*
BẠCH LONG VỸ & LỊCH SỬ BÁN NƯỚC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Sơn Trung
Đảo Bạch Long Vĩ nằm trong Vịnh Bắc Bộ, thuộc thành phố Hải Phòng của Việt Nam. Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo thuộc huyện Bạch Long Vĩ, trực thuộc thành phố Hải Phòng. Đảo này nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hải Phòng khoảng 110 km, có diện tích khoảng 2,5 km² khi nước thủy triều lên cao và khoảng 4 km² khi thủy triều xuống thấp.
Hòn đảo này có khoảng 80 hộ dân, với hơn 350 người đang sinh sống. Nhưng số người có mặt trên đảo thường nhiều hơn con số này cả chục lần, gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp, thanh niên xung phong và cán bộ nhà nước. Khách vãng lai cũng thường có mặt ở đây, đa số đến từ các tầu cá neo đậu xung quanh đảo, nếu tính cả khách vãng lai, dân cư trên đảo khoảng trên dưới 4.000 người. Ngoài ra, các đơn vị hải quân Việt Nam cũng có mặt trên hòn đảo này.
Về lịch sử của hòn đảo Bạch Long Vĩ, theo hiệp ước ký kết giữa Pháp với nhà Thanh năm 1887, thì hòn đảo này thuộc về Việt Nam, lúc đó do chính phủ Pháp bảo hộ. Trước đây, do không tìm được nguồn nước nên người dân không đến định cư ở đảo. Mãi đến năm 1920, sau khi tìm được nguồn nước ngọt, người dân Việt Nam đã chuyến tới sinh sống trên hòn đảo này bằng các nghề như: chăn nuôi, trồng trọt và khai thác thuỷ sản.
Đến năm 1937, vua Bảo Đại cho người tới đảo Bạch Long Vĩ lập đồn canh phòng. Sau đó, chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và quân Nhật đã ra Bạch Long Vĩ tước khí giới của quân lính Bảo Đại đang canh giữ ở đảo. Đến năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương và tiếp tục khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo.
Năm 1949, phe Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã thua trận, chạy ra Đài Loan và đến chiếm đảo Bạch Long Vĩ. Đến tháng 7 năm 1955, quân cộng sản Trung Quốc đổ bộ lên đảo, đánh đuổi quân Quốc Dân đảng ra khỏi đảo này.
Tháng 01 năm 1957, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp nhận đảo và ra Nghị định số 49, quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Ủy ban Thành phố Hải Phòng. Nghị định này nhằm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo, cùng với vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quanh đảo.
Ông Nguyễn Dy Niên nói : "Theo Hiệp định, Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh Bắc Bộ và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích. Đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý."
Và ông Lê Công Phụng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng đã xác nhận điều này trong bài phỏng vấn đăng trên Tạp chí Cộng Sản hồi tháng 1 năm 2001 như sau: "Phần Vịnh phía ta có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc, khoảng 130 km. Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc được 46,77%, đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý."
Theo tin từ báo Việt Nam Net và báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ra thăm đảo Bạch Long Vĩ trong 3 ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Tại đó, ông Nguyễn Minh Triết đã khẳng định: "Dù là đảo nhỏ nhưng Bạch Long Vĩ là tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và là hòn đảo tiền tiêu có ý nghĩa quan trọng cả về an ninh quốc phòng lẫn kinh tế - xã hội." Ông Chủ tịch nhấn mạnh: "Đối với biên giới, lãnh hải, chúng ta luôn muốn hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc, giữa các dân tộc có biên giới với chúng ta, đó là mong muốn của nhân dân. Có hòa bình, hữu nghị thì nhân dân mới có cuộc sống ổn định, đó là thiện chí của cả dân tộc VN suốt hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Làm việc này trên cơ sở thương lượng, trao đổi, vận động, thuyết phục.
Không vì vậy mà để cho bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình. Khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, quyết tâm không gì lay chuyển được của Đảng, Nhà nước. Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng."
Riêng báo chí nước ngoài, trong mấy ngày qua cũng có đề cập đến việc tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ. Trong một bài báo đăng trên tờ EarthTimes ngày 2 tháng 4 với tựa đề “Lãnh đạo Việt Nam nguyện bảo vệ lãnh thổ trên Biển Đông”, có nhắc tới việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được hai tàu hải quân hộ tống ra thăm đảo Bạch Long Vĩ. Bài viết có đoạn: "Việt Nam đã kiểm soát Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng một số viên chức Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam về hòn đảo này."
Và một đoạn khác trong bài báo viết rằng: "Hôm thứ sáu, ông Nguyễn Minh Triết đã tổ chức một chuyến viếng thăm hiếm hoi tới một căn cứ hải quân Việt Nam trên hòn đảo đang tranh chấp Bạch Long Vĩ giữa miền Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam."
Qua các tin tức trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài trong mấy ngày qua, có những điều bất thường về hòn đảo này. Phải chăng Trung Quốc đã muốn hòn đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Does-china-dispute-the-sovereignty-of-bach-long-vi-island-of-vietnam-04072010071054.html
Một tờ báo điện tử, có trang mạng của Trung Quốc viết "trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, hai nước chỉ phân chia vùng biển, chứ không nói đến chủ quyền của hòn đảo Bạch Long Vĩ và Việt Nam chỉ tạm thời giữ đảo Bạch Long Vĩ chứ không có chủ quyền".
http://my.opera.com/Nguyentaiduc/blog/ba-ch-long-vi-da-o-q
Ai cũng biết cộng sản Nga Tàu đều là một thứ thực dân, đế quốc, sắt máu, tàn độc hơn Anh, Pháp, Mỹ nhiều! Muôn sự là do ông Hồ. Phan Bội Châu có kinh nghiệm về Nhật Bản tráo trở hợp tác với Pháp rồi trở mặt với du sinh Việt Nam. Cụ cũng biết cộng sản Nga lợi dụng cụ để bắt nhân dân ta làm nô lệ cho cộng sản Nga cho nên sau khi nghe Lý Thụy (Hồ Chí Minh) khuyến dụ rồi cụ làm lơ mà bảo rằng cụ không biết tiếng Anh! Nếu cụ thích Nga, theo lệnh Nga thì bên cụ thiếu gì người viết tiếngAnh hay dịch tiếng Anh cho cụ. Vì cụ không theo Nga mà đệ tam quốc tế hạ lệnh cho Lý Thụy bán Phan Bội Châu.
Đứa con nít lên ba cũng không thể tin điều đó nhưng thời chiến tranh không ai dám lên tiếng vì sợ gán tội phản quaốc, và vì thời chiến tranh, tin tức bị bịt kín. Cộng sản thành công là nhờ khéo dấu diếm và tuyên tuyền lừa bịp.
Qua những sự kiện lịch sử, ta thấy Trung Quốc có dã tâm xâm chiếm nước ta từ lâu, mà một phần cũng do ông Hồ tự nguyện dâng hiến cho Trung Quốc để lấy lòng Trung Quốc trong việc cầu viện. Việc này cũng giống như việc một người tự đem dâng vợ con cho quan để cầu thăng quan tiến chức:
" Con được công danh cha mòn trán,
Em nên khoa giáp chị nát đồ."
Dù lúc này Trung Quốc chưa lộ mặt xâm lược, ông Hồ đã sẵn sàng dâng Việt Nam. cho Trung Quốc. Các thủ hạ ông, bao gồm Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Dy Niên, Dương Danh Dy . . . đều biết thế nhưng ai dám lên tiếng phản kháng? Muốn đi mò tôm hay muốn gán cho tội phản đảng? phản quốc mà chết nhục nhã? Một số biết nhưng họ rất cảm động và vui sướng khi thấy Trung Quốc viện trợ lương thực, vũ khí và mang lại cho họ chiến thắng Điện Biên thì họ không còn lo nghĩ họa mất nước. Họ chỉ biết lợi trước mắt mà quên hại sau lưng!
Trong bài phỏng vấn của RFA do Mặc Lâm thực hiện ngày 2-7-2009, ông Dương Danh Dy dù chống đỡ cho cộng sản, đổ lỗi cho "lịch sử" nhưng cũng thú nhận là Việt Nam đã hứa dâng biển cả và đất đai":
Bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi. Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.
Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại, có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình nhưng mà mục đích là đưa hàng hoá sang nhanh chẳng hạn.
Hồi đó tôi còn trẻ, sau khi vào Bộ Ngoại giao thì tôi có được tận mắt đọc biên bản ký kết về việc Trung Quốc trao trả lại đảo Bạch Long Vĩ cho Việt Nam. Có một chi tiết thú vị là lúc đó Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận vì chưa có phương tiện để ra đảo. Thế là phía Trung Quốc, sau khi thỉnh thị, lại tặng thêm cho Việt Nam hai chiếc ca-nô.Từ đó, không có chuyện gì xảy ra. Hơn nữa, trong đàm phán Vịnh Bắc bộ vừa qua, rõ ràng không hề có vấn đề gì về chủ quyền Bạch Long Vĩ. Nhưng tôi cũng biết gần đây có tin đồn bên Trung Quốc là "Trung Quốc cho Việt Nam mượn" đảo Bạch Long Vĩ.
Sau đây là đài BBC phỏng vấn Dương Danh Dy.
Hồi đầu tháng 4, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có chuyến thăm Bộ tư lệnh hải quân tại Hải Phòng. Trong chuyến thăm, ông Triết đã tới đảo Bạch Long Vĩ, nơi ông khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và không nhượng bộ dù chỉ một tấc đất biển đảo. Một số báo chí nước ngoài khi đề cập tới chuyến thăm này có gọi đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo 'đang tranh chấp'. Vậy thực hư về chuyện "tranh chấp" giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh đảo Bạch Long Vĩ là như thế nào? Chúng tôi đã hỏi chuyện nhà nghiên cứu TQ Dương Danh Dy
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2010/04/100412_duongdanhdy_bachlongvi.shtml
*
Và nếu không có việc này thì việc gì Nguyễn Minh Triết phải nơi đây và tuyên bố khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và không nhượng bộ dù chỉ một tấc đất biển đảo.
Chính ông Dương Danh Dy cũng đã cho biết Việt Nam đã nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ. Trung Quốc giữ hộ Việt Nam tới năm 1956 thì trả lại cho Việt Nam. . . Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận . . .
Trung Quốc ngu gì mà không hiểu ý nghĩa triều cống của ông Hồ? Ông Hồ tấn cho họ để họ "hồ hởi phấn khởi" viện trợ cho ông. Tâm trạng và hành động của ông Hồ là tâm trạng của một thằng cờ bạc đem vợ giao cho tay cho vay cắt cổ để cầu may trong cuộc đỏ đen! Đó cũng là tâm trạng của một kẻ đi hối lộ cố nhét tiền của vào tay đại quan mặc dầu đại quan từ chối thật hay từ chối giả.
Như thế là Việt Nam đã cống Bạch Long Vĩ cho Trung Cộng cho nên Trung Cộng mới bảo là đảo này thuộc họ.
Nếu cho rằng Bạch Long Vĩ đã hứa cho Trung Quốc, đã tấn cho Trung Quốc rồi, là chuyện lịch sử đã rồi, đành chịu vậy thì không có tranh chấp theo như quan điểm cá nhân của ông Dương Danh Dy . Nhưng nhân dân ta và một số đảng viên không chịu, căn cứ tinh thần dân tộc, vào lịch sử lâu đời của đảo Bạch Long Vĩ, và về hiệp ước vịnh Bắc Bộ thì ắt có tranh chấp. Riêng việc Trung Quốc đòi mở rộng ngoài 200 hải lý thì với ai ở gần Trung Quốc đều có tranh chấp, sao ông Dương Danh Dy lại bảo là không tranh chấp? Và việc bán nước lúc này thì rõ là trách nhiệm của ông Hồ, trung ương đảng , bộ chính trị và đảng cộng sản, tại sao ông Dương Danh Dy lại muốn đánh bùn sang ao mà bảo là bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi?
Dẫu sao trong vấn đề lãnh thổ, ngoài Vũ Thư Hiên thì Dương Danh Dy là người có chất người nhiều nhất, thành thực nhất, và lời của ông có giá trị lịch sử nhất.
*
No comments:
Post a Comment