Friday, March 4, 2011

TÁC HẠI TRÀ ĐINH


image
Lá cuộn nhỏ lại như cái đinh, còn gọi là trà đinh;

BÁO ĐỘNG VỀ TRÀ ĐINH


Một số bác sĩ y khoa tại Hoa kỳ và Âu châu vừa lên tiếng báo dộng về tác hại của việc dùng loại trà dược thảo mang tên "Khổ đinh trà" thường được gọi là trà Đinh hay trà Đắng mà thời gian gần đây được rất nhiều người uống và tin tưởng là có công dụng trị bệnh, đến độ hầu như trở thành một phong trào lan tràn khắp thế giới.

Tại vùng Hoa Thịnh Đốn, Bs.Trần Văn Sáng có hai bệnh nhân của ông chỉ vì uống Trà Đinh mà gặp những phản ứng bất thường rất đáng ngại: Trường hợp thứ nhất bị viêm gan cấp tính do độc chất của loại trà này, trường hợp thứ hai bị phản ứng nổi ngứa cả người do bị dị ứng nặng.



TRÀ ĐINH CÓ NHỮNG PHẢN ỨNG HẠI GAN VÀ CHẾT NGƯỜI

Bác sĩ Trần Văn Sáng.



Tôi vội vã viết bài tài liệu về y học này, sau khi nhận thấy có những phản ứng bất thường xảy ra cho chính những bệnh nhân của tôi đang chữa trị và săn sóc khi họ xử dụng một loại trà có tên là Trà Đinh: Một trường hợp bị viêm gan cấp tính do độc chất từ trà Đinh, một trường hợp thứ hai bị phản ứng nổi ngứa cả người do bị dị ứng nặng.



Gần đây nhất đã có một bài đăng trên mạng lưới internet nói về sự nguy hiểm của loại trà nầy từ Bs Bùi Kim Loan ở bệnh viện Bietighiem tại Đức về trường hợp của một phụ nữ Việt Nam chết do xử dụng loại trà này. Tôi chỉ có ý muốn trình bày về loại trà này theo quan điểm của một thầy thuốc và dựa trên những tài liệu y học tôi có thể tìm được để quý độc giả có thể tìm hiểu thêm trong khi xử dụng loại trà này.



Trà Đinh hay còn gọi là trà Đắng có tên khoa học (Genus) ILEX thuộc họ (family) Aquifoliacae. Trà Đinh có những tên khác nhau tùy vùng đất nào cây được tìm ra và được xử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Riêng ở Trung quốc và Việt Nam, cây mang tên là Ilex Cornula Lindl. Cũng loại cây này trên thế giới có các tên khác như sau : Ilex aquifolium, Chrismast Holly tại Mỹ, cây này dùng để trang trí trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh, English Holly hay European Holly tại Châu âu, Oriental Holly (linh dược) tại Á châu. Ilex Paraguariensis hay trà Paraquay tìm thấy ở các nước như Ba Tây, Paraguay, Uruguay, người thổ dân da đỏ gọi là trà Đen (Indian black drink), ngoài ra còn một số tên nữa như Ilex Asperlla, Ilex cassene, Ilex chinesis, Mate, Maodongquing. Điều này có nghĩa là loại cây này đã được xử dụng tại hầu hết các nơi trên thế giới dưới các mục đích khác nhau.

Sau đây tóm lược các công dụng của loại cây này dựa theo kinh nghiệm từng vùng, hay của một nhóm các nhà xử dụng dược thảo.



Tại Trung Quốc theo tài liệu của hội Dược thảo Trung quốc, trà Đinh được xử dụng để chữa các bệnh về tim và mạch máu như nghẽn mạch tim hay nghẽn các mạch máu trong cơ thể. Một vài tài liệu khác cho thấy trà được xử dụng để chữa cảm lạnh, đau nhức. Một tài liệu khác cho thấy trà được xử dụng như một loại thuốc ngừa thai (contraceptive) và cả ngay trong xử dụng trong việc phá thai nữa (theo tài liệu của Li Shin-Chen trong Chinese Medicine herbe).

Riêng tại Việt Nam trà Đinh được quảng cáo trong vấn đề giúp giảm cân, an thần, ngủ ngon, giúp hạ Cholesterol. Riêng cây Ilex aqiufolim hay Holly đã được xử dụng tại Châu Âu từ hơn ngàn năm trong các ngày lễ tôn giáo của các Cơ đốc nhân (Christian) bằng cách trao đổi các cành cây và hoa này trong ngày lễ, và hiện nay chúng ta vẫn còn thấy xử dụng trong ngày lễ Giáng Sinh. Cây này được dùng từ xưa để làm một loại thuốc xổ và hiện nay không còn thấy xử dụng tại Châu Âu.



Tuy nhiên điều quan trọng mà người xử dụng trà không được biết là phản ứng của nó ra sao, khi dùng lâu ngày thì có gây phản ứng độc hại gì không ? Theo quan niệm thông thường của dân chúng thì chỉ là trà mà thôi thì chắc không có hại gì. Sự thật thì trà Đinh hay phần lớc các loại trà nào khi xử dụng nhiều và lâu dài đều có đưa đến những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Trà Đinh thuộc nhóm dược thảo có chứa chất PYRROLIZIDINE ALKALOIDS, chất này cũng được tìm thấy trong số khoảng 230 loại cây cỏ khác nhau. Chất Pyrrolizidine được tìm thấy là nguyên nhân chính của một số trường hợp gây độc hại cho gan (veno-occlusive liver disaese) đưa đến sự xáo trộn cung cấp máu cho gan, làm sưng gan, vàng da, bụng có nưóc, chân phù và nặng hơn hết là chết do suy gan cấp tính (theo tài liệu của Subhuti Dharmananda. Ph.D, Giám Đốc trung tâm nghiên cứu về y học cổ truyền tại Portland, Oregon trong bài tường trình cho tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) 1988.

Trà đắng (trà đinh)

image

Ngoài ra trà Đinh còn có thể gây ra các triệu chứng ói mửa, đau bụng, tiêu chảy do phản ứng phụ của chất Saponin. Chất Saponin cũng có thể gây ra bệnh vỡ các hồng huyết cầu ( hermolysis) gây ra bệnh thiếu máu. Nghiên cứu của DeStefani và các cộng sự viên tại Paraguay cho thấy ở những người xử dụng nhiều trà Mate tea (thuộc nhóm cây Ilex) tỉ lệ ung thư bọng đái cao hơn 7 lần bình thường. Trà Đinh cũng có tác dụng làm chậm nhịp tim giống như chất Digitalis là một loại thuốc đang được xử dụng để chữa các bệnh xáo trộn nhịp tim.

Trà Đinh cũng có tác dụng phụ làm hạ huyết áp theo các thí nghiệm trên thú vật và trên người, vì thế trà có thể gây phản ứng làm giảm áp xuất máu ở những người không triệu chứng cao máu. Trong nhóm trà Ilex này cũng có chứa các chất như caffein 0,56%, theobromine 0,03% và Theophyline 0,02% vì vậy trà cũng được dùng để giúp cho người uống được kích thích và làm cho tỉnh táo nhờ chất caffein (là chất chính trong cà phê); chất Theobromine giúp nở các phế quản làm cho dễ thở nhất là ở người bệnh suyễn. Trà Đinh có chứa chất Ilicin là chất gây ra vị đắng (theo tài liệu của Encyclopedia of herbal medicine của Andrew Chevalier)

Posted Image


image

image

Tóm lại với các hiểu biết hiện có về trà Đinh : Trà Đinh có một số dược tính có giá trị trong việc kích thích cơ thể, làm giảm huyết áp, làm dễ thở, tuy nhiên trà Đinh lại được xử dụng cho những trường hợp bệnh lý khác như hạ Cholesterol, hạ cân, ngừa thai mà chưa có những bằng chứng khoa học nào rõ rệt về các tác dụng của nó, bên cạnh đó phản ứng phụ quá nhiều làm hư hoại gan đã được tìm thấy trong quá khứ cũng như trong các trường hợp gần đây kể cả tử vong, làm cho việc xử dụng trà trong việc chữa bệnh trở nên nguy hiểm. Vì vậy xin độc giả phải thật cẩn thận trong việc xử dụng trà Đinh nầy. Các người đang uống nên ngưng và nên được khám bệnh, thử nghiệm máu để xem có dấu hiệu tổn thương gan không, nếu chưa bao giờ uống thì đừng nên thử, đặc biệt những người đã có bệnh gan từ trước.

Tại Việt Nam trước đây một số người dùng Xuyên tâm liên và tin sen.


Xuyên tâm liên

image


Sau 1975, Tây dược khan hiếm toàn miền Nam Việt Nam. Thảo dược không đủ đáp ứng nhu cầu. Dân chúng một vài nơi có kinh nghiệm dùng cây Xuyên tâm liên để trị sốt, viêm. Sau khi một ký giả đăng tin có thầy lang dùng Xuyên tâm liên trị được bệnh viêm phổi, sưng khớp. Thế là cả nước cùng dùng Xuyên tâm liên trị đủ thứ bệnh. Xuyên tâm liên được rút nước cốt chế thành viên, dùng trong hầu hết các bệnh xá, bệnh viện. Mà trên thực tế Xuyên tâm liên chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt mà thôi.

Xuyên tâm liên còn có tên là Công cộng, Nguyên cộng, Lam khái liên. Thời Pháp thuộc tại Pondichery có tên Roi des amers. Tại Anh là Green chireta. Tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm). Còn có tên là Justicia paliculata Burm. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)

Cái nguy hiểm là Xuyên tâm liên có độc tố phá vỡ các tế bào não, tâm, thận. Sau một thời gian, Xuyên tâm liên cướp đi cuộc sống không biết bao nhiêu người, phong trào này mới dứt.

Tim sen
image


Tim sen vị đắng, nhập tâm, tâm bào kinh . Tác dụng của nó là hạ nhiệt. Hạ nhiệt tim, thận, tỳ, phế. Vì vậy những người bị thực nhiệt uống vào thì hỏa hạ xuống; trong người cảm thấy sảng khoái, ngủ được. Những người bị âm hư, uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen tim sen có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận ...

Quý độc giả nếu có câu hỏi hay đóng góp xin liên lạc với bác sĩ Trần Văn Sáng 6319 Castle Place, Suite 2A, Falls Church . VA 22044. (703) 241-8811

(Trích Tuần báo Phố nhỏ, trang 1, số 898 ra ngày 4 tháng 11 năm 2005, xb tại VA, USA)

No comments: