Thursday, December 22, 2011

LÀNG MAI XÁ-QUẢNG TRỊ


Làng Mai Xá
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Đình làng Mai Xá Chánh


Hoàng hôn trên sông Hiếu
Làng Mai Xá (hay còn gọi là Làng Mai là một trong 65 ngôi làng cổ (theo sách Ô Châu cận lục của Tiến sĩ triều Mạc là Dương Văn An) thuộc châu Minh Linh, phủ Tân Bình, xứ Thuận Hoá (nay thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam). Cho đến nay, Mai Xá vẫn còn hội tụ đầy đủ những yếu tố đặc trưng của một làng quê Việt Nam như: cây đa, bến nước, sân đình

Trao học bổng tại đình làng

Làng Mai Xá (hay còn gọi là Làng Mai[1][2]) là một trong 65 ngôi làng cổ (theo sách Ô Châu cận lục của Tiến sĩ triều MạcDương Văn An)[3] thuộc châu Minh Linh, phủ Tân Bình, xứ Thuận Hoá (nay thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam). Cho đến nay, Mai Xá vẫn còn hội tụ đầy đủ những yếu tố đặc trưng của một làng quê Việt Nam như: cây đa, bến nước, sân đình[3].

Cổng làng


Người khai khẩn Năm Trương đã cùng anh em
họ Lê, họ Bùi thành lập làng Mai Xá (khu vực Điền Xá (田 舎) có rừng Mai (梅) ghép thành tên "Mai Xá" (梅 舎)). Sau này do có nhóm người nhập cư làm nghề chài lưới dọc sông Thạch Hãn nhập cư xóm nhỏ gần ngã ba sông Cánh Hòm, xóm ngụ cư có tên Mai Xá Thị. Để phân biệt với Mai Xá Thị, làng Mai Xá gốc phải thêm chữ "Chánh" (Chánh hiệu, chính không phải phụ). Từ đó, Mai Xá còn có tên gọi khác là làng Mai Xá Chánh.

Đến thế kỉ 17 do nhiều biến động về đất đai, dân cư phát triển đông đúc, một số di cư lên miền Tây Gio Linh để khai hoang sản xuất lương thực, lập nên các phường: Bình An (Gio Bình), Phú Thọ, Ninh Xá, Phú Ốc (Gio Hoà), Lịch Sơn, Phú Nhuận, Nam Dương (Gio Sơn), Trung An (nông trường Cồn Tiên), gọi là làng "Bát phường Mai Xá"[3].

Chài lưới trên sông Hiếu

Đặc điểm
Tên gọi
Người khai khẩn Năm Trương đã cùng anh em họ Lê, họ Bùi thành lập làng Mai Xá (khu vực Điền Xá (田 舎) có rừng Mai (梅) ghép thành tên "Mai Xá" (梅 舎)). Sau này do có nhóm người nhập cư làm nghề chài lưới dọc sông Thạch Hãn nhập cư xóm nhỏ gần ngã ba sông Cánh Hòm, xóm ngụ cư có tên Mai Xá Thị. Để phân biệt với Mai Xá Thị, làng Mai Xá gốc phải thêm chữ "Chánh" (Chánh hiệu, chính không phải phụ). Từ đó, Mai Xá còn có tên gọi khác là làng Mai Xá Chánh.

Đến thế kỉ 17 do nhiều biến động về đất đai, dân cư phát triển đông đúc, một số di cư lên miền Tây Gio Linh để khai hoang sản xuất lương thực, lập nên các phường: Bình An (Gio Bình), Phú Thọ, Ninh Xá, Phú Ốc (Gio Hoà), Lịch Sơn, Phú Nhuận, Nam Dương (Gio Sơn), Trung An (nông trường Cồn Tiên), gọi là làng "Bát phường Mai Xá"

Trường học

Vị trí địa lý

Làng Mai Xá phía Bắc giáp với Lâm Xuân, phía Nam có dòng sông Hiếu chạy qua, phía Đông giáp với xã Gio Việt và phía Tây giáp với xã Gio Quang. Ngôi làng nằm tọa lạc nơi ngã ba sông của 3 con sông lớn ở Quảng Trị, đó là sông Thạch Hãn, sông Hiếu và sông Cánh Hòm. Nhờ vậy, giao thương thủy ở Mai Xá rất thuận lợi. Và vì làng nằm ở ven sông cho nên từ ngày đầu mới hình thành, Mai Xá đã nhanh chóng trở thành một nơi có số dân cư đông đúc. Đặc biệt, vào thời chúa Nguyễn Phúc Tần, khi ông cho nạo vét, khai thông sông Cánh Hòm, thì vị trí của làng Mai Xá liền trở thành một thương điếm sầm uất

Phong cảnh



Cò ở đầm Hà Côộc

Phong cảnh Hà Cộôc

Làng Mai Xá nổi tiếng với những cảnh đẹp của một làng quê Việt Nam. Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này một phong cảnh tuyệt đẹp của một làng quê yên bình.

Một trong những phong cảnh đẹp nhất của làng Mai Xá có thể kể đến đầm Hà Côộc – nơi được cho là “đất lành chim đậu”. Đây chính là khu rừng nguyên sinh còn sót lại của làng, quy tụ nhiều loài chim sinh sống mà trong đó nhiều nhất là .

Nhờ có phong cảnh đẹp lại nằm trên trục đường xuyên Á dẫn xuống biển Cửa Việt, đầm Hà Côộc luôn thu hút nhiều du khách đi qua con đường này dừng lại chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của một làng quê khi hoàng hôn buông xuống

Ngoài ra, có thể kể thêm một cảnh đẹp khác của làng Mai Xá là phong cảnh Lòi Rú - Bàu Đôông, đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh

Nếp sống văn hoá

Đất học

Học sinh làng Mai Xá Chánh học giỏi, thi đỗ đạt cao là nhờ hương đất của làng[9][10]. Địa hình của làng có hình dáng như ngòi bút cắm vào nghiên mực – biểu tượng cho đất học[9][10]. Dù ở trong hoàn cảnh nào, học sinh làng Mai Xá cũng biết vươn lên trong học tập[11] nhằm gìn giữ truyền thống hiếu học của làng[12]. Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng, người Mai Xá Chánh luôn hướng ngoại để mở mang kiến thức, đem về cho mình những giá trị văn hoá, tinh thần cao quý nhất[9][10].

Gio Mai có ba làng: Mai Xá Chánh, Mai Xá Thị và Lâm Xuân, trong đó làng Mai Xá Chánh nổi tiếng nhất[9][10].

Ở làng này người ta chẳng kính phục nhau chuyện giàu có, chức quyền, mà chỉ “đọ” nhau về những tấm bằng đại học giữa các gia đình, dòng họ[9][13]. Chuyện học hành, thi cử trở thành “miếng giữa làng” tại vùng quê nghèo này. Tất cả các dòng tộc của làng Mai Xá đều thành lập ban khuyến học và hàng năm họ tổ chức lễ phát thưởng cho những con em học giỏi của của dòng họ mình[13].

Trong những dòng tộc ở làng Mai Xá, họ Trương Quang được biết đến nhiều nhất[9][13]. Họ Trương Quang ở làng Mai Xá có gần 200 cử nhân cao đẳng, đại học; 15 người là thạc sĩ và tiến sĩ.

Gia đình ông Trương Quang Giáo ở xóm chợ, hai vợ chồng làm ruộng và bán rau nuôi nổi sáu đứa con vào đại học. Rồi cả sáu người dâu rể của ông Giáo đều đỗ đạt. Để được đi học, ngày đó con của ông Giáo phải thay nhau nghỉ học, ở nhà giúp bố mẹ. Đợi người anh tốt nghiệp ra trường rồi đứa em tiếp tục đi học lại cũng chẳng muộn. Nhờ sự thông minh và chăm chỉ đó mà các con của ông Giáo đều trở thành những cán bộ giỏi. Gia đình ông Giáo nổi tiếng nhất ở vùng đất học Quảng Trị, chứ không riêng ở làng Mai Xá Chánh.

Dòng họ Bùi ở làng Mai Xá Chánh có 297 người tốt nghiệp đại học, 15 người có trình độ thạc sĩ, năm giáo sư và tiến sĩ (GS.TS Bùi Thế Vĩnh, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, TS Bùi Trọng Ngoãn, TS Bùi Minh Tâm, TS Bùi Minh Thành) Luôn tự hào về truyền thống của tiền nhân, các gia đình họ Bùi ai cũng quyết tâm đưa con em mình tới “cửa cử nhân”. Nhớ lại nhiều năm trước, học sinh ở làng này chủ yếu đi bộ ra Gio Linh, lên Đông Hà trên quảng đường dài từ 5 – 10 km để học THPT, khổ nhọc là vậy mà nhiều người lại học rất nổi tiếng[9][13]. Tuy đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhà nào cũng lấy việc nuôi dạy con cái nên người làm trọng[8]. Dù phải bán hết nhà cửa, họ vẫn cố gắng tìm mọi cách nuôi con ăn học[9][10]. Với ý chí vượt khó vươn lên của những sinh viên trong làng, người dân làng Mai luôn từ hào rằng: "Đất này nghèo tiền nhưng giàu chữ"[13].

Với truyền thống văn hoá lâu đời, người dân làng Mai Xá Chánh đã sản sinh ra nhiều người con làm rạng danh cho quê hương[3]. Năm 1937, ông Trương Quang Phiên đã mở lớp dạy học có tên gọi “Gia đình học hiệu Tiên Việt” dạy dỗ con em trong làng. Đây là một trong rất ít lớp học chữ quốc ngữ đầu tiên tại Quảng Trị. Nhiều người tham gia lớp học ngày ấy kể lại rằng lớp học không chỉ là một “Gia đình học hiệu” đơn thuần mà còn là nơi tụ nghĩa[13].



Mặt trước đình làng Mai Xá Chánh

Đình làng Mai Xá Chánh nằm trong tổng thể các di tích lịch sử - văn hóa của làng Mai Xá gồm đình làng, chợ, bến đò, khe lạch và rừng cây nguyên sinh, tạo nên một bức tranh phong cảnh hữu tình làm say đắm lòng người du khách thưởng ngoạn[5].

Ngôi đình này lần đầu tiên được xây dựng cách nay gần 5 thế kỉ[8][3] trên một gò đất cao, nơi có dòng sông Hiếu chảy qua phía trước ngôi đình. Trải qua thời gian và điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng đất gió Lào cát bỏng, đình làng đã xuống cấp đáng kể. Nhân dân làng Mai Xá tự nguyện đóng góp 3 tỷ đồng để xây dựng lại ngôi đình[5]. Đình làng Mai Xá Chánh là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, và là nơi tiến hành các kì lễ tế hàng năm của người dân làng.

Tương truyền rằng, người khai canh ra làng Mai Xá Chánh là Năm Trương và ngôi đình làng cũng được xây dựng cùng với quá trình phát triển của làng. Sân đình làng Mai Xá Chánh đã là chứng nhân thầm lặng của biết bao thăng trầm lịch sử. Tại sân đình này, người dân làng Mai Xá Chánh đã hưởng ứng lễ truy điệu nhà cách mạng Phan Chu Trinh, cũng như phong trào đòi ân xá cho nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Nghề truyền thống

Làng Mai Xá không chỉ được biết đến là một làng quê có nhiều phong cảnh đẹp mà còn nổi tiếng với nghề làm chắt chắt - một nghề không phải chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây ra nên có thể kiếm ra tiền vào cả mùa nắng lẫn mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho dân làng

. Mỗi khi nhắc đến làng Mai Xá, người ta liên tưởng ngay đến làng nghề cào chắt chắt và lễ hội rước hến đặc sắc có từ lâu đời

Cào chắt chắt (hến)


Ngày nay làng Mai Xá vẫn còn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, nhiều lễ hội đa dạng và phong phú và những giá trị văn hóa truyền thống mang tính cộng đồng cao như: tế thu, chạp mả, hội đua thuyền, cúng xuống đồng, cúng cầu rạy, cầu ngư

Là một làng quê nằm ven con sông Hiếu – nơi có con "Chắt chắt">chắt chắt sinh sống, cuộc sống của người dân làng Mai Xá đã gắn bó với nghề cào chắt chắt từ bao đời nay nên được gọi là nghề truyền thống của làng

Lễ hội rước hến

Lễ hội rước hến làng Mai Xá là nét đẹp văn hóa dân gian ở làng quê vùng sông nước Quảng Trị, thể hiện tín ngưỡng và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của cư dân làm nghề sông nước đối với tổ nghề và tiền nhân. Lễ hội này được tổ chức định kỳ 3 năm một lần tại bến đò lịch sử thôn Mai Xá[25] (chỗ sông Thạch Hãnsông Hiếu gặp nhau), nơi con hến sinh sôi nảy nở[16]. Người thợ cào chắt chắt làng Mai Xá luôn nhớ nằm lòng câu: “Rằm tháng hai cầu rạy, rằm tháng bảy cầu an”[5].

Người Mai Xá rất giỏi khai thác con chắt chắt

Để tỏ lòng biết ơn người đã cho họ một nghề làm ăn, một sức khỏe tốt và cả những điều may mắn trên sông nước, những hộ làm nghề cào thường tổ chức lễ cúng tổ nghề linh đình. Cào chắt chắt

là "nghề sông nước", nên họ cũng cúng “cầu an” để mong muốn mọi việc được “thuận buồm xuôi gió” và mưa thuận gió hòa, sông nước yên bình trong suốt quá trình hành nghề

Làng Mai Xá được xem là “cái nôi” đua thuyền ở tỉnh Quảng Trị do cuộc sống lao động của một bộ phận dân làng quanh năm gắn liền với nghề sông nước - một hoạt động mang nhiều yếu tố tâm linh. Lễ hội đua thuyền là dịp để dân làng cầu năm mới mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, vụ mùa bội thu.




Bún hến - đặc sản Mai Xá

Ẩm thực ở Mai Xá, nổi tiếng nhất là món bún chắt chắt (người dân làng quen gọi là bún hến). Đây là một món ăn được chế biến từ chắt chắt, là món đặc sản của làng[27][5]. Khi thưởng thức các món chắt chắt ở làng Mai Xá, nhiều người thấy món ăn này ngon quá không ngần ngại gọi tiếp lần thứ hai, thứ ba, có người ăn xong còn mua thêm mang về[24].

Chắt chắt là loài sinh vật nước lợ, tập trung sinh sống ở sông Thạch Hãn. Nước chắt chắt rất ngọt, bổ dưỡng, vì thế, từ lâu chắt chắt đã trở thành món khoái khẩu của nhiều người[28][24]. Ngày trước, chắt chắt là món ăn của nhà nghèo, dân quê, nhưng nay đã trở thành món đặc sản của không ít nhà giàu[24].

Ngoài món bún hến, bánh học cũng là một đặc sản của làng. Đây là loại bánh được làm từ nếp mới loại dẻo thơm, thường chỉ được làm vào ngày Tết. Khởi đầu, người ta rang nếp xong đem trộn với đường, gừngđậu phộng, cho vào khung gỗ (có kích thước khoảng 12 x 30 cm) rồi dùng thanh gỗ nhỏ đóng cho đến khi bánh cứng chắc


.


No comments: