Friday, February 27, 2009

NGUYỄN XUÂN VINH * TRẢI HƯƠNG THEO GIO


Nguyễn Xuân Vinh:


TRẢI HƯƠNG THEO GIO

Vào khoảng cuối năm 1988, tôi được đọc một bài viết của bác sỉ Trần Quang Đệ, giáo sư thạc sĩ y khoa và là cựu viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn. Cụ viết mấy lời nhắn nhủ các y sĩ gốc Việt trong một bài đăng trên đặc san của Hiệp Hội Y Sĩ Việt Nam ở Canada. Bài viết bằng tiếng Pháp chứa đầy chân tình của một nhà trí thức nặng lòng với đất nước, trong những tháng năm cuối của cuộc đời, hằng mong sao thế hệ sau tiếp nối công cuộc xây dựng một chương trình bảo vệ sức khỏe tân tiến và hữu hiệu cho quê hương.




Tôi đã dịch lại bài viết sang tiếng nước nhà, và vì tôi coi đó như là lời tâm tình bằng tiếng Việt của giáo sư Đệ với các môn sinh y khoa, tôi đã cố gắng để không làm sai trật những ý tưởng cao siêu của nguyên bản. Tôi đã gửi bản dịch cho một người bạn là cháu của cụ và sau này bản tiếng Việt đã được đăng trên báo Hồn Việt ở Cali để tớí một số độc giả rộng lớn hơn. Giáo sư Trần Quang Đệ đã mở đầu bài viết bằng câu:

‘‘ Trong buổi chiều tàn bóng xế của cuộc đời, không còn điều kiện để dậy học, cũng không còn hành nghề, tôi thường hay tự hỏi: mình còn làm được điều gì lợi ích?’’

Tôi nghĩ rằng giáo sư Đệ lúc đó đã ngoài tám mươi tuổi, đã là một giáo sư thạc sĩ đi tiền phong giảng dậy nhiều thế hệ bác sĩ y khoa ở Pháp và nhất là đã hy sinh mười lăm năm lợi tức dư giả ở nước người để về nước chấn chỉnh nền đại học quốc gia, nay cụ có thể tự mãn để tìm thú tiêu dao thanh nhàn. Vậy mà theo lời giáo sư Đệ, cụ vẫn còn muốn có cơ hội để góp phần gánh vác nhỏ nhoi, tầm thường của mình cho tập đoàn y sĩ Việt Nam. Cụ viết tiếp theo :



‘‘Tôi nói tầm thường nhỏ nhoi với hết chân thành vì tôi nghĩ rằng tôi chưa làm tròn bổn phận công dân. Mặt khác, tôi còn thắc mắc trong lòng vì quê hương và dân Việt chưa cằn cỗi và tiêu diệt mà còn phải mãi mãi tồn tại, tiến hoá không ngừng, còn tôi, tuy còn đó mà chẳng thể làm thêm được gì để phụng sự cho quê hương dân tô.c. Tôi hy vọng điều gì tôi để lại sau cuộc đời không làm tôi bị liệt vào những kẻ đã làm điều sái quấy đối với quốc gia và điều đó, cùng vơí tình yêu hiến dâng cho nghề nghiệp, làm cho đồng bào và tổ quốc tôi được tốt đẹp hơn. ’’



Từ ngày tôi được đọc những lời tâm sự chí tình đó bằng tiếng Pháp, và tự mình ngồi dịch sang tiếng Việt, tới nay cũng đả hơn một giáp, một khoảng thời gian cho một thế hệ trẻ lớn lên, trưởng thành trong nghề nghiê.p. Và cũng là một khoảng thời gian đưa cả một thế hệ tráng niên dần về bóng hoàng hôn của cuộc đời. Tuy không phải là một y sĩ nhưng tôi trân trọng lưu giữ bài của giáo sư Trần Quang Đệ vì tôi coi những lời nhắn nhủ của cụ như là những lời khuyên chung cho cả lớp hậu sinh và, từ nhiều năm nay, lúc nào tôi cũng cố gắng trong bổn phận của một ngươì dân gốc Việt đang sống lưu vong, xa quê nhà.



Ở Đại Học Michigan là nơi tôi đã giảng dậy trong ba mươi năm, tuy không có hạn tuổi về hưu cho những giáo sư chính ngạch, nhưng tôi cũng đã xin nghỉ vào đầu mùa xuân của năm 1999. Và cũng như vị thầy tiền bối đã làm cách đây nhiều năm, mới đây theo lời yêu cầu của một vị chủ nhiệm một tờ báo tranh đấu cho Nhân Quyền tôi đã viết một bài bằng tiếng Anh với đề là: ‘‘In The Twilight of My Career as an Educator’’. Qua bài viết, nói về cảm nghĩ cuả mình trong ánh hoàng hôn của cuộc đời một nhà giáo, tôi nhìn lại chặng đường đã qua, duyệt những thành quả của thế hệ trẻ Việt đang vươn lên ở hải ngoại, của những thanh thiếu niên, cả nam và nữ mà tôi đã được tiếp xúc và nói chuyện với họ, để rồi tự hỏi rằng: mình còn làm được điều gì lợi ích cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, và rồi đây cho quốc gia và dân tộc?

Theo đề nghị của ông Viện truởng Đại Học Michigan, trong buổỉ họp cuối năm 1998, Hôị Đồng Nhiếp Chính đã vinh tặng tôi chức vị Professor Emeritus of Aerospace Engineering, một chức vị hoàn toàn có tính cách hành chánh để tôi được tiếp tục hưởng những quyền lợi và xử dụng những phương tiện của đại học như những giáo sư tại chức. Điều này cũng tránh cho tôi phải dùng những danh từ như cựu giáo sư, cựu tư lệnh,. .., và một số những từ khác về những chức vụ đã khoác lên vai tôi dàn trải suốt một nửa thế kỷ kể từ khi bước chân vào đờì.


Nhưng điều làm cho tôi cảm kích hơn nữa là cùng một lúc tôi nhận được bản tuyên dương của hội đồng, lồng trong khung kính với triện đóng của đại học, và chữ ký của ông Viện trưởng Lee C. Bollinger, một luật gia lỗi lạc về hiến pháp Hoa Kỳ, và cũng là một trong những người đã được những Đại Học Harvard và Columbia chú ý đến và muốn mời vào chức vụ Viện trưởng. Đoạn cuối của bảng tuyên dương được viết như sau :

‘‘Besides his outstanding career as a researcher and educator, Professor Vinh is widely recognized for his leadership and mentor-ship to the Vietnamese community. A widely-read novelist and poet, he was awarded the prestigious Vietnam National Literature Prize in 1961. He has been much in demand as a speaker for Vietnamese organizations on such topics as education, culture, society, and the future of Vietnam and the Vietnamese people. He is widely recognized as a role model within the Vietnamese community in North America and elsewhere’’.



Nếu tôi là một giáo sư Việt Học thì chắc không ai thấy ngạc nhiên về câu tuyên dương ở trên. Nhưng vì tôi lại là một giáo sư chuyên giảng dậy và làm khảo cứu về toán học và khoa học không gian nên theo tôi nghĩ thì sự ghi nhận đó đã chứng tỏ rằng những bạn đồng nghiệp và giới chức đại học ở Michigan đã biết tôn trọng những cố gắng ngoại vi của tôi ngoài sự đóng góp chuyên môn vào sự phát triển nền khoa học không gian Hoa Kỳ cả trong hai phương diện huấn luyện và khảo cứu.


Suốt hai thập niên cuối của thế kỷ 20, vào những dịp đi dự những hôị nghị khoa học và thuyết trình theo lời mời của nhiều đại học từ Âu sang Á và Mỹ châu, kể cả hai miền Nam và Bắc và xuống cả Úc châu, tới những đô thị nào mà có đông người Việt cư ngụ tôi đều dành thì giờ để tiếp súc và nói chuyện với người đồng hương, đặc biệt là với giới trẻ, niềm hy vọng cho tương lai sáng lạn của chúng ta. Qua những chuyến đi, tôi đã quan sát và được biết những cố gắng, những đấu tranh và thành công của ngươì Việt ở khắp năm châu.



Vào năm 1992, ở một hội nghị để luận về sự thiếu hụt những chuyên gia ở Gia Nã Đại, ông William Winegard, lúc đó là Bộ Trưởng Khoa Học và Kỹ Thuật đã nói rằng: ‘‘Chúng ta không thể nào có một xã hội có sự ganh đua để tiến hóa, nếu không có nhân sự có khả năng để ganh đua’’. Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 và sau hai mươi lăm năm kể từ ngày lớp người Việt tỵ nạn đầu tiên đặt chân xuống Hoa Kỳ, hiện nay kể cả những con cháu đời thứ hai và đời thứ ba, dân tộc chúng ta đã có vào khoảng một triệu rưởi người sinh sống trên giải đất này, và như thế đã trở thành một nhân lượng đáng kể, còn lớn hơn dân số của nhiều tiểu bang trong Hợp Chủng Quốc. Vậy chúng ta thử đặt câu hỏi là chúng ta có phải là một sắc tộc đóng góp hữu hiệu vào sự ganh đua để tiến hóa của Hoa Kỳ hay không ?




Nếu ai nhìn vào bất kỳ một sự phát triển nào trên giải đất Hoa Kỳ cũng phải công nhận rằng có sự đóng góp của ngươì dân gốc Viê.t. Lấy một thí dụ là theo Bộ Thương Mại thì có hơn 300 người Mỹ gốc Việt đã có ít ra là 3 bằng sáng chế cho mỗi người. Riêng kỹ sư Đoàn Chính Trung, hiện nay là một trong những phó chủ tịch của Micron Corporation ở tỉnh Boise, tiểu bang Idaho, đã được cấp 132 bằng sáng chế. Người Việt Nam đặc biệt là xuất sắc trong những ngành kỹ thuật và khoa học bao gồm cả y, nha và dược ho.c. Trong số hàng trăm trường y khoa ở khắp mọi nơi, nếu chỉ kể những trường thật nổi tiếng như ở những đại học Harvard, Yale, Johns Hopkins ở miền Đông và Michigan, Chicago, Northwestern ở miền Trung Tây. . . cho tới những trường ở miền Tây như Stanford và những đại học của California ở San Francisco, Los Angeles. . . thì ở nơi nào người ta cũng thấy những sinh viên Việt Nam mặc áo trắng chuyên cần theo học những lớp ở giảng đường hay theo thầy tập sự ở các bệnh viện và nhiều người đã tốt nghiệp ở khoảng đầu lớp khi ra trường.




Theo một ước lượng thật dè dặt thì hiện nay ở Hoa Kỳ có vào khoảng 4200 bác sĩ gốc Việt đang hành nghề và như thế thì cứ một ngàn người chúng ta lại có 4 bác sĩ. Nói chung cho toàn thể đất nước thì tỷ lệ này chỉ có được ở những vùng thật trù phú. Nhiều bác sĩ, ở lớp đàn em và con cháu sau này, cũng đã trở thành giáo sư y khoa ở những đại học danh tiếng như những vị thầy tiền bối khi xưa. Một trong những người nổi tiếng là bác sĩ Nghiêm Đạo Đại, giáo sư tại trường đại học y khoa ở Pittsburgh và là người đã đưa ra một phẫu thuật tân kỳ khi ghép tụy tạng cho những người mắc bệnh tiểu đường loại I. Ông cũng đã đăng gần hai trăm bài khảo cứu trên những báo y khoa ở Bắc Mỹ.



Trên một tờ báo y học ở miền Hoa Thịnh Đốn, hàng năm có đăng một danh sách các bác sĩ ưu hạng do chính các bạn đồng nghiệp chọn lư.a. Đọc trên tập san ta có thể thấy trong bốn năm liền tên bác sĩ Trịnh Đức Phương trong bộ môn y khoa truyền nhiễm. Một người em trai của bác sĩ cũng là giáo sư y khoa ở đại học nổi tiếng Johns Hopkins. Ở thành phố Long Beach thuộc tiểu bang California, khi tới thăm bệnh viện và phòng khảo cứu về chứng bệnh Parkinson của hệ thần kinh của bác sĩ Trương Dũng chúng ta có thể gặp nhiều bệnh nhân đã vì nghe tiếng ông mà từ nước ngoài tới xin chữa cha.y.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, khi chúng ta còn sống êm đềm ở nước nhà thì ngoại trừ ở thành phố Sàigòn là một nơi đô thị rộn rịp, còn ở các tỉnh khác từ Nam chí Bắc thì chiếc xe đạp hai bánh là phương tiện di chuyển thông thường của mọi người. Vậy mà giờ đây, thế hệ trẻ Việt Nam khi gia nhập quân đội Hoa Kỳ đã không ngần ngại chấp nhận những thử thách tập luyện tân kỳ như lái những phi cơ phản lực siêu thanh. Một bạn trẻ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ W. J. Clinton nhắc đến trong một bài diễn văn quốc tế như là một tấm gương thành công đặc sắc của người Việt di cư là anh Trần Như Hoàng, người đã tốt nghiệp thủ khoa từ Trường Sĩ Quan Không Quân Hoa Kỳ ỏ Colorado Springs.



Sau này anh lại được học bổng Rhodes là một học bổng thật danh tiếng để đi tu nghiệp ở Anh Quốc trước khi trở về theo học và tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại đại học Harvard. Bây giờ anh là một bác sĩ không quân chuyên về giải phẫu vi ti, phục vụ ở San Antonio, tiểu bang Texas cùng với ngươì vợ hiền cũng là một bác sĩ y khoa. Vào năm 1999, những ai coi tin tức truyền hình toàn quốc về lễ mãn khóa tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis đều được thấy một thiếu nữ Việt Nam là cô Nguyễn Thị Cẩm Vân đậu Á khoa ở một lớp có tới 737 sinh viên sĩ quan, cả nam lẫn nữ. Qua những buổi nói chuyện ở nhiều nơi, tôi đã gặp nhiều người gốc Việt là những sĩ quan cao cấp trong quân đội, có người là bác sĩ đại tá quân y chỉ huy một hệ thống bệnh viện ở cả một vùng rộng lớn. Thế hệ trẻ hơn có người đã lên tới cấp bậc trung tá và cũng đã có nhiều người từng tham dự chiến cuộc Vùng Vịnh ở Trung Đông.



Một trong những sĩ quan trẻ tôi đã gặp và hỏi chuyện là thiếu tá không quân Phạm Hoàng Thư, một huấn luyện viên trên phản lực cơ siêu thanh F-16. Cũng như tôi đã từng đào tạo nhiều kỹ sư chế tạo phi cơ, anh đã là người huấn luyện những phi công xử dụng và như thế cả hai thế hệ chúng tôi đều đã đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển của đất nước tạm dung này.



Cộng đồng người Việt cũng đã có người đại diện trong hàng ngũ những phi hành gia không gian. Đó là tiến sĩ Trịnh Hữu Châu, tên Mỹ là Egene H. Trinh, một nhà vật lý học lỗi lạc ở tuôỉ năm mươi vào đầu thế kỷ mới, và là người đã được bay vào không gian bao la trên con thuyền con thoi vào đầu tháng bẩy năm 1995. Ngoài ông ra cũng có hàng trăm kỹ sư và khoa học gia khác làm việc trong đủ mọi ngành chuyên môn về hàng không và không gian. Ở các hãng kỹ nghệ tư cũng có nhiều người đạt được những thành tích đặc sắc. Chúng ta có thể kể trường hợp của tiến sĩ Cai Văn Khiêm. Với nhiều bằng phát minh thực dụng, anh đã là kỹ sư trẻ nhất đạt tới điạ vị là Chief Division Technologist của Hugues Aircraft Company.

Người Á Đông vốn tôn trọng sự học nên một số những người thành đạt đã đi theo ngành giáo du.c. Ở hai bên bờ Đại Tây Dương, dưói trời Âu cũng như dưới trời Mỹ, ở những đại học nổi tiếng, dù cho là ở Sorbonne hay ở Harvard, hay ở một nơi nào mà sự giảng dậy có được một trình độ cao cấp là ta cũng thấy có những giáo sư người Việt ở đủ mọi ngành. Không phải là chỉ ở Âu châu hay Mỹ châu mà người mình mới đóng vai giảng dậy chữ nghiã, mà qua những lần thăm viếng phương xa, tôi đã được gặp và nói chuyện với những giáo sư gốc Việt ở Đông Kinh, đất nước Phù Tang, và ở Melbourne, hay là ở Brisbane, tận mãi Úc châu về Nam bán cầu.




Những thành công của người Việt không phải chỉ được biết đến trong giới hạn cộng đồng chúng ta mà thôi, mà nhiều lần đã được giới thiệu đến đại chúng Hoa Kỳ qua những cơ quan truyền thông quốc gia. Ở Đại Học California ở San Diego, một chiếc máy do giáo sư Nguyễn Hữu Xương chế tạo đã được National Institutes of Health (NIH) công nhận là một nguồn khảo cứu quốc gia. Với sự tài trợ để duy trì và điều hành của NIH, chiếc máy mà các nhà khảo cứu sinh hóa học, phải ghi tên để đợi đến lượt được được xử dụng, goị là Xương Machine, đã giúp rất nhiều cho sự nghiên cứu các tế bào liên hệ đến ung thư. Ở Gia Nã Đại, bà Hoàng Thiếu Quân đã là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Giám Đốc Tài Chánh cho Thành Phố Montréal, với ngân sách hàng năm lên tới ba tỷ Gia kim.



Một tin tức nữa mà tôi đã được đọc trong một đặc san kỷ niệm lễ về hưu trí của giáo sư Lê Thành Trai của Đại Học Notre Dame ở South Bend, Indiana, là bà đã là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm là giáo sư thực thụ tại Trường Luật Khoa. Trong suốt hai mươi năm, cho tới ngày giáo sư Trai nghỉ hưu vào năm 1997, bà đã là người độc nhất phụ trách dậy môn Luật Thương Mại, ngoài những phần chuyên môn khác, và như vậy tất cả các sinh viên luật tốt nghiệp trong khoảng thời gian đó đều đã thụ huấn bà.




Những nhân vật nổi tiếng lẫy lừng như những người kể trên, thuộc thế hệ đầu tiên của người Việt di cư, phần lớn đều là những người đã có căn bản học lực theo chương trình Pháp, và không ít thì nhiều cũng đã có kinh nghiệm sống ở nước ngoài, nên đã dễ dàng hội nhập vào xã hội mới. Điều này cũng đúng cho những tài năng ở thế hệ thứ hai, những em đã lớn lên ở trên dải đất này. Nhiều bạn trẻ đã đạt được những thành tích thật đặc biê.t. Ở Massachusetts Institute of Technology, mà mọi người thường biết đến dưới tên đọc ngắn gọn là MIT, anh Nguyễn Tuệ đã đạt được một kỷ lục phi thường là đậu được năm bằng cử nhân kể từ Vật Lý và Toán học cho tới Kỹ Thuật Điện Tử để rồi sau cùng lấy thêm một bằng cao học và một bằng tiến sĩ về kỹ thuật nguyên tử lư.c.



Như thế là anh đã đoạt được bẩy văn bằng trong vòng bẩy năm tại đại học nổi tiếng MIT. Vào tháng Năm năm 1996, ở một buổi loan tin trong ngày cho toàn quốc, đài truyền hình ABC đã chọn một bạn trẻ Việt Nam là bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang là người được vinh danh trong tuần lễ (ABC Person’s of the Week). Khi còn là sinh viên, anh đã bị một tai nạn xe hơi làm hư hại nặng tới não bộ. Vậy mà sau này anh đã cố gắng luyện tập để học lại được tất cả những gì bị quên lãng để rồi tốt nghiệp bác sĩ với hạng danh dự ở Trường Y Khoa Baylor ở Texas. Những người Á Đông, và đặc biệt là những người Việt Nam, thì thường là hâm mộ thể thao, nhưng ít ai có đủ tầm vóc và sức khỏe để chơi môn bóng bầu du.c.



Nhưng nay chúng ta đã có anh Nguyễn Đạt, khi còn là sinh viên ở Texas A & M University đã chiếm được giải Lombardi vào năm 1998 là giải hàng năm dành cho người phòng vệ tiền đạo xuất sắc nhất trên toàn quốc. Sau đó anh còn được lựa chọn để làm cầu thủ nhà nghề cho Hội Bóng Dallas. Vào cuối thiên niên kỷ vừa qua, tất cả những người Việt Nam, dù ở trên đất nước hay đang sinh sống ở hải ngoại, ai cũng cảm thấy hãnh diện về sự thành công vẻ vang của nhà đạo diễn phim ảnh trẻ tuổi Tony Bùi, người đã đoạt ba giải thưởng quan trọng là Grand Jury Prize, Audience Award và Cinematography Award với cuốn phim Three Seasons.



Sau cùng, một chuyện cũng nên nhắc lại là vào ngày 21 tháng Bảy năm 1999, đài phát thanh National Public Radio, là một đài phát thanh toàn quốc với những lời phẩm bình văn chương và chính trị rất được lắng nghe, đã có một buổi phát thanh đặc biệt trong chương trình ‘‘Talk of the Nation’’ để kỷ niệm sinh nhật bách niên của ký gỉả và văn hào Ernest Hemingway, một trong những người đã mang giải Nobel về văn chương cho Hoa Kỳ.



Thường ngày là có hàng triệu người theo dõi chương trình này, nhưng ít ai có thể nghĩ rằng một học giả trẻ tuổi nguời Việt đã góp phần vào việc viết bài khảo luận và trong buổi phát thanh anh cũng đã giả giọng nói của Hemingway trong màn đối thoại giữa tác giả nổi tiếng này và một nữ văn sĩ người Pháp ở Paris vào những năm cuối hai mươi.

Ngoài những sự việc kể trên, còn nhiều tin tức thành công khác của giới trẻ Việt Nam, thường hay được loan tin sâu rộng trong cộng đồng chúng ta ở hải ngoại, nhưng lại ít khi đuợc chú ý và quảng bá tới quần chúng Mỹ. Tuy vậy có một số học giả mà tôi quen biết, là những người thực tâm ngưỡng mộ nền văn hoá Việt Nam và có những chương trình khảo cứu về sự hội nhập của người mình vào miền đất mới, đã viết một số bài trung thực, nêu lên những thành công đáng khen ngợi của giới trẻ. Trong nguyệt san Scientific American, số tháng Hai năm 1992, có một bài viết của các tiến sĩ Caplan, Choy và Whitmore thuộc đại học Michigan về sự thành công ở học đường của các học sinh đến từ Đông Dương.




Bài viết dựa trên những cuộc phỏng vấn và sưu tầm tài liệu, hầu hết là ở những cộng đồng lớn của người Việt ở Seattle, San Jose, Orange County và Houston và các tác giả đã quy định rằng sự học hành tấn tới của các em là nhờ ở sự liên hệ gia đình, phụ mẫu đã có nhiều hy sinh, đã khuyến khích con em và đã tạo nên một không khí đầm ấm, hạnh phúc dưới mái nhà, rất thuận lợi cho sự mở mang trí tuệ của con cái.


Gia đình chúng tôi cũng có kinh nghiệm về điều này. Để nuôi dưỡng bốn đứa con trở nên những người hữu dụng, chúng tôi cũng đã phải gánh chịu nhiều khó khăn, khổ sở, nhất là trong những năm đầu di cư, khi mà ở chung quanh không có ai là họ hàng thân thích, và thiếu bóng cả những người đồng hương. Chúng tôi tới Mỹ từ sớm vào năm 1962, nhờ ở một học bổng đặc biệt của Không Quân Hoa Kỳ (USAF). Thoạt mới nghe thì ai cũng nghĩ rằng sang trước được ít lâu cũng giúp thêm cho tôi được phần nào trong sự nghiê.p. Thật ra thì không hẳn như vâ.y.



Trong những năm đầu tiên bước chân vào ngành giáo dục và nghiên cứu khoa học, giữa những bạn đồng nghiệp, tôi thật cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Đi tới đâu tôi cũng trở thành giáo sư Việt Nam đầu tiên được tuyển lựa, và tự mình phải chứng tỏ khả năng của những người con Rồng cháu Tiên, lúc đó còn xa lạ đối với xứ này. Nhiều lúc tôi nghĩ đến câu ‘‘one is a lonely number’’, là tựa đề của một cuốn truyện và cũng là tên của một cuốn phim, với tôi lúc đó có nghiã là số một là một số cô đơn.

Tôi xin kể lại câu chuyện từ đầu. Vào trước năm tôi xin nghỉ hưu, tuần báo US News and World Report, trong số đặc biệt phát hành hàng năm để xếp hạng những trường đại học Hoa Kỳ, theo từng cỡ, lớn hay nhỏ, và từng ngành chuyên môn, thì Trường Kỹ Thuật (College of Engineering) ở Đại Học Michigan được xếp thứ ba, sau trường MIT và Đại Học Stanford ở California. Nếu kể theo chuyên khoa thì về môn Kỹ Thuật Hàng Không và Không Gian (Aerospace Engineering) , phân khoa này ở Michigan được xếp thứ tư, sau những trường MIT, California Institute of Technology, gọi tắt là Caltech, và Đại Học Stanford. Vì tôi đã dậy ở Michigan được ba mươi năm, và được bổ nhiệm làm giáo sư thực thụ từ năm 1972, nên tất nhiên là tôi đã có công lao đóng góp xứng đáng vào thành tích được xếp hạng cao của trường.




Chính ở Đại Học Michigan là nơi tôi được một lần tặng giải xuất sắc về giáo dục và hai lần được tặng giải xuất sắc về khảo cứu cũng đã phải công nhận là ở Phân Khoa Hàng Không và Không Gian tôi là người có kỷ lục đã đào tạo được nhiều tiến sĩ, cả nam lẫn nữ. Vào đầu năm 1962, khi tôi chuẩn bị giấy tờ để gửi xin nhập học vào các đại học Hoa Kỳ, tôi đã đề theo thứ tự ưu tiên là MIT rồi sau đến Đại Học Stanford. Trong trường hợp tôi phải theo học một trường đại học công lập, thì tôi đề ưu tiên là Đại Học California ở Berkeley, rồi sau đến Đại Học Michigan ỏ Ann Arbor. Đó là những trường đại học có uy tín ở Á châu là những trường đại học giỏi đã đào tạo được nhiều chuyên gia nổi tiếng, và trong ban giáo sư cùng giữa những cựu sinh viên có nhiều người được giải Nobel về khoa ho.c.



Nhưng tôi chưa kịp gửi đơn đi thì đã được tin từ cơ quan cấp phát học bổng ở Hoa Kỳ là họ đã chọn sẵn cho tôi để nhập học, hoặc là trường Đại Học Arizona ở Tucson, hay là trường Đại Học Colorado ở Boulder. Những trường này là những trường công lập vào hạng khá, nhưng không được xếp hạng vào 25 trường đứng đầu bảng. Vì tôi ưa thích miền núi non nên đã chọn Colorado để tới ho.c. Tuần lễ đầu tiên ở trường, khi được hướng dẫn đi ghi tên và chọn lớp thì tôi khám phá ra được rằng trường học này, và ngay cả toàn tiểu bang Colorado chăng nữa, thì chưa bao giờ đã cấp phát văn bằng tiến sĩ về môn Khoa Học Hàng Không và Không Gian, vì môn này lúc đó còn mới mẻ.




Tuy vậy tôi vẫn chuyên tâm vào học và vào ngày 14 tháng Chạp năm 1964, tức là sau hai năm và bốn tháng kể từ ngày tôi tới Colorado, tên tôi được ghi vào lịch sử của tiểu bang như là người đầu tiên được cấp văn bằng tiến sĩ về môn Hàng Không và Không Gian. Năm sau đó tôi cũng được mời làm giảng sư tại Đại Học California ở Berkeley, nhưng tôi từ chối để ở lại trong ban giảng huấn của Đại Học Colorado. Tuy vậy vào năm 1967 tôi cũng đã tới Berkeley làm giáo sư thỉnh giảng để dậy một khóa ho.c. Và đúng mười năm, sau khi tôi được nhắc khéo là vì tôi còn bỡ ngỡ với nền học vấn ở Hoa Kỳ nên nếu đến theo học ngay ở Michigan thì thật là một cao vọng, tôi được thăng chức giáo sư thực thụ ở trường này.



Trong những năm qua, khi tiếp xúc với giới trẻ ở khắp năm châu, tôi thường được hỏi là tôi đã cộng tác thế nào với Nha Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia (National Aeronautics and Space Administration, gọi tắt là NASA ), và trong quãng đời làm công tác khoa học, sáng tác nào đã làm tôi thích thú nhất. Trong giòng họ tôi, nguyên quán ở Nam Định, có rất ít người ra làm quan dù rằng theo trong gia phả, trong các tổ tiên đã có những người đỗ đại khoa, nhưng có xuất chính rồi ít lâu sau cũng cáo quan về nhà dậy ho.c. Cũng vì vậy mà từ khi ra trường tôi đã đi theo những bước chân của các bậc tiền nhân mà chọn con đường giáo du.c. Trải hương thơm theo gió, tôi muốn hoàn trả lại bốn phương những gì tôi đã thu lượm được trong cuộc đời tầm học, và như thế dậy học và viết những tài liệu khảo cứu là con đường hữu hiệu nhất để thực hiện điều này. Nhưng thực sự ra, để trở thành giáo sư đại học ở đất nước này lại không phải dễ dàng như khi chúng ta còn ở trên quê hương mà theo thông lệ sự tuyển lựa chỉ căn cứ vào một văn bằng tiến sĩ là đủ. Từ nhiều năm nay, chúng tôi là những người trong ngành giáo dục ở đủ mọi bộ môn ở các đại học Bắc Mỹ đã lập ra một hội thân hữu gọi là Vietnamese North-American University Professors, viết tắt là VNAUP, để trao đổi tin tức qua máy điện tử và họp với nhau mỗi năm một lần, nhưng tựu trung chúng tôi tuy giầu thiện chí, nhưng thực lực vẫn còn nghèo nàn, thưa thớt.




Danh sách hội viên, nhất là những đồng nghiệp trẻ, vẫn chưa được dài như chúng tôi mong muốn. Được chọn làm giáo sư ở một trường đại học tại Hoa Kỳ hay Gia Nã Đại, đặc biệt là ở những đại học có uy tín, trước hết phải qua một cuộc tuyển lựa rất gay go, khởi đầu với vào khoảng trên dưới một trăm ứng sinh, để rồi chọn ra một người, qua nhiều giai đoạn từ giới thiệu đến tham khảo, phỏng vấn, và khi được vào chung kết, trong một danh sách từ 3 đến 5 người, ứng viên phải đến làm một bài thuyết trình để toàn thể các giáo sư và sinh viên trong phân khoa có dịp được thẩm đi.nh.


Lúc được bổ nhiệm làm giảng sư, với những người mới ra trường, thì theo thông lệ chỉ có hạn kỳ là ba năm, rồi sau đó nếu công việc dậy học và khảo cứu được tiến triển điều hòa thì được triển hạn thêm ba năm nữa. Sau thời gian sáu năm thử thách ấy, những giáo sư thâm niên hơn mới họp bàn để duyệt xét thành tích của người bạn đồng nghiệp trước khi đề nghị lên hội đồng khoa xin lưu nhiệm vĩnh viễn.



Dù đã qua được sự gạn lọc này cũng không chắc chắn là được nhận ngay vào chính ngạch vì tôi đã nhìn thấy những trường hợp đề nghị này cho một vài giáo sư Hoa Kỳ được gửi đi nhưng không được hội đồng khoa chấp thuâ.n. Chính những trở ngại đó đã làm cho một số những tài năng trẻ Việt Nam chọn đi những ngành khác đỡ chông gai hơn. Trong trường hợp của tôi, một khi đã quyết tâm theo ngành giáo đục và khảo cứu, tôi cũng phải hành xử theo như các bạn đồng nghiệp khác để được ở cùng một bình diện với họ.



Ở các đại học có một thành ngữ mà ai cũng nhớ là ‘‘Publish or Perish’’ có nghiã là không công bố được trên sách báo chuyên môn những sáng tác hay những kết quả khảo cứu của mình thì sẽ bại liê.t. Tuy theo bề ngoài mà nói thì khi cứu xét sự lưu nhiệm các giáo sư chưa vào chính ngạch, ở đại học nào cũng công bố trên giấy tờ thứ tự ưu tiên là giảng huấn rồi mới đến khảo cứu, hay sáng tác cho những giáo sư theo khoa học nhân văn, và sau cùng sẽ đến sự phụ giúp công việc hành chánh trong đại học, như dự các buổi họp, lãnh những nhiệm vụ được giao phó hay tự tình nguyện, nhưng trên thực tế các giáo sư được đánh giá qua những kết quả khảo cứu, được thể hiện bằng những bài đăng trên những báo chuyên khoa, những cuốn sách đã xuất bản, và những lần được mời đi thuyết trình ở các đại học trong và ngoài nước hay ở những hội nghị tầm vóc quốc gia và quốc tế. Tất cả những điều này liên hệ với nhau.



Muốn làm khảo cứu, tìm ra những điều mới lạ, ở một thời đại văn minh tuyệt đỉnh, ai cũng cần có một ngân khoản, thường thì do một cơ quan quốc gia, hay một xí nghiệp đài thọ, và muốn xin được những tài trợ này giáo sư phải sẵn có một uy tín trong lãnh vực của mình, nghiã là đã phải có một số những bài khảo luận đăng trên sách báo, và muốn viết được những bài này lại cần phải có những phuơng tiện để làm khảo cứu nghiã là phải có ngân sách để quản lý. Trong cái vòng lẩn quẩn đó, nhiều người không tìm ra đầu mối bắt đầu từ đâu, và đã phải giải nghệ, nghiã là đi tìm cách tiến thân theo con đường khác.



Tôi cũng đã trải qua những năm thử thách đó trong xã hội rất mực cạnh tranh ở Hoa Kỳ, và trong phần vụ nghiên cứu cũng đã xin được những ngân khoản khảo cứu của các cơ quan chính phủ và kỹ nghệ tư. Vì tôi làm việc về lý thuyết nên đã dùng những nguồn tài trợ này làm học bổng cho những nghiên cứu sinh của tôi, giúp cho họ qua được khoa kỳ. Những kết quả khảo cứu, hoặc được đăng trên các nguyệt san khoa học và kỹ thuật như những bài khảo luận, hay dưới hình thức những bản báo cáo chuyên ngành, đều được phổ biến qua các thư viện chuyên môn trên toàn thế giới. Một số những báo cáo chuyên môn tôi viết ra, hoặc đứng tên một mình, hoặc làm chung với các bạn đồng nghiệp hay các môn sinh, đã được Không Quân Hoa Kỳ (USAF), hay NASA là những cơ quan đã trợ cấp ngân khoản, in ra như là nhũng tài liệu chuyên môn (technical report).



Những tài liệu này đều có thể tìm được ở các thư viện, hay gửi mua ở Clearinghouse for Federal Scientific and Technical Information địa chỉ gửi về là Springfield, Virginia 22151. Trong niên học 1974-1975 tôi được mời sang Pháp để làm khảo cứu ở Office National d’Etudes et de Recherches Aérospatiales gọi tắt là ONERA, ở Châtillon là vùng ngoại ô của Paris, và làm giáo sư thăm viếng ở Trường Quốc Gia Cao Đẳng Hàng Không và Không Gian Pháp, thường được các sinh viên các Truờng Lớn ở Pháp ưu ái gọi tắt là SupAéro.




Trong thời gian này tôi cũng viết mấy bài về toán học và qũy đạo tối ưu để đăng trên nguyệt san khoa học La Recherche Aérospatiale của ONERA, và sau này có hai bài viết chung với những khoa học gia người Pháp lại được chuyển dịch sang Anh ngữ và đăng như là báo cáo kỹ thuật của Cơ Quan Không Gian Âu Châu (European Space Agency).



Một vài bài báo tôi viết với nghiên cứu sinh, đăng trên báo chuyên môn ở Hoa Kỳ cũng đã được dịch sang Nga ngữ và đăng lại ở Liên Sô. Sau này, khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Đông Âu, sự trao đổi văn hoá và khoa học được cởi mở, tôi cũng đã viết chung bài với một viện sĩ khoa học người Nga và bài nào cũng được in theo hai văn bản ở hai trời Âu và Mỹ. Nhờ những hoạt động như thế, cùng với ba cuốn sách giáo khoa tôi đã viết và được dùng ở các nơi trên thế giới, mà những đóng góp của tôi vào khoa học không gian được chú ý ở Âu châu. Một báo cáo kỹ thuật đặc biệt do tôi ký tên được ấn hành bởi North Atlantic Treaty Organization thường được biết đến như là Liên Minh NATO vào năm 1990.




Tổ chức này, tuy là liên minh chính trị và quân sự Bắc Đại Tây Dương, nhưng cũng có một ủy ban cố vấn kỹ thuật gọi là Advisory Group for Aeronautical Recherche and Development, viết tắt là AGARD, hàng năm vẫn tổ chức những khoá hội thảo. Tại một kỳ hội luận về Flight Mechanics of Space Flight, vào những ngày 13-16 tháng Một năm 1989 ở Luxembourg tại Âu châu, để những chuyên gia thuộc các nước trong liên minh trình bầy những dự án đóng góp của nước họ vào chương trình bay vào không gian, tôi được mời để làm tổng thư ký viết báo cáo kỹ thuật của buổi ho.p. Sự việc này cũng là một vinh dự đặc biệt cho tôi, vì giấy mời được sự hội ý và thoả thuận của hai vị đồng chủ tịch buổi hội luận, một vị người Pháp và một vị người Mỹ. Bản báo cáo của tôi, định phẩm hơn ba mươi bài thuyết trình kỹ thuật của mười bốn quốc gia trong ba ngày hội luận ở Luxembourg, được xếp loại chuyên môn theo thủ tục của AGARD như là một Technical Evaluation Report (TER), đã được ấn hành năm sau đó sau khi đã được hai vị đồng chủ tịch duyệt y. Tuy theo khế ước ký kết cho chuyến đi này tôi còn được ba tháng sau hội nghị để viết bài tổng kết nhưng theo lời yêu cầu của vị đồng chủ tịch người Pháp, ở buổi kết thúc tôi được mời trình bầy trong vòng nửa giờ những nhận xét cuả tôi về những cao điểm của cuộc hội luâ.n. Khi giới thiệu tôi ông chủ tịch hội nghị cũng dùng những lời lẽ thật trịnh tro.ng.




Ngoài những ngân khoản trợ cấp khảo cứu từ NASA, gửi thẳng đến đại học để nơi này thiết lập ngân sách cho tôi điều hành, có một lần trong một chương trình dành cho các giáo sư đại học vào mùa hè năm 1982 tôi làm việc trực tiếp trong ba tháng tại Jet Propulsion Laboratory, viết tắt là JPL, là một cơ sở quan trọng phụ trách những chương trình thám hiểm những hành tinh trong Thái Dương Hệ của Hoa Kỳ, nhưng lại trực thuộc Đại Học Caltech ở Pasadena. Ở nơi đây tôi cũng gặp lại một số cựu sinh viên và sau này cũng giới thiệu được một số sinh viên mới tốt nghiệp tới làm viê.c.



Một trong những sinh viên tôi đã đào tạo, hiện nay vẫn làm việc tại JPL, là tiến sĩ Jennie R. Johannessen, một nữ chuyên gia rất xuất sắc đã là người quản nhiệm nhóm tính qũy đạo cho vệ tinh nhân tạo Galileo bay lên thám hiểm Mộc Tinh. Trong số vào khoảng ba mươi tiến sĩ đã được tôi hướng dẫn tại Đại Học Colorado và Đại Học Michigan thì có chừng một phần ba là ở nước ngoài như Đại Hàn, Nhật Bản, Hoa Lục, Đài Loan, Ba Tây và Pháp, còn đều là ở Hoa Kỳ, và hầu hết đã đạt được những địa vị khả quan trong xã hô.i. Giữa các môn sinh, họ vẫn liên lạc với nhau chặt chẽ, coi người thầy cũ như là môt tụ điểm.

Trở lại câu hỏi là tôi thấy thích thú nhất về sáng tác nào thì thật khó trả lời vì trong khi làm về khoa học tôi để chen vào một chút văn nghệ tính, và giống như một họa sĩ vẽ tranh, tôi không hay sao lại một tác phẩm nào đã thực hiện trước đây. Vì vậy khi đọc lại bất kỳ bài viết nào đã đăng, mỗi bài có một vẻ đẹp khác nhau làm tôi vẫn thấy hào hứng như lần đầu tiên tìm ra được phương pháp giải bài toán này còn ở trong vòng bí hiểm.



Tháng Tám năm 1994, tại hội nghị thường niên về cơ học không gian của American Institute of Aeronautics and Astronautics họp ở Scottsdale, là một nơi nghỉ mát danh tiếng thuộc tiểu bang Arizona, ở bữa tiệc chính có vào khoảng một ngàn kỹ sư và khoa học gia danh tiếng tham dự, tôi được mời lĩnh giải Mechanics and Control of Flight Award cho năm ấy. Ngoài bằng tưởng lục và một nút tròn để đeo vào ve áo, tôi được ông Chủ Tịch đương nhiệm của Viện choàng vào cổ tấm huy chương vàng danh dự.



Ở một mặt tấm huy chương có khắc hình chiếc phi cơ cánh đôi của hai anh em Wilbur và Orville Wright chế tạo và vết chân đầu tiên của phi hành gia Neil Armstrong in trên mặt trăng, những hình vẽ biểu dương cho sự phát triển khoa học hàng không và không gian Hoa Kỳ trong thế kỷ XX. Ở mặt bên kia có khắc tên tôi và hàng chữ tưởng thưởng ‘‘For outstanding contributions to the mathematical theory of optimal control, applied to the flight mechanics of aerospace vehicles in the atmosphere and in space’’.



Được tặng giải này trước hết phải có những đồng nghiệp đề nghị, và sau đó được một uỷ ban chọn lựa và vì mỗi năm chỉ chọn một người nên cái hy vọng nhận được huy chương này thật không bao giờ đến vói ý tưởng tôi. Ở xã hội này, mỗi ai nhận được huy chương cao nhất ở một chuyên môn nào thì thường là được choàng vào cổ lần đầu tiên ở trên bục danh dự. Sau đó nếu bộ môn được nhiều người hâm mộ, như thường thấy ở các môn thể thao, thì lần thứ hai lực sĩ tự choàng huy chương vào cổ là để chụp tấm hình bán cho báo chí hay để in trên những hộp ngũ cốc ăn sáng. Danh dự nhận được, nay đem ra thương mại hoá.



Dĩ nhiên là tấm huy chương tôi nhận được không có giá trị thương mại, mà chỉ hoàn toàn về tinh thần. Nhưng tôi nghĩ sẽ có một ngày tôi choàng lại vào cổ để tới dự liên hoan với hàng trăm, hàng ngàn tuổi trẻ Việt ly hương khác, lúc đó cũng đạt được những thành tích hơn người ở mọi ngành và nhất là được quốc gia này công nhâ.n. Như ở trên tôi đã nêu lên nhiều gương sáng thành công của dân tộc chúng ta là những con Rồng cháu Tiên nhưng tôi vẫn còn thắc mắc trong lòng khi thấy cộng đồng người Việt trên đất này chưa có tiếng nói được lắng nghe trên bình diện quốc gia. Chỉ khi nào lời nói của cộng đồng người Việt được chính quyền chú ý, trong hàng ngũ lãnh đạo công và tư trên giải đất này có những khuôn mặt gốc Lạc Hồng quen thuộc, thì lúc đó mới là mốc thời gian để chúng ta tưng bừng mở hội liên hoan. Để đạt được mục đích đó, chúng ta cần đến sự cố gắng thêm nữa và sự tiếp tay của các bạn trẻ. Đó là những điều tôi thường nhắc nhở các bạn trong những lần đi nói chuyện và giờ đây tôi rất vui mừng thấy xuất hiện những khuôn mặt trẻ trong hàng ngũ lãnh đạo cộng đồng.

Tuy không dậy nhiều kỹ sư gốc Việt nhưng tôi đã gặp rất nhiều chuyên gia trẻ thuộc thế hệ thứ hai của chúng ta đang làm trong các cơ quan chính phủ liên bang và tiểu bang và ở mọi ngành kỹ nghệ ở các nơi và tôi đã thật vui mừng khi thấy các bạn còn lưu tâm tới cội nguồn. Do sự vận động của các kỹ sư người Việt tại Lyndon B. Johnson Space Center, viết tắt là JSC, tại Houston ở Texas, trong tuần lễ vinh danh sự đóng góp của những người Mỹ gốc Á châu, vào ngày 8 tháng Chín năm 1989, ba khoa học gia gốc Việt đã được ghi tên vào Bảng Danh Nhân Mỹ Gốc Á (Asian Pacific American Hall of Fame) ở Trung Tâm Không Gian này. Theo tin đưa ra từ ban giám đốc, hình ảnh và thành tích họat động của phi hành gia không gian tiến sĩ Eugene Trinh thuộc JPL, giáo sư Nguyễn Hữu Xương thuộc Đại Học California ở San Diego và giáo sư Nguyễn Xuân Vinh thuộc Đại Học Michigan, đã được trình bầy tại Trung Tâm Khách Thăm Viếng trong một tuần lễ và sau đó những tấm bích chương đưọc tàng trữ làm tài liệu tại thư viện của JSC. Không cứ riêng với những người gốc Việt ở Hoa Kỳ, được coi như là sắc tộc mới thành lập thế hệ đầu tiên di cư, những người gốc Á châu khác như Hoa, Nhật, Ấn, Phi, vân vân. .. dù đã đến lập nghiệp ở xứ này từ lâu đời, họ cũng phải đợi đến cuối thế kỷ vừa qua mới vận động thành công để Quốc Hội Hoa Kỳ ra sắc luật dành tháng Năm của mỗi năm là tháng để vinh danh những người dân Mỹ gốc Á, cũng như tháng Hai đã được chính thức công nhận từ lâu để vinh danh những người da đen.




Từ mấy năm nay, tuy ở các công sở liên bang hay tiểu bang, và ở một số hãng kỹ nghệ lớn vẫn có những ngày đặc biệt trong tháng Năm dành để vinh danh sự đóng góp của những người gốc Á châu nhưng sắc tộc Việt Nam vẫn chưa nổi bật lên vì nói chung địa vị trong xã hội của mình vẫn còn khiêm nhường. Ngày 7 tháng Năm năm 1990 là một ngày đáng ghi nhớ cho những người Mỹ gốc Á vì trong một buổi lễ làm ở Vườn Hồng ở toà Bạch Ốc, Tổng Thống George Bush đã ký quyết định từ nay tháng Năm được chính thức là ‘‘Asian Pacific American Heritage Month’’, nghĩa là tháng Truyền Thống của những người gốc Á châu và miền Thái Bình Dương. Cùng với nhà cách mạng và hoạt động chính trị là bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn tôi có may mắn được mời dự buổi lễ lịch sử này. Ngoài hai chúng tôi còn ba người đồng hương khác, tổng cộng là 5 người, so với tổng số khách gốc Á châu được mời dự lễ giới hạn là 200 người thì thật là ít ỏi. Tính theo sự kiểm tra dân số vào năm ấy, cộng đồng người Việt có ước lượng vào khoảng gần một triệu người thì chúng ta phải có chừng 20 người được mời dự buổi lễ mới phải.




Sau buổi lễ còn có phần thuyết trình của một vài nhân vật cao cấp trong chính phủ, và trong khi chờ đợi, tôi đã gặp và nói chuyện và cùng một lúc nhận ra được một số danh nhân Á châu hiện diê.n. Có những người như Trung Tướng William S Chen, Cục Trưởng Cục Quân Y Không Quân, Đô Đốc Ming E Chang, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, giáo sư Đại Học Chicago Subrahmanyan Chandrasekhar, khôi nguyên giải Nobel vật lý học mà tên tuổi đã được lưu vào hậu thế khi mới đây, kính viễn vọng thường trực trên không gian, sau khi phóng vào vũ trụ, đã được đặt tên là Chandra, có những người như nhạc sĩ đại hồ cầm Yo-Yo Ma, nữ minh tinh màn ảnh Nancy Kwan, dân biểu Norman Y Mineta, sau này thành bộ trưởng và tên ông được đặt cho phi trường quốc tế ở San Jose, bang California, và còn nhiều người khác tên tuổi và thành tích sáng chói, làm tôi thấy phải nhận rằng trong thành phần thiểu số người Mỹ gốc Á vào thời điểm ấy, tức là mới mười lăm năm sau ngày ly hương và di cư sang Hoa Kỳ, sự đóng góp của người mình vẫn chưa nổi bâ.t. Từ ngày đó, trong những dịp gặp gỡ và nói chuyện với học sinh, sinh viên và thanh niên Việt ở khắp mọi nơi tôi dã khuyến khích các bạn không nên tự mãn về thành tích đã đạt được của mình mà phải luôn luôn học hỏi, cố gắng không ngừng.




Các chuyên gia Việt ở mọi ngành, như cũng đã ý thức được sự hợp đoàn để có sự hiện diện đặc thù của con cháu Lạc Long trong liên minh Á châu, nên đã tranh đấu để dành chỗ cho người mình đến làm diễn giả ở những ngày lễ truyền thống hàng năm được tổ chức vào tháng Năm như đã được quy định bởi sự ký kết của Tổng Thống Hoa Kỳ. Riêng tôi đã được mời tới làm diễn giả danh dự ngày lễ năm 1994 tổ chức tại Ủy Ban Điều Hợp Nguyên Tử Lực Hoa Kỳ tại đại bản doanh ở Maryland và ngày lễ năm 2001 của Hãng DuPont tổ chức ở Đại Học Delaware. Những lần mời này đều do đề nghị của chuyên gia người Việt lên ban tổ chức vì thật ra công việc làm của tôi không liên hệ gì đến nguyên tử lực hay kỹ nghệ hoá chất để được giới lãnh đạo của các cơ quan nói trên biết tới. Trong những lần nói chuyện của tôi mà nếu phần lớn thính giả là người Hoa Kỳ thì tôi thường nhắc đến lời nói cuả mục sư tiến sĩ Martin Luther King Jr. rằng: ‘‘Everybody can be great because everybody can serve’’ để nhấn vào điểm là dù cho sự đóng góp cuả cộng đồng người Việt còn ít ỏi nhưng vì chúng ta có giầu thiện chí nên cũng có thể coi như là đáng kể.

Từ mấy năm nay tôi chỉ làm cố vấn về kỹ thuật cho mấy chương trình khảo cứu và nhận lời dậy những khoá học ngắn cho một vài cơ quan ở nước ngoài. Vì đã bớt được áp lực phải đăng bài khảo cứu, tôi có nhiều thì giờ hơn để giúp cho mấy Hội Khuyến Học ở một vài nơi mà tôi đã tham gia như là một cố vấn. Chúng ta đã sống ly hương được quá một phần tư thế kỷ, và thế hệ con cháu đời thứ hai, và tiếp nối đã bắt đầu nhập cuô.c.




Là những người đi tiên phong, cùng với nhiệm vụ mở đường, chúng ta cũng cần hướng dẫn cho thế hệ đi sau theo cho đúng hướng và không có gì quan trọng hơn là làm cho con cháu nhớ đến cội nguồn, giữ cho tiếng Việt được bảo tồn đời đời ở hải ngoa.i. Để đóng góp vào sáng tác văn học Việt ở một xứ văn minh nhất trên thế giới, và để cung cấp thêm tài liệu đọc tiếng nước nhà cho các bạn trẻ, tôi đã soạn xong một cuốn sách đề là ‘‘Vui Đời Toán Học’’, với mục đích quảng bá đến mọi người rằng toán học không phải là một môn học khô khan mà lại cần thiết cho đời sống của con người, và tôi đã tìm thấy nguồn vui trong môn học này trong một thời gian dài hơn một nửa thế kỷ.




Bài viết này là bài mở đầu cho cuốn sách. Cùng một lúc với mấy dòng chữ kể sơ qua cuộc đời tầm học của tôi, tôi đã nhắc tới những thành tích đóng góp vào sự mở mang phồn thịnh ở xứ này của những người đồng hương với nỗi vui mừng rằng cộng đồng Việt ở hải ngoại đang ở trên đà tiến triển mạnh mẽ.

Rồi đây, trải hương thơm theo gió, chúng ta sẽ đưa đến khắp nơi trên giải đất này những vẻ đẹp trong truyền thống văn hoá của quê hương.


Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh


No comments: