Tuesday, June 21, 2011

TIN BIỂN ĐÔNG




Tranh chấp Biển Đông: Lập trường đàm phán song phương của Trung Quốc có thể thay đổi?

Hồi đầu tuần này Trung Quốc đã mạnh mẽ chỉ trích việc thượng nghị sĩ Jim Webb của Mỹ kêu gọi tiến hành đàm phán đa phương để giải quyết vụ tranh chấp ngày càng leo thang ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Giới hữu trách ở Bắc Kinh cũng tái khẳng định lập trường “thương thuyết tay đôi” để giải quyết vụ tranh chấp này với từng nước một. Tuy nhiên, một số các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có thể sẽ phải điều chỉnh lập trường vì vụ tranh chấp này ảnh hưởng tới an ninh của toàn khu vực và không thể giải quyết được bằng đường lối song phương. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Quốc kỳ Trung Quốc và một đĩa vệ tinh tại một khu nhà do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa
Hình: Reuters
Quốc kỳ Trung Quốc và một đĩa vệ tinh tại một khu nhà do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa
Hôm thứ 3 vừa qua -- giữa lúc tình hình Biển Đông sôi sục vì điều mà Giáo sư Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho là những hành động “từ hung hãn biến thành xâm lấn” của Trung Quốc, chính phủ ở Bắc Kinh đã tìm cách đổ lỗi cho Philippines và Việt Nam. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phát biểu như sau tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải:

"Vấn đề Nam Hải hồi gần đây phát sinh từ việc một số nước thực hiện những hành động đơn phương gây tổn hại cho chủ quyền và quyền lợi hải dương của Trung Quốc, đưa ra những phát biểu không đúng sự thật và thiếu trách nhiệm, mưu toan khuyếch đại hóa và phức tạp hóa vấn đề Nam Hải."


Các nhà quan sát cho rằng tuyên bố này của Trung Quốc đề cập tới những vụ đối đầu trong vài tháng qua giữa Bắc Kinh với Philippines và Việt Nam, và việc hai nước này đòi đàm phán đa phương thay vì song phương như chủ trương của Trung Quốc.

Giới hữu trách ở Bắc Kinh cũng đã mạnh mẽ chỉ trích điều mà họ gọi là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu như sau:

"Chúng tôi hy vọng những nước không liên hệ tới vụ tranh chấp ở Nam Hải hãy thật tâm tôn trọng những nỗ lực của các nước liên hệ nhằm thông qua đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp."

Phát biểu vừa kể rõ ràng là để đáp lại việc Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, hôm thứ hai đề xuất một nghị quyết để lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực và yêu cầu Washington có hành động cụ thể để khẳng định và bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.


Tiến sĩ Jonathan Pollack, một chuyên gia về Trung Quốc của Viện Brookings ở Washington, cho biết Hoa Kỳ chắc chắn không thể khoanh tay đứng nhìn tình hình ngày càng trở nên căng thẳng ở Biển Đông. Ông cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:

"Hoa Kỳ rõ ràng là có những quyền lợi rất quan trọng trong vụ tranh chấp này. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ có một nguyên tắc cơ bản là không muốn dính líu tới những vụ tranh chấp giữa các nước như vậy. Hoa Kỳ mong muốn tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và sẵn sàng thúc giục các bên liên hệ hãy có thái độ thận trọng và tự chế để xử lý những vụ tranh chấp."

Trong khi đó, ông Michael Mazza, một nhà nghiên cứu cấp cao của Học viện Xí nghiệp Hoa Kỳ Nghiên cứu Chính sách Công (American Enterprise Institute for Pulic Policy Research), cho rằng Washington can dự vào vụ tranh chấp ở Biển Đông là một việc đương nhiên:


"Năm ngoái Ngoại trưởng Hillary Clinton và sau đó trong năm nay là Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cả hai đều đã tuyên bố một cách rõ ràng là việc duy trì tự do hàng hải ở biển Nam Trung Hoa phù hợp với quyền lợi quốc gia của nước Mỹ. Bà Clinton còn cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng đảm nhận vai trò điều giải trong trường hợp cần thiết. Hôm thứ hai vừa qua, thượng nghị sĩ Jim Webbs cũng đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ như vậy."

Hôm thứ 3 vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines, ông Harry Thomas, đã bày tỏ sự ủng hộ của Washington trong vụ tranh chấp Biển Đông vì hai nước là đồng minh chiến lược có ký kết hiệp ước phòng thủ. Nhà ngoại giao Mỹ đã phát biểu như sau tại một cuộc hội thảo ở Manila:

Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến và làm việc chung với nhau về mọi vấn đề, kể cả vấn đề Biển Nam Trung Hoa và quần đảo Trường Sa.


Giáo sư Triệu Hồng, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nói rằng đường lối đa phương mà Hoa Kỳ cùng với các nước Đông Nam Á xướng xuất cho nỗ lực giải quyết vụ tranh chấp Biển Đông là một phương thức hợp lý.

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây không phải là Trung Quốc muốn hay không muốn. Có một số vấn đề không thể nào giải quyết được bằng đường lối song phương, cần phải thông qua những kênh đa phương để tìm cách giải quyết. Có một số vấn đề vốn là vấn đề song phương nhưng có thể biến đổi để trở thành đa phương, kể cả vấn đề tự do hàng hải và an ninh khu vực. Đây là những vấn đề của cả khu vực, chứ chẳng phải chỉ là vấn đề riêng giữa Trung Quốc với một nước nào đó. Những vấn đề như vậy không thể nào chỉ dựa vào những cuộc đàm phán giữa hai nước mà có thể giải quyết được."

Trong khi đó, Tiến sĩ Tim Huxley, giám đốc bộ phận Á châu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Anh, nói rằng giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải có lẽ đã nhận thức được sự hạn chế của đường lối song phương và có thể sẽ phải điều chỉnh lập trường của mình.

Ông cho rằng: "Theo tôi thì có những dấu hiệu cho thấy là so với trước đây phía Trung Quốc hiện nay dường như đã sẵn sàng hơn để tham gia những cuộc đối thoại đa phương về vấn đề an ninh. Chẳng những các giới chức hàng đầu của Trung Quốc đã tham gia cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, mà Đại tướng Lương Quang Liệt còn đích thân tham dự hội nghị hồi gần đây của các vị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Indonesia."

Hồi đầu tháng này Trung Quốc lần đầu tiên phái bộ trưởng quốc phòng đến dự cuộc Đối thoại Shangrila-La ở Singapore, và theo các nhà quan sát, diễn tiến này chứng tỏ Trung Quốc đang muốn tìm kiếm một kênh đối thoại đa phương để bàn về các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Trước đó vào trung tuần tháng năm, ông Lương Quang Liệt cũng đã đến dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Jakarta. Hội nghị này đã đưa ra một thông cáo chung, trong đó đề cập cụ thể tới việc hợp tác đa phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông, kể cả việc tuân hành đầy đủ và triệt để Tuyên bố về cách hành xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết với ASEAN năm 2002.

Mặc dù vậy, ông Huxley cũng nhấn mạnh rằng lập trường đàm phán của Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi trong một sớm một chiều.

Ông nói: "Chúng ta cần phải chờ xem các diễn tiến đó có dẫn tới việc đàm phán đa phương hay không. Hiện thời chúng ta chưa thể xem những hành động đó của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy họ muốn thông qua đàm phán đa phương để giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa. Tôi không nghĩ là chúng ta có thể diễn giải như vậy, vì chính phủ Trung Quốc xem biển Nam Trung Hoa có một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền an ninh quốc gia của họ. Tôi nghĩ rằng trong thời gian trước mắt Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì lập trường đàm phán đa phương."

Cũng liên quan tới mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và ASEAN, một chính khách nổi tiếng của Mỹ mới đây đã lên tiếng hối thúc Washington nhanh chóng tăng cường các mối quan hệ với các quốc gia vùng Đông Nam Á. Tại một cuộc hội thảo hôm thứ 3 vừa qua ở New York, ông Jon Hunstman, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc và là người đang vận động để được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng viên tranh chức Tổng thống vào năm 2012, tuyên bố rằng tranh chấp Biển Đông là “một cơ hội vô cùng to lớn” để Hoa Kỳ tăng cường các mối quan hệ với các nước ASEAN.


Người Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ 3
2011-06-18

Hôm nay 19-6-2011, lần thứ ba liên tiếp trong các ngày Chủ nhật, người Việt Nam lại cùng nhau xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam.

Kami's blog

Người biểu tình giương cao các khẩu hiệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Không khí cuộc biểu tình lần này ở Hà Nội được mô tả là sôi động hơn hai lần trước, với sự tham gia của nhiều nhân sĩ trí thức như Giáo sư Nguyễn Quang A, Giáo sư Ngô Đức Thọ, Nữ Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà (vợ TS Cù Huy Hà Vũ), Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, v.v…

Hanoi3-400
Nữ LS Nguyễn Thị Dương Hà (giữa), lần đầu tiên tham gia biểu tình chống Trung Quốc.


Từ 8:30 sáng đã có hơn 100 người tụ tập tại Công viên Lê-nin, hô vang các khẩu hiệu “Phản đối Trung Quốc” “Trường Sa: Việt Nam”, “Hoàng Sa: Việt Nam”, v.v…
Sau đó đoàn người bắt đầu tuần hành về phía Đại sứ quán Trung Quốc.

Trong lúc đang tham gia đoàn biểu tình, Nữ LS Nguyễn Thị Dương Hà đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phòng vấn đặc biệt:
LS Nguyễn Thị Dương Hà trả lời phỏng vấn RFA khi đang tham gia biểu tình ở Hà Nội sáng Chủ nhật 19-6-2011 .

Cũng trong sáng Chủ nhật 19-6, BS Phạm Hồng Sơn đã có cuộc trò chuyện với RFA về không khí biểu tình ở Hà Nội.


BS Phạm Hồng Sơn nói chuyện với RFA về không khí biểu tình ở Hà Nội sáng 19-06-2011.

Hanoi2-400
Cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng 19-06-2011 diễn ra trong ôn hòa.



Bị bắt vì photo bài viết Nhật Ký Biểu Tình
2011-06-18

Hôm thứ Tư ngày 15 vừa qua, nhà giáo Nguyễn Thượng Long bị công an mời đi làm việc khi đang ở trong một tiệm photo tại quận Hà Đông để sao chụp lại bài Nhật Ký Biểu Tình.

AFP photo

Hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 05/06/2011.

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long, phó tổng biên tập báo ngoài luồng có tên bán nguyệt san Tổ Quốc, thường lên tiếng hoặc có những bài viết về tự do dân chủ, bị công an mời đi làm việc khi đang ở trong một tiệm photo tại quận Hà Đông để sao chụp lại bài Nhật Ký Biểu Tình mà qua đó ông bày tỏ cảm nghĩ về cuộc biểu tình chống Trung Quốc của sinh viên học sinh Hà Nội hôm Chúa Nhật 5 tháng Sáu.

Tưởng cần nhắc hồi tháng Sáu 2010 ông Nguyễn Thượng Long cũng từng bị công an bắt đi làm việc liên tục vì sao chụp lại bán nguyệt san Tổ Quốc ấn bản số 89 cũng trong một tiệm photocopy ở Hà Nội. Nói chuyện với Thanh Trúc hôm nay, nhà giáo Nguyễn Thượng Long xác nhận ông bị công an bắt gặp và mời đi làm việc ngay khi đang in chụp bài Nhật Ký Biểu Tình:

Chia sẻ

000_Hkg4974797-250.jpg
Người dân biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 05/06/2011 tại Hà Nội. AFP PHOTO.
Ông Nguyễn Thượng Long: Sự việc ấy hoàn toàn đúng, tôi là tác giả bài Nhật Ký Biểu Tình. Ngày mùng Năm tháng Sáu tôi có đến tận nơi để quan sát và tôi đã viết được bài viết đó. Rất nhiều bạn bè các nơi muốn xin tôi bài viết đó thì tôi có bảo tôi đã công bố trên mạng rồi. Bạn bè, toàn những người có tuổi cả, bảo là “chúng tôi không có đời sống mạng cho nên nếu ông có thì ông photo cho chúng tôi xin”. Thế nên hôm đó tôi đi với mục đích muốn chia sẻ với bạn bè cái tâm trạng của mình về sự kiện đó và tôi cũng đúng là bị như thế đấy.

Thanh Trúc: Thưa nhà giáo Nguyễn Thượng Long, như ông nói, với nhiều người không có phương tiện truy cập mạng hoặc không biết cách lên mạng để đọc bài Nhật Ký Biểu Tình của ông thì ông có thể tóm tắt một vài điểm chính để cho những người đang nghe buổi nói chuyện này biết được nội dung của bài báo?

Ông Nguyễn Thượng Long: Thực ra thì tôi chỉ viết lại những gì mà tôi đã dấn thân và quan sát được từ khi tôi đến vườn hoa, đó là lúc 7giờ 30 cho đến quá 8 giờ, tức là thời điểm nhiệt độ bắt đầu nóng lên, bắt đầu có sự khống chế và xô đẩy anh em học sinh sinh viên ra khỏi khu vực đó.

Tôi quan sát được gì thì tôi bày tỏ. Đó hoàn toàn là tâm trạng của tôi khi quan sát hiện tượng như vậy và tôi bày tỏ cảm tưởng của tôi về hiện tượng đó. Tôi đã viết lại trong bài Nhật Ký Biểu Tình và tôi nghĩ tôi đã nói đúng những gì lương tâm tôi cần phải nói. Vấn đề chỉ có vậy.

Thanh Trúc: Thưa có phải khi công an xuất hiện mời ông về làm việc là lúc ông đang copy lại, in chụp lại bài báo Nhật Ký Biểu Tình?

Rất nhiều bạn bè các nơi muốn xin tôi bài viết đó thì tôi có bảo tôi đã công bố trên mạng rồi. Bạn bè, toàn những người có tuổi cả, bảo là “chúng tôi không có đời sống mạng cho nên nếu ông có thì ông photo cho chúng tôi xin”.

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long

Ông Nguyễn Thượng Long: Đúng, tôi photo xong thì tôi thấy có những nhân viên an ninh rất trẻ, đến nói “bác có phải là bác Long không, bác đang vừa mới photo một tài liệu mà đó là một tài liệu rất nhậy cảm thì xin bác cho tôi được xem”. Tôi là thầy giáo cho nên tôi không sẵn sàng để gân guốc, và tôi nghĩ cái đấy rất đàng hoàng rất công khai,tôi ký tên và tôi chịu trách nhiệm về tất cả, vì thế tôi cho họ xem và quan sát xong là họ cứ thế họ đưa tôi về trụ sở để làm việc.

Thanh Trúc: Ông nói đưa ông về, có nghĩa là họ mời ông về đồn một cách đàng hoàng hay là họ áp tải ông, hay là họ ra lệnh cho ông đi lên đồn công an làm việc?

Ông Nguyễn Thượng Long: Nói tóm lại thì cũng không quá là căng thẳng. Tôi cũng không muốn ầm ĩ vì tôi có tuổi rồi, còn những anh em đó thì còn quá trẻ, tôi cũng muốn nói chuyện ôn hòa với họ. Họ nói mời bác về làm việc thì tôi cũng cứ đi để xem người ta làm việc thế nào.

Thanh Trúc: Khi về đồn để làm việc, thưa ông, chính những người công an mời ông về họ thẩm vấn ông hay …

Ông Nguyễn Thượng Long: Không, những người phát hiện tôi ở đấy là những anh em trinh sát. Trinh sát thì họ rải khắp các đường phố, các cửa hàng photo, những địa điểm nhậy cảm mà không may lúc đấy là trinh sát phát hiện ra là tôi ở đó. Còn khi về đấy thì những vị đó không thấy xuất hiện nữa mà tôi thấy xuất hiện toàn những nhân vật cao trọng hơn, ở tầm cao hơn, ví dụ như ở quận, ở thành phố, ở cơ quan điều tra, ở PA 38 An Ninh Chính Trị, thậm chí tôi cũng nhận diện sự xuất hiện của các nhân viên an ninh A 42 tức các nhân viên an ninh Bộ Công An mà tôi biết qua nhiều lần làm việc trước. Tôi thấy gần như là đủ một bộ của các cơ quan quyền lực công an và an ninh, họ đã đến rất nhanh, rất kịp thời.

Tài liệu nhậy cảm

000_Hkg4999757-250.jpg
Giới trẻ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/6/2011 tại Hà Nội. AFP Photo.
Thanh Trúc: Thưa những người ông nói là những thành phần quan trọng trong Bộ Công An có giải thích lý do vì sao họ mời ông về để hỏi ông về bài báo Nhật Ký Biểu Tình hay không?

Ông Nguyễn Thượng Long: Nói chung họ cũng vào vấn đề, nói là những gì họ vừa phát hiện tôi ở đó, và cái bài viết mà tôi photo, rồi là những gì họ yêu cầu tôi hợp tác với họ trong lúc đó.

Thế thì nói chung tôi xử sự ôn hòa nhưng mà tôi rất bất bình. Tôi nói với họ tôi rất không hài lòng, đây là những quyền tự do tối thiểu của tôi nhưng không được tôn trọng. Điều tôi khẳng định với họ là tôi rất bất bình và tôi đã từ chối bữa ăn trưa đó. Đúng là tôi đã nhịn suốt từ sáng cho đến chiều tối khi xong công việc trở về. Tôi đã dự định là nếu như họ cứ tiếp tục thì tôi cũng sẽ tiếp tục chứ không cần phải ăn uống gì đâu. Tôi chỉ muốn bày tỏ với họ là tôi không có làm điều gì sai trái cả. Tôi sống và làm việc theo lương tâm, những gì tôi thấy cần thì tôi làm, thế thôi.

Thanh Trúc: Thưa ông, về lời nhắc nhở của công an khi kết thúc buổi làm việc, rằng “trong giai đoạn nhậy cảm này thì những người công dân hãy hết sức cẩn trọng trong việc xử lý, in ấn, photo các tài liệu mà công an thấy là không chính thống”. Ông nghĩ thế nào về lời nhắc nhở đó?

Còn cái gọi là nhậy cảm là thế nào? Tức là xử lý, in ấn, photo?

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long

Ông Nguyễn Thượng Long: Tôi thì không hài lòng về cái câu này, chỉ có thể nói chơi chơi với nhau thì được thế nhưng thành luật thì không được. Thành luật thì nó phải là cái điều gì của hiến pháp, điều gì của pháp luật của Bộ Luật nào. Cái đó chỉ là cái nhất thời thôi. Còn cái gọi là nhậy cảm là thế nào? Tức là xử lý, in ấn, photo? Nhậy cảm là thế nào thì những cái đấy quá chung chung, những cái đấy thuộc về quyền cơ bản, quyền tự do tối thiểu của con người.

Cho nên những điều mà công an nhắc nhở tôi thì tôi cũng chẳng muốn tranh luận nhiều. Nó chỉ là những lời khuyên mà tôi nghĩ không có giá trị lắm và tôi cũng nói với họ rằng tôi cảm thấy rất là khó sống. Tôi là người viết báo mà nếu viết báo thì chẳng nhẽ mình chỉ viết cho mình? Viết báo thì phải chia sẻ với người đọc của mình, thấp nhất ít nhất thì đó là bạn bè, rộng rãi ra thì đó là độc giả, mà ai biết được có bao nhiêu người đọc của mình. Nếu nói chuyện đó đối với người viết báo thì tôi thấy quá luẩn quẩn. Họ nói thì họ nói vậy thôi, còn cái mà tôi nghĩ tối thượng và quan trọng nhất là chúng ta sống, làm việc, chịu trách nhiệm ở lương tâm.

Cho nên trong những ngày tháng này, bên cạnh việc quan sát những vấn đề về luật, về hiến pháp thế nọ thế kia, thì cũng phải có cái điều chúng ta phải nghĩ là lương tâm của mình như thế nào. Tôi nghĩ là lúc này rất cần chúng ta phải sống cho lương tâm của mình.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn nhà giáo Nguyễn Thượng Long.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/activist-arrested-while-copying-doc-ttruc-06182011085928.html

Nhiều người bị bắt giữ vì biểu tình

Khác với thông tin ban đầu là có vài người bị bắt giữ, con số thống kê hiện nay có thể là vài chục.

Có những người chỉ bị giữ vài chục phút, hoặc vài tiếng, nhằm cách ly với đoàn biểu tình rồi sau đó được thả ra, song có nhưng người vẫn tiếp tục bị giữ.

Ngoài việc bắt giữ, đưa lên xe bít bùng chở đi, công an đã dùng một xe phun nước để giải toán đoàn biểu tình. Các nhân chứng có mặt đều nói họ đã tuần hành ôn hòa, không có bất kỳ hành động khiêu khích nào.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc qua RFA kể rằng, 2 người bạn ông là Nguyễn Viện và Blogger “Mẹ Đốp” bị công an giữ và không biết họ ra sao.

Một người khác, trên Facebook kể về trường hợp bắt Mặc Quảng Thịnh (con nhạc sĩ Trầm Ca- tác giả của “Ru con tình cũ,” “Trăng hờn tủi,” …) như sau:

Em đang ngồi ở quán Highland thì thấy hai người mặc thường phục đuổi theo thằng Thịnh. (Thằng Thịnh ngoài đời cũng là chỗ em biết. Chủ nhật trước biểu tình xong về mới nhậu với nhau, nói chuyện rất khí thế chứ đâu). Nó là một thằng rất được”.

Vẫn người này kể tiếp: “Anh có thể tưởng tượng được không. Một người hô “Hoàng Sa – Trường Sa” mà bị một anh công an quất vào mặt”

Một nhân chứng khác kể về sự bắt bớ tại ngã tư ngã tư Lê Duẩn/Phạm Ngọc Thạch vào lúc 9 giờ sáng qua. Nhiều người bị bắt đi, tuy vậy, anh không rõ những người bị bắt là ai vì họ vừa gặp nhau và chưa kịp quen biết nhau.

Trong một vụ việc khác, một thanh niên chuẩn bị giăng biểu ngữ thì bị bắt. Sự việc được nhân chứng mô tả trên Facebook như sau:

Có một anh áo nâu bước qua đường, đi ngang đám mình đang đứng, anh ấy nói: ‘Anh chuẩn bị giăng biểu ngữ. Tụi em hỗ trợ nha.’ Rồi anh đi vào quán cà phê ở đường Alexandre de Rhodes. Mọi người đang ngơ ngác, chưa hiểu ất giáp gì thì khoảng hai phút sau một chiếc xe lớn lại hốt các xe đậu ở vỉa hè của quán cà phê, và rồi mình thấy anh áo nâu đó được hai người mặc thường phục áp giải ra xe máy, chở đi mất.”

Một em 18 tuổi, tên Bùi Văn Thức ở Gò Vấp, Sài gòn viết thư kể với nhà văn Phạm Viết Đào về trường hợp một số người bị bắt như sau:

“Khoảng lúc hơn 12h khi đoàn người đi biểu tình kia ( có 2 đoàn) quay lại và sáp nhập với đoàn của bọn cháu,(đối diện giữa LSQ Trung Quốc và nhà thờ Đức Bà Q1) hét to ” Hoàng Sa – Trường Sa- Việt Nam” thì lập tức có vài thanh niên cả nam lẫn nữ xen vào nói “thôi mình đừng hét vậy nữa, mình hát đi”, sau đó họ vận động mọi người hát những bài như “Mùa xuân trên TPHCM”, rồi toàn những bài ko liên quan đến cuộc biểu tình, họ ko hề hô vang những khẩu hiệu đó như bọn cháu mà chỉ đứng nhìn mọi người sau đó hô “đói bụng-ăn cơm-uống nước-đi ngủ…”

Sau đó đột nhiên có 1 xe tải nhỏ chở hàng chục người mặc đồ thường đến, ùa ra lao thẳng vào lôi đầu, kéo cổ Hào và 1 người đứng biểu tình kế Hào.
5′ sau 1 xe nữa đến tiếp tục bắt thêm 1 người nữa, 5′ sau lại có 1 đám đông mặc áo dân thường đến kéo 1 người nữa đi, 1 bạn gái đã khóc rất nhiều ( ko biết vì lí do gì )
Sự việc hết sức kinh hoàng, ngay khi bắt người xong lập tức 2 xe tưới nước đến và hàng chục công nhân kéo vòi phun nước phun xả rửa lề hè ( ko biết là sắp đặt từ trước hay tình cờ vì thái độ những người này rất lạ, họ hầu như ko quan tâm đến những vụ việc kia)
Còn rất nhiều người bị bắt vô cớ khác, nhất là những người mặc áo có cờ VN, áo có in hình HS-TS…”

Ngoài ra, nhiều người tích cực trong lần biểu tình 5/6 đều “rơi vào tầm ngắm” của công an và họ bị đe dọa, cách ly ngay từ khi chưa kịp tham gia lần biểu tình này.

Dưới đây là một số minh chứng cho sự việc:

Cắp nách và … chạy


5 người bắt 1

... rồi khiêng đi

...lên các xe thùng chờ sẵn

...sau áo trắng, tới áo đỏ

Năm anh công an và một công dân gầy guộc

Không thiếu người và xe

http://www.danchimviet.info/archives/36713

Nghe phỏng vấn Từ Anh Túa

Một sinh viên cao đẳng y tế ở Việt Nam bị đuổi học vì đọc các tin tức và tài liệu bị cho là "phản động" trên mạng internet.

Từ Anh Tú, nguyên sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, nói với BBC rằng Quyết định số 1080 QD/ CĐYT về việc buộc thôi học do Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn ký đã được đưa ra hôm 02/06.

Mời quý vị nghe phần audio cuộc phỏng vấn hôm 15/6 với Từ Anh Tú
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2011/06/110615_tuanhtu.shtml

Từ Anh Tú – Bị kỷ luật buộc thôi học chỉ vì ủng hộ …

Kính gửi các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống truyền thông trong, ngoài nước và quốc tế!

Kính thưa toàn thể quý vị, quý các cơ quan !

Tên tôi thật là : Từ Anh Tú - nam giới. Tôi được sinh ngày : 06/ 07/1986

Cách trước đây chỉ có mấy ngày, tôi còn là sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên (CĐYT), nhưng nay tôi đã bị kỷ luật buộc thôi học chỉ vì ủng hộ tinh thần công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và chống Trung Quốc bành trướng xâm lược biển, đảo của tổ quốc Việt Nam chúng ta. Còn địa chỉ chỗ ở cùng gia đình tôi, sau khi bị nhà trường cùng cơ quan an ninh buộc phải trở về quê nhà để giao cho chính quyền, công an địa phương tiếp tục “quản lý, theo dõi, giáo dục”, là thuộc : thôn Đại Phú, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang


Hôm nay ngày 03/06/2011 tôi muốn viết lá thư này gửi tới các cơ quan ngôn luận để can thiệp giúp tôi về những việc tôi đã bị đàn áp, áp bức rất khốc liệt trong thời gian qua. Lý do chỉ vì tôi thường xuyên hay xem tin tức, đọc tài liệu, bài vở trên Mạng internet, cụ thể diễn biến xin được tạm tóm tắt như sau :

Hồi 10 h sáng ngày 13/ 05/ 2011 khi tôi đang ngồi xem tìm hiểu tin tức tại quán internet trước cổng trường thì bị một nhóm công an, mật vụ an ninh bảo vệ chính trị đông khoảng 20 người ập đến khống chế và bắt giữ. Họ tuyên bố với lý do là những thứ tôi đang đọc trên Mạng đã vi phạm pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời họ cho rằng tôi đã tàng trữ những tài liệu có nội dung chống lại chế độ XHCN ở VN ở trong hộp thư cá nhân, rằng tôi đã vi phạm nghiêm trọng luật “an ninh quốc gia”, vi phạm điều 88 bộ luật hình sự của “đảng và nhà nước CSVN”. Khi tiến hành khám xét máy tính ngay tại tiệm internet ở địa điểm công an đã bắt giữ tôi, họ thu lại được 4 bài viết trên Mạng, đó là những bài có tựa đề và nội dung như sau :

1. Viết về dân oan tại thành phố Vinh khiếu kiện
2. Viết về việc đình công của công nhân ở 1 nhà máy tại Hà Nội
3. Viết về việc sinh viên Nguyễn Anh Tuấn công khai đọc bài về TS Cù Huy Hà Vũ.
4. Viết về vụ án Ts Cù Huy Hà Vũ, trót vì tay đã nhúng tràm.

Ngoài ra không còn gì hết. Sau đó họ thu giữ điện thoại di động của tôi và đưa tôi đi thẩm vấn tại trụ sở công an thành phố Thái Nguyên ngay lập tức. Những người trực tiếp thẩm vấn gồm có ông Dương Văn Tuấn, Bùi Văn Chính…vv…Đến tối thì họ tạm cho tôi về nhưng những ngày sau đó họ vẫn tiếp tục yêu cầu tôi lên trụ sở vài lần để tiếp tục thẩm vấn, làm việc rất căng thẳng. Đồng thời ngày 20/ 05/ 2011 họ có yêu cầu gia đình tôi lên để làm cam kết yêu cầu tôi không tái phạm nữa. Tuy nhiên họ không hề thông báo trước cho tôi về việc này, nên đến trưa cùng ngày tôi mới biết gia đình nói lại. Điều đó gây một áp lực rất lớn với tôi vị mẹ tôi thường hay đau ốm mà hôm đó trời lại mưa gió rất to. Mẹ tôi đã phải đi suốt hơn 80 km từ quê nhà để tới trụ sở an ninh Thái Nguyên. Sau đó ngày 30/ 05/ 2011 họ có về trường trực tiếp thông báo về việc của tôi yêu cầu tôi phải nhận về những sai phạm của mình. Đến ngày 02/ 06/ 2011 tôi bị đưa ra trước hội đồng kỷ luật và hình thức mà hội đồng kỷ luật trường CĐYT Thái Nguyên đưa ra, là buộc tôi phải bị thôi học vĩnh viễn, đồng thời phải thu xếp đồ đạc, hành lý cá nhân rời ngay khỏi ký túc xá của trường Cao đẳng y tế nơi tôi đã theo học hơn 2 năm qua. Tôi nhận thấy rằng, Cơ quan an ninh tỉnh Thái Nguyên và của nhà nước Việt Nam đã cáo buộc tôi vi phạm điều 88 là hoàn toàn không có căn cứ, là chụp mũ và là một dạng đàn áp quyền tự do chính kiến, tư tưởng, tự do thông tin…là vi phạm quyền con người của công dân. Tôi đã rõ ràng nhận thấy rằng những điều cáo buộc này của công an trong nước là hết sức phi lý và mong muốn các cơ quan ngôn luận khắp nơi hãy lên tiếng giúp tôi về việc này bởi các lý do sau đây :

1. Trước nhất bổn phận của tôi là một công dân phải trung thành với tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam chứ không phải là trung thành với “chủ nghĩa xã hội- CNXH”.
2. Tôi không hề vi phạm điều 88 vì :
- Tôi không hề Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng “chính quyền nhân dân” vì đơn giản tôi chỉ đang ngồi đọc các bài viết đó trên mạng internet mà thôi.
- Tôi không hề Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân vì đơn giản tôi chỉ đang ngồi đọc những bài viết đó.
- Tôi không hề Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì những bài viết đó tôi được một địa chỉ email khác gửi vào hòm thư điện tử của mình và trước đó tôi không hề biết về nội dung của những bài viết này cụ thể là gì.

Vì vậy tôi khẩn thiết mong các cơ quan, thông tin đại chúng trong và ngoài nước lên tiếng bảo vệ tôi và gia đình đang bị uy hiếp, đe dọa rất nặng nề, căng thẳng. Đồng thời yêu cầu ông Dương Văn Tuấn phải công khai xin lỗi gia đình tôi vì đã quấy nhiễu gia đình tôi trong vụ việc vừa qua khi biết rõ là tôi không có tội, không hề vi phạm luật pháp của nhà nước CHXHCN VN. Trong khi đó thì mẹ tôi sức khỏe luôn đau yếu, thường rất hay đau ốm, bệnh tật và nhất là quá suy nghĩ lo lắng, khiếp sợ cho con cái mình cùng toàn thể gia đình phải sống trong không khí liên tục bị khủng bố, đe dọa.

Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm của tất cả quý vị, quý các cơ quan và bạn bè khắp nơi đã đọc và giúp đỡ tôi trong hoàn cảnh gian nan, nguy hiểm như hiện nay đang phải chịu đựng.

Tôi cũng chân thành đa tạ chú Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn ở thủ đô Hà Nội đã hướng dẫn, động viên, chỉ bảo, góp ý rất tận tình từ trước đến nay và vào bức thư tố cáo này rất đầy đủ, cũng như điều đặc biệt là chú đã chụp tấm hình của tôi ngay sau khi sự việc xảy ra để đưa lên công luận tỏ tường. Trong thư này tôi có nhờ chú nhà báo đính kèm 1 tấm hình chụp cá nhân tôi đang ngồi trong phòng làm việc của của chú ở số 11 Ngõ Tràng Tiền và 1 tấm hình chụp toàn văn quyết định đuổi học của hiệu trường CĐYT Thái Nguyên ký ngày 02/6/2011 đối với tôi.

Người viết kính thư và tạm biệt quý vị Cựu sinh viên Từ Anh Tú

Địa chỉ: Thôn Đại Phú- xã Phi Mô- huyện Lạng Giang- tỉnh Bắc Giang Số điện thoại di động : (0084) – 0914-420-391


Theo Baotoquoc

____________________________

No comments: