*
RFA
Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
Ngọc Thu lược dịch
2010-06-04
Bài viết: “Âm mưu của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc” bằng tiếng Trung trên Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức, đã trách móc Hoa Kỳ rất nhiều về ‘chiến lược bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’.
Bài viết đăng ngày 27 tháng 5 năm 2010, tác giả là Đại tá không quân Đới Từ, một nhà chiến lược có ảnh hưởng ở Trung Quốc.
Chiến lược của MỹMột cách có tính toán, một bài tường thuật được đăng lại ba ngày trước đó với cùng tác giả trong một phát hành khác ("Huan Qiu Shi Ye" - Global Vision, ngày 24 tháng 5 năm 2010), đã xuất hiện rất gần thời điểm vòng đàm phán thứ hai về Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ (tại Bắc Kinh, ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2010) và điều tự nhiên, đã làm cho các nhà phân tích ngẫm nghĩ câu hỏi như, làm thế nào để giải thích về thời gian và nội dung các bài viết này.
Trong bài viết của mình, ông Đới Từ đã cáo buộc Hoa Kỳ tham gia vào việc thực hiện ‘chiến dịch bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’. Trước chiến tranh lạnh, mục tiêu của Mỹ là ‘kềm chế Trung Quốc một cách cứng rắn’, với mục đích ‘bóp cổ Liên Xô một cách nhẹ nhàng’. Sau chiến tranh lạnh, chiến lược của họ đã đảo ngược lại, kềm chế nước Nga một cách cứng rắn với mục đích ‘bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng’.
Chạm vào điều mà ông ta gọi là ‘cái bẫy đồng đô la Mỹ’, ông Đới Từ đưa ra những điều mà ông Trương Vũ Xương, GS trường Đại học Tài chính Bắc Kinh nói cách nay vài năm để làm cơ sở, tiết lộ rằng ở Trung Quốc, Mỹ điều khiển 21 ngành công nghiệp trong tổng số 28 ngành, sau khi ‘làm trống rỗng’ kinh tế Trung Quốc, vào thời điểm mà đất nước tập trung nhiều năm để đạt tăng trưởng GDP thông qua thương mại.
Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng.
Hoa Kỳ tái đầu tư vào Trung Quốc bằng tiền nhận được từ Trung Quốc, bài trừ các thương hiệu Trung Quốc và khống chế tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc, các cổ phiếu của Ngân hàng Trung Quốc và thị trường chứng khoán Trung Quốc. Cùng lúc, ông Đới Từ nói thêm rằng, Hoa Kỳ không cho phép Trung Quốc mua các công ty Mỹ và phủ nhận bất kỳ vũ khí công nghệ cao nào của Trung Quốc.
Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng. Sự hài hước của Mỹ là Hoa Kỳ bán ‘nợ độc hại’ cho Trung Quốc để đổi lại việc Trung Quốc bán ‘đồ chơi độc hại’ cho họ.
Đánh giá về chiến lược ‘kềm kẹp ngoại giao’của Hoa Kỳ nhằm cô lập hoàn toàn Trung Quốc, chuyên gia Trung Quốc đã thừa nhận rằng Đông Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ về chính trị. Ở Đông Bắc Á, Việt Nam đang trở nên thân Mỹ. Chiến lược của Mỹ về Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Pakistan, ba ‘người bạn thật sự’ của Trung Quốc có ý nghĩa thách thức Trung Quốc.
Hoa Kỳ gián tiếp kích thích chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để làm tổn thương hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế và buộc Nam Hàn, Nhật Bản v.v… gần gũi hơn với Washington. Lợi ích ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở Myanmar phục vụ mục đích kiểm soát Trung Quốc trong khi chính Myanmar cho thấy không còn tin tưởng Trung Quốc và lựa chọn hỗ trợ Ấn Độ và ASEAN để cân bằng với Trung Quốc.
Trường hợp Pakistan, quốc gia này đã nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ vì chiến tranh Afghanistan. Ở Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ và Ấn Độ thông đồng với nhau để chống Trung Quốc. Riêng Trung Quốc, chiến lược của Hoa Kỳ là tập trung vào Tây Tạng và Tân Cương và thao túng tình hình ở đó. Để kết luận, ông Đới Từ khẳng định rằng Hoa Kỳ đang thực hiện ‘tấn công mềm’ vào Trung Quốc và chiến lược lớn của họ là bao vây Trung Quốc.
Đại tá Đới Từ được biết đến thuộc phái diều hâu về các vấn đề quốc phòng và gần đây đã hỗ trợ sự phát triển các căn cứ ở nước ngoài của Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh chính thức của Trung Quốc như tờ Global Times đưa tin về quan điểm của ông ta tới công chúng quốc tế. Điều có vẻ quan trọng đó là không chỉ một mình ông ta trong hàng ngũ sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt câu hỏi về động cơ chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Một sĩ quan cao cấp khác của PLA, đại tá Lưu Minh Phúc thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia, trong cuốn sách của ông về "Giấc mơ Trung Quốc", phát hành ngay trước phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) vào tháng 3 năm 2010, đã yêu cầu Trung Quốc “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21”.
Sự thiếu đồng thuận Mỹ-Trung
Ngược lại với quan điểm chủ nghĩa dân tộc và đường lối cứng rắn chống Mỹ của các chuyên gia PLA như đã đề cập, các ý kiến của Trung Quốc về chủ đề này cho đến nay nói chung vẫn còn thận trọng. Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện, trong khi thừa nhận sự thiếu sự đồng thuận Trung – Mỹ qua cuộc đối thoại mới nhất, đã lạc quan về quan hệ song phương dài hạn. Ông đã mô tả cuộc đối thoại đang diễn ra là có lợi cho phát triển hơn nữa về ‘tích cực, hợp tác và toàn diện’ trong quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thế kỷ 21. Lưu Hồng, phóng viên Washington của Tân Hoa xã đã mô tả cuộc đối thoại là tượng trưng cho ‘quan hệ đối tác Trung – Mỹ ngày càng bình đẳng’. Giáo sư Trần Đông Tiêu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải (Qiu Shi, ngày 2 tháng 2 năm 2010) hy vọng rằng ‘tình hình Trung – Mỹ phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích chiến lược sẽ được duy trì lâu dài khi cả hai bên cần nhau trong lợi ích cân bằng chiến lược’.
Những điều nói trên đưa đến một câu hỏi quan trọng là làm thế nào để giải thích cơn phẫn nộ chống Mỹ đến từ các chuyên gia như ông Đới Từ vào thời điểm này? Tình trạng này phần nào có vẻ tương tự như những gì đã xảy ra hồi tháng 11 năm 2004 khi ông Thiên Kỳ Thành, lúc đó được xem là chiến lược gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ngay trước ngày bầu cử tổng thống một ngày, Tổng thống Bush tái tranh cử lần hai, đã đổ lỗi cho chiến lược của Hoa Kỳ với mục đích bao vây Trung Quốc, trong bài viết của ông trên tờ China Daily. Một vấn đề khác là tờ China Daily cuối cùng đã không công nhận bài viết đó.Ít nhất có thể nói rằng các quan điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, đến từ các nhà phân tích quân sự như ông Đới Từ, có thể đại diện cho tư duy chiếm ưu thế ít nhất là ở một số nhà hoạch định ý kiến ở Trung Quốc. Các ý kiến như vậy dường như cũng có chiều hướng trong nước, bằng ngụ ý, chúng cho thấy không chấp thuận phương pháp tiếp cận thực dụng hiện nay của Bắc Kinh đối với Washington. Các quan điểm được các hãng thông tấn chính thức như Tân Hoa xã bảo trợ, cho thấy những nhà báo quan tâm bị ảnh hưởng.
Có thể nói rằng, dường như cho đến nay chưa có bằng chứng trực tiếp chứng minh bộ phận lãnh đạo nào liên quan đến vấn đề này, trong đó bất kỳ kết luận vội vã nào về việc quân đội Trung Quốc bất đồng với chính sách của Hoa Kỳ hiện hành trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể là sai lầm. Hệ thống Trung Quốc cho phép thỏa hiệp các quan điểm khác nhau, trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, nhóm lãnh đạo của đảng về vấn đề ngoại giao có vai trò đối với ảnh hưởng này.
Những quan điểm từ các chuyên gia quân sự trong bất kỳ trường hợp nào dường như có khả năng gây áp lực lên lãnh đạo tập thể hiện tại hoạt động ở Trung Quốc về quan hệ với Hoa Kỳ, đặc biệt là giới lãnh đạo thế hệ thứ năm sẽ tiếp nhận nhiệm vụ vào năm 2012, có thể phải nhắm tới điều giống như một cuộc tranh luận chính sách về quan hệ với Mỹ.
Lãnh đạo đã bị áp lực như vậy chưa? Câu trả lời là có thể có, đánh giá từ việc giới thiệu chính thức tiêu chuẩn mới của chế độ Hồ Cẩm Đào qua việc thực hiện mối quan hệ Trung – Mỹ, bảo vệ ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc. Thông điệp này là nguyên tắc ‘lợi ích cốt lõi’, chuẩn bị ‘không thỏa hiệp’ các vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, từ bây giờ sẽ điều khiển chiến lược Trung Quốc đối với các cường quốc nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ.
Các tiêu chí đã được nhấn mạnh trong buổi họp báo của ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, trong phiên họp Quốc hội hồi tháng 3 năm 2010, các tham chiếu cụ thể đã được đưa ra về vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Một hình ảnh lớn hiện ra, theo quan điểm của Bắc Kinh, quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ có thể được thành lập chỉ khi các vấn đề cốt lõi như Tây Tạng và Đài Loan có thể được giải quyết. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ biết rằng điều đó không thể xảy ra sớm và như vậy, có thể dự định rằng các mối quan hệ song phương sẽ tiếp tục dựa trên chủ nghĩa thực dụng trong những năm tới.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa chính thức áp dụng tiêu chí ‘lợi ích cốt lõi’ vào các mối quan hệ với những nước có vấn đề về lãnh thổ trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Đặc biệt, tranh chấp biên giới với Ấn Độ cho đến nay đã không chính thức được Trung Quốc đưa ra theo nguyên tắc đó. Trung Quốc có thể không đi chệch khỏi vị trí này, chẳng hạn như, họ sẽ xếp cả tranh chấp biên giới với Ấn Độ vào ‘lợi ích cốt lõi’, và nếu điều đó xảy ra, có thể làm suy yếu nguyên tắc ‘sự điều tiết lẫn nhau’, là điều khoản vốn có cho một số thỏa hiệp về vấn đề biên giới. Về vấn đề này, trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều cần thiết cho New Delhi theo dõi sát sao các khuynh hướng trong tương lai của Trung Quốc.
Ông D.S. Rajan là nhà văn và là Giám đốc Trung tâm Chennai về Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ.
Dịch từ: http://www.c3sindia.org/us/1373
Theo dòng thời sự:
- Đối thoại Mỹ - Trung kết thúc có gì mới?
- Hoa Kỳ Trung Quốc nối lại đối thoại Nhân quyền sau hai năm gián đoạn.
- Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
- Quan hệ Mỹ - Trung bước sang trang mới
BBC
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông
Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Hoàng gia Australia vừa có bài nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh các mối quan tâm tại Biển Đông. BBCVietnamese.com xin trích giới thiệu cùng quý vị:
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và một số nước khác trong khu vực đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về quy mô và sự tăng trưởng của ngân sách quốc phòng Trung Quốc, cũng như sự thiếu minh bạch trong chi tiêu quốc phòng ở nước này.
Các quốc gia nói trên đều cho rằng Trung Quốc tăng ngân sách quân sự không chỉ nhằm mục tiêu tự vệ.
Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, cho rằng ý định chiến lược đằng sau việc phát triển quân đội của Trung Quốc "dường như rất tập trung vào hải quân Hoa Kỳ và các căn cứ của chúng ta ở khu vực".
Đô đốc Robert F. Willard, chỉ huy trưởng của quân đội Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương cũng nhận xét: " Đặc biệt gây lo ngại là các yếu tố trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc dường như được đưa ra nhằm thách thức quyền tự do hành động của chúng ta ở khu vực."
Ông Willard cũng cho rằng việc Trung Quốc cải tổ nhanh chóng lực lượng vũ trang đang "ảnh hưởng tới cân bằng quân sự khu vực và gây ra nhiều hậu quả vượt xa khỏi ranh giới châu Á-Thái Bình Dương".
Quan hệ Mỹ-Trung không hoàn toàn là đối đầu mà trong đó có các yếu tố cạnh tranh, ganh đua và cả hợp tác.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông, trong có các tuyến giao thông liên lạc quan trọng nhất. Sự mạnh bạo của Trung Quốc dẫn đến căng thẳng gia tăng với Việt Nam và ảnh hưởng tới các quyền lợi chiến lược và thương mại của Hoa Kỳ.
Căn cứ Tam Á và cán cân quyền lực
Năm 2007 các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây cất căn cứ hải quân khổng lồ gần Tam Á trên đảo Hải Nam. Khi hoàn thành, căn cứ này sẽ mang tính chiến lược vô cùng quan trọng vì nó sẽ cho phép Trung Quốc nối dài "cánh tay quân sự" ra Biển Đông và Thái Bình Dương.
Các cầu cảng của căn cứ Tam Á có đủ chỗ cho nhiều tàu chiến cùng tàu ngầm, và đang được mở rộng để chứa thêm cả hàng không mẫu hạm trong tương lai.
Cùng lúc, Trung Quốc cho kéo dài đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, cải tạo cơ sở trên đảo Gạc Ma của Trường Sa và duy trì hiện diện tại đảo Vành Khăn ở phía tây bờ biển Philippines. Tóm lại, Trung Quốc đang tập trung cho việc thể hiện chủ quyền tại Biển Đông và bảo vệ các tuyến giao thông qua eo biển Malacca và Singapore. Từ những căn cứ nói trên việc triển khai hải quân ở Biển Đông sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn trước.
Mặt khác, Trung Quốc cũng sẽ có khả năng đe dọa các tuyến hàng hải quan trọng mà Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đang dựa vào.
Có thể nói căn cứ hải quân Tam Á có ảnh hưởng tới cán cân quyền lực ở khu vực.
Nhiều phần của căn cứ này nằm dưới lòng đất và khó có thể theo dõi. Hình chụp từ vệ tinh cho thấy hiện diện của tàu ngầm Type 094 hạng Jin kể từ cuối năm 2007. Đây là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ hai, vũ khí tấn công đáng gờm nhất mà Trung Quốc có trong tay.
Phân tích hoạt động xây dựng ở đây cho thấy căn cứ Tam Á có thể sẽ là nơi Trung Quốc giữ tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Trung Quốc hiện còn chưa được tung ra nhưng khi đi vào hoat động, loại này sẽ mang 12 quả hỏa tiễn đạn đạo bắn từ dưới biển lên. Nếu Trung Quốc thành công trong việc gắn nhiều đầu đạn vào hỏa tiễn thì sức hủy diệt của nó sẽ càng lớn.
Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc sẽ có khả năng tuần tra và bắn phá từ những vị trí khó phát hiện dưới lòng biển.
Việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc là thách thức và đe dọa cho toàn thể Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam. So với hải quân các nước khác, Trung Quốc có khả năng vượt trội và thống lĩnh. Trung Quốc đang giành ảnh hưởng với hải quân Hoa Kỳ tại Tây Thái Bình Dương.
Việc hoàn tất cơ sở Tam Á sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Biển Đông.
Kể từ 2007, nhiều sự kiện diễn ra tại Biển Đông đã khiến cho tình hình an ninh ở đây ngày càng căng thẳng. Không những quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc gặp trở ngại, mà quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ cũng bụ đe dọa.
Mỹ-Trung còn nhiều bất đồng
Tuy không nộp hồ sơ chính thức về thềm lục địa mở rộng cho Ủy ban của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Năm năm ngoái, Trung Quốc có gửi cho ủy ban này một tấm bản đồ với đường chín hình chữ U đoạn bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông để chứng thực cho chủ quyền của mình. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra bản đồ này, vì từ trước tới nay khi công bố các văn bản về chủ quyền của mình như Tuyên bố Chủ quyền Biển ( 1958), Tuyên bố về lãnh hải và Vùng phụ cận (1992), Tuyên bố về Đường cơ bản của lãnh hải (1996), và Luật nhà nước về Vùng Kinh tế đặc quyền và Thềm lục địa (1998), chưa ai thấy bản đồ này.
Hoa Kỳ đã cực lực bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong cuộc điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về Đông Á và Thái Bình Dương, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Scot Marciel đã bác các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc vì không đi kèm với chủ quyền trên đất liền.
Ông Marciel gọi tuyên bố chủ quyền như vậy là "không phù hợp luật pháp quốc tế".
Những năm gần đây Mỹ tỏ ra ngày càng quan tâm tới các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Đông Nam Á chủ yếu vì hai lý do: quan ngại về tự do hàng hải và bảo vệ hoạt động của các công ty năng lượng Mỹ.
Ông Scot Marciel nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có "quan tâm đặc biệt tới việc duy trì ổn định, quyền tự do đi lại và hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Đông Á". Sau khi xem xét các trường hợp Trung Quốc đe dọa các công ty dầu khí Mỹ đang làm ăn với Việt Nam, ông Marciel tuyên bố: "Chúng tôi phản đối việc sách nhiễu các công ty Mỹ".
Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, thì chỉ ra bốn chính sách: 1) biểu thị bằng cả lời nói và hành động rằng quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện với tư cách lực lượng quân sự ưu việt ở trong khu vực.
2) khẳng định quyền tự do lưu thông của tàu chiến Mỹ tại nơi đây
3) xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực, nhất là trong an ninh hàng hải
Trung Quốc hồi tháng Ba năm nay đã liệt Biển Đông vào diện quan tâm chủ đạo, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, kể cả bằng vũ lực.
và 4) củng cố cơ chế quốc phòng - ngoại giao với Trung Quốc để cải thiện đối thoại và giảm thiểu nguy cơ tính toán nhầm.
Quan hệ quân sự Mỹ-Trung còn nhiều điều phải cải thiện.
Phía Trung Quốc nêu ra bốn hạn chế cản trở quan hệ song phương, trước hết là chủ đề Đài Loan, là quan tâm chủ đạo của Trung Quốc.
Nếu Hoa Kỳ không giải quyết được vấn đề này thì quan hệ quân sự đôi bên sẽ không thể được.
Hạn chế thứ hai là Mỹ phải chấm dứt ngay việc vi phạm vùng kinh tế đặc quyền của Trung Quốc. Thứ ba, Mỹ phải sửa đổi các luật lệ như Luật Ủy quyền Quốc phòng 2000.
Cuối cùng, là việc Mỹ không có lòng tin vào Trung Quốc về mặt chiến lược.
Trong ba năm trở lại đây, tranh chấp Biển Đông từ chỗ chỉ là quan ngại an ninh âm ỉ giữa các nước Đông Nam Á nay trở nên nguy cơ bùng nổ nếu không được giải quyết khéo léo.
Trung Quốc hồi tháng Ba năm nay đã liệt Biển Đông vào diện quan tâm chủ đạo, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, kể cả bằng vũ lực.
Phương hướng giải quyết
Các nước trong khu vực đều có liên quan trong quá trình trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc cũng như việc điều tiết quan hệ Trung-Mỹ. Trung Quốc và Hoa Kỳ cần được khuyến khích nối lại đối thoại quân sự và tổ chức đối thoại thường xuyên. Điều quan trọng nữa là hai bên cần đưa ra thỏa thuận giải quyết các vụ xung đột trên biển.
Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Asean+ (ADMM+) lần đầu tiên sẽ được tổ chức tháng 10 năm nay tại Hà Nội, gồm 10 nước thành viên Asean và 8 đối tác (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ). ADMM+ cần được khuyến khích trở thành diễn đàn hiệu quả để đẩy mạnh minh bạch quốc phòng và giải quyết quan ngại trong khu vực về chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Trung Quốc và các quốc gia có hạt nhân khác, nhất là các thành viên Hội đồng Bảo an, cần tham gia Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân Đông Nam Á.
Trung Quốc lâu nay đã lấy cớ bảo vệ nguồn cá để tăng cường hoạt động tại Biển Đông. Trung Quốc cần được khuyến khích hợp tác với các nước cùng bảo vệ và duy trì nguồn lợi thủy hải sản ở Biển Đông để không phải áp dụng lệnh cấm đánh bắt đơn phương nữa.
Asean cần thuyết phục Trung Quốc tham gia đàm phán ngoại giao hướng tới bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Các nước trong khu vực cần có sáng kiến tổ chức họp bàn cấp cao về Luật Biển LHQ nhằm tháo gỡ tình trạng bế tắc trong tuyên bố chủ quyền về thềm lục địa mở rộng và quy định về việc tàu hải quân các nước có thể hoạt động thế nào trong vùng kinh tế đặc quyền của mỗi nước.
Các quốc gia trong khu vực cần tiếp tục đối thoại để tăng cường cấu trúc an ninh khu vực thông qua cơ chế mới bao gồm các cuộc gặp gỡ thường xuyên của các nguyên thủ để bàn về các vấn đề có thể ảnh hưởng tới an ninh khu vực.
*
No comments:
Post a Comment