KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TQ BẮT ĐẦU TỪ ĐỘT BIẾN CÔNG NHÂN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE : http://VietTUDAN.net
Geneva, 09.06.2010
Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế của Hoa kỳ khởi đầu từ Subprime Mortgage Credits (Nợ Nần tư nhiễm độc) rồi lan ra Thế giới. Tiếp theo đó là Khủng hoảng Hy Lap từ Sovereign Debts (Nợ Nần công) rồi lan ra cả Lên Âu làm tụt giá đồng Euro.
Viết cuốn sách về Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới và liên tiếp 4 bài mới đây về Khủng hoảng Nợ nần Liên Âu, rồi nhìn nền Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào hai Thị trường Hoa kỳ, Liên Âu, chúng tôi đã đặt vấn đề có cuộc Khủng hoảng thứ ba nữa không và tại đâu, bắt đầu bằng cái gì cụ thể. Chúng tôi đã dự phóng rằng đó là từ Trung quốc và bắt đầu từ chính nền Kinh tế thực, chứ không phải từ Tài chánh, nợ nần như Hoa kỳ và Liên Âu.
Thực vậy, đối với sản xuất kinh tế cho những hàng hóa hạ cấp thường dùng hàng ngày hay những linh kiện, nhân lực là yếu tố sản xuất chính. Những thu nhập kinh tế, nếu không được phân phối đồng đều, sẽ là lý do tạo căng thẳng xã hội. Nếu yếu tố chính yếu NHÂN LỰC (Force de Travail) sản xuất bị bóc lột bất công, từ căng thẳng xã hội biến thành đột biến, bạo loạn để dành lại CÔNG BẰNG, CÔNG LÝ cho mình.
Theo chúng tôi, cuộc ĐỘT BIẾN đòi CÔNG BẰNG, CÔNG LÝ của Công nhân FOXCONN và HONDA khởi đầu cho cuộc Khủng hoảng Kinh tế tại Trung quốc.
Hôm qua 08.06.2010, chúng tôi viết bài dưới đầu đề KINH TẾ TQ : CÔNG NHÂN NỔI DẬY, CS NHƯỢNG BỘ. Hôm nay, chúng tôi viết tiếp về cuộc đột biến Công nhân này với đầu đề KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TQ BẮT ĐẦU TỪ ĐỘT BIẾN CÔNG NHÂN về ba phương diện :
=> Đột biến Công nhân đòi hỏi gì
=> Những lý do CSTQ nhượng bộ cuộc Đột biến Công nhân
=> Hậu quả thế nào từ Dột biến Công nhân này
Bài viết này dựa trên những thông tin tài liệu sau đây :
* AFP Beijing 08.06.2010 :
HONDA ETAIT TOUCHEE PAR UNE NOUVELLE GREVE
* REUTERS Taipeh 08.06.2010 :
LE GROUPE TAIWANAIS HON HAI PRECISION INDUSTRY :FILIALE FOXCONN
* Le Figaro 07.06.2010, trang 8:
CHINE: LI PENG JUSTIFIE LA REPRESSION DE TIANANMEN
* Le Monde 07.06.2010, trang 17 :
J’ACCUSE LE REGIME CHINOIS
* Financial Times 07.06.2010, trang 26 :
FOXCONN TO FACE INVESTOR QUESTIONS
* AFP Beijing 04.06.2010:
LES AUTORITES CHINOISES ONT AUTORISE UNE VAGUE AUGMENTATION DU SALAIRE MINIMUM
* Financial Times 03.06.2010, trang 9:
CHINESE LABOUR IS LICENSED TO STAKE ITS CLAIM
* Financial Times 03.06.2010, trang 14:
FOXCONN RAISES PAY BY 30% IN CHINA
* The Wall Street Journal 03.06.2010, trang 22:
HON HAI BENDS AMID SCRUTINY AND RAISES WAGES 30%
* REUTERS Beijing 02.06.2010 by Aileen WANG & Simon RABINOVITCH:
L’EVOLUTION DEMOGRAPHIQUE PROPICE AUX REVENDICATIONS SOCIALES
* Beijing Asia news/Agencies 02.06.2010:
THE NEW CHINESE WORKING CLASS, WILLING TO COMMIT SUICIDE RATHER THAN BEND TO OPPRESSION
* Le Monde 01.06.2010, trang 16:
EN CHINE , LA GREVE DES OUVRIERS DE HONDA ILLUSTRE LE MALAISE SOCIAL
* The Wall Street Journal 31.05.2010, trang 21:
CHINESE OFFICIAL WEIGHS IN ON HON HAI
* Le Monde 31.05.2010, trang 17:
C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER
* Le Figaro 31.05.2010, trang 21:
LA GROGNE SOCIALE MONTE EN CHINE
Đột biến Công nhân đòi hỏi gì
Đâu có bất công, đấy có đấu tranh. Khi bất công đối với quần chúng bị đẩy đến tột bực, thì quần chúng làm đột biến và bạo loạn. Những người gây bất công nhượng bộ hay không, đó là tương quan lực lượng. Lực lượng Công nhân Trung quốc gồm 145 triệu và đang bị đảng CSTQ độc tài cấu kết với Tư bản ngoại lai bóc lột bất công sức lao động.
Nhưng con số cho thấy bất công
Ngoài việc tiên đoán và lo sợ của chính ÔN GIA BẢO tuyên bố ngày 14.03.2010 trước Quốc Hội tại Bắc Kinh, chúng tôi lấy những con số thống kê mà các Thông tấn Reuters, AFP đánh đi để cho thấy sự phân phối bất công cho yếu tố NHÂN LỰC sản xuất.
Nhìn những con số thống kê của Nhà Nước, chúng ta nhận ra ngay sự chênh lệch phân phối thu nhập từ phát triển Kinh tế (Bản tin Reuters Beijing 02.06.2010):
“Selon les statistiques officielles, la part de la main-d'oeuvre dans le revenu national est passée de 53,4% en 1996 à 39,7% en 2007, tandis que celle des entreprises grimpait de 21,2% à 31,3% » (Theo thống kê nhà nước phần dành cho nhân công trong thu nhập quốc gia đi từ 53.4% năm 1996 xuống 39.7% năm 2007, trong khi đó phần dành cho những Công ty tăng từ 21.2% năm 1996 lên 31.3% năm 2007)
Hãng AFP 04.06.2010 từ Bắc Kinh cũng cùng nhận định về sự phân phối không đồng đều mà chính Ông Gia Bảo đã nói trước Quốc Hội:
“Malgré une croissance économique spectaculaire, la rémunération du travail a chuté par rapport à la richesse produite depuis le lancement des réformes économiques en Chine: elle représentait 56,5% du produit intérieur brut en 1983, mais 36,7% en 2005, affirmait récemment un responsable syndical ». (Mặc dầu tăng trưởng kinh tế lạ lùng, việc thù lao cho công nhân đã tụt dốc so với sự giầu có làm ra từ ngày khởi công những thay đổi kinh tế tại Trung quốc : phần dành cho công nhân chiếm 56.5% Tổng sản lượng quốc gia năm 1983, nhưng chỉ còn 36.7% năm 2005, đó là lời khẳng định của một người trách nhiệm nghiệp đoàn)
Tóm tắt cuộc Đột biến Công nhân FOXCONN và HONDA
Cuộc Đột biến đấu tranh của Công nhân FOXCONN được thể hiện bằng hành động tuyệt vọng : TỰ TỬ. Bị bóc lột bất công, mà không có quyền nói lên đối với độc tài Chính trị cấu kết với Tư bản ngoại lai, một số những Công nhân trẻ uất ức quá, đã chọn con đường chấm dứt cuộc sống bị bóc lột của mình.
Tập đoàn Hon Hai Đài loan tổ chức Nhà máy Foxconn tại Trung quốc để sản xuất những điện thoại di động, chính yếu là Iphone cho Apple, những máy vi tính cho DELL và Hewlett-Packard. Nhà máy Foxconn miền Nam Trung quốc gồm 400'000 thợ. Thông tấn Reuters Taipeh 08.06.2010 viết : «En cinq mois, dix ouvriers de l'usine Foxconn de Shenzhen, dans le sud de la Chine, ont mis fin à leurs jours et deux autres ont tenté de se suicider. » (Trong vòng 5 tháng, mười công nhân của Foxconn Shenzghen, nam nước Tầu, đã tự chấm dứt cuộc sống của mình, và hai người nữa quyết định tự tử).
Đây là hành động biểu hiện đấu tranh ở mức chót thê thảm.
Cuộc Đột biến đấu tranh của Công nhân HONDA được thực hiện bằng Đình công. Tập đoàn Xe hơi Honda có nhiều chi nhánh Nhà máy tại Trung quốc. Một trong những nhà máy ở tại Foshan, nam Trung quốc. Foshan Fengfu Auto Parts, chi nhánh Honda, có 65% cổ phần của Yutaka Giken Nhật và 35% của Moonstone Holdings Đài loan. Một số những nhà máy khác ráp nối xe hơi Honda tùy thuộc vào sản xuất những bộ phận như ổ số từ nhà máy Foshan Fengfu Auto Parts này. Cuộc Đình công tại Foshan mang tính cách chiến thuật, làm tê liệt những nhà máy ráp nối khác của Honda. 400 thợ làm việc tại đây đã đình công. Thực vậy, Thông tấn AFP Beijing 08.06.2010 viết : »Les usines d'assemblage du constructeur automobile japonais n'ont repris la production que vendredi dernier après plus d'une semaine de paralysie, en raison de la grève à Honda Auto Parts Manufacturing.» (Những nhà máy ráp nối xe hơi của Tập đoàn Nhật đã chỉ có thể tái hoạt động thứ sáu vừa rồi sau hơn một tuần lễ tê liệt vì cuộc đình công tại nhà máy sản xuất linh kiện Honda)
Những lý do CSTQ nhượng bộ
cuộc Đột biến Công nhân
Mức lương rẻ mạt bóc lột là chính sách Kinh tế của Nhà Nước Trung quốc. Thực vậy, việc cạnh tranh trên Thị trường quốc tế của Trung quốc dựa trên hai thủ thuật độc tài : HẠ LƯƠNG NHÂN CÔNG và HẠ TỶ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ĐỐI VỚI ĐO-LA. Trung quốc không cạnh tranh trên thị trường quốc tế bằng PHẨM CHẤT cao của hàng hóa, mà bằng hai thủ thuật hạ giá thành mà chúng tôi vừa nhắc tới.
CSTQ nhượng bộ
Đối với thủ thuật hạ tỷ giá đồng Nhân dân tệ đối với Đo-la, Quốc tế, nhất là Hoa kỳ, đã nhiều năm phản đối và đòi Trung quốc phải tăng tỷ giá đồng Yuan. Nhưng cho đến nay, Trung quốc vẫn chỉ hứa cho yên chuyện mà vẫn giữ tỷ giá thấp vì đây là chính sách cạnh tranh thương mại.
Đối với thủ thuật hạ lương nhân công, CSTQ đã xử dụng độc tài để áp đặt nhân công phải chấp nhận đồng lương rẻ mạt bóc lột.
Vì tình hình căng thẳng xã hội do phân phối thu nhập không đồng đều và nhân dịp này, CSTQ quyết định tăng lương cơ bản tổng quát là 20%.
Trước cuộc đột biến đấu tranh của Công nhân Foxconn và Honda, CSTQ phải nhượng bộ. Theo tin cập nhật của các Thông tấn Reuters Taipeh và AFP Beijing cùng ngày 08.06.2010, thì yêu sách đòi tăng lương của Nhân công được thỏa mãn như sau :
«Dimanche, Hon Hai a annoncé que les salaires des ouvriers de l'usine Foxconn de Shenzghen seraient relevés de 66%. En vertu de ces nouvelles augmentations de salaires, qui entreront en vigueur le 1er octobre, le salaire moyen des ouvriers de l'usine de Shenzhen passera à 2.000 yuans par mois (245 euros environ) ». (Chúa nhật, Hon Hai đã tuyên bố lương của công nhân của nhà máy Foxconn Shenzghen sẽ tăng lên 66%. Đối với việc tăng mới này về lương lậu sẽ bắt đầu từ 01 tháng 10, lương trung bình của công nhân của nhà máy Shenzghen sẽ là 2'000 mỗi tháng (245 Euros/ 290 US Đo-la)
«Honda Auto Parts Manufacturing : Le conflit social a été résolu par une augmentation de salaire de 24%, portant les rémunérations moyennes à 1.910 yuans (228 euros) ». (Nhà máy Honda Auto Parts Manufacturing : Cuộc tranh đấu xã hội đã được giải quyết bằng tăng lên 24%, như vậy đồng lương trung bình là 1'910 Yuan (228 Euros))
Trên đây là những giải quyết về lương lậu, nhưng công nhân còn đòi hỏi tổ chức sinh sống, điều kiện cư ngụ làm việc. Về phương điện này, Thông tấn xã Reuters Taipeh 08.06.2010 viết : «Après les augmentations de salaire annoncées dimanche, le groupe a déclaré mardi qu'il se préparait à transférer la gestion des dortoirs de ses ouvriers aux autorités locales chinoises. » (Sau những việc tăng lương tuyên bố Chúa nhật, Tập đoàn đã tuyên bố thứ Ba rằng họ sẽ sửa soạn chuyển việc quản trị nơi ngủ của các công nhân cho chính quyền địa phương Trung quốc.) Quyết định này có thể sẽ là nguồn đấu tranh nữa của Công nhân bởi lẽ yếu tố tham nhũng của chính quyền địa phương Trung quốc nẩy sinh để cắt xén chi phí điều kiện sống cho Công nhân.
Những lý do buộc nhượng bộ
Khi hai lực lượng đối đầu, việc nhượng bố của một lực lượng là do tính toán tương quan lực lượng. Lực lượng Công nhân Trung quốc gồm 145 triệu người.. Nhưng sánh với lực lượng Công an vá Quân đội mà CSTQ nắm giữ, thì lực lượng đàn áp của Nhà Nước mạnh hơn.
Ngày 04.06.1989, Đặng Tiểu Bình đã thẳng tay xử dụng lực lượng quân đội để đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy của Sinh viên, Thanh niên tại Thiên An Môn. Nhưng ngày nay, cuộc đấu tranh của Công nhân là thuộc lực lượng Kinh tế, một lãnh vực mà Nhà Nước Cộng sản coi là quan trọng nhất, ở trong một hoàn cảnh mà Trung quốc không tự khép kín như thời Đặng Tiểu Bình, mà đã hội nhập với Kinh tế Thế giới.
Việc HẠ LƯƠNG NHÂN CÔNG là một trong hai thủ thuật chính để tăng cạnh tranh hàng hóa Trung quốc. Tăng lương nhân công lên gần 70% là phạm vào thủ thuật cạnh tranh chính của Trung quốc. Ngoài ra việc tăng lương này có thể đưa đến tình trạng Domino lan rộng tới 145 triêu công nhân. Tuy vậy CSTQ buộc lòng phải nhượng bộ cuộc Đột biến tại Công ty Foxcoon và Honda. Theo những thông tin tài liệu của báo chí quốc tế mà chúng tôi đã liệt kê trên đây, việc quyết định đàn áp cuộc Đột biến đấu tranh Công nhân có thể đưa đến những thất lợi về Kinh tế cho Trung quốc khi mà nền Kinh tế đã hội nhập quốc tế và lệ thuộc vào xuất cảng sang các nước Tây phương cũng như trong vùng. Việc nhượng bộ này không phải là do thôi thúc của lòng nhân đạo mà do việc tính toán cái lợi hại Kinh tế giữa đàn áp hay nhượng bộ đòi hỏi của Công nhân. Cói thể tóm tắt những lý do nhượng bộ như sau :
1) Cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế từ Hoa kỳ đã làm tăng thất nghiệp tại Mỹ đến gần 10%. Cuộc Khủng hoảng tiếp nối tại Liên Âu đã khiến các Nhà Nước thuộc Liên Âu tuyên bố những chương trình thắt chặt tiêu thụ. Thất nghiệp tăng mạnh tại Liên Âu. Tình trạng thất nghiệp tại Mỹ và Liên Âu đã được coi như liên hệ đến việc tràn lan hàng Trung quốc tại các Thị trường này khiến sản xuất tại chỗ bị ngưng trệ. Thủ thuật để hàng Trung quốc lan tràn cạnh tranh là đồng lương rẻ mạt bóc lột nhân lực Trung quốc. Nếu CSTQ đàn áp nhân công, điều này sẽ càng gây ác cảm đới với Trung quốc và dẽ dàng đi đến bài trừ hàng Trung quốc.
2) Tây phương đã nhìn rõ rằng việc phân phối thu nhập hiệu quả Kinh tế không cân xứng giữa nhóm đảng nắm quyền và khối thợ thuyền Trung quốc. Đây là việc khai thác bóc lột nhân công để làm giầu cho một thiểu số nhóm đảng. Tờ Le Monde ngày 16.03.2010, trang 16 viết: “La Chine est alarmée par le fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.” (Trung quốc bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực nông thôn)
Cách đây 6 năm, số người giầu từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã tăng lên 1’000 người (Le Monde 16.03.2010, p.16)
Nếu đàn áp những người thợ nghèo nàn đến nỗi phải tự tử, CSTQ sợ một sự tẩy chay quốc tế về hàng hóa Trung quốc do chính những công nhân nghèo khổ này sản xuất..
3) Khủng hoảng Hoa kỳ và Liên Aâu đang đẩy đến chỗ hai Thị trường chính này đưa ra những biện pháp Che chở Thương mại (Mesures de Protecionnisme Commercial) đối với những hàng hóa Made in China vốn đã bị giảm giá trị. Nếu đàn áp nhân công, thì làn sóng Che chở Thương mại có thể đưa ra những lý do thêm nữa để ngăn cản hàng Trung quốc.
4) Trung quốc đã quá quảng cáo cho thành công phát triển Kinh tế của mình. Trung quốc đã cho Hoa kỳ vay nợ gần USD 1’000 tỉ, có nghĩa là Trung quốc có nhiều vốn. Việc đàn áp những nhân công nghèo khổ bộc lộ tỏ tường một chế độ chỉ làm giầu cho một lớp người nắm quyền hành độc tài.
5) Công nhân Foxconn và Hoda là con đẻ của các Tập đoàn Tư bản Nhật và Đài Loan. Chính những Tập đoàn này nhấn mạnh để Nhà Nước CSTQ phải nhượng bộ bởi lẽ những những sản phẩm Honda như xe hơi, những sản phẩm Foxconn như Iphone, máy vi tính DELL, Hewlett-Packard… sẽ bị mất ảnh hưởng thương hiệu khi mà những người thợ sản xuất những hàng ấy bị đàn áp. Những Tập đoàn Nhật và Đài Loan cũng ngại sợ sau này cho chính những thương hiệu của nước họ: Made in Japan, Made in Taiwan.
Hậu quả thế nào từ Đột biến Công nhân này
Từ việc nhượng bộ của CSTQ cho tăng lương công nhân Foxconn và Honda, cuộc đột biến công nhân có thể lan rộng ra như hậu quả Domino cho cả 145 triệu thợ thuyền đang bị bóc lột hiện nay
Hậu quả Domino đầu tiên là nhóm tư bản Hyundai Nam Hàn đã phải thoả mãn đòi hỏi của nhân công mới đây. Aileen WANG và Simon RABINOVITCH (Reuters Peijing 02.06.2010) viết : «Suivant l'exemple des ouvriers de Honda, les salariés d'une usine du sud-coréen Hyundai Motor, près de Pékin, ont à leur tour cessé le travail ce week-end. Et ils ont rapidement obtenu gain de cause. » (Theo gương của những công nhân Honda, những công nhân của một nhà máy của nhóm Hyundai Motor Nam Hàn, gần Bắc Kinh, đã ngưng làm việc cuối tuần này. Và họ đã mau chóng nhận được thỏa mãn điều đấu tranh).
Quốc tế đang nhấn mạnh cho Trung quốc phải tạo mãi lực nội địa. Việc nhấn mạnh này mang hai mục đích : (i) Trung quốc có thể giải quyết thặng dư sản xuất hàng hóa của mình chính trong nội địa ; (ii) Với mãi lực nội địa tăng, nước ngoài có thể bán hàng hóa của mình vào Trung quốc.
Việc nhượng bộ tăng lương có nghĩa làm theo chiều hướng tăng mãi lực nội địa. Chúng tôi nhìn hậu quả việc tăng lương này dưới hai phương diện : phương diện cạnh tranh thương mại Quốc tế và phương diện chính trị nội địa Trung quốc.
=> Khía cạnh cạnh tranh thương mại Quốc tế
Như trên đã nói, Trung quốc đã cố thủ giữ hai thủ thuật để hạ giá thành hàng hóa nhằm tăng khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế, đó lã giữ đồng lương nhân công thấp và giữ tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp đối với Đo-la. Nếu đồng Nhân dân tệ vẫn nhùng nhằng không hạ tỷ số, thì việc tăng lương nhân công là yếu tố làm cho hàng Trung quốc tăng giá thành và do đó giảm một phần tính cách cạnh tranh thương mại quốc tế. Đồng thời vì việc giảm cạnh tranh hàng hóa Trung quốc, mà hàng hóa nước ngoài tăng một phần cạnh tranh.
=> Phương diện chính trị nội địa
Tăng đồng lương hay phân phối đồng đều thu nhập Kinh tế để tạo TƯ HỮU cá nhân là bước đi đầu tiên để phát triển tiến trình dân chủ hóa Chính trị. Dân chủ không phải là ý niệm rêu rao bởi chính quyền. Dân chủ là một nguyên tắc mà những cá nhân giao ước với nhau trong việc giải quyết những tranh chấp cụ thể, nhất là Kinh tế, khi phải sống chung với nhau. Hai xã hội đã thiết lập một nền Dân chủ cao nhất, đó là Thụy sĩ và Hoa kỳ. Họ bắt đầu từ những cá nhân tự kiếm sống, nghĩa là bắt đầu làm Kinh tế tạo tư hữu cho chính mình. Việc phát triển dân chủ của hai nước này đi song hành với phát triển kinh tế cá nhân. Dân chủ của họ gồm những nguyên tắc giải quyết cụ thể, chứ không phải là ý niệm ngưỡng vọng.
Cuộc đấu tranh tăng lương để tạo tư hữu cho công nhân cũng là cuộc đấu tranh phát triển dân chủ cụ thể vậy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE : http://VietTUDAN.net
Geneva, 09.06.2010
No comments:
Post a Comment