Monday, March 8, 2010

TÀI LIỆU I * LÊ DUẨN


LTS.

Tội ác của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn thì không kể xiết. Ở đây các tác giả chỉ nói về cái dâm dục của Lê Duẩn.
Chuyện nam nữ là chuyện thường tình nhưng phải có sư đồng tình giữa nam nữ. Còn lạm dụng chức vụ, quyền hạn mà cưỡng ép thì đó là vi phạm luật pháp. Cộng sản luôn đề cao " đạo đức cách mạng", lại cưỡng ép con gái đáng tuổi con mình làm vợ hai, vợ ba, và cả cái bọn thủ hạ như các tướng tá, bác sĩ, tiến sĩ, cử nhân lại cam tâm làm ma cô cho y ! Trong khi trai gái yêu đương hẹn hò, các chiến sĩ xa nhà, nhớ người yêu làm thơ là bị chỉ trích, phê bình là lãng mạn. Binh sĩ, cán bộ lỡ ái ân với ai là bị đuổi, trừng phạt vì tội hủ hóa, trong khi các cán bộ cao cấp thì thả dàn và công khai. Lê Duẩn.Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà . . . đua nhau lấy vợ hai, vợ ba và lấy con nhà điền chủ xinh đẹp chứ không lấy vô sản? Trong khi đó đảng viên lấy vợ phải qua đảng duyệt y. Các đảng viên không được lấy con nhà tư sản, địa chủ và những người có gia đình đi Nam. Trần Dần là một minh chứng cụ thể. Sao họ trái khoáy như vậy cà?
Ông Hồ, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cũng một duộc với nhau. Ông Hồ còn cao hơn ông Marx, Lenin, Stalin và ông Mao vì những ông này có vợ , riêng ông Hồ là thánh, ông bảo ông tuyệt dục để cứu nước nhưng thực tế ông lại có vợ khắp nơi. Ông lại là con yêu râu xanh, ăn ở với người ta lại ra tay giết để diệt khẩu. Tại sao ông Hồ lại giả dối và tàn ác như vậy?

Nhìn chung về chuyện nam nữ, đa số các ông Cộng sản phạm các tội như sau:

+Đạo đức giả
+Cưỡng dâm
+Lợi dụng chức vụ
+Đa thê
+Sát nhân

Trước đây Kim Nhật đã có tác phẩm Về R, tố cáo tội ác và các thủ đoạn dối trá của bọn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà. . . nay nhiều tác giả cũng đã viết về tội ác cộng sản.
Chúng tôi xin thu thập để nói lên những sự thật của lịch sử.
Sơn Trung





Bí Ẩn Cuộc Đời Tên Hoang Dâm Vô Độ: Lê Duẩn

Hứa Hoành



Người CS nào cũng có cuộc đời ly kỳ, do họ cố tình che dấu, ngụy trang để hoạt động. Lê Duẩn (1907-1986) từng là Bí thư của đảng CSVN, nhưng là 1 trong những nhân vật lãnh đạo có trình độ học thức kém nhất, chỉ ở bậc Tiểu học. Do đó, ông ta tàn ác đối với đồng bào còn hơn kẻ thù ngoại nhân. Ông là người có tính tình cục mịch như nông dân, tính cọc cằn.



Sau năm 1975, 1 cán bộ cao cấp hỏi ông về chính sách đối đãi với những sĩ quan miền Nam thì Duẩn trả lời bằng cách ra dấu lấy tay quẹt ngang cổ (có nghĩa là giết). Chủ trương tàn bạo, có tính thiếu nhân tính của người lãnh đạo CS, làm cho hàng trăm ngàn sĩ quan cao cấp của QLVNCH phải chết trong các trại cải tạo, phơi thây trong rừng thiêng nước độc, gieo tang tóc đau thương cho gia đình họ. Cuộc đời của Lê Duẩn có nhiều bí ẩn ít ai biết rõ. Tài liệu này được viết dựa. theo những lời kể của người trong cuộc cũng như dựa theo 1 vài tài liệu khác, nhất là do sự giúp đỡ của Xuân Vũ và Dương Đình Lôi, họ đã cho biết những chi tiết sống thực mà chính họ đã chứng kiến.


Lê Duẩn, còn được biết là Lê Văn Duẩn, Lê Văn Nhuận hay anh Ba, người thôn Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh ngày 7/4/1907 trong 1 gia đình sống bằng nghề đóng quan tài. Chỉ được theo học hết cấp Tiểu học ở Triệu Phong. Năm 18 tuổi, Lê Duẩn xin vào làm cho Sở Hỏa xa Quảng Trị. Theo nhiều người biết thì ban đầu Duẩn làm người "bẻ ghi", cầm cờ hiệu cho xe lửa mỗi khi vào sân ga. Năm 21 tuổi, Duẩn tham gia hoạt động chính trị bí mật chống Pháp, gia nhập "Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội", là tiền thân của đảng CSVN.


1 năm sau, khi đảng CSVN được thành lập ở Hong Kong, 3/2/1930, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa thất bại "Sô Viết Nghệ Tỉnh", Duẩn bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày lên nhà tù Sơn La (1931-1936).




Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nới lỏng chế dộ cai trị thuộc địa. Tại Đông Dương, Pháp phóng thích 1 số chính trị phạm. Lê Duẩn được tha trong dịp này. Về Trung Kỳ, Duẩn lại tiếp tục hoạt động. 1 năm sau, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (1937-1939). Sở dĩ Duẩn được tiếp tục tiến cử vào chức vụ cao hơn là nhờ xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, ít học, trung kiên. Năm 1939, Duẩn được vào Ban chấp hành Trung ương đảng (Ủy Viên Thường Vụ Lâm Thời Trung ương đảng, 1939-1940), và được phái vào Saigon hoạt động. Bấy giờ đảng viên CS ở miền Nam chỉ có 1 nhúm người. Lúc đó ở Nam Kỳ có Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư, và Duẩn dưới quyền của Cừ.



Tháng 8/1939, Đảng CS Liên xô ký hiệp ước thân thiện với kẻ thù Đức Quốc Xã, và coi Pháp không còn là đồng minh nữa. Phản ứng lại, ở Đông Dương, Toàn quyền George de Catroux ra lịnh thanh trừng tất cả đảng viên CS. Ngày 17/1/1940, mật thám bắt được tại trận Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư đảng đương thời), Võ Đình Hiệu, Vũ Thiên Tân và Duẩn đang hội họp tại con hẻm số 19 đường Nguyễn Tấn Nghiệm, nay là Trần Đình Xu. 2 hôm sau, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập (Uy viên Trung ương đảng) cũng bị tóm ở Phan Thiết. Tuy nhiên, trong dịp này, số người hoạt động chính trị bị bắt, không chỉ CS mà thôi mà còn gồm đủ mọi thành phần, đủ khuynh hướng chính trị và số lượng bị bắt ngày càng đông. Thống đốc Nam Kỳ Veber có lập trại giam mới ở Tà Lài, nằm sâu trong rừng gần Định Quán, khoảng cây số 123 để chứa thêm, sau khi các nhà tù khác đã "quá tải". Đây là chiến dịch "tổng ruồng, vét sạch" của thực dân, đề phòng cuộc khởi nghĩa của người dân bản xứ.


Lúc ấy, Nguyễn Thị Minh Khai (tức Nguyễn Thị Vịnh) cũng bị sa lưới mật thám Pháp (30/7/1940) tại Hóc Môn. Lúc này, Thường vụ Trung ương đảng đang đóng ở miền Nam với Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên,...chưa bị bắt. 30/9/1940, họ đồng thanh quyết nghị khởi nghĩa chứ không chịu ngồi yên chờ chết. Kế hoạch nổi dậy nhiều tỉnh cùng 1 lúc gọi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào cuối năm 1940 (22/11/1940) . Phan Đăng Lưu được cử ra Bắc xin chỉ thị, tuy nhiên cuộc họp lần thứ 7 của Trung ương đảng ở Bắc Ninh (có Hoàng văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt...) đã không tán thành.

Theo lịch sử công khai của Đảng thì như thế. Tuy nhiên, có người trong cuộc, biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940) . Không phải bỗng nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc "chỉ điểm cho Pháp", vì muốn "đảo chính" Trung ương đảng miền Nam để đem Trung ương đảng ra Bắc Kỳ cho người Bắc lãnh đạo. Họ mượn tay người Pháp để diệt nguội Nam Kỳ. Chính vì lẽ đó, Phan Đăng Lưu bị bắt. Lần lượt, các nhân vật lãnh đạo ở Nam Kỳ bị đưa ra tòa kêu án tử hình. Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt trước, cũng bị hành quyết chung (28/8/1941) với Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư năm 1938), Võ Văn Tần (người Đức Hòa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ), Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng).


Từ đó, ở Bắc, vào đầu tháng 11/1940, tại Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương, Trường Chinh lên làm "Tổng Bí thư Lâm Thời" (thay cho Nguyễn Văn Cừ đã bị bắt cùng Lê Duẩn, Võ Đình Hiệu và Vũ Thiên Tân ngày 17/1/1940 tại Saigon), và đầu não CS dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, ở Nam Kỳ, các phần tử trí thức Nam Bộ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,...mặc tình thao túng. Họ lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, có đầu óc địa phương, manh nha muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia CS Nam Kỳ. Không ngờ HCM biết thâm ý này nên sai Cao Hồng Lĩnh (tham gia Cách Mạng Thanh Niên Hội từ năm 1926), Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội.



Trong khi đó, vào tháng 9/1945, sau khi Nhật đầu hàng, thì Duẩn rời khỏi Côn Đảo (bị giam từ 1940-1945). Kế đó ít tháng, Duẩn được HCM gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ (1946) đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Võ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương...được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. 5 năm sau, 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam (bao gồm Nam Bộ và Cao Miên) được thành lập, Duẩn được cân nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Duẩn vào Nam ra Bắc như con thoi : nào là "rèn quân, chỉnh cán", nào kiểm thảo,...



Năm 1954, sau khi Hà Nội và Pháp ký Hiệp định Geneva, thì Duẩn được cài ở lại miền Nam, nằm vùng tại 1 căn nhà đường Phan Đình Phùng thuộc khu Bàn Cờ. Duẩn có cấp tốc ra Bắc để nhận chỉ thị lo việc tập kết, ém người và cán bộ ở lại miền Nam, để phát động cuộc chiến tranh mới. Duẩn sử dụng thông hành của 1 thương gia Tàu, do người vợ tên là LKD giới thiệu. Bà này là vợ hờ, theo kiểu già nhân ngải non vợ chồng. Duẩn lợi dụng bà này vì bà là vợ 1 thương gia giàu có, vừa làm cán bộ kinh tài cho CS, mà lại được cảnh "cơm no bò cỡi". Với thông hành hợp pháp, Duẩn đi đường bộ qua Phnom Penh, rồi đáp máy bay của Hàng không Pháp đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tới đây, Duẩn đổi máy bay về Hà Nộị Lãnh chỉ thị xong, Duẩn lại đội lốt 1 sĩ quan liên lạc của Bắc Việt, tháp tùng máy bay của Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến, trở về Saigon. Sau đó, Duẩn lén về Phụng Hiệp, rồi bí mật trốn ra mật khu ở Cà Mau. Tại nhà thờ Huyện Sử, Duẩn chủ trì 1 phiên họp cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam và ra lịnh : - Phân tán, chôn vũ khí, máy móc.



- Moi móc những súng đạn phế thải của các công binh xưởng phát ra cho các cán binh CS tập kết cầm theo "làm cảnh", để chứng tỏ cho mọi người và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến rằng họ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneva.

Chuyến tàu cuối cùng chậm chạp rời cửa sông Ông Đốc. 2 bên bờ, dân chúng tụ tập để tiễn chân thân nhân tập kết. Mọi người nhìn thấy rõ ràng Bí Thư Lê Duẩn đứng trên bong tàu Bilixki, đưa tay vẫy đồng bào... Khuya hôm đó, khi tàu Bilixki vừa ra khơi, Lê Duẩn xuống 1 chiếc ca nô trở lại bờ. Người tổ chức bí mật việc này là Võ Văn Kiệt, lúc đó làm Bí Thư Tỉnh Ủy Bạc Liêu. Duẩn được cài vào 1 gia đình ở Cà Mau để chờ đợi. Mấy tháng sau, Duẩn lại lén lút về Saigon ăn ở với người vợ hờ vừa kể trên. Đây là 1 người đàn bà lẳng lơ, vóc cao lớn, thân hình hấp dẫn, là đàn em của Mã Thị Chu (dược sĩ, có nhà thuốc Tây ở Cần Thơ), là 1 đại gian thương Chợ Lớn. Bà này có với Lê Duẩn 1 đứa con. Khi Lê Duẩn có lịnh ra Bắc (đầu năm 1957, sau khi Trường Chinh bị thất sủng, và chính phủ VNCH từ chối tổng tuyển cử), chính bà này lái xe đưa Duẩn qua Phnom Penh, để đáp phi cơ ra Hà Nội. Nhưng thực ra, từ đây Duẩn đi thẳng qua Hong Kong, Quảng Châu, rồi đổi máy bay khác về Hà Nội.



Nói thêm về tuyến đường này. Kể từ năm 1960, cán bộ cao cấp CS từ Nam VN muốn ra Bắc, họ sử dụng đường bay Phnom Penh - Quảng Châu do hãng Hàng không Air Azur của Pháp khai thác. Trước khi ra mắt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ở miền Nam, đại diện CS là Trần Bửu Kiếm cũng qua Phnom Penh rồi đáp máy bay đi Algeria, Cuba, báo tin trước. Khi VC vừa công bố làm lễ ra mắt Chính Phủ trên thì trên đài phát thanh của Algeria, Cuba, người ta nghe tiếng 2 chính phủ này "nhìn nhận" tân chính phủ ấy tức thì. Chuyến về, Trần Bửu Kiếm về thẳng Quảng Châu, qua Hà Nội để đánh lạc hướng tình báo Mỹ. Lần đó, Kiếm về Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) báo cáo diễn tiến Hoà đàm Paris. Khi cuộc chiến miền Nam trở nên ác liệt, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết (Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình) từ Cục R được đưa ra Bắc lánh nạn, cũng sử dụng đường bay nói trên. Sau đó họ được đưa về Đồ Sơn "nghỉ dưỡng".



Trở lại năm 1948. Duẩn và Thọ tới chủ trì 1 phiên họp của đại biểu Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, họp tại mật khu ở Cà Mau. Duẩn gặp 1 cô gái xinh đẹp, có học thức, đang giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Phụ nữ tỉnh Cần Thơ, thì Duẩn mê ngay. Cần nhắc lại, lúc đó Duẩn đã 42 tuổi và có mấy đời vợ ở ngoài Bắc. Người vợ thứ nhứt được Duẩn cưới hồi 20 tuổi, ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. Vì bà vợ này mà Duẩn cất nhắc em ruột bà ta là Cao Xuân Diệm (bí danh Dương Thông), làm Cục trưởng Cục An ninh Nội chính, lúc đó mới cấp Đại tá, sau này lên Trung tướng. 1 người vợ khác của Lê Duẩn là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam. Ông Kính là công nhân hỏa xa, đồng nghiệp với Duẩn ở Quang Trị. Bà Sảnh gia nhập đảng CS năm 1948, xâm nhập vào hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng để báo cáo cho Trần Văn Trà, lúc đó làm Tư lịnh Quân khu 4.



Khi vào Nam, Duẩn tuyên bố là minh chưa vợ vì còn "mãi lo làm cách mạng". Thương hại đồng chí Duẩn, tới tuổi này (42) mà chưa vợ, nhiều cán bộ muốn kiếm vợ cho Lê Duẩn để ông ta an tâm lo việc nước. Cô Đỗ Thị Thúy Nga là con 1 đại điền chủ quê ở Thác Lác, cháu gọi Đỗ Hữu Vị bằng chú ruột, và gọi Đỗ Hữu Phương, người giàu nhất Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20, bằng ông nội. Số là năm 1900, Toàn quyền Doumer có dịp vào Saigon, không biết Phương nịnh hót thế nào mà Doumer đã cấp cho Phương cả ngàn mẫu ruộng ở Thác Lác.

Đến năm 1945, số đất ấy chỉ còn vài trăm mẫu, do 1 người con của Phương quản lý. Như vậy cô Nga xuất thân từ giai cấp địa chủ, kẻ thù không đội trời chung với CS.

Nhắc lại, lúc đó Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho Mẹ và Quốc hội") vừ đổi xuống miền Tây, mới hơn 30 tuổi. Trấn sanh vào ngày 21/3/1914 tại Chợ Đệm (làng Tân Kiên), huyện Bình Chánh, tỉnh Long An, đang giữ 2 chức vụ quan trọng : Bí Thư Khu Ủy, Chính Ủy Kiêm Tư Lịnh Khu 9, uy quyền tột bực. Trấn lại có học (Trường Tiểu học Phú Lâm, Trung học Petrus Ký, tốt nghiệp Trung học, làm báo), khá điển trai, là đối tượng của các cô gái đẹp ở Saigon mới vô khu kháng chiến. Trấn bắt tình với cô Đỗ Thị Thúy Nga, 1 mối tình qua đường vì Trấn đã có vợ con hẳn hoi. Mối tình vụng trộm này không kéo dài được vì bà vợ của Trấn ghen.



Để cứu vãn danh dự và để lấy lòng anh Ba Duẩn, Trấn liền giới thiệu cô Nga cho Duẩn. Thấy Nga, Duẩn rất thích. Nhưng, Duẩn vóc dáng cục mịch, ăn nói cộc lốc như "dùi đục chấm mắm nêm", lại già hơn, gấp đôi tuổi cô Nga, nên Nga từ chối thẳng thừng. Duẩn kêu vài cán bộ thân tín giữ những chức vụ quan trọng tới họp mật. Bà Lê Đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Hộ Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, được lịnh anh Ba tới "động viên" cô Nga ưng anh Ba. Anh Ba tuy lớn tuổi nhưng chưa vợ con vì mãi lo việc cách mạng. Rồi Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng), cũng được Duẩn giao nhiệm vụ vận động Thúy Nga. Chưa hết, giáo sư Đặng Minh Trứ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Cần Thơ, nhận lịnh Duẩn đến thẳng tư gia của cô Nga để "vận động" song thân của cô. Tất cả đều là công dã tràng, vì cô Nga từng là nữ sinh tường đầm, nói tiếng Pháp như gió, không chịu làm vợ 1 anh nhà quê thất học. 1 người từng ở trong hàng ngũ kháng chiến kể lại rằng, khi mọi cuộc "vận động" bế tắc, Duẩn liền dùng bạo lực. Duẩn cho lịnh mời cô Nga với tư cách đại biểu Cứu Quốc Cần Thơ, đến họp tại 1 ngôi nhà giữa rừng, bên bờ sông Trẹm, chỗ giáp ranh U Minh Thượng và U Minh Hạ. Đêm ấy trời mưa, chuyện gì xảy ra không rõ, sáng chỉ thấy cô Nga mặt mày sưng húp vì khóc suốt đêm qua. Ván đã đóng thuyền, cô Nga miễn cưỡng làm vợ bé của Lê Duẩn.



Từ đó, đảng ra lịnh cấm bất cứ ai bàn tán về việc "đồng chí Ba Duẩn cưới vợ". Năm 1955, cô Nga theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Duẩn cho dấu cô Nga với 2 con trong 1 biệt thự trên đường Hùng Vương. Không hiểu do ai báo cáo, bà vợ cả Đỗ Thị Khê tìm tới đánh ghen. Cô Nga chỉ biết ôm mặt khóc. Duẩn dàn xếp dấu Nga ở Hải Phòng, cũng bị vợ lớn tìm tới chửi bới, khiến Nga đòi tự tử. Duẩn báo cáo việc lem nhem với Hồ. Hồ gợi ý đưa Nga qua Trung Quốc tỵ nạn vợ lớn, với danh nghĩa theo học chính trị tại Thiên Tân. Mỗi năm, Hồ cho Duẩn mượn chiếc máy bay riêng, ẩn số BH 195 (có nghĩa là Bác Hồ 19/5) qua Thiên Tân thăm vợ. Mỗi lần đi, Duẩn có đem theo đứa con gái lớn con bà vợ cả là Lê Thị Hồng, để cô này thăm tình nhân là 1 Thiếu úy đẹp trai, quê ở Cái Tàu, Bạc Liêu. Viên Thiếu úy này đang học trường quân sự Cáp Nhĩ Tân. Về sau, nghe đâu cô này học bên Liên Xô và lấy chồng người Liên Xô.



Xưa nay, lấy vợ lấy chồng là chuyện bình thường, nhưng có vợ rồi mà còn muốn có vợ bé...lại còn làm việc bất chính để chiếm đoạt. Hồ Chí Minh luôn luôn răn đe đảng viên phải có "đạo đức cách mạng, đời công, đời tư phải trong sáng..." Thật ra, lời giáo dục ấy chỉ là tuyên truyền, áp dụng cho đảng viên cắc ké. Các Ủy viên Trung ương đảng, Bộ chính trị, ai cũng lấy vợ hai, vợ ba, dựa vào quyền lực để ép duyên, hoặc dùng thủ đoạn để lấy gái tơ cỡ tuổi con mình, như Lê Đức Thọ, Võ Quang Anh (Tham mưu trưởng Khu 9), Trần Văn Trà, Hà Huy Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Hoan,..
http://messageboards.aol.com/aol/en_us/articles.php?boardId=89539&articleId=68684&func=6&channel=People+Connection&filterRead=false&filterHidden=true&filterUnhidden=false



Lê Duẩn, một Tần Thủy Hoàng hoang dâm vô độ

1. Lê Duẩn, một Tần Thủy Hoàng hoang dâm vô độ

Ở miền Nam những năm 47, 48 đã lan truyền câu chuyện "Trung ương cục cướp vợ của học sinh". Đó là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, một ông Bí thư, một ông Phó bí thư, có vợ con đàng hoàng ở miền Bắc rồi, vào trong đó thấy mấy cô học sinh kháu khỉnh ở trong thành ra học ở một trường vùng kháng chiến, liền sinh lòng ham muốn. Mặc dù hai cô này đã sắp là vợ của hai cán bộ, nhưng hai vị vẫn cố tình dùng áp lực trên cướp cho bằng được. Những chuyện đó vẫn không xấu xa bằng chuyện Lê Duẩn sau toàn thắng 75, hiện nguyên hình là một Tần Thủy Hoàng hoang dâm vô độ, trắng trợn đến mức chẳng còn nghĩ gì đến đạo đức, chưa nói đến là người đứng đầu của một Đảng. Tự cho mình là người "khai quốc công thần", Lê Duẩn đã tạo cho mình một cuộc sống như vua chúa đời xưa, với hàng chục "cung tần mỹ nữ" thường xuyên vây quanh, giả danh là mát xa, đấm bóp. Nghe kể rằng một lần trong lúc đê mê sung sướng, Lê Duẩn đã ra lệnh cấp cho Hồng một lúc hai căn hộ liền, một ở Kim Liên, một ở Bách Khoa, mặc dù cô này chưa chồng con gì, trong lúc hàng vạn cán bộ khác chưa được phân một mét vuông nhà ở nào. Nhưng điển hình nhất là vụ quan hệ với nữ Bác sĩ Hồ Thị Nghĩa, con gái Hồ Viết Thắng. Thực ra Hồ Thị Nghĩa chỉ là của thừa của Lê Quang Hòa, nguyên Chính ủy Quân khu 4, nhưng Lê Duẩn có xá gì là của thừa hay không phải là của thừa, miễn là có cái gì mà giải trí sau khi đã được Lê Đức Thọ "duyệt". Xin nói thêm đây là một âm mưu thâm độc của Lê Đức Thọ.

Chính mục đích của Lê Đức Thọ là giăng bẫy đưa các cụ vào tròng để dễ dàng bịt mồm, bịt miệng các cụ lại, tha hồ mà mình lộng hành. Đến nỗi Lê Duẩn phải than vãn "Nhân sự Trung ương khóa 4, khóa 5 tôi chỉ biết 1/3 còn 2/3 ở đâu ra tôi chẳng biết gì". Có nghĩa là tất cả quyền hành trong Đảng về tay Lê Đức Thọ cả. Để đổi lại Lê Đức Thọ tạo cho các cụ đê mê trong chốn hành lạc, chẳng còn biết trời đất gì nữa. Mà có biết cũng chẳng dám nói, vì đã bị Lê Đức Thọ "yểm bằng gái" hết cả rồi.

Khi Hồ Thị Nghĩa có thai với Lê Duẩn, Ban Bí thư gặp riêng với Nghĩa khuyên nạo thai. Hồ Thị Nghĩa kiên quyết không nghe, nói: "Đây là con của Tổng Bí thư, rõ ràng thế, làm sao tôi phải nạo?" Do đó, trong đám tang Lê Duẩn, người ta thấy một thiếu phụ trẻ và đứa con trai chít khăn. Đó chính là Hồ Thị Nghĩa và đứa con trai, kết quả mối quan hệ bất chính của Tổng Bí thư Lê Duẩn với cô bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mình.

Đó là chuyện đời xưa, còn hiện nay, ba trong số năm đồng chí Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị cũng có biết bao nhiêu chuyện xấu xa. Lê Đức Anh thì bỏ vợ cũ, một nữ cán bộ cách mạng trung kiên lấy vợ mới. Chuyện này trước đây coi như một tội tày đình phải kiểm điểm, phải khai trừ khỏi Đảng. Còn vị đương kim Thường trực Bộ Chính trị hiện nay thì còn xấu xa hơn nhiều. Năm 1974, Thượng tá chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2 Lê Khả Phiêu quan hệ bất chính với một nữ nhân viên dưới quyền, việc vỡ lở ra, may mà Cục trưởng Cục Cán bộ lúc bấy giờ là Nguyễn Trọng Hợp, cùng quê Thanh Hóa, ém nhẹm đi cho Phiêu, và điều động Phiêu vào Quân khu 9 để phi tang. Có ai ngờ sự chuyển dịch ấy dẫn đến cuộc gặp gỡ giữa hai thầy trò họ Lê, Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu, tạo nên một "cặp bài trùng" cực kỳ nguy hiểm, thao túng toàn bộ nền chính trị nước nhà trong suốt bao đại hội: Đại hội 7, 8 vừa qua và Đại hội 9 sắp tới. Khi Lê Đức Anh sang làm Tổng Tư lệnh Cămpuchia, kéo Lê Khả Phiêu sang giúp về công tác chính trị, và thế là bắt đầu một "liên minh ma quỷ".
http://danchutudo.wordpress.com/2008/11/23/duandam/




NGƯỜI VỢ MIỀN NAM CỦA LÊ DUẨN
Nguoi vo mien Nam cua co Tong Bi thu Le Duan ky cuoi Ba mẹ con bà Nga chụp ảnh tại Hà Nội gửi vào Nam cho ông Ba Duẩn. Ba mẹ con bà Nga chụp ảnh tại Hà Nội gửi vào Nam cho ông Ba Duẩn. Kỳ I: Người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Kỳ II ...
Kỳ III ...
Kỳ IV...

Anh sẽ về miền Nam nghỉ...


Bà ra Bắc bằng ô tô, theo dọc Tây Trường Sơn. Anh Ba đã 2 lần kêu bà ra nhưng chưa bố trí được. Lần này bà ra họp Đại hội phụ nữ toàn quốc với tư cách là Phó ban phụ vận Khu ủy. Bà cùng vượt Trường Sơn với bà Nguyễn Thị Định dẫn đầu đoàn đại biểu phụ nữ miền Nam. Đó là cuối năm 1973. Thời điểm đó bà ghi trong nhật ký. Về riêng tư, lòng tôi nơm nớp cho ngày hội ngộ. Vợ chồng xa nhau trọn 10 năm rồi. Ba con tôi ra sao? Đứa nào học gì? Đang ở đâu? Tôi không được tin tức... Đoàn cán bộ miền Nam ra, được TƯ bố trí cho ở các biệt thự đẹp nhất ở Hồ Tây. Tôi được gặp anh ngay trưa hôm tôi vừa ra Hồ Tây. Anh gặp tôi cũng ôm vào lòng như ngày nào. Nhưng trên khuôn mặt anh, nói thế nào nhỉ, hình như vắng cái cười rạng rỡ ánh mắt long lanh đầy thần thái mà một thời đã làm tôi tràn đầy yêu thương và xúc động. Anh mập ra nhưng nhiều thứ bệnh. Không đêm nào anh yên giấc, cứ một lúc anh lại vào toalet. Anh bị bệnh tiền liệt tuyến. Bà kể, khi bà ra miền Bắc, trên đã bố trí cho mạ các cháu đi Liên Xô trị bệnh 4 tháng. Vũ Anh và Thành học ở Liên Xô. Út học Trung học Đại học Công An ở Hà Nội. Rồi bà được đi nghỉ mát ở Liên Xô và vui mừng gặp lại Vũ Anh và Thành đã khôn lớn. Mừng hơn là được tận mắt chứng kiến mối quan hệ đã trở lại nồng ấm giữa các con. Cả người đã từng phản đối quyết liệt tình cảm của bà. Bà hiểu tình thương và lòng vị tha luôn tiềm ẩn trong con người đã dẫn đến kết cục tốt đẹp và khéo léo ấy.


Tại nhà nghỉ của Chính phủ CM Lâm thời CHMNVN ở ngoại ô Maxcơva, sáng nào cũng có một bình hoa dại rất đẹp đặt trong phòng bà. Đáng lẽ những năm tháng tiếp theo giữa Anh Ba và bà sẽ ngập tràn hạnh phúc cùng các mối quan hệ sẽ suôn sẻ? Nhưng sự thực không phải thế. Không riêng bà, mà miếng bánh hạnh phúc, mỗi thành viên trong cái gia đình lớn ấy nhận được mới ít ỏi làm sao! Bà cố gắng chắp nối giải mã và cũng lờ mờ biết được tại sao... Bà đọc lại những lá thư... Anh đối với chị anh thương, anh kính trọng chị như một ân nhân đã nuôi cha nuôi mẹ nuôi các con khi anh đi vắng. Nhưng trong quan hệ bình thường thì anh không thể làm vừa lòng chị ấy được. Anh không muốn như vậy và anh không hiểu tại sao lại như vậy. Do đó mà chị rất buồn. Có thể chị ấy sẽ trách em... Mỗi khi có mặt chị ấy thì anh không bao giờ tự nhiên bàn bạc với tôi một vấn đề gì. Tôi có hỏi thì anh trả lời qua loa rồi đi mất như vội một việc gì khác... ...


Sau năm 1975, bà vào Nam công tác. Bà về An Giang làm Thường vụ Tỉnh ủy Trưởng Ban Tuyên giáo và khoa giáo. Cuối năm 1976, bà trong Đoàn Đại biểu của An Giang 14 người đi dự Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Tôi ngắm lâu hơn bức ảnh: Anh Ba vui cười giữa các đại biểu cả nước dự đại hội mà trong đó có bà quàng khăn đứng bên tay phải. Năm 1980, bà về làm Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng. Bà kể lại một kỷ niệm. Khi ấy bà đang phụ trách khối công thương nghiệp nên hay la cà ngồi trong sạp của mấy chị tiểu thương. Có một hôm đang ngồi nói chuyện với mấy chị tự nhiên thấy họ ngồi thụt xuống dưới quầy hàng. Tôi ngạc nhiên hỏi cái gì?



Theo ngón tay họ chỉ ra cửa tôi thấy Anh Ba đang đi vào chợ. Khi đó Anh Ba vừa mổ tiền liệt tuyến. Phải đeo túi bên hông. Thế mà ham đi thực tế dữ vậy! Trích nhật ký. Năm 1986, những vết sẹo trong phổi khi anh ở Côn Đảo bị đánh bầm dập nay phát sinh nước trong phổi. Anh đi Liên Xô điều trị. Tôi hỏi anh cho tôi đi cùng để chăm sóc. Nhưng hình như anh không muốn có những rắc rối trong gia đình. Anh nói để anh đi một mình. Sau đó tôi ra Hồ Tây thăm anh. Anh cầm tay tôi, tay anh nóng hôi hổi. Môi anh đỏ mọng. Chú bác sĩ nói anh thường xuyên sốt 38,39 độ nhưng anh vẫn làm việc để lo xong nội dung và nhân sự cho Đại hội VI. Anh nói với tôi: Xong việc này rồi anh sẽ về miền Nam nghỉ. Ở đây nóng bức anh mệt quá. Tôi trở về miền Nam chờ anh. Nhưng anh không bao giờ trở về. Trung, con tôi kể lại. Buổi chiều hè đó hai vợ chồng Trung lên thăm anh. Anh nói: - Ở lại đây với ba! Ba cô đơn quá! Rồi sau đó ít hôm anh ra đi! Tôi đang ở xa anh 2000 dặm.


... Anh đã nói với tôi trong một lá thư gửi về Nam cho tôi: Sau này chúng mình sẽ cùng nhau viết lại những trang sử hào hùng của dân tộc mà trong đó có hai vợ chồng mình. Bức thư đó của anh đã bị giặc Mỹ đốt bằng bom napan. Còn anh, anh chưa kịp viết được trang nào thì anh đã ra đi vĩnh viễn... Không muốn quấy phiền thêm nữ chủ nhân nữa. Tôi biết bà đang bận. Cuốn sử về miền Tây kháng chiến cũng như về phong trào phụ nữ Nam Bộ đang đợi bà, vừa là một nhân chứng sống, đồng thời không thể thiếu vắng một nhà báo dày dặn kinh nghiệm như bà. Nhưng thời gian gấp ruổi. Tôi vẫn thầm mong bà khỏe, lanh lợi minh mẫn như lúc này, sớm hoàn thành cuốn hồi ký đời mình. Anh Ba chưa kịp viết thì bà viết? Mà biết đâu đấy, bà đang khởi thảo và có lẽ sắp hoàn thành cũng nên? Đã tròn 20 năm Anh Ba đi xa còn gì... Trước khi rời khu chung cư Phú Mỹ Hưng và tạm biệt bà, tôi có xin phép lên lầu 2 thắp hương cho ông nhà một lần nữa...
Xuân Ba (TPO) Việt Báo (Theo_VnMedia)

http://tintuc.xalo.vn/001799805684/nguoi_vo_mien_nam_cua_co_tong_bi_thu_le_duan_ky_ii.html


Người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Chủ nhật, 25 Tháng sáu 2006, 10:56 GMT+7
TPCN – Gian phòng khách giản dị của một căn hộ trong khu chung cư Phú Mỹ Hưng. Tấm chân dung của một người đàn ông chụp vào độ đứng tuổi, ánh mắt đang tỏa xuống cái nhìn nghiêm nghị và ấm áp…
Nguoi vo mien Nam cua co Tong Bi thu Le Duan
Vợ chồng Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (Rừng U Minh, năm 1950)
Một thuở một thời tôi đã từng thấy được treo ở vị trí trang trọng tại rất nhiều nơi. Nhưng lúc này, tôi có cảm giác tấm chân dung ấy đã được treo đúng chỗ nhất.
Đơn giản vì ông là chồng của nữ chủ nhân đây! Nhanh nhẹn xởi lởi, ở tuổi tám mươi mấy mà bà còn khỏe.
Tôi gần như là một người gặp may bởi mỗi lúc cứ dần dần xuất hiện rồi thường trực cung cách xởi lởi mặn chuyện của bà…
Phải nói vậy vì buổi đầu gặp, bà cứ lắc đầu rồi cười nhẹ vẻ khiêm nhường: “Chuyện tôi đâu có chi mà mấy chú bận tâm!”.
Bà là cả một kho tư liệu. Chuyện bắt đầu từ một cô gái miền Đông mảnh dẻ dám ra bưng hoạt động cách mạng…
Rồi một cuộc hôn nhân, nói theo cung cách của bà là do anh Sáu Thọ (đồng chí Lê Đức Thọ) làm mai và anh Hai Hùng (đồng chí Phạm Hùng) là chủ hôn, đám cưới ở chiến khu. Chú rể là anh Ba, người Quảng Trị mà sau này là Tổng Bí thư của Đảng ta…
I. Mối tình đầu
Bà đang ngồi trước tôi. Chất giọng khẽ khàng trầm ấm. Bà tâm sự, tánh bà ngang thẳng, từ bé đã giống y chang cha mình. Ông nội, bà nội đều là những người tính cách mạnh, tiết tháo.
Pháp chặt đầu ông nội vì tội tham gia Cần Vương. Bà nội phải cõng cha bà khi ấy còn bé tí từ Đồng Nai lên Bình Tây để tránh họa tru di tam tộc.
Bà kiếm sống bằng cách đi quét dọn cho mấy nhà máy xay xát ở Bình Tây vừa có tiền công vừa thu gom gạo đổ, đem về sàng sảy lại để nuôi sống cả nhà.
Ông già lên sáu tuổi đã được đi học trường Tây là cả một sự kiện. Đâu phải học cho mình mà là học thuê! Tây bắt con cai tổng con địa chủ phải đi học tiếng Tây.
Nguoi vo mien Nam cua co Tong Bi thu Le Duan
Gửi con gái Vũ Anh 3 tháng tuổi cho mẹ ở Sài Gòn
Thông minh lanh lẹ nên ông được một chủ đất mướn đi học cho con ông ta. Đi học thuê vừa có tiền nuôi bà nội vừa bồi bổ kiến thức. Dần dà ông đậu hạng nhất diplome trường Petrus Ký( nay là trường Lê Hồng Phong).Ông học giỏi nên được chọn về làm thơ ký 3 năm trong Phủ Toàn quyền. Sau 3 năm Pháp bổ ông già đi làm tri huyện. Ông không ưng. Mặc dù bên ngoại nói, hễ đi làm tri huyện thì gả con gái cho.
Trái ý ông ngoại, nhưng vợ ông một cô gái đẹp con nhà giàu, đã bỏ cả đám cưới lẽ ra sẽ được tổ chức rình rang mà theo không ông già.
Ông già theo nghề viết báo. Ông viết báo giỏi. Chẳng bao lâu ông làm chủ bút tờ Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ) nên cả vùng gọi ông là Ông chủ nhựt trình.
Tính ông ngang, thẳng. Ngoài việc bênh vực quyền lợi của dân nghèo bằng ngòi bút, trong đời sống hễ thấy Tây đi xe ngựa của dân không trả tiền, ông thộp ngực đánh liền.
Ông kịch liệt phản đối chính sách thuộc địa cụ thể là sưu cao thuế nặng bằng cả viết báo lẫn đăng đàn diễn thuyết. Toàn quyền Pháp phải thân chinh gặp ông mua chuộc bằng cách hứa cấp 500 ha đất cho vay vốn để trồng cao su.
Khi đó nhiều người phất lên bằng nghề này. Nhưng ông nói thẳng thà tôi cạp đất mà ăn chớ không khi nào ngửa tay xin tiền!
Ông già sống nghĩa khí. Một bận giắt súng cùng một tốp trai tráng lên tận biên giới Campuchia bắt một bọn chuyên chôm trộm bò của tá điền trong vùng.
Ông nọc tên trùm trưởng quật cho một trận nên thân bắt phải trả lại bò bắt trộm và hứa không bao giờ quấy nhiễu dân lành. Tiếc ông mất sớm khi mới 46 tuổi. Khi ông già mất, nhà cửa sa sút dần.
Tuy vậy bà cũng được theo học hết sơ học. Nhà tranh vách đất nhưng danh tiếng nghĩa khí của ông già vẫn như trước. Bà con rất kính nể. Lính không bao giờ dám xét nhà.
Vậy nên đầu những năm bốn mươi, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, nhiều cán bộ hoạt động ở Nam Kỳ bị kêu án tử hình vắng mặt đã về nhà bà trốn tránh…
Dần dà cô bé Nguyễn Thụy Nga (tên khai sinh của bà) được mấy anh mấy chú giác ngộ cách mạng.Dưới sự dìu dắt của đồng chí Nguyễn Văn Tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho (tên của nhà cách mạng này đã được đặt cho một con kênh lớn trong vùng) cô bé Nga tham gia làm liên lạc vận chuyển tài liệu mật, vũ khí từ Sài Gòn đi Mỹ Tho, Tân An và ngược lại.
Nhiều bận suýt bị bắt nhưng may nhờ lanh lẹ thông minh, lại biết dùng tiếng Pháp (nhiều lần sắm vai con nhà giàu ăn mặc bảnh đi trên xe lửa toa hạng nhất hoặc xe nhà binh với sĩ quan Pháp) nên thoát.
Năm 16 tuổi, cô bé Thụy Nga đã trổ mã con gái được nhiều đám để mắt tới. Má và người nhà nhắm nhe cho mấy đám khá giả nhưng cô đều từ chối.
Nhưng nhịp đập trái tim tuổi hoa niên ấy đã bao phen không bình thường vì một người! Đó là một cán bộ hoạt động bí mật từng bị kêu án tử hình đang bí mật ở ngay trong nhà Nga, thường xuyên được Nga dẫn đường cũng như trao các tài liệu mật.
Chất giọng bà đượm chút bồi hồi khi nhắc đến cái thuở vời xa ấy. Cứ hằng đêm Nga chờ người ấy về để mở cửa đóng cửa vì công tác bí mật.Một đêm, lối 2 giờ sáng,Nga vừa mở cửa, người ấy bước qua ngưỡng đã quàng tay ôm sát Nga. Người Nga run bắn lên.
Lần đầu tiên Nga biết thế nào là yêu. Rồi sau đó người ấy chuyển vùng hoạt động lên Vũng Tàu, Đà Lạt nhưng thường xuyên thư từ cho Nga. Người ấy viết một chữ nguyệt và bảo Nga dùng những chữ đầu làm thành một bài thơ tặng người ấy. Cô bé 17 tuổi đó đã viết 6 dòng như thế này:
Nay anh cất bước ra điGiang hồ rạng mặt khách tu myU uẩn nỗi lòng không dám tỏYêu mà lặng lẽ tiễn nhau điÊm đềm dừng bước anh ngoảnh lạiThôi đừng bịn rịn phút chia ly
Nghe chất giọng hơi run run khi bà nhẩm lại, tôi hơi sửng sốt chưa hẳn vì bà vẫn rành rẽ kỷ niệm mối tình đầu hơn sáu mươi năm trước mà như bà bình thản cho hay rằng người ấy khi ấy đã có vợ có con. Bà biết hết nhưng vẫn yêu!
Mối tình đầu ấy rồi chẳng đi đến đâu… Nhưng là niềm động viên khích lệ bà trong những tháng ngày hoạt động cơ cực gian nan.Kỷ niệm đẹp cũng lắm. Kỷ niệm thương tâm lại càng nhiều…
Trong tổ điệp báo của bà những ngày đầu khởi nghĩa năm 1945, có một cô nữ sinh trung học rất đẹp thông thạo tiếng Pháp. Cô có nhiệm vụ móc nối với một tên đồn trưởng người Pháp để du kích ta diệt đồn.
Nhiệm vụ gần hoàn thành cũng là lúc cô yêu viên đồn trưởng người Pháp đẹp trai. Nhiệm vụ sau chót của cô là phải dùng khẩu súng lục viên đồn trưởng để dưới gối để bắn nó.
Cô gái khóc ròng ra tín hiệu cho bộ đội vô diệt đồn thì được chớ cô không bao giờ cầm khẩu súng ấy lên! Trận công đồn thắng lợi. Viên đồn trưởng bị diệt.
Cô điệp báo ấy cũng bỏ đi biệt xứ! Một cô khác trong tổ tên Thảo. Cũng xinh xắn cũng thạo tiếng Tây như cô nọ. Cũng giao nhiệm vụ y chang. Nhưng Thảo khác. Cô khóc ròng khi cho bạn hay, một bận tên đồn trưởng đã ôm lấy cô mà hôn.
Khi Thảo bất ngờ bị bắt, cả tổ điệp báo tá hỏa bởi ý nghĩ mới bị nó hôn còn suy sụp cỡ đó thì làm sao Thảo chịu được những đòn tra tệ hại của kẻ thù?
Vậy nên anh em vội vã sơ tán hết. Nhưng Thảo đã chịu đủ cực hình và quyết không khai rồi cuối cùng bị bọn giặc tẩm dầu đốt đến thành mù mắt tay chân còng queo!
Mối tình đầu của Thụy Nga với người ấy chỉ đặt dấu chấm hết cho đến năm năm mươi, khi cô về Cần Thơ công tác và gặp Anh Ba.
II. Đám cưới giữa Rừng U Minh
Lại những ngày gian nan với trách nhiệm tỉnh ủy viên, Đoàn trưởng phụ nữ Cứu Quốc tỉnh Bạc Liêu rồi Cần Thơ.
Nghe chất giọng đều đều bình thản của bà mà tôi hơi gai gai bởi tưởng tượng ra cái cảnh những cán bộ phụ nữ Nam Bộ phải bươn chải trong điều kiện nhà đạp nhà đá (những căn nhà dựng tạm bợ bằng lá bằng mảnh nilon khi di chuyển đi không ở thì đạp thì đá đi).
Gặp địch càn gặp giặc lùng nhịn đói đã đành. Muỗi đỉa nhung nhúc nằm nóp quanh năm thì khổ biết chừng nào. Thử tưởng tượng cô gái Thụy Nga khi ấy mới hơn hai mươi, đã phải dầm nước mặn rồi nằm phơi nắng dài dài cho da đỡ trắng để ra chợ hoạt động công khai.
Còn ở chiến khu thì có thời gian suốt năm trời chỉ độc một cái quần đen. Muốn giặt phơi thì phải ra chỗ vắng mà giặt rồi phơi. Trong lúc đợi khô, phải quấn cái khăn rằn không dám gặp ai hết.
Đó là những ngày nắng ráo. Trời mưa dầm dề suốt tháng còn cực tới cỡ nào! Khi Thụy Nga về miền Tây công tác thì đã xảy ra một sự kiện: Chuyện yêu đương của Thụy Nga với người cán bộ hoạt động bí mật ấy đã bị lộ.
Tỉnh ủy họp yêu cầu cô báo cáo và sau đó quyết định chuyển cô về Sài Gòn công tác để cắt đứt mối quan hệ đó!
Cũng chính vào thời điểm này, đồng chí Lê Duẩn với danh nghĩa là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ từ Đồng Tháp Mười xuống dự Hội nghị Tỉnh ủy đã nghe được câu chuyện tình éo le của Thụy Nga.
Nhưng như bà đã bộc bạch trong những dòng nhật ký (tôi thầm mong rằng đây sẽ là những tư liệu quý để manh nha cho một cuốn hồi ký dầy dặn và giá trị sau này của bà):
Lạ là anh Ba hổng nói chi ráo trọi… Sáng hôm sau, Tỉnh ủy tổ chức cho đồng chí ăn sáng có một mình, có cháo gà và hai hột gà luộc. Lúc đó ăn vậy là sang lắm rồi.
Tôi đến với nhiệm vụ là kiểm tra bữa ăn của đồng chí xem có thiếu gì không? Đồng chí đang ăn thấy tôi bước vào thì kêu người phục vụ lấy thêm chén đũa và kêu tôi cùng ăn. Có hai trứng gà đồng chí cũng chia tôi một cái.
Trong khi ngồi ăn, đồng chí hỏi tôi về việc xử lý của Tỉnh ủy và hỏi tôi nghĩ sao?
Tôi thẳng thắn “ Được phân công công tác ở Sài Gòn đối với tôi là công tác mới và khó nguy hiểm nữa nhưng tôi vui vẻ chấp nhận, không băn khoăn gì. Nhưng bảo tôi thôi người yêu mà mình đã yêu thì tôi khó làm được. Xa nhau cũng được nhưng yêu là do trái tim, đừng bắt buộc như vậy…’’.
Anh Ba nghe tôi nói vậy không nói gì… Nhưng hôm sau nghe đồng chí Lê Đức Thọ nói lại là anh Ba có nói mấy chị Nam Bộ có giới thiệu cho anh ấy mấy người nhưng ảnh không ưng. Nếu có lấy vợ thì thì ảnh thích người có tình nghĩa thủy chung như chị Nga…
Một thời gian sau, anh Sáu Thọ xuống Cần Thơ công tác, anh gặp tôi nói: “ Anh Ba muốn hỏi chị làm vợ. Chị nên ưng anh ấy đi. Anh xa nhà đã 20 năm không có tin tức gì của gia đình. Gia đình anh ấy còn ở vùng địch.
Nếu chị làm vợ anh ấy, chị chăm sóc anh ấy để anh có sức khỏe làm việc đó cũng là một nhiệm vụ. Anh ấy hiện nay trong lãnh đạo, anh rất thông minh và sáng suốt.
Anh em thường gọi anh là 200 Bougies (200 nến). Khi có người kề cận chăm sóc thì anh sẽ trở thành 400 Bougies… Sự sáng suốt của anh ấy có lợi cho cách mạng tới chừng nào”.
Nghe anh Sáu Thọ nói tôi chưng hửng. Vì trong lòng tôi lúc nào anh cũng là một lãnh tụ mà mọi người kính yêu. Tôi cũng vậy. Lúc nào tôi cũng ghi chép đồng chí Lê Duẩn nói thế này, đồng chí Lê Duẩn nói thế kia…’’ vv… Thứ hai là chuyện tình cảm của tôi với một người, anh ấy đã biết rất rõ qua Hội nghị của Tỉnh ủy.
Tại sao anh lại đặt vấn đề với tôi? Tôi suy nghĩ mãi và quyết định gặp lại anh và muốn thổ lộ hết băn khoăn của mình… Nhưng tôi ngại gặp quá. Một lần tôi lấy hết can đảm hỏi anh “ Nếu bây giờ anh lấy vợ, sau này về gặp lại gia đình, phải giải quyết ra sao đây?”. Anh thẳng thắn “ Anh cưới vợ trước kia là do cha mẹ cưới cho…
Tôi suy nghĩ rất dữ, bởi vì tình yêu của tôi từ năm 16 tuổi với một đồng chí có vợ có con nên chúng tôi đã khổ quá rồi. Nếu bây giờ còn ưng người có vợ có con nữa thì sẽ ra sao đây?
Vả lại mối tình đầu còn nhức nhối trong tim tôi làm sao gỡ ra được để tìm tình yêu của người khác? Nhưng những lời của anh Sáu Thọ nói làm tôi phải suy nghĩ mãi.
Tôi lại gặp anh hai lần nữa. Mỗi lần như vậy lại gây cho tôi những ấn tượng mới. Anh mặc quần rách đít, áo rách cùi chỏ. Người anh lúc nào cũng 47 ký nhưng vì cao nên anh khô quắt khô queo. áo quần nhuốm màu phèn Đồng Tháp Mười.
Sinh hoạt của anh làm tôi xúc động. Những người như ông Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần. Lê Thành Vĩnh… trong ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ người nào cũng có nhà cửa, có người bảo vệ, người nấu bếp tuy ở nhà lá nhưng cũng đàng hoàng.
Còn anh chỉ có chiếc tam bản bốn chèo đi với hai đồng chí thư ký và bảo vệ. Đến cơ quan nào, đến nhà bà má nào thì anh em lên nhà ngủ, còn anh thì ngủ dưới ghe.
Anh nhường nhịn mọi điều kiện tốt cho mọi người. Con người anh bao giờ cũng thoải mái vị tha… Có lần tôi đi ghe nước ngược, vừa bị cạn vừa trời nắng chang chang.
Anh cùng anh em người đi hai bên bờ kéo, người lội dưới bùn đẩy ghe, tôi ngồi trong ghe mà mồ hôi còn vã như tắm. Ghe nhích từng chút, từng chút một. Trông anh em thật tội nghiệp. Tôi nghĩ, những người này ăn ở có tình nghĩa với nhau dám hy sinh cho nhau…
Có những lần anh nói chuyện với tôi về phụ nữ về bà mẹ của anh. Tôi nhận thấy vẻ bề ngoài của anh như ông đồ nho, nhưng tình cảm của anh thì rất đặc biệt.
Anh nhắc nhiều đến mẹ anh. Tôi hình dung mẹ anh là người nhân hậu hay giúp đỡ mọi người, thường nấu cao dán mụn nhọt theo toa gia truyền. Cả làng đều nhờ bà.
Bà được mọi người thương yêu kính trọng. Khi anh làm cách mạng, nhà rất nghèo. Cụ ông làm nghề thợ mộc. Mẹ anh để dành từng củ khoai lang, chờ anh về luộc cho mà ăn. Khi anh ra đi, bố anh khóc nhưng mẹ anh lại rắn rỏi động viên anh, tuy bà chỉ có mình anh là con trai.
Anh chỉ còn một người chị và một cô em gái. Lúc anh bị giặc bắt cầm tù, thư anh gửi về mẹ anh nhờ hàng xóm đọc cho nghe nhiều lần, xong bà may cái túi nhỏ xếp thư vào túi khâu lại và mang trên cần cổ như người mang bùa vậy.
Khi mẹ anh chết, anh không về được nhưng người nhà nói lại là thư anh vẫn đeo trên cổ mẹ. Những chuyện anh kể làm tôi vô cùng xúc động. Tình cảm của anh sao mà sâu đậm làm vậy.
Lòng tôi đã quyết. Sau đó tôi gặp lại người yêu cũ. Tôi nói với anh “Chúng ta yêu nhau hơn 11 năm rồi. Nhưng vì anh còn gánh nặng gia đình, chúng ta khó kết hợp được. Nay các anh làm mai cho anh Ba, anh nghĩ sao?’’
Anh nói anh rất buồn nhưng đành chia tay nhau vậy thôi…
Đám cưới tổ chức vào sau dịp phụ nữ Nam Bộ mở Hội nghị toàn Nam Bộ tại Văn phòng Trung ương Cục đóng ở miền Tây. Đồng chí Lê Đức Thọ làm ông mai. Đồng chí Phạm Hùng làm chủ hôn.
Có lẽ là lần đầu, tôi nghe một người nói, đồng chí Lê Duẩn có làm thơ. Người ấy chính là bà. Thơ đồng chí Lê Duẩn đọc tặng bà trong đám cưới năm 1948 ấy như thế này:
Hỡi cô con gái Đồng Nai
Năm nay là mấy năm rồi cô yêu?
Hôm qua gió lạnh đìu hiu
Lòng cô man mác trăm chiều nhớ
thương
Hôm nay trời tạnh mây quang
Gió xuân đầm ấm mùi hương đậm
đà
Tự tình ta lại với ta
Say sưa bao xiết là ta với mình
Cho hay là giống hữu tình
Đố ai cắt được tơ mành làm đôi

Bà cũng cắt nghĩa tôi hay rằng, bài thơ đó tác giả có nhắc lại mối tình cũ của bà mà những người dự đám cưới ai cũng biết và không quên khẳng định tình yêu của hai người trong tương lai!
Giọng bà khẽ khàng mơ hồ như vọng về từ những năm tháng xa xăm ấy rằng hai người đã gặp nhau từ hai thái cực rất khác nhau nhưng sống với nhau rất hòa thuận đầm ấm.
Người vợ mới miền Nam chăm lo cho anh Ba từng miếng ăn miếng uống. May quần áo cho anh Ba vừa vặn bằng tơ tằm đen. Chả biết khi nào thì anh Ba trở thành 400 Bougies nhưng trông anh tươi tắn khỏe mạnh ăn mặc đàng hoàng.
Người vợ trẻ xét thấy ưng anh là đúng vì càng ở với nhau lâu càng biết giá trị tình cảm của người chồng. Có vô số những cử chỉ làm chị khó quên. Khi anh đi họp ở đâu về, anh ôm chầm lấy chị, đôi mắt anh sáng ra cười hết cỡ với hàm răng đều tắp có cái răng khểnh bên phải.
Có lần hai vợ chồng cùng tắm, cù nhau cười râm ran cả một quãng suối. Mặt anh có lần tái xanh vì lo cho vợ khi nghe vợ nói cho hay mấy đêm anh đi họp vắng, có cọp rình ngoài cửa…
Khi có mang con gái đầu lòng Vũ Anh, chị chỉ mới nhắc trong giấc mơ thèm xoài mà ban ngày anh đi lùng cho bằng được… Người vợ mới ngoan hiền dịu dàng nhưng cái gì chưa chịu là cãi.
Nhưng mọi cuộc tranh luận đều thu xếp êm thấm bởi lòng vị tha nhân ái và trí tuệ mẫn tiệp của anh. Vừa là đồng chí vừa là vợ chồng nên những tháng năm đó thật ngọt ngào, phong phú…
(Còn tiếp)
Xuân Ba
Việt Báo // (Theo_Tien_Phong)
NHỮNG HỒI ỨC VÀ KỶ NIỆM LỊCH SỬhttp://kyniemlichsu.wordpress.com/2010/02/27/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-v%E1%BB%A3-mi%E1%BB%81n-nam-c%E1%BB%A7a-c%E1%BB%91-t%E1%BB%95ng-bi-th%C6%B0-le-du%E1%BA%A9n/



Người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn- Kỳ II

(Theo Tiền Phong )
TPCN - Bà nói thoáng qua tôi nghe cái đoạn trường về Sài Gòn sinh con gái đầu lòng. Sở dĩ có quyết định ấy do chiến khu gian khó bộn bề, khó sanh đẻ lẫn nuôi con trong rừng miền Đông.
Người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn- Kỳ II
Lê Kiên Thành, con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ảnh: Vietnamnet
Kỳ I: Người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
III.Tập kết: Nỗi ngày Bắc đêm Nam
Gạo không đủ ăn phải độn thêm củ riềng rau choại. Lại thêm nạn địch càn…
Gửi lại con gái mới 3 tháng tuổi cho má nuôi, cất bước ra đi mà nghe đứt từng khúc ruột, hai bầu vú căng nhức sữa, người mẹ ấy lại bí mật quày quả tìm đường trở về miền Đông.
Bà kể, khi về gần đến cơ quan chả biết ai cho anh Ba hay mà anh chạy ra trảng tranh... Anh bồng tôi lên quay mấy vòng trước mặt cô giao liên mà không mắc cỡ gì cả...
Sáu tháng xa vợ, người chồng đó đã viết những dòng thế này Nga ơi anh nhớ anh thương/ Nửa đêm thức giấc quanh giường tìm em/ Tay em anh gối êm đềm/ Lòng anh chi xiết muôn vàn yêu thương...
Tại miền Đông, chị vừa làm thơ ký chính trị cho anh vừa làm công tác Phụ vận Khu 7. Đó là những ngày gian khó của năm 1951, 1952 Bộ Tư lệnh miền Đông đói quay đói quắt.
Mỗi ngày mỗi người chỉ được một lon gạo còn độn thêm củ mài rau tàu bay. Chính trong thời gian này, Bí thư Xứ uỷ Lê Duẩn hoàn thành tác phẩm nổi tiếng Đường lối ruộng đất ở miền Nam.
Công tác ở miền Đông một thời gian, anh Ba ra Bắc họp Hội nghị Trung ương. Chị lại về miền Tây làm công tác phụ nữ. Sau chuyến ra Bắc về anh kể chị nghe có ghé qua Quảng Trị. Nhưng gia đình còn ở vùng tạm chiếm không gặp được, anh đành gửi thư và cả ảnh của chị về nhà.
Một thời gian anh ở khu V mở lớp Huấn luyện cán bộ mang tên Trường Chinh. Thời gia đình chiến Trung ương lại phái anh trở vô Nam Bộ phổ biến tinh thần Hiệp định Giơ-ne và sự chỉ đạo của Trung ương, sắp xếp lực lượng cán bộ, số nào ở lại miền Nam, số nào tập kết ra Bắc.
Chị nhớ mãi tâm sự của anh rằng, từ khu V trở vô Nam Bộ có đoạn đi bằng xe goòng đồng bào đứng hai bên đường cười vui vẫy chào, nhiều người đưa hai ngón tay (ý nói hai năm thống nhất đất nước).
Anh nhìn đồng bào mà lòng quặn thắt với ý nghĩ, là người trong cuộc anh thấu hiểu âm mưu xảo quyệt của kẻ thù. Với dã tâm ấy chúng dễ gì mà chịu Hiệp thương Tổng tuyển cử! Rồi đây đồng bào ở lại sẽ khổ không phải hai năm mà có thể phải 20 năm. Nước mắt anh trào ra...
Có đêm anh thức trắng... Chị thấy anh đi tới đi lui đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Chị biết với quyết định của Trung ương, anh sẽ tập kết. Anh Ba Khiêm (Ung Văn Khiêm) sẽ ở lại để chỉ đạo phong trào. Nhưng chính trong thời gian này anh đã điện ra Trung ương xin được ở lại.
Lần điện thứ nhứt, Trung ương không đồng ý. Lần thứ hai cũng vậy. Đến lần thứ ba, trước lập luận và quyết tâm của anh, Trung ương chấp thuận. Chị xin được ở lại cùng anh. Khi đó sau con gái đầu lòng Vũ Anh, chị đang có mang đứa con thứ hai và đã sắp tới ngày sanh...
Anh đau đớn nói với vợ: “Tình hình miền Nam sắp tới sẽ rất phức tạp. Nếu em ở lại sẽ khổ em khổ con mà dễ lộ hoạt động của anh”.
Năm tháng vời vợi và vùn vụt qua đi. Nhưng chắc sẽ hằn mãi trong tâm trí người vợ miền Nam cái thời khắc đêm hôm ấy. Chuyến tàu Kerinsky của Ba Lan là chuyến tập kết chót. Đồng chí Ba Duẩn, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ mà sau này gọi là Trung ương Cục, nhân vật số I của cách mạng miền Nam cùng đi với người vợ bụng mang dạ chửa trên tay bồng cô con gái nhỏ bước xuống tàu với gia đình đồng chí Lê Đức Thọ.
Hơn hai ngàn cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết có mặt trên tàu đều thấy cảnh đó. Các sĩ quan trong Ban Liên hiệp đều chứng kiến hình ảnh ấy. Các phóng viên thông tấn trong nước và quốc tế ghi hình cảnh nọ...
Nhưng đúng 12 giờ đêm, Lê Duẩn ôm hôn vợ và con gái. Nước mắt ông ướt đẫm khuôn mặt vợ, giọng như nghẹn lại: “Anh thương vợ con anh thế nào thì anh cũng thương vợ con đồng bào đồng chí như thế... Cho nên anh phải ở lại. Em ra miền Bắc ráng nuôi dạy hai con nên người...”.
Người vợ miền Nam khi ấy, để giữ bí mật không dám ra khỏi cabine để tiễn chồng. Lê Duẩn ôm hôn ông Sáu Thọ và dặn “Anh ra nói với Bác Hồ là 20 năm nữa chúng ta mới gặp nhau!’’.
Câu nói ấy chắc khi đó trên tàu, ngoài vợ anh Ba ra chỉ mỗi ông Sáu Thọ biết nhưng có một người đứng bên cạnh nghe được tỏ ra ngạc nhiên trước khung cảnh giã từ và câu nói lạ lùng nọ Người đó là Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (Sau này là Bộ trưởng Bộ Y tế, tiền nhiệm là BS Phạm Ngọc Thạch). Người nói câu ấy rất tinh đã phát hiện động thái sững sờ của BS Hưởng. Anh Ba chủ động ôm hôn BS Hưởng và nói khẽ “Xin anh giữ bí mật cho tôi nhé”.
Một chiếc canô nhỏ do ông Cao Đăng Chiếm (sau này là Thứ trưởng Bộ Công an) cầm lái áp sát mạn, lặng lẽ bí mật đưa đồng chí Lê Duẩn trở lại Cà Mau.
Trong cabine, ngó ra đêm tối mịt mùng mông lung, người vợ miền Nam thốt nhiên thấy đứa con trong bụng đến tháng thứ tám quẫy đạp dữ. Mọi khi có anh, anh vẫn thường đặt tay lên đó. Bây giờ anh đã ở xa, rất xa...
Ấn tượng khi rời tàu ở biển Sầm Sơn là sáng Mồng Một Tết năm Bính Thân mà chị Nga vẫn thấy đồng bào Thanh Hoá đi úp cá bằng nơm. Đời sống đồng bào ngoài này đang rất khó khăn.
Chị em phụ nữ dong trâu vác cày từ mờ đất trong giá rét căm căm. Nhớ đời sống miền Nam, chị thấy thương đồng bào miền Bắc vô kể.
Ra Hà Nội, hai mẹ con chị được các đồng chí Phạm Văn Đồng, Trường Chinh tới thăm. Rồi chị được giới thiệu đến bệnh viện Việt Xô để dưỡng thai và học phương pháp mới gì đó như đẻ không đau.
Nhưng chưa học được ngày nào thì đã sanh. Sớm gần một tháng. Có lẽ hậu quả của những ngày căng thẳng trước lúc đi và thời gian lênh đênh trên biển.
Bé Vũ Anh nhìn em kêu lên: “Mẹ ơi mẹ sanh em sao nó giống con mèo quá vậy?’’. Nhưng may mắn có lẽ do sữa tốt và chị chịu khó chăm sóc con nên bé Lê Kiên Thành (tên chị đặt cho con biểu lộ quyết tâm giải phóng miền Nam, một quyết tâm một khẩu hiệu nằm lòng của người chồng yêu quý và cán bộ miền Nam tập kết) khá phổng phao bụ bẫm...
Sau khi sanh, chị được phân công về công tác tại báo Phụ nữ Việt Nam. Ba mẹ con, đều trông vào tiêu chuẩn lương của mẹ 36 đồng. Cả nhà tá túc trong một cái gara ô tô trên lợp tôn cùng với hai gia đình cán bộ nữa. Chật thì đã đành. Nhưng cực nhất mùa nực. Hầm hập cả ngày lẫn đêm.
Một thời gian sau đành để con nhỏ lại cho người quen đi tham gia công tác sửa sai 4 tháng ở Vĩnh Phú. Đó là những ngày gian nan phải nhịn đói thường xuyên bởi đời sống bà con khi ấy còn rất cơ cực.
Cực hơn là những tư tưởng cách làm còn ấu trĩ tả khuynh của không ít cán bộ chủ chốt của địa phương. Đời sống ấy, cung cách chỉ đạo ấy có lẽ bà con nông dân còn khổ dài dài?
Công tác ở báo Phụ nữ Việt Nam, chị được phân công phụ trách mục miền Nam. Những ngày da diết thương nhớ. Những nỗi niềm ngày Bắc đêm Nam. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi là mỗi chiều mùa hè bồng con ra hồ Hale hóng mát. Quanh hồ có nhiều cán bộ tập kết cũng thường ra hóng gió...
Khuây khoả chỉ bằng cách lao vào công việc. Hăng say công việc. Trong việc chăm sóc con, chị phải tính toán thật chi li sít sao thời gian lẫn tài chánh.
Tất tả trăm thứ, nhưng mỗi lúc rảnh, chị lại rụng rời giật thột về người chồng yêu quý. Một bản tin nước ngoài làm chị nhiều đêm day dứt Ông Lê Đức Thọ, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam ra miền Bắc làm Trưởng Ban TCTƯ. Ông Ung Văn Khiêm lẽ ra phân công ở lại miền Nam nay là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNDCCH. Ông Nguyễn Văn Kỉnh, tự Thượng Vũ nay làm Đại sứ VN tại Mạc Tư Khoa...
Như vậy số cán bộ cao cấp tập kết ra Bắc không có Lê Duẩn. Lê Duẩn đã ở lại miền Nam... Giặc biết anh ở lại. Giặc mò tìm. Anh đã phải đối phó ra sao?
Lòng chị rối bời... Một lần đi công tác tận giới tuyến, mắt chị rưng rưng ngó sang bờ Nam. Thấy cảnh hai bên đổi gác, cảnh các mẹ các chị bờ Nam xuống sông Bến Hải vo gạo rửa rau...
Nỗi niềm thương nhớ, day dứt lẫn căm hận ấy về Hà Nội, chị trút hết trong bài viết Hai bờ Bến Hải được dư luận đánh giá cao. Báo của Trung Quốc đăng lại bài viết này của chị.
IV.Không có gì cũ hơn gia đình. Và cũng không gì mới hơn gia đình
Trước câu hỏi vẻ như hơi bộp chộp và nôn nóng của tôi rằng thời điểm nào thì bà gặp gia đình người vợ trước của ông Lê Duẩn, nữ chủ nhân bỗng ngồi lặng phắc, ánh mắt chừng như dõi về một cõi xa xăm nào đó.
Một lúc sau, chất giọng khẽ khàng của bà mới tiếp nối câu chuyện. Đó là ngày Mồng Một Tết năm 1956. Người vợ trẻ miền Nam bồng Thành, cậu con trai mới sanh, dắt con gái Vũ Anh thăm ông nội (thân sinh ông Ba Duẩn- NV) và người vợ trước cùng gia đình khi đó đang ở Nghệ An.
Quà là một chai mật ong, mấy củ sâm và vài mét lụa Hà Đông... Mặc dù có thư cả ảnh anh Ba gởi ra trước, nhưng bây giờ cả hai bên mới giáp mặt nhau.
Bà cho tôi hay, mạ các cháu khóc nhưng không có phản ứng gì... Ông nội rất thương quí hai đứa nhỏ... Cũng cần nói thêm, có được mối quan hệ và tình cảm ấy như bà cho hay là trước đó bà Hoàng Thị Ái là chỗ thân quen đã viết thư trước cho cả nhà.
Bà Hoàng Thị Ái khi đó là uỷ viên Đảng Đoàn phụ nữ Trung ương. Chị Ái hoạt động cùng với anh Ba Duẩn từ năm 1930 ở Huế. Lúc Đảng còn nghèo, chị ái chắt chiu từng củ khoai củ sắn nuôi anh Ba và anh em hoạt động.
Chị Ái rất có uy tín với gia đình của anh Ba... Chị ái đã viết thư cho gia đình anh Ba với mục đích để ông nội và chị ấy biết để rồi thông cảm cho hoàn cảnh của cuộc hôn nhân này.
Trước khi ba mẹ con về thăm, bà đã nhận được thư của mạ các cháu gửi. Được bà cho phép, tôi xin trích ra ít dòng.
Nghệ An ngày 15-5-1955
Thân gửi Dì Nga
Đã nhận được thư Dì và thư của chị ái gửi thăm vội viết thư kẻo Dì trông. Lần đầu tiên Cậu (cụ thân sinh đồng chí Lê Duẩn- NV) và tôi cùng gia đình gửi lời thăm Dì chúc Dì và các cháu khoẻ để phục vụ công tác.
....
Nhưng hôm nay nhận được thư Dì và chị ái và chị ái nói hộ thêm, vì hoàn cảnh và lợi ích của cách mạng mà đoàn thể đặt vấn đề, tôi và Cậu càng thông cảm thêm. Tôi và Cậu lấy làm thương Dì lắm. Tôi rất cám ơn Dì đã tích cực giúp đỡ cậu các cháu trong khi xa gia đình, xa tôi. Hôm nay Cậu cũng nhận Dì là người trong gia đình và tôi thành thật xem Dì như một người em. Dì đừng thắc mắc lo nghĩ mà hao tổn sức khoẻ.
....
Nếu có dịp Dì vào đem cháu vào thăm Cậu, tôi và gia đình rất trông được gặp Dì. O Dượng Hồ (em ruột đ/c Lê Duẩn- NV) gửi lời thăm Dì và hai cháu.
Lê Thị Sương
Vậy mà sóng gió đã ập xuống cái gia đình bé nhỏ nọ.
Đó là những ngày đầu năm 1957. Người của tổ chức đến gặp bà đại ý: Luật Hôn nhân Gia đình của Quốc hội ghi rõ Gia đình phải một vợ một chồng.
Nếu hoàn cảnh đã qua, ai có 2 vợ thì phải giải quyết sao cho hoà thuận. Anh Ba sắp ra rồi. Trước kia vì sự nghiệp chung mà chị lấy anh ấy. Nay cũng vì sự nghiệp chung mà chị nên chủ động ly dị với anh Ba để anh làm tròn nhiệm vụ.
Chị choáng váng, sững sờ... Những người thay mặt cho tổ chức để gặp chị không ai khác, toàn những người quen biết, thậm chí đã cùng vào sinh ra tử ở chiến khu những năm địch ruồng bố ác liệt! Chị dần bình tĩnh lại “ Trước kia chúng tôi lấy nhau cũng hai bên bàn bạc đồng ý, bây giờ muốn bỏ nhau cũng phải có ý kiến hai bên. Việc này phải chờ anh Ba ra, chúng tôi gặp nhau thì mới trả lời được...”.
Rồi anh Ba ra...
Xin trích một đoạn trong nhật ký.
Gặp anh tôi rất mừng. Một hôm, anh nằm gần cửa sổ để tôi nhổ tóc bạc. Tôi nói “ Các anh các chị có đề nghị chúng ta nên ly dị nhau...’’ Anh khóc bảo tôi “Trong hoàn cảnh nào chúng ta lấy nhau, giờ trong hoàn cảnh nào chúng ta bỏ nhau? Lại có với nhau hai đứa con rồi... Cho dù anh làm Tổng Bí thư đi nữa mà phải bỏ nhau trong lòng anh không bao giờ yên ổn được. Người cộng sản phải có thuỷ có chung, có tình có nghĩa... Nếu làm như vậy không đúng với tấm lòng người cộng sản, anh không thể làm thế được. Và như vậy rồi gia đình cũng tan nát thôi”.
Tôi khóc và nhìn anh khóc mà đau lòng. Anh gầy như que củi, đen như củ súng. Tuy râu anh đã cạo nhưng sự tàn phá của chiến tranh còn in dấu trên người anh. Tôi nghĩ nếu anh hy sinh ở miền Nam thì cũng mất tất cả rồi. Vì vậy mà tôi nguyện làm vợ anh, vượt qua tất cả khó khăn cùng nhau xây dựng một gia đình hoà hợp.
Anh đưa tôi tới Trung ương Hội Phụ nữ... Anh trình bày hoàn cảnh của chúng tôi mong có sự thông cảm... Nhưng nhiều chị phản đối kịch liệt. Không như hồi anh còn trong Nam, chị em Nam Bộ rất thương anh. Giờ đây tôi trở thành đối tượng nhiều người ghét bỏ... Tôi là Tỉnh uỷ viên, cán bộ trung cấp. Khi tôi ra miền Bắc, mọi chế độ về học tập chính trị nhận báo Học Tập của Đảng hằng tháng, tiêu chuẩn nằm Việt Xô... Nay Phụ nữ Trung ương cắt hết quyền lợi đó.
Tôi buồn rầu cô độc. Chiều thứ Bảy, tôi nhìn dòng người lũ lượt trên đường. Họ đi với nhau có cặp có đôi. Có người lại dắt theo con cái nữa. Họ vui biết bao. Họ hạnh phúc biết mấy! Phải chăng họ chỉ có một vợ một chồng? Hay là tôi giải quyết không đúng chăng?
Trích nhật ký
Có đêm chúng tôi đang nằm bên nhau đùa giỡn với bé Thành thì có người về đập cửa rầm rầm khóc la ầm ĩ... Anh khuyên tôi “Thôi em tạm lánh đi cho yên”. Không biết đi đâu, tôi đến nhà chị bảy Huệ ở đường Nguyễn Biểu (lúc đó anh Mười Cúc đang ở miền Nam).
Thấy tôi ngồi ủ rũ đến nửa đêm, chị Bảy hỏi han rồi động lòng, chị dắt tôi trở lại số 6 Hoàng Diệu. Người đến đập cửa đã đi. Anh Ba thấy chị Bảy Huệ đưa tôi về, anh mừng mắt sáng rỡ...
Có hôm anh Lê Thám, trước đây là cán bộ Phòng dân quân Nam Bộ, đến trước nhà gọi “Chị Ba ơi, chị mở cửa cho tôi vào chơi với anh Ba chút”. Cả nhà làm ầm lên đuổi anh ấy đi. Anh Hai tôi và em út tôi đến thăm nhà, cũng gặp trường hợp như vậy. Tôi đau lòng quá!
Có lẽ đó là duyên do khá nặng ký để bà quyết tâm sang học tập ở Trung Quốc trong lúc có mang đứa con thứ 3 mới 3 tháng?
http://tintuc.xalo.vn/001799805684/nguoi_vo_mien_nam_cua_co_tong_bi_thu_le_duan_ky_ii.html

No comments: