Monday, December 19, 2011

NHÂN QUYỀN VIỆT NAM




Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : queme.democracy@gmail.com

********************************************************************************************************************

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 15.12.2011


Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam viết thư gửi Quốc hội Châu Âu yêu cầu thúc đẩy Phái đoàn Hà Nội viếng thăm Bruxelles trả tự do cho tù nhân chính trị và chấp nhận cơ cấu giám sát nhân quyền tại Việt Nam của Liên Âu - UBBVQLNVN hoan nghênh lời kêu gọi của LHQ đóng cửa các trại Cai nghiện và Phục hội nhân phẩm mà UBBVQLNVN đã tố cáo tại LHQ từ thập niên 90

PARIS, ngày 15.12.2011 (QUÊ MẸ) - Nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, hôm 2.12.2011, ông Võ Văn Ái đã viết thư gửi Chủ tịch Quốc hội Châu Âu và các Dân biểu phụ trách vấn đề ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) khi được tin Phái đoàn Hà Nội đến viếng Quốc hội Châu Âu hôm 5.12.2011. Phái đoàn Hà Nội gồm có 70 người do ông Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu cùng với Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Phái đoàn sẽ tiếp kiến Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, ông Jerzy Buzek, đồng thời gặp gỡ Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đặc trách ASEAN. Chuyến đi cũng tiến tới việc ký kết Hiệp ước Thương mại. Trong thư gửi qúy vị Dân biểu Châu Âu, ông Võ Văn Ái nhận định rằng “Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản thu vét mọi lợi lộc viện trợ của Liên Âu, thương mại và đầu tư, nhưng chẳng tôn trọng nhân quyền là trách vụ được quy định trong Hiệp ước Hợp tác song phương với Liên Âu năm 1995”. Ông Ái cũng thúc đẩy Quốc hội Châu Âu lên tiếng đòi trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị như Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, ông Trần Huỳnh Duy Thức và các nhà hoạt động dân chủ, đồng thời thúc đẩy Quốc hội Châu Âu có điều khoản về cơ cấu giám sát và thực hiện nhân quyền trong Hiệp ước Hợp tác và Đối tác Việt Nam – Liên Âu ký kết trong năm tới. Sau đây là toàn văn bức thư nói trên dịch từ Anh ngữ : THƯ GỬI ÔNG CHỦ TỊCH VÀ QUÝ VỊ DÂN BIỂU QUỐC HỘI CHÂU ÂU Thưa quý vị Dân biều Quốc hội Châu Âu, Một phái đoàn cao cấp thuộc Quốc hội và các bộ từ Việt Nam sẽ đến viếng thăm Quốc hội Châu Âu. Liên Âu và Việt Nam có quan hệ mật thiết trong việc nâng cao sự phát triển Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên điều chúng tôi quan tâm là những lợi lộc trên phạm vi viện trợ và đầu tư Liên Âu mang lại đầu tiên và chủ yếu đều rơi vào tay Đảng Cộng sản hiện đang kiểm soát mọi lĩnh vực kinh tế và tạo ra bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng, trong khi đó đa số nhân dân sống trong nghèo khó. Mặc dù bị Điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác song phương Liên Âu – Việ Nam năm 1995 bó buộc các nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền và các lý tưởng dân chủ, Việt Nam vẫn cấm đoán có hệ thống mọi phê phán ôn hòa, mọi ly khai tôn giáo hay chính trị, và trên mọi hình thức tự do ngôn luận. Ví dụ như trường hợp Việt Nam nhận sự tài trợ lớn lao của Liên Âu cùng các quốc gia thuộc Liên Âu để cải cách pháp luật.

Thay vì sử dụng tài khoản này trong việc cải cách các luật pháp quốc gia phù hợp theo tiêu chuẩn luật nhân quyền quốc tế, thì Việt Nam sử dụng tiền đóng thuế của người dân Liên Âu để tăng cường các bộ luật hạn chế tự do, phi nhân quyền. Đặc biệt như các tội phạm “an ninh quốc gia” mơ hồ trong Bộ luật Hình sự, mà 7 điều dẫn tới án tử hình, thường được dẫn để bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ; Điều 4 trên Hiến pháp quy định độc quyền chính trị dành cho Đảng Cộng sản, gạt bỏ đa nguyên chính trị, cấm đoán Công doàn tự do và xã hội dân sự độc lập ;

Pháp lệnh 44 trao quyền hành cho công an và viên chức địa phương quản chế đến hai năm hoặc đưa vào nhà thương điên bất cứ ai bị nghi ngờ phê phán chính quyền mà không cần án lệnh của tòa án ; Nghị định Báo chí số 2 áp đặt những hạn chế khắc khe đối với giới ký giả, cùng với hàng đống nghị định kiểm soát Internet và Blogs. Sử dụng những luật pháp hạn chế, Việt Nam dùng các ép buộc quốc gia nhằm bịt họng mọi sự phê phán và tiêu hủy các quyền tự do cơ bản. Chúng tôi hết sức quan tâm những vi phạm gần đây như :

Về tự do tôn giáo : Việt Nam kiểm soát mọi tôn giáo và đàn áp các tôn giáo không được nhà nước công nhận. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) một giáo hội độc lập và là tôn giáo lớn nhất đang là mũi nhắm cho mọi sự đàn áp. GHPGVNTN bị chính quyền cấm đoán từ năm 1981, thành viên của giáo hội bị sách nhiễu, bắt bớ và cầm tù. Chúng tôi đặc biệt lo ngại cho cảnh ngộ khốn khó của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ vừa được suy tôn lên Đệ Ngũ Tăng Thống hồi tháng 11.2011, hiện bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện sau gần 30 năm tù đày.

Giáo hội Công giáo La Mã khiếu kiện đất đai bị Nhà nước chiếm dụng đã bị đàn áp dữ dội, cũng như các dân tộc ít người miền thượng du Bắc Việt và Cao nguyên Trung phần cải đạo Tin Lành. Về đàn áp các phê phán ôn hòa, các luật gia và những người hoạt động nhân quyền : Mặc dù Hiến pháp bảo đảm quyền tự do ngôn luận, chính quyền tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, các luật gia và những nhười hoạt động nhân quyền vốn chỉ muốn biểu tỏ ôn hòa các phê phán hoặc kêu gọi cải cách dân chủ. Tháng tư 2011, chuyên gia luật pháp Củ Huy Hà Vũ bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế vì tội “tuyên truyền chống phá XHCN” (chiếu điều 88 của bộ luật Hình sự) chỉ vì ông Vũ kêu gọi đa nguyên và phê phán Thủ tướng ; năm 2010, Luật sư cho nhân quyền Lê Công Định, bị kết tội theo điều 79, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và 3 người khác bị kết án từ 5 năm đến 16 năm tù giam vì kêu gọi cải tổ chính trị. Về bãi truất tự do Internet :

Việt Nam ban hành nhiều sắc luật kiểm soát việc sử dụng Internet, kể cả Quy định 2008 đối với Blogs, và hạn chế việc sử dụng mạng lưới xã hội như Facebook. Nhiều Bloggers và ký giả điện tử bị bắt hay bị sách nhiễu, và Blogs bị đóng cửa. Chúng tôi cực kỳ lo ngại cho tình trạng sức khỏe và an ninh của Blogger Nguyễn Văn Hải (aka Điếu Cày). Ông bị tù và không được thăm nuôi kể từ tháng mười 2010 vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước XHCNVN”. Chẳng ai biết tình trạng ông hiện nay ra sao. Về đàn áp biểu tình :

Từ tháng 6.2011, những cuộc biểu tình chưa hề có, đã xẩy ra tại Hà Nội và Saigon chống cuộc xâm lăng Trung quốc vào lãnh hải Việt Nam. Sinh viên, học sinh cùng các giới nhân dân, kể cả giới nhân sĩ, trí thức, đảng viên cộng sản và tướng lĩnh về hưu, cùng nhau xuống đường. Công an đàn áp hung tợn những người biểu tình này. Ngày 28.8.2011, sau cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng tại Bắc Kinh, Thừ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố : “Kiên quyết xử lý tập trung đông người ở Việt Nam không cho tái diễn”.

Mặc dù bị cấm đoán, từ giữa tháng 9, nhiều cuộc biểu tình vẫn còn tiếp diễn vào ngày chủ nhật tại Hà Nội. Quốc hội Châu Âu không ngừng kêu gọi chấm dứt các vi phạm nhân quyền và đẩy mạnh tiến trình cải cách dân chủ tại Việt Nam. Để thực hiện việc này, yếu tố quyết định là trong Hiệp ước Hợp tác Đối tác Liên Âu – Việt Nam ký kết trong năm tới phải có điều khoản về các cơ cấu giám sát và thực hiện sự tôn trọng nhân quyền.

Chúng tôi kêu gọi quý vị Dân biểu hãy đặt vấn đề này với Phái đoàn Hà Nội trong cuộc gặp gỡ, và kêu gọi họ thực hiện các yêu sách cụ thể sau đây : 1. Chấm dứt mọi cuộc đàn áp các cộng đồng tôn giáo, đặc biệt trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN ;

2. Trả tự do tự do khắc và vô điều kiện cho những Nhà bất đồng chính kiến, Bloggers, ký già và các nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giam vì biểu tỏ ôn hòa các quyền tự do cơ bản, như các trường hợp Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ; 3. Bảo đảm quyền tự do biểu tình bằng sắc luật mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hứa hẹn hồi tháng 11.2011, không tiếp diễn các hạn chế chiếu theo Nghị định 38, mà ban hành một khung pháp luật bảo đảm thực sự cho quyền biểu tình ôn hòa ;

4. Bãi bỏ hoặc xét lại các sắc luật trái chống với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế (chẳng hạn như Điều 4 trên Hiến pháp, Pháp lệnh 44, v.v…). Chúng tôi xin cám ơn sự hậu thuẫn của quý vị cho nhân quyền và tự do tại Việt Nam. Trân trọng. Võ Văn Ái Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Quê Mẹ :

Hành động cho Dân chủ Việt Nam Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hoan nghênh lời kêu gọi của LHQ đóng cửa các trại Cai nghiện và Phục hội nhân phẩm mà Ủy ban đã tố cáo tại LHQ từ giữa thập niên 90 Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hoan nghênh lời kêu gọi của LHQ đóng cửa các trại Phục hội nhân phẩm dành cho người cai nghiện và phụ nữ mại dâm mà Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm về Y tế, ông Anand Grover, tuyên bố sau chuyến đi giám sát ở Việt Nam từ 25.11 đến 5.12.2011


. Theo lời bình luận của ông sau chuyến đi, chuyên gia LHQ nhận xét rằng sự giam giữ và cách đối xử những người trong các trung tâm này chỉ hằn thêm “vết tích của sự kỳ thị” và “vi phạm quyền chăm sóc y tế” (1). Từ giữa thệp niên 1990, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã lên tiếng tố cáo tại LHQ những điều kiện khủng khiếp và kiểu cách giam cầm lạm dụng thường xuyên trong những cơ quan này, thời mà chính quyền thiết lập các Trung tâm Cải huấn (2) tại vùng quê trong chiến dịch bài trừ “tệ nạn xã hội”.

Hàng chục nghìn người đã bị bắt thời ấy, không riêng giới mại dâm và ma túy mà cả những kẻ vô gia cư, trẻ mồ côi không nhà, người thất nghiệp hoặc nông dân không có hộ khẩu lang bạt trong thành phố kiếm việc làm. Theo báo chí nhà nước riêng tại Saigon, Cục Lao động, Thương binh và trợ tá xã hội đã ký 9000 giấy phép bắt vào các trung tâm này mà “chẳng hề đọc hồ sơ” (3).

Những trung tâm cải huấn này là những cơ quan hành chính chứ không là những thiết chế pháp luật, nên chẳng cần lệnh bắt giam, những sai lầm của công an hay lạm quyền xẩy ra như cơm bữa. Trước các hội nghị quốc tế tổ chức tại Hà Nội, công an được lệnh “quét sạch thành phố”, bằng cách bắt những kẻ vô gia cư, đa số là các thiếu nữ, đưa về các trung tâm nói trên. Lắm khi công an nhận được “tiền thưởng” cho mỗi người bắt vào trung tâm cải huấn.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã nhắc đến các trại này trong bản Phúc trình gửi Ủy ban LHQ Xóa bỏ các Hình thức Kỳ thị đối với Phụ nữ (CEDAW) (3). Các nhà bất đồng chính kiến và những ai phê phán chính quyền cũng có thể bị đưa vào các trung tâm này. Pháp lệnh 44 về “điều chỉnh các vi phạm hành chính”, công an địa phương có quyến bắt bất cứ công dân nào bị nghi vi phạm “an ninh quốc gia” mà chẳng cần có sự xét xử của tòa án, để quản chế tại gia, đưa vào nhà thương điên, hoặc các “trung tâm cải huấn dành cho những thành phần xấu trong xã hội”, tức Trung tâm Phục hồi Nhân phẩm. Thập tứ yêu tinh (ưu tiên) phục hồi nhân phẩm

Biếm họa HatKa (danlambao)

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hoan nghênh sự kiện Việt Nam mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Y tế đến thị sát Việt Nam, và yêu cầu Việt Nam hãy thực hiện các điều LHQ khuyến cáo. Ủy ban cũng kêu gọi Việt Nam hãy lên tiếng mời các Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo và Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Người bảo vệ nhân quyền đến Việt Nam thị sát.

--------------------------

(1) UN Expert urges Vietnam to close down Compulsory Rehabilitation Centres for Drug users and Sex Workers, United Nations, Geneva, 5 December 2011, http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=11685&LangID=E

(2) Thuật ngữ Nhà nước gọi các trung tâm này bằng nhiều tên khác nhau : Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội, Trung tâm Quản lý sau Cai nghiện, Cơ sở Dạy nghề và Giái quyết Việc làm.

(3) Alternative Report on the Implementation of the UN Convention on the Elimination of Discrimnation against Women (CEDAW, Vietnam Committee on Human Rights, Paris 2007), http://www.queme.net/eng/doc/VCHR_Alternative_Report_on_CEDAW_2007.pdf



Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam
ở Thụy SĩĐại Hội Văn Bút Quốc Tế
tố cáo Cộng Sản Việt Nam
đàn áp tàn bạo những người cầm bút đối

kháng độc tài và bênh vực Nhân Quyền Như chúng tôi đã đưa tin, một Quyết Nghị về Việt Nam đã được Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế tại Belgrade, thủ đô nước Serbie, đồng thanh thông qua. Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, đã mang bản in gốc Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam đến dự Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 77 này. Từ ngày 12 đến 18 tháng 9 năm 2011, thành phố có biệt danh là ‘’Trái Tim của sông Danube’’, nơi an nghĩ của nhà văn Nobel Văn chương Ivo Andric, đã tiếp đón gần 250 nhà văn hội viên của hơn 90 Trung tâm Văn Bút và tân khách trong văn giới.


Không quên ghi thêm đông đảo thân hữu tháp tùng các phái đoàn cùng nhiều phái viên thông tấn báo chí, truyền thanh và truyền hình. Tại Đại Hội, thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt đã gặp lại nhà thơ Yên Sơn và phu nhân là bà Trần Ngọc Bích. Hai ông bà Yên Sơn và Trần Ngọc Bích đại diện cho Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Cũng nên nhắc lại, năm 2011 đánh dấu 90 năm Văn Bút Quốc Tế được thành lập, không bao lâu sau khi Đệ nhứt Thế chiến chấm dứt. Hơn nửa thế kỷ qua, với sự xuất hiện và hoạt động của Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Cầm tù (WIPC), Văn Bút Quốc Tế không ngừng cổ xúy và quảng bá văn chương đồng thời bênh vực quyền Tự do phát biểu và thể hiện quan điểm.


Năm 2011 cũng là thời điểm Trung tâm Văn Bút Serbie kỷ niệm 85 năm gia nhập Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới. Với chủ đề "Văn chương, Ngôn ngữ Thế giới’’, Đại Hội Văn Bút Quốc Tế đã được nữ văn hữu Vida Ognjenovic, Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Serbie, long trọng khai mạc chiều ngày 13 tháng 9 tại tòa đô chính Belgrade. Bà Vida Ognjenovic là một tác giả nổi tiếng, viết văn, soạn kịch, giảng dạy về nghệ thuật sân khấu.


Bà còn là một nhà ngoại giao, từng làm đại sứ Serbie tại Na Uy và đương nhiệm đại sứ tại Đan Mạch. Buổi lễ khai mạc Đại Hội Văn Bút có sự hiện diện của Tổng Thống Boris Tadic, Thủ Tướng Mirko Cvetkovic và Bộ Trưởng Văn Hóa Predrag Markovic. Tổng Thống Cộng Hòa Serbie đã phát biểu và chào mừng những người cầm bút khắp năm châu đã mang tình bạn và vinh dự đến đất nước ông. Trung tâm Văn Bút Serbie đã hoàn thành tốt đẹp việc tổ chức Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 77, kết hợp với Lễ Hội Văn Chương Thế giới ‘’Trả Tự Do cho Ngôn ngữ’’. Chương trình Lễ Hội Văn Chương Thế Giới gồm có nhiều buổi đọc thơ văn quốc tế, tại thủ đô Belgrade và tại hai thành phố lớn Novi Sad ở miền Tây Bắc (cách Belgrade 65 cs) và Nis ở miền Đông Nam (cách thủ đô 250 cs).


Đó là một thành quả thật xứng đáng được tuyên dương. Thiếu phương tiện, ít tiền bạc, các văn thi hữu Văn Bút Serbie đã đem hết cả tấm lòng vào việc làm cho Đại Hội. Các bạn được sự tự nguyện tiếp tay, tận tình giúp đỡ của nhiều thanh niên thanh nữ, sinh viên, ai cũng giữ được nụ cười dù vất vả, mệt mỏi trông thấy. Nên hiểu rằng chính quyền Serbie dân chủ, thoát thai từ Liên bang CHXHCN Nam Tư, chưa hoàn toàn khắc phục được hậu quả của các cuộc chiến bất công diễn ra mấy năm cuối thập niên 90. Phải kể thêm gánh nặng di sản của chế độ Cộng sản Tito, dù rằng Liên bang CHXHCN Nam Tư là một nước ‘’phồn thịnh’’ nhứt và ít ‘’nhiễm độc cộng sản’’ nhứt trong khối các nước Đông Âu.


Chư hầu và tùy tinh của hai đảng Cộng sản Liên Sô và Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam coi lãnh tụ Tito là kẻ thù vì phạm tội ‘’xét lại’’ và chủ trương ‘’phi liên kết’’.

Dân tộc Serbie, dù không đông, là một dân tộc ‘’lớn’’, có lịch sử và văn hóa lâu đời, biết dung hợp với nhiều cộng đồng dân thiểu số (hơn 1 triệu trong số 7 triệu 400 ngàn người đang sinh sống tại nước Serbie). Phải nhìn nhận rằng đất nước Serbie đang cố gắng vươn lên trong nhiều lãnh vực, văn học nghệ thuật là một thí dụ điễn hình. Đáp lại lời mời gọi chân thành của các văn thi hữu Trung tâm Serbie, Trung Ương Văn Bút Quốc Tế hầu hết đều có mặt tại Đại Hội Belgrade.

Như Chủ tịch John Ralston Saul (VB Gia Nã Đại), các Phó Chủ tịch Joanne Leedom-Ackerman (VB Hoa Kỳ), Lucina Kathmann (VB San Miguel de Allende), Kata Kulavkova (VB Macédoine), Andrei Bitov (VB Nga) và Eugene Schoulgin (VB Na Uy), Tổng Thư ký Hori Takeaki (VB Nhựt), Thủ Quỹ Eric Lax (VB Tây Hoa Kỳ), tân Giám đốc Điều hành Laura McVeigh (Anh), Giám đốc Chương trình Quốc tế Francis Frank Geary (Anh), các Ủy viên Ban Chấp hành như Markéta Hejkalová (VB Tiệp), Philo Ikonya (VB Kenya),

Lee Gil-Won (VB Hàn quốc), Tarik Gunersel (VB Thỗ Nhĩ Kỳ), Yang Lian (VB Trung Hoa Độc Lập), Haroon Siddiqui (VB Gia Nã Đại), Mohamed Magani (VB Algérie), Chủ tịch Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù (WIPC) Marian Botsford Fraser (VB Gia Nã Đại), Chủ tịch Ủy ban Nhà Văn vì Hòa bình Edvard Kovac (VB Slovénie), Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhà Văn Nữ Lucina Kathmann (VB San Miguel de Allende) và Chủ tịch Ủy ban Dịch Thuật & Quyền Ngôn Ngữ Josep Maria Terricabras (VB Catalan).


Đại Hội luôn luôn có hai khuôn mặt quen thuộc là Sara Whyatt, Giám đốc Chương trình và Cathy McCann, Chuyên viên Sưu Tầm của Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù (WIPC). Phải kể thêm ba đại diện của tổ chức Mạng lưới các Thành phố Tạm Dung (ICORN) là Peter Ripken (Đức), Lunde Helge và Dyvik Elisabeth (Na Uy). 21 Bản Quyết Nghị của Đại Hội Văn Bút Quốc Tế tại Belgrade Đại diện cho hơn 15 ngàn nhà văn và nhà thơ trên toàn cầu, Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đã biểu quyết thông qua 21 bản Quyết Nghị. Trong số đó có 14 Quyết Nghị được Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Cầm Tù duyệt xét chung thẩm tại các phiên họp của Ủy Ban chuyên biệt này. Mười bốn Quyết Nghị đó liên quan đến :

Bahreïn, Pays Basque, Belarus, Trung Cộng (Tây Tạng - Tân Cương - Nội Mông), Trung Cộng (Ouïgour), Cuba, Erythrée, Ba Tư, Irak, Mễ Tây Cơ, Nam Phi, Syrie, Syrie (Kurdes) và Việt Nam. Quyết Nghị về Việt Nam đã được Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại biên soạn với sự tán trợ của hai Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại & Réto-romanche. Trước khi Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh phê chuẩn bản văn trong phiên họp khoáng đại ngày 16 tháng 9, VH Yên Sơn đã tuyên bố rằng VBVNHN ủng hộ toàn văn Quyết Nghị. Bản văn nhận được tất cả các Phiếu Thuận. Không một Phiếu Trắng, không một Phiếu Chống.


Qua bản Quyết Nghị về Việt Nam, Văn Bút Quốc Tế nghiêm khắc tố cáo Cộng Sản Việt Nam đàn áp tàn bạo những người cầm bút đối kháng độc tài và bênh vực Nhân Quyền. Tự do phát biểu và thể hiện quan điểm là một trong những quyền căn bản hàng đầu. Văn Bút Quốc Tế không phải là ‘’bù nhìn’’ như báo Công An Cộng sản ở Sài Gòn bị chiếm đóng đã xuyên tạc một cách trơ trẽn. Nhắc lại, trong số báo CA ra ngày 29/03/2011, ‘’ký giả’’CA Hà Trình đã hằn học viết một bài với tựa đề ‘’Văn bút quốc tế (PEN International): Bù nhìn’’’.

Để chê trách Văn Bút Quốc Tế đã thông qua Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Tokyo (Nhựt) hồi tháng 9 năm 2010, -mỗi khi khai hội văn chương, PEN đã trở thành bù nhìn - đồng thời cực lực chỉ trích nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, - để những kẻ đội lốt ‘’nhà văn, nhà thơ’’(...) mượn diễn đàn thực hiện những mưu đồ đen tối chống Việt Nam (sic). Quyết Nghị về Việt Nam vạch trần trước công luận quốc tế bản chất bất lương, vô liêm sĩ và cực kỳ hung bạo của chế độ Cộng sản Việt Nam. Tình trạng Nhân quyền ngày càng tồi tệ và trầm trọng. Nhiều cuộc bắt giam độc đoán, nhiều hành động trấn áp vô nhân đạo, nhiều vụ án bất công, phi pháp, rập khuôn công lý thời Staline.

Ngụy quyền không ngừng khủng bố, bao vây, cô lập và đày đọa những người yêu nước thương đồng bào. Các nạn nhân của Cộng sản đã có can đảm đòi hỏi thực thi những quyền tự do dân chủ, tố cáo thủ phạm gây ra quốc nạn tham nhũng, hài tội đảng xã hội đen đã lạm dụng quyền thế để làm giàu trên mồ hôi nước mắt nhân dân, bán rẽ tài nguyên quốc gia, hiến dâng một phần lãnh thổ lãnh hải, chuyển nhượng chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa cho đế quốc bành trướng Cộng sản Bắc Kinh.


Quyết Nghị về Việt Nam báo động các chính phủ dân chủ trên thế giới về tình cảnh nguy bách của nhiều tù nhân bị sa sút sức khoẻ hoặc lâm bệnh nặng có cơ nguy thiệt mạng, như trường hợp LM Nguyễn Văn Lý, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo Trương Minh Đức, hoặc là trường hợp nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải còn bị giam giữ bí mật hơn một năm trời và có tin công an CS vô tình tiết lộ rằng ông bị mất tay.

Hãy đọc Quyết Nghị về Việt Nam để còn nghe thấy tiếng kêu thương, cảm nhận được nỗi đau buồn, niềm phẫn uất của nhiều gia đình tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm Việt Nam đang gánh vác một phần đại khổ nạn của dân tộc. Tiếc rằng khuôn khổ hạn hẹp của Quyết Nghị chỉ cho nêu lên một số trường hợp tù nhân và tình cảnh tạm gọi là tiêu biểu, và tin tức cá nhân liên hệ đã được kiểm chứng. Genève ngày 12 tháng 12 năm 2011

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đặc trách Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù, thành viên Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc - Genève.

--------------------------------------------------------------------

Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo với sự tán trợ của các Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche cùng sự ủng hộ của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Hội đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 77 tại Belgrade, nước Serbie, từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 9 năm 2010 : Lo ngại sâu xa vì sự vi phạm quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm tiếp tục xảy ra ở Việt Nam .

Các tòa báo in, các cơ quan truyền thông đại chúng (phát thanh và truyền hình), mạng lưới điện tử và các cơ sở xuất bản vẫn bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ và phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao. Việc cấm đoán tùy tiện vẫn tồn tại đối với quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và chia sẻ tin tức, đặc biệt các tin tức nhằm xác định trách nhiệm của những hành động vi phạm nhân quyền, tham nhũng và bất công.

Hết sức lo âu về sự bức hại và ngược đãi các nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử có chính kiến khác biệt và những người hoạt động bênh vực Nhân Quyền bằng việc cáo buộc họ vào điều 88 Luật hình sự (Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN) với án phạt từ 3 đến 20 năm tù giam. Đây là sự vi phạm vào Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.


Lo lắng vì phần lớn những người bị bắt đều bị giam giữ nhiều tháng trời, trước khi được đưa ra xét xử, mà không được quyền áp dụng “nguyên tắc giả định vô tội”, không được tiếp xúc với các luật sư độc lập – những người cũng luôn bị đe dọa và sách nhiễu. Những người bị bắt giữ luôn bị thóa mạ, bôi xấu, phỉ báng bởi truyền thông nhà nước.

Các quyền được xét xử công khai và công bằng bởi các thẩm phán độc lập đều không được đảm bảo. Bất bình và phẫn nộ vì nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các nhà hoạt động bênh vực Nhân Quyền phải chịu những án tù nặng nề trong các trại lao động cưỡng bức, không được bảo vệ trước các tấn công của các tù thường phạm, bị tước quyền được chăm sóc y tế thích hợp và không được gặp gỡ gia đình tới thăm nom. Một số người bị nhốt kín ở một nơi không ai biết hoặc bị biệt giam, bị cấm tiếp xúc với các tù nhân khác.


Nhiều nhà văn cựu tù nhân, những nhà cầm bút và tác giả nhựt ký điện tử đã bị đánh đập hoặc bị giam cầm ngắn hạn như: bà Lê Thị Công Nhân, các ông Phạm Hồng Sơn, Lê Quốc Quân, Bùi Chát (người được Giải thưởng IPA, Quyền Tự do Xuất bản, năm 2011) và Bùi Thanh Hiếu (bút ký điện tử Người Buôn Gió), bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút ký điện tử Mẹ Nấm) và bà Tạ Phong Tần (bút ký điện tử Công lý Sự thật).


Phê phán việc buộc nhà văn Trần Khải Thanh Thủy phải lưu vong sau khi được trả tự do trước thời hạn tù vào tháng 6 năm 2011 (sau khi nhà văn đã thụ án 18 tháng trên tổng số 42 tháng án tù giam). Quan tâm vì được báo động về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của nhiều tù nhân, đặc biệt là : Linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (không được công nhận hợp pháp), 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế;

ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ và nhà văn, thành viên của Hội Nhà văn Hải Phòng và Khối 8406 (Mạng lưới Bênh vực Nhân quyền), biên tập viên báo Tổ Quốc (không được công nhận hợp pháp), 6 năm tù giam và 3 năm tù quản chế; ông Trương Minh Đức, nhà báo và nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế.

Đồng thời lo lắng cho trường hợp những tù nhân sau đây: các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Trần Quốc Hiền, Trương Quốc Huy và Phạm Bá Hải, bà Phạm Thanh Nghiên, các ông Phạm Văn Trội, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù giam), Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi, Phạm Minh Hoàng, Lư Văn Bảy và Cù Huy Hà Vũ. Tất cả những tù nhân này đang phải chịu các bản án tù bất công.


Và các trường hợp khác cũng đáng quan ngại như Hòa thượng Thích Quảng Độ, (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 83 tuổi, tu sĩ Phật giáo, nhà thơ, đang bị quản thúc từ năm 2003; nhà báo Nguyễn Văn Hải (bút ký điện tử Điếu Cày), hiện vẫn đang bị giữ trong tù sau khi đã mãn án tù giam (2 năm 6 tháng) vào tháng 10 năm 2010; Phan Thanh Hải (bút ký điện tử AnhBa Saigon), luật sư và nhà báo, bị bắt vào tháng 10 năm 2010; Nguyễn Kim Nhàn, cựu tù nhân, bị bắt trở lại vào tháng 6 năm 2011.


Thúc giục nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam hãy: - Trả tự do, ngay lập tức và không điều kiện, tất cả những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các nhà hoạt động bênh vực Nhân Quyền nêu trên, cùng tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì đã hành sử các quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm;


- Chấm dứt các tấn công, sách nhiễu, đe dọa bắt bớ hoặc giam cầm tùy tiện đối với những người có quan điểm và chính kiến khác biệt hoặc những người cổ xúy cho tự do tư tưởng, tự do về lương tâm, tôn giáo và tín ngưỡng; - Bãi bỏ mọi hạn chế độc đoán đối với các cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả những người vẫn chưa hết hạn tù quản chế; Cải thiện điều kiện giam cầm trong- các nhà tù và các trại lao động cưỡng bức, chận đứng việc để các tù thường phạm gây hấn và tấn công các tù nhân ngôn luận và lương tâm, nghiêm cấm và trừng phạt mọi hình thức tra tấn, làm nhục, và cho phép các tù nhân ngôn luận và lương tâm bị bệnh được chữa trị tại bệnh viện, được chăm sóc y tế thích hợp, cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho gia đình tới thăm nom;


Xóa bỏ mọi hình thức kiểm duyệt và- giải tỏa các cấm đoán về quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, quyền tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả Internet, và quyền tự do hội họp, phù hợp với các Điều 19, 21 và 22 của Công ước Quốc tế và các quyền Dân sự và Chính trị (PIDCP/ICCPR). ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ bản:

Tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của các nhà văn đang bị cầm tù, trong đó có - Linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (không được công nhận hợp pháp). Năm 2007, ông bị kết án 8 năm t giam và 5 năm tù quản chế. Trước đây ông đã từng bị tù giam 15 năm trong khoảng thời gian 1977-2005. Tháng 11 năm 2009, ông đã bị tai biến mạch não gây liệt nửa người phải. Do lo sợ ông sẽ chết nên bộ Công an CS đã chuyển ông về thành phố Huế vào tháng 3 năm 2010 để quản thúc và để ông được điều trị.

Ngày 25 tháng 7 năm 2011, ông đã bị công an đưa trở lại trại tù để thi hành tiếp bản án tù giam có thời hạn cuối vào năm 2015. Ông vẫn bị liệt một phần cơ thể và bị chứng u tuyến tiền liệt có thể chuyển thành ung thư.  - Nhà văn và nhà thơ Nguyễn Xuân Nghĩa, hội viên Hội Nhà văn Hải phòng, thành viên Khối 8406 (Mạng lưới Bênh vực Nhân Quyền), biên tập viên báo Tổ Quốc (không được công nhận hợp pháp), tác giả của nhiều bài thơ, truyện ngắn, bút ký, sổ tay, bài báo. Năm 2009, ông bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Hiện ông đang bị chứng trĩ, loét dạ dày, sỏi thận và viêm khớp. 

- Nhà báo Trương Minh Đức, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet. Năm 2008, ông bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế vì đã viết nhiều bài báo về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ông bị gãy tay trái ở trong tù. Bị giam chung với 60 tù hình sự nguy hiểm ở một trại giam trong rừng sâu. Ông còn bị hạn chế gặp gia đình và nhận quà, thuốc (mỗi tháng chỉ được nhận một gói quà nặng 7kg). Ông đang bị bệnh cao huyết áp và bệnh rối loạn tiêu hóa. 

- Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (được biết nhiều với bút ký điện tử Điếu Cày), đáng lẽ ông phải được trả lại tự do sau khi đã mãn án tù giam (2 năm 6 tháng) vào tháng 10 năm 2010. Tuy nhiên ông lại bị chuyển vào trại giam của bộ Công an thành phố dường như với các cáo buộc có thể vào điều 88 Luật hình sự. Các cáo buộc đó được cho là căn cứ vào các bài viết trên Internet của ông trước khi ông bị bắt vào năm 2008 nhằm cổ xúy cho Hệ thống Nhà báo Tự do ở Việt Nam .

Ông đang bị biệt giam, không được gặp gia đình, không được nhận thư, thuốc y tế và thực phẩm từ ngày 18 tháng 10 năm 2010. Một tin tức chưa được kiểm chứng gần đây cho biết ông đã bị mất một tay trong nhà tù. Sức khỏe của ông đang trong tình trạng nguy cấp. Ghi chú: Hà Tản Viên và Lê Hoàng Minh chuyển dịch ra tiếng Việt từ nguyên văn tiếng Pháp và tiếng Anh của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Văn Bút Quốc Tế cung cấp bản tiếng Tây Ban Nha. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Résolution sur le Viet Nam soumise par le Centre PEN Suisse Romand et appuyée par le Centre PEN Suisse Allemand et le Centre PEN Suisse Italien et Rhétoromanche. Assemblée des Délégués de PEN International, réunie à son 77e Congrès Mondial à Belgrade, Serbie, du 12 Septembre au 18 Septembre 2011 Profondément troublée par les violations du droit à la liberté d'expression et d'opinion qui continuent à se produire au Viet Nam. La presse écrite, les médias audiovisuels, internet et les maisons d'édition sont sous strict contrôle de l'Etat et soumis à une censure sévère.

Il y a une restriction arbitraire à la liberté de chercher, de recevoir et de transmettre des informations, notamment celles relatives à la responsabilité des violations des droits de l’homme, à la corruption et à l’injustice sociale. S’inquiète sérieusement de la persécution des écrivains, journalistes, blogueurs dissidents et défenseurs des droits de l’homme qui ont été sanctionnés notamment par l'article 88 du Code pénal (propagande contre la République socialiste du Viêt Nam) prévoyant des peines de prison de 3 à 20 ans, en violation de l'Article 19 du PIDCP.

Perturbée par le fait que la plupart des détenus passent plusieurs mois en détention préventive au cours de laquelle, ils n'ont pas le droit d'être présumé innocent et se voient refuser l'accès à leurs avocats indépendants qui sont soumis à des menaces et des harcèlements. Ils sont diffamés par les médias officiels.

Leur droit à un procès équitable et public et à des juges indépendants n'est pas garanti. Choquée et indignée par le fait que de nombreux écrivains, journalistes, blogueurs et défenseurs des droits humains purgent de lourdes peines de prison dans des camps de travail forcé. Ils n’y sont pas protégés contre les agressions des prisonniers de droit commun et sont privés de leur droit de recevoir un traitement médical adéquat et de visites de famille.


Certains sont détenus au secret ou à l'isolement. Plusieurs anciens écrivains en prison, auteurs et blogueurs ont été attaqués ou soumis à une brève détention, entre autres : Lê Thi Công Nhân (f), Pham Hông Son, Lê Quôc Quân, Bui Chat (Prix de la Liberté de Publier UIE 2011), Bui Thanh Hiêu, blogueur Nguoi Buôn Gio, Nguyên Ngoc Nhu Quynh (f), blogueuse Me Nâm, Ta Phong Tân (f), blogueuse Công Ly Su Thât.

Déplore que la libération de l'écrivaine Trân Khai Thanh Thuy a été conditionnée par son exil forcé, après avoir purgé 18 sur 42 mois de sa peine de prison. Alarmée par l'état de santé et les conditions de détention des prisonniers suivants, parmi tant d’autres: Nguyên Van Ly, prêtre et rédacteur de la revue clandestine Tu Do Ngôn Luân (Liberté d’Opinion), 8 ans de prison et 5 ans de détention probatoire; Nguyên Xuân Nghia, poète et romancier, membre de l’Association des Ecrivains de Hai Phong et du réseau interdit des défenseurs des droits de l’Homme (Bloc 8406), co-rédacteur du journal clandestin Tô Quôc (Patrie), 6 ans de prison et 3 ans de détention probatoire; et Truong Minh Duc, journaliste et cyberdissident, 5 ans de prison et de 3 ans de détention probatoire. Préoccupée en outre par les cas suivants:


Nguyên Phong, Nguyên Binh Thanh, Trân Quôc Hiên, Truong Quôc Huy, Pham Ba Hai, Pham Thanh Nghiên (f), Pham Van Trôi, Nguyên Manh Son, Trân Huynh Duy Thuc (16 ans de prison), Lê Thang Long, Lê Công Dinh, Nguyên Tiên Trung, Trân Anh Kim, Vi Duc Hôi, Pham Minh Hoang, Lu Van Bay et Cu Huy Hà Vu qui purgent actuellement leur peine de prison injuste; ou encore, Dang Phuc Tuê (Ven. Thich Quang Dô), 83 ans, moine bouddhiste et poète, en résidence surveillée depuis 2003, Nguyên Van Hai (blogueur Diêu Cày), journaliste, maintenu en prison au lieu d’être relâché depuis octobre 2010, après avoir purgé sa peine de 2 ans et demi de prison, Phan Thanh Hai (blogueur AnhBa SaiGon), avocat et journaliste, arrêté en octobre 2010, Nguyên Kim Nhan, ancien écrivain en prison, arrêté de nouveau en juin 2011. Exhorte instamment la République Socialiste du Viet Nam à :

- Relâcher, immédiatement et sans conditions, les écrivains, journalistes, blogueurs et défenseurs des droits humains susmentionnés, ainsi que toutes les autres personnes actuellement en prison ou en détention probatoire pour avoir exercé leur droit à la liberté d’expression et d’opinion; - Cesser toutes les attaques, les harcèlements, les menaces d’arrestations arbitraires ou de mise en détention préventive à l’encontre de tous ceux qui professent des vues dissidentes ou qui demandent la liberté de pensée, de conscience et de religion; - Lever toutes les restrictions arbitraires imposées sur d’anciens prisonniers d’opinion, y compris ceux qui n’ont pas encore fini de purger leur détention probatoire;

- Améliorer les conditions dans les prisons et les camps de travail forcé, stopper les actes d’agression perpétrés par des détenus de droit commun, interdire et punir toute forme de torture et de mauvais traitement, autoriser les prisonniers d’opinion qui sont malades à être hospitalisés et à recevoir des soins médicaux adéquats et faciliter les visites de leur famille; - Abolir toute censure et lever toutes les restrictions sur la liberté d'expression et d’opinion, la liberté de la presse, la liberté de créer et de publier, le droit à être informé par n'importe quel moyen, notamment l'Internet, et la liberté d’association, conformément aux Articles 19, 21 et 22 du Pacte International sur les Droits Civils et Politiques (PIDCP). Annexe: Etat de santé et conditions de détention des écrivains en prison, parmi tant d’autres

- Nguyên Van Ly, prêtre et rédacteur de la revue clandestine Tu Do Ngôn Luân (Liberté d’Opinion). Il a été condamné en 2007 à 8 ans de prison et 5 ans de détention probatoire. Il avait déjà purgé 15 ans de prison entre 1977 et 2055. En novembre 2009, une hémorragie méningée l’a paralysé du côté droit. Craignant qu’il ne succombe à une autre hémorragie méningée, la Sécurité Publique l’a transféré à la ville de Huê en mars 2010. Il a été placé pour 12 mois sous contrôle de la police, afin de recevoir des soins avant de retourner au camp; Le 25 juillet 2011, une ambulance de la police l’a ramené au camp pour purger le reste de sa peine jusqu’en 2015.

Il souffre encore d’une paralysie partielle et d’une inflammation de la prostate qui pourrait être un cancer. - Nguyên Xuân Nghia, poète et romancier, membre de l’Association des Ecrivains à Hai Phong et du réseau interdit des défenseurs des droits de l’Homme (Bloc 8406), co-rédacteur du journal clandestin Tô Quôc (Patrie), auteur de plusieurs poèmes, nouvelles, notes, mémoires et articles. Il a été condamné en 2009 à 6 ans de prison et 3 ans de détention probatoire.


Il souffre d’hémorroïdes, d’ulcères à l’estomac, de calculs rénaux et de rhumatismes; - Truong Minh Duc, journaliste et cyberdissident. Il a été condamné en 2008 à 5 ans de prison et de 3 ans de détention probatoire pour ses nombreux articles sur la corruption et l’abus de pouvoir. Il s’est cassé le bras gauche en prison. Il est enfermé avec 60 criminels dangereux et récidivistes dans un camp au milieu de la jungle. Les visites de famille et la fourniture limitée de vivres et de médicaments (1 colis de 7 kg à chaque visite mensuelle) deviennent difficiles et onéreuses.

Il souffre d’hypertension et de troubles gastro-intestinaux. - Nguyên Van Hai (plus connu sous son nom de blogueur Diêu Cày), journaliste indépendant et blogueur, qui aurait dû être libéré le 20 octobre 2010 après avoir purgé sa peine de deux ans et demi de prison.

Toutefois, le 18 octobre 2010, il aurait été transféré dans un camp de détention de sécurité publique de la ville de Ho Chi Minh, apparemment sur des accusations en vertu de l’article 88 du code pénal. Les accusations reposeraient sur ses écrits en ligne pour le Réseau des Journalistes Libres du Vietnam, publiés avant son arrestation en 2008.

Il est depuis détenu au secret, et privé de tout contact avec sa famille, et il n’a pas le droit de recevoir des lettres, des médicaments ou des vivres depuis le 18 octobre 2010. Selon des informations récentes non confirmées, il aurait perdu un bras en captivité. Son bien-être fait l’objet de vives préoccupations.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Resolution on Viet Nam submitted by Suisse Romand PEN Centre and seconded by Swiss German PEN Centre and Swiss Italian and Reto-Romansh PEN Centre. The Assembly of Delegates of PEN International, meeting at its 77th World Congress in Belgrade, Serbia, 12 September to 18 September 2011

Deeply disturbed that violations of the right to freedom of expression and opinion continue to occur in Viet Nam. Print and audiovisual media, Internet and publishing houses are under strict State control and subject to severe censorship. There is arbitrary restriction on freedom to seek, receive and impart information, in particular relating to accountability for human rights violations, corruption and social injustice.

Seriously concerned by the persecution of writers, journalists, bloggers dissidents and human rights defenders, who have been sanctioned notably by article 88 of the Penal Code (Propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam) carrying penalties of 3 to 20 years in prison, in violation of Article 19 of the ICCPR. Troubled by the fact that most detainees spend several months in pre-trial detention during which, they have no right to be presumed innocent and are denied access to their independent lawyers who are subject to threats and harassment. They are defamed by official media. Their right to a fair and public trial by independent judges is not guaranteed.

Shocked and indignant by the fact that many writers, journalists, bloggers and human rights defenders serve heavy prison sentences in forced labour camps, where they are not protected from attacks by common law prisoners and are denied their right to receive adequate medical treatment and family visits. Some are held incommunicado or in solitary confinement.

Several former writers in prison, authors and bloggers have been attacked or subjected to brief detention, among others: Lê Thi Công Nhân (f), Pham Hông Son, Lê Quôc Quân, Bui Chat (2011 IPA Freedom to Publish Prize), Bui Thanh Hiêu, blogger Nguoi Buôn Gio, Nguyên Ngoc Nhu Quynh (f) , blogger Me Nâm, Ta Phong Tân (f), blogger Công Ly Su Thât. Deplores that writer Trân Khai Thanh Thuy’s release in June 2011 was conditional on her forced exile, after serving 18 months of her 42-month prison sentence.

Alarmed by the state of health and the detention conditions of the following prisoners, among others : Nguyen Van Ly, priest and editor of the underground review Tu Do Ngôn Luân (Freedom of Opinion), (8 years in prison and 5 years in probationary detention); Nguyên Xuân Nghia, poet and novelist, member of the Hai Phong Association of writers and the banned human rights defenders network (Bloc 8406), co-editor of the underground journal To Quoc (6 years in prison and 3 years in probationary detention); Truong Minh Duc, journalist and cyberdissident (5 years in prison and 3 years in probationary detention). Further concerned with the following cases:


Nguyên Phong, Nguyên Binh Thanh, Trân Quôc Hiên, Truong Quôc Huy, Pham Ba Hai, Pham Thanh Nghiên, Pham Van Trôi, Nguyên Manh Son, Trân Huynh Duy Thuc (16 years in prison), Lê Thang Long, Lê Công Dinh, Nguyên Tiên Trung, Trân Anh Kim, Vi Duc Hôi, Pham Minh Hoang, Lu Van Bay and Cu Huy Hà Vu currently serving their unjust prison sentence; still yet, Dang Phuc Tuê (Ven. Thich Quang Dô), 83-year-old, Buddhist monk and poet, in house arrest since 2003, Nguyên Van Hai (blogger Diêu Cày), journalist, maintained in prison instead of being released since October 2010 after serving a prison term of 2 and half years, Phan Thanh Hai (blogger AnhBa SaiGon), lawyer and journalist, arrested in October 2010, Nguyên Kim Nhan, former writer in prison, re-arrested in June 2011. Strongly urges the Socialist Republic of Viet Nam to:

- Release, immediately and unconditionally, the above-mentioned writers, journalists, bloggers and human rights defenders, and all other persons currently in prison or in probationary detention for having exercised their right to freedom of expression and opinion.

- Cease all attacks, harassment, threat of arbitrary arrest or preventive detention against all persons who hold dissenting views or who call for freedom of thought, conscience, religion and belief. - Lift all arbitrary restrictions imposed on former writers in prison, including those who have not yet served their entire probationary detention terms.

- Improve conditions in prisons and in forced labour camps, stop acts of aggression perpetrated by common law detainees, ban and punish all forms of torture and ill-treatments, allow sick prisoners of opinion to be hospitalized and receive adequate medical care as well as facilitate their family visits.

- Abolish all censorship and lift all restrictions on freedom of expression and opinion, freedom of the press, freedom to create and to publish, the right to be informed by all means including the Internet, and freedom of association, in compliance with the Articles 19, 21 and 22 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR). Annex: State of health and the detention conditions of the writers in prison, among others

- Nguyên Van Ly, priest and editor of the underground review Tu Do Ngôn Luân (Freedom of Opinion). He was sentenced in 2007 to 8 years in prison and 5 years in probationary detention. He previously served 15 years in prison between 1977 and 2005. In November 2009, a stroke paralyzed the right side of his body. Fearing that he would die of other strokes, the Public Security transferred him to Huê city in March 2010.

He was placed under police surveillance for 12 months in order to seek medical treatment before his return to the camp. On 25 July 2011, a police ambulance brought him back to the camp to serve the rest of his prison sentence until 2015. He still suffers from partial paralysis and an inflamed prostate that may be cancerous;

- Nguyên Xuân Nghia, poet and novelist, member of the Hai Phong Association of writers and the banned human rights defenders network (Bloc 8406), co-editor of the underground journal Tô Quôc (Fatherland), author of several poems, short stories, notes, memoirs and articles. He was sentenced in 2009 to 6 years in prison and 3 years in probationary detention.


He is suffering from haemorrhoids, stomach ulcers, renal calculus and rheumatic inflammations; - Truong Minh Duc, journalist and cyberdissident. He was sentenced in 2008 to 5 years in prison and 3 years in probationary detention for his numerous articles about corruption and abuse of power. He broke his left arm in prison.

He is confined together with 60 high recidivist criminals in a camp deep in the jungle. Already limited, access to his family’s visits and supply of food and medicines (a 7 kg pack per monthly visit) became more difficult and costly. He is suffering from high blood pressure and gastrointestinal diseases; - Nguyên Van Hai (blogs as Diêu Cày), independent journalist and blogger, who should have been released on 20 October 2010 on completion of a two-and-a-half year sentence.

However, on 18 October 2010 he was reportedly transferred to a Public Security detention camp in Ho Chi Minh City, apparently on charges under article 88 of the Penal Code. The charges are said to be based on his online writings for the Free Journalist Network in Viêt Nam, published prior to his arrest in 2008. He has been held incommunicado, without access to family visits, letters or medical and food supplies since 18 October 2010. A recent unconfirmed report claims he lost an arm in prison. Concerns for his welfare are acute.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Resolución sobre el Viêt Nam presentado por el PEN Centre Suisse Romand y apoyado por el PEN Centro Suizo Alemán y el Centro PEN Suizo Italiano y retorromano La Asamblea de Delegados de PEN Internacional, en ocasión de su 77° Congreso Internacional en Belgrado, Serbia, del 12 al 18 de septiembre de 2011 Perturbada profundamente debido a que las violaciones al derecho de libertad de expresión y opinión continúan en Vietnam.

Los medios audiovisuales y de material impreso, Internet y editoriales están bajo estricto control estatal y sujetos a censura severa. Existe una restricción arbitraria sobre la libertad para buscar, recibir e impartir información, en particular relacionada con responsabilidad por violaciones de derechos humanos, corrupción e injusticia social. Seriamente preocupada por la persecución de escritores, periodistas, disidentes de bloggers y defensores de los derechos humanos, que han sido sancionados especialmente por el artículo 88 del Código Penal (Propaganda contra la República Soviética de Vietnam) que conlleva penas de 3 a 20 años en prisión, en violación al Artículo 19 de ICCPR.

Atormentados por el hecho de que la mayoría de los detenidos pasan varios meses en detención antes del juicio, período durante el cual no tienen ningún derecho a que se presuman inocentes y se les niega acceso a sus abogados independientes que a su vez están sujetos a amenazas y acoso. Son difamados por los medios oficiales.

No se les garantiza su derecho a un juicio imparcial y público por medio de jueces independientes. Abrumada e indignada por el hecho de que muchos escritores, periodistas, bloggers y defensores de los derechos humanos cumplen sentencias muy largas en prisión en campos de trabajo forzado y se les niega el derecho a recibir tratamiento médico adecuado y visitas de familiares.

Algunos son mantenidos incomunicados o en confinamiento solitario. Algunos ex escritores en prisión, autores y bloggers han sido atacados o sujetos a breves períodos de detención, entre otros: Lê Thi Công Nhân (f), Pham Hông Son, Lê Quôc Quân, Bui Chat (2011 IPA Freedom to Publish Prize), Bui Thanh Hiêu, blogger Nguoi Buôn Gio, Nguyên Ngoc Nhu Quynh (f), blogger Me Nâm, Ta Phong Tân (f), blogger Công Ly Su Thât.


27 Attached files| 563KB

No comments: