Thursday, May 20, 2010

TIN TỨC BỐN PHƯƠNG


VIỆT NAM


Tướng Giáp gửi thư nữa về bauxite

Đài BBC loan tin tướng Võ Nguyên giáp lại gửi thư cho bộ chính trị về việc cho Trung Quốc khai thác mỏ Bauxite Tây Nguyên.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đây là lá thư thứ ba tướng Giáp phản đối chuyện khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại mới gửi thêm một lá thư nữa cho Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, đề nghị dừng các dự án bauxite.

Lá thư được gửi đi ngày 20/05 vừa qua cảnh báo về nguy cơ 'quyết định sai lầm, gây nên tai họa lớn cho đất nước'.

Tướng Giáp, năm nay 98 tuổi, hoan nghênh Bộ Chính trị đã lắng nghe ý kiến các giới nhưng viết rằng "chủ trương khai thác chế biến bô xít ở Tây Nguyên là một vấn đề hết sức hệ trọng".

Theo ông, nó "sẽ có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đến phát triển ổn định, bền vững của đất nước."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090527_vonguyengiap_bauxite.shtml





VIỆT NAM MUA VŨ KHÍ CÁC NƯỚC

Đài RFA loan tin Việt Nam

Việt Nam gia tăng hiện đại hoá quân sự
2010-05-19

Liên quan tới việc mua sắm vũ khí của Việt Nam trong thời gian gần đây, giới quan sát cho rằng Việt Nam đang hiện đại hoá quân sự để đối phó với việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hình chụp từ trang web dantoc.net

Chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 của Nga

Để tìm hiểu thêm Việt Nam đã mua sắm các loại vũ khí nào trong thời gian qua, ý kiến của các chuyên gia và các nước láng giềng liên quan đến vấn đề này ra sao, cũng như việc mua sắm vũ khí đó liệu có giúp gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông hay không, Ngọc Trân điểm qua các sự kiện có liên quan.

Chiến đấu cơ của Nga

Trước các diễn biến càng ngày càng phức tạp ở biển Đông, Việt Nam đã và đang thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự của một số nước trên thế giới.

Đầu năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng với Cục Xuất khẩu Vũ khí Nga, mua 8 chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 (MKK: Mnogofunktzionniy Kommercheskiy Kitayski - Multifunctional Commercial for China - Máy bay chiến đấu đa năng thương mại cho Trung Quốc). Đầu năm nay, Việt Nam đặt mua tiếp 12 chiến đấu cơ loại này, trị giá hơn 500 triệu đô la. Đây là loại máy báy quân sự do công ty hàng không Sukhoi của Nga sản xuất và đưa vào hoạt động kể từ năm 2000.

Trước các diễn biến càng ngày càng phức tạp ở biển Đông, Việt Nam đã và đang thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự của một số nước trên thế giới.
SU 30-MK2 là loại máy bay chiến đấu đa chức năng, vừa có khả năng dò tìm, tuần tra và bảo vệ, vừa có khả năng tấn công và tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trên không, trên bộ và trên biển. Ngoài ra, máy bay này còn có thể tiêu diệt các trạm tên lứa phòng không và làm tê liệt các hoạt động của đối phương từ trên không.

Máy bay chiến đấu này có hai chỗ ngồi, được trang bị một hệ thống điều khiển hoả lực và hệ thống ngắm mục tiêu gắn trên mũ bay, giúp phi công phát hiện mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ, cũng như tiêu diệt các mục tiêu đó trong mọi điều kiện về thời tiết và thời gian.

Mua tàu ngầm hiện đại

Ngoài việc mua chiến đấu cơ của Nga, Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua tàu ngầm của nước này. Cuối tháng 4 năm ngoái, Việt Nam đã đặt mua 6 tầu ngầm loại kilo 636, trị giá khoảng 1,8 tỷ đô la, hợp đồng được cho là chiếm toàn bộ ngân sách quốc phòng của Việt Nam trong năm 2009. Với sáu chiếc tàu ngầm này, Việt Nam sẽ sở hữu nhiều tàu ngầm hiện đại nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc. taungamkilo-636-nga-hoangsa.org

Tàu ngầm loại kilo 636 Việt Nam mua của Nga. Hình chụp từ trang hoangsa.org
Đây là loại tàu ngầm chạy bằng dầu diesel trên mặt nước và chạy bằng điện khi lặn dưới nước. Tàu ngầm này được sử dụng với mục đích chống tàu chiến và tàu ngầm của đối phương, nó có khả năng vận hành rất êm vì khả năng "tàng hình" của nó, nên được Hải quân Hoa Kỳ gọi là "Hố Đen" (Black Holes).

Tàu ngầm kilo 636 nặng khoảng 2.300 tấn, được trang bị 8 tên lửa phòng không, cùng 18 quả ngư lôi, với thủy thủ đoàn tối đa là 52 người. Tàu ngầm này có thể lặn dưới nước ở độ sâu tối đa 300 m, và độ sâu tác chiến từ 240 - 250m, khi ở dưới nước, nó có thể di chuyển với vận tốc nhanh nhất là 40 km/ giờ và nó có thể đi trên biển khoảng 45 ngày mà không cần tiếp nhiên liệu.

Ngoài các trang thiết bị hiện đại khác, tàu ngầm này còn được trang bị một loại sonar giúp phát hiện sóng âm, mà tàu nổi cũng như các loại tàu ngầm khác phát ra ở khoảng cách rất xa. Do đó, tàu ngầm này có khả năng tránh được radar dò tìm, cũng như khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm và tàu chiến của đối phương trên mặt biển.

Thủy phi cơ của Canada

Ngoài các hợp đồng mua tàu ngầm và chiến đấu cơ kể trên, Việt Nam còn mua thuỷ phi cơ của Canada. Công ty Viking Air của Canada vừa đưa tin, đã ký hợp đồng bán cho Việt Nam sáu chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400, trị giá mỗi chiếc là 5 triệu đô la Canada. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đặt mua phi cơ do phương Tây sản xuất.

Loại phi cơ này dành cho phi hành đoàn không quá 2 người và có thể chở 19 hành khách, tốc độ bay tối đa khoảng 340 km/giờ và có thể bay ở độ cao khoảng 1.700 km. Phi cơ này vừa đáp được cả trên bộ lẫn dưới nước, thích hợp cho những nước mới bắt đầu sử dụng máy bay hải quân như Việt Nam, trong vai trò tuần tra trên biển.

Phi cơ này được thiết kế để phục vụ các hoạt động trên biển như: vận chuyển, tiếp liệu, tuần tra trên biển, tìm kiếm và cứu hộ, và sẽ trở thành lực lượng không quân đầu tiên của hải quân Việt Nam.

DHC-6-afp-Aris-Messinis-250
Một chiếc thuỷ phi cơ DHC-6 Việt nam mới mua của Canada để tuần trên biển. AFP photo / Aris Messinis


Ba trong số 6 phi cơ kể trên là loại "Guardian 400", đây là model mới nhất, vừa được hãng Viking Air đưa ra thị trường giữa năm 2009. Theo Viking, máy bay loại "Guardian 400" là máy bay hiệu quả nhất cho hoạt động tuần tra, bảo vệ an ninh trên biển cũng như thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trong thế kỷ này.

Sáu chiếc phi cơ trên, dự kiến sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 và Công ty Pacific Sky Aviation, thuộc tập đoàn Viking Air, sẽ chịu trách nhiệm đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay cho phi công Việt Nam.

Và tên lửa đạn đạo của Israel

Một hoạt động mới nhất liên quan đến việc mua sắm vũ khí của Việt Nam là đầu tuần qua, Việt Nam đàm phán với Israel để mua một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) của nước này.

Loại tên lửa này đã từng được Israel giới thiệu hồi năm 2005, trong một cuộc triển lãm vũ khí phòng không tại Paris. Tên lửa này có mang một đầu đạn nặng khoảng 125 kg, tầm bắn khoảng 150 km và được cho là khá chính xác. Tên lửa này có thể đặt trên mặt đất hoặc di chuyển bằng xe vận tải, được sử dụng để chống tàu chiến và được xem như một phương thức hữu hiệu trong việc tăng cường hoả lực cho lực lượng phòng vệ của hải quân.


Các quan chức cao cấp quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng, Mỹ sẽ cân nhắc việc bán vũ khí phi hủy diệt cho Việt Nam, khi quan hệ an ninh song phương giữa hai nước phát triển tốt hơn.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-procures-more-arms-what-will-happen-in-south-china-sea-NgTran-05192010104200.html


Đài RFA cũng đưa lời nhận định về việc này, xin được tóm tắt:
(1).Báo Straits Times của Singapore cho biết Việt Nam mua là để bảo vệ Trương Sa.
(2).Mỹ chưa chịu bán vũ khí cho Việt Nam vì hai bên chưa thân thiết. Hay bên trong có ý gì?
-Phải chăng Mỹ sợ bị lộ bí mật quân sự? Trung Quốc mua vũ khí, tàu bè của Nga rồi bắt chước y chang. Việt Cộng chưa có khả năng bắt chước nhưng có khả năng bán lại cho Trung Quốc.
-Phải chăng Mỹ còn thương thảo với Trung Quốc, chưa muốn trực tiếp đối đầu với Trung Quốc?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-procures-more-arms-what-will-happen-in-south-china-sea-NgTran-05192010104200.html



Trong một bài khác, đài RFA bình luận:


Việt Nam sắm thêm vũ khí, Biển Đông sẽ ra sao?
2010-05-19
(1). Liên quan tới việc mua sắm vũ khí của Việt Nam, báo Bangkok Post của Thái Lan, số ra ngày 21 tháng 12 năm ngoái, có tựa đề “Hãy cân nhắc việc gia tăng vũ trang này” (Rethink This Arms Buildup). Bài báo cho rằng, việc mua sắm vũ khí của Việt Nam sẽ không có lợi cho các nước trong vùng vì có khả năng “gia tăng căng thẳng trong khu vực và tái khởi động một cuộc chạy đua vũ trang hơn là thúc đẩy hòa bình”.

Bài báo đưa ra khuyến cáo cho lãnh đạo Asean, nên thảo luận trực tiếp với Việt Nam về việc gia tăng vũ trang này, và rằng "không có lý do gì để Việt Nam bắt đầu một chương trình tái vũ trang". Việt Nam cần nghĩ lại kế hoạch "tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Nam Á. Nếu không, Việt Nam cần công khai toàn bộ các chi tiết của các hợp đồng mua vũ khí và giải thích rõ lý do".

Mấy ông Thái Lan vô duyên hết sức. Trong khi Trung Cộng chiếm đất, chiếm biển, Việt Nam phải tăng cường quân sự, đưá con nìt lên ba cũng rõ điều đó, sao lại còn hạnh hoẹ :'
Việt Nam cần công khai toàn bộ các chi tiết của các hợp đồng mua vũ khí và giải thích rõ lý do". Chưa ra sao mà đã tí toe, nếu anh Thái to bằng Trung Quốc, Ấn Độ hay Mỹ, thì oai phong biết là dường nào!

Bài báo cũng nêu lời Gs Carl Thayer,
chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết: “Thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng lấy các phụ tùng thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một ít vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài.

Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến, trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa, thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể để giúp quân đội hoạt động hiệu quả”.



Có đủ tiền hay không là chuyện của người ta, ông không cần nói đến.. Ngân sách hay mọi chính sách của cộng sản bao giờ cũng bí mật, ông còn tin vào báo chí CS hay Bạch Thư là điều chưa khôn. Tuy nhiên, tôi nhận thấy ông đã nêu ra hai vấn đề:

Dùng nhiều thứ cổ và kim:

GS Thayer chưa sống trong cảnh một quốc gia nghèo và chưa kinh nghiệm. Những nước nghèo không thể nào hiện đại hóa cùng một lúc, việc xài đồ cũ, đồ mới với nhau là chuyện thường. Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ vẫn xài vũ khí và tàu bè từ đệ nhị thế chiến trong khi họ vẫn dùng vũ khí hiện đại.
Trong thời chiến tranh, cộng sản và quốc gia vẫn dùn g các thứ vũ khí và dụng cụ cổ kim như dao mác, lưu đạn. .. Lính chính quy khác lính địa phương quân hay du kích. Cộng sản đã dùng mìn bẫy, chông đồng thời dùng tăng Liên Xô, hỏa tiễn và đại bác Liên Xô thì có sao? Cộng sản dùng AK. Việt Cộng dùng du kích chiến và Trung Đông dùng bom người, rất cổ mà rất hữu hiệu, thưa giáo sư!

Dùng nhiều thứ của nhiều nước:

Về điểm này ,GS Thayer cũng chưa suy xét kỹ, Dân Việt Nam hai miền cũng như nhiều dân trên thế giới đã bị lừa quá nhiều. Nếu chỉ giao thiệp một nước, mua bán hàng một nước tất nhiên là đồng bộ và sẽ quen thuyộc mau hơn và sử dụng thành thạo hơn. Năm cha bảy mẹ thì chẳng ra gì nhưng thời buôn bán và thay đổi, mình sao tin được lòng người? Vợ chồng thì nên thủy chung duy nhất, nhưng bạn bè giang hồ thì tùy hoàn cảnh, tuỳ người mà đối xử. Nếu tin bạn mà bạn ta thỏa hiệp với địch không bán vũ khí cho ta nữa thì ta chết ngắc! Hơn nữa, nếu phụ thuộc vào một người, họ ép mình mua đồ xấu thì sao?

Tuy nhiên, đài RFA cũng nhận định đúng rằng việc mua vũ khí là cần thiết. để bảo vệ đất nước đang nguy vong. Đài này viết như sau

Ngay sau khi các tin tức đầu tiên về mua sắm vũ khí đưa ra, dư luận trong và ngoài nước rất phấn khởi, cho rằng Việt Nam mua tàu ngầm và chiến đấu cơ để đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Thế nhưng, quan sát tình hình trên Biển Đông, vẫn không thấy có gì là sáng sủa.

Tình hình rất nguy cấp cho Việt Nam và thế giới đúng như nhận định của Đài:

Từ đó đến nay, Trung Quốc vẫn thường xuyên tập trận trong khu vực, ngang nhiên đưa các tàu ngư chính đến tuần tra trên vùng biển Việt Nam, bất chấp những lời phản đối.

Không những thế, ngư dân Việt Nam liên tục bị bắt bớ, đánh đập và hành hạ, trong khi đánh cá trên vùng biển nước ta mà Trung Quốc tự cho là cái ao nhà của họ. Các hành động này của Trung Quốc đi ngược lại cách ứng xử văn minh của một nước lớn, mà mới đây, đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố đã so sánh hành động của "một bộ phận quan chức Trung Quốc khi bắt giữ tàu và đòi tiền chuộc" với hành động của “hải tặc Somali”.


Việc mua vũ khi là đúng nhưng không phải mua vũ khí về là tình hình sáng sủa!

Tuy nhiên, mua vũ khí chưa đủ, vì còn cần nhiều thứ nữa.

(1). Chiến tranh phải là toàn diện, không phải riêng quân sự mà còn kinh tế, chính trị, giáo dục văn hóa trong đó có chế độ trong sạch, hữu hiệu và được toàn dân ủng hộ.

Ngày xưa, Việt Cộng thắng là do Mỹ thay đổi chính sách và chiến thuật trong khi Nga Hoa nhiệt tình giúp họ, và dân chúng còn ngây thơ tin vào họ. Bây giờ họ làm sao cũng cố lòng tin ở dân.
Nay họ mua vũ khi thì e nước xa không cứu lửa gần. Nếu Trung Cộng tấn công trước đại hội đảng trước khi vũ khí về Việt Nam thì làm sao.?

Phải có khối dân tộc hòa hợp như thời Trần với hội nghị Diên Hồng thì mới chiến thắng. Nay thì Trung Quốc mạnh hơn trước, ngang ngửa với Mỹ cho nên cuộc chiến đấu khó hơn.. Mấy năm nay, Việt cộng nói hoà hợp hòa giải nhưng sự thực thì ngược lại.
+Hoà hợp hòa giải tại sao lại đánh học sinh, sinh viên và quần chúng biểu tình chống Trung Quốc?
+Hoà hợp hòa giải tại sao lại bắt bớ, giam cầm các trí thức, nhà báo , các nhà tu hành và các nhà tranh đấu?
+Hoà hợp hòa giải tại sao lại cươp đất giáo hội và nhân dân? Tại sao đánh các nhà tu hành và các tín đồ Phật giáo, Hòa Hảo, Thiên cghúa giáo củng dân oan?
Họ cũng chỉ làm theo Hồ Chí Minh một mặt kêu Đoàn kết, đoàn kết, đậi đoàn kết nhưng lại giết các đồng chí cộng sản đệ tứ quốc tế, giết hại các đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng, Đại Việt đảng, sát hại các lãnh tụ tôn giáo và các trí thức.

Phải có một chính phủ và chính sach dân chủ chứ không phải chém giếr, bỏ tù và đánh đập nhân dân. Có vũ khí mà lòng dân không ủng hộ thì cũng chỉ như Hồ Quý Ly.

(2). Nội bộ Việt Nam có thống nhất không? Nếu phe thân Tàu thắng lớn, đa số đảng viên cúi đầu làm nô lệ thì việc mua vũ khí là vô ích.



THÁI LAN

Đài BBC đưa tin quân đội đã tấn công nhóm biểu tình, và chính phủ đã ra lệnh giới nghiêm. Đây là vụ giới nghiêm sau 18 năm qua. Bọn lãnh đạo áo đỏ đã đầu hàng. Chưa nghe ai nói phe Áo đỏ là của ai, có lẽ là tay sai Trung Cộng xúi giục dân các nước làm loạn để cướp chính quyền. Cái màu đỏ chính là màu máu của Cộng Sản. Hoặc là của phe Hồi giáo? Bọn Áo đỏ tại Bangkok đã tan vỡ, riêng tại Cheng Mai vẫn hung hăng. Đằng sau là


Bangkok giới nghiêm sau 18 năm

Nhiều khu building quan trọng tại Bangkok bị cố tình phát hỏa khi  phe áo đỏ đầu hàng

Nhiều building quan trọng tại Bangkok bị cố tình phát hỏa khi phe áo đỏ đầu hàng.

Sau khi lãnh tụ của phe áo đỏ đầu hàng, Bangkok và khoảng một phần ba số tỉnh ở Thái Lan thi hành lệnh giới nghiêm qua đêm.

Ít nhất 27 địa chỉ bị đốt cháy sau khi lãnh đạo của phe áo đỏ đầu hàng. Vẫn xuất hiện một số ổ kháng cự của người áo đỏ dù lãnh đạo kêu gọi người biểu tình về nhà.

Kể từ khi quân lính bao vây khu biểu tình tuần trước, khoảng 40 người thiệt mạng. Ít nhất 6 người chết trong ngày thứ Tư 19/5.

Một số địa chỉ quan trọng tại Bangkok như thị trường chứng khoán, ngân hàng, khu mua sắm đã bị phát hỏa.

Thương xá hạng sang Central World, một trong những nơi mua sắm lớn nhất Đông Nam Á, bị cháy rụi một phần. Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người đang sống lưu vong, nhân vật được nhiều người áo đỏ ưa thích, nói hành động dẹp cuộc biểu tình có thể gây ra căm giận khắp nơi và dẫn tới chiến tranh du kích.




NAM BẮC TRIỀU TIÊN

Cuộc chiến trên biển Đông đã khởi đầu. Trung cộng sai đàn em Bắc Hàn ra thử sức.Nếu Trung cộng cho rằng Nam Hàn, Đài Loan , Nhật, Malaysia, Philppines yếu, và Mỹ nhát gan hay hèn yếu thì tức khắc Trung Cộng sẽ nhảy ra vồ hết châu Á. Mỹ sẽ làm gì?
-Bàng quan tọa thủ?
-Rút lui. Rút lui tạm thời hay rút lui vĩnh viễn theo kiểu " Tránh voi chẳng xấu mặt nào"?
-Mỹ sẽ trả đũa?
Sau khi nghiên cứu kỹ, Nam Hàn đã biết chính Bắc Hàn đã tấn công tàu Nam Hàn,Tại sao Bắc Hàn chối? Như vậy là Trung CỘng chưa công khai tấn công bây giờ. Nhưng lúc nào thì tấn công hay chỉ hù dọa?

Đài BBC loan tin:

Thủy lôi Bắc Hàn' bắn chìm tàu Cheonan

Xác của chiến hạm Cheonan được trục vớt

Cheonan bị đánh chìm gần biên giới biển đang tranh cãi giữa hai miền Triều Tiên.

Tường trình của các chuyên viên quốc tế cho rằng thủy lôi của Bắc Hàn đã đánh đắm tàu chiến Nam Hàn ngày 26 tháng Ba.

46 thủy thủ Nam Hàn thiệt mạng.

Các điều tra viên nói họ phát hiện mảnh xác của thủy lôi tại đáy biển. Xác này có hàng chữ rất giống với lối in chữ của Bắc Hàn.

Bình Nhưỡng gọi phát biểu này là "xuyên tạc", hãng tin Yonhap của Nam Hàn cho hay.

Yonhap nói thêm Bắc Hàn đe dọa khởi động chiến tranh nếu miền Nam áp đặt cấm vận kinh tế.

Tuy nhiên tổng thống Nam Hàn Lee Myung-bak cam kết sẽ có hành động "nghiêm khắc" chống lại miền Bắc.

Chiến hạm Cheonan bị đánh chìm gần với đường biên giới biển, địa điểm đang tranh cãi giữa hai miền Triều Tiên. Vụ chìm tàu đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước, hiện theo lý thuyết vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/05/100520_cheonan_torpedo.shtml




FED: Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng cao hơn dự báo

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, FED, cho hay kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh hơn và tạo ra được nhiều công ăn việc làm hơn người ta đã tưởng vài tháng trước đây. Thông tin này được đưa ra trong bản dự phóng mới nhất của cơ quan này. Thông tín viên đài VOA Michael Bowman ghi nhận các giới chức của FED có vẻ hơi lạc quan hơn về sức mạnh của sự phục hồi kinh tế Hoa Kỳ từ cuộc suy thoái sâu đậm nhất và dài nhất trong giai đoạn sau Thế Chiến Thứ Hai.

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/world/us-econ-federal-reserve-5-19-10.html

No comments: