Thursday, June 16, 2011

TIN BIỂN ĐÔNG









Trung Quốc lại cắt dây cáp tàu Việt Nam

Sáng hôm nay một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, đang hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc, với sự yểm trợ của tàu ngư chính Trung Quốc, tiến đến gần và cắt đứt dây cáp bất chấp tín hiệu cảnh cáo từ tàu Việt Nam phát ra.

Source-Vietnamnet. Ảnh: Trường Sơn

Người phát ngôn bà Nguyễn Phương Nga : Điều này “đối với Việt Nam là không thể chấp nhận được”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết sự việc diễn ra tại lô 136.03, tức vị trí hoàn toàn nằm trong hải phận thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vẫn theo lời bà Nguyễn Phương Nga, sự việc như vậy là điều không thể chấp nhận được.

Chiếc tàu thăm dò bị cắt cáp hôm nay có tên là Viking II , được tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê, vì bị tàu cá Trung Quốc cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu nên bốn đường cáp thu khác trên tàu cũng bị rối theo khiến tàu Viking II này không thể hoạt động bình thường nữa.


Chiều hôm nay đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam gặp đại diện toà đại sứ Trung Quốc để mạnh mẽ phản đối, yêu cầu đừng tái diễn cắt cáp tàu Việt Nam, không được vi phạm chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại đã gây ra đối với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam.

Bảo vệ chú quyền

Đây là lần thứ 2 tàu Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam và cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.

Hôm 26-5, tàu hải giám Trung Quốc đã ngang nhiên cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí Mình Minh 02 thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

Phẫn uất trước hành động nganh ngược này của Trung Quốc, cuối tuần qua, giới trẻ Việt Nam đã tập trung biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại Biển Đông.

Mới nhất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng cho biết, Việt Nam cương quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam tại hai vùng quần đảo ở Biển Đông.

Đây là tuyên bố mà ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại lễ bế mạc Tuần lễ Biển và Hải đảo hôm qua ở Nha Trang.

Trước đó vào hôm 7 tháng sáu, chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, khi đến thăm Đảo Cô Tô, Quảng Ninh lên tiếng nói Việt Nam mong muốn các vùng biển và hải đảo của Việt Nam được ổn định, hòa bình, nhưng Việt Nam quyết tâm làm hết sức để bảo vệ.Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights res

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-agai-cutcabl-vn-resea-ship-06092011074616.html


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng cương quyết bảo vệ chủ quyền Việt Nam
RFA 06.08.2011

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu Việt Nam cương quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam tại hai vùng quần đảo ở Biển Đông

Source Chinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cần tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc. - Source Chinhphu.vn

Đây là tuyên bố mà ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại lễ bế mạc Tuần lễ Biển và Hải đảo hôm qua ở Nha Trang.
Tình hình cho thấy căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang tăng lên kể từ những vụ uy hiếp ngư dân và cắt cáp tàu tháng trước cho đến vụ cắp cáp mới nhất hôm nay. Phía Việt Nam cáo buộc Trung Quốc vi phạm Công Ước 1982 của Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển.
Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của chính quyền Việt Nam đối với vụ việc.
Trước đó vào hôm 7 tháng sáu, chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, khi đến thăm Đảo Cô Tô, Quảng Ninh lên tiếng nói Việt Nam mong muốn các vùng biển và hải đảo của Việt Nam được ổn định, hòa bình, nhưng Việt Nam quyết tâm làm hết sức để bảo vệ chúng.
Hôm qua, tại Indonesia, phát biểu tại Hội Nghị Chính Sách An Ninh của Diễn Đàn ASEAN, gọi tắt là AFR , thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam là trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh rằng trong tình hình tranh chấp trên biển Đông thì tuyệt đối không được sử dụng bạo lực để giải quyết.
Vẫn theo lời người trưởng đoàn Việt Nam tại AFR, vấn đề biển Đông phải được giải quyết bằng đàm phán trong tình thần tuân thủ Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển cũng như tôn trọng DOC tức Bản Tuyên Bố Cung Cách Ứng Xử Trên Biển Đông mà các phía đã ký kết trước đây.
Lên tiếng trước hội nghị, trưởng đoàn Trung Quốc , trung tướng Nguỵ Phụng Hoà, phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc , khẳng định Bắc Kinh sẽ tuân theo nguyên tắc hoà bình phát triển một cách nghiêm túc như đã cam kết với cộng đồng thế giới.
In bản tin này Email bản
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-pm-decisiv-protc-sovereig-06092011092201.html


TQ cảnh cáo các nước láng giềng ngưng thăm dò dầu khí ở Trường Sa

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông

Chia sẻ

Tin liên hệ

Ðường dẫn liên hệ

Trung Quốc cảnh cáo các quốc gia Châu Á lân cận ngưng tìm kiếm thăm dò dầu khí gần quần đảo tranh chấp Trường Sa đồng thời quyết tâm khẳng định chủ quyền tại khu vực dồi dào dầu mỏ trên Biển Đông bất chấp tuyên bố tranh chấp của các nước khác.

Theo tin AP, lần đầu tiên phản hồi trước tố cáo của Philippines rằng Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền, đại sứ Trung Quốc, Lưu Kiến Siêu, khẳng định chính phủ Trung Quốc không có bất kỳ hành động nào xâm phạm chủ quyền.

Vẫn theo lời đại sứ Trung Quốc, Bắc Kinh chưa khởi sự khoan dầu tại khu vực tranh chấp và các nước có tuyên bố chủ quyền ở đây nên ngừng mọi hoạt động thăm dò-khai thác dầu khí không được Bắc Kinh cho phép trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Trả lời câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nước bất chấp lời tuyên bố của Trung Quốc, đại sứ Lưu nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ khẳng định quyền của mình đối với khu vực tranh chấp bằng đường lối ngoại giao và không dùng võ lực trừ khi bị tấn công.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam tại đại học New South Wales ở Australia, nhận xét:

“Trung Quốc lặp đi lặp lại những lời phát biểu rằng khu vực tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của họ, các tàu của họ phản ứng một cách bình thường, họ không vi phạm luật quốc tế, và rằng họ muốn giải quyết mọi việc trong hòa bình, nhưng thực tế họ không làm gì để giải quyết các vấn đề gây căng thẳng mà ngược lại còn có những hành động đơn phương như cấm đánh bắt cá ở khu vực này.”

Chuyên gia phân tích quốc phòng Dean Cheng thuộc tổ chức Heritage Foundation ở Washington cho rằng:

"Dường như Trung Quốc đang triệt để can dự vào chuyện thúc đẩy để nhận toàn bộ chủ quyền trên vùng này và họ có vẻ như chẳng thèm để ý xem họ đang dẫm chân lên những ai."

Cùng ngày 9/6 , GMA News TV dẫn lời vị đại sứ Trung Quốc tại Philippines cho hay Bắc Kinh đã điều động các tàu hải giám tới quần đảo tranh chấp Trừơng Sa nhưng không có ý định thành lập một sự hiện diện quân sự trong vùng biển tranh chấp.

Đại sứ Lưu cũng khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ không nên can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông mà hãy để cho các bên tuyên bố chủ quyền tự giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp ôn hòa.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.

Nguồn: AP, GMA News TV, The Manila Standard Today, VOA interview
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/china-neighboring-nations-06-09-2011-123540094.html

No comments: