Monday, March 1, 2010

TIN VIỆT NAM & TRUNG QUỐC

*


Trung Quốc hiện đại hóa quân sự làm gì?
2010-03-01

Trong nhiều năm qua, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự đã gây lo ngại không chỉ cho các nước trong khu vực mà cả những nước ở xa Trung Quốc.


AFP photo

Một loại hỏa tiễn phòng thủ chống đạn đạo trên không của Trung Quốc





Mục đích của việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là gì? Phải chăng Trung Quốc trang bị nhiều vũ khí chỉ với mục đích phòng thủ như họ đã tuyên bố? Hay họ lo ngại sẽ bị các nước khác tấn công, hay còn có lý do nào khác?

Chi phí quốc phòng lớn chưa từng thấy

Chương trình hiện đại hóa quân sự chưa từng thấy của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã ngốn hàng trăm tỷ đô la. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chỉ riêng năm 2008, Trung Quốc đã chi hơn $100 tỷ đô la, gần bằng chi phí quốc phòng của các nước trong khu vực gộp lại.

Cũng vẫn theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, năm 2005, Trung Quốc đã tăng gấp mười lần ngân sách quốc phòng so với năm 1989. Đầu năm 2008, Bắc Kinh thông báo sẽ tăng 17,6% ngân sách quốc phòng, tương đương 60 tỷ đô la. Thế nhưng, theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, trên thực tế, chi phí quốc phòng của Trung Quốc cao hơn rất nhiều, ước tính trong năm 2008 từ 105-150 tỷ đô la.

Đầu năm 2009, Trung Quốc thông báo sẽ tăng chi phí quốc phòng thêm 14,9%.


Giới chuyên gia cho rằng, đây là lần thứ 19, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng trong vòng 20 năm qua. Các phân tích cho thấy ngân sách quốc phòng cao hơn cả tăng trưởng GDP ở Trung Quốc. Trong 10 năm qua, ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc tăng trung bình là 12,9%, trong khi GDP chỉ tăng 9,6%.

Trung Quốc không những có khả năng đe dọa các nước trong vùng mà còn có khả năng đe dọa các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Ngoài ra, Trung Quốc còn cho thấy họ đang sở hữu nhiều vũ khí hiện đại nhất.

Tất cả cho thấy, Trung Quốc không những có khả năng đe dọa các nước trong vùng mà còn có khả năng đe dọa các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Sở hữu nhiều vũ khí hiện đại nhất



May bay phản lực J-10 của TQ
May bay phản lực J-10 của Trung Quốc. AFP photo


Ngoài ra, Trung Quốc còn cho thấy họ đang sở hữu nhiều vũ khí hiện đại nhất. Ông James A. Lyons, Đô đốc Hải quân nghỉ hưu và là Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết, gần đây, Trung Quốc đã mua của Nga nhiều tên lửa hành trình, loại siêu âm thanh, được thiết kế đặc biệt để tấn công các tuần dương hạm và khu trục hạm.

Hiện tại, Trung Quốc có 36 tàu mang tên lửa hành trình, loại chống tàu thuyền trên biển. Ngoài ra Trung Quốc còn phát triển tên lửa đạn đạo, loại tên lửa được thiết kế với mục tiêu nhắm vào các tàu sân bay Hoa Kỳ, không phải để tấn công loại tàu thương mại. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sở hữu máy bay ném bom loại hiện đại nhất, H-6K và một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Trung Quốc đang chạy đua để trở thành một siêu cường trên biển. Hải quân Trung Quốc hiện sở hữu: 53 tàu ngầm tấn công, loại chạy bằng dầu diesel, 6 tàu ngầm tấn công bằng hạt nhân, 3 tàu ngầm hạt nhân có tên lửa đạn đạo, 26 khu trục hạm, 48 khu trục hạm loại nhỏ, 58 tàu lưỡng cư, vừa chạy trên bộ vừa chạy dưới nước và hơn 80 tàu tuần tra ven biển có trang bị tên lửa.


Tháng 5 năm 2008, vệ tinh Hoa Kỳ cho thấy, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân ngầm rất lớn ở phía nam đảo Hải Nam.

Một tài liệu do Cục Tình báo Hải quân Hoa Kỳ vừa công bố, chỉ ra Trung Quốc đang chạy đua để trở thành một siêu cường trên biển. Hải quân Trung Quốc hiện sở hữu: 53 tàu ngầm tấn công, loại chạy bằng dầu diesel, 6 tàu ngầm tấn công bằng hạt nhân, 3 tàu ngầm hạt nhân có tên lửa đạn đạo, 26 khu trục hạm, 48 khu trục hạm loại nhỏ, 58 tàu lưỡng cư, vừa chạy trên bộ vừa chạy dưới nước và hơn 80 tàu tuần tra ven biển có trang bị tên lửa.

Báo tiếng Trung đưa tin, đầu năm nay, Trung Quốc chính thức đưa thêm hai tàu có tên là Ngọc Lâm và Vận Thành vào hoạt động. Đây là hai tàu hộ vệ tên lửa được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, có hệ thống tên lửa, hệ thống chống tàu ngầm và hệ thống ra-đa dẫn đường cho tên lửa đối hạm Sunburn do Nga chế tạo.

Tranh chấp trong khu vực

Trung Quốc hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với các nước ở 3 khu vực chính: dọc theo biên giới chung với Ấn Độ và Bhutan, vùng biển tiếp giáp với Nhật Bản và vùng biển Đông, nơi tiếp giáp với VN, Philippines, Brunei và Malaysia.

Tàu ngầm xử dụng năng lượng hạt nhân của TQ
Tàu ngầm xử dụng năng lượng hạt nhân của TQ được đưa ra lần đầu nhân dịp kỷ nịêm 60 năm thành lập nước CHND Trung Quốc.AFP photo



Vùng biển tiếp giáp với Nhật Bản, tại khu mỏ khí đốt Chunxiao, cả Trung Quốc lẫn Nhật đang đòi chủ quyền. Thế nhưng, năm ngoái Trung Quốc có các hoạt động cho thấy họ đang chuẩn bị khai thác một mình.

Song song với việc đòi chủ quyền ở vùng biển Đông, Trung Quốc còn đơn phương áp đặt lệnh cấm ngư dân trong khu vực bắt đánh bắt cá ở các vùng biển đang tranh chấp. Từ cuối năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã gia tăng tuần tra hải quân, gây áp lực với các công ty nước ngoài nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác của các nước khác trong khu vực.

Riêng vùng biển Đông, Trung Quốc cho rằng, hơn 80% đại dương này thuộc chủ quyền của họ.

Song song với việc đòi chủ quyền ở vùng biển Đông, Trung Quốc còn đơn phương áp đặt lệnh cấm ngư dân trong khu vực bắt đánh bắt cá ở các vùng biển đang tranh chấp. Từ cuối năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã gia tăng tuần tra hải quân, gây áp lực với các công ty nước ngoài nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác của các nước khác trong khu vực.

Tháng trước, Trung Quốc cảnh cáo Philippines, khi nước này cho thăm dò năng lượng ở vịnh Reed Bank, thuộc quần đảo Kalayaan. Vịnh này cách Palawan của Philippines khoảng 250 km về phía tây.

Lo lắng của các nước

Lo lắng nhiều nhất trong khu vực là Đài Loan, đây là vùng lãnh thổ mà từ lâu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Đài Loan luôn cảm thấy bị đe dọa vì nằm trên đường đi của các tên lửa đạn đạo mà Trung Quốc phát triển trong thời gian gần đây.

Ấn Độ cũng lo ngại khi Trung Quốc đầu tư quá nhiều vào chi phí quốc phòng. Tháng 9 năm ngoái, các chuyên gia phân tích Ấn Độ và các cơ quan truyền thông cùng lên tiếng lo ngại về việc Trung Quốc cho công bố một bài viết của phân tích gia Li Qiulin, nhân vật kỳ cựu trong đảng CS Trung Quốc, thúc giục Hải quân Trung Quốc củng cố lực lượng ở Đông Á.

Đầu năm 2009, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Robert Willard xác nhận, hải quân Trung Quốc đã gia tăng tuần tra trên biển Đông, cho thấy Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với các quốc gia trong vùng biển phía đông và phía nam Trung Quốc.

Điều này đã gây lo ngại cho các nước có vùng biển tranh chấp với Trung Quốc như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Nhất là năm ngoái, Trung Quốc đã gây ra hàng loạt hành động bất ổn như đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực, bắt giữ tàu đánh cá, giam cầm và đánh đập ngư dân Việt Nam



Điều này đã gây lo ngại cho các nước có vùng biển tranh chấp với Trung Quốc như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Nhất là năm ngoái, Trung Quốc đã gây ra hàng loạt hành động bất ổn như đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực, bắt giữ tàu đánh cá, giam cầm và đánh đập ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc khi họ đánh bắt cá trên vùng biển của mình.

Việc xây dựng căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam, với mục đích hỗ trợ cho các hoạt động hải quân của Trung Quốc ở vùng biển Thái Bình Dương làm các



Khu vực phòng thủ  vùng biên giới của Trung Quốc
Khu vực phòng thủ vùng biên giới của Trung Quốc.AFP photo



nước trong khu vực lo ngại nhất vì cùng lúc, Trung Quốc vừa đòi chủ quyền trên 80% vùng biển Đông, vừa hiện đại hóa hải quân cùng với việc xây căn cứ tàu ngầm.

Thiếu minh bạch

Giải thích việc đầu tư rất lớn vào chi phí quốc phòng, Trung Quốc nói rằng việc họ hiện đại hóa quân sự không phải với mục đích gây chiến, và Trung Quốc không hề tham gia vào bất kỳ xung đột nào bên ngoài, kể từ khi gây chiến với Việt Nam năm 1979. Thế nhưng khi được hỏi, Trung Quốc đã không thể giải thích vì sao họ đầu tư quá nhiều vào chi phí quốc phòng.

Mặc dù Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng việc hiện đại hóa quân sự của họ không hề đe dọa ai mà chỉ nhằm phòng thủ, nhưng mới đây, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc không giấu diếm mục tiêu tăng cường các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất là để nâng cao khả năng chiến đấu, bảo vệ vùng lãnh hải, nơi có nhiều tranh chấp như biển Đông.

Quân đội của họ hình như ngày càng hiếu chiến hơn là chúng ta thấy những năm trước đây. Tôi nghĩ cuộc tranh luận vẫn còn nằm ở phía Trung Quốc, vẫn không biết liệu việc họ gia tăng sức mạnh quân sự để sử dụng vào mục đích tốt hay là để bắt nạt kẻ khác


Ô.Dennis Blair, giám đốc tình báo

Các chuyên gia cho rằng, dù không hề bị đe dọa nhưng việc hiện đại hóa quân sự với quy mô lớn của Trung Quốc ẩn chứa nhiều mục đích khác. Lý do chính để họ tin rằng, ngoài mục đích phòng thủ, Trung Quốc còn có mục đích khác là vì chính sách phát triển quân sự thiếu minh bạch của Trung Quốc.

Hoa Kỳ là nước đã nhiều lần công khai chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch trong vấn đề này. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Robert Gates, đã nói: “Chúng tôi ước gì họ minh bạch hơn, phải chi họ cho biết thêm về các ý định của họ, chiến lược của họ là gì. Họ đầu tư vào chiến tranh mạng, vũ khí chống vệ tinh, vũ khí đối không và vũ khí chống tàu bè. Và các tên lửa đạn đạo của họ có thể tấn công Hoa Kỳ khi chúng tôi giúp bảo vệ các đồng minh của mình ở Thái Bình Dương”.

Bàn về việc phát triển quân sự của Trung Quốc trong thời gian gần đây, Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, ông Dennis Blair, nhận định: “Quân đội của họ hình như ngày càng hiếu chiến hơn là chúng ta thấy những năm trước đây. Tôi nghĩ cuộc tranh luận vẫn còn nằm ở phía Trung Quốc, vẫn không biết liệu việc họ gia tăng sức mạnh quân sự để sử dụng vào mục đích tốt hay là để bắt nạt kẻ khác”.

Vậy mục đích thật sự của việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là gì, khi họ thường xuyên đưa ra những lời nói và việc làm trái ngược nhau? Câu trả lời xin dành cho quý thính giả nghe đài.

http://www.rfa.org/vietnamese/


VN sẽ thất bại trong quốc tế hóa Biển Đông'


Hội thảo quốc tế về Biển Đông (11/2009)

Hội thảo quốc tế về Biển Đông được xem như một trong các nỗ lực quốc tế hóa của Việt Nam

Báo thân Bắc Kinh tại Hong Kong nhận định Việt Nam sẽ không thành công trong nỗ lực quốc tế hóa vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Đại Công Báo, tờ báo lâu đời nhất trong các nhật báo tiếng Hoa, hôm 26/02 có bài bình luận nói rằng nhà chức trách Việt Nam đang khuấy động tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông (Nam Hải) bằng cách đưa vấn đề này ra trường quốc tế thông qua các kênh "tuyên truyền" của mình.

Bài báo khẳng định rằng với lập trường vững chắc và thái độ phản đối nhất quán của chính phủ Trung Quốc, chính sách của Việt Nam "chắc chắn sẽ thất bại".

Đại Công Báo cho rằng Việt Nam chủ trương phức tạp hóa vấn đề nhằm kéo dài sự chiếm đóng của mình trên các đảo Trường Sa vốn tài nguyên thiên nhiên.

"Chủ ý thứ hai của Việt Nam là không muốn đàm phán trực tiếp với Trung Quốc mà muốn lôi kéo thêm các nước khác vào."

"Hà Nội tưởng rằng càng nhiều nước tham gia vào tranh chấp thì sức mạnh thương lượng của Việt Nam với Trung Quốc càng lớn."

"Đa số các phân tích gia cho rằng không những Việt Nam khó đạt được chủ ý của mình, mà hình ảnh nước này trên trường quốc tế còn bị ảnh hưởng."

Theo tờ báo sống bằng tiền đài thọ của Bắc Kinh này, Việt Nam đang muốn thu hút ủng hộ của các nước Asean, nhất là thông qua vai trò chủ tịch Asean trong năm nay, của châu Âu và của Mỹ để đối trọng lại với Trung Quốc.

Đa số các phân tích gia cho rằng không những Việt Nam khó đạt được chủ ý của mình (về Biển Đông), mà hình ảnh nước này trên trường quốc tế còn bị ảnh hưởng.

Đại Công Báo

Thế nhưng, tác giả bài viết cũng nhận định rằng bước đi có tính toán kỹ càng của Hà Nội sẽ thất bại vì các nước phương Tây chỉ muốn giữ thái độ trung lập. Nhiều nước Asean cũng không ủng hộ Việt Nam trong chủ đề Biển Đông.

Thêm nữa, vị thế đang lên cộng với uy tín của Trung Quốc khiến cho Đại Công Báo ra kết luận: "Không thể so sánh Việt Nam với Trung Quốc được".

Tờ báo khuyên Hà Nội nên "chấp nhận bài học lịch sử" vì "về sức mạnh quân sự, Việt Nam hoàn toàn nhận thức được là không thể cạnh tranh với Trung Quốc".

Trung Quốc quan ngại

Trong khi đó, hãng tin Trung Quốc Tân Văn trích lời một lãnh đạo hải quân của nước này, đô đốc Doãn Trác (尹卓 - Yin Zhuo) nói Bắc Kinh đang theo dõi một cách đầy quan ngại việc các nước Asean, nhất là Việt Nam, phát triển hạm đội tàu ngầm tại các vùng biển giáp ranh Trung Quốc.

Cuối năm ngoái, lãnh đạo Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo với Nga, đồng minh cũ, trong một bước đi được giới bình luận khu vực cho là nhằm "củng cố tuyên bố chủ quyền trước Trung Quốc trong vùng Biển Đông".

Tuy báo chí và các kênh chính thống của Việt Nam sau đó lên tiếng bác bỏ rằng việc mua tàu ngầm có liên quan tới Trung Quốc, các nhà quan sát vẫn khẳng định nó cho thấy "các nước trong vùng đang cảnh giác trước xu hướng là quyền lực mềm của Trung Quốc nay có thể trở nên cứng rắn hơn".

Không chỉ có Việt Nam, mà cả Australia, Indonesia và Malaysia đều đang tìm cách mở rộng chương trình tàu ngầm.

Singapore đang mua tàu hạng Vastergotland của Thụy Điển, Malaysia mua tàu dạng Scorpene của Pháp và Ý.

Ông Doãn Trác nói với Trung Quốc Tân Văn rằng việc các nước khu vực đang tìm cách thống lĩnh các vùng biển phía Nam gây đe dọa cho Trung Quốc.

"Nếu tiến trình cứ diễn ra với tốc độ hiện nay, trong vài năm nữa các quốc gia Asean sẽ có lực lượng hải quân hùng mạnh."

Việt Nam còn đang đặt hàng thêm tàu tuần tra hạng Svetlyak và tàu hộ tống cho hải quân từ Nga.

Quốc tế hóa

Thế nhưng Trung Quốc cũng đang nhanh chóng hiện đại hóa hải quân của họ.

Nước này nay đã có trong tay tới 12 tàu ngầm lớp Kilo, cộng thêm nhiều tàu ngầm nguyên tử. Số tàu ngầm của hải quân Trung Quốc theo một số ước tính có thể trên 60.

Khối Asean chắc chắn còn nhiều năm mới có thể đuổi kịp con số này.

Về sức mạnh quân sự, Việt Nam hoàn toàn nhận thức được là không thể cạnh tranh với Trung Quốc.

Đại Công Báo

Các nước trong khu vực gần đây đã bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng hoạt động quân sự với độ mạnh bạo nhiều người đánh giá là "chưa từng thấy" của Trung Quốc tại Biển Đông, nơi được cho là có nhiều dầu khí và tài nguyên thiên nhiên.

Việt Nam đang thúc đẩy cách tiếp cận mới trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với hội thảo quốc tế đầu tiên về chủ đề này được tổ chức hồi tháng 11/2009 tại Hà Nội.

Trung Quốc đã cử đoàn học giả tham gia hội thảo với chủ trương "xây dựng lòng tin" để "hòa giải bất đồng".

Song song với tuyên bố ủng hộ giải pháp thương lượng, Bắc Kinh vẫn thúc đẩy nhiều hoạt động khẳng định chủ quyền.

Tháng trước Trung Quốc vừa cho xây một loạt hải đăng và cột mốc trên nhiều đảo trong vùng biển Hoa Đông còn đang tranh chấp với Nhật Bản.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra ngư chính, "bảo vệ nghề cá" tại Trường Sa.

Tháng Năm thường là thời điểm Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông, khiến nhiều quốc gia lân cận, trong có Việt Nam, phản đối.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/02/100228_china_vietnam_sea.shtml

*

No comments: