Saturday, February 21, 2009

TIẾN SĨ A.VUVING * VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC


(Tại biên giới Việt Hoa, Cộng sản Việt Nam làm đài nhớ ơn Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam , dạy Việt Nam một bài học năm 1979 )

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2009/02/090217_vuving_china_vietnam.shtml
Tiến sĩ Alexander Vuving
Viết riêng cho bbcvietnamese.com
từ Mỹ



Ai sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ trong một thế giới vô chính phủcũng phải canh cánh câu hỏi: Khi nào thì anh ta có thể đánh mình, vàlàm sao để mình không bị anh ta đánh?Đây cũng là một câu hỏi thường trực cho các chính sách quốc phòng vàngoại giao của Việt Nam, và anh hàng xóm khổng lồ của Việt Nam làTrung Quốc.



Quy luật lịch sử
Khi nào thì Trung Quốc có thể đánh Việt Nam?



Tương lai không thể nóitrước được, nhưng nếu lịch sử cho thấy có quy luật thì có nhiều khảnăng quy luật đó sẽ tiếp tục ứng nghiệm trong tương lai. Lịch sử từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ba lần lớnvà một số lần nhỏ hơn Trung Quốc ra quân đánh Việt Nam.
Lần thứ nhất năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay ViệtNam Cộng hòa.
Lần thứ hai năm 1979, Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới trênbộ, vào sâu nhiều chục cây số, phá huỷ cơ sở vật chất, rồi rút về sauđúng một tháng.
Lần thứ ba năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận cácđảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, riêng vụ đụng độ chiếmđá Gạc Ma (Johnson South Reef) bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng70 thuỷ thủ của Hải quân Việt Nam.
Những lần đánh nhỏ hơn bao gồm các cuộc tấn công ở biên giới sau cuộcchiến 1979, liên tục cho đến năm 1988. Trong thời gian này, TrungQuốc đã chiếm được một số điểm cao chiến lược dọc biên giới như ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh (tỉnh Hà Giang) và Cao Lộc, Tràng Định (tỉnhLạng Sơn). Các cuộc lấn chiếm này dường như đã được hợp pháp hóa tại Hiệp ước biên giới trên bộ năm 1999.



Ngoài ra, trên quần đảo Trường Sa sau năm 1988, Trung Quốc đã chiếmthêm các bãi đá ở gần vị trí đóng quân của Việt Nam như Én Đất (EldadReef) và Đá Ba Đầu (Whitson Reef) vào các năm 1990, 1992, và sau đóchiếm đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995.



Thế và Thời Tư duy chiến lược Trung Hoa đặc biệt coi trọng chữ Thế và chữ Thời.


Các cuộc tấn công Việt Nam cho thấy có một quy luật khá nhất quántrong việc Trung Quốc chớp thời cơ vào lúc thế của họ đi lên và thếcủa đối phương đi xuống để tung quân ra đánh.Thời điểm tháng 1-1974, Trung Quốc đánh Hoàng Sa đang do Việt NamCộng hòa kiểm soát là sau khi Mỹ cam kết chấm dứt can thiệp quânsự ở Việt Nam (Hiệp định Paris tháng 1-1973) và Quốc hội Mỹ cấm Chínhphủ can thiệp trở lại (Tu chính án Case-Church tháng 6-1973), tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực và khiến cho Việt Nam Cộng hòa chới với không nơi nương tựa. Trong khi đó thế của Trung Quốc đang dâng lên với việc Bắc Kinh trởthành một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tháng10-1971) và từ địa vị kẻ thù của cả hai siêu cường (Liên Xô và Mỹ) trởthành đối tác của Mỹ (với Thông cáo chung Thượng Hải tháng 2-1972). Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979 là để trả đũa Việt Nam đưa quânvào Campuchia nhưng cũng là khi thế của Việt Nam đi xuống trong khithế của Trung Quốc đi lên. Một tháng sau khi Việt Nam và Liên Xô ký liên minh quân sự (tháng11-1978) thì Trung Quốc và Mỹ cũng tuyên bố lập quan hệ ngoại giao.



Đồng thời, Việt Nam đang bị thế giới ngoài phe Liên Xô tẩy chay vìchiếm đóng Campuchia nên thế của Việt Nam đang xuống rất thấp.Các cuộc tấn công của Trung Quốc dọc biên giới trong các năm từ 1980đến 1988 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lậpvới thế giới bên ngoài trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của ViệtNam, cũng bị cô lập trên trường quốc tế (do đưa quân vào Afghanistan)và, cộng với những khó khăn kinh tế, phải đi vào giai đoạnhòa hoãn vàthỏa hiệp với Trung Quốc cũng như phương Tây. Chiến dịch chiếm một phần Trường Sa năm 1988 của Trung Quốc khởi sự từnăm 1986, khi Liên Xô chuyển sang nhượng bộ chiến lược với phương Tâyvà Trung Quốc, đồng thời rục rịch rút lui ảnh hưởng khỏi Đông Nam Ácũng như toàn thế giới.Hai nước Việt Trung đã quyết định xong về biên giới trên bộ Bài nói tại Vladivostok của lãnh tụ Liên Xô Gorbachov ngày 28-7-1986 tỏ ý Liên Xô sẵn sàng chấp nhận các điều kiện Trung Quốc đưa ra để bình thường hóa quan hệ Xô-Trung (Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và giảm căng thẳng ở biên giới Xô-Trung, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia) đánh dấu sự thay đổi chiến lược trong chính sách của Liên Xô ở châu Á, đồng thời cũng là chỉ dấu cho thấy thế của Liên Xô đi xuống và thế của Trung Quốc đi lên. Trong các năm sau, việc Liên Xô rút lui trong khi Mỹ không trám vàoĐã thực sự tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực.




Trong khi ấy Việt Nam vẫn bám vào Liên Xô mà không phá được thế bị côlập. Một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điềuchỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang "đa phươnghóa" chỉ được thông qua vào tháng 5-1988, hai tháng sau vụ đụng độ ởquần đảo Trường Sa. Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 1980-1988 cóthể coi là dư chấn của cuộc chiến năm 1979. Các cuộc chiếm đảo ởTrường Sa thời kỳ 1990-1992 cũng có thể coi là dư chấn của chiến dịchnăm 1988. Thời kỳ 1980-1988, Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập trong khi LiênXô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, đi vào giai đoạn hòa hoãn và thỏahiệp với Trung Quốc.
Thời kỳ 1990-1992, tuy là những năm Trung Quốc bị phương Tây cô lậpphần nào sau vụ Thiên An Môn, cũng lại là những năm Việt Nam mất hẳnchỗ dựa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong khi vẫn chưa được nhận vàoASEAN và chưa bình thường hóa quan hệ được với Mỹ. Việt Nam làm gì? Hiện nay Việt Nam có thể làm gì để Trung Quốc không đánh?



Lý thuyếtquan hệ quốc tế gợi ý năm phương pháp chính:1) cùng chung một nhà,
2) ràng buộc bằng lợi ích,
3) ràng buộc bằng thể chế,
4) răn đe quân sự,
5) răn đe ngoại giao.







Phương pháp "cùng chung một nhà" xem ra không ổn vì ít nhất ba lý do.Thứ nhất, Trung Quốc rất thiếu cảm tình với Việt Nam và kinh nghiệmquan hệ với Việt Nam khiến Trung Quốc tin rằng Việt Nam hay tráo trở. Các cuộc thăm dò dư luận ở Trung Quốc cho thấy Việt Nam cùng với Mỹ vàNhật Bản là ba nước bị người Trung Quốc ghét nhất trên thế giới.

Thứhai, Trung Quốc chỉ coi Việt Nam là đồng chí chứ không phải đồng minh.
Thứ ba, lịch sử cho thấy quan hệ "gắn bó như môi với răng" giữa Hà Nộivà Bắc Kinh vẫn không ngăn được Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa,nẫng tay trên người "đồng chí anh em" Bắc Việt.
Phương pháp "ràng buộc bằng lợi ích" sẽ không ngăn được Trung Quốcđánh ở Biển Đông vì lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông có vị trí rấtcao trong chiến lược lớn của Trung Quốc. Biển Đông là yết hầu conđường tiếp tế vật tư và nhiên liệu cho Trung Quốc từ TrungĐông, châuÂu, châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, với 2/3 lượng dầu khí nhập khẩu và4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Biển Đông cũng là bàn đạp để khống chế Đông Nam Á, một khu vực mà nếuTrung Quốc khống chế được thì sẽ có thể quy phục được Nhật Bản vàtrung lập hóa cả Mỹ lẫn Ấn Độ, còn nếu Trung Quốc không khống chế đượcthì sẽ không thể ngoi lên địa vị đứng đầu châu Á. Trung Quốc không cólợi ích nào ở Việt Nam, kể cả trong hiện tại lẫn trong tương lai, lớnhơn lợi ích ở Biển Đông để Trung Quốc phải đánh đổi.



Phương pháp "ràng buộc bằng thể chế" càng khó ngăn cản Trung Quốc ratay khi cần thiết vì Trung Quốc cũng như các nước lớn khác chỉ tuânthủ thể chế quốc tế nếu thể chế ấy phục vụ lợi ích chiến lược của họ.Trong trường hợp lợi ích chiến lược của họ đòi hỏi làm khác đi, họ sẽcó cách giải thích thể chế quốc tế theo kiểu riêng để biện minh chohành động của mình. Trung Quốc đã làm như thế khi xâm lăng Việt Nam năm 1979, nói rằng đểtrừng phạt Việt Nam xâm lăng Campuchia. Đây không phải là đặc điểmriêng của Trung Quốc mà các nước lớn đều như vậy. Mỹ và phương Tâyđánh Nam Tư rồi tách Kosovo ra khỏi nước này hay Nga đánh Gruziarồi tách Nam Ossetia và Abkhazia ra khỏi nước này đều nói là dựatrên luật pháp và thể chế quốc tế nhưng đó là luật pháp và thể chếquốc tế theo cách giải thích riêng của họ.



Phương pháp "răn đe quân sự" không phải là cách mà Việt Nam có thể làmvới Trung Quốc trong lúc này vì Việt Nam không có vũ khí hạt nhân đểrăn đe chiến lược (trong khi Trung Quốc có) và lực lượng quân sự thôngthường của Việt Nam hiện còn quá yếu để có thể tạo sức mạnh răn đechiến thuật đối với Trung Quốc. Ải Chi Lăng là di tích lịch sử nhắc lại trận quân Lê Lợi chém Liễu Thăng hồi thế kỷ 15



Còn lại duy nhất phương pháp "răn đe ngoại giao".Phương pháp này là dùng quan hệ với các nước mạnh hơn Trung Quốc và áp lực của quốc tế để Trung Quốc không dám đánh Việt Nam. Hiện nay trong khu vực, Trung Quốc vẫn phải kiêng dè Mỹ, do đó Việt Nam quan hệ càng gần gũi với Mỹ bao nhiêu càng có tác dụng răn đe bấy nhiêu. Một điểm nữa Việt Nam có thể tận dụng là Trung Quốc muốn thế giới tin rằng họ không phải là mối đe dọa đối với các nước. Nếu những lấn lướt ức hiếp của Trung Quốc với Việt Nam được thế giớiquan tâm và hiểu như bước đầu của một mối đe dọa lớn hơn đối với họthì thứ nhất, chúng có thể làm Trung Quốc yếu thế đi, và thứ hai, đócũng là một lý do để Trung Quốc phải cân nhắc kỹ hơn nếu có ý địnhđánh Việt Nam.



Bài học lịch sử



Quy luật rút ra từ lịch sử ba lần Trung Quốc đánh Việt Nam và qua phântích năm phương pháp nói trên cho thấy để tránh không bị Trung Quốcđánh, Việt Nam phải làm được ba điều. Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếpquả là rất khó nhưng vẫn có thể được.


Thứ nhất, phải liên tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế,đặc biệt chú ý trong tương quan với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thêmbạn thì Việt Nam cũng phải có thêm bạn mạnh hơn và nếu Trung Quốc xíchlại gần các nước thì Việt Nam còn phải xích lại gần các nước hơn.Không bao giờ được để Việt Nam ở thế cô lập hơn Trung Quốc trên thếgiới.


Thứ hai, phải hết sức bén nhạy với cán cân quyền lực trong khu vực vàphải lập tức mạnh dạn điều chỉnh chiến lược đối ngoại khi tương quanlực lượng trong khu vực biến đổi bất lợi cho Việt Nam.



Thứ ba, phải sáng suốt tìm ra ai là kẻ mạnh trong khu vực và đâu làchỗ yếu của Trung Quốc để thực hiện kế răn đe ngoại giao. Trong dài hạn, chỉ có kết hợp răn đe ngoại giao (kết thân với nước lớn và tranh thủ dư luận thế giới) với răn đe quân sự (quân đội mạnh, đặc biệt hải quân và không quân) và liên tục nâng cao vị thế quốc tế của mình thì Việt Nam mới có thể tương đối yên tâm không bị Trung Quốc đánh. Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được, nhất là khi anh hàng xóm đó chưa phải là kẻ mạnh nhất trong vùng.




Bài viết thể hiện ý kiến riêng của tác giả, tiến sĩ Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng và Chính phủ Hoa Kỳ.


Lam Dang

No comments: