Sunday, January 4, 2009

CỘNG SẢN ĂN CẮP TRONG & NGOÀI NƯỚC




Phi Hành đoàn Vietnam Airlines Phạm Pháp-


Hôm thứ tư, 17 tháng 12 vừa qua, truyền thông Nhật lại đồng loạt loan tải một tin tức liên quan đến Việt Nam. Lần này không phải là vụ PCI, mà là chuyện một phi công của hãng hàng không Vietnam Airlines bị cảnh sát Nhật bắt, vì tình nghi chuyển hàng ăn cắp về Việt Nam.



Bản tin cho biết cảnh sát có lệnh khám xét khẩn cấp cùng một lúc 6 cơ sở của hãng hàng không Việt Nam tại Tokyo cũng như tại các phi trường quốc tế Narita, Nagoya, Osaka, Fukuoka, và phát hiện thêm nhiều thùng hàng ăn cắp khác. Các đài truyền hình đã chiếu đi chiếu lại cảnh phi công Đặng Xuân Hợp bị bắt tại một khách sạn gần phi trường quốc tế Narita, đưa lên xe chở về sở cảnh sát điều tra.


JPEG - 21.7 kb
Phi công Đặng Xuân Hợp (Nguồn: báo Asahi)



Phi công Đặng Xuân Hợp nhận là đã không khai báo một số hàng hóa khi qua cửa khẩu, và cho biết thêm, đó là hàng hoá do người khác gửi nhờ ông đem về, chứ ông không biết đó là hàng ăn cắp. Về phía cảnh sát điều tra Nhật, thì họ đã căn cứ vào lời khai của những người Việt Nam đi ăn cắp bị bắt, rồi lập ra đường dây theo dõi, tìm ra manh mối và các liên hệ trong hệ thống ăn cắp và chuyển lậu hàng ăn cắp về Việt Nam, trong đó, những cơ sở và nhân sự của Vietnam Airlines tại Nhật đóng một vai trò quan trọng để dẫn đến những cuộc khám xét và bắt bớ như vừa nêu ở trên. Theo các cuộc điều tra thì từ năm 2006 đến nay, mạng lưới tội phạm này đã ăn cắp và chuyển về Việt Nam một khối lượng hàng hoá trị giá lên tới 140 triệu yen, tức tương đương với khoảng 1 triệu 6 trăm ngàn mỹ kim.



Cảnh sát Nhật còn cho biết là họ sẽ bắt thêm sáu người khác nữa có liên quan trong vụ này, nhưng chưa công bố tên tuổi, vì đang trong vòng điều tra. Trên thực tế, cũng như ở các sân bay quốc tế của các nước khác, cảnh sát hải quan ở các sân bay cửa khẩu ở Nhật rất ít khi xét hỏi hàng hoá của nhân viên phi hành đoàn, ngoài những câu hỏi mang tính cách thủ tục chiếu lệ. Phần vì uy tín và sự lương thiện của phi hành đoàn các chuyến bay quốc tế, phần khác vì khối lượng người và hàng hoá qua lại các sân bay cửa khẩu quá lớn, đặc biệt là ở các sân bay quốc tế nhộn nhịp như Narita hay Kansai.




JPEG - 15.6 kb
Cảnh sát khám xét văn phòng Vietnam Airlines
tại phi trường Kansai (Nguồn: báo Asahi)

Lợi dụng sự dễ dãi đó, nhân viên phi hành Vietnam Airlines đã nhiều lần mang hàng lậu ra vào nước Nhật. Hồi tháng 5 vừa qua, tiếp viên phi hành Trần Thanh Phong bị quan thuế phi trường Nhật bắt giữ vì đã đem lậu đồ hiệu trị giá cả 10 ngàn mỹ kim vào Nhật. Và người ta đã phát hiện ra là hầu hết phi hành đoàn của nhiều chuyến Vietnam Airlines đến Nhật đều đem theo đủ thứ hàng lậu. Từ đồ hiệu, đồ cổ đắt giá, cho đến thịt chó, thịt rắn... theo đơn đặt hàng của các tiệm ăn Việt Nam. Khi trở ra thì mang hàng hóa ăn cắp về. Chẳng phải chỉ có đường bay đi Nhật, mà đường bay sang các nước khác, phi hành đoàn Vietnam Airlines cũng làm những chuyện phạm pháp tương tự. Tháng 4 vừa qua, phi công Lại Quốc Việt đã bị cảnh sát Úc bắt giữ vì đã đem lén ba, bốn triệu tiền Úc về Việt Nam. Năm 2007, hai tiếp viên phi hành của Vietnam Airlines đã bị bắt tại Hàn Quốc, khi nhân viên quan thuế phát hiện họ đem trái phép 300 ngàn đô la Mỹ từ Việt Nam vào Hàn quốc. Có nhiều phần đây là một trong những lần rửa tiền cho các quan chức cao cấp trong đảng Cộng sản Việt Nam.




Một số phi hành đoàn của những hãng hàng không nước khác, khi được ký giả Nhật hỏi cảm nghĩ về chuyện phạm pháp của phi công Đặng Xuân Hợp, thì họ đều cho rằng rằng đó là chuyện đáng trách, cần phải xử phạt nặng. Tuy nhiên, theo họ thì đừng vì chuyện phi công của Vietnam Airlines làm chuyện xấu, mà hải quan Nhật sẽ gắt gao, xoi mói đối với phi hành đoàn các quốc gia khác.




Được biết những món hàng mà phi công Hợp đem về Việt Nam toàn là đồ mỹ phẩm đắt giá, hiệu Shiseido, Kanebo của Nhật, do các nhóm tội phạm người Việt, khoảng 85 người, ăn cắp ở những siêu thị hay tiệm thuốc tây, sau đó được đóng thùng tẩu tán. Vì quy mô của hệ thống ăn cắp này, cảnh sát Nhật đã phải thành lập một Ủy ban điều tra hỗn hợp trải rộng trên 16 tỉnh, phủ để theo dõi, điều tra. Điều này không phải là không gây ảnh hưởng cho khối người Việt lương thiện sinh sống ở Nhật. Mấy tháng trước đây, người Việt đi làm việc là bị bạn đồng sở hỏi về vụ PCI; nay thì hỏi về chuyện Vietnam Airlines. Người ta biết là những cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo Vietnam Airlines, chắc chắn không vô can trong những vụ tai tiếng này.

Bây giờ những ai đến Nhật, trình cái hộ chiếu Việt Nam ở cửa khẩu, thì không sao tránh khỏi cái nhìn xoi mói, đầy nghi ngờ của hải quan Nhật. Và người ta mới thấm thía với câu nói của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cách đây vài tháng, về nỗi nhục nhã khi mang theo tấm hộ chiếu của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra nước ngoài.



==




CON ÔNG CHÁU CHA ĂN CẮP TẠI NHẬT

50 phi công, tiếp viên Vietnam Airlines dính vào dịch vụ chuyển hàng mất cắp

Phi công Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines bị cảnh sát phi cảng quốc tế Narita, Tokyo, bắt ngày 17/12/2008 với cáo buộc vận chuyển hàng bị đánh cắp.


TOKYO - Khoảng 50 phi công, tiếp viên phi hành của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines dính vào dịch vụ vận chuyển hàng hóa đánh cắp ở nước Nhật về Việt Nam.

Báo chí Nhật nói như vậy chứ không phải chỉ có một mình phi công Ðặng Xuân Hợp, người đã bị bắt ở phi trường quốc tế Narita, Tokyo, ngày 17/12/08.

Báo chí Nhật cách đây ba ngày cho hay cảnh sát đã bắt giữ 85 người Việt Nam liên quan đến các vụ đánh cắp, vận chuyển các loại hàng hóa lấy từ các siêu thị, tiệm thuốc, tiệm buôn trên đất Nhật về Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn là mỹ phẩm, quần áo đắt tiền rất có giá tại Việt Nam.

Theo báo Asahi Shimbun ngày 20/12/08, các tài liệu mà cơ quan điều tra của cảnh sát đã tìm được nhiều tài liệu, chứng cứ cho thấy số phi công, tiếp viên, nhân viên của VNA chi nhánh trên đất Nhật rất đông đảo chứ không phải chỉ có mình Ðặng Xuân Hợp.

Ðặng Xuân Hợp chỉ là phi công phụ nhưng nguồn tin trên nói cả các phi công chính của VNA cũng tham dự vào các vụ vận chuyển hàng mất cắp đó. Phi công các đường bay quốc tế đến Nhật không phải qua thủ tục khám xét hành lý bình thường của hải quan nên họ là những mắt xích hợp lý cho các vụ chuyển vận hàng lậu.

Ðiện thoại di động, vàng, kim cương, tiền đô la và các loại ngoại tệ mạnh mà tiếp viên và phi công VNA vận chuyển ra vào Việt Nam bất hợp pháp từng bị bắt giữ tại một số quốc gia trong vùng cũng như khi về đến Việt Nam.

Cảnh sát tại 14 thành phố của Nhật đã mở các cuộc lục soát điều tra trong những ngày qua, theo báo Asahi Shimbun, để xác định xem các người của VNA có thật sự liên quan đến các đường dây ăn trộm hàng hóa hay không. Nhưng ít nhất, thì những gì họ đã tìm thấy khi bắt giữ Ðặng Xuân Hợp, có dấu hiệu như vậy.

Cảnh sát tìm thấy tại chỗ cư trú của một phụ nữ tên Trần Thị Mỹ Hạnh một tờ thư fax từ Việt Nam với nội dung về hàng hóa và người nhận hàng để chuyển về Việt Nam là Ðặng Xuân Hợp.

Theo nguồn tin này, từ các bản thư fax từ Việt Nam sang và các biên nhận gửi bưu phẩm trong đường dây đánh cắp và gửi hàng mở ra cho họ thấy sự kinh doanh bất hợp pháp này liên hệ đến rất nhiều người, từ nhân viên VNA đến các “tu nghiệp sinh” của Việt Nam.

Ðặng Xuân Hợp khai với cảnh sát điều tra là ông ta không biết các món hàng mà ông ấy mang về Việt Nam là hàng ăn cắp. Tuy nhiên, ông nhìn nhận đã được trả công mỗi chuyến như vậy $100 USD.

Ngày 18/12/08, tòa án ở Yamagucji đã kết án Nguyễn Hoàng Công 2 năm tù vì tội ăn cắp hàng hóa.

Ngày 25/5/08, hải quan phi trường Narita đã tạm giữ tiếp viên Trần Thanh Phong của VNA sau chuyến bay từ Sài Gòn đến. Trong hành lý của ông này bị hải quan xét thấy có nhiều tiền yen và một số hàng hóa trị giá hơn $10,000 USD. Khi được thả về nước, Phong đã xin nghỉ việc.

Ngày 13/7/08, tiếp viên VNA tên Nguyễn Hoàng Hải bị xét thấy vận chuyển bất hợp pháp hơn 330,000 Euro từ Ðức về Việt Nam.

Cuối Tháng Sáu 2007, hai phi công của VNA đã bị “đình bay” vì vận chuyển bất hợp pháp một số mỹ phẩm trị giá khoảng $3,600 USD từ Osaka về Sài Gòn.

Ngày 31/3/08, Lại Quốc Việt, phi công VNA đã bị bắt giữ ở phi trường Sydney, Úc, vì vận chuyển 4 triệu Úc kim ra khỏi nước này và liên quan đến một số đường dây rửa tiền và buôn bán ma túy. Một phi công VNA khác đã bị Úc kết án 4 năm rưỡi tù hồi năm ngoái vì vận chuyển bất hợp pháp 6.5 triệu Úc kim về Việt Nam.

Nếu chính phủ Nhật tìm ra đủ chứng cớ và truy tố 50 phi công, tiếp viên VNA, trong một vụ làm ăn bất chính và qui mô, đây là chuyện tai tiếng không nhỏ cho hãng hàng không quốc doanh này nói riêng và thể diện của người Việt Nam nói chung ở nước ngoài.

Theo một nhà báo ở Sài Gòn nói với báo Người Việt, xin vào làm phi công và tiếp viên cho VNA không phải dễ. Hoặc phải là “con ông cháu cha” được gửi gấm hoặc phải tốn những số tiền rất lớn. Hai năm trước, báo chí phanh phui cho thấy con của Bộ Trưởng Tư Pháp Uông Chu Lưu, tướng vùng, và nhiều quan chức khác đã dùng thế lực và ảnh hưởng để cho con đi du học ngành hàng không dân dụng ở ngoại quốc với tiền đài thọ của VNA, tuy không thuộc “diện” được thu nhận


TAI LIỆU:http://radiochantroimoi.com/spip.php?article4875http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2003/06/3B9C9220/http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081217_viet_pilot_japan.shtmlhttp://www.vnn-news.com/spip.php?breve12051

No comments: