc).. Mồng tơi (Basella rubra) vì là dây leo nên trồng trên hàng rào, quanh nhà:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau một giậu mồng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn như tôi
(thơ Nguyễn Bính)
Rau muống có mặt trong ao mọi làng mạc, nhất là tại miền Bắc và đã gặp trong ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Rau ăn qủa (ăn trái) : Trong suy nghĩ thông thường thì trái thường ngọt, ăn tráng miệng còn rau dùng trong bữa ăn nhưng về phương diện thực vật, trái là kết quả sự thụ phấn và trong trái có hột: quả (trái) cà chua Lycopersicon esculentum, quả (trái) ớt Capsicum annuum, quả (trái) dưa leo Cucumis sativus; quả (trái) dưa tây melon Cucumis melo (melon-concombre); Courgette Zucchini squash Cucurbita pepo; quả (trái) dưa hấu Citrullus lanatus; quả (trái) đậu bắp Abelmoschus esculentus; quả (trái) bí đỏ Courge poivrée Cucurbita pepo hoặc bí rợ Cucurbita maxima trồng ăn quả, ăn ngọn non, lấy hạt rang ăn.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Cà Solanum melongena, cũng là một loại rau ăn quả :
Bồng em đi dạo vườn cà
Trái non bỏ mắm, trái già làm dưa
Làm dưa ba bữa dưa chua
Để dành ăn cấy, khỏi mua tốn tiền
Mướp có nhiều loại như mướp huơng (Luffa acutangula), mướp đắng (Momordica charantia), mướp ta (Luffa cylindrica) khi non để ăn, khi già cho xơ rửa bát. Bầu (Lagenaria vulgaris) trồng quanh vườn nhà, thả trên dàn leo ăn quả lúc còn non. Bí có thể là bí đao (Benincasa cerifera), trồng lấy quả ăn và làm mứt.
Trong bài thơ 'Bạn đến chơi nhà' của Nguyễn Khuyến có mô tả sơ qua về quang cảnh một khu vườn nhà miền Bắc như sau :
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra hoa, cà chửa nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Cà và rau muống thông dụng nhất là tại miền Bắc và đã gặp trong ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Rau ăn củ (root vegetable crops) như củ cà rốt, củ cải, củ ra đi, su hào, khoai tây v.v.
Cây gia vị như gừng (Zingiber officinale), ớt (Capsicum annuum), tiêu (Piper nigrum), hành, tỏi, sả, ngò, húng quế, rau răm ( Polygonum odoratum), rau diếp cá, rau thơm tức húng Láng (Mentha aquatica), ngò om ( Limnophila aromatic)
-Ai ơi chua ngọt đã từng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
-Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
-Ăn tiêu nhớ tỏi bùi ngùi,
Ngồi bên đám hẹ nhớ mùi rau răm,
Hỡi người quân tử trăm năm,
Quay tơ có nhớ mối tằm hay không ?
Cây cũng có mặt trong thơ, nhạc, ca dao… từ cây khế, cây soài, cây cau, cây nhãn vv.
Cây ăn quả như cam, quít, chanh, bưởi (Citrus sp.)
Thân em như thể trái chanh,
Lắt lẻo trên cành lắm kẻ uớc mơ.
Người con trai than thở xem cô thiếu nữ có chút tình với mình hay không qua câu :
Đầu năm ăn quả thanh yên,
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.
Vì cam cho quýt đèo bòng,
Vì ai nhan sắc cho lòng nhớ thương.
Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 m đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm.
Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.
Phật thủ được ví như bàn tay Phật che chở, mang an lành, sung túc đến cho gia chủ. Vì quan niệm đó, nhiều người mua phật thủ về bày lên bàn thờ, với mong muốn được hưởng những điều tốt lành, khiến loại quả này khá được ưa chuộng.
Cây bưởi
Cây bưởi cũng có mặt trong ca dao:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
Cây khế.
Cây khế gắn liền với ngôi nhà xưa, với vườn sau ao trước; đó là nơi trẻ em vui đùa, trèo hái
mỗi ngày, là nơi chôn dấu bao kỷ niệm đẹp như nhà thơ Đinh Hùng đã tâm tư:
Độ em còn trèo cây khế
Vin hái quả xanh bên tưòng
Có phải chúng mình còn bé
Cho nên đời rất thơm hương?
(thơ Đinh Hùng)
Cây xoài
Xoài cũng gợi nhớ vườn nhà ở nông thôn:
Quả xoài xưa mẹ thích,
Cứ gợi mãi trong con;
Cái hương thơm chin nức,
Cái quả bé tròn tròn;
Khi cây xoài trưóc ngõ,
Lấp ló trái vàng hoe,
Đủ nhắc cho con nhớ,
Mùa hạ đã gần về.
(Thanh Nguyên)
Cây vải
Mùa vải năm nay chừng đến muộn,
Chưa nghe tu hú giục xuân đi.
Nóng lòng cây gạo lìa hoa đỏ,
Trổ búp tơ xanh đón gió hè.
(thơ Nguyễn Bính)
Cây cho thuốc (dược thảo)
Trong thiên nhiên có vô vàn dược thảo. Xưa kia, ngành Đông Y chỉ dùng toàn thuốc nguồn gốc thực vật. Gừng, tỏi, artichaut, lá dâm bụt, rau thơm v.v. đều sử dụng trị các chứng đau. Ngày nay, vào trong tiệm thuốc Tây cũng có thể bắt gặp nhiều thuốc chế biến, pha chế từ lá cây, rễ cây, vỏ cây, hoa của nhiều loại thực vật trị cảm cúm, đau xương, tiểu đường v.v . Trước kia, con người sử dụng nhiều các sản phẩm hoá học nhưng ngày nay, mới thấy hoá học đưa đến những phản ứng phụ gây nguy hại cho sức khoẻ nên càng ngày nhân loại chú trọng nhiều về sinh học (Bio): nào là biocosmetics với nhiều công ty mỹ phẩm ngày nay sử dụng các tinh dầu thực vật để làm phấn, son, nước hoa v.v, nào là bioremediation, sử dụng thực vật hoặc vi sinh vật để cải tạo môi trường bị ô nhiễm
Đời sống tình dục của thực vật
Nếu trong giới động vật, tính dục xem như rất đơn giản như đàn ông, đàn bà; con đực, con cái v.v. thì ở giới thực vật, tính dục phức tạp hơn vì có thể :
- Có cây chỉ mang hoa đực, hoặc chỉ mang hoa cái trên hai thân cây khác nhau (dioique) .Ví dụ: cây bạch quả (Ginkgo), cây Actinidia cho trái kiwi, cây chà là, cây đu đủ.. Trồng các loại cây đơn tính này phải luôn luôn trồng cả cây đực lẫn cây cái trong một đám thì mới có quả.
Cũng có thể là hoa cái và hoa đực không cùng chin một lần do đó hoa cái phải cần hoa đực từ các cây khác để thụ phấn.Ví dụ: cây hồ đào (walnut, noyer). Hiện tượng này trong thực vật học gọi là biệt giao (dichogamie)
- Có cây hoa đực và hoa cái riêng nhưng cùng trên một thân cây (monoique). Ví dụ: cây bắp, cây lúa mì …
- Có cây trong đó mỗi hoa có cả nhị đực và nhị cái như cây hoa hồng, cây hướng dương. Đó là cây lưỡng tính
Hoa đực có nhị hoa chứa đầy phấn; hoa cái có nhụy hoa chứa trứng.
Nhờ gió, ong bướm mang phấn hoa đi rắc lên các đầu nhụy hoa có chất dính; hạt phấn nẩy mầm và bò tới buồng trứng; hạt phấn sẽ chạm phải quả trứng để từ đó tạo ra hạt giống.
Hô hấp và Quang hợp thực vật
Trong sinh quyển, các chất cacbon, nitơ và oxy rất nhiều. Những chất khác như photpho, calci và kali cũng có nhưng ít hơn. Các chất trên đều cần thiết cho đời sống. Mỗi chất đó trong hệ sinh thái được chuyển hoá từ vô cơ sang hữu cơ và trở lại vô cơ. Đời sống cũng phụ thuộc vào mặt trời. Hiện tượng quang hợp chuyển hoá ánh sáng thành năng lượng hoá học với sự hình thành glucose và oxy. Nhờ glucose, nhiều sinh vật mới có năng lượng giúp cho sự hô hấp tế bào thực vật.
Trong sự hô hấp, các khí khổng của lá hút oxy ở ngoài vào cơ thể, chuyển đường và tinh bột thành năng lượng và nhả khí cacbonic ra ngoài:
C6H12O6 + 6O2____________à 6CO2+6H2O + năng lượng hoá học
Năng lượng sinh ra giúp cho các hoạt động của cây như hút dưỡng liệu, hút nước. .. để giúp cây tăng trưởng, ra hoa, kết trái.
Khí cacbonic sinh ra được cây hút lại, sử dụng trong quá trình quang hợp để tạo thành các chất đường và tinh bột:
6CO2+6H2O +năng lượng mặt trời ____________à C6H12O6 + 6O2
Hai tiến trình quang hợp và hô hấp song song diễn ra vào ban ngày còn ban đêm thì chỉ có hô h ấp, không có quang hợp.
Do đó có 2 nhóm cây:
-nhóm cây ban ngày vừa quang hợp, vừa hô hấp ; ban đêm chỉ có hô hấp. Như vậy, hiệu suất quang hợp thường thấp vì phải bù trừ cho hô hấp. Đó là nhóm cây C3
-nhóm cây ban ngày chỉ quang hợp còn hô hấp rất ít hoặc không hô hấp trong ánh sáng .Như v ậy, hiệu suất quang hợp cao vì vậy năng suất chất khô /hecta cũng cao hơn . Đó là nhóm cây C1. Ví dụ: bắp, mía
Thái Công Tụng
Phụ lục 3
Ý kiến của danh nhân về ăn chay
Mohanda Gandhi
Trong lịch sử Ấn Độ vào thập niên 1940 và 50, nhà cách mạng bất bạo động Mohanda Gandhi đã dành lại chủ quyền cho đất nước từ trong tay thực dân Anh Quốc. Ông đã từng vào tù ra khám và được nhân dân nước Ấn tôn thờ là bậc Thánh nhân, cũng là người đã ăn chay từ thuở nhỏ. Thân sinh của ngài vốn theo đạo Hindus nên gia đình của ngài là một gia đình đạo đức và tất cả đều ăn chay theo giáo lý tốt lành của tôn giáo đó. Song dưới sự cai trị của Anh Quốc, những tư tưởng tân tiến Tây phương đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dần dần đánh bạt một số phong tục cổ truyền của nước Ấn.
Một số thanh niên thời bấy giờ đã chê bai việc ăn chay trường và thờ đạo bản xứ là hủ lậu nên họ học đòi theo lối sống Tây phương trong đó có việc ăn thịt được họ hăm hở chấp nhận hơn cả. Số người này còn khuyến dụ ông Gandhi theo trào lưu mới như bọn họ, nhưng đã bị ông từ chối. Do đó ông đã trở thành nạn nhân của sự chê bai gièm xiễm. Họ bảo rằng ăn thịt sẽ tăng cường sức khỏe, nghị lực và lòng can đảm. Nhưng ông Gandhi vẫn khăng khăng giữ vững lập trường của mình không hề xao xuyến. Không những thế ông còn viết tất cả 5 quyển sách chuyên về đề tài ăn chay và khuyên mọi người trì giới. Ông bảo: "Đã đến lúc chúng ta cần phải sửa sai một số tư tưởng lầm lẫn cho rằng ăn chay sẽ làm cho tinh thần chúng ta bị bạc nhược, thụ động và nhụt chí phấn đấu. Dù trong tình huống nào, tôi vẫn không xem việc ăn thịt là cần thiết.
Hàng ngày ông Gandhi thường dùng giá lúa mạch, bột hạnh nhân, rau xanh, chanh và mật ong trong những bữa ăn thanh đạm. Chính ngài bảo đã tìm thấy những nguyên lý và giá trị đạo đức của sự ăn chay qua các tác phẩm của nhà văn Tolstoi. Trong quyển Moral Basis of Vegetarianism (Căn bản đạo đức của chủ thuyết ăn chay), ngài viết: "Tôi khẳng định rằng thịt không phải là thức ăn thích hợp với con người. Chúng ta không nên sai lầm chạy theo lối sống của các loài cầm thú, nếu chúng ta tự coi mình cao thượng hơn các loài cầm thú đó". Ngài cũng bảo chính lòng từ bi là nguyên động lực khiến người ta ăn chay và tránh sát sinh hơn là vì lý do sức khỏe. Ngài bảo sự tiến bộ về tâm linh đến một mức nào đó, con người sẽ tự ý thức và thương hại mà không giết chóc những sinh vật bạn bè của chúng ta để thỏa mãn nhu cầu của khẩu vị.
Albert Einstein
Albert Einstein (1879 - 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20. Người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Tuy ông chánh thức không theo tín ngưỡng nào nhưng là một người rất sùng đạo. Ông tin có Thượng Đế và vũ trụ này được điều khiển bởi một cơ Trời huyền diệu. Nếu không thì mọi sự vận hành trong vũ trụ sẽ loạn lên và không theo một quy luật nhất định. Ông là một người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài và đã từng phát biểu: "Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".
Pythagore
Ông Pythagore, nhà toán học lừng danh trên thế giới đã từng khuyên nhủ: "Này bạn, xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình bằng những thức ăn tội lỗi. Chúng ta đã có bắp, bôm, lê, rau trái thừa thải, sữa và mật ong ngọt lịm. Quả đất này đã cung ứng cho chúng ta những thức ăn vô tội một cách dồi dào, đã khoản đãi chúng ta bằng những bữa tiệc không can dự vào máu. Chỉ có loài thú này mới ăn thịt loài thú khác vì bản năng tự nhiên và vì đói. Nhưng không phải tất cả loài thú nào cũng vậy. Bởi vì trong số đó cũng có các loài như bò, ngựa và trừu... đều ăn cỏ".
Sử học gia Diogenes kể rằng, ông Pythagore dùng điểm tâm buổi sáng bằng bánh mì và mật ong và dùng bữa ăn chiều với nhiều loại rau quả. Ngài cũng đã thể hiện lòng từ bi bác ái qua những hành động thực tiễn bằng cách nhiều lần trả tiền cho một số ngư phủ để phóng sanh những con cá mà họ đã bắt được trở về lòng biển cả.
Ông Plutarch, triết gia người Hy Lạp nhận xét về ông Pythagore như sau: "Theo tôi sự từ tâm là lý do chính khiến ông Pythagore kiêng thịt. Ông không nỡ nhìn cảnh dẫy dụa và kêu rống thất thanh của những con vật khi bị người ta phanh thây xẻ thịt. Người ta giết những con vật đó không phải vì lý do chúng là thú dữ có khả năng nhiễu hại loài người, mà chính vì mục đích để thỏa mãn khẩu vị của họ mà thôi. Người ta bức tử những con vật ngây thơ không móng vuốt để tự vệ mà đáng lý ra theo luật Tạo Hóa, chúng cũng có quyền sinh tồn, bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như tất cả mọi loài". Ông còn nhấn mạnh: "Nếu bảo rằng bản tính tự nhiên của loài người là ăn thịt các loài thú, thì thử hỏi chỉ với hai bàn tay trắng do Tạo Hóa sinh ra, mà không cần đến sự trợ lực của dao, mác, hèo, gậy, con người đã làm được gì các loài thú đó».
Ông Plutarch, triết gia người Hy Lạp nhận xét về ông Pythagore như sau: "Theo tôi sự từ tâm là lý do chính khiến ông Pythagore kiêng thịt. Ông không nỡ nhìn cảnh dẫy dụa và kêu rống thất thanh của những con vật khi bị người ta phanh thây xẻ thịt. Người ta giết những con vật đó không phải vì lý do chúng là thú dữ có khả năng nhiễu hại loài người, mà chính vì mục đích để thỏa mãn khẩu vị của họ mà thôi. Người ta bức tử những con vật ngây thơ không móng vuốt để tự vệ mà đáng lý ra theo luật Tạo Hóa, chúng cũng có quyền sinh tồn, bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như tất cả mọi loài". Ông còn nhấn mạnh: "Nếu bảo rằng bản tính tự nhiên của loài người là ăn thịt các loài thú, thì thử hỏi chỉ với hai bàn tay trắng do Tạo Hóa sinh ra, mà không cần đến sự trợ lực của dao, mác, hèo, gậy, con người đã làm được gì các loài thú đó».
Leonard Da Vinci
Ông Léonard Da Vinci (1452 - 1519), nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Ông còn nhấn mạnh rằng những ai không biết quý trọng sự sống của những sinh vật khác là những kẻ không đáng sống. Cơ thể của những người ăn mặn không khác gì những bãi tha ma để chôn vùi xác chết các thú vật mà họ đã ăn vào. Trong các quyển vỡ nhật ký, ông thường viết đầy những câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn luôn có những hành động quí thương các loài sinh vật khác.
Jean Jacques Rousseau
Ông Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778), triết gia và là một văn hào người Pháp đã có những tác phẩm giá trị về mặt tư tưởng đã ảnh hưởng sâu xa đến nền văn học và cuộc cách mạng lịch sử tại quốc gia này. Ông là người chủ trương bênh vực sự hiện hữu của thiên nhiên và cổ xúy sự ăn chay. Ông nhận xét rằng phần đông những loài thú ăn thịt có bản tính hung tợn hơn những loài thú ăn cỏ. Và dĩ nhiên những người ăn chay trường sẽ hiền từ hơn những người ăn mặn. Ông còn đề nghị những người hành nghề đồ tể không được mời vào làm bồi thẩm đoàn tại các tòa án.
Adam Smith
Adam Smith
Kinh tế gia Adam Smith (1723 - 1790), trong quyển The Wealth of Nations xuất bản vào năm 1776 đã khuyến khích loài người ăn chay và đã thuyết minh về sự lợi ích của việc thọ trì trai giới. Ông bảo rằng việc ăn mặn xét ra không cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Chúng ta đã có ngũ cốc, rau quả, phó mát, dưa và dầu thực vật. Đó là những thức ăn cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng dồi dào. Thịt đối với chúng ta sẽ không nghĩa lý gì nếu chúng ta ăn chay đầy đủ và đúng cách
Benjamin Franklin
Cùng một quan niệm trên, ông Benjamin Franklin (1706 - 1790), một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn. Trong một bài tự thuật, ông có bình phẩm những người ăn mặn là những kẻ cố sát.
Peter Burwash
Một hôm nọ, nhà vô địch quần vợt Peter Burwash đến viếng một lò sát sanh. Khi ra về ông đã bất nhẫn mà viết những cảm nghĩ của mình trong một quyển sách nhan đề là A Vegetarian Primer (Sách dạy ăn chay). Có đoạn ông viết: "Tôi không nỡ bóp nát một cánh hoa mong manh. Tôi đã chơi hockey với hết sức bình sanh của mình. Tôi cũng đã từng vùng vẫy và dọc ngang trên các sân quần vợt trong những trận thư hùng. Tôi không phải là loại người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đã chứng kiến tại lò sát sanh, tôi thấy mình kinh khiếp và lòng mình mềm yếu vì thương hại".
"Khi tôi rời khỏi lò sát sanh, sự tội nghiệp đã dày vò lương tâm tôi. Tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ có đủ can đảm đi sát hại một con vật dù lớn dù nhỏ. Tôi hiểu rằng có những nhân vật lỗi lạc trên thế giới họp nhau để bàn cãi về các vấn đề vật lý, kinh tế và môi sinh. Cũng có một số người có quan điểm tán đồng với chủ thuyết ăn chay. Song điều làm cho tôi chọn lấy con đường chay lạt không phải chạy theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ mà chính vì những cảnh dã man mà con người đã đối xử một cách tồi tệ với các loài vật không phương tự vệ mà tôi đã tận mắt chứng kiến". Trong thời kỳ cổ Hy Lạp và cổ La Mã, lòng từ bi và những quan niệm về sự đối xử đạo đức luôn luôn là những nguyên động lực chủ yếu khiến một số danh nhân khép mình trong việc thọ trì trai giới.
Percy Bysshe Selley
Thi sĩ Percy Bysshe Shelley (1792 - 1822) cũng là người ăn chay trường. Ông chủ trương chống báng việc sát hại súc vật để cung cấp thịt cho dân chúng tiêu thụ. Ông đã có lòng vị tha và bắt đầu ăn chay trường từ hồi còn là một sinh viên tại trường Đại học Oxford. Sau này ông thành hôn với bà Harriet. Cả hai vợ chồng đều chấp nhận một cuộc sống chay lạt thanh khiết.
Trong một bức thư đề ngày 14-3-1812, bà Harriet đã tâm sự với một người bạn: "Vợ chồng chúng tôi đã kiêng thịt và ăn chay trường như ông Pythagore vậy". Một số thi phẩm của ông Shelley thường mang tính chất vị tha bác ái, khuyên nhủ mọi người tránh việc sát sanh, nên ăn chay và sống một cuộc đời thanh cao tốt đẹp.
Leon Tolstoi
Leon Tolstoi
Văn hào nước Nga Léon Tolstoi (1828 - 1910) đã thọ trường chay từ năm 1885. Ông chống đối thú săn bắn của một số giai cấp quý tộc và trưởng giả. Ông cũng chủ trương không sát sanh, chủ trương chủ thuyết hòa bình và ăn chay, tôn trọng sự sống của các loài sinh vật khác kể cả con ong và loài kiến. Ông tiên đoán những bạo động xảy ra triền miên trên thế giới chỉ vì loài người không biết tự chế tham vọng của mình.
Sự kiện càng ngày càng tệ hại hơn và có thể xảy ra những cuộc chiến tranh khốc liệt làm xáo trộn cuộc sống an bình của nhân loại. Trong bài tham luận The First Step (Bước đầu tiên), Léon Tolstoi bảo rằng những người ăn thịt là những kẻ phản đạo đức và "phạm tội sát sinh". Ông nói thêm: "Sự sát sinh đã làm cho những người vốn có một tâm hồn cao thượng, có lòng vị tha đối với mọi người như đối với chính bản thân mình, trở thành những kẻ hung bạo».
Richard Wagner
Nhà soạn nhạc Richard Wagner tin tưởng mạnh mẽ rằng sự sống của mọi loài đều có tính cách bất khả xâm phạm. Ông bảo: "ăn chay là một sự dinh dưỡng thuần hợp với bản chất thiên nhiên, cứu vớt con người xa lánh những tâm địa và hành động tội lỗi, đồng thời ông cũng mong ước sau này sẽ được hóa sinh về nơi an lạc đời đời".
Henry David Thoeau
Henry David Thoeau
Ông Henry David Thoreau (1817 - 1862), văn hào Hoa Kỳ có khuynh hướng chống áp bức nô lệ, chủ trương một cuộc sống thanh bình và thuận lý thiên nhiên. Ông là người ăn chay định kỳ từ thuở nhỏ, đã bảo rằng: "Chúng ta không có trách cứ những người ăn mặn. Thực ra vì sự sinh tồn, loài người có thể sát sinh trên một bình diện nào đó. Nhưng đây là một biện pháp bất khả kháng và rất đáng thương tâm. Những người ăn mặn cần phải được hướng dẫn để cải thiện dần đường lối mưu sinh của mình, để họ tự ý thức và tự chọn lựa cho mình những thức ăn chay thanh đạm và cao khiết hơn. Theo sự suy nghiệm của bản thân tôi thì những sự kiện đó can dự một cách quan trọng vào vấn đề vận số của con người.
Tôi tin rằng điều kiện ăn uống có thể cải thiện được. Xuyên qua tiến trình lịch sử của nhân loại, chúng ta há chẳng thấy những bộ lạc ăn thịt người từ thuở xa xưa, ngày nay họ không còn ăn thịt lẫn nhau vì đời sống càng ngày càng văn minh hơn và con người trong những bộ lạc đó đã có ý thức hơn ».
Bernard Shaw
Kịch tác gia nổi tiếng Bernard Shaw (1856 - 1950) đã được giải thưởng về văn học nghệ thuật Nobel năm 1925. Ông cũng ăn chay trường từ năm 25 tuổi. Ông bảo chính những thi phẩm của Shelley đã làm cho ông thức tỉnh và thấy được sự đạo đức trong vấn đề chay lạt. Ông bảo có lần ông bị bịnh. Bác sĩ khuyến cáo ông hãy bỏ "cái tật xấu ăn chay" đó đi. Nếu không ông sẽ toi mạng vì kiệt sức. Nhưng ông vẫn bất chấp. Ông cũng mặc kệ trước những mỉa mai của bàng dân thiên hạ, vô công rổi nghề. Ông bảo chúng ta không nên quan tâm về sự dèm pha của số người chuyên ăn các thây ma của thú vật ấy. Ông thường trước tác những kịch bản và những văn phẩm liên hệ tới hành vi đạo đức của con người, tới sự sát sanh và những bạo động trên thế giới.
Isaac Bashivis
Văn hào Isaac Bashivis Singer (sinh năm 1904), từng đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật Nobel năm 1978 đã thọ chay trường từ năm 1962. Lúc đó ông vừa đúng 58 tuổi. Ông bảo ông rất lấy làm hối tiếc vì đã kéo dài thời gian ăn mặn quá lâu. Nhưng thà muộn còn hơn chẳng bao giờ ăn chay cả. Ông nghĩ rằng thuyết ăn chay để tránh sát sanh cũng cũng cùng hòa hợp với sự uyển chuyển huyền vi của Do Thái giáo. Ông bảo: "Chúng ta đều là con cái của Thượng Đế. Trong khi chúng ta cầu xin Thượng Đế tha tội cho chúng ta, thì ngược lại chúng ta cứ tiếp tục phạm tội sát hại sanh mạng của những động vật khác ».
Đề cập tới tình trạng sức khỏe có thể bị ảnh hưởng bởi sự ăn chay, ông bảo rằng đó là hoàn toàn dựa trên ý thức của loài người. Ông cương quyết bảo: "Ngay cả việc ăn mặn có tốt cho cơ thể như thế nào chăng nữa, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Rất nhiều triết gia và các nhà truyền giáo trên thế giới đã rao giảng với tín đồ của họ rằng loài thú chẳng qua chỉ là những cái máy không linh hồn và không cảm giác. Những lời rao giảng như vậy là một sự nói láo, là sáng kiến và chủ trương của bọn ma vương và tà đạo mà thôi".
n Chay
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
Khi có người ăn chay thì có người chế tạo đồ chay theo phương pháp kỹ nghệ đem bán. Và dĩ nhiên để gia tăng doanh số cũng như lợi tức thì người ta đề cao ích lợi của ăn chay nhằm gia tăng số người tiêu thụ đồ chay. Ở đây đề cập đến ăn chay như là một hiện tượng xã hội Âu Mỹ này, mà chỉ suy nghĩ về ăn chay trong Phật giáo, và dưới khía cạnh dinh dưỡng tổng quát.
Ăn Chay Trong Đạo Phật:
Người Việt Nam thường cho rằng ăn chay là một yêu cầu tu tập của các tăng sĩ và các Phật tử. Các tăng sĩ phải ăn trường chay, tức là hoàn toàn không trong trường hợp nào được ăn thịt cá. Các tín đồ thì tùy tâm nguyện mà ăn chay một hay nhiều ngày trong tháng hoặc theo trường chay. Nói cho đúng thì yêu cầu ăn chay chỉ áp dụng với các tăng sĩ theo Phật giáo Đại thừa, truyền từ Trung Hoa sang, gọi là Phật giáo Bắc Tông, các tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, hay Nam Tông, có truyền thống khất thực, thì không bắt buộc ăn chay, mà ăn các thực phẩm do quần chúng tùy duyên trao tặng.
Sự khác biệt này đã khiến một số nhà nghiên cứu tìm tòi sách vở để xem lời Phật dạy đối với vấn đề ăn chay ăn mặn ra sao, nhằm phân định phải trái. Những dẫn chứng dĩ nhiên là khác nhau tùy theo nguồn kinh sách và tùy theo định kiến cá nhân đối với ăn chay.
Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng Đức Phật không phải là người ăn chay, không đặt vấn đề chay mặn, và hàng tỳ kheo đi khất thực đón nhận, không phân biệt, thực phẩm dân chúng đóng góp cúng dường. Ngược lại ăn chay là một nhu cầu tu tập bắt buộc trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Vì thế, nhiều người cho rằng ăn chay là một nét đặc thù của Phật giáo Đại thừa. Thực sự thì ta nên biết rằng một số tu sĩ Nhật Bản thuộc Phật giáo Đại thừa cũng ăn thịt. Ngoài ra, một giáo phái Đại thừa Tây Tạng (áo đỏ) cũng ăn thịt. Ngay một số để tử Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc sang Mỹ thuyết giảng khi được hỏi về thực phẩm cũng không đặc vấn đề chay mặn. Trong sách "Quan Điểm Về An Chay của Đạo Phật" tác giả Tâm Diệu đã viết rằng "ăn chay không phải là nét đặc thù của Phật giáo Đại thừa nói chung và của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa nói riêng". Tâm Diệu đã dẫn chứng một số tài liệu để khẳng định "ăn chay đã có trong thời kỳ Phật còn tại thế và được phát triển mạnh mẽ vào thời đại Asoka, vị hoàng đế Ấn Độ trị vì từ n ăm 274 đến năm 232 trước Thiên Chúa giáng sinh".
Tác giả Tâm Diệu vừa viện dẫn kinh sách, vừa lý luận dựa trên một số tài liệu khoa học và bài viết hiện đại về môi sinh để cổ võ việc ăn chay. Bài này không nhằm mục đích đó mà chỉ muốn đưa lên một số suy nghĩ về ăn chay, trên cơ sở hiểu biết cá nhân về đạo Phật cũng như về dinh dưỡng.
Các tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng sự giải thoát không do nơi ăn uống, mà do nơi thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý. Ăn chay mà thân khẩu không lành, ý chứa gươm đao, giới luật không giữ thì không lợi ích gì. Luận cứ này không khác gì mấy lối nghĩ của người bình dân "ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối". Cái lý luận bình dân này xét ra cũng hơi có tính bài bác ăn chay.
Ngược lại, theo Phật giáo Trung Hoa, ăn chay là một phần của việc thì hành giáo pháp. Triều đại nhà Lương (thế kỷ thứ 6 sau Thiên Chúa), nhà vua cấm thịt cá trong các yến tiệc hoàng cung, kêu gọi dân chúng ăn chay và cấm giết thú vật trong các nghi lễ Đạo giáo. Thời Minh (thế kỷ 16-17), hòa thượng Vân Thế Châu Hoằng là người cổ võ ăn chay mạnh mẽ, vì thế có người đã cho rằng ăn chay bắt đầu từ thời này. Bênh vực cho yêu cầu ăn chay trong việc hành trì đạo pháp, có nhiều luận cứ trong kinh sách Đại thừa, như Lăng Già, Lăng Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn? Chủ yếu coi ăn chay là thi hành giới cấm sát sinh, và cũng là thực hành hạnh từ bi.
Ngoài ra, ăn chay cũng là để tránh ăn thịt lẫn nhau, trong đó có thể có người thân thích cật ruột của mình bị trầm luân theo luật luân hồi. Nếu nhận rằng giới cấm sát sinh và hạnh từ bi không chỉ áp dụng với người mà còn phải áp dụng với mọi loài từ con sâu cái kiến trở đi, thì ăn thịt sinh vật không thể nào biện giải được. Nếu tin tuyệt đối vào luân hồi, làm kiếp người hay kiếp thú vật hoàn toàn tùy duyên nghiệp nhân quả quyết định, thì rõ ràng ăn thịt động vật cũng là ăn thịt con người. Tuy nhiên cái lòng tin tuyệt đối này cũng như sự diễn dịch giáo lý của Phật có khác nhau, tùy theo văn hóa và trình độ phát triển của từng dân tộc cũng như tùy sự hiểu biết cá nhân.
Truyện kể lại rằng vào đời nhà Trần trong một bữa tiệc do hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm thết đãi có cả món chay lẫn món mặn, thì Tuệ Trung Thượng Sĩ, người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, đã điềm nhiên ăn thịt cá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi: "Anh tu thiền mà ăn thịt cá thì thành Phật sao được?" Ngài cười đáp: "Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần làm Phật. Phật không cần làm anh". Tuệ Trung Sĩ là một bậc tu hành giác ngộ. Lời nói của Ngài không phải là lời kẻ tục tử đáp xằng. Việc ăn thịt cá của Ngài Tuệ Trung dĩ nhiên là trái hẳn kinh sách Đại thừa. Vậy thì sự thật ở đâu? Ăn chay là phải, hay ăn mặn là phải trong việc tu hành theo Phật pháp?
Câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ hàm ý cho thấy cái quan trọng của tâm tu và cái phá chấp trong phương tiện tu hành.
Thời nay, ta thấy có những trường hợp các bữa cơm chay trong chùa đầy rẫy các món như giò, chả, thịt kho, cá hấp, tôm xào? làm bằng đồ chay. Về vật chất, đúng rằng các món này thuần làm bằng rao đậu, không có cá thịt. Nhưng về tinh thần, cái ý thức ăn giò, chả, thịt kho, cá hấp? rõ ràng biểu lộ sự trói buộc vào trong những ý niệm quy ước nặng nề thân khẩu ý, không giúp ích chút nào cho sự tu trì. So với một tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, đón nhận tự nhiên mọi thực phẩm dân chúng cúng dường, không chú ý tìm cái ngon trong đó, coi ăn như một nhu cầu bình thường và tự nhiên để sống và tu hành, thì người ăn chay với các món cầu kỳ sửa soạn để phục vụ khẩu vị, sắc hương?, chưa chắc đã là người tiến gần hơn đến chỗ giác ngộ. Nói như vậy cũng không phải để bênh vực những kẻ cố tình khai thác cái ý "phá chấp", "cốt ở tâm tu" để mà sa đà ăn mặn, dối mình, gạt người.
Ăn Chay Và Dinh Dưỡng:
Khi có người ăn chay thì có người chế tạo đồ chay theo phương pháp kỹ nghệ đem bán. Và dĩ nhiên để gia tăng doanh số cũng như lợi tức thì người ta đề cao ích lợi của ăn chay nhằm gia tăng số người tiêu thụ đồ chay. Ở đây đề cập đến ăn chay như là một hiện tượng xã hội Âu Mỹ này, mà chỉ suy nghĩ về ăn chay trong Phật giáo, và dưới khía cạnh dinh dưỡng tổng quát.
Ăn Chay Trong Đạo Phật:
Người Việt Nam thường cho rằng ăn chay là một yêu cầu tu tập của các tăng sĩ và các Phật tử. Các tăng sĩ phải ăn trường chay, tức là hoàn toàn không trong trường hợp nào được ăn thịt cá. Các tín đồ thì tùy tâm nguyện mà ăn chay một hay nhiều ngày trong tháng hoặc theo trường chay. Nói cho đúng thì yêu cầu ăn chay chỉ áp dụng với các tăng sĩ theo Phật giáo Đại thừa, truyền từ Trung Hoa sang, gọi là Phật giáo Bắc Tông, các tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, hay Nam Tông, có truyền thống khất thực, thì không bắt buộc ăn chay, mà ăn các thực phẩm do quần chúng tùy duyên trao tặng.
Sự khác biệt này đã khiến một số nhà nghiên cứu tìm tòi sách vở để xem lời Phật dạy đối với vấn đề ăn chay ăn mặn ra sao, nhằm phân định phải trái. Những dẫn chứng dĩ nhiên là khác nhau tùy theo nguồn kinh sách và tùy theo định kiến cá nhân đối với ăn chay.
Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng Đức Phật không phải là người ăn chay, không đặt vấn đề chay mặn, và hàng tỳ kheo đi khất thực đón nhận, không phân biệt, thực phẩm dân chúng đóng góp cúng dường. Ngược lại ăn chay là một nhu cầu tu tập bắt buộc trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Vì thế, nhiều người cho rằng ăn chay là một nét đặc thù của Phật giáo Đại thừa. Thực sự thì ta nên biết rằng một số tu sĩ Nhật Bản thuộc Phật giáo Đại thừa cũng ăn thịt. Ngoài ra, một giáo phái Đại thừa Tây Tạng (áo đỏ) cũng ăn thịt. Ngay một số để tử Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc sang Mỹ thuyết giảng khi được hỏi về thực phẩm cũng không đặc vấn đề chay mặn. Trong sách "Quan Điểm Về An Chay của Đạo Phật" tác giả Tâm Diệu đã viết rằng "ăn chay không phải là nét đặc thù của Phật giáo Đại thừa nói chung và của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa nói riêng". Tâm Diệu đã dẫn chứng một số tài liệu để khẳng định "ăn chay đã có trong thời kỳ Phật còn tại thế và được phát triển mạnh mẽ vào thời đại Asoka, vị hoàng đế Ấn Độ trị vì từ n ăm 274 đến năm 232 trước Thiên Chúa giáng sinh".
Tác giả Tâm Diệu vừa viện dẫn kinh sách, vừa lý luận dựa trên một số tài liệu khoa học và bài viết hiện đại về môi sinh để cổ võ việc ăn chay. Bài này không nhằm mục đích đó mà chỉ muốn đưa lên một số suy nghĩ về ăn chay, trên cơ sở hiểu biết cá nhân về đạo Phật cũng như về dinh dưỡng.
Các tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng sự giải thoát không do nơi ăn uống, mà do nơi thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý. Ăn chay mà thân khẩu không lành, ý chứa gươm đao, giới luật không giữ thì không lợi ích gì. Luận cứ này không khác gì mấy lối nghĩ của người bình dân "ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối". Cái lý luận bình dân này xét ra cũng hơi có tính bài bác ăn chay.
Ngược lại, theo Phật giáo Trung Hoa, ăn chay là một phần của việc thì hành giáo pháp. Triều đại nhà Lương (thế kỷ thứ 6 sau Thiên Chúa), nhà vua cấm thịt cá trong các yến tiệc hoàng cung, kêu gọi dân chúng ăn chay và cấm giết thú vật trong các nghi lễ Đạo giáo. Thời Minh (thế kỷ 16-17), hòa thượng Vân Thế Châu Hoằng là người cổ võ ăn chay mạnh mẽ, vì thế có người đã cho rằng ăn chay bắt đầu từ thời này. Bênh vực cho yêu cầu ăn chay trong việc hành trì đạo pháp, có nhiều luận cứ trong kinh sách Đại thừa, như Lăng Già, Lăng Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn? Chủ yếu coi ăn chay là thi hành giới cấm sát sinh, và cũng là thực hành hạnh từ bi.
Ngoài ra, ăn chay cũng là để tránh ăn thịt lẫn nhau, trong đó có thể có người thân thích cật ruột của mình bị trầm luân theo luật luân hồi. Nếu nhận rằng giới cấm sát sinh và hạnh từ bi không chỉ áp dụng với người mà còn phải áp dụng với mọi loài từ con sâu cái kiến trở đi, thì ăn thịt sinh vật không thể nào biện giải được. Nếu tin tuyệt đối vào luân hồi, làm kiếp người hay kiếp thú vật hoàn toàn tùy duyên nghiệp nhân quả quyết định, thì rõ ràng ăn thịt động vật cũng là ăn thịt con người. Tuy nhiên cái lòng tin tuyệt đối này cũng như sự diễn dịch giáo lý của Phật có khác nhau, tùy theo văn hóa và trình độ phát triển của từng dân tộc cũng như tùy sự hiểu biết cá nhân.
Truyện kể lại rằng vào đời nhà Trần trong một bữa tiệc do hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm thết đãi có cả món chay lẫn món mặn, thì Tuệ Trung Thượng Sĩ, người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, đã điềm nhiên ăn thịt cá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi: "Anh tu thiền mà ăn thịt cá thì thành Phật sao được?" Ngài cười đáp: "Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần làm Phật. Phật không cần làm anh". Tuệ Trung Sĩ là một bậc tu hành giác ngộ. Lời nói của Ngài không phải là lời kẻ tục tử đáp xằng. Việc ăn thịt cá của Ngài Tuệ Trung dĩ nhiên là trái hẳn kinh sách Đại thừa. Vậy thì sự thật ở đâu? Ăn chay là phải, hay ăn mặn là phải trong việc tu hành theo Phật pháp?
Câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ hàm ý cho thấy cái quan trọng của tâm tu và cái phá chấp trong phương tiện tu hành.
Thời nay, ta thấy có những trường hợp các bữa cơm chay trong chùa đầy rẫy các món như giò, chả, thịt kho, cá hấp, tôm xào? làm bằng đồ chay. Về vật chất, đúng rằng các món này thuần làm bằng rao đậu, không có cá thịt. Nhưng về tinh thần, cái ý thức ăn giò, chả, thịt kho, cá hấp? rõ ràng biểu lộ sự trói buộc vào trong những ý niệm quy ước nặng nề thân khẩu ý, không giúp ích chút nào cho sự tu trì. So với một tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, đón nhận tự nhiên mọi thực phẩm dân chúng cúng dường, không chú ý tìm cái ngon trong đó, coi ăn như một nhu cầu bình thường và tự nhiên để sống và tu hành, thì người ăn chay với các món cầu kỳ sửa soạn để phục vụ khẩu vị, sắc hương?, chưa chắc đã là người tiến gần hơn đến chỗ giác ngộ. Nói như vậy cũng không phải để bênh vực những kẻ cố tình khai thác cái ý "phá chấp", "cốt ở tâm tu" để mà sa đà ăn mặn, dối mình, gạt người.
Ăn Chay Và Dinh Dưỡng:
Ăn, khởi thủy vốn là một yêu cầu tự nhiên để sống còn, nhưng dần dần đã trở thành một cái dục thú lớn ở đời, và là một trong những động lực thúc đẩy con người vật lộn đấu tranh. Từ chỗ sống nhờ ăn, người ta trở thành khổ vì ăn. Khổ trong sự tìm kiếm đồ ăn đã đành, khổ còn vì ăn không đúng mà trở thành đau bệnh. Trong cái mạch suy nghĩ này, nếu giữ cho cái ăn không trở thành một ám ảnh, với những yêu cầu phức tạp thêm thắt quanh đó thì đã là một bước diệt dục. Người Mỹ có câu "you are what you eat", ý nói rằng thực phẩm ảnh hưởng nhiều vào con người. Một cách đơn giản, ăn đường mỡ béo bổ nhiều thì dễ mập phì, sinh bệnh tim mạch hay ung thư v.v? Câu này thường nêu lên bởi những nhà dinh dưỡng, mục đích là nhằm khuyên con người để ý về việc chọn đồ ăn tốt cho sức khỏe mà tránh những thức độc hại dầu ngon miệng, hợp khẩu vị.
Các cụ ta ngày xưa không nói như người Mỹ nhưng cũng có quan niệm rằng những giống vật ăn thịt thường là bạo tạo tợn, như hổ báo, còn các giống ăn cỏ thường là hiền lành như hươu nai trâu bò. Nền văn hóa của những giống dân du mục, sống bằng săn thú và thịt động vật cũng có những nét hung dữ năng nổ hơn là văn hóa của những giống người sống bằng nông phẩm trồng trọt. Đối với con người thì rượu nồng dê béo? thường được coi là những món ăn khích động thú tính con người. Và không lấy gì làm lạ là những người tham dục thường tìm đến nào là huyết chim sẻ, máu rắn hổ mang, thịt dê đực vân vân, chứ ít ai tìm ăn rau cỏ trái cây. Tóm lại thức ăn ảnh hưởng quan trọng đến cơ thể và tinh thần con người. Sự quan trọng này của thực phẩm đã được trường phái dưỡng sinh Osawa gạo lức muối mè khai triển triệt để trong cách phòng bệnh cũng như chữa bệnh nan y, và được chú ý tại Việt Nam thập niên 60-70. Tuy nhiên, những luận lý chứng minh đưa ra của trường phái này đã trộn lẫn những dữ kiện khoa học Tây phương với những dữ kiện y lý và huyền bí Đông phương như ngũ hành sinh khắc, hàn nhiệt? gán cho các loại thực phẩm một cách tùy tiện. Vì thế người theo Osawa không chỉ dựa trên lý luận và tri thức mà còn phải có cả yếu tố lòng tin ở những phán truyền này.
Nhiều người, trong sự hăng say cổ võ ăn chay, đã đi tới chỗ khẳng định ăn chay tốt hơn và làm con người khỏe hơn ăn mặn (tức là ăn thịt cá?) Ngược lại, những người tin tưởng mù quáng vì không hiểu nhiều y học Tây phương lại cho rằng cá thịt? là những thực phẩm không thể thiếu để làm cho cơ thể khỏe mạnh. Thực sự vấn đề không đơn giản như thế. Có nhiều người Ấn Độ ăn chay từ nhỏ đến lớn mà vẫn khỏe mạnh không tật bệnh. Có nhiều người chỉ ăn thịt cá mà bệnh tật ốm đau đủ thứ. Nói chung, ăn mà không đúng cách thì bất kể chay mặn đều là không tốt. Riêng nói về ăn chay, thì có thể khẳng định rằng các thực phẩm chay đủ cung cấp cho người ta các yếu tố dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể, gồm chất bột, chất béo, chất đạm, chất sơ và các chất sinh tố cũng như muối khoáng. Ngày nay người ta đã phân biệt ra ba loại ăn chay. Loại thứ nhất gồm các loại nông phẩm như rau, đậu, hạt, trái cây, trứng sữa và phó sản (như bơ, kem, phó mát?). Loại ăn chay thứ hai cũng gồm các thực phẩm như trên, trừ trứng. Loại thứ ba chỉ gồm có rau đậu trái cây mà không có trứng và sữa cùng các phó sản. Người Việt Nam trước đây, vì không phát triển chăn nuôi, ít có sữa và ít dùng sữa, và coi trứng là có đời sống, nên ăn chay thuộc loại thứ ba. Về phương diện khoa học, trứng chỉ là một tế bào trong một môi trường dinh dưỡng. Nếu có thụ tinh thì trứng mới trở thành một bào thai và phát triển thành sinh vật khi có nhiệt độ thuận lợi do ấp trứng thiên nhiên hay trong máy ấp. Một cách thực tế là gà nuôi kỹ nghệ để cho đẻ lấy trứng thì không có thụ tinh và trứng chỉ là một tế bào, như nhiều người tế bào khác loại ra hằng ngày. Nói chung, lối ăn chay có trứng sữa không ngại thiếu dinh dưỡng nếu không biết đặc tính của từng loại thực phẩm để mà chọn lựa sử dụng theo những tỷ lệ thích hợp. Thực vậy, trong các loại đậu, đặc biệt là đậu nành thì có chất đạm, các hạt như hạt vừng (mè), hạt điều thì có nhiều chất béo? Nếu ăn chay nhà nghèo theo kiểu Việt Nam ngày xưa chủ yếu toàn rau mà thiếu đậu cùng các loại hạt và những phó sản (đậu phụ, dầu, sữa, đậu nành?) thì suy dinh dưỡng là chắc chắn. Ngược lại, người Việt tại Mỹ hiện nay, trong cách sửa soạn đồ chay thường rộng rãi sử dụng dầu, mè (vừng), đậu phụng, nước cốt dừa, đường v.v để cho các món ăn ngon lành, bùi béo. Do đó đã tạo nên một loại dinh dưỡng không thăng bằng, không tốt cho cơ thể. Lý do chỉ vì dùng chất béo và chất đường quá nhiều, là những thứ dễ sinh bệnh tim mạch và tiểu đường. Tóm tắt lại thì nếu biết rõ đặc chất dinh dưỡng của từng loại đồ chay để mà chọn lựa ăn chay một cách quân bình theo những hiểu biết khoa học, thì ăn chay có khả năng dinh dưỡng không khác gì ăn mặn, mà còn có những lợi điểm giúp con người trầm tĩnh xuống, thích hợp cho sự tu hành yên lắng của tâm hồn.
Ăn Chay Và Tu Hành Phật Pháp:
Các cụ ta ngày xưa không nói như người Mỹ nhưng cũng có quan niệm rằng những giống vật ăn thịt thường là bạo tạo tợn, như hổ báo, còn các giống ăn cỏ thường là hiền lành như hươu nai trâu bò. Nền văn hóa của những giống dân du mục, sống bằng săn thú và thịt động vật cũng có những nét hung dữ năng nổ hơn là văn hóa của những giống người sống bằng nông phẩm trồng trọt. Đối với con người thì rượu nồng dê béo? thường được coi là những món ăn khích động thú tính con người. Và không lấy gì làm lạ là những người tham dục thường tìm đến nào là huyết chim sẻ, máu rắn hổ mang, thịt dê đực vân vân, chứ ít ai tìm ăn rau cỏ trái cây. Tóm lại thức ăn ảnh hưởng quan trọng đến cơ thể và tinh thần con người. Sự quan trọng này của thực phẩm đã được trường phái dưỡng sinh Osawa gạo lức muối mè khai triển triệt để trong cách phòng bệnh cũng như chữa bệnh nan y, và được chú ý tại Việt Nam thập niên 60-70. Tuy nhiên, những luận lý chứng minh đưa ra của trường phái này đã trộn lẫn những dữ kiện khoa học Tây phương với những dữ kiện y lý và huyền bí Đông phương như ngũ hành sinh khắc, hàn nhiệt? gán cho các loại thực phẩm một cách tùy tiện. Vì thế người theo Osawa không chỉ dựa trên lý luận và tri thức mà còn phải có cả yếu tố lòng tin ở những phán truyền này.
Nhiều người, trong sự hăng say cổ võ ăn chay, đã đi tới chỗ khẳng định ăn chay tốt hơn và làm con người khỏe hơn ăn mặn (tức là ăn thịt cá?) Ngược lại, những người tin tưởng mù quáng vì không hiểu nhiều y học Tây phương lại cho rằng cá thịt? là những thực phẩm không thể thiếu để làm cho cơ thể khỏe mạnh. Thực sự vấn đề không đơn giản như thế. Có nhiều người Ấn Độ ăn chay từ nhỏ đến lớn mà vẫn khỏe mạnh không tật bệnh. Có nhiều người chỉ ăn thịt cá mà bệnh tật ốm đau đủ thứ. Nói chung, ăn mà không đúng cách thì bất kể chay mặn đều là không tốt. Riêng nói về ăn chay, thì có thể khẳng định rằng các thực phẩm chay đủ cung cấp cho người ta các yếu tố dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể, gồm chất bột, chất béo, chất đạm, chất sơ và các chất sinh tố cũng như muối khoáng. Ngày nay người ta đã phân biệt ra ba loại ăn chay. Loại thứ nhất gồm các loại nông phẩm như rau, đậu, hạt, trái cây, trứng sữa và phó sản (như bơ, kem, phó mát?). Loại ăn chay thứ hai cũng gồm các thực phẩm như trên, trừ trứng. Loại thứ ba chỉ gồm có rau đậu trái cây mà không có trứng và sữa cùng các phó sản. Người Việt Nam trước đây, vì không phát triển chăn nuôi, ít có sữa và ít dùng sữa, và coi trứng là có đời sống, nên ăn chay thuộc loại thứ ba. Về phương diện khoa học, trứng chỉ là một tế bào trong một môi trường dinh dưỡng. Nếu có thụ tinh thì trứng mới trở thành một bào thai và phát triển thành sinh vật khi có nhiệt độ thuận lợi do ấp trứng thiên nhiên hay trong máy ấp. Một cách thực tế là gà nuôi kỹ nghệ để cho đẻ lấy trứng thì không có thụ tinh và trứng chỉ là một tế bào, như nhiều người tế bào khác loại ra hằng ngày. Nói chung, lối ăn chay có trứng sữa không ngại thiếu dinh dưỡng nếu không biết đặc tính của từng loại thực phẩm để mà chọn lựa sử dụng theo những tỷ lệ thích hợp. Thực vậy, trong các loại đậu, đặc biệt là đậu nành thì có chất đạm, các hạt như hạt vừng (mè), hạt điều thì có nhiều chất béo? Nếu ăn chay nhà nghèo theo kiểu Việt Nam ngày xưa chủ yếu toàn rau mà thiếu đậu cùng các loại hạt và những phó sản (đậu phụ, dầu, sữa, đậu nành?) thì suy dinh dưỡng là chắc chắn. Ngược lại, người Việt tại Mỹ hiện nay, trong cách sửa soạn đồ chay thường rộng rãi sử dụng dầu, mè (vừng), đậu phụng, nước cốt dừa, đường v.v để cho các món ăn ngon lành, bùi béo. Do đó đã tạo nên một loại dinh dưỡng không thăng bằng, không tốt cho cơ thể. Lý do chỉ vì dùng chất béo và chất đường quá nhiều, là những thứ dễ sinh bệnh tim mạch và tiểu đường. Tóm tắt lại thì nếu biết rõ đặc chất dinh dưỡng của từng loại đồ chay để mà chọn lựa ăn chay một cách quân bình theo những hiểu biết khoa học, thì ăn chay có khả năng dinh dưỡng không khác gì ăn mặn, mà còn có những lợi điểm giúp con người trầm tĩnh xuống, thích hợp cho sự tu hành yên lắng của tâm hồn.
Ăn Chay Và Tu Hành Phật Pháp:
Nếu cứ viện dẫn và diễn dịch kinh điển để nói rằng tu hành theo Phật giáo là phải hay không phải ăn chay thì cuộc luận bàn tìm đúng sai này sẽ không bao giờ chấm dứt. Bởi vì như trên đã nói, kinh điển khác nhau tùy theo nguồn gốc Đại thừa hay Nguyên thủy. Những luận cứ Đại thừa cũng như Nguyên thủy đều có những cái lý của chúng. Đạo Phật lại đã trải qua một thời kỳ trầm lắng gần ba thế kỷ sau khi Đức Phật viên tịch khiến cho sách vở cũng như những diễn truyền không tránh khỏi khác nhau. Vả lại những kỳ tập kết của các đệ tử trong khoản vài trăm năm sau khi Phật viên tịch để thảo luận về giới luật đã không có sự hoàn toàn thống nhất ý kiến.
Ở đây chỉ xin trình bày một cách nhìn thực tiễn về ăn chay, không mang tính cách trường phái, giáo điều. Như đã tóm lược ở trên, thực phẩm chay có đầy đủ các chất chính cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người (chất đạm, chất béo, chất bột, chất sơ, sinh tố và các khoáng chất). Cho nên ăn chay đúng cách không khác gì ăn mặn về khía cạnh dinh dưỡng. Ngoài ra nhìn chung thực phẩm chay còn có những ảnh hưởng tĩnh lặng lên phản ứng con người, ngược với những đồ ăn gốc động vật.
Đứng về phương diện khẩu vị, tất cả chỉ là thói quen. Nếu quen ăn nhiều mỡ và thịt cá thì không thể thích các đồ ăn chay nhiều chất bột chất sơ. Ngược lại, nếu không ăn thịt cá quen thì chỉ thấy ngon miệng với rau đậu. Con người vốn thuộc loại ăn tạp (omnivore), nghĩa là ăn đủ thứ, nếu bỗng nhiên chỉ ăn có một loại thực phẩm chay thì sẽ có khó khăn. Vượt qua khó khăn này chính là một nỗ lực tu hành, gạt bỏ những trói buộc của thân khẩu ý. Tuy nhiên, khi đã ăn chay mà còn bày vẽ vọng tưởng, nào là giò, chả, cá, thịt, thì tinh thần này lại làm cho con người bị trói buộc mà giảm mất ý nghĩa của sự chọn lựa ăn chay.
Nhìn ra như vậy người cư sĩ Phật giáo sẽ chọn được cho mình một thái độ thích hợp đối với vấn đề ăn chay trên con đường tìm đến thân tâm an lạc. Một cách dung dị và thực tế, có thể nói ăn chay là một phương tiện tu hành hữu ích./.
Ở đây chỉ xin trình bày một cách nhìn thực tiễn về ăn chay, không mang tính cách trường phái, giáo điều. Như đã tóm lược ở trên, thực phẩm chay có đầy đủ các chất chính cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người (chất đạm, chất béo, chất bột, chất sơ, sinh tố và các khoáng chất). Cho nên ăn chay đúng cách không khác gì ăn mặn về khía cạnh dinh dưỡng. Ngoài ra nhìn chung thực phẩm chay còn có những ảnh hưởng tĩnh lặng lên phản ứng con người, ngược với những đồ ăn gốc động vật.
Đứng về phương diện khẩu vị, tất cả chỉ là thói quen. Nếu quen ăn nhiều mỡ và thịt cá thì không thể thích các đồ ăn chay nhiều chất bột chất sơ. Ngược lại, nếu không ăn thịt cá quen thì chỉ thấy ngon miệng với rau đậu. Con người vốn thuộc loại ăn tạp (omnivore), nghĩa là ăn đủ thứ, nếu bỗng nhiên chỉ ăn có một loại thực phẩm chay thì sẽ có khó khăn. Vượt qua khó khăn này chính là một nỗ lực tu hành, gạt bỏ những trói buộc của thân khẩu ý. Tuy nhiên, khi đã ăn chay mà còn bày vẽ vọng tưởng, nào là giò, chả, cá, thịt, thì tinh thần này lại làm cho con người bị trói buộc mà giảm mất ý nghĩa của sự chọn lựa ăn chay.
Nhìn ra như vậy người cư sĩ Phật giáo sẽ chọn được cho mình một thái độ thích hợp đối với vấn đề ăn chay trên con đường tìm đến thân tâm an lạc. Một cách dung dị và thực tế, có thể nói ăn chay là một phương tiện tu hành hữu ích./.
Lời nguời chuyển :
Cách đây mấy tháng, tôi đi đám ma của một người bạn cũ (thời ĐH Vạn Hạnh ở Sàigòn), Cô là đệ tữ của thầy HT. Tôi không biết Cô ăn chay trường từ hồi nào, nhưng cách đầy gần 4 năm, Cô qua Dallas, TX thăm 1 người bạn, thấy Cô ốm yếu, xanh xao, Cô bạn đưa Cô đến một BS về dinh dưỡng (nuitritionist), BS khám, thử máu, hẹn vài ngày sau đến gặp. BS hỏi về ăn uống, thì Cô cho biết Cô ăn chay. BS khuyên Cô đên thay đổi cách ăn uống, nếu không, Cô sẽ chết trong vòng hai năm. BS giaỉ thích : Cô ăn quá nhiều đậu nành (soy bean), máu của Cô bị nhiễm độc (quá nhiều độc tố từ đậu nành), không tốt cho sức khỏe của Cô. Trỡ lại Nam Cali, tôi không hiểu Cô có thay đổi cách ăn uống hay không, nhưng khi đi đám ma của Cô, gặp bạn cho biết, vài tuần cuối đời, Cô rất đau đớn, nằm ở nhà thương trên Long Beach, họ không thể rút máu của Cô từ mạch máu (tôi nghe kể lại) mà xẻ đùi của Cô để lấy máu, lọc đi, rồi truyền vào cơ thể trở lại, nên rất đau đớn. Tôi không chứng kiến việc này, mà chỉ đến thăm Cô lần cuối ở nhà quàn.
Tôi cũng có đọc một bài trên internet (khá lâu rồi) về đậu nành, nếu dùng vừa phải thì tốt, protein thay cho thịt cá, nhưng lạm dụng thì không tốt. Tôi thấy tất cả món ăn chay, đều làm từ đậu nành, khi đã nguyện ăn chay, thì tại sao phải ăn thức ăn giống ăn mặn ? (chà giò, bún bò Huế, giò, chả, thịt kho, cá kho.....tất cả những thứ này làm từ đậu nành. Khi đã nguyện "ăn chay" mà tại sao vẫn muốn ăn giống món mặn, tức là lòng chưa thanh tịnh, tại sao không không ăn uống bình thường (tốt cho sức khỏe) mà lòng thanh tịnh. Đạo Phật không bắt buộc ăn chay.
Tóm lại, tôi thấy "ăn chay" như là một phong trào (thời thượng), nhưng ít ai nghỉ tới lợi ích thiết thực của việc ăn chay. Tôi xin có mấy lời.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
--
Danh từ Đạo
Âm quang: Âm : khí âm nguyên thủy do Thái Cực phân ra, Quang : ánh sáng. Khí chất hỗn độn chưa có ánh thiêng liêng (Dương quang) của Đức Chí Tôn rọi đến. Âm quang được tích trữ tại Diêu Trì Cung, phát xuất từ Diêu Trì Kim Mẫu và tượng trưng bởi chữ Khí sau tượng Đức Hộ Pháp ở CửuTrùng Đài. Khoảng âm quang nào thọ lãnh dương quang thì sẽ thối trầm trở thành cơ quan sanh hóa vạn linh. Theo Bát Nương: «Khiếm khuyết ánh sáng thiêng liêng là Âm Quang »
Bí Pháp: Pháp luật bí ẩn, vô hình chi phối sự tiến hóa Chơn Linh đi đến đắc Đạo.
Bí Tích: Pháp thuật huyền diệu khồng dùng trí phàm hiểu biết hết được.
Chí Tôn: Thượng Đế cấu tạo càn khôn vũ trụ. Ngài còn mang nhiều danh hiệu khác : Thái Cực, Đại Linh Quang, Đại Hồn, Thiên Hồn, Đại Từ Phụ, Thầy, Trời, Đấng Thanh Cao, Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Cao Đài Ngọc Đế, Đức Ngọc Đế, Vô Danh Tiên Trưởng, Cao Đài Tiên Ông, Cao Đài Bồ Tát… Lễ vía của ngài vào ngày 9 tháng giêng.
Chơn Linh (linh hồn, thần hồn) : Tiểu linh quang được chiết ra từ Đại linh quang của Thượng Đế ban cho mỗi người khí giáng sanh nhập vào xác phàm để làm đệ tam xác thân. Nhờ có tánh thánh, vô tư, Chơn Linh có phép giao thông với các Đấng Thiêng Liêng qua cơ bút nhận Thánh Ngôn mà lập nên Đạo Cao Đài.
Chơn Thần: (Thần Hồn, Linh Thân, Chơn Thân, Pháp Thân, Phách, cái Vía, Tướng Tinh, Hào quang) do Đức Kim Mẫu dùng nguyên khí nơi Diêu Trì Cung để tạo thành. Chơn Thần hiệp với Chơn Khí tạo thành Đệ nhị xác thân. Chơn Thần ngụ trong ngũ tạng thì gọi là Ngũ Thần: Thức Thần trong tim, Ý trong tì, Phách trong phế, Chí trong thận, Hồn trong can.
Diêu Trì Kim Mẫu: (Kim Bàn Phật Mẫu, Đại Từ Mẫu, Bà Mẹ Sanh, Mẹ, Đức Mẹ, Phật Mẫu, Đức Diêu Trì, Đức Kim Mẫu…), là hóa thân của Đức Chí Tôn, chưởng quản Diêu Trì Cung, điều khiển bát hồn, chúng sanh. Đức Phật Mẫu thâu điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn làm linh hồn, rồi dùng nguyên khí âm-dương trong Diêu Trì Cung tạo ra một Chơn Thần làm xác thân thiêng liêng bao bọc điểm linh hồn này và tạo thành một con người nơi cõi thiêng liêng. Ngày lễ vía của ngài là rằm tháng tám.
Chính khí : Chơn Khí ; Chính khí trong kinh mạch gọi là dinh khí, ở ngoài da gọi là vệ khí
Đại Ân Xá : Trong thời kỳ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Thượng Đế mở Đại Ân Xá giúp các
đẳng Chơn Hồn và chúng sanh dễ đắc Đạo trong một kiếp tu mà có thể về với Thầy
Khí Hậu Thiên : Khí của thời kỳ hình thành thế giới vật chất,
Khí Tiên Thiên (Hạo Nhiên Khí, Hư vô chi khí, Tiên thiên nhứt khí, Nhứt dương chi khí, Khí Sanh Quang…) : Khí chất châu lưu trước khi có trời đất.
Linh quang (Sanh quang) : Ánh sáng thiêng liêng của Thượng Đế, phát ra từ Thái Cực để tạo
nên sự sống và sanh hóa.
Luân hồi: Kiếp sống sanh sanh, tử tử, cứ thế nối tiếp nhau giống như cái bánh xe quay đi rồi trở lại như thế.
Lục dục : 6 điều ham muốn: Sắc dục, thính dục, hương dục, vị dục, xúc dục, pháp dục
Mệnh Môn : Khí dương Tiên Thiên ngụ tại huyệt mệnh môn, trên xương sống đối diện với rún
Minh thệ : thề giữ chắc lời phải theo đúng điều đã nguyện.
Ngũ Hành: Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Mộc trong Hậu Thiên Cơ Ngẫu, tương ứng với ngũ tạng trong con người : tâm, tì, phế, thận, can.
Ngũ Khí : Trong Tiên Thiên Cơ Ngẫu, Ngũ Khí là năm chất khí vô hình thuộc thời Tiên Thiên, nhưng khi ngưng kết lại thì có hình ảnh thuộc thời Hậu Thiên, tạo thành Ngũ Hành. Khí đen tụ trên không thành nước (thủy), khí đỏ thành lửa (hỏa), khí xanh thành mộc, khí trắng thành kim, khí vàng thành đất.
Ngũ Thần : Ngụ trong ngũ tạng : Thức thần (tim) sanh ra tình cảm vui ; hồn tức vía (can), sanh ra giận ; Phách (phế) sanh ra buồn ; Ý (tì) sanh ra lo âu ; Chí (thận) sanh ra sợ hãi.
Nội hàn : Lạnh phát ra từ bên trong cơ thể phát xuất từ sự suy nhược nội tạng; (ngoại hàn là lạnh của khí hậu ngoài trời)
Phách : Kết hợp của Chơn Khí với Chơn Thần, tùy theo bối cảnh Phách có nghĩa là :
- 7 lớp tinh khí của 7 cõi bọc ngoài Chơn Thần, Đức Hộ Pháp: Đức Phật Mẫu dùng 7 ngươn
khí tạo thành Chơn Thần ta, tức nhiên tạo Phách ta
- Chơn Thần
Kinh đệ Nhứt Cửu: Phách anh linh, ắt phải anh linh
Kinh khi đi ngủ: Trong giấc mộng ngủ yên hồn phách
- phàm thân;
Gởi hồn phách cho chàng định số (Kinh tụng khi chồng qui vị)
TNHT: Thủ cơ hay là chấp bút phải để cho Thần, tâm tịnh mới xuất Chơn Thần ra khỏi Phách, đặng đến hầu Thầy nghe dạy.
Tân Luật : Bộ Luật tu hành thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, gọi là Thiên Điều tại thế
Thất tình: Ái (yêu thương), ố (ghét), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui sướng), cụ (sợ hãi).
Xác phàm : Còn gọi là hình thể, thể xác, xác trần, xác thân, mảnh hình hài, giả thân
Vệ Khí : Chơn Khí lưu hành bên ngoài để bảo vệ thân thể thì gọi là vệ khí
Thư mục
Tủ sách Đại Đạo, eBook trong www.daocaodai.info
DÃ TRUNG TỬ, Phương dinh dưỡng xác thân và kiến thức mới về ăn chay
HT NGUYỄN VĂN HỒNG: Bước đầu học Đạo, Quyển 1 và 2, Hoa Thịnh Đốn 2004,
HT. THIỀN TÂM, Ăn chay, nguồn http://thuvienhoasen.org
TÂM DIỆU, Quan điểm về ăn chay của Đạo Phật, Hoa sen xb, Hoa Kỳ, 2009
THUẦN ĐỨC, Ăn chay, Saigon, 1928
TRẦN ANH KIỆT, Ăn chay và sức khỏe, Úc Châu, 2000
Sách ngoại ngữ
CARPER, Jean, les aliments et leur vertu, Les Éditions de l’homme, Québec, 1994
CASTLEMAN, Michael, Les plantes qui guérissent, Mordu Vivendi, Canada, 2002
CHEE Soo, Le Tao de la longue vie, un guide pratique de l’alimentation Ch’ang Ming, 1983, Éd. Le Jour, Montréal,
CHEN Jun et Pierre Sterckx, Diététique des quatre saisons, Presses universitaires Quang Ming, Suisse 2002.
CHEN, You Wa, La diététique du yin et du yang, Éd. Robert Laffont, Paris, 1995
EYSSALET, J .M . Guillaume, G. et al. Diététique énergétique et médecine chinoise, Éd. Présence, France, 1984
LACASSE, Odette, Plantes médicinales et aromatiques de nos jardins, Broquet, Canada, 1994
OSSIPOW, Lảuence, Le végétalisme:vers un autre art de vivre, Paris Montréal, Cerf Fides, 1989
MẺRY, André, Les végétariens : raison et sentiments, Paris, La Plage éd, 1998
NGUYEN Van Nghi, Hoang Ti Nei King So Quenn, 4 tomes, Socedim, Marseille, 1973 et 1991
NGUYEN Van Nghi, TRAN V.D. et C. NGUYEN Recours, Huang Di Nei Jing, Ling Shu, 3 tomes, Marseille, 1994, 1995, 1999
OHSAWA, Georges, Le zen macrobiotique, Librairie philo. J. Vrin, Paris, 1980
Sélection du Reader’s Digest, — Secrets et vertus des plantes médicinales, 1er Édit. Canadienne, 1991
— Aliments santé, Aliments danger, Canada, 1997
SIONNEAU, Philippe et Zagorski, Richard, La diététique du Tao, Éd. Guy Trédaniel, Paris, 2001
TREMBLAY, Nicole, Le Tao de l’alimentation, Les Éditions Québécor, Canada, 2002
Về tác giả Lạp Chúc Nguyễn Huy
Trước năm 1975, giáo sư tại Đại Học Cao Đài Tây Ninh và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn,
1981-1992, chuyên viên nghiên cứu tại đại học Laval, Québec, Canada.
Từ 1995, viết sách và vẽ tranh.
Email. nguyenhuyquebec@yahoo.ca
|
Sách Kính Biếu
Free book
Published by
Thánh Thất Seattle
Địa chỉ
Printed by
[1] Chất đạm giữ vai trò chủ yếu trong mọi tế bào của cơ thể. Tất cả các enzymes (phân hóa tố) đều là chất đạm. Các kháng thể, kích thích tố, xương cốt đều chứa chất đạm. Chất đạm sản sinh ra năng lượng giúp chuyển vận chất mỡ và sinh tố, giúp điều chỉnh hệ thống tự điều hòa của cơ thể (homeostasis).Chất đạm được thành lập bởi những chuỗi soắn dài amino acids, trong đó có chứa chất nitrogen. Cơ thể chứa 20 loại amino-acids trong số này cơ thể tự tao ra 11 loại gọi là non essential amino acids. Còn 9 loại kia do thực phẩm cung cấp gọi là essential amino acids
[2] Chất béo bão hòa tìm thấy trong sản phẩm động vật và thực phẩm chế biến, không tốt cho tim vì chúng làm tăng
cholesterol xấu LDL
[3] Hãy đọc Peter Navarro, Death by China: Confronting the Dragon- A global call to action, Kindle Edition, USA, 2011 để
biết rõ hơn về độc tố trong thực phẩm tại Trung Quốc và Việt Nam
[4] Huỳnh Ngọc Thu, Đời sống tôn giáo của tín đồ Đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ, 2010, Trang 162
[5] Mỗi ngày uống một muỗng bột sắn pha trong tách nước lạnh. Sau hai ba lần là hạ hỏa. Bột sắn mua ở chợ phần nhiều là giả
hoặc có pha thêm bột khác, nên mua chỗ quen biết
[6] Khi Chơn Khí luân lưu bên ngoài bảo vệ cơ thể thì gọi là vệ khí (énergie défensive), còn Chơn Khí trong kinh mạch thì gọi
là chính khí (énergie nourricière)
[7] Nhai lá húng, hột cà phê, lá persil sẽ làm mất mùi tỏi
[8] Hoa cúc khô là một dược liệu rất âm tính nên người có tạng khí âm phải rất cẩn thận khi dùng hoa cúc, tức là tránh xử
dụng nếu có triệu chứng âm (ngủ nhiều, người lạnh, bạc nhược…)
[9] Với khoa học, các thay đổi về màu sắc, mùi vị phản ánh biến dịch của hóa chất trong tế bào trái cây.
[10] Trái hồng còn xanh chứa nhiều tannin và pectin hợp với acid dạ dày có thể tạo ra những cục sạn trái hồng (gastric persimmon stone) nếu ăn nhiều
[11] Theo giải thích của khoa học là vì enzyme broméline phá hủy nhanh chóng chất đạm nhất là chất đạm động vật
No comments:
Post a Comment