Quan Hệ Kinh Tế Mỹ-Trung Qua Tỷ Giá Đồng Yuan/Mỹ Kim
Đào Như
Đào Như
Vấn đề tỷ giá đồng nhân-dân-tệ (Yuan), không phải chỉ là điểm nóng riêng trong quan hệ kinh tế tài chánh giữa Hoa kỳ và Trung Quốc. Trong quá khứ các quốc gia khác như khối EU có đồng Euro cũng từng đặt vấn đề này với chính phủ TQ, nhất là trong vòng 4 tháng đầu của năm 2010, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khơi màu bình phục. Đòi hỏi đó chưa được đáp ứng dứt khoát thì một tai biến kinh tế tài chánh của Âu châu lại vừa xuất hiện: Hy lạp bị vỡ nợ và đang cầu cứu cộng đồng EU.
Nhà bình luận Edward Yardeni đã ví tình trạng kinh tế Hy lạp đang lâm nguy chẳng khác nào một kẻ đang ngụp lặn trong bể nước băng giá, tê cóng. Cả châu Âu nhảy ùm xuống bể nước để cứu Hy lạp. Không ngờ các quốc gia này vốn dĩ sức khỏe kinh tế cũng chưa được bình phục tốt, nên bị tê cóng và đang dẫy dụa trong bể nước đá đó cùng Hy lạp. Không khéo, họ cũng sẽ chết chùm với Hy lạp. Việc này đã gây ra một tai hại dây chuyền: đồng Euro tuột giốc, mất giá. Đồng Yuan, đương nhiên phải ‘bị’ nâng giá lên đến 15% tỷ giá với đồng Euro trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua. Thị trường châu Âu chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của TQ. Những vụ việc này lôi theo một hệ quả vô cùng tai hại cho nền kinh tế TQ.
Trong 4 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc dừng ở mức 16.1 tỳ USD giảm 78.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 3 năm nay, cán cân thương mại của TQ bị thâm thủng mất 7.2 tỷ USD, một tháng tồi tệ nhất của nền kinh tế xuất khẩu của TQ trong 6 năm qua.
Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn ý thức rằng họ đã kềm giá của đồng tiền của họ thấp thái quá tạo ra một chính sách không công bằng trong thương trường mậu dịch quốc tế, nếu không muốn nói là gian lận. Hôm 16/4/2010, tại buổi họp Thượng Đỉnh BRIC ở Brazil, Chủ tịch Nhà nước TQ, Hồ Cẩm Đào, đã khẳng định Bắc kinh sẽ từng bước thông qua một cơ chế tỷ giá thả nổi đồng tiền của họ. Nhưng họ Hồ nhấn mạnh, đó phải là một cơ chế do TQ chủ động đề ra. Trong thực tế, sở dĩ Hồ Cẩm Đào tuyên bố như vậy là vì TQ bị sức ép của các quốc gia Tây phương, nhất là khối EU, liên tục yêu cầu và không ngừng chỉ trích TQ đã kềm hãm tỉ giá của đồng Yuan để kiếm lời một cách không chính đáng. Nhất là trong tháng 3 và tháng 4 vừa rồi Chính phủ và Quốc hội Mỹ yêu cầu TQ phải phải xét lại tỷ giá của đồng Yuan với đồng Mỹ kim. Nhược bằng không, họ sẽ có những biện pháp kinh tế trừng trị sai lầm này của TQ. Chính bản thân của Tổng thống Hoa kỳ, Barack Obama, đã nêu vấn đề này với các nhà lãnh đạo TQ nhiều lần. Nhưng Hồ Cẩm Đào và Ôn gia Bảo cứ chần chờ trì hoãn.
Trong 4 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc dừng ở mức 16.1 tỳ USD giảm 78.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 3 năm nay, cán cân thương mại của TQ bị thâm thủng mất 7.2 tỷ USD, một tháng tồi tệ nhất của nền kinh tế xuất khẩu của TQ trong 6 năm qua.
Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn ý thức rằng họ đã kềm giá của đồng tiền của họ thấp thái quá tạo ra một chính sách không công bằng trong thương trường mậu dịch quốc tế, nếu không muốn nói là gian lận. Hôm 16/4/2010, tại buổi họp Thượng Đỉnh BRIC ở Brazil, Chủ tịch Nhà nước TQ, Hồ Cẩm Đào, đã khẳng định Bắc kinh sẽ từng bước thông qua một cơ chế tỷ giá thả nổi đồng tiền của họ. Nhưng họ Hồ nhấn mạnh, đó phải là một cơ chế do TQ chủ động đề ra. Trong thực tế, sở dĩ Hồ Cẩm Đào tuyên bố như vậy là vì TQ bị sức ép của các quốc gia Tây phương, nhất là khối EU, liên tục yêu cầu và không ngừng chỉ trích TQ đã kềm hãm tỉ giá của đồng Yuan để kiếm lời một cách không chính đáng. Nhất là trong tháng 3 và tháng 4 vừa rồi Chính phủ và Quốc hội Mỹ yêu cầu TQ phải phải xét lại tỷ giá của đồng Yuan với đồng Mỹ kim. Nhược bằng không, họ sẽ có những biện pháp kinh tế trừng trị sai lầm này của TQ. Chính bản thân của Tổng thống Hoa kỳ, Barack Obama, đã nêu vấn đề này với các nhà lãnh đạo TQ nhiều lần. Nhưng Hồ Cẩm Đào và Ôn gia Bảo cứ chần chờ trì hoãn.
Rồi việc gì phải đến đã đến: trong chuyến công du 3 quốc gia châu Á, hôm 20/5 vừa rồi của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, sau khi ghé thăm Đông kinh và Hán Thành, Ngoại trưởng Clinton và đoàn tùy tùng trực chỉ đến Bắc kinh hôm 23/5 để tiếp tục vòng 2 Cuộc Đối Thoại Chiến Lược Kinh Tế Mỹ-Trung. Chủ đề của cuộc đàm phán lần này ai cũng biết là Mỹ sẽ trực tiếp yêu cầu TQ phải nâng tỉ giá đồng Yuan. Đây là phiên đàm phán có tính quyết liệt, cả hai phe đã chuẩn bị từ trước. Đây cũng là phiên đàm phán rốt rác về kinh tế và tài chánh giữa hai siêu cường Mỹ và TQ, số 1 và số 2 của thế giới. Lâp luận cơ hữu của Hoa kỳ là từ năm 2008 đến nay, đã gần 3 năm, trong một thể giới tiến bô tăng tốc của tín học, của điện toán, biết bao vật đổi sao dời trong suốt ba năm qua về kinh tế tài chánh, ấy thế mà chính phủ TQ vẫn tiếp tục kềm hãm tỷ giá đồng tiền của họ với đồng Mỹ kim ở mức độ cố định: 1USD=6.9 YUAN. Hà cớ gì mà Chính phủ TQ theo đuổi một chính sách bất bình đẳng với Hoa kỳ như thế? Nếu không phải là chính sách này đã đem lại cho TQ một mối lợi to lớn: tăng thêm hàng ngàn tỷ Mỹ kim trong quỹ Dự Trữ Thặng Dư Ngoại Tệ của TQ.
Do thế, dù biết trước những rũi ro có thể xảy ra cho kinh tế TQ trong tương lai, tại vòng 2 Đối Thoại Chiến Lược Kinh Tế Mỹ-Trung tại Bắc kinh hôm 24/5 vừa rồi, Chủ tịch TQ, Hồ Cẩm Đào, đã khẳng định với Hoa kỳ và thế giới là Chính phủ TQ sẽ xúc tiến việc nâng tỷ giá đồng nhân-dân-tệ (Yuan), nhưng theo nguyên tắc tự quyết, trong tầm kiểm soát và từng bước. Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói thêm là sở dĩ Chính phủ TQ có quyết định như vậy vì sự nhận định của họ về tầm mức quan trọng của sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia hàng đầu thế giới TQ và Hoa kỳ. Và ông cho rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sẽ góp phần vào sự kiến tạo một nền hoà bình bền vững và phát triển một nền kinh tế phồn vinh cho khu vực và toàn cầu…Thật sư, những lời phát biểu trên của Hồ Cẩm Đào chủ yếu là để thỏa mãn lòng tự ái dân tộc của người dân TQ. Trong thực tế, ai cũng biết Chính phủ TQ đang ở trong vị thế chẳng-đặng-đừng, không có lựa chọn nào khác.
Bộ Trưởng Tài chánh Hoa kỳ, Timothy Geithner, hiện đang có mặt tại Bắc kinh, đã hoan nghênh chính phủ TQ là đã đi đúng hướng trong việc điều chỉnh tỷ giá đồng Yuan. Và Bộ trưởng Geithner cho rằng một khi đồng Yuan với tỷ giá được điều chỉnh đúng theo thị trường thì việc này sẽ hỗ trợ TQ duy trì đà tăng trưởng kinh tế, duy trì lạm phát ở mức thắp và Chính phủ TQ có dịp điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế của mình.
Thật sự, Hồ Cẩm Đào không hề phấn khởi khi đón nhận ‘lời hoan nghênh của kẻ bề trên’, Timothy Geithner. Có một điều chắc chắn rằng trong tương lai khi tỷ giá đồng Yuan được điều chỉnh đúng theo yêu cầu của Hoa kỳ, nâng tỷ giá đồng Yuan lên từ 50%-70%, thì cả ngàn tỷ Mỹ kim trong Quỹ dự trữ Thặng Dư Ngoại Tệ của TQ bốc hơi biến mất. Sự mất mát to lớn này đươc xem như là một chỉ dẫn xấu cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của TQ. Những công trình vận dụng kềm tỷ giá của đồng Yuan trong nhiều năm qua biến thành “công toi”. Nghĩ cho cùng, việc này cũng phù hợp với lý thuyết và cảnh báo của Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang - Federal Reserve- Ben S. Bernanke: “không phải người dân Mỹ tiêu xài quá nhiều, mà người nước ngoài tiết kiệm quá nhiều đã tạo ra tình trạng thâm thủng thương mại giữa Hoa kỳ và ‘nước họ’..”. Ai cũng biết câu nói này của Chủ tịch Bernanke ngụ ý về sự đầu cơ Mỹ kim của TQ.
Với tư cách là người lãnh đạo của một quốc gia có hơn 1 tỷ 300 triệu dân, khi chấp nhận tự nguyện nâng giá đồng Yuan, Hồ Cẩm Đào đâu thể nào quên được hậu quả tai hại của thương ước Plazar Accord giữa Mỹ và Nhật 25 năm về trước. Những năm 80 của thế kỷ trước Hoa kỳ có thâm thủng thương mại nặng nề với Nhật. Vào thời điểm này, sự thâm thủng cán cân thương mại giữa Mỹ và Nhật được coi như mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền lực kinh tế của Mỹ. Hơn thế nữa, Nhật đã dùng số tiền thặng dư thương mại để mua trái phiếu của Mỹ. Hoa kỳ đã ép Nhật ký hiệp ước Plaza Accord còn gọi là Plaza Agreement, vào năm 1985.
Hiệp ước này nhầm hạ thấp tỷ giá đồng Mỹ kim với đồng Yen của Nhật và đồng Deutsche Mark của Tây Đức. Nói một cách khác, trong hiệp ước Plaza Agreement ký kết vào ngày 22-Sept-1985 tại Plaza Hotel, New york City, giữa Hoa kỳ với các nước Pháp, Tây Đức, UK, và Nhật. Hoa kỳ đã bắt ép Nhật và Tây Đức phải nâng tỷ giá đồng tiền của họ so với đồng Mỹ kim (Plaza Accord or Plaza Agreement was the agreement between the government of France, West Germany, Japan, US and UK to depreciate the US dollars in relation to Japanese Yen and German Deutsche Mark by intervening in currency markets…The exchange rate value of the Dollars versus the Yen declined by 51% from 1985 to 1987-Wikipedia- Google).
Nhờ thế mà tỷ giá đồng dollars so với đồng Yen xuống đến mức 51% trong những năm 1985-1987 và Hoa kỳ đã khuất phục được sự thâm thủng của mình trên cán cân thương mại với Nhật, làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật. Sau hiệp ước Plaza Accord, độ tăng trưởng của kinh tề Nhật xuống dưới 3% (trước đó là trên hay bằng 3%), và độ tăng trưởng kinh tế Nhật từ đó cứ chìm dần. Đến năm 1991 nền kinh tế Nhật thật sự đi vào thời kỳ suy thoái một cách tệ hại, độ tăng trưởng của Nhật lúc ấy xuống dưới điểm âm. Ngụp lặn trong suy thoái kinh tế, mãi đến năm 2003 Nhật mới ngốc đầu lên nỗi. Nhưng dù sao, từ đó, độ tăng trưởng của kinh tế Nhật luôn luôn ở dưới mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
Hiệp ước này nhầm hạ thấp tỷ giá đồng Mỹ kim với đồng Yen của Nhật và đồng Deutsche Mark của Tây Đức. Nói một cách khác, trong hiệp ước Plaza Agreement ký kết vào ngày 22-Sept-1985 tại Plaza Hotel, New york City, giữa Hoa kỳ với các nước Pháp, Tây Đức, UK, và Nhật. Hoa kỳ đã bắt ép Nhật và Tây Đức phải nâng tỷ giá đồng tiền của họ so với đồng Mỹ kim (Plaza Accord or Plaza Agreement was the agreement between the government of France, West Germany, Japan, US and UK to depreciate the US dollars in relation to Japanese Yen and German Deutsche Mark by intervening in currency markets…The exchange rate value of the Dollars versus the Yen declined by 51% from 1985 to 1987-Wikipedia- Google).
Nhờ thế mà tỷ giá đồng dollars so với đồng Yen xuống đến mức 51% trong những năm 1985-1987 và Hoa kỳ đã khuất phục được sự thâm thủng của mình trên cán cân thương mại với Nhật, làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật. Sau hiệp ước Plaza Accord, độ tăng trưởng của kinh tề Nhật xuống dưới 3% (trước đó là trên hay bằng 3%), và độ tăng trưởng kinh tế Nhật từ đó cứ chìm dần. Đến năm 1991 nền kinh tế Nhật thật sự đi vào thời kỳ suy thoái một cách tệ hại, độ tăng trưởng của Nhật lúc ấy xuống dưới điểm âm. Ngụp lặn trong suy thoái kinh tế, mãi đến năm 2003 Nhật mới ngốc đầu lên nỗi. Nhưng dù sao, từ đó, độ tăng trưởng của kinh tế Nhật luôn luôn ở dưới mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
Chắc chắn bài học cay đắng này đang là nỗi ám ảnh của Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo Bắc kinh. Nhất định họ sẽ tìm cách tránh cho bằng được vết xe đổ của Nhật. Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo Bắc kinh sẽ tránh vết xe đổ của Nhật bằng cách nào? Đó là câu hỏi lớn không những của 1tỷ300 triệu người Trung Quốc, mà còn của cả thế giới, Hà nội và Hoa Thịnh Đốn nữa. Đó cũng là bài học cay đắng cho những quốc gia đã từng quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa kỳ, nhất là Hà nội đang trên đường ký kết những thương ước mậu dịch song phương tầm cỡ với Hoa Thịnh Đốn. Hà nội sẽ tiếp ứng như thế nào sự “tự quyết” của Bắc kinh trong việc tăng giá đồng Yuan của họ. Có một vấn đề khá tế nhị đặt ra choViệt Nam, sự thâm thủng cán cân thương mại của ViệtNam với TQ năm nay có thể lên đến 20 tỷ Mỹ kim, một gánh nặng phi lý cho nhân dân ta, cho nền kinh tế Việt Nam. Quan hệ mậu dịch song phương giữa VN-TQ được xây dựng trên tỷ giá của đồng Yuan với đồng Mỹ kim. Liệu đây có phải là cơ hội tốt để Chính phủ ViệtNam tìm cách giảm thiểu tối đa sự chênh lệch trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và TQ. Có cách nào để chúng ta hy vọng đây là thời cơ để Việt Nam thóat khỏi, xa dần sự áp đảo của nền kinh tế Trung Quốc?
Lịch sử của nhân loại giống như vòng tròn của bánh xe lăn. Những việc hành xử kinh tế của Hoa kỳ với Trung Quốc tại vòng 2 Đối Thoại Chiến Lược Kinh Tế Mỹ-Trung hôm 24/5/2010 tại Bắc kinh chỉ là một phiên bản của hiệp ước Plaza Agreement ký kết giữa Hoa kỳ và Nhật 25 năm về trước tại New York City.
Hơn bao giờ hết, và chưa bao giờ nhân loại nhìn thấy rõ quyền lực và sức mạnh kinh tế của Hoa kỳ như hôm nay. Đến giờ phút này và trong nhiều thập niên tới và có thể trong suốt thế kỷ XXI này Hoa kỳ vẫn là người lãnh đạo kinh tế thế giới? Đó là câu hỏi chưa có ai dám trả lời ở thể phủ định-không! Và nhìn về tương lai, còn xa mới tới ‘Kỷ Nguyên Trung Quốc’. Cũng có thể chẳng bao giờ./.
Đào Như
Bác sĩ Đào Trọng Thể
thetrongdao2000@ yahoo.com
Oak park, Illinois, USA
May-27-2010
*
Bác sĩ Đào Trọng Thể
thetrongdao2000@ yahoo.com
Oak park, Illinois, USA
May-27-2010
*
No comments:
Post a Comment