Thursday, January 15, 2009

SƠN TRUNG * HỘI HOA ANH ĐÀO








 HỘI HOA ANH ĐÀO

SƠN TRUNG




Đại Nhật vương quốc và Thiên Nam vương quốc có một mối liên hệ mật thiết. Thiên Nam quốc là một quốc gia chậm tiến ở cạnh Thái Bình dương, luôn luôn bị ngoại xâm và nội chiến. Đại Nhật vương quốc là một quốc gia thịnh vượng, văn minh bậc nhất trong vùng này. Đại Nhật vương quốc đã sản xuất các hàng hóa tối tân và xuất cảng khắp nơi trên thế giới. Đại Nhật vương quốc năm ngoái đã viện trợ cho Thiên Nam quốc một ngân khoản tương đương ba trăm ngàn lượng vàng, và cũng đã xuất cảng nhiều hàng hóa sang Thiên Nam quốc.










Nhân ngày quốc khánh của Thiên Nam quốc, quốc vương nước này bèn gửi sứ điệp đến các sứ quán ngoại quốc, yêu cầu họ đóng góp vật chất và tinh thần cho ngày quốc khánh nước này. Sứ quán Đại Nhật tại Thiên Nam gửi sớ về quốc vương Đại Nhật báo cáo việc này, và đề nghị tổ chức một ngày văn hóa tại Thiên nam quốc. Vua Đại Nhật bèn ra lệnh quan thượng thư bộ Ngoại giao và bộ Văn hóa Đại Nhật họp bàn kế hoạch thực hiện ngày Văn hóa này. Cả hai bộ thống nhất ý kiến là tổ chức một hội hoa anh đào tại nước Thiên Nam.Tòa Đại sứ Đại Nhật tại Thiên Nam quốc đã được thông báo đầy đủ chi tiết, được yêu cầu đứng ra tổ chức hội hoa anh đào và lo mọi thủ tục cùng thu xếp nơi ăn, chốn ở cho phái đoàn văn nghệ sĩ gồm vài chục người.




Phái đoàn Đại Nhật đã mang theo một chuyến máy bay đặc biệt chở hàng trăm cây anh đào, cùng đội trống, ban nhạc, và một đoàn vũ công sang Thiên Nam quốc biểu diễn.Thấm thoắt đã giữa mùa xuân, đoàn văn hóa Đại Nhật đã đến kinh đô Thiên Nam quốc. Họ thuê hẳn một khách sạn lớn để ăn ở và chuẩn bị mọi thứ. Hội hoa anh đào sẽ được tổ chức một ngày tại cơ sở Văn hóa quốc gia ở phố Đại Thắng lợi, là trung tâm điểm của kinh đô Bắc kinh của Thiên Nam quốc. Trung tâm này rất rộng lớn, có một khu vườn hoa rộng rãi, giống như một vườn Bách thảo, bên trong cùng bên ngoài có những sân khấu lớn có thể chứa chục ngàn người.



Vì là mùa xuân, khí hậu mát mẻ, và trời có nắng ấm nên ban tổ chức dùng sân khấu ngoài trời để tổ chức ngày văn hóa. Trước mặt sân khấu là vườn hoa cho nên đoàn Văn hóa Đại Nhật đã mang năm trăm cây anh đào kết lại thành một cây anh đào rất to cao, có cả vạn cành hoa rất tuyệt vời. Trên sân khấu, các nghệ sĩ Đại Nhật đánh trống rất nhịp nhàng và hùng dũng. Bên cạnh, các cô gái Đại Nhật mặc quốc phục của họ rất sặc sở đầy ấn tượng. Trong vườn hoa, cũng có nhiều cây anh đào làm cho khán giả như lạc vào một rừng hoa anh đào tươi thắm. Bên cạnh các cành anh đào, nhân viên phuc vụ người Đại Nhật đã bày ra hàng dãy bàn dài, khoảng hai trăm bàn bánh, trái, mứt, kẹo, cà phê, trà cùng các thực phẩm khác của Đại Nhật quốc để khách Thiên Nam và quốc tế thưởng thức những nét đặc thù của văn hóa Đại Nhật.Đúng chín giờ sáng thì ban tổ chức mở cửa. Khởi đầu là xe của chính phủ Đại Nhật và Thiên Nam tiến vào, sau là các thượng khách của các quốc gia bạn cùng các phái đoàn thông tín và báo chí các nước. Và cuối cùng là dân chúng Thiên Nam và một số khách du lịch được phép vào xem tự do.Bổng người ta thấy hàng trăm trẻ em trai và gái người Thiên Nam xuất hiện, tuổi khoảng mười bốn, mười bảy, chúng không vào cổng chính, chúng công kênh nhau qua bức tường của cơ sở văn hóa quốc gia mà vào bên trong. Trong chốc lát, chúng ngắt trụi các hoa anh đào và ăn sạch các thực phẩm bày biện trên các bàn. Nếu ăn không hết, chúng vơ vét mang theo hoặc vứt bừa bãi. Trong khoảng vài phút thì chúng đua nhau chạy ra ngoài và biến mất trong các ngỏ hẽm của kinh đô Thiên Nam.



















Thái độ của bọn trẻ này đã khiến các cô gái Đại Nhật hoảng sợ và các quan khách ngoại quốc ngạc nhiên vô cùng. Tuy nhiên, các sở thông tấn ngoại quốc thì vô cùng sung sướng vì được môt dịp chụp những bức ảnh lạ trong đời.Trước sự kiện này, các báo chí trong nước im lặng, không một tờ bào nào đả động đến việc thiếu nhi đại phá hội hoa anh đào. Báo chí Đại Nhật cũng im lặng vì sợ động chạm đến bang giao của hai nước.






Một tờ báo Hàn quốc viết:Cuộc triển lãm văn hóa Đại Nhật tại Thiên Nam đã thất bại vì tình hình an ninh ở thủ đô Thiên Nam không bảo đảm.Trước mắt quốc tế, bọn cướp, bọn vô gia cư và bọn hành khất lộng hành mà cảnh sát ở đây chỉ khoanh tay nhìn.



Một tờ báo Pháp bình luận:

Ở Thiên Nam ngày nay rất có tự do. Không thấy có hiønh bóng quân đội hoặc cảnh sát ngoài đường phố. Những thanh niên nổi loạn đã vào ra tự do, không hề bị ngăn chận hay bắt giữ. Đó là môt sự tiến bộ vượt bực không thể phủ nhận của nước Thiên Nam ngày nay.



Một tờ báo Mỹ viết:Vương quốc Thiên Nam tự hào đã xóa đói giãm nghèo, nâng cao đời sống gấp năm, gấp mười thời trước, Nhưng sự kiện xảy ra tại hội hoa anh đào trong tháng hai vừa qua cho thấy thiếu nhi tại Thiên Nam đã bị đói khát cho nên chúng đã ngang nhiên cướp thực phẩm trước con mắt quốc tế mà không hề e sợ. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đói ăn vụng, túng làm càn “, chứng tỏ nền kinh tế Thiên Nam sụp đổ, xã hội bất công, trong khi có những nhà tư bản đỏ mua xe hơi hàng triệu Mỹ kim thì trẻ con và dân nghèo bị bỏ đói vô cùng thê thảm.Một tờ báo Anh quốc có cái nhìn sâu sắc hơn:Thiên Nam từ trước là một quốc gia có mấy ngàn năm văn hiến, và chú trọng giáo dục. Gia đình, học đường và xã hội luôn chú ý đến đạo đức nhưng nửa thế kỷ nay, nền giáo dục Khổng Mạnh đã bị hủy bỏ,học sinh như con vẹt được dạy ca tụng lãnh tụ, bắt đấu tố cha mẹ. Ngoài đường phố, nạn chửi thề, nói tục, phổ biến. Trong cơ quan, triều đình không tuyển chọn người tài đức mà tuyển chọn kẻ gian ác và nịnh hót. Trong các bộ viện, từ trung ương tới địa phương , nạn tham ô, nhũng lạm, ăn cướp của công và tài sản nhân dân càng ngày càng công khai và phổ biến. Bầu cử thì gian dối , pháp luật thì bất công, học đường thì mua bán băng cấp. . . Một nền giáo dục như thế chỉ đào tạo lưu manh và trộm cắp thì không có gì là lạ lùng!



Về phía dân chúng Thiên Nam thì họ thảo luận rất sôi nổi. Trong một xóm nhỏ, Bà Sáu bảo :-Bác Tư ơi! Hôm qua tại hội hoa anh đào của người Đại Nhật, trẻ con thủ đô Bắc kinh đã xông vào ngắt hoa và ăn hết các bánh kẹo mời khách!


Ông Tư bình phẩm-Trẻ con bây giờ mất dạy quá! Ai lại trước mắt quốc tế mà làm như vậy không sợ thiên hạ chê cười! Xấu hổ quá.Bà Năm nói:-Ngày thường, đường phgố đầy cảnh sát, tại sao trong lễ hội quốc tế lại không có cảnh sát? Tại sao cảnh sát để trẻ con vào làm loạn như thế?


Ông Tám cười mà nói:-Chúng là con ông cháu cha đấy. Chúng đua xe gắn máy, chúng cướp gái nhà lành chẳng ai dám dám ho he, cảnh sát cũng bó tay thôi!



Ông Sáu nói:-Nước Đại Nhật tội gì mà tổ chức hôi hoa anh đào cho tốn tiền bạc và công phu! Dính với hủi làm chi cho khổ thân!Cuối cùng, nhà vua Thiên Nam cũng được báo cáo tình hình vụ phá hội hoa anh đào.


Vua ra lệnh cho Hình bộ thượng thư điều tra trách nhiệm về ai. Bộ Hình tâu :


-Muôn tâu bệ hạ, việc giữ an ninh trong kinh đô là trách nhiệm của quan Ngũ môn Đô thống.Quan Đô thống quỳ xuống tâu:


-Chức vụ Đô Thống là chống phản loạn, bảo vệ hoàng thành và bảo vệ vua, còn việc trộm cắp là do các cơ quan an ninh và cảnh sát các quân, huyện phụ trách.


Vua cho gọi viên giám đốc sở an ninh kinh đô thì ông tâu như sau:


-Muôn tâu bệ hạ, tình hình kinh đô rất tốt đẹp, không hề có phản động hay gián điệp quấy phá. Chẳng qua là đám trẻ con thấy lạ thì vui đùa quá trớn mà thôi. Vì lòng từ bi mà cảnh sát không điều động binh mã để bắt trẻ con. Nếu làm như thế, bọn quốc tế sẽ cho ta là đánh đập, giam cầm và ngược đãi thiếu nhi, vi phạm nhân quyền.


Đức vua nghe xuôi tai cho nên không hỏi đến việc này nữa mặc cho quốc tế và nhân dân kẻ nói ngược, người nói xuôi.It lâu sau, bản tin thông tấn Đại Nhật cho biết viên thứ trưởng bộ Văn hóa Đại Nhật và Đại sứ Đại Nhật tại Thiên Nam từ chức vì đã phạm sai lầm trong việc tổ chức hội hoa anh đào tại Thiên Nam quốc. Các báo chí hai nước Đại Nhật, Thiên Nam và quốc tế xôn xao vì trên thế gian này không ai lại chịu trách nhiệm về hành vi vô văn hóa của quốc gia bạn. Nhân dân và báo chí làm ầm ĩ vụ này, họ viết thư, gọi điện thoại, họ gửi fax và e mail yêu cầu chính phủ Đại Nhật giải thích.



Trước áp lực của quần chúng, Bộ Văn hóa và Thông tin Đại Nhật tuyên bố sẽ mở một cuộc họp các ký giả để giải thích rõ ràng thể theo yêu cầu của dân chúng và giới truyền thông quốc tế.Trong phòng họp, viên thứ trưởng văn hóa lên nói:


Thưa các đại biểu,
Thưa đồng bào trong nước,
Thưa nhân dân thế giới,
Thưa các thông tín viên báo chí,
Tôi xin nhận trách nhiệm là tôi và các nhân viên bộ văn hóa đã kém cỏi về ngôn ngữ và văn tự Thiên Nam cho nên đã làm cho hội hoa anh đào bị phá hoại.

Sau đó, họ cho chiếu cuốn phim về việc tùy viên văn hóa Đại Nhật tiếp xúc với Giám Đốc Sở An Ninh kinh đô Bắc kinh của Thiên Nam quốc.Cuộn phim bắt đầu là hình ảnh cuộc tiếp xúc giữa tòa đại sứ Đại Nhật và chính quyền Thiên Nam quốc.


Tuỳ viên văn hóa Đại Nhật nói:-Tòa Đại sứ chúng tôi thể theo lời yêu cầu của quý quốc mà quyết định tổ chức hội hoa anh đào tại thủ đô Bắc kinh của quý quốc, xin quý vị nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi.Giám đốc Sở An Ninh bắt tay tuỳ viên sứ quán và nói:

-Rất hân hạnh. Xin ông cho biết quý quốc sẽ có những tiết mục nào để chúng tôi biết mà sắp đặt công việc.



Tùy viên sứ quán trình bày:


-Chúng tôi sẽ mở hội văn hóa, triển lãm hoa anh đào, đánh trống, và ca vũ nhạc. Xin cho chúng tôi mượn một nơi rộng rãi khang trang.Hai bên thỏa thuận về địa điểm, ngày giờ tổ chức. Và hai bên cũng thỏa thuận các điều kiện khác. Hai bên chào nhau ra về.

Trước khi ra cửa, ông giám đốc sở An Ninh dặn đi dặn lại nhiều lần:

Xin quý ông tôn trọng luật lệ nước tôi và các thủ tục đầu tiên.


Sau khi cuộc triển lãm hoa bị phá hoại, ông đại sứ và tùy viên văn hóa mở cuộn băng ra xem nhiều lần mà cũng không tìm ra nguyên nhân thất bại. Một hôm, một cặp vợ chồng người Đại Nhật vốn là bạn của ông đại sứ đi du lịch châu Á, nhân tiện ghé thăm Thiên Nam quốc, và đến tòa đại sứ thăm bạn cũ. Người vợ của ông bạn là người Thiên Nam quốc, và bà cũng được mời xem cuộn băng quay ngày hội hoa anh đào. Bà xem từ đầu đến cuối, rồi hỏi ông đại sứ:

-Ông hối lộ cho họ bao nhiều đô la?

Ông đại sứ ngạc nhiên đáp:

-Luật lệ nước Đại Nhật nghiêm khắc trị tội hối lộ. Làm sao tôi có thể hối lộ được? Hơn nữa, trong buổi họp song phương, bên Thiên Nam không hề đưa ra đòi hỏi về tiền bạc. Tại sao bà lại nói về việc hối lộ?

Bà đáp:

Việc đòi hối lộ đã rõ trong lời nói của tên giám đốc sở An Ninh: Tiếng Thiên Nam nói lái: “Đầu tiên” là “tiền đâu”?


Thủ tục đầu tiên là phải nộp tiền hối lộ. Nếu ông chi tiền cho họ, họ sẽ sai công an đến canh gác. Vì ông không hiểu tiếng lóng và không hối lộ nên họ sai người đến phá hoại cho bỏ ghét. Đó là đường lối mới , phong cách mới, và nét đặc thù mới của văn hóaThiên Nam ngày nay sau một thời gian theo chủ nghĩa Đại đồng!


(Sơn TrungSON TRUNG TRUYEN KY- MÁI TRUỜNG PHƯỢNG ĐỎ)

http://son-trung.blogspot.com/


===


Phần lớn truyện ngắn của Sơn Trung là dựa trên sự thật lịch sử của đất nước Việt Nam, truyện Hội hoa Anh Đào trên đây cũng vậy.

XIN XEM THÊM CAC HÌNH ẢNH CỦA CÂU CHUYỆN TƯƠNG TỰ XẢY RA ĐẦU THÁNG 1-2009 TẠI HA NOI Ơ CÁC ĐIA CHỈ SAU :
http://www.rfa.org/vietnamese/
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/
http://www.voanews.com/vietnamese/
From: http://us.mc354.mail.yahoo.com/mc/compose?to=kimtoan35@yahoo.com <http://us.mc354.mail.yahoo.com/mc/compose?to=kimtoan35@yahoo.com>


Một độc giả đã gửi e mail như sau:
Subject:
Nhân dân ta dự lễ hội Hoa Anh Đào !

Thua quy vi.
Anh Dam Thao co gui cho quy vi link you tube duoi day :"Le hoi hoa Anh Dao/ Hanoi/2009".
Cau chuyen nhu the nay. Nha cam quyen CS mo hoi hoa Anh Dao tai Hanoi tu ngay 1 den 5 thang 1 nam 2009.Le hoi duoc chuan bi rat cong phu, nhung chi sau khi khai mac, thanh nien Ha Thanh (Dat nghin nam van vat hay noi cach khac Hanoi la cai noi van hoa cua ca nuoc) da pha sach.Khong phai vi phan doi nha cam quyen ma vi thieu y thuc cong dan. Day khong phai la lan dau co su kien dang buon xay ra. Nam 2008, nguoi Nhat da dem hoa Anh dao den trung bay trong le hoi tai Hanoi, cung bi pha nat truoc mat nhung nguoi Nhat. Ho da ngao ngan lac dau.Xin quy vi mo link duoi day se thay ro hon
:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/flower-festival-in hanoi-a cultural disappointment-01082009125325.html . tuc la dai A Chau Tu Do (RFA).
Nen doc cho biet . Nhung trieu chung bao dong cho tuong lai cua dan toc. Mot nen giao duc khong chu trong y thuc dao duc, nhan ban...ChÚ :From: Thao T Dam <http://us.mc354.mail.yahoo.com/mc/compose?to=thaodam@yahoo.com>Subject: Nhân dân ta dự lễ hội Hoa Anh Đào !To:http://www.youtube.com/watch?v=3IdolO05M9I&eurl=http://video.rfvn.com/?p=5767


===

Sơn Trung chú thích về tài liệu và hình ảnh về lễ hội hoa anh đào tháng 4- 2008:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Cache/Image/805/253805.jpg
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200804/original/images1531207_anh-dao.jpg
http://vtc.vn/newsimage/original/vtc_107321_adao1.jpg
http://www.tin247.com/vnexpress/080406174502-479-660.jpg
http://www.laodong.com.vn/Home/Le-hoi-hoa-Anh-dao-tham-troi-Ha-Noi/20074/31146.laodong

*


Sau đây là ý kiến của đồng bào trong nước về lễ hội Hoa Anh Đào ở Hà Nội tháng 4 năm 2008 qua các báo chí:
Lễ hội hoa anh đào ở Việt Nam

300 cành hoa anh đào tươi chuyển từ Nhật Bản sẽ được dựng thành 3 cây lớn trong lễ hội hoa anh đào, tổ chức tại Trung tâm Triển lãm VN (Hà Nội) ngày 6/4.

Tại lễ hội, công chúng sẽ được tham dự nhiều hoạt động mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống Nhật Bản: giới thiệu ẩm thực, chơi tung bóng Kendama, ném vòng Wanage, trình diễn kimono, trình diễn các môn võ Nhật Bản...

Ban tổ chức còn mang tới lễ hội 300 lồng đèn cá chép, biểu tượng cho may mắn, sức khoẻ, hạnh phúc...
Những cành đào tươi được chuyển bằng máy bay sang Việt Nam vào lễ hội hoa anh đào năm 2007. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Đặc biệt, 2 đội múa tới từ Tokyo và Harajuku (Nhật Bản) và 4 đoàn của Việt Nam sẽ trình diễn màn múa dân gian nổi tiếng Yosakoi. Hoạt động này do hai hội giao lưu văn hoá Nhật - Việt và Việt - Nhật phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Lễ hội hoa anh đào được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Mỹ... Lần đầu tiên, lễ hội hoa anh đào diễn ra ở Việt Nam vào năm 2007, thu hút rất nhiều các bạn trẻ tham dự.

Anh Thư
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/04/3BA00F67/

"T tham gia lễ hội từ A->Z, lại học ở Núi Trúc, thấy các thầy cô chu đáo và bỏ công sức ra chuẩn bị cho lễ hội nhiều như thế nào, t càng thấy xấu hổ và xót xa khi những cành anh đào bị bẻ. Không biết các thầy cô sẽ nghĩ gì khi bọn t quay lại lớp học nữa. Buồn thay cho thanh niên Việt.
Lâm Thanh - - jacky_alone_1988@yahoo.com

Các bạn có thấy ảnh cuối cùng không. Người ta mang từ Nhật sang có vài cành anh đào để giới thiệu với chúng ta. Thế mà các teen của Việt Nam lại thi nhau bẻ, nói thực là rất xấu hổ với mấy thầy cô giáo người Nhật
http://images.google.com/imgres?imgurl=http://www.hoahoctro.vn/upload/20080406/Sakura%25202/le%2520hoi%2520hoa%2520anh%2520dao%2520031.jpg&imgrefurl=http://www.hoahoctro.vn/tin247/13877.hht&usg=__NbR82qwyF15r0qlOgjXIAkYeXlo=&h=300&w=400&sz=78&hl=en&start=1&tbnid=MBNd4LctPD3n4M:&tbnh=93&tbnw=124&prev=/images%3Fq%3Dhoi%2Bhoa%2Banh%2Bdao%26hl%3Den

"Nhưng màn "ấn tượng" nhất của lễ hội này không dừng lại ở đó. Phải nói là "ấn tượng đến kinh hoàng" mới đúng. Đó là khi những người VN "quả cảm" nhằm lúc bảo vệ lơ là, xông vào tàn phá không thương tiếc những cây hoa anh đào, thật không tha-giả không thương. Họ thi nhau vặt, bẻ những cành anh đào yếu ớt. Cây anh đào trắng đẹp nhất trong 3 cây thật-cũng được bảo vệ kĩ càng nhất đã nhanh chóng trở nên trơ trụi. Còn những cây giả thì cũng bị xâu xé, nhổ sạch từ gốc đến ngọn."

http://images.google.com/imgres?imgurl=http://i158.photobucket.com/albums/t102/petit3lf/DSCN5399.jpg&imgrefurl=http://blog.360.yahoo.com/blog-UdmdI6ohfrLpTjzq2uon1g--%3Fcq%3D1%26p%3D366&usg=__qDV8ETJFv2coce-BknG2dG1o7wk=&h=1024&w=768&sz=193&hl=en&start=15&tbnid=WX-2AeXCjceGeM:&tbnh=150&tbnw=113&prev=/images%3Fq%3Dhoi%2Bhoa%2Banh%2Bdao%26hl%3Den

Tuổi trẻ, ừ ai chẳng biết tuổi trẻ phải yêng hùng, phải cá tính, phải làm những cái gì đó bất quy tắc, phải thể hiện mình. Nhưng mà thể hiện nhưng nào để vẫn còn là người có văn hóa, biết trân trọng cái đẹp.Lễ hội hoa tưởng chừng là một sự thể hiện của một nét văn hóa mới nhưng vô tình lại trở thành nơi thể hiện rõ nhất sư thiếu hụt về ý thức công cộng của chúng ta. Nếu lễ hội hoa tết và lễ hội hoa anh đào chỉ là một bằng chứng rõ nhất về sự thiếu hụt ý thức chung, còn bao nhiêu biểu hiện của sự thiếu hụt ý thức nữa mà chúng ta đã, đang và sẽ vô tư mắc phải

http://images.google.com/imgres?imgurl=http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/duykhanh/anhdao/DSC02240.gif&imgrefurl=http://vatlysupham.hnue.edu.vn/viewtopic.php%3Ff%3D20%26t%3D5968&usg=__f4yCVaHMvgvNWqgKnypp87_vmf8=&h=263&w=350&sz=64&hl=en&start=37&tbnid=_gFndAV09_Rq9M:&tbnh=90&tbnw=120&prev=/images%3Fq%3Dhoi%2Bhoa%2Banh%2Bdao%26start%3D20%26ndsp%3D20%26hl%3Den%26sa%3DN


"Vui thì đã rõ: hơn một vạn người, chủ yếu là bạn trẻ, đến với lễ hội - chứng tỏ giới trẻ VN không thờ ơ với những sự kiện văn hóa và mang tinh thần học hỏi, hội nhập. Buồn vì một số bạn dự lễ hội mà có nhiều thái độ ứng xử không hiểu nổi nơi công cộng!" - một thành viên ban tổ chức lắc đầu.

Ban tổ chức lễ hội đã mở hết các cánh cổng để khách vào. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ công kênh nhau bật tường rào để vào trong trước những ánh mắt ngỡ ngàng của nhiều người Nhật đang xếp hàng vào cổng cạnh đó. Hai thiếu nữ Nhật với trang phục kimono sợ đến phát run lên nép mình vào hàng rào khi có bạn trẻ cười sỗ sàng: "Đẹp quá, cho đây sờ thử một cái!".Một đôi tay ngọc ngà hăm hở bẻ hoa -


Ban tổ chức đã bố trí các gian hàng trưng bày và bán các loại thức ăn nhanh, ăn nhẹ ở hai phía sảnh lễ hội. Nhưng chưa đến 13g, toàn bộ hai bên sảnh ngập rác, trong khi các thùng rác được bố trí hầu như trống rỗng!

Khoảng 15g, khi lễ rước kiệu Yosakoi từ trung tâm tiếng Nhật trên phố Núi Trúc tới khu vực Trung tâm triển lãm Giảng Võ chưa dứt thì khá đông bạn trẻ cả nam lẫn nữ ào ạt, xô đẩy nhau tới ba cây hoa anh đào thật (mà nhiều nghệ nhân đã mất nhiều thời gian để ghép từ 300 cành hoa) tranh nhau... bứt hoa bẻ cành! Trong chớp nhoáng, những cây hoa anh đào bị "tiêu diệt" gọn. Bảy cây hoa anh đào giả, hoa làm bằng lụa cùng với đèn lồng được ban tổ chức bố trí các góc sân cũng bị bẻ trụi. Thậm chí những dàn lưới treo lơ lửng hoa anh đào cũng bị nhiều bạn kiệu nhau lên "thanh toán" nốt!"Đó không chỉ là một hành động đáng xấu hổ mà còn làm bạn bè quốc tế nhìn và nghĩ khác về con người Việt Nam".(Nguyễn Tất Dũng, SV Trường ĐH Kiến trúc)


" Nếu các hành động tương tự của các bạn trẻ cứ tiếp diễn, chắc không chỉ Nhật Bản mà không ít các nước khác sẽ ngần ngại khi dự định tổ chức lễ hội ở VN".(Nguyễn Hồng Nhung, HS Trường THPT Nguyễn Huệ - Hà Đông, Hà Tây)

Hành động đáng xấu hổ. Ngay tại lễ hội, nhiều bạn trẻ chứng kiến đã có một cảm giác chung: "Đáng xấu hổ với những người bạn Nhật"!Đưa cháu gái đi dự lễ hội, bác Hà Thu Anh, khu tập thể Ngọc Khánh (Hà Nội), luôn để mắt trông chừng và dặn cô cháu gái 15 tuổi: "Không được bứt một cánh hoa anh đào!". Khi chứng kiến cảnh "tàn phá” vào cuối buổi chiều, bác Thu Anh lắc đầu ngán ngẩm: "Thật đáng xấu hổ!" .

Khi chứng kiến cảnh các bạn trẻ VN tranh giành nhau bứt hoa bẻ cành, cô giáo Iurumi khá ngỡ ngàng hỏi các học trò VN của mình: "Như vậy là sao?". Học trò của cô không biết trả lời thế nào. Cô giáo Iurumi lắc đầu: "Ở Nhật, các bạn trẻ đều rất tôn trọng văn hóa công cộng và vì lợi ích chung".
TRẦN ĐÌNH TÚ

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=251482&ChannelID=7


Thật buồn khi người dân Thủ đô ta lại có những việc làm không hay như vậy. Vẫn biết là hoa anh đào đẹp thật và biết rằng đại đa số người dân ta đâu có nhiều dịp được sang tận nơi sản sinh ra loài hoa này vậy nên được tận mục sở thị này đã làm các bạn thoả mãn một cách thái quá. Hoa chỉ đẹp khi chúng ta biết cách thưởng thức nó theo một ý nghĩa văn hoá. Không chỉ cho chính chúng ta mà còn là nét đẹp của văn hoá Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế. Các thiếu nữ ư? Chính họ đã là loài hoa đẹp của tạo hoá rồi. Vậy nếu như thế nào khi có ai vô tình bẻ mất cánh tay mềm mại của bạn giống như việc mà các bạn đang làm với loài hoa đẹp kia? Đặng Tiến Năm, Vũng Tàu, email:dangtiennamvt_1982@...



Em là người tận mắt chứng kiến cảnh người ta tàn phá cây đào (phía trái sân khấu) không thương tiếc
Em là một người đã tham gia trực tiếp lễ hội hoa đào, bạn em cũng học tiếng Nhật ở trung tâm núi Trúc. Em thấy đó là một lễ hội quá tuyệt vời, tuy hơi chen lấn và mệt một chút, nhưng rát vui và bổ ích, em tin rằng nếu có một lễ hội như thế nữa, em cũng sẽ tham gia. Em cũng là người tận mắt chứng kiến cảnh người ta tàn phá cây đào (phía trái sân khấu) không thương tiếc. Khi các bạn Nhật Bản đang biểu diễn một điệu múa truyền thống rất đẹp mà không tỏ ra mệt mỏi, thì có những thanh niên ngang nhiên trèo lên cây đào bẻ cành ném xuống, chỉ cần một người dám là tất cả đều dám lấy một cành làm kỷ niệm cho mình. Thế mà, khi có người hét lên thông báo, thì các bác bảo vệ cũng chỉ đứng nhìn, ngao ngán... Trong phút chốc, em không chỉ thấy tiếc nuối, mà còn căm phẫn hết mức, ức chế vô cùng... Không chỉ thế, ngay cả học sinh đang mặc đồng phục cũng tham gia, em đã nhắc và bảo không nên làm vậy nhưng không ai nghe, em cũng chẳng biết làm gì, rất chán...
Chương trình đáng lẽ kéo dài đến 6h30 nhưng sau đó có nhiều xích mích nên phải hoãn lúc 6h, bạn em kể phía Nhật Bản họ rất buồn và bức xúc. Phải chăng chúng ta đã coi thường văn hoá của họ, chúng ta đã coi thường thành ý của người ta, chúng ta có dám mong một lễ hội như thế năm sau nữa không? Em thấy buồn quá, thật là "con sâu làm rầu nồi canh", phải làm sao để thế hệ sau biết nghĩ nhiều hơn và ý thức cao hơn?Trịnh Tùng Anh THPT Marie-Curie-HN

Đọc bài báo này tôi cảm thấy xấu hổ thay!. Tại sao mọi người có thể hành động như vậy. Dù sao cũng là "người Hà Nội thanh lịch" mà, nhất là các cô gái "xinh đẹp" thế. Bạn bè quốc tế sẽ nghĩ gì về chúng ta đây. Thật đáng buồn. Trần Tuấn Minh, Hà Nội, email: tr.tuanminh@...

Đây là một hành vi vô cùng thiếu văn hóa . Những người góp phần tham gia vào lễ hội như chúng tôi thấy vô cùng xấu hổ vì hành động này của một số ít người, thậm chí có bạn bẻ cả 1 cành to, cả đào thật và đào giả cũng không tha, lại còn cười nói vui vẻ như mình vừa làm được một việc tốt. Mong người Việt chúng ta hãy nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm hơn nữa. Nguyễn Thị Nga Linh, email: nguyenngalinh@...

Các bạn có bao giờ ý thức được công việc của mình làm không? Có cảm thấy xấu hổ không? Nếu bạn đang sống ở nước ngoài thì bạn sẽ giải thích thế nào cho người nước ngoài hiểu về hành động của các bạn? Ý thức của những người như vậy cực kỳ kém mặc dù đang sống ở Thủ đô. Trước khi làm một việc gì, mong các bạn tự ý thức được hành động của mình. Nguyễn Danh Thắng, Nha Trang, email: ndt_lucky2003@...Có thể nói, đây là sự tiêu biểu cho sự vô ý thức, sự ích kỉ (muốn đưa cái đẹp về nhà riêng của mình)... của một bộ phận không nhỏ trong chúng ta. Ngay ở Hà Nội nghìn năm văn hiến mà còn xảy ra chuyện này thì thật đáng phải suy nghĩ. Mong mọi người kịp thời suy nghĩ để không tái diễn! Long, HCM, email: lytieulong98@...

Phải xem lại ý thức của những người đã hái hoa. Mọi người đều biết rằng hoa Anh đào là biểu tượng của nước Nhật. Ai đã từng sống và học tập tại Nhật mới biết sự trân trọng của người Nhật với loài hoa này. Hiện đang là mùa anh đào ở Nhật. Đây là một hình ảnh không đẹp về văn hoá. Nguyễn Vũ Trung, Hà Nội

Ý thức của những người "vặt hoa" thật là kém, thật đáng buồn. Với cách xử sự thiếu lịch sự, thiếu hiểu biết và ích kỉ như thế này thì liệu có ai muốn mang hoa sang nước ta một lần nữa không. Liên hệ sang giao thông Việt Nam thì ý thức này chính là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông ở Việt Nam. Để thay đổi ý thức này cần phải giáo dục tốt cho thế hệ trẻ và có hình thức xử phạt đủ mạnh mới mong làm thay đổi tình trạng này. Email: tuananhpy98@...http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/04/777147/




No comments: