Friday, May 7, 2010

TIN TỔNG HỢP * BIỂN ĐÔNG



Giới cách mạng lão thành tố cáo Đảng ''mềm yếu'' trước Trung Quốc

Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội về vụ Hoàng Sa
DR
Trọng Nghĩa


Ngày 3/2 vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 80 năm ngày thành lập. Nhân dịp này, hãng tin AFP đã tìm hiểu tâm trạng của một số nhân vật cách mạng kỳ cựu. Họ cảm thấy chua xót và bất bình trước thái độ "mềm yếu" của giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc.

Theo AFP, nhận định của nhiều người đối với Đảng Cộng sản vào lúc này, thật rõ ràng : họ rất chua xót trước tình hình tham nhũng và lên án giới lãnh đạo làm nhơ nền độc lập vốn đã phải khó khăn lắm mới giành được. Một trong những nguyên nhân chính khiến những chiến sĩ cách mạng lão thành này bất bình là thái độ bị đánh giá là quá mềm yếu của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay đối với Trung Quốc.

Người đầu tiên được AFP trích dẫn là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, sinh năm 1916, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1989, hiện vẫn còn sinh hoạt đảng. Trả lời AFP ông nói : ''Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng ba triệu đảng viên, nhưng họ không còn sức mạnh, uy lực và lòng tin như trong quá khứ''.

Thái độ qua mềm mỏng trước chính quyền Trung Quốc

Theo ông Vĩnh, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản không có bao nhiêu người nhưng đã đủ sức lãnh đạo cuộc nổi dậy và giành lại được độc lập. Cùng với một số người khác, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng người dân đã mất đi nhiều sự tin tưởng đối với Đảng vì cho rằng giới lãnh đạo hiện nay quá mềm mỏng trước Bắc Kinh.

Hãng tin Pháp đã nhắc lại sự kiện chính quyền Việt Nam đã làm dấy lên cả một phong trào phản đối trong dư luận vào năm ngoái khi cho một công ty Trung Quốc khai thác mỏ bauxite trên Tây Nguyên. Rất nhiều người, thuộc mọi giới, đã cho rằng tác hại môi trường và xã hội vượt xa các lợi ích về kinh tế. Các hiểm họa về an ninh quốc gia đối với Việt Nam cũng được nêu bật.

Theo AFP, nhân vật nổi bật nhất trong phong trào chống khai thác bauxite là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã giúp Việt Nam chiến thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ vào năm 1954.

Bên cạnh vấn đề khai thác bauxite, công luận Việt Nam, chủ yếu là trên mạng internet, cũng đã phê phán điều được một số người cho là phản ứng yếu ớt của chính quyền Việt Nam trước các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại hai vùng Hoàng Sa và Trường Sa.

Giới lãnh đạo Việt Nam tấn công vào những tiếng nói tố cáo Trung Quốc

Giới ly khai trong nước và ngoài nước, như đại tá Bùi Tín, đang sống lưu vong ở Paris, đã chỉ trích thái độ mà ông cho là ''mập mờ'' của giới lãnh đạo Việt Nam trên vấn đề Trung Quốc. Theo ông, trước đây đảng Cộng sản đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc đòi độc lập, nhất là từ tay chế độ thực dân Pháp. Thế nhưng ngày nay, giới lãnh đạo lại tấn công vào những trí thức lên tiếng tố cáo các mối đe dọa đến từ Trung Quốc đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Còn ở trong nước, nhà địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, nay đã về hưu, cũng cho rằng các lãnh đạo Việt Nam có dấu hiệu sẵn sàng hy sinh dân tộc và đất nước để nhận sự trợ giúp của Trung Quốc nhằm duy trì quyền lực độc tôn.

AFP đã nhắc lại một loạt những vụ xử diễn ra trong thời gian gần đây nhắm vào một số nhà ly khai bị buộc tội có hành động chống chính quyền trong đó có việc treo biểu ngữ đòi dân chủ. Các khẩu hiệu này còn gợi đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh.

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã lên tiếng khẳng định rằng Đảng sẽ ngăn chặn không cho các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ và nhân quyền phá hoại cách mạng của dân tộc.

Thế nhưng, theo hãng AFP, những người phê phán hiện nay đã cho rằng chính các lãnh đạo Việt Nam là tác nhân bóp méo di sản của cách mạng khi sử dụng quyền lực phục vụ lợi ích cá nhân và làm tổn thương nền độc lập của đất nước bằng việc kết thân với Trung Quốc.

http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20100311-bien-dong-va-chu-quyen


Một hiện trạng tương phản tại VN
2010-05-05

Hành động tương phản của giới cầm quyền VN trong mối quan hệ thắm thiết Việt-Trung và cách đối xử nặng tay với người dân trong nước là chuyện không có gì mới.

photo courtesy of Chinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đến thăm tỉnh Giang Tô - Trung Quốc ngày 26/4/2010.


Mức độ tương phản ấy ngày càng lộ diện nổi bật và nghiêm trọng, nhất là khi công an VN cấu kết chặt chẽ với xã hội đen - nói theo lời Thiền Sư Nhất Hạnh liên quan vụ Bát Nhã vừa qua: “họ tuy hai mà là một” – là điều đáng ngại.

Mối quan hệ “môi hở răng lạnh”

Trước hết, về mối bang giao Việt-Trung, thì một trong những cuộc khủng hoảng liên quan vận nước hiện giờ, theo Giáo sư Trần Khuê, một học giả Hán-Nôm luôn ưu tư cho sự thăng trầm của đất nước, chính là mối quan hệ giữa VN và Trung Quốc: “Cho đến nay lại có một cuộc khủng hoảng mới, tức cuộc khủng hoảng giữa VN và TQ. TQ cứ muốn đe dọa và lấn áp vùng biên giới cũng như hải đảo của VN. Điều đó hiện nay khiến mọi người lo lắng, không thể chấp nhận được sự lấn áp của TQ.”




Ngư dân Thanh Hóa, Quảng Ngãi bị tầu TQ bắn thẳng vào người, họ bị TQ bắt trên biển đòi tiền chuộc mà cả thể chế nầy không bảo vệ được người dân của mình. Đấy là một sự thất bại đối với dân tộc.

KS Đỗ Nam Hải


Trong số những “người lo lắng” ấy có thanh niên VN, thể hiện mạnh mẽ lòng ái quốc qua cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh và lưu ý Trung Nam Hải – và cả nhà cầm quyền Hà Nội – rằng “Hoàng Sa và Trường Sa là của VN”. Nhưng, nói theo lời GS Nguyễn Thanh Giang, một nhà dân chủ và nghiên cứu sâu sắc trong nước, là “các anh em trẻ chưa có thành tích gì thì các ông sẵn sàng trùm chăn và đập chết ngay”.

Rồi GS Nguyễn Thanh Giang nhận xét thêm về hành động đàn áp của “mấy ổng”, tức giới cầm quyền VNbây giờ mấy ông có kể gì pháp luật đâu, có kể gì đạo lý đâu. Các ổng rất dã man khi đối xử với một người không có tội như là tội nhân thì chính các ông là tội phạm.

Tôi phải nói là họ đối xử tệ với tôi, nhưng chưa đến nỗi quá tệ bằng nhiều anh em khác. Những anh em ấy chỉ có treo khẩu hiệu. Mà khẩu hiệu gì ? Họ treo khẩu hiệu là đòi Hoàng Sa và Trường Sa là của VN, treo khẩu hiệu Tham nhũng là hút máu dân. Họ chỉ làm mỗi việc đó thôi thì bị tống vào tù hàng 3-4 năm, 6-7 năm.”


Đề cập tới mối quan hệ “môi hở răng lạnh” Việt-Trung, KS Phương Nam Đỗ Nam Hải nhấn mạnh đến việc giới cầm quyền trong nước không bảo vệ được lãnh thổ, lãnh hải và nhân dân của mình.

Theo ông thì “chiến tranh đã chấm dứt 35 năm rồi, nhưng hôm nay đất nước của chúng ta vẫn là một đất nước tụt hậu, một đất nước vi phạm nhân quyền vào loại bậc nhất trên thế giới, một đất nước mà nhà cầm quyền không bảo vệ được nhân dân của mình trước sự bành trướng của đảng CSTQ, không bảo vệ được vùng đất, vùng trời, vùng biển của tổ quốc mình.

Bản thân của ngư dân Thanh Hóa, Quảng Ngãi bị tầu TQ bắn thẳng vào người, họ bị TQ bắt trên biển đòi tiền chuộc mà cả thể chế nầy không bảo vệ được người dân của mình. Đấy là một sự thất bại đối với dân tộc. Mặc dù nhà cầm quyền CSVN đang tích lũy được tài sản khổng lồ. Tập đoàn đó đang trở thành những nhà tư bản đỏ còn nhân dân thì vẫn điêu linh. Vậy thì mục tiêu của cuộc cách mạng mà họ vẫn nói là của dân, do dân và vì dân, thực chất là một cái bánh vẽ to lớn. Dân tộc chúng ta đã bị họ lừa dối”.

Nặng tay với người dân

dieucay-200-blogNTT
Hai nhà dân chủ Tạ Phong Tần và Blogger Điếu Cày tại TPHCM ngày 16/12/2007. Photo courtesy of Nguyentientrung's Blog


Tương phản mạnh mẽ với điều mà KS Phương Nam Đỗ Nam Hải vừa nói là “một đất nước mà nhà cầm quyền không bảo vệ được nhân dân của mình trước sự bành trướng của đảng CSTQ, không bảo vệ được vùng đất, vùng trời, vùng biển của tổ quốc”, thì hành động nặng tay và mang tính xã hội đen của giới cầm quyền, qua nhân viên công lực, để đàn áp những người bất đồng chính kiến ngày càng gia tăng nghiêm trọng.

Như lời kể của nhà dân chủ Lư thị Thu Trang: “Họ đưa em về đồn công an quận Gò Vấp. Rồi họ lôi họ đánh em. Họ cứ đẩy ra tên ác ôn công an an ninh, tên là Khanh, là tên dọa chém Thu Duyên và từng đánh em nhiều lần, thì bộ mặt hung thần nầy tiếp tục đàn áp em: Đánh, đánh em rất nhiều, đánh vào mắt làm trầy, chảy máu, rồi đánh vào sau ót....

Đánh mạnh quá em văng xuống. Khi em gượng dậy được thì anh ta đấm tiếp vào mặt em, đánh nhiều lần vào sau lưng em. Em nghĩ họ cố tình giết em bằng những đòn thù hận, chứ không phải hành động nặng tay bình thường. Lúc đó em không còn cảm thấy sợ hải, mà cảm nhận rõ bạo quyền độc tài nầy.”

Hành động của công an VN được chị Dương thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày, mô tả thêm: “Việc đặc biệt nhất là công an xông vào nhà tôi khi tôi không có ở nhà. Họ tự tiện xông vào nhà tôi, bắt và đánh cô Thu Trang trước mặt con cháu tôi và con của cô ấy. Đây là việc làm mà tôi thấy phi nhân tính nhất, vô nhân đạo nhất vì đứa trẻ con bé nhất ở nhà tôi lúc bấy giờ chỉ mới 2 tuổi...Tôi cho rằng đây là hành động khủng bố”.

href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cnguyenth%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_themedata.thmx" rel="themeData">

GS Nguyễn Thanh Giang


Theo nhà dân chủ Tạ Phong Tần thì hành động của giới công lực VN phải gọi là bắt cóc, lối hành xử theo xã hội đen vì nó không theo quy định nào của pháp luật cả. Những quy định của pháp luật hiện hành không có chỗ nào cho phép họ làm như vậy.”

KS Phương Nam Đỗ Nam Hải cũng cho lối ứng xử của giới cầm quyền VN đối với người dân trong nước là lối ứng xử của kẻ côn đồ, của một chế độ côn đồ sử dụng những kẻ côn đồ để hành xử với những người yêu nước đang đứng lên đấu tranh để quyết giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc VN... Họ là một chế độ bất chính, cho nên họ run sợ trước bất cứ một phản ứng nào của nhân dân.”

Và một trong những phản ứng đó, chắc chắn có tinh thần yêu nước của dân tộc VN trước sự lấn lướt ngày càng trắng trợn từ Phương Bắc. Tinh thần yêu nước ấy được GS Trần Khuê mô tả là “tinh thần yêu nước của dân tộc VN lại một lần nữa trỗi dậy rất rõ trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi”.

Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Sharp-contrast-looms-large-in-vn-now-TQuang-05052010105505.html




Ngư dân Việt Nam phải chịu đựng đến bao giờ

2010-05-06

23 ngư dân Quảng ngãi bị Trung Quốc bắt giữ trong suốt hơn tháng qua cuối cùng đã về đến quê hương đoàn tụ gia đình. Nhưng họ vẫn không thể nào quên được những kỷ niệm kinh hoàng khi bị Trung Quốc giam giữ. Thêm vào đó là những nỗi lo cơm áo gạo tiền thường trực sau khi tất cả mọi tài sản đã bị Trung Quốc tịch thu.

AFP photo

Ngư dân Việt Nam hành nghề đánh cá trong Biển Đông lo lắng khi liên tục bị phía Trung Quốc bắt giữ, hành hung.




Sau hơn một tháng bị Trung Quốc bắt giữ ở đảo Phú Lâm, hôm 29 tháng 4 vừa qua, ngư dân Tiêu Viết Là cùng với 22 thuyền viên thuộc tỉnh Quảng ngãi cuối cùng đã trở về đến nhà, mang theo mình bao ấn tượng kinh hoàng của gần 45 ngày bị giam giữ.
Cho đến tận lúc này, ngư dân Tiêu Viết Là, 49 tuổi, thuyền trưởng tàu QNG50362-TS vẫn nhớ như in cái ngày ông bị bắt khi đang đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đó là vào ngày 21 tháng 3.
Tiêu Viết Là: Hồi nó bắt là 10 giờ trưa mùng 6 âm lịch. Có 12 người, ngủ hết, ngủ say mê luôn, làm đêm ngày ngủ mà. Nó tới, nó lôi mình dậy, nó thu hết đồ đạc rồi nó dắt về Phú Lâm. Nó trói tay bịt mắt lại rồi dắt về Phú Lâm.
Ăn uống vất vả khổ cực lắm. Anh nào anh nấy về sụt cân, rồi muỗi cắn cực lắm. Nó cho ăn cơm với đu đủ. Cơm thì đầu tiên đủ no, sau nó bắt tiếp nữa thì ăn hết no luôn. Ăn lưng lửng vậy thì cũng ráng chịu chứ biết sao đâu.
Tiêu Viết Là, thuyền trưởng

Ông cho biết tàu kiểm ngư Trung Quốc mang số hiệu 309 đã ập đến và bắt các ngư dân Việt nam.
Không lâu sau khi chiếc tàu của ông Là bị bắt. Đến ngày 14 tháng 4, một tàu khác cũng của ngư dân Quảng Ngãi mang ký hiệu QNg46478-ts do ông Mai Phụng Lưu là chủ tàu cùng 11 ngư dân khác cũng bị Trung Quốc bắt và đưa về đảo Phú Lâm.

Bà Nguyễn Thị Bưởi (vợ thuyền trưởng Tiêu Viết Là)
Bà Nguyễn Thị Bưởi (vợ thuyền trưởng Tiêu Viết Là) khóc lo lắng cho số phận của gia đình nay đã mất hết tài sản. Photo courtesy: báo tin 247-ảnh Trí Tín


Trong suốt gần 1 tháng trời cầm tù ở đảo Phú Lâm, các ngư dân Việt nam đã bị đối xử tàn tệ. Phía Trung Quốc chỉ cho các ngư dân ăn cơm với muối và đu đủ sống. Thậm chí bữa ăn cũng không đủ no. Ngư dân vốn phải ăn nhiều mới đủ sức để đi biển, giờ phải chịu ăn thiếu thốn, mỗi ngày 2 bữa. Ông Là kể lại:
Tiêu Viết Là: ăn uống vất vả khổ cực lắm. Anh nào anh nấy về sụt cân, rồi muỗi cắn cực lắm. Nó cho ăn cơm với đu đủ. Cơm thì đầu tiên đủ no, sau nó bắt tiếp nữa thì ăn hết no luôn.


Ăn lưng lửng vậy thì cũng ráng chịu chứ biết sao đâu.

Phía Trung Quốc thẩm vấn ông Là, cho rằng nhà nước Việt nam đã cấp dầu cấp súng để các ngư dân ra đánh cá ở khu vực đảo Hoàng sa. Ngư dân Tiêu Viết Là thật thà nói ông đi biển tự túc và cũng không có trang bị súng ống gì cả.
Tiêu Viết Là: nó bắt nó điều tra. Nó hỏi nhà nước cấp dầu cho đi rồi phát súng cho đi đánh bắt Hoàng Sa. Thì tôi trả lời tôi người dân tôi biết gì đâu. Dầu thì tôi mua, nếu có súng ống thì anh em bắt biết liền chứ có gì đâu.
Sau này lúc gần về nó đánh một bữa muốn bệnh luôn. Nó đánh một mình tôi. Không nói nguyên nhân gì hết mà nó cứ đánh tới. Giày nó đá vô mình đó.
Tiêu Viết Là, thuyền trưởng

Không những thế, phía Trung Quốc còn bắt ông Tiêu Viết Là phải nộp 70,000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 80 triệu đồng Việt nam, vì ông là chủ tàu. Một khoản tiền mà ông không thể nào có bởi vì toàn bộ tiền tài sản mà ông có là con tàu và các thiết bị trên tàu đã bị Trung Quốc tịch thu trị giá khoảng 300 triệu đồng cũng đều là tiền đi vay mượn của ngân hàng và bà con.
Chưa hết, vài ngày trước khi được thả cho về, vào một buổi chiều tối, quân lính Trung Quốc đã dắt ông ra tàu và đánh cho ông một bữa thừa sống thiếu chết.
Tiêu Viết Là: sau này lúc gần về nó đánh một bữa muốn bệnh luôn. Nó đánh một mình tôi. Không nói nguyên nhân gì hết mà nó cứ đánh tới. Giày nó đá vô mình đó.

Ngư dân có thực sự được trợ cấp?

Ông Là được thả ngày 27 tháng 4 mà không phải trả tiền chuộc. Một điều mà đến giờ ông cũng không biết nguyên nhân tại sao.
Sau khi về đến nhà, bà con lối xóm đến thăm hỏi, mỗi người quyên góp cho ông một ít tiền để ông đi khám bệnh, chụp siêu âm và mua thuốc. Ông nói đã đỡ hơn nhưng đầu vẫn còn đau do bị đánh. Bác sĩ hẹn nếu không đỡ thì phải chụp CT. Ông Là nói không biết lấy đâu ra tiền mà đi chụp CT.

Đây đã là lần thứ 4 ngư dân Tiêu Viết Là bị phía Trung Quốc bắt giữ kể từ năm 2007 đến giờ. Cả 4 lần bắt giữ, ông đều bị tịch thu hết tài sản. Có hai lần ông được trả lại chiếc tàu không để trở về quê hương. Ông cho biết, tính đến giờ món nợ tổng cộng mà ông phải trả cho nhà nước và bà con đã lên đến hơn 700 triệu đồng.
Nhiều ngư dân neo thuyền không dám ra biển sợ bị cướp, bị bắt
Nhiều ngư dân neo thuyền không dám ra biển sợ bị cướp, bị bắt


Đây đã là lần thứ 4 ngư dân Tiêu Viết Là bị phía Trung Quốc bắt giữ kể từ năm 2007 đến giờ. Cả 4 lần bắt giữ, ông đều bị tịch thu hết tài sản. Có hai lần ông được trả lại chiếc tàu không để trở về quê hương. Ông cho biết, tính đến giờ món nợ tổng cộng mà ông phải trả cho nhà nước và bà con đã lên đến hơn 700 triệu đồng.
Theo thống kê của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng ngãi, chỉ riêng năm 2009, phía Trung Quốc đã bắt giữ 17 tàu cá với khoảng 210 ngư dân huyện đảo Lý sơn và huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
Trả lời báo Quảng ngãi, ông Nguyễn Thành Hùng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Bình Châu nói lâu nay nhiều tàu cá xa bờ của địa phương vẫn bị phía Trung Quốc và các nước bắt giữ và đòi tiền phạt, trung bình khoảng 150 triệu đồng một tàu. Sau khi gia đình các ngư dân nộp phạt, phía Trung Quốc tịch thu hết máy dò, máy định vị, máy liên lạc Icom, tịch thu hết thủy sản rồi mới thả người về. Hầu hết chủ tàu sau khi bị lực lượng tuần tra Trung Quốc thả về đều lâm vào cảnh nợ nần từ 200 đến 500 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo ngư dân Tiêu Viết Là, cho đến giờ mặc dù đồn biên phòng đã gửi người đến nhà hỏi thăm nhưng ông vẫn chưa nhận được đồng trợ giúp nào.

Chính bản thân ông Là giờ đây khi đã trở về địa phương với thương tích đầy mình do bị tra tấn, không thể ra biển vào lúc này, cũng không biết làm thế nào để trả nợ và có tiền để nuôi gia đình gồm vợ và 4 con. Ông chỉ mong muốn nhà nước quan tâm giúp đỡ phần nào cho hoàn cảnh đặc biệt của mình.
Tiêu Viết Là: giờ nếu nhà nước có quan tâm cho được đồng nào thì sắm nho nhỏ cũng đi làm rồi cho con đi làm.
Cũng theo báo Quảng ngãi thì tại tỉnh Quảng ngãi, mỗi ngư dân bị tàu nước ngoài bắt được hỗ trợ gạo và tiền. Mức hỗ trợ là 2 triệu đồng một người và 15 kg gạo một khẩu trong vòng 2 tháng với tàu bị bắt và 1 tháng với tàu bị đâm chìm.

Quyết định 310 ngày 9 tháng 10 năm 2008 của ủy ban nhân dân tỉnh còn chủ trương hỗ trợ ngư dân bị tàu nước ngoài bắt vô cớ, bị đâm chìm tùy theo công suất mà hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng trở lên.

Ngân sách địa phương thì không thể nào hỗ trợ được hết, chỉ động viên khuyến khích làm sao để họ trụ lại với nghề nghiệp, làm sao mà đề nghị với nhà nước để hỗ trợ mức độ nào đó. Nói chung địa phương là không có ngân sách hỗ trợ cho họ.

Ô.Nguyễn Thành Hùng, phó chủ tịch xã

Tuy nhiên, theo ngư dân Tiêu Viết Là, cho đến giờ mặc dù đồn biên phòng đã gửi người đến nhà hỏi thăm nhưng ông vẫn chưa nhận được đồng trợ giúp nào.
Khi được hỏi liệu chính quyền địa phương có kế hoạch hỗ trợ gì cụ thể cho các ngư dân vừa được thả, ông Nguyễn Thành Hùng, phó chủ tịch xã nói:
Nguyễn Thành Hùng: cái đó là một cái lâu dài. Ngân sách địa phương thì không thể nào hỗ trợ được hết, chỉ động viên khuyến khích làm sao để họ trụ lại với nghề nghiệp, làm sao mà đề nghị với nhà nước để hỗ trợ mức độ nào đó. Nói chung địa phương là không có ngân sách hỗ trợ cho họ.
Trong khi đó bản thân những ngư dân như ông Tiêu Viết Là, việc ra khơi đánh cá là công việc cả đời mà họ không thể bỏ. Giờ đây khi ngư trường ven bờ đã cạn kiệt, các ngư dân Quảng ngãi chủ yếu đi đánh bắt xa bờ và phần lớn là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Ông Là cho biết, nếu xoay được tiền, ông sẽ lại tiếp tục đánh bắt xa bờ, và ông sẽ tiếp tục lén lút mà ra đó đánh bắt dù vấn biết vùng đó thuộc chủ quyền của mình.


http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Vietnam-To-Protest-China-Fishing-Ban-In-South-China-Sea-05062010163658.html

Trung Quốc điều tàu đến gần Trường Sa

Chính quyền Trung Quốc vừa điều động hai tàu ngư chính tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Một tàu ngư chính của Trung Quốc.  Ảnh: China Daily.
Tàu ngư chính phiên hiệu 311, một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

Hãng tin China News Service cho hay, hai tàu ngư chính xuất phát từ đảo Hải Nam phía nam Trung Quốc vào ngày 1/4. Đây là lần đầu tiên hai tàu ngư chính Trung Quốc tuần tra cùng lúc ở khu vực gần quần đảo Trường Sa.

"Mục đích của hoạt động tuần tra gần quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa) là trấn áp cướp biển và bảo vệ hoạt động đánh bắt hải sản cũng như cuộc sống của ngư dân Trung Quốc", China News Service dẫn lời các quan chức Trung Quốc.

Các quan chức cho hay hoạt động tuần tra của hai tàu ngư chính sẽ kéo dài trong vòng một tháng nhưng thời gian có thể kéo dài thêm. Một trong hai tàu tham gia tuần tra có khối lượng tới 4.450 tấn. Đây là tàu ngư chính to và nhanh nhất của Trung Quốc. Trước kia nó từng là một tàu chiến.

Theo China News Service, các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị tấn công hoặc bắt giữ trong khu vực gần quần đảo Trường Sa khoảng 300 lần kể từ năm 1994. Những vụ việc đó khiến 25 ngư dân thiệt mạng và khoảng 1.800 người khác bị bắt.

Trường Sa là một quần đảo gồm hàng trăm đảo nhỏ, đảo vòng và bãi san hô nằm trên Biển Đông. Việt Nam nhiều lần tuyên bố có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền đối với quần đảo.

Trên Biển Đông hiện nay có sự tham gia đánh bắt hải sản của ngư dân nhiều nước trong khu vực như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Philippines...

Tháng 3/2009, khi Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu ngư chính lớn nhất nói trên xuống hoạt động ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho biết Việt Nam sẽ quan tâm và sẽ theo sát hoạt động của tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

"Mọi hoạt động khai thác hải sản và tài nguyên biển ở Biển Đông cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển của các nước liên quan theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982", ông Lê Dũng, phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam khi đó khẳng định.

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/04/3BA1A6AA/

Minh Long

No comments: