Sunday, June 27, 2010

ĐOÀN HIỆP * XÃ HỘI VIỆT NAM *



Tắm ôm

Bãi biển Thịnh Long của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định có lẽ chỉ đứng sau bãi tắm Quất Lâm một chút ít về độ cuốn hút khách làng chơi. Nhưng thời điểm này ở đây lại đang có một dịch vụ khá mới mẻ là tắm ôm. Ở bất ky` thời gian nào, từ sáng đến tối, nếu khách muốn thì dịch vụ ở đây luôn sẵn sàng….

Chiếc taxi có chở tôi và một người bạn đáp vào quán nhỏ dựng tạm gần bãi biển. Lúc này kim đồng hồ đã chỉ 5h chiều. Ánh mặt trời chỉ còn le lói xa xa. Chẳng cần hỏi thăm, chỉ cần phóng tầm mắt ra bãi biển, có thể thấy không khí nơi này khá “nhộn nhịp” vì những dịch vụ chào mời đang bủa vây du khách bốn phương.




“Phao sống”


Trong chiếc quán tạm bợ này chỉ bày có vài chai bia Hà Nội, dăm ba quả dừa “héo quắt” để lâu ngày. Một hộp gỗ cũ kĩ đựng đầy thuốc lá và 4 cô gái mặt trát đầy son phấn vắt vẻo bắc ngang qua cây trứng cá, miệng phì phèo thuốc nằm hóng gió biển. Thấy vậy, cậu bạn tôi thắc mắc “chỉ có thế này mà cũng gọi là buôn bán hả?” tôi chưa kịp phản ứng thì ông chủ quán đã đỡ lời: “Những thứ này chỉ tạm bợ thôi em ạ. Chứ cứ trông vào đó có mà chết đói”. Như muốn giải quyết thắc mắc của bạn tôi, ông nói thêm “Ở đây nhà nào cũng vậy, kinh doanh cái “mát mẻ” thì mới sống được”
- Thế cái “mát mẻ” là cái gì? Ông anh có không? Tôi hỏi.
- Thế chú không nhìn thấy mấy em đang nắm ườn kia à. Hàng đấy, có thích không? Rẻ thôi! Gã chủ quán đáp lời.
- Còn dịch vụ nào mới hơn nữa không? Tôi hỏi tiếp
- Tắm ôm!
- Bao nhiêu
- 100 một cuốc!
- Thế chỉ tắm không thôi à?
- Tắm xong, thích đi “tàu nhanh” hay “tàu chậm” thì tùy bọn em.
- Ok!
Rất ngắn gọn, cuộc ngã giá của chúng tôi với ông chủ quán kết thúc chóng vánh. Ngay sau đó, tôi đã chọn cho mình một em rồi cùng sánh đôi bước xuống biển. Em mặc bộ đồ tắm màu xanh nước biển, ngực hở quá nửa, chiếc quần tắm ngắn cũn cỡn phô ra cặp đùi rám nắng và không quên man
g theo một chiếc phao bằng xăm ô tô. Em nói: “Để tiện đường công tác ấy mà” rồi nở một nụ cười ranh mãnh.


1iq6 Tắm ôm



Cô gái tên Minh chỉ khoảng 24 tuổi và giới thiệu đã làm “phao sống” ở đây gần 3 năm. Minh cho biết, trước đây cô chỉ tiếp khách trên cạn vì không biết bơi. Nhưng hiện nay loại dịch vụ này đang phát triển, với lại xuống biển vừa tắm vừa đùa nên nhiều “thượng đế” có vẻ thích thú mà tiền bo cũng nhiều hơn.
- Thế ở đây có bao nhiêu người làm phao “sống” như em? Tôi hỏi
- 100, 200, thôi em chịu!
Vì đâu nên nỗi?
Minh cho biết: Sinh ra ở huyện nghèo của Thái Bình nơi quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho giời với nghề trồng lúa. Học hết phổ thông, do không thi được đại học nên Minh xin sang Nam Định học may. Học ở đây được vài tháng,Minh quen một gã Sở Khanh tên T. rồi sống như vợ chồng với hắn. Dù biết rắng hắn đã có vợ nhưng không hiểu sao đầu óc lúc đó của Minh cứ u u mê mê tin vào những lời nịnh bợ của hắn. Có lần bố Minh phải đạp xe mấy chục cây số sang khuyên bảo nhưng cô cũng chẳng nghe, thậm chí ông còn từ Minh nếu cô còn dính dáng đến T.


Rồi vợ con T mấy lần tìm đến phòng trọ của Minh dần cho nhừ tử mà cô cũng chẳng chừa. Và rồi chuyện gì đến cũng đã đến, ngày Minh báo tin với T là đã có mang thì cũng là ngày hắn nói lên ý định của mình: “Cô bỏ cái thai ấy đi chứ, nuôi cô còn chẳng đủ thì còn nuôi ai được nữa”. Phải đến lúc này, Minh mới nhận ra cái sai của mình. Bởi cái thai đã 5 tháng tuổi, bây giờ có bỏ đi cũng không được mà Minh cũng không muốn bỏ nó bởi bó chính là hi vọng duy nhất của cô lúc này.



3db2 Tắm ôm


Bụng mang dạ chửa, đồng lương may eo hẹp không thể nuôi sống được bản thân trong thời kì thóc cao gao kém. Còn về quê thì cô cũng chẳng có mặt mũi nào mà về nữa. Thôi thì cứ ở đâu tạm vài năm, kiếm được công việc ổn định rồi bế con về xin lỗi cha mẹ và họ hàng.


Với ý nghĩ đó, Minh bắt xe lên Hà Nội. Nghe nói có đứa bạn học hồi phổ thông đang là nghề gội đầu ở chân cầu Thăng Long. Đặt chân lên đây Minh mới biết sự thật công việc của cô bạn mình là “bán trôn nuôi miệng”. Nhìn thấy cảnh đó, cô định cất bước ra đi khỏi chốn nhơ nhuốc này nhưng cô bạn ngăn lại: “Mày không ở đây thì đi đâu. Tiền không có một xu, sống sao nổi. Thôi ở đây với tao, có gì tao phụ cho”. Ngẫm đi tính lại, Minh cũng chẳng biết trông chờ vào đâu, thôi đành ở đây vậy.
Sinh con được vài tháng, với vóc dáng, khuôn mặt ưa nhìn, với lại gái một con khiến Minh nổi bật nhất so với nhân viên của quán đó. Nhiều khách vào quán chỉ muốn gần cô. Lúc đầu Minh không chịu tiếp khách nhưng do nợ nần quá nhiều, cũng không còn lối thoát nào nên cô đành phải dấn thân làm theo. Bến bờ xa tắp


5rn2 Tắm ôm


Chiếc phao của tôi và em cứ dập dờn theo những con sóng đẩy đi, xô lại như muốn cuốn đi trất cả những gì mà nó muốn. Nhưng với Minh, ý nghĩa về lại mái nhà xưa vẫn quanh quẩn đâu đó. “Em chẳng khác gì những con sóng này anh ạ. Đã bao lần em muốn làm lại nhưng không được. Bởi cái ranh giới của hiện thực cuộc sống đang quá xa vời với em. Đến ngay đứa con mà em đã rứt ruột đẻ ra, bây giờ cũng không còn ở cạnh em nữa thì thử hỏi em còn quay về làm gì?” Minh nói mà giọng buồn buồn dường như hai hàng nước mắt của em đã tuôn trào trên gò má. Dù Minh biết cái viễn cảnh “già thải” của gái làng chơi nó khắc nghiệt đến thế nào: Gái xuân thì, giai gọi tơi tới Gái hết thì, đào bới cũng chẳng xong Nắng chiều đã tắt hẳn, những người tắm cũng đã lên bờ tìm cho mình một bãi đáp mới. Xa xa, tiếng động cơ của mấy chiếc thuyền đánh cá cập bến gầm gừ rồi tắt hẳn. Tạm biệt Minh để trở về thành phố, trên cả đoạn đường dài gần 60 cây số ấy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Có phải những con người như Minh đều bế tắc như vậy? Và thật sự những điều đó đến bao giờ mới kết thúc? Chẳng lẽ cuộc đời họ cứ tiếp tục trôi nổi như những chiếc phao lênh đênh trên biển cả không bờ?

Tắm ‘ôm’ ở biển Sầm Sơn Sau cú điện thoại của bà chủ quán, một cô gái nhí nhảnh trong bộ áo tắm hai dây liền mảnh xuất hiện. Giọng à ơi như hút hồn khách, bàn tay mềm mại chìa ra: “Anh đi tắm với em. Biển đêm nay lặng…”.
Thành, ngồi trên chiếc xích lô lọng vàng, đỗ xịch bên khách, ngà ngà hơi men: “Anh đi giải sầu một chút. Sầm Sơn giá hạ bất ngờ. Lên xe đi em chở khuyến mại”.
Thấy khách tần ngần, Thành tiếp tục gạ gẫm: “Khoái tắm tiên thì chở đến bãi tắm tiên. Qua dốc Độc Cước, tha hồ vùng vẫy, mặc sức nô đùa. Sợ xa, sợ tối thì tắm ôm, ngay bãi trước mặt”.


Chưa kịp hỏi gì thêm, anh chàng đã thao thao bất tuyệt kể rằng giá một trăm nghìn đồng một giờ cho gái tắm cùng. Hai giờ, thì trăm rưỡi. Muốn thưởng thức nửa giờ thì tính sáu chục nghìn.
Thành kể rằng đêm trời mát như thế này chỉ tắm một tiếng đồng hồ là đủ. Lâu lâu đã có ông bị cảm, xoa dầu cạo gió ủ ấm mãi mới thoát hiểm. Ngâm nước vài chục phút lại dắt nhau lên bờ, mười nghìn một cái ghế bố rộng rãi hai người ngồi tâm sự. Ai không biết bơi thì thuê lốp ôtô, thả nổi trên mặt nước, hai người cứ đứng ở bên trong mà tắm…
Theo những dân cò ở đây, gái tắm “ôm” chỉ thua những cô chân dài, người mẫu. Tuổi chỉ trên dưới hai mươi, phần lớn là gái quê làm nghề cải thiện.


6 1 Tắm ôm


Thấy khách xiêu lòng, Thành ra hiệu đi theo mình, chân dẫm xệu xạo trên cát rồi dừng lại ở quán trà đá bày trên những chiếc ghế nhựa lùn. “Bà bán nước này là hoa tiêu đấy”, Thành nói.
Không cần đợi lâu, sau cú điện thoại bấm nhoay nhoáy trên tay bà chủ quán, một cô gái nhí nhảnh trong bộ áo tắm hai dây liền mảnh. Gương mặt chưa nhìn rõ, nhưng cái giọng à ơi thì như hút hồn khách bàn tay mềm mại chìa ra: “Anh đi tắm với em. Biển đêm nay lặng…”.
Ra mép nước, trong biển vắng oàm oạp sóng vỗ, từng đôi, thậm chí từng nhóm, cứ một đàn ông, một đàn bà cầm tay nhau cười rúc rích. Họ khỏa nước bước sâu dần ra biển quánh đặc bầu trời đêm. Tiếng la lối và ho khụ khụ của kẻ bị sặc nước, cả lời than: “Em lạnh quá anh ơi!” hay “Quắp chặt thế này thì chết chìm cả đôi mất thôi”…


Hà, một cô gái tắm “ôm” tâm sự : “Cái nghề tắm ôm này chỉ làm thêm thôi, ban ngày em bán quầy báo lẻ trên vỉa hè. Có khách gọi thì đi, lấy tiền đỡ đần được mẹ và có thêm giấy bút cho hai đứa em cắp sách đến trường”.

Xưa nay, mát-xa, xông hơi hay tắm nước khoáng được xem như một trong các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi sức khỏe rất hữu ích. Tuy nhiên, hiện nay, các dịch vụ này đã bị biến tướng. Không ít nơi đã trở thành nơi nuôi dưỡng tệ nạn mại dâm. Điều đáng lo là tình hình này đang diễn ra công khai và hầu như tỉnh, thành, nào cũng có. ·


Lên non tắm nước “khoái”



Mại dâm núp bóng trong cơ sở xông hơi Phụng Thủy. Cách Hà Nội hơn 60 cây số về phía Tây – Tây Nam, Thanh Thủy – một thị trấn vừa mới thành lập – đang là điểm đến của nhiều du khách nhờ loại hình tắm nước khoáng. Nghe nói vào năm 2000, khi khoan giếng để lấy nước sinh hoạt, tình cờ một người dân xã La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã phát hiện mỏnước khoáng.
Qua nghiên cứu địa nhiệt sâu, các nhà nghiên cứu đã cơ bản khoanh được vùng mỏ nước khoáng phân bổ trên diện tích hơn 1km2. Mỏ có hình quả bầu, trải dài theo hướng sông Đà. Nhiệt độ trung bình của nước khoáng nóng khoảng từ 37oC đến 43oC.
Trong nước có nhiều hàm chất vi lượng, như natri, canxi, magiê… thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khỏe và chữa bệnh. Với các thông tin như vậy khó du khách nào có thể bỏ qua khi tham quan miền Bắc và cả tôi cũng vậy. Sau 3 xị với mấy dĩa mồi ở quán Anh Tú “xịn” trên bờ đê Yên Phụ, anh Bình “cồ” – người bạn mới quen – xòe bàn tay chém phập xuống chiếu và nói: “Bác thích thì em “phục vụ” bác ngay! Bác cứ nhậu “vô tư”, trưa mai ta khởi hành! Đảm bảo hấp dẫn hơn bác biết nhiều!”.

Rời Hà Nội qua Việt Trì, xe của chúng tôi men đường đê sông Đà. Phong cảnh sông núi hữu tình trải dài tận chân trời. Dù mới chỉ hơn 15 giờ, nhưng do nhiệt độ khá lạnh nên trông cảnh vật như xế chiều. Tôi bấm nút kéo kiếng xe xuống. Thoang thoảng đâu đây mùi lúa mới. Như một thói quen, Tiến tài xế nói nhanh với Bình “cồ”: “Chỗ cũ hả anh?”. “Chứ còn đâu nữa ngoài chỗ ấy!”. “Anh không nói trước em điện thoại đặt món ăn. Mùa này có cá suối, lợn nương ngon lắm!”. “Bếp nhanh mà. Đến đó ta đặt luôn!”


Chiếc xe vẫn uốn lượn quanh co trên con đường đê mấp mô. Vào đến địa phận xã La Phù, hàng chục bảng hiệu “Tắm khoáng” lần lượt xuất hiện 2 bên đường. Bình “cồ” xoay người ra sau nói với tôi: “Chút xíu nữa lên phòng, bác cứ xả nước vào bồn rồi thay đồ. Khoảng vài phút sẽ có tiếng gõ cửa, bác cứ mở. Một em gái sẽ vào, xinh thì bác cho tắm chung còn không thì bác cứ từ chối, đừng có ngại. Nhưng mà nhớ nếu có “vui” quá thì chỉ cho em gái 10 nghìn hay hai chục thôi. Đừng “phá giá”, xuống lầu ta mới thanh toán!”

Xe chúng tôi rẽ nhanh vào một nhà hàng ăn uống kiêm luôn dịch vụ tắm khoáng Khoa – Niệm. Khoảng sân khá rộng dư đậu chục chiếc ô tô, anh chị chủ đang bận rộn tiễn một đoàn khách hơn chục người. Vừa thấy Bình “cồ”, anh chủ quán bỏ khách bước vội ra. “Lâu quá chú Bình mới ghé. Sao lúc này vẫn “đá đấm” đều chứ! Thằng “Ri-an” (Real Madrid – một đội bóng của Tây Ban Nha) đá “gấu” quá!”. “Thua bỏ mẹ, sắp “vỡ đê” đến nơi!”


Uống chưa xong ly trà, Bình “cồ” nói như phán: “Ông làm cho tôi con gà luộc, 2 đĩa xôi cháy cạnh. Có măng không? Rồi, luộc luôn. Thế thôi. Tốc hành!”. Như quên điều gì, Bình “cồ” ghịt đầu gã chủ quán nói như rít: “Có anh bạn Sài Gòn ra chơi. Đưa em nào mới mới vào “phục vụ”. Nhớ dân miền ngược nhá, đưa miền Tây vào là coi như “chở về rừng” đấy bố ạ!”



Chúng tôi được đưa lên lầu. Đó là dãy phòng tắm với chục phòng na ná như nhà vệ sinh ở các bến xe. Cửa đóng hờ hững bằng gỗ có khóa trong, tường xây cao khoảng 2 thước trống toang hoác. Khác với các phòng tắm ở dưới đất có bồn nằm đàng hoàng bằng men, các bồn tắm trên lầu được xây bằng gạch men và dài hơn 2 thước. Mỗi đầu bồn là gờ cao. Thò tay mở van, nước nóng tuôn xối xả vào bồn, khói bay nghi ngút.

Trời lúc này khoảng trên dưới 18 độ, nhưng tôi không có cảm giác lạnh. Phía đầu vòi là kệ đựng xà bông. Phía dưới 2 bịch dầu gội đầu, dầu tắm là… bao cao su. Đang cởi quần áo (tôi mặc đến 4 cái áo), bất chợt nghe tiếng gõ cửa. Vừa mở cửa, một em gái khá trẻ mặc quần jean, áo thun lách vội vào rồi nói lí nhí: “Anh cho em tắm chung!”. Tôi chưa kịp “phản ứng” em đã xong phần quần áo rồi mời tôi vào bồn. Các bạn tôi ở phòng bên cũng trong “tình cảnh” tương tự.



Theo lời của Mi (tên cô gái) thì em là dân chính gốc Phú Thọ, nhà ở gần đây, khi nào có khách thì chị Khoa gọi. Ngày nào đông thì “tắm” cho 3 khách, bữa vắng thì hát karaoke suốt ngày. Các phòng bên, bạn tôi cũng đang hỏi chuyện, âm thanh vang ồm ồm náo nhiệt cả tầng lầu. Lâu lâu lại ré lên tiếng cười khùng khục. Tiếng dội nước, rồi xả nước ào ào. Được chừng đâu hơn 10 phút thì… im lặng hoàn toàn(!). · Qua cầu tắm “tiên” Như người khám phá ra “cái mới”, vừa về thành phố tôi kể cho các bạn tôi nghe. Anh Hữu, một doanh nhân bán vải ở Soái Kình Lâm, cười cười: “Kể ra thì cũng lạ đấy. Chú mày được “tắm” nước khoáng, còn anh chỉ có nước nóng. Nếu muốn “thực tế” thì theo anh. Khỏi cần tốn vé máy bay, chỉ cần qua cầu là tới!”. Xuống dốc cầu Bình Triệu khoảng hơn 100m phía tay phải là doanh nghiệp TNHH xông hơi, xoa bóp Phụng Thủy. Tấm bảng hiệu to “vật vã” như khẳng định thương hiệu của mình.

Cũng như Đức “cồ” ngoài Hà Nội, anh Hữu kéo người tôi sát vào và dặn nhỏ: “Ở đây chỉ có 3 phòng VIP thôi. Trong đó có đầy đủ. Cũng như điểm “tắm tiên” ở Thanh Thủy, chỉ vài phút sau sẽ có người vào tắm cho mày”. Chúng tôi được dắt thẳng vào dãy phòng trong cùng dưới đất. Đúng là phòng dành cho VIP. Ngoài chiếc giường mát-xa “truyền thống” là phòng xông hơi khô bằng kính trong suốt và 1 bồn tắm với hệ thống thủy lực mát-xa dưới nước. Tôi máng quần áo rồi chụp vội cái khăn tắm vào phòng xông hơi.


Khác với điểm tắm nước khoáng ở Phú Thọ, tôi xông muốn hết mồ hôi vẫn chưa thấy ai gõ cửa. Nhẹ nhàng như tên trộm, tôi vừa trong phòng xông hơi bước ra thì một em gái bước vào. Khỏi phép tắc, không cần xin xỏ… em gái cười cười giật chiếc khăn lau vội người tôi rồi ấn vào tay tôi chai nước. Đèn lù mù, đã vậy khói tràn ngập phòng, tôi không nhìn rõ em đẹp hay xấu, chỉ nghe giọng nói thỏ thẻ.

Cũng như nhiều cô gái đang hành nghề ở các tiệm mát-xa, Vân An giọng buồn buồn nói: “Chưa tốt nghiệp phổ thông, nhưng do nhà nghèo quá nên em nghỉ học luôn. Mình là chị lớn phải có trách nhiệm phụ giúp cha mẹ. Mấy ngày đầu vào đây làm em đâu có ưng. Bị mấy ông đáng tuổi cha mình quờ quạng mắc cỡ lắm, nhưng đâu dám chống cự. Xấu hổ lắm, nhưng vì tiền phải cắn răng làm. Ba má em ngoài nớ không biết em làm nghề này đâu!”…

Không ai có thể phủ nhận lợi ích của việc mát-xa, tắm bùn, tắm nước khoáng. Thế nhưng, những kiểu tắm như thực tế chúng tôi đã trải qua thì hình như còn mệt thêm. Tôi có mấy người bạn cứ xỉn xỉn đi xông hơi về là bị cảm. Nhưng việc quản lý các dịch vụ này dường như còn quá lỏng lẻo. Vì thế, qua tìm hiểu của chúng tôi, tại TPHCM, đâu chỉ có Phụng Thủy mà ở quận Tân Bình còn có khách sạn T.T; ở Bình Chánh còn có khu T.L và dữ dằn nhất phải kể là khách sạn N.B ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai…

ĐOÀN HIỆP

No comments: