Tuesday, February 17, 2009

TIẾN SĨ NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ VIỆT NAM


TÌNH HÌNH KINH TẾ VN DƯỚICƠ CHẾ TRÀN ĐẦY THAM NHŨNG


Nhiều doanh nghiệp dệt may đứng trước nguy cơ đóng cửa, đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam tiếp tục giảm mạnhFeb 06, 2009Trở lại với những tin từ trong nước, báo chí trong nước cho biết do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.Hàng chục ngàn người lao động có thể bị mất việc làm trong nay mai. Mặc dù Tết là dịp đẩy mạnh bán hàng và đã có nhiều nỗ lực quảng bá tiêu thụ, nhưng theo thống kê từ Bộ Công Thương Cộng sản Việt Nam cho thấy ngành dệt may tháng Tết đã thất thu đáng kể.

Nhóm sản phẩm quần áo cho người lớn bán ra tháng Giêng chỉ đạt 94% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài lý do người dân tiết kiệm chi dùng, hàng dệt may trong nước đã tỏ ra yếu thế trong cuộc cạnh tranh với quần áo Trung Cộng giá rẻ và mẫu mã đa dạng. Trong lãnh vực xuất cảng, ngành dệt may đang đối diện với nguy cơ đóng cửa nhiều nhà máy do đơn hàng bị cắt giảm mạnh.

Hiện một số doanh nghiệp nước ngoài tại Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An phải đóng cửa, sa thải hàng loạt công nhân. Tình hình sẽ còn khó khăn hơn khi giá hàng hóa tại các thị trường xuất cảng chính dự trù sẽ giảm trên 20%, riêng thị trường nhập cảng dệt may lớn nhất Hoa Kỳ sẽ cắt giảm nhập cảng 15% hàng dệt may. Do đó số nhân công mất việc trong toàn ngành ước tính có thể lên đến hơn chục ngàn người. Các doanh nghiệp dệt may đã đề nghị nhà nước trích 1% từ kim ngạch xuất cảng để hỗ trợ tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp đang gặp khó khăn và có nguy cơ đóng cửa, nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Trong khi đó công cuộc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay cũng được dự báo sẽ giảm khoảng 13% so với năm 2008, xuống còn khoảng từ 10 tới 11 tỷ đô la. Hãng thông tấn Reuters trích tin của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Cộng sản Việt Nam cho hay cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài thường cao hơn rất nhiều so với mức giải ngân thực sự, trong tháng Giêng đã giảm tới 88% so với cùng tháng này vào năm ngoái, xuống còn có 200 triệu đô la vì tình trạng kinh tế suy thoái của toàn cầu.

Nguồn tin cho biết ông Phan Hữu Thắng là Trưởng Cục Đầu Tư Nước Ngoài, cho biết mức giải ngân vẫn sẽ cao, dù mức cam kết năm nay suy giảm. Không có thêm chi tiết nào khác được loan báo.Cũng theo nguồn tin này, năm ngoái mức đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam là 11 tỷ 500 triệu đô la từ những cam kết với mức kỷ lục là 64 tỷ. Mức phát triển của tổng sản lượng quốc dân của Việt Nam trong năm ngoái giảm xuống còn 6,23% so với 8,5% của năm trước đó.Nhiều kinh tế gia tiên đoán là mức phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm nay ở khoảng 5%, dù nhà nước nhắm tới tỷ lệ từ 6% tới 6.5% nhưng nhiều người cho rằng con số này khó mà đạt được.Ra Tết không có việc, công nhân ngược đường về quê Đầu năm những công nhân mất việc trước Tết đã bắt đầu đi tìm việc làm mới.

Trước cảnh người nhiều việc ít, một số người nay phải tính đến chuyện về quê làm ruộng. Báo chí trong nước ghi nhận trong những ngày qua tại Hà Nội, công nhân từ các địa phương đã trở lại làm việc nhưng thưa thớt.Ban Quản lý khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết chỉ trong 2 tháng trước Tết Kỷ Sửu, toàn khu công nghiệp đã có gần 1000 công nhân phải thôi việc do các công ty cắt giảm nhân lực, nên đầu năm công nhân trở lại làm việc giảm đi rất nhiều.



Những người ở nhà trọ cho biết mọi năm vào mùng 5 mùng 6 Tết công nhân đã có mặt và đi làm ổn định, nhưng năm nay do không có việc làm nên hiện hơn 100 công nhân ở trọ nhà ông thì mới có 45 người trở lại ở trọ. Do công nhân trở lại ít đi, nên trong những ngày này hoạt động buôn bán của nhiều cửa hàng tạp hoá cũng như các khu chợ xung quanh khu công nghiệp cũng ế ẩm. Dãy nhà trọ đầu làng Sáp Mai, xã Võng La gần Khu Bắc Thăng Long ngày hôm nay chỉ có hơn chục công nhân đến ở trọ, nhưng trong số đó có 3 người đang phải loay hoay đi tìm việc, số còn lại thì cũng đang bấp bênh với công việc hiện tại.


Tại Saigon tình hình cũng tương tự. Khu nhà trọ cho công nhân thuê tại phường Tây Thạnh, gần Khu công nghiệp Tân Bình hầu hết đều khoá cửa phòng. Chủ dãy nhà trọ ở đây cho biết trước Tết, công nhân thuê nhà trọ đa số trả phòng về quê. Một người cho biết họ đa làm ở đây gần 10 năm nhưng chưa bao giờ thấy công nhân thất nghiệp nhiều như năm nay.


Vốn nước ngòai ra đi


This year, foreign direct investment (FDI) into Viet Nam will be affected by the global financial crisis and neither the global nor the domestic economy is showing any signs of recoverỵThe price of agricultural exports such as coffee, tea, pepper and cashews was about 30 per cent less in January than the same period last year.Vietnamese export turnover in January is expected to reach about US$3.8 billion, down 18.6 per cent from December and 24.2 per cent over the same month of last yearThe flow of foreign direct investment into Vietnam is projected to fall this year by up to 13 percent compared with 2008, reaching $10-11 billion, a newspaper on Wednesday quoted a senior state planner as saying. Pledges of foreign direct investment, or FDI, which far outstrip actual disbursements, slumped 88 percent in January from the same month last year due to the ...Newly pledged foreign direct investment into Vietnam fell an estimated 88%, or 8.5 times, in January from a year earlier to $200 million from $1.7 billion, a Ministry of Planning and Investment official said Mondaỵ


Cả doanh giới lẫn công nhân đều tuyệt vọng

Một bà cụ đi bán hàng rong. Với người nghèo, kinh tế suy thoái càng ngày càng trầm trọng đang khiến gánh cơm áo nặng hơn bao giờ hết.Sài Gòn (NV) - Tuy đã là mùng 9 Tháng Giêng Âm lịch nhưng hôm qua 3 Tháng Hai Dương lịch, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chưa mở cửa, hoạt động trở lại. Tình trạng này phổ biến tới mức trở thành đề tài chung, được nhiều tờ báo ở Việt Nam cùng khai thác.Tờ Tiền Phong kể rằng, ở Sài Gòn, các khu nhà trọ quanh khu công nghiệp Tân Bình vắng ngắt, không có người thuê vì nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp này chưa mở cửa hoạt động trở lại. Ðó cũng là tình trạng phổ biến ở nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp khác tại Sài Gòn.Ðiều tương tự cũng đang xảy ra tại Bình Dương, nơi có rất nhiều khu công nghiệp. Theo một số dự đoán, sau Tết, khoảng 30% đến 40% công nhân các tỉnh từ các nơi đổ về Sài Gòn và Bình Dương làm việc sẽ không quay lại vì lương thấp không đủ sống, thất nghiệp không hy vọng tìm được việc làm mới...


Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều ngàn công nhân bị thất nghiệp trước Tết và đang chờ việc sau Tết chạy đôn, chạy đáo đi tìm việc. Theo Tiền Phong, Tết rồi, có 75,000/500,000 công nhân từ các nơi đổ về Sài Gòn và Bình Dương làm việc không có tiền để về quê đón Tết với gia đình.Ở Quảng Nam và Ðà Nẵng, hầu hết các công ty trong những khu công nghiệp như: An Ðồn, Hòa Khánh, Hòa Cầm, Ðiện Nam, Ðiện Ngọc... cũng đang nghỉ... Tết. Bà Ðàm Thị Thanh Xuân, chủ tịch công đoàn các khu công nghiệp - khu chế xuất của thành phố, kể với phóng viên tờ Tiền Phong: "Chưa năm nào doanh nghiệp nghỉ... Tết lâu như năm nay. Cuối năm 2008, Ðà Nẵng có khoảng 1,200 công nhân thất nghiệp và hơn 1,000 công nhân được cho nghỉ chờ việc. Sắp tới, việc các doanh nghiệp cắt giảm người sẽ tiếp tục diễn ra".Chẳng riêng công nhân âu lo cho tương lai. Ngay cả giới chủ doanh nghiệp cũng được mô tả là đang giống như "ngồi trên lửa".

Báo điện tử VietNamNet dẫn một khảo sát của các liên đoàn lao động quận, huyện tại Sài Gòn, thực hiện hồi cuối năm 2008, cho biết, hầu hết các doanh nghiệp đóng cửa vì không có đơn đặt hàng hoặc do giá nguyên vật liệu tăng nên bị lỗ. Khoảng 90% số doanh nghiệp đóng cửa, ngưng hoạt động là doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp giày da... những lĩnh vực sử dụng rất nhiều lao động. Ðiều đó sẽ khiến số lượng lao động thất nghiệp gia tăng nhanh chóng.VietNamNet kể rằng, năm ngoái, do lương thấp không đủ sống, Tết đến, công nhân về quê ăn Tết rồi ở lại với gia đình, không đi tha phương cầu thực nữa nên các doanh nghiệp "khát nhân lực". Năm nay, bảng tuyển dụng ở các trung tâm giới thiệu việc làm gần như không có thông báo tuyển người.


Ông Nguyễn Thanh Tùng, làm việc tại trung tâm giới thiệu việc làm cho các khu chế xuất - khu công nghiệp ở Sài Gòn so sánh, sau Tết năm ngoái, các doanhn nghiệp cần khoảng 10,000 người. Năm nay, từ trước Tết tới giờ, nhu cầu tuyển dụng chỉ còn chưa tới... 100 người.Các chuyên viên lao động dự báo thêm rằng, sắp tới, ngoài công nhân, tình trạng thất nghiệp trong các ngành bất động sản, chứng khoán, tài chính sẽ nghiêm trọng hơn. Từ đầu năm 2008 đến đầu quý III/2008, nhân lực của các ngành này đã bị cắt giảm đến 65%.

Phóng viên báo điện tử VietNamNet kể, khi đến khu lưu trú dành cho công nhân khu chế xuất Tân Thuận, họ thấy ông Nguyễn Văn Thuận, công nhân công ty Ðông Á đang rao bán chiếc xe đạp với giá 150,000 đồng để lấy tiền về quê. Ông Thuận cho biết: "Ăn Tết xong, tôi quay lại Sài Gòn làm việc không dè công ty cho nghỉ việc. Tiền bạc không có, xin việc nơi khác quá khó nên tôi đành bán hết tư trang về quê." Ông Thuận chỉ là một trong nhiều ngàn công nhân đang gặp tình cảnh như vậy. (G.Ð)Kim ngạch xuất nhập cảng giảm mạnhFeb 05, 2009Trong những tin về kinh tế, tài liệu mới nhất về xuất nhập cảng tháng cho thấy tháng đầu tiên của năm 2009, kim ngạch xuất cảng chỉ đạt 3.8 tỷ đô-la, giảm tới hơn 1 tỷ đô-la so với mức 4,9 tỷ đô-la trong tháng 12, và gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây được xem là tín hiệu đáng lo ngại của kinh tế trong năm 2009. Hầu hết các mặt hàng xuất cảng của Việt Nam đều giảm rất mạnh so với cùng kỳ như dầu thô giảm tới 52%; dệt may giảm 33%; giày dép giảm 25%; điện tử và máy tính giảm 34%; dây cáp điện giảm 54%; cà phê giảm 30%; cao su giảm 54%. Mặt hàng xuất cảng chính của Việt Nam tăng trưởng so với cùng kỳ là gạo. Loại hàng này có mức tăng đến 2.5 lần so với năm ngoái; mặt hàng khác có mức tăng là sản phẩm đá quý và kim loại quý tăng đến gần 7 lần, nhưng kim ngạch loại hàng này nhỏ chỉ khoảng 130 triệu đô-la.Một số mặt hàng giảm kim ngạch xuất cảng do nhu cầu giảm như than đá, khối lượng xuất cảng không đạt 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều mặt khác khác như dệt may, cao su, cà phê vừa giảm giá vừa giảm khối lượng xuất cảng.


Trong chiều ngược lại, kim ngạch nhập cảng cũng giảm mạnh với mức 4.1 tỷ đô-la, giảm tới 45% so với năm ngoái. Một số mặt hàng nhập cảng giảm đáng kể như xe hơi giảm tới hơn 70%; phôi thép giảm hơn 80%; chất dẻo và hóa chất giảm hơn 50%, xăng dầu gần 75%.Thị trường bất động sản vẫn hoàn toàn tê liệt Feb 05, 2009Trong khi đó những dự báo của những nhà kinh doanh bất động sản lẫn các nhà kinh tế cho thấy năm 2009 thị trường bất động sản trong nước vẫn không mấy sáng sủa hơn.


Trong khoảng nửa năm đầu, dự báo giá nhà đất có thể còn tiếp tục giảm. Vào những năm trước, tháng 12 là thời điểm nhà đất giao dịch mạnh, giá cũng cao hơn trong năm.Nay thì ngược lại giá nhà đất chỉ còn một nửa trước đây nhưng vẫn không ai thăm hỏi. Khu chung cư Green Building gần khu Công nghệ cao quận 9 Saigon đã có lúc dân đầu cơ rao bán lên tới 1750 đô-la một thước vuông, nay còn 1000 đô-la một thước vuông mà cũng không có người mua. Hầu hết tất cả các dự án ở Saigon đều giảm giá và không có giao dịch. Một giám đốc trong giới đầu tư địa ốc cho biết đã có lần nền đất Kênh Tẻ quận 7 bất thình lình tăng lên đến 90 triệu một thước vuông, nay trên các trang rao bán giá chung ở dự án này từ 30 đến 35 triệu một thước vuông tức là 1 phần 3 giá mà vẫn không có người mua.



Tổng giám đốc một công ty chuyên tiếp thị và phân phối các dự án bất động sản nói trong suốt cả tháng 12 chỉ có 3 căn nhà được giao dịch thành công. Ai cũng biết ở Saigon các khu vực dự án quận 2, quận 7, quận 9, kể cả Nhà Bè, quận 4, là những điểm nóng từ cuối 2007 sang đầu 2008, thì nay chính ở những khu vực này, tình trạng lại bi đát nhất. Mặc dù giá vật liệu xây dựng đã giảm, ngân hàng cho vay trở lại, nhưng theo các doanh nghiệp kinh doanh thì tình hình vẫn chưa mấy sáng sủa. Những chuyên viên địa ốc hy vọng là Việt kiều về mua nhà nhưng đến nay tình thế cũng không thay đổi, mặc dù Hà Nội đã mở rộng thủ tục cho Việt kiều mua nhà nhưng vẫn không có mấy người mua.Cả hai sàn giao dịch chứng khoán tại VN đạt kỷ lục thấp nhấtFeb 05, 2009

Chuỗi ngày buồn đầu năm con trâu được nối dài khi thị trường chứng khoán tại Saigon đã xuống đến mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, còn sàn chứng khoán tại Hà Nội cũng đã xuống đến mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu giao dịch.Sau hai ngày giảm đầu năm, Việt Nam Index đã giảm xuống mức 286.85 điểm. Hôm nay vào buổi sáng sàn chứng khoán Saigon đã mất 1.86 điểm tức 0.64%, mở cửa tại 286.83 điểm. Đến trưa thì mọi hy vọng đều tắt ngấm và tất cả mọi cổ phiếu đều mất giá và kết thúc ở mức 286.11 điểm, tức mất 2.58 điểm tương đương với 0.89%, trong một ngày mà báo chí trong nước gọi là ảm đạm, khi chỉ có 20,000 cổ phiếu được trao tay.

Như vậy 3 ngày sau khi lãi suất của các ngân hàng được điều chỉnh xuống còn khoảng 8%, chỉ số chính đã quay trở lại giá trị thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2005. Tại thị trường chứng khoán Hà Nội, tình hình còn tệ hại hơn khi HaSTC-Index rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi thị trường này đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2005.Sau buổi sáng nay, chỉ số chính của sàn Hà Nội đã giảm 0.68 điểm, tương đương với 0.72% và hiện chỉ còn 93.82 điểm mà thôi.Tiểu thương lại bãi thị đòi công bằng Wednesday, February 04, 2009


Lạm phát khiến vật giá tăng cao, dù lời rất ít song thuế tiếp tục tăng khiến tiểu thương liên tục bãi thị.Ninh Thuận (NV) - Bãi thị đã xảy ra suốt vài ngày qua tại chợ Thanh Sơn, một trong ba ngôi chợ lớn ở Phan Rang, chuyên cung cấp hàng hòa cho các chợ khác trong tỉnh Ninh Thuận. Tớ Tuổi Trẻ cho biết: "20 tiểu thương chuyên kinh doanh quần áo cũ, đồ nhôm, đồ nhựa, trái cây, kim-chỉ-nút, đã phản ứng quyết định dời những sạp hàng loại này ra bên ngoài chợ chính của ban quản lý chợ, một cách dữ dội".


Bà Nguyễn Thị Kim Xuân, chuyên bán quần áo cũ, kể với tờ Tuổi Trẻ: "Trong ba ngày qua, chúng tôi vào chợ để bán hàng thì lực lượng quản lý ngăn chặn trong khi chúng tôi không thiếu thuế và đã buôn bán ổn định suốt sáu, bảy năm qua. Ban quản lý chợ đuổi chúng tôi đi để giao mặt bằng cho người khác. Ra bên ngoài chợ, nắng, gió, bụi bặm như vậy làm sao buôn bán?"Tờ Tuổi Trẻ cho biết: "Bãi thị khiến chợ Thanh Sơn náo động, hỗn loạn. Lực lượng trị an của thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và dân phòng phường Thanh Sơn đã đến để ổn định trật tự nhưng tình hình không được cải thiện". Cũng theo tờ báo này, phóng viên của họ đã cố gắng liên lạc với Ban Quản lý chợ và chủ tịch thành phố Phan Rang-Tháp Chàm nhưng không thành công.Phó chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cho biết đã chỉ đạo chủ tịch thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đối thoại với tiểu thương chợ Thanh Sơn nhưng các tiểu thương bảo rằng, khi họ đến trụ sở UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm thì không có ai tiếp.


Trước đây, tại Việt Nam, chỉ có đình công của công nhân song từ năm ngoái đến năm nay, đã xuất hiện thêm khá nhiều cuộc bãi thị của những người buôn bán nhỏ.Tháng trước, tiểu thương chợ Ea Súp, tỉnh Ðăk Lăk đã bãi thị để yêu cầu giảm giá thuê sạp bán hàng. Vụ bãi thị này bùng phát vào ngày 30 tháng 12 năm 2008 và kéo dài đến gần giữa tháng 1 năm nay.



Theo tờ Tiền Phong, tất cả các gian hàng trong khu vực nhà lồng chợ cũng như các sạp quanh chợ Ea Súp của huyện Ea Súp, tỉnh Ðăk Lăk đã đóng cửa trong vòng nửa tháng, sau khi tiểu thương gửi đi năm kiến nghị, yêu cầu xem xét lại việc cho thuê sạp bán hàng và không có hồi âm.Trong cả năm kiến nghị, tiểu thương cùng cho rằng: Ban quản lý chợ, UBND huyện Ea Súp đã trình UBND tỉnh Ðăk Lăk duyệt mức cho thuê sạp quá cao trong khi kinh tế suy thoái, mua bán khó khăn. Tờ Tiền Phong kể rằng: Việc tiểu thương chợ Ea Súp bãi thị đã khiến sinh hoạt trong toàn huyện này xáo trộn. Cuối cùng, chủ tịch huyện Ea Súp phải hứa: "Chúng tôi sẽ tạm dừng việc áp mức thu mới, rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục xem chỗ nào chưa ổn thì đề nghị tỉnh điều chỉnh", cuộc bãi thị mới chấm dứt.Hồi giữa tháng 11 năm 2008, khoảng 600 tiểu thương có sạp và 300 tiểu thương bán hàng rong tại chợ Ga Vinh cũng bãi thị để phản đối một thông báo của UBND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thông báo về việc bán chợ Ga Vinh cho một doanh nghiệp để doanh nghiệp này xây dựng "Tổ hợp Thương Mại Dịch Vụ chợ Ga Vinh" đã thành nguyên nhân khiến 900 tiểu thương đã kéo nhau đến trụ sở UBND thành phố Vinh, đưa kiến nghị, đòi dẹp bỏ kế hoạch này.Trả lời tờ Tuổi Trẻ, trưởng ban quản lý chợ Ga Vinh, tiết lộ: Chủ trương giao chợ Ga Vinh cho một doanh nghiệp để xây dựng "Tổ hợp Thương Mại Dịch Vụ chợ Ga Vinh", vốn là của thành ủy thành phố Vinh. Thành ủy thành phố này đã ra một "nghị quyết" về chủ trương đó và UBND thành phố Vinh chỉ thông báo chủ trương của thành ủy cho các tiểu thương.


Các tiểu thương giải thích, sở dĩ họ phản đối việc giao chợ Ga Vinh cho doanh nghiệp kể trên là vì tiểu thương đã phải góp 12.6 tỉ, trong số 16.6 tỉ xây dựng chợ Ga Vinh. Do đó, chợ Ga Vinh là tài sản chung của họ. Chính quyền không thể tự ý đem chợ Ga Vinh ra bán mà không hỏi ý kiến của dân.Trước nữa, vào đầu Tháng Tư năm 2008, khoảng 1,000 tiểu thương của chợ Nghĩa Tân, huyện Cầu Giấy, Hà Nội đồng loạt ngưng kinh doanh và kéo đến trụ sở UBND quận Cầu Giấy để phản đối kế hoạch đập bỏ chợ Nghĩa Tân, xây một cao ốc làm trung tâm thương mại. Các tiểu thương cũng cho rằng, chợ Nghĩa Tân do họ góp tiền xây dựng hồi giữa thập niên 1990, do vậy, chính quyền không thể tùy tiện ra lệnh đập bỏ.



Ðó là chưa kể, chợ Nghĩa Tân nằm giữa các khu tập thể, nên xây dựng một cao ốc để làm trung tâm thương mại sẽ kém hiệu quả, hiệu quả kinh doanh sẽ giảm sút vì không còn phù hợp với tập quán mua sắm của dân chúng trong vùng. Tại Hà Nội, đã có khá nhiều ngôi chợ bị đập bỏ để xây trung tâm thương mại như: chợ Bưởi, chợ Khương Ðình, chợ Ô Chợ Dừa... và thực tế cho thấy đó là những quyết định sai lầm: Vắng vẻ, buôn bán khó khăn do khách giảm đáng kể.Vì bị tiểu thương phản đối quyết liệt, ông Dương Cao Thanh, phó chủ tịch quận Cầu Giấy, phân bua: Ðây chỉ là chủ trương của thành phố, nếu triển khai chủ trương này, quận sẽ tiếp xúc với tiểu thương, để nghe ý kiến của họ.


Trong thực tế, trên khắp Việt Nam, hiện có hàng chục ngàn ngôi chợ và trung tâm thương mại, sau khi ngốn cả tỷ đồng chi phí xây dựng đang bị bỏ hoang.Còn một nguyên nhân nữa dẫn tới nhiều vụ bãi thị khác là thuế cao, cách tính thuế thiếu công bằng. Trong Tháng Tư và Tháng Năm năm 2008, các tiểu thương ở chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã bãi thị hai lần để phản đối cách tính thuế vừa không hợp lý, vừa thiếu công bằng của Chi Cục Thuế huyện Chợ Gạo và Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Tại Chợ Gạo, tuy buôn bán ế ẩm nhưng thuế đã tăng trung bình từ 20%-25% so với năm 2008. Mặt khác, trong khi mọi người phải đóng thuế cao thì thân nhân của cán bộ ngành thuế chỉ phải nộp thuế ở mức rất thấp dù qui mô và hiệu quả kinh doanh như nhau. Hồi cuối Tháng Ba, tiểu thương Chợ Gạo đã từng mang đơn kiện Chi Cục Thuế Chợ Gạo đến nộp tại tòa án huyện Chợ Gạo nhưng tòa án không chịu nhận đơn kiện. (G.Đ.)

Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầuTờ Asia Times số phát hành ngày hôm qua đăng tải một bài của ký giả Stephen Kurczy cho hay tình trạng kinh tế suy thoái trên toàn cầu đã ảnh hưởng tới mức tiêu thụ tại Việt Nam, báo hiệu một năm khó khăn trước mặt cho nền kinh tế chuyển tiếp của nước này.

Theo bài báo, mức bán trong vài tuần lễ trước Tết tại Việt Nam thường gia tăng đáng kể với nhu cầu của giới tiêu thụ thường tăng nhiều gấp 4 lần so với các khoảng thời gian khác trong năm.Bài báo dựa vào tin của Metro Cash and Carry là một trong những tổ chức bán lẻ hiện đại hàng đầu trong nước, cho biết hàng năm trước Tết là thời gian dân chúng đổ xô đến chợ mua thêm thực phẩm về ăn, cây cảnh về chưng, quần áo mới để diện, nhưng năm nay đã không như mọi năm.

Trong khi những ánh đèn tráng lệ được thắp lên trang hoàng cho Hà Nội và Saigon, nền kinh tế đã có những dấu hiệu suy giảm. Mức tăng trưởng của năm 2008 chỉ đạt được 6.2% là mức thấp nhất trong 10 năm nay, và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế còn tiên đoán là năm 2009 sẽ giảm xuống còn 5%. Giới buôn bán tại Huế cho hay số người bán hoa, bán ghế nhân dịp Tết năm nay đã giảm đi vì người nghèo nghèo thêm, người giàu có ít tiền hơn.Theo Trung Tâm Thông Tin của Bộ Nông Nghiệp và Xây Dựng Nông Thôn, cư dân Hà Nội và Saigon đã tiêu thụ lương thực 20% ít hơn so với thời gian này năm ngoái. Du lịch thường là một ngành mạnh, thu nhập được nhiều ngoại tệ trong thời gian gần đây, cũng đã có những dấu hiệu suy yếu. Theo Tổng Cục Thống Kê, số lượt đến của các du khách nước ngoài trong năm 2008 chỉ tăng có 0.6%, giảm nhiều so với 14% của năm 2007.


Thu nhập giảm sút khiến giới chủ nhân không cho nhân viên hưởng tiền thưởng Tết như mọi năm, ảnh hưởng mạnh tới mức chi tiêu của người dân trong việc đón Xuân. Theo Giám Đốc Martin Rama của Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam, giá sinh hoạt gia tăng cũng khiến người dân tiêu tiền một cách thận trọng hơn, dù lợi tức trung bình của người dân trong năm 2008 được ước tính là 1024 đô-la, tức là tăng so với 833 đô la mỗi đầu người trong năm 2007. Trong cuộc phỏng vấn bằng điện thoại mới đây, ông Rama còn cho hay ít nước trong vùng Á Châu chịu lạm phát trên mức 20% trong năm 2008, thế mà Việt Nam bị tới 28% và sự kiện này ảnh hưởng tới khả năng chi tiêu của những người lãnh lương tháng, nhất là tại các thành phố, và tới những công nhân làm việc trong các khu công nghiệp hóa, khiến nhiều người phải bỏ về quê nhà.Sinh hoạt kinh tế VN giảm sút trong tháng giêngFeb 02, 2009Tổng Cục Thống Kê Việt Nam vừa công bố thống kê cho thấy sinh hoạt kinh tế trong tháng giêng 2009 có dấu hiệu giảm sút.


Qua những chi tiêu đạt được thì hàng hóa xuất cảng giảm mạnh, trong khi thị trường nội địa cũng không mấy sôi động vào dịp đầu năm.Qua phân tích của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam thì sản xuất công nghiệp tháng giêng 2009 giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng khu vực kinh tế nhà nước giảm trên 8%, khu vực ngoài nhà nước giảm 2.8%, và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3.2%. Sản xuất giảm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân sách quốc gia, tổng thu ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng giêng ước tính bằng 2.4% dự toán trọn năm, con số tương ứng cùng kỳ năm ngoái là 3.8%.


Về sản lượng công nghiệp cả nước thì trong tháng giêng tốc tộ tăng rất thấp và so với năm ngoái thì giảm nhiều.Những tỉnh thành tập trung các khu công nghiệp lớn của nhà nước đều báo cáo là giảm. Mặt khác tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu thể hiện rõ nét trong các sinh hoạt kinh tế có liên quan đến ngoại thương. Kim ngạch xuất cảng tháng giêng 2009 chỉ đạt 3 tỷ 8 trăm triệu đô la, giảm gần 1/5 so với tháng 12 năm 2008. So với năm vừa qua hầu hết các mặt hàng trong nước đều giảm như máy móc dụng cụ giảm gần 20%, xăng dầu giảm 75%, và sắt thép giảm 82%. Về du lịch, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng giảm sút, trong tháng giêng có 370 ngàn người tới thăm, giảm gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.Tờ Vietnam Economy cho biết do nhu cầu tiêu dùng của dân chúng gia tăng trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu, giá tiêu dùng trong tháng giêng tăng hơn 0.3% so với tháng 12 vừa qua, và nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì vật giá nói chung đã tăng tới trên 17%.



Nguời dân thì lo ngại nạn thất nghiệp đang lan tràn, qua Tết có nhiều công ty nhất là những công ty may mặc báo hiệu là không có việc làm tức là cắt giảm công nhân. Đời sống của người công nhân, của người lao động nói chung còn có những nỗi lo ở phía trước, không biết sẽ ra sao. Báo chí trong nước vào những ngày đầu xuân cũng nói do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn thế giới, sinh hoạt kinh tế tại Việt Nam bị giảm sút, cho nên các dịch vụ tiêu dùng cũng như ngành buôn bán lẻ trong tháng giêng không mấy sôi động.Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia là Lê Xuân Nghĩa cho rằng Việt Nam cần giảm giá tiền đồng thêm từ 5 đến 6% để hổ trợ xuất cảng, còn Bộ Công Thương cho rằng mục tiêu 13% tăng trưởng xuất cảng năm nay khó đạt tới do sản lượng dầu thô và than đá xuất cảng giảm mạnh. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng năm 2009 thì xuất cảng Việt Nam cũng như của nhiều nước khác là sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tóm lại, tất cả những hình ảnh về nền kinh tế của Việt Nam trong năm mới đều khá bi quan, mà các cán bộ Cộng sản Việt Nam dù đã thú nhận việc này nhưng vẫn cố nói cứng, trong lúc nhà nước tuyên bố sẽ đưa ra một kế hoạch cứu nguy kinh tế trị giá hàng tỷ mỹ kim nhưng cho đến nay vẫn chưa xác nhận được là số tiền này sẽ lấy từ đâu và sẽ được chi tiêu như thế nào.Ra Tết, vẫn đình công đòi giải quyết... lương, thưởng Tết 21:00' 05/02/2009 (GMT+7)Chiều 5/2, hơn 370 công nhân Công ty VinaKAD (100% vốn Hàn Quốc tại Đà Nẵng) đã đình công đòi giải quyết lương, thưởng còn tồn đọng từ… trước Tết!Chiều 5/2, hơn 370 công nhân Công ty VinaKAD (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc tại KCN Hoà Khánh, chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu) vừa trở lại làm việc sau Tết đã tập trung đình công để đòi hỏi lãnh đạo công ty phải giải quyết ổn thoả chuyện lương, thưởng Tết vẫn còn tồn đọng.

Đây cũng là vụ đình công đầu tiên xảy ra tại Đà Nẵng sau Tết Kỷ Sửu.Công nhân tập trung đình công đòi giải quyết vấn đề lương, thưởng TếtCác công nhân cho biết, từ ngày 12/12/2008, lãnh đạo công ty đã thông báo về mức lương, thưởng Tết Kỷ Sửu. Theo đó, công ty áp dụng 2 mức thưởng 45 ngày lương và 30 ngày lương căn cứ theo tỷ lệ thời gian làm việc trong năm. Trong khi nhiều công ty khác khan hiếm đơn hàng thì VinaKAD vẫn khá dồi dào nên công nhân phải làm việc đến tận 29 Tết mới được nghỉ và nhận tiền thưởng Tết.Đến lúc đó, các công nhân mới ngã ngửa khi biết, trong 1 năm làm việc, hễ công nhân có nghỉ ngày nào, kể cả nghỉ phép thì mức thưởng Tết sẽ đều theo đó mà bị trừ dần.


Do vậy, nhiều công nhân đã bị trừ quá nhiều, thậm chí có người chẳng còn đồng nào để về quê ăn Tết.Ngay trong chiều 29 Tết, công nhân Công ty VinaKAD đã tập trung phản ứng dữ dội. Họ cho rằng việc lãnh đạo công ty "cào bằng" về thời gian nghỉ của công nhân mà không phân biệt rõ ràng người nào nghỉ có lý do chính đáng, người nào không là thiếu công bằng, không rõ ràng. Đặc biệt, việc công nhân được nghỉ phép theo quy định mà cũng bị tính để trừ tiền thưởng Tết là quá vô lý. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty lại cho rằng việc áp dụng mức thưởng như thế nào là quyền của họ!Đại diện Sở LĐ-TB-XH, Liên đoàn Lao động Đà Nẵng đã có mặt tại hiện trường lúc đó để tìm cách giải quyết sự việc. Do đã quá cận Tết nên các cơ quan chức năng TP chỉ cố gắng dàn xếp tạm thời cho công nhân về nghỉ Tết; lãnh đạo Công ty VinaKAD cũng chấp nhận ứng cho mỗi công nhân 100.000 đồng; còn lại các vấn đề tranh chấp để ra Tết giải quyết tiếp.Chiều 4/2, công nhân Công ty VinaKAD trở lại làm việc và lập tức yêu cầu giải quyết vấn đề thưởng Tết. Tuy vậy, lãnh đạo công ty không đáp ứng mà cho công nhân về nghỉ. Đến chiều 5/2, công nhân tiếp tục tập trung đình công để đòi công ty phải giải quyết ổn thoả vấn đề. Đại diện Sở LĐ-TB-XH và LĐLĐ Đà Nẵng tiếp tục có mặt tại Công ty VinaKAD để giải quyết vụ việc.



Bà Đàm Thanh Xuân, Chủ tịch Công đoàn các KCN và Chế xuất Đà Nẵng cho hay, sau thời gian xem xét, thảo luận với đoàn công tác TP Đà Nẵng, lãnh đạo Công ty VinaKAD thống nhất chỉ trừ tiền thưởng Tết đối với những ngày công nhân nghỉ ốm, nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không lý do chứ không trừ đối với thời gian nghỉ phép. Những công nhân chưa nghỉ phép mà vẫn làm việc trong những ngày được nghỉ theo quy định sẽ được công ty thanh toán mức lương bằng 200% so với ngày làm việc bình thường.

Sau buổi làm việc, lãnh đạo Công ty VinaKAD đã chấp nhận ký biên bản với các nội dung trên. Tuy nhiên đến khi chuẩn bị đưa ra công bố cho công nhân thì họ lại lật ngược vấn đề, đòi tính lương, thưởng Tết lẫn thời gian nghỉ của công nhân theo năm âm lịch chứ không phải năm dương lịch. Như thế, các công nhân dù có đảm bảo thời gian làm việc trong năm 2008 nhưng qua tháng 1/2009 có ngày nghỉ thì vẫn sẽ bị trừ tiền thưởng Tết (vì vẫn còn trong năm âm lịch)!Đại diện Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng cho rằng, yêu cầu này của lãnh đạo Công ty VinaKAD là hoàn toàn trái pháp luật. Bởi năm làm việc của công nhân được tính theo năm dương lịch chứ không phải năm âm lịch.


Không thể lấy thời gian công nhân nghỉ trong năm 2009 để tính trừ tiền thưởng của năm 2008. Tuy nhiên lãnh đạo Công ty VinaKAD vẫn không chấp nhận. Đến 18 giờ cùng ngày mọi việc vẫn chưa ngã ngũ và nhiều khả năng vụ đình công sẽ còn tiếp tục trong ngày mai 6/2!Cũng trong 5/2, Công đoàn các KCN và Chế xuất Đà Nẵng cho biết, tính đến nay có gần 30% công nhân trong các KCN trên địa bàn TP không trở lại làm việc sau khi nghỉ Tết Kỷ Sửu. Nguyên nhân là do nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh gặp khó khăn đã chủ động cắt giảm lao động hoặc tạm ngừng sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều công nhân sau khi nghỉ Tết có xu hướng tìm việc khác hoặc có đến công ty nhưng do việc ít nên cũng chưa thiết tha đi làm trở lại.



Được biết, hiện có 60 doanh nghiệp với hơn 32.000 lao động đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại 6 KCN trên địa bàn Đà Nẵng. Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới, từ cuối năm 2008 đến nay đã có 3 công ty ngừng hoạt động khiến khoảng 1.300 công nhân mất việc. Ngoài ra còn có hơn 1.000 công nhân phải nghỉ việc tạm thời. Hiện vẫn chưa có con số thống kê đầy đủ về tình hình thất nghiệp cũng như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các KCN ở Đà Nẵng.Bà Đàm Thị Thanh Xuân nhận định: "Chưa năm nào doanh nghiệp lại nghỉ Tết lâu như năm nay. Lác đác một số đơn vị đi làm từ mồng 6, mồng 8 Tết nhưng có nhiều doanh nghiệp tới mồng 10 hoặc sau mồng 10 mới mở cửa.



Chính điều đó đã gây tâm lý lo lắng, sợ thất nghiệp đối với công nhân. Khả năng sắp tới nhiều công ty sẽ cắt giảm hợp đồng khiến công nhân càng gặp khó".Điều đó đã được chứng minh qua việc Công ty TNHH Kim Quốc Bảo (100% vốn đầu tư của Đài Loan tại KCN Đà Nẵng) sau khi giải quyết các chế độ tồn đọng cho khoảng 500 công nhân đã tuyên bố ngừng hoạt động kể từ sau Tết Kỷ Sửu. Lý do họ đưa ra là đơn đặt hàng từ các đối tác bị giảm trầm trọng nên không thể tạo công ăn việc làm cho công nhân.Còn theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động Đà Nẵng, không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng lý do trên để cắt hợp đồng với công nhân cũ, sau đó lại tuyển người mới với chi phí trả lương chỉ bằng 70% lương của công nhân đã làm việc lâu năm. Do vậy, ngay sau khi các doanh nghiệp mở cửa hoạt động trở lại sau Tết, LĐLĐ Đà Nẵng sẽ tiến hành khảo sát cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. (Hải Châu)http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/02/827325/


Tran trong/Best Regards/Respectueusement

Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN, Economist=> Weekdays: 22 Rue du Prieure, CH-1202 GENEVA, SwitzerlandTel: 0041 22 7318266. Fax: 0041 22 7382808. Mobile: 0041 79 766 65 83E-Mail: wimimpactdrlien08@gmail.com=> Weekends: 40 Lischenweg, CH-2503 BIEL/BIENNE, SwitzerlandTel: 0041 32 3652449. Fax: 0041 32 3652449. Mobile: 0041 79 766 65 72E-Mail: drlienwimimpact08@gmail.com

No comments: