Friday, May 21, 2010

PHÁP LUÂN CÔNG TẠI TRUNG QUỐC

Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn áp lớn nhất ở Trung Quốc ( 10:54 AM | 19/05/2010 )

Báo cáo năm 2010 của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho thấy công chúng có ít hiểu biết về mức độ và phạm vi của cuộc đàn áp

Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn  áp lớn nhất ở Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 1)
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành ở Thành phố New York kỷ niệm 11 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên ở Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999. (Edward Dai/The Epoch Times)

WASHINGTON—Trong khi cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công và sự kháng cự ôn hòa của họ ở Trung Quốc lục địa vẫn tiếp tục không bớt đi chút nào, các phương tiện truyền thông phương Tây hiện đưa tin về cuộc đàn áp ít hơn so với những năm đầu [của cuộc đàn áp], và báo chí Trung Quốc gần như không còn đưa tin gì về vấn đề này nữa. Việc thiếu đưa tin và tính chất thường không trung lập của nó là những vấn đề mà bản báo cáo thường niên mới đây của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) đã cố gắng thay đổi bằng cách cung cấp các sự thực mới về phạm vi và chiều hướng của cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc lục địa.

Pháp Luân Công đã bước lên vũ đài thế giới khi 11 năm trước, vào ngày 25/4/1999, khi hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đến Phòng Thỉnh nguyện Nhà nước ở Bắc Kinh, để đề nghị được có một môi trường hợp pháp và an bình để tập luyện môn thiền định thân-tâm ôn hòa thuộc Phật gia của mình. Ba tháng sau, môn tập đã bị cấm, bởi vì chế độ cộng sản Trung Quốc muốn tiêu diệt Pháp Luân Công.

Việc công bố chính thức Bản báo cáo Thường niên năm 2010 của FDIC được đánh dấu bởi một cuộc thảo luận nhóm được tổ chức tại tòa nhà Capitol Building {trụ sở của hai viện Quốc hội Mỹ} hôm 26/4 về nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ông Levi Browde, giám đốc chấp hành của FDIC nói, “Hàng chục triệu công dân [tập] Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn luôn luôn có rủi ro bị bắt giam, tra tấn, và thiệt mạng bởi vì tín ngưỡng tôn giáo của họ.” Ông nói rằng chính quyền cố tô vẽ các học viên như là một “nhóm người ở ngoài rìa” hay một “nhóm người kỳ dị,” nhưng [trên thực tế] họ là “tâm điểm của Trung Quốc.”

Con số thống kê chính thức của chính quyền là 70 triệu người tập Pháp Luân Công năm 1998 – là con số mà các phương tiện truyền thông phương Tây cũng trích dẫn – nhưng sau khi cấm, chính quyền nói rằng chỉ có 2 triệu. Bản báo cáo đưa ra các bằng chứng rằng có khoảng từ 20 đến 40 triệu người tích cực quảng bá môn tập này và nhiều người khác có thể là bí mật tập luyện tại nhà.

Ước tính này dựa trên số “điểm tư liệu”, khoảng 200.000, nơi các học viên Pháp Luân Công đã thiết lập các kết nối an toàn vào mạng Internet và có thể tải về từ một điểm trung tâm để in ra và phân phát thông tin cũng như các tư liệu về Pháp Luân Công. Tính trung bình, mỗi điểm tư liệu cung cấp [tư liệu] cho 100 đến 200 học viên Pháp Luân Công.

Bản báo cáo viết, chính quyền leo thang đàn áp vào năm 2009 và tiếp tục theo dõi các học viên và đột nhập vào nhà các học viên vào ban đêm, tra tấn bằng dùi cui điện, và bỏ tù dài hạn… để tìm ra, và cưỡng bức ‘chuyển hóa’ từng học viên Pháp Luân Công một ở Trung Quốc.

Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn  áp lớn nhất ở Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 2)
LEVI BROWDE, Giám đốc Chấp hành, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, (FDIC), bình luận về Báo cáo thường niên 2010 của FDIC. Ông bày tỏ mong muốn của mình là các phương tiện truyền thông phương Tây sẽ đưa tin chính xác và thường xuyên hơn về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. (Gary Feuerberg/The Epoch Times)

Theo dõi bằng công nghệ cao

Ước tính số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các trại lao động, trại tù, và các cơ sở giam giữ dài hạn khác bất cứ lúc nào cũng vào khoảng giữa 450.000 cho đến 1 triệu người, theo thành viên của nhóm thảo luận Ethan Gutmann, một nhà nghiên cứu độc lập và là tác giả của cuốn sách Losing the New China (tạm dịch là Thua thiệt trong Trung Quốc mới).

Gutmann kết bạn với Hác Phượng Quân, một người đào ngũ vào năm 2005, đã kể với ông về lịch sử của các phương pháp tình báo kỹ thuật của Trung Quốc. Hác Phượng Quân đã từng làm ở Phòng 610 – cơ quan được thành lập vào ngày 10/6/1999, với mục đích là để tiêu diệt Pháp Luân Công – không lâu sau khi nó được lập nên. Hác Phượng Quân đã phát hiện ra rằng những việc đã làm đối với Pháp Luân Công đã khá tinh vi, bao gồm cả các hồ sơ hoàn chỉnh về các học viên Pháp Luân Công mà Phòng 610 định bắt giữ. Các chi tiết cá nhân của từng người một, “Bao gồm cả thông tin về thân nhân, mọi thứ về mọi điều, có bao nhiêu học viên ở mỗi quận huyện, có bao nhiêu điều phối viên, v.v… Những thông tin này không phải là thứ mà có thể làm và thu thập chỉ trong một hoặc hai năm,” ông Gutmann nói.

“Nhiệm vụ của Hác Phượng Quân là vây bắt các học viên có tiếng cụ thể đã lọt lưới. Phòng 610 đã thu thập các đoạn băng hình theo dõi các cá nhân, được quay tại nhiều tụ điểm công cộng khác nhau để dùng trong công nghệ nhận dạng khuôn mặt tiên tiến. Một khi chúng tôi có đoạn băng hình về những người liên quan, Hác Phượng Quân kể với tôi, thì chúng tôi sẽ có thể lấy được những thông tin cá nhân của họ từ hệ thống máy tính của chúng tôi,” ông Gutmann nói.

Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn  áp lớn nhất ở Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 3)
ETHAN GUTMANN, nhà văn và phóng viên điều tra, là một chuyên gia về việc kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc, quang cảnh kinh doanh của các công ty Mỹ tại Trung Quốc, và việc theo dõi những người bất đồng chính kiến của Trung Quốc. Ông đã phát biểu tại Capitol Building, ngày 26/4. (Gary Feuerberg/The Epoch Times)

Không có ý định thay đổi

Những người tham gia nhóm thảo luận không hy vọng là chế độ cộng sản [Trung Quốc] sẽ ngưng tay và cho phép [các học viên] Pháp Luân Công tự do đi theo tín ngưỡng tinh thần của mình. Luật sư người Canada David Matas nói rằng ông tham gia vào việc Xem xét định kỳ phổ quát của Nhóm làm việc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong đó xem xét tình hình nhân quyền của mỗi thành viên LHQ 4 năm một lần.

Trung Quốc đến lượt vào tháng 2/2009. Trong “cuộc đối thoại qua lại” giữa Trung Quốc và Canada và các nước khác mà đã chính thức chỉ trích, Trung Quốc nói, “Không” đối với việc đảm bảo cho tất cả các công dân Trung Quốc được thực hiện các quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, và tự do thờ phượng riêng tư.

Hơn nữa, Trung Quốc nói, “Không” đối với việc từ bỏ giam cầm tùy tiện, “Không” đối với việc thực hiện các khuyến cáo của Ủy ban chống tra tấn vào năm 2008 rằng Trung Quốc thực hiện hoặc ủy nhiệm một cuộc điều tra độc lập về các tuyên bố rằng một số học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn, và bị sử dụng cho việc cấy ghép tạng, và “Không” đối với việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo rằng các luật sư có thể bào chữa cho thân chủ của họ mà không phải sợ bị quấy nhiễu.

Ông Matas, đồng tác giả của cuốn sách ‘Cuộc thu hoạch đẫm máu: Thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc’, và là người được để cử Giải Nobel Hòa bình năm năm 2010, đã kết luận rằng chính quyền Trung Quốc không có ý định chấm dứt việc vi phạm nhân quyền, bởi vì họ nói rằng họ không có ý định như thế.

Ông Matas đặc biệt thất vọng rằng chính quyền [Trung Quốc] đã từ chối công bố con số thống kê các án tử hình. Ông muốn có con số này để xem xem nó có đủ lớn để bao gồm các nguồn tạng cấy ghép trong khoảng giữa những năm 2000 và 2005 bởi những người không phải là các học viên Pháp Luân Công hay không.

“Chính quyền Trung Quốc có thể cảm thấy rằng họ cần đàn áp Pháp Luân Công để duy trì quyền lực, nhưng họ không cần phải lấy nội tạng [của các học viên] Pháp Luân Công để duy trì quyền lực chứ,” Ông Matas nói một cách nhạo báng.

Một báo cáo cho thấy rõ về cuộc đàn  áp lớn nhất ở Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 4)
Jin Pang kể về mẹ và dì mình là các học viên Pháp Luân Công bị các lực lượng an ninh bắt cóc đi từ nhà riêng tại Weifang, Trung Quốc. Theo tin đã đưa thì cả hai đều đã bị tra tấn và ngược đãi trong khi bị giam và đã bị kết án tương ứng hồi tháng 10 năm ngoái trong một phiên xét xử hình thức 10 và 9 năm tù giam. Jin Pang phát biểu ngày 26/4 tại Capitol Building. (Gary Feuerberg/The Epoch Times)

Cuộc chiến trên mạng Internet

Vũ đài nóng bỏng nhất nơi cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra là ở trên mạng Internet.

Trong khi các nỗ lực của những cư dân mạng Trung Quốc nhằm xem được các trang web bị cấm và các tìm kiếm không bị kiểm duyệt thường được coi là một “trò chơi mèo đuổi chuột. … Đó không phải là một trò chơi, mà nó trông giống một cuộc chiến trên mạng Internet hơn,” dẫn lời TS Shiyu Zhou, phó giám đốc Liên minh Tự do Internet Toàn cầu (GIF) và là một chuyên gia về công nghệ chống kiểm duyệt.

TS Zhou nói trong một phiên điều trần trước Quốc hội [Mỹ] ngày 20/5/2008, “[Đảng Cộng sản Trung Quốc] thường xuyên phát động các cuộc tấn công trên mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng và nhân dân ta. Các nỗ lực đột nhập vào các trang web của chúng ta là không ngưng nghỉ, các thư điện tử giả danh nhân dân ta với các tệp tin đính kèm chứa virus là nhiều vô kể, các cuộc điện thoại quấy rối không phải là việc hiếm hoi.”

Trung Quốc đã dựng lên một hệ thống khổng lồ để kiểm soát những thông tin mà các cư dân mạng Trung Quốc có thể xem trên mạng Internet. Có 50.000 cảnh sát mạng tham gia vào việc theo dõi và quan sát những người sử dụng Internet, một số người kết cục đã bị bỏ tù vì nói lên những quan điểm của mình ở trên mạng. GIF có một nhóm nhỏ gồm các kỹ sư người Mỹ gốc Trung Quốc chuyên tâm, đã đến với nhau do cùng tập Pháp Luân Công. GIF đã cung cấp các công nghệ chống [kiểm duyệt] cho phép hàng triệu người Trung Quốc và cư dân mạng ở các nước áp bức khác như Myanmar, Syria, và Iran có được sự truy cập tự do vào Internet.

TS Zhou nói rằng cuộc đấu giữa chính quyền [Trung Quốc] và GIF là một “cuộc chiến chiến lược ở Trung Quốc.” Ông giơ lên một tấm ảnh một kỹ sư của GIF bị đánh đập tàn bạo là TS Peter Li, Giám đốc Công nghệ, bị tấn công tại nhà riêng ở ngoại ô Atlanta và các máy tính của ông đã bị lấy cắp đi vào năm 2006. Sự đặt cược là cao và ai làm việc này cũng tức giận vì những thành công của GIF, TS Zhou nhận định.

Tuy nhiên, GIF đang phải đối mặt với các hạn chế trong việc cải thiện các dịch vụ của mình và đã tiếp cận Quốc hội để xin thêm nguồn lực. Tháng 6 năm ngoái, trong cuộc khủng hoảng bầu cử ở Iran, lưu lượng mà họ xử lý đã tăng lên 6 lần và sự quá tải đã làm sập các máy chủ của họ, TS Zhou nói.

Việc đưa tin bóp méo của các phương tiện truyền thông

Ông Browde nói rằng các học viên Pháp Luân Công là một nhóm các tù nhân lương tâm lớn nhất ở Trung Quốc, và có thể là trên toàn thế giới. Ông đặt vấn đề, vậy thì tại sao mà các tin bài trên các phương tiện thông tin lớn ở phương Tây và thông cáo báo chí của các tổ chức nhân quyền về Pháp Luân Công lại ít như vậy trong năm 2009?

Chính quyền [Trung Quốc] nói với thế giới rằng Pháp Luân Công đã bị đập tan và không còn là một vấn đề quan trọng để làm nản lòng việc điều tra và đưa tin về sự ngược đãi, theo ông Browde.

Bản báo cáo đặt vấn đề là nếu như những điều mà ĐCSTQ nói là đúng, thì tại sao các quan chức của Đảng trong các tuyên bố nội bộ của họ lại dùng các câu như, “chúng ta không được thả lỏng cuộc đấu tranh với Pháp Luân Công một chút nào”?

Nếu như không còn mấy người tập Pháp Luân Công thì tại sao các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc lại cùng nhau đại diện cho hàng trăm học viên trong 2 năm qua?, bản báo cáo đặt vấn đề.

Hơn nữa, “Những người kháng nghị và những người khác được thả ra từ các trại tù và trại lao động thường xuyên báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công chiếm một tỷ lệ đáng chú ý những người bị giam cầm, và trong nhiều trường hợp, là phần lớn những người bị giam giữ ở các trại này,” bản báo cáo nói.

Ông Browde nói rằng các cuộc thảo luận và phân tích, các bản báo cáo, và thông cáo báo chí, về cuộc đàn áp đối với “nhóm tù nhân lương tâm lớn nhất ở Trung Quốc” là quá ít so với đáng ra phải làm.

Ông cũng nói rằng việc đưa tin về Pháp Luân Công của các phương tiện truyền thông phương Tây thường dùng những từ xúc phạm như “phái” và “giáo phái”, bắt nguồn từ những tuyên truyền của Trung Quốc. Việc sử dụng những từ này có thể ảnh hưởng đến thái độ và xử sự của mọi người đối với các học viên, tạo ra một khoảng cách xã hội có hại cho việc hiểu biết về môn tập này. FDIC khuyến nghị rằng các chính phủ và báo chí phải mô tả Pháp Luân Công một cách chính xác và đề xuất dùng các từ như: “môn tập tinh thần” và “môn tập thiền thân-tâm”.

Xem toàn văn bản báo cáo tại đây.

Gary Feuerberg
http://tin180.com/thegioi/2010/05/19/mot-bao-cao-cho-thay-ro-ve-cuoc-dan-ap-lon-nhat-o-trung-quoc/

(Theo The Epoch Times / vietsoh.com)

  • Share/Bookmark

No comments: