KHÔNG CHO RÚT ĐO-LA: MỘT BIỆN PHÁP CƯỚP DỰT
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 10.03.2011 Web: http://VietTUDAN.net
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 10.03.2011 Web: http://VietTUDAN.net
Sáng sớm thứ Tư, 09.03.2011, lúc 7g30, tôi nhận được cú điện thoại không phải là để đánh thức tôi để sửa soạn đi dậy học, nhưng là điện thoại từ Paris của một ông Bạn báo tin cho tôi biết rằng người nhà của Ông ở Việt Nam cho biết Thị trường Ngoại Hối VN đã bị đóng băng, không rút ra được ngoại tệ nữa. Tin này làm tôi tỉnh liền vì đó là tin sét đánh kinh tế chứng tỏ tình trạng bại hoại của Nhà Nước nắm trọn Kinh tế để ăn cướp.
Từ cuối năm 2010, Kinh tế VN dồn dập tụt dốc: không chỉ nguyên Vinashin mà các Tập đoàn quốc doanh nợ nần, thua lỗ, lạm phát tăng vọt, vật giá phi mã, phá giá đồng bạc VN, quốc tế hạ hẳn điểm tín dụng, dự trữ ngoại hối chỉ đủ chừng hơn một tháng nhập cảng.
Kinh tế Việt Nam tùy thuộc ngoại thương, nghĩa là giao dịch đa diện với nước ngoài, nhất là sau khi hớn hở vào được WTO/OMC mà đoàn nón cối mơ mộng đi dép bình trị thiên rảo khắp năm châu thu bạc. Một nền Kinh tế ước mơ như vậy mà ngày hôm nay phải đóng cửa thị trường Đo-la, thì thực là quá tệ và trái ngược. Xuất cảng để thâu Đo-la vào, vậy thì Đo-la chạy đâu mà thiếu? Muốn mua hàng từ nước ngoài thì phải trả bằng ngoại tệ, nhất là Đo-la, nay thương gia không có Đo-la, làm sao mua được hàng ? Phải chăng CSVN muốn làm bố thiên hạ, bắt Mỹ phải lấy tiền Đồng VN phá giá, chứ không được lấy Đo-la ?
Kinh tế Việt Nam tùy thuộc ngoại thương, nghĩa là giao dịch đa diện với nước ngoài, nhất là sau khi hớn hở vào được WTO/OMC mà đoàn nón cối mơ mộng đi dép bình trị thiên rảo khắp năm châu thu bạc. Một nền Kinh tế ước mơ như vậy mà ngày hôm nay phải đóng cửa thị trường Đo-la, thì thực là quá tệ và trái ngược. Xuất cảng để thâu Đo-la vào, vậy thì Đo-la chạy đâu mà thiếu? Muốn mua hàng từ nước ngoài thì phải trả bằng ngoại tệ, nhất là Đo-la, nay thương gia không có Đo-la, làm sao mua được hàng ? Phải chăng CSVN muốn làm bố thiên hạ, bắt Mỹ phải lấy tiền Đồng VN phá giá, chứ không được lấy Đo-la ?
Nhân việc cấm cản Thị trường Ngoại Hối, chúng tôi viết tóm gọn những điểm sau đây:
=> Dân chúng đã dự đoán việc cấm cản ngoại hối
=> Tin tức về cấm cản ngoại hối mấy ngày gần đây
=> Hậu quả: bất ổn Dân sinh và bế tắc Ngoại thương
=> Một động tác cướp dựt bẩn thỉu của Nhà Nước
Chúng tôi chỉ viết những gì chính yếu cho những điểm nêu ra trên đây mà không đi vào những chi tiết vì phạm vi hạn định của bài viết này.
Dân chúng đã dự đoán
việc cấm cản ngoại hối
Nhà Nước CSVN luôn luôn ca tụng rằng đà tăng trưởng Kinh tế hàng năm là 7-8%. Nền Kinh tế này chính yếu nhằm phục vụ xuất cảng. Như vậy việc thu ngoại tệ vào phải là nhiều lắm. Thêm vào đó hàng năm ngoại kiều đổ tiền mặt vào Việt Nam từ 7-9 tỉ đo-la. Với số thu ngoại tệ vào như vậy, thì hiệu quả tất nhiên phải là:
* Đồng tiền Việt Nam phải có Tỷ giá mạnh sánh với Đo-la.
* Kho Dự trữ Ngoại tệ, Đo-la phải dồi dào.
Đây là hai hệ quả hoàn toàn theo lý thuyết Kinh tế về ngoại thương liên quan đến Tiền tệ.
Nhưng cuối năm vừa rồi, các Ngân Hàng quốc tế, Ngân Hàng Thế giới, nhất là Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF/FMI đã cảnh cáo Việt Nam về việc phá giá đồng tiền nhiều lần và báo động rằng Kho dự trữ ngoại tệ VN chỉ còn đủ cho nhập cảng chừng hơn một tháng. Người ta cũng hé cho thấy rằng đồng tiền VN sẽ phá giá nữa sau Tết Nguyên Đán.
Những cảnh cáo này của quốc tế làm phát sinh ngay tình trạng Chợ đen Ngoại hối: Tỷ giá chính thức và Tỷ giá chợ đen. Khi có chợ đen, thì có đầu cơ, có bất ổn ngoại hối. Nhà Nước càng sử dụng những biện pháp cấm cản, thì đầu cơ và bất ổn càng tăng cường, nhất nữa những biện pháp kiểm soát cấm cản này lại là dịp để những nhân viên nhà nước liên hệ có dịp làm tham nhũng, ăn hối lộ về lãnh vực tiền tệ.
Người dân không tin tưởng vào đồng tiền Việt Nam nữa. Cái chứng cớ là khi Đo-la xuống giá vì chính sách QE2 thả USD.600 tỉ vào lưu hành, thì khắp Thế giới bị ảnh hưởng hạ Tỷ giá Đo-la, trong khi ấy tại Việt Nam Tỷ giá Đo-la lại lên cao vì dân chúng từ bỏ tiền Đồng VN phá giá để mua lấy Đo-la làm dự trữ tiết kiệm.
Việc cấm cản không cho rút Đo-la từ Ngân Hàng hay kiểm soát gắt gao Thị trường ngoại hối mới xẩy ra mấy ngày nay đã được dân chúng tiên đoán dựa trên những bước đi thối lui của Kinh tế và Thương mại Việt Nam.
Tin tức về cấm cản ngoại hối mấy ngày gần đây
Những cảnh cáo này của quốc tế làm phát sinh ngay tình trạng Chợ đen Ngoại hối: Tỷ giá chính thức và Tỷ giá chợ đen. Khi có chợ đen, thì có đầu cơ, có bất ổn ngoại hối. Nhà Nước càng sử dụng những biện pháp cấm cản, thì đầu cơ và bất ổn càng tăng cường, nhất nữa những biện pháp kiểm soát cấm cản này lại là dịp để những nhân viên nhà nước liên hệ có dịp làm tham nhũng, ăn hối lộ về lãnh vực tiền tệ.
Người dân không tin tưởng vào đồng tiền Việt Nam nữa. Cái chứng cớ là khi Đo-la xuống giá vì chính sách QE2 thả USD.600 tỉ vào lưu hành, thì khắp Thế giới bị ảnh hưởng hạ Tỷ giá Đo-la, trong khi ấy tại Việt Nam Tỷ giá Đo-la lại lên cao vì dân chúng từ bỏ tiền Đồng VN phá giá để mua lấy Đo-la làm dự trữ tiết kiệm.
Việc cấm cản không cho rút Đo-la từ Ngân Hàng hay kiểm soát gắt gao Thị trường ngoại hối mới xẩy ra mấy ngày nay đã được dân chúng tiên đoán dựa trên những bước đi thối lui của Kinh tế và Thương mại Việt Nam.
Tin tức về cấm cản ngoại hối mấy ngày gần đây
Như ở đầu bài, chúng tôi nói là một Ông Bạn từ Paris gọi điện thoại sáng sớm thứ Tư 09.03.2011 cho biết rằng Việt Nam cấm không cho rút Đo-la ra từ Ngân Hàng. Không kịp rửa mặt mũi gì cả, tôi nhào vô các Diễn Đàn để đọc các Tin Tứ về vấn đề này. Tôi xin trích đăng những Tin Tức đọc được như sau:
Franklin! Giơ tay lên
(Nghiệp vụ dỗi dôla lậu...)
Đào Tuấn, 07.03.2010
Buổi trưa ngày 7-3, phố Hà Trung, trung tâm chợ đen Hà Nội “cửa đóng then cài”. “Đổi đô à? Đô là cái gì vậy. Ra Ngân hàng mà đổi”. Cái lắc đầu kiểu “không biết, không nghe, không thấy” xuất hiện khắp thành phố. Đến đám con buôn táo tợn hàng ngày vẫn sán ra mời “đổi đô” đầu Đinh Tiên Hoàng trưa ngày 7-3 cũng trốn biệt. Không khí căng như dây đàn. Thị trường chợ đen ngoại tệ ghi nhận một ngày “tung cờ trắng”. Câu chuyện rất đơn giản, bác Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an, tân trung ương uỷ viên vừa có lệnh cho lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm “Tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin về hoạt động của các cơ sở giao dịch vàng, đô la, cửa hàng xăng dầu…”.
Dân có nhu cầu hợp pháp mà không tìm mua được ở những cái chợ hợp pháp là ngân hàng thì đương nhiên họ phải tìm mua của nhau, và đương nhiên những cái chợ dân sinh sẽ ra đời, và còn tồn tại, dù chợ dân sinh, hay chợ đen, hay thị trường tự do- bị coi là bất hợp pháp. Vì sao người dân, và cả các DN không thể mua nổi ngoại tệ từ những cái chợ của bác Giàu? Lý do thì có nhiều nhưng đại khái là chỉ có hai lý do chính:
Ngân hàng cũng chả có đô để bán. Và có, cũng là bán “có điều kiện”, tức là muốn mua phải trả “phí”, tức là tỷ giá của bác Giàu, ngôn ngữ giấy tờ vẫn gọi là cái gì “liên ngân hàng”- chỉ là tỷ giá ảo, áp dụng trong các báo cáo. Và quan trọng hơn, chính những cái chợ hợp pháp này lại chứa trong nó những cái chợ bất hợp pháp, mà chợ này là chợ đầu mối kiểu Đồng Xuân chứ không phải chợ cóc vỉa hè như Hà Trung, Trần Nhân Tông. Năm 2009, lần đầu tiên “những cái chợ đen trong lòng các ngân hàng thương mại” được nói đến công khai trên diễn đàn Quốc hội.
Người phát biểu là ĐBQH, đồng thời là một chủ doanh nghiệp, bà Phạm Thị Loan. “Doanh nghiệp muốn mua 1 triệu USD hiện nay sẽ phải mất phí tới 400-500 triệu đồng và số chênh lệch sẽ được trả thông qua một cá nhân hay tài khoản nào đó, tất nhiên không có hóa đơn hay biên nhận…”. Bà Loan nói.
Ngân hàng cũng chả có đô để bán. Và có, cũng là bán “có điều kiện”, tức là muốn mua phải trả “phí”, tức là tỷ giá của bác Giàu, ngôn ngữ giấy tờ vẫn gọi là cái gì “liên ngân hàng”- chỉ là tỷ giá ảo, áp dụng trong các báo cáo. Và quan trọng hơn, chính những cái chợ hợp pháp này lại chứa trong nó những cái chợ bất hợp pháp, mà chợ này là chợ đầu mối kiểu Đồng Xuân chứ không phải chợ cóc vỉa hè như Hà Trung, Trần Nhân Tông. Năm 2009, lần đầu tiên “những cái chợ đen trong lòng các ngân hàng thương mại” được nói đến công khai trên diễn đàn Quốc hội.
Người phát biểu là ĐBQH, đồng thời là một chủ doanh nghiệp, bà Phạm Thị Loan. “Doanh nghiệp muốn mua 1 triệu USD hiện nay sẽ phải mất phí tới 400-500 triệu đồng và số chênh lệch sẽ được trả thông qua một cá nhân hay tài khoản nào đó, tất nhiên không có hóa đơn hay biên nhận…”. Bà Loan nói.
Thông Báo Khẩn: Ngân Hàng VN Không Cho Rút Tiền Bằng Đô La MyLinh, 3/7/2011
Theo thông báo từ op Caliguy999 của diễn đàn CTTLDC, trong tương lai gần, Nhà nước VN sẽ không cho bất cứ ai rút tiền bằng đô la ra khỏi các ngân hàng nhà nước, mà phải rút ra bằng tiền Hồ. Mấy ngày nay, người dân đã sấp hàng trước các ngân hàng để rút tiền ra mua đô la hay vàng để dự trữ, vì dân biết rất rõ đồng tiền Hồ sẽ lạm phát khủng khiếp vì Nhà nước đã bị phá sản. Riêng ở những nơi cấp Visa, hàng ngàn dân đã sấp hàng xin Visa ra nước ngoài đã gây ra cảnh hỗn độn tại những nơi cấp Visa.
Vì sao 'phố đô la' đóng cửa?
Minh Tùng – Bảo, 08/03/2011
Sau buổi sáng giao dịch bình thường, từ trưa đến chiều qua, nhiều điểm thu đổi ngoại tệ lớn như phố Hà Trung, Hàng Bạc, hệ thống cửa hàng của Công ty Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý tại Hà Nội bất ngờ đồng loạt... ngừng giao dịch tự do.
Tạm thời ‘đóng cửa’ ‘phố đô la’ tại Hà Nội
Nhiều thông tin đồn thổi được người dân rỉ tai nhau, như các cơ quan chức năng bắt đầu đợt kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt, những giải pháp thắt chặt sẽ được phía Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng thực hiện trong thời gian tới sẽ gây bất lợi cho giới kinh doanh được đưa ra để lý giải nguyên nhân bất ngờ này.
Bất ngờ “đóng băng” thị trường ngoại tệ
“Chúng tôi có lệnh yêu cầu ngừng trao đổi ngoại tệ từ tối 6/3, khi sáng có rất đông khách đến hỏi mua USD, buổi chiều thì thưa hơn”, anh Trung cho hay.
Giao dịch “nhìn trước, ngó sau”
Mặc dù thị trường ngoại tệ gần như “đóng băng” nhưng nếu chịu khó đi dò la các cửa hiệu nhỏ lẻ, người có nhu cầu vẫn có thể mua, bán được ngoại tệ. Tuy nhiên chủ các cửa hàng này cũng khá thận trọng trong việc giao dịch.
Chị Thanh, một khách vừa bước ra khỏi cưả hàng trên cho biết: “Ban đầu chủ hiệu từ chối nhưng sau tôi nói muốn mua trên 10.000 USD thì họ đồng ý, họ bảo thị trường tự do đang bị siết nên sợ có lực lượng kiểm tra”.
Trên phố Trần Nhân Tông, cửa hàng TV hôm qua vẫn còn giao dịch nhưng nếu muốn trao đổi ngoại tệ, khách hàng phải đi sâu vào phía trong cửa hàng.
Phản ứng bởi chính sách?
Xảy ra động thái ngừng giao dịch ngoại tệ lạ lùng này, bởi giới kinh doanh đồn nhau thị trường sẽ bị kiểm soát gắt gao hơn nên hầu hết các cửa hàng đều tạm ngừng để “nghe ngóng”.
Chị Thanh, một khách vừa bước ra khỏi cưả hàng trên cho biết: “Ban đầu chủ hiệu từ chối nhưng sau tôi nói muốn mua trên 10.000 USD thì họ đồng ý, họ bảo thị trường tự do đang bị siết nên sợ có lực lượng kiểm tra”.
Trên phố Trần Nhân Tông, cửa hàng TV hôm qua vẫn còn giao dịch nhưng nếu muốn trao đổi ngoại tệ, khách hàng phải đi sâu vào phía trong cửa hàng.
Phản ứng bởi chính sách?
Xảy ra động thái ngừng giao dịch ngoại tệ lạ lùng này, bởi giới kinh doanh đồn nhau thị trường sẽ bị kiểm soát gắt gao hơn nên hầu hết các cửa hàng đều tạm ngừng để “nghe ngóng”.
Chợ đô la ngừng giao dịch có thể do phản ứng bởi chính sách.
Người Việt ồ ạt sang Campuchia rút USD kiếm lời
Phan Anh, Date: 2011/3/8
Theo Phnom Penh Posthttp://dantri.com.vn/c728/s728-454676/nguoi-viet-o-at-sang-campuchia-rut-usd-kiem-loi.htm
(Dân trí) - Nhiều tuần trước, Ngân hàng Hoàng gia ANZ Campuchia để ý thấy một khách hàng lạ tại cột ATM của họ ở Phnom Penh. Đi cùng một người đàn ông để canh chừng, người phụ nữ dùng thẻ Techcombank Việt Nam phát hành rút 2.000 USD, lượng tiền mặt cho phép tối đa.
Sau đó, người phụ nữ này rút ra chiếc thẻ Techcombank khác, rút liên tục 11 lần.
Người phụ nữ trên chỉ là một trong số ngày càng nhiều người Việt Nam sang Campuchia mà theo những ngân hàng ở đây là để “rửa sạch” các máy ATM, tận dụng cơ hội có sự chênh lệch lớn giữa tỉ giá USD chính thức của Việt Nam và tỷ giá chợ đen để kiếm hàng nghìn USD.
Sau đó, người phụ nữ này rút ra chiếc thẻ Techcombank khác, rút liên tục 11 lần.
Người phụ nữ trên chỉ là một trong số ngày càng nhiều người Việt Nam sang Campuchia mà theo những ngân hàng ở đây là để “rửa sạch” các máy ATM, tận dụng cơ hội có sự chênh lệch lớn giữa tỉ giá USD chính thức của Việt Nam và tỷ giá chợ đen để kiếm hàng nghìn USD.
“Chúng tôi đã gửi thông tin tới Visa để được hỗ trợ”, So Phonnary cho hay. “Họ đã trả lời chúng tôi rằng họ không thấy có sự gian lận gì ở đây. Những người rút tiền là những chủ thẻ thật và thẻ của họ là thẻ thật, không phải thẻ giả”.
Jayant Menon, một chuyên gia tiền tệ của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cho biết qua thư điện tử rằng, Việt Nam từ lâu đã phải “vật lộn” với chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá chợ đen.
Chúng tôi chỉ trích đăng những Tin Tức trên đây. Ở đoạn dưới trong Phần này, chúng tôi đăng lại toàn Bài của các Phóng viên để quý Vị biết chi tiết về tầm quan trọng của vấn đề Ngoại Hối ở Việt Nam. Đồng Tiền là Mạch máu của Kinh tế. Mà Mạch Máu bất ổn, thì Kinh tế bệnh hoạn.
Hậu quả: bất ổn Dân sinh
và bế tắc Ngoại thương
Giữa việc cấm cản Thị trường ngoại hối và những hệ quả trên đời sống Dân chúng và trên sinh hoạt thương mại có nhiều những phức tạp tế nhị. Tuy nhiên, trong phạm vi bài vắn gọn này, chúng tôi chỉ nêu ra những hệ quả đơn giản và cụ thể hơn cả.
Bất ổn Dân sinh
Vấn đề bất ởn dân sinh ở đây là vật giá tăng vọt, lạm phát liên tục. Có thể Nhà Nước đưa ra lý do siết chặt ngoại tệ là để giảm thiểu nhập ngoại. Đây cũng là một trong những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires) bắng Kiểm soát Ngoại hối để hạn chế nhập cảng. Nhưng thực tế ở Việt Nam, trong tình trạng Kinh tế quốc doanh nắm chủ động và các Công ty nước ngoài giữ chính yếu vai trò sản xuất hàng công nghệ, Nhà Nước có thể thực hiện được không. Chúng tôi thấy những lý do sau đây khiến Nhà Nước không thực hiện được:
* Đối với những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, việc sản xuất hàng tiêu thụ thường dùng trong nước vẫn tùy thuộc vào nhập cảng những Linh kiện và những Thiết bị nước ngoài. Những Tập đòan quốc doanh, vốn tính “lười“, sản xuất cho xong nhiệm vụ, không cố gắng sản xuất những Linh kiện cấu thành hàng hóa, mà chỉ mua sẵn tại nước ngoài để ráp nối. Tất nhiên hầu hết những Thiết bị sản xuất cũng đến từ nước ngoài. Linh kiện và những Thiết bị là những yếu tố cấu tạo chính yếu nên Giá thành sản xuất. Vì vậy, khi thắt chặt Ngoại hối, nghĩa là phải nhập cảng Thiết bị và Linh kiện với Tỷ giá Đo-la cao, thì hàng hóa sản xuất ra sẽ bị chính những Tập đoàn Kinh tế tăng giá thành, do đó vật giá tiêu dùng phải tăng và dân chúng khổ. Đây là lạm phát gián tiếp qua ngả giá thành sản xuất.
* Lý do nữa có lẽ là quan trọng hơn việc Tỷ giá Đo-la tăng, đóø chính là việc phá giá đồng Tiền VN. Nhà Nước vẫn thường nói rằng Nhà Nước thiếu Dự trữ ngoại tệ, nhưng Dân chúng vẫn giữ khối Ngoại tệ lớn, nhưng không bỏ ra cho nền Kinh tế. Tỉ dụ, trong những năm trường, dân chúng nhận ngoại tệ từ khối Kiều bào và vẫn dự trữ. Tất nhiên dân chúng không muốn bỏ nó vào nền Kinh tế vì nền Kinh tế Việt Nam nằm trong tay Nhà Nước chỉ nhằm Tham nhũng, Lãng phí cướp bóc. Khi dân chúng bỏ đồng Đo-la dự trữ ra để chỉ thu vào đồng bạc VN phá giá, thì dân chúng không làm. Việc phá giá đồng Tiền VN là yếu tố quan trọng làm lạm phát, vật giá tăng vọt và dân khổ.
* Đối với những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, việc sản xuất hàng tiêu thụ thường dùng trong nước vẫn tùy thuộc vào nhập cảng những Linh kiện và những Thiết bị nước ngoài. Những Tập đòan quốc doanh, vốn tính “lười“, sản xuất cho xong nhiệm vụ, không cố gắng sản xuất những Linh kiện cấu thành hàng hóa, mà chỉ mua sẵn tại nước ngoài để ráp nối. Tất nhiên hầu hết những Thiết bị sản xuất cũng đến từ nước ngoài. Linh kiện và những Thiết bị là những yếu tố cấu tạo chính yếu nên Giá thành sản xuất. Vì vậy, khi thắt chặt Ngoại hối, nghĩa là phải nhập cảng Thiết bị và Linh kiện với Tỷ giá Đo-la cao, thì hàng hóa sản xuất ra sẽ bị chính những Tập đoàn Kinh tế tăng giá thành, do đó vật giá tiêu dùng phải tăng và dân chúng khổ. Đây là lạm phát gián tiếp qua ngả giá thành sản xuất.
* Lý do nữa có lẽ là quan trọng hơn việc Tỷ giá Đo-la tăng, đóø chính là việc phá giá đồng Tiền VN. Nhà Nước vẫn thường nói rằng Nhà Nước thiếu Dự trữ ngoại tệ, nhưng Dân chúng vẫn giữ khối Ngoại tệ lớn, nhưng không bỏ ra cho nền Kinh tế. Tỉ dụ, trong những năm trường, dân chúng nhận ngoại tệ từ khối Kiều bào và vẫn dự trữ. Tất nhiên dân chúng không muốn bỏ nó vào nền Kinh tế vì nền Kinh tế Việt Nam nằm trong tay Nhà Nước chỉ nhằm Tham nhũng, Lãng phí cướp bóc. Khi dân chúng bỏ đồng Đo-la dự trữ ra để chỉ thu vào đồng bạc VN phá giá, thì dân chúng không làm. Việc phá giá đồng Tiền VN là yếu tố quan trọng làm lạm phát, vật giá tăng vọt và dân khổ.
Bế tắc Ngoại thương
Nếu các Tập đoàn quốc doanh có khả năng được Nhà Nước cấp phát ngoại tệ để nhập Thiết bị và Linh kiện như nói ở đoạn trên, thì những Giới Thương gia tư doanh phải vất vả để có ngoại tệ mà nhập cảng. Chúng tôi chỉ cần đưa ra tỷ dụ sau đây để nói về phương diện bế tắc Ngoại thương này:
“Người phát biểu là ĐBQH, đồng thời là một chủ doanh nghiệp, bà Phạm Thị Loan. “Doanh nghiệp muốn mua 1 triệu USD hiện nay sẽ phải mất phí tới 400-500 triệu đồng và số chênh lệch sẽ được trả thông qua một cá nhân hay tài khoản nào đó, tất nhiên không có hóa đơn hay biên nhận…”. Bà Loan nói.”
“Người phát biểu là ĐBQH, đồng thời là một chủ doanh nghiệp, bà Phạm Thị Loan. “Doanh nghiệp muốn mua 1 triệu USD hiện nay sẽ phải mất phí tới 400-500 triệu đồng và số chênh lệch sẽ được trả thông qua một cá nhân hay tài khoản nào đó, tất nhiên không có hóa đơn hay biên nhận…”. Bà Loan nói.”
Khi Bà Phạm Thị Loan phải mất phí 400-500 triệu đồng, chẳng lẽ Bà bắt chồng con phải chịu việc mất phí này khi bán hàng ra. Chắc chắn là không ! Bà sẽ tính việc mất phí này vào Giá thành hàng hóa để thu lại. Vật giá phải tăng, lạm phát phải có để bà có thể thu lại việc mất phí.
Một động tác cướp dựt bẩn thỉu của Nhà Nước
Ở phần đầu, chúng tôi đã viết rằng việc Tăng trưởng Kinh tế hàng năm 7-8%, nghĩa là thu vào Ngoại tệ dồi dào, cộng thêm Kiều bào gửi về hàng năng chừng 7-9 tỉ Đo-la, thì hậu quả sẽ là:
* Đồng tiền Việt Nam phải có Tỷ giá mạnh sánh với Đo-la.
* Kho Dự trữ Ngoại tệ, Đo-la phải dồi dào.
Nhưng ngược lại, lúc này, đồng Tiền Việt Nam bị phá giá nhiều lần và Kho dự trữ Ngoại tệ chi còn không đủ nhập cảng cho chửng 1 tháng rưỡi.
Tất nhiện phải có sự thất thoát. Chúng tôi chỉ nêu ra những ngõ thất thoát như sau:
=> Nhà Nước cấp phát ngoại tệ cho những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh. Những Tập đoàn này chỉ lo tham nhũng, lãng phí, làm “thất thoát“ vào túi riêng để chuyển ra nước ngoài.
=> Những Lãnh đạo đảng tham nhũng, thu góm tài sản, chuyển sang ngoại tệ để gửi Ngân Hàng nước ngoài hoặc đầu tư ở ngoại quốc.
=> Khi thâu tóm tài sản chung làm của riêng và chuyển ra nước ngoài rồi, thì dự trữ ngoại tệ nhà nước rỗng. Nhưng để có thể chi dùng trong nước, thì Nhà Nước CSVN cho phá giá đồng Tiền, nghĩa là in tiền mới ra để tiêu.
=> Nhà Nước chiêu dụ dân chúng gửi ngoại tệ vào Ngân Hàng, tỉ dụ với lãi suất cao, để rồi họ cấm không được rút ngoại tệ ra và chỉ trả cho đồng tiền VN phá giá mà họ mới in ra. Đây là ĐỘNG TÁC BIỂN THỦ BẨN THỈU của Nhà Nước.
Dân chúng Việt Nam đủ thông minh để nhìn rõ ĐỘNG TÁC BIỂN THỦ ĐÊ TIỆN này của CSVN.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.03.2011
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment