Thanks Giving 2010, vợ chồng tôi về Orlando thăm một người bạn nhận ra nhau trên internet là đã học chung đệ thất 1952. Đến nơi mới biết thêm vợ của anh Lê Kim Lộc vừa là một cô Tôn Nữ vừa là cựu sinh viên QGHC khóa 16.
Chị Phương cùng anh Lộc gánh vác một phòng mạch và nói họ sống "low key" nghĩa là âm thầm, khiêm tốn. Quả vậy họ sống ngay trên bờ của cái hồ lớn thứ hai của Florida mà tôi tưởng là biển với bờ dừa xanh bên kia của một hải đảo. Cá sấu ngủ trên cỏ tự nhiên như đang thiền định.Anh chị Lộc mời gia đình tôi đi ăn cùng mấy anh chị đồng môn ở gần . Anh chị Hùng (khóa 8), anh chị Tôn (Phạm Hồ, khóa 10), anh chị Cửu, và anh Nhàn, chị Nhàn bận đi làm.
Đã gần 20 năm tôi mới gặp mặt một ông "đốc phủ sứ tân thời". Thật tình tôi chỉ nhớ anh Tôn (phân biệt với Nguyễn An Tôn) ở trong ký túc xá. Thì ra trong thời bạc bẻo nầy, tôi còn được sự thương mến của anh bạn cũ vừa qua tiểu học, và các anh bạn chung trước ngưỡng cửa của cuộc đời. May quá không ai ép ai uống bia rượu, nên trò chuyện cũng kha khá. Tôi không nhớ ai đã nêu ra một câu chuyện và một câu hỏi.Câu chuyện là vợ của anh Thương phó tỉnh Thừa Thiên bị bắn ngay trước nhà vào Tết mậu Thân, chị Thương hiện sống ở VN rất chật vật, nếu không muốn nói là nghèo túng; gia đình của chị Thương hiện ở Mỹ rất giàu sang. Câu hỏi là Lê Hữu Bôi sống chết thế nào.Tôi không biết gì về chị Thương. Tôi chỉ biết anh Thương khi cố thoát khỏi nhà bị bắn ngay tại cỗng ở Bến Ngự.
Tôi vừa đọc một bài của cựu dân biểu Nguyễn Lý Tưởng về những biến cố ở Huế. Tác giả nói Lê Hữu Bôi bị bắt và sau đó chết trên núi. Tôi thấy đúng và đã tham luận như sau. Nay xin chép lại để trả lời câu hỏi trên về lê Hữu Bôi khóa 10.Tác giả Nguyễn Lý Tưởng có nói đến trường hợp Lê Hữu Bôi bị bắt tại Phủ Cam. Theo tôi đúng như vậy.Khi Huế được tái chiếm, bs Nguyễn Phúc Quế tổng trưởng xã hội bảo tôi phải đi ngay ra Huế tìm Lê Hữu Bôi và ông trưởng ty xã hội Lê Quang Bái. Phía Hoa Kỳ đã cho tôi đi trên chiếc máy bay bà già một máy.
Tôi đến địa chỉ Bôi ghi trên đơn xin nghỉ phép, kế tiếp mấy ngày nghỉ Tết thường lệ. Căn nhà trong hẻm gần số 46 bờ sông Phan Chu Trình của thầy Ngô Đốc Khánh, bố của Ngô Bích Diễm. Cả khu còn trống vì dân chưa hồi cư. Tôi đã đi tìm và gặp vợ anh Bá (Lê Hữu Bá anh cả của Bôi) còn cùng mấy con tá túc trong trường sư phạm tức tòa khâm cũ góc cầu Trường Tiền và Morin.
Theo chị Bá, anh Bá đã xin phép đặc biệt vài giờ nghỉ tuy có lệnh cấm trại về nhà ăn cơm tối ba mươi với chú em lâu ngày không ăn tết chung. Anh Bá là thượng sĩ an ninh quân đội tiểu khu Thừa Thiên. Đó cũng là đêm định mệnh.
Hôm mồng một tết, một đám thanh niên choai choai vào nhà vì họ đã biết anh Bá là an ninh quân đội. Anh Bá và Bôi người thì ngồi trong tủ áo quần, người thì núp trên máng xối. Chị Bá đem cả lũ con cam kết không có ai trong nhà nữa nếu tìm ra thì bắn hết mọi người kể cả chị Bá và các con. Họ đi ra. Chiều đến cảnh cũ diễn lại. Sau một đêm tạm yên, hôm sau họ đến nữa và đông hơn. Chị Bá lại đóng kịch lần thứ ba và thành công như hai lần trước.Thấy chuyện không xong, Bá và Bôi tìm cách lên Phủ Cam. Anh Bá lấy vợ Thiên Chúa Giáo và có nhiều liên lạc với Phủ Cam. Nơi họ ở ngay bên đường xe lửa, bên kia là xóm đạo rồi. Bôi giả vờ là phụ nữ đội chiếc nón, quàng áo pardessus xanh, anh Bá thì làm như ông già. Họ đến được Phủ Cam nhưng hầu hết thanh niên ở đây đã đi; một số ít lưỡng lự và không biết cách thoát nên chần chờ qua đêm.
Đêm đó VC từ bên dước phía Tòa Tổng Giám Mục đánh lên và chiếm khu nhà thờ bắt hết.Lê Hữu Bôi sau khi tốt nghiệp khóa 10 quốc gia hành chánh được bổ nhiệm về Phủ Đặc Ủy Tỵ Nạn Cọng Sản. Chức vụ cuối là chánh sự vụ Sở Định Cư khi phủ nầy sáp nhập với Bộ Xã Hội, trụ sở góc Tự Do và Bưu Điện Chính. Chừng hai mươi tám Tết, Bôi đến phòng tôi trong Bộ từ giả về Huế ăn Tết và được phép nghỉ thêm một tuần lo cưới vợ.
Chừng một giờ sau, Thu, cô thư ký (tôi gặp 1984 tại San Jose) cầm chiếc cà vạt rất lo âu đến gặp tôi. Thu nói: sao ông Bôi lại nói gỡ rằng có chuyện chi thì đưa cái cà vạt nầy cho ông Tuệ trao cho gia đình. Khi tôi trở về báo tin xấu, không ai nghĩ đến cái cà vạt.Khoảng hai năm sau, vài tờ báo ở Saigon đăng lời lên án VC tàn ác giết nhiều người và trong một mộ tập thể có xác của Lê Hữu Bôi trong cái áo khoát ni lông màu xanh chưa mục. Mấy người soạn thảo bài nầy không biết tôi ở đâu (vì tôi bị đì, trả về bộ Quốc Phòng làm ở quân nhu) nên họ đã tự động kê tên tôi.
Vì yếu tố cái áo xanh đúng như chị Bá tả, tôi không phản đối việc ký thay nầy.Lê Hữu Bôi là cháu của hoà thượng Tịnh Khiết (ôn Tường Vân). Khi bênh vực đại lão nầy trước lời chỉ trích của ông Võ Văn Ái, Liên Thành có nói trường hợp Bôi về Huế lo cưới vợ và bị giết trong Tết Mậu Thân. Bôi có anh kế là Đỗ học cải tạo với tôi nhưng cách một hàng rào thưa trong năm đầu. Đỗ đã quá vãng tại San Jose ba năm rồi.
Lúc ấy tại Bộ Xã Hội, ngoài mấy anh lớn khóa trước, nhóm QGHC mới vào nghề chỉ có tôi, Bôi và ba cô Diễm (aka Diễm Xưa), Liên con bà chủ hãng dệt Liên Phương và Kim Qui, Qui hiện ở San Jose có lẽ đã là tỷ phú.
Tôn Thất Tuệ
Posted by Bỉnh Bút at 3:59 PM 0 comments
Labels: TonThatTue
Chị Phương cùng anh Lộc gánh vác một phòng mạch và nói họ sống "low key" nghĩa là âm thầm, khiêm tốn. Quả vậy họ sống ngay trên bờ của cái hồ lớn thứ hai của Florida mà tôi tưởng là biển với bờ dừa xanh bên kia của một hải đảo. Cá sấu ngủ trên cỏ tự nhiên như đang thiền định.Anh chị Lộc mời gia đình tôi đi ăn cùng mấy anh chị đồng môn ở gần . Anh chị Hùng (khóa 8), anh chị Tôn (Phạm Hồ, khóa 10), anh chị Cửu, và anh Nhàn, chị Nhàn bận đi làm.
Đã gần 20 năm tôi mới gặp mặt một ông "đốc phủ sứ tân thời". Thật tình tôi chỉ nhớ anh Tôn (phân biệt với Nguyễn An Tôn) ở trong ký túc xá. Thì ra trong thời bạc bẻo nầy, tôi còn được sự thương mến của anh bạn cũ vừa qua tiểu học, và các anh bạn chung trước ngưỡng cửa của cuộc đời. May quá không ai ép ai uống bia rượu, nên trò chuyện cũng kha khá. Tôi không nhớ ai đã nêu ra một câu chuyện và một câu hỏi.Câu chuyện là vợ của anh Thương phó tỉnh Thừa Thiên bị bắn ngay trước nhà vào Tết mậu Thân, chị Thương hiện sống ở VN rất chật vật, nếu không muốn nói là nghèo túng; gia đình của chị Thương hiện ở Mỹ rất giàu sang. Câu hỏi là Lê Hữu Bôi sống chết thế nào.Tôi không biết gì về chị Thương. Tôi chỉ biết anh Thương khi cố thoát khỏi nhà bị bắn ngay tại cỗng ở Bến Ngự.
Tôi vừa đọc một bài của cựu dân biểu Nguyễn Lý Tưởng về những biến cố ở Huế. Tác giả nói Lê Hữu Bôi bị bắt và sau đó chết trên núi. Tôi thấy đúng và đã tham luận như sau. Nay xin chép lại để trả lời câu hỏi trên về lê Hữu Bôi khóa 10.Tác giả Nguyễn Lý Tưởng có nói đến trường hợp Lê Hữu Bôi bị bắt tại Phủ Cam. Theo tôi đúng như vậy.Khi Huế được tái chiếm, bs Nguyễn Phúc Quế tổng trưởng xã hội bảo tôi phải đi ngay ra Huế tìm Lê Hữu Bôi và ông trưởng ty xã hội Lê Quang Bái. Phía Hoa Kỳ đã cho tôi đi trên chiếc máy bay bà già một máy.
Tôi đến địa chỉ Bôi ghi trên đơn xin nghỉ phép, kế tiếp mấy ngày nghỉ Tết thường lệ. Căn nhà trong hẻm gần số 46 bờ sông Phan Chu Trình của thầy Ngô Đốc Khánh, bố của Ngô Bích Diễm. Cả khu còn trống vì dân chưa hồi cư. Tôi đã đi tìm và gặp vợ anh Bá (Lê Hữu Bá anh cả của Bôi) còn cùng mấy con tá túc trong trường sư phạm tức tòa khâm cũ góc cầu Trường Tiền và Morin.
Theo chị Bá, anh Bá đã xin phép đặc biệt vài giờ nghỉ tuy có lệnh cấm trại về nhà ăn cơm tối ba mươi với chú em lâu ngày không ăn tết chung. Anh Bá là thượng sĩ an ninh quân đội tiểu khu Thừa Thiên. Đó cũng là đêm định mệnh.
Hôm mồng một tết, một đám thanh niên choai choai vào nhà vì họ đã biết anh Bá là an ninh quân đội. Anh Bá và Bôi người thì ngồi trong tủ áo quần, người thì núp trên máng xối. Chị Bá đem cả lũ con cam kết không có ai trong nhà nữa nếu tìm ra thì bắn hết mọi người kể cả chị Bá và các con. Họ đi ra. Chiều đến cảnh cũ diễn lại. Sau một đêm tạm yên, hôm sau họ đến nữa và đông hơn. Chị Bá lại đóng kịch lần thứ ba và thành công như hai lần trước.Thấy chuyện không xong, Bá và Bôi tìm cách lên Phủ Cam. Anh Bá lấy vợ Thiên Chúa Giáo và có nhiều liên lạc với Phủ Cam. Nơi họ ở ngay bên đường xe lửa, bên kia là xóm đạo rồi. Bôi giả vờ là phụ nữ đội chiếc nón, quàng áo pardessus xanh, anh Bá thì làm như ông già. Họ đến được Phủ Cam nhưng hầu hết thanh niên ở đây đã đi; một số ít lưỡng lự và không biết cách thoát nên chần chờ qua đêm.
Đêm đó VC từ bên dước phía Tòa Tổng Giám Mục đánh lên và chiếm khu nhà thờ bắt hết.Lê Hữu Bôi sau khi tốt nghiệp khóa 10 quốc gia hành chánh được bổ nhiệm về Phủ Đặc Ủy Tỵ Nạn Cọng Sản. Chức vụ cuối là chánh sự vụ Sở Định Cư khi phủ nầy sáp nhập với Bộ Xã Hội, trụ sở góc Tự Do và Bưu Điện Chính. Chừng hai mươi tám Tết, Bôi đến phòng tôi trong Bộ từ giả về Huế ăn Tết và được phép nghỉ thêm một tuần lo cưới vợ.
Chừng một giờ sau, Thu, cô thư ký (tôi gặp 1984 tại San Jose) cầm chiếc cà vạt rất lo âu đến gặp tôi. Thu nói: sao ông Bôi lại nói gỡ rằng có chuyện chi thì đưa cái cà vạt nầy cho ông Tuệ trao cho gia đình. Khi tôi trở về báo tin xấu, không ai nghĩ đến cái cà vạt.Khoảng hai năm sau, vài tờ báo ở Saigon đăng lời lên án VC tàn ác giết nhiều người và trong một mộ tập thể có xác của Lê Hữu Bôi trong cái áo khoát ni lông màu xanh chưa mục. Mấy người soạn thảo bài nầy không biết tôi ở đâu (vì tôi bị đì, trả về bộ Quốc Phòng làm ở quân nhu) nên họ đã tự động kê tên tôi.
Vì yếu tố cái áo xanh đúng như chị Bá tả, tôi không phản đối việc ký thay nầy.Lê Hữu Bôi là cháu của hoà thượng Tịnh Khiết (ôn Tường Vân). Khi bênh vực đại lão nầy trước lời chỉ trích của ông Võ Văn Ái, Liên Thành có nói trường hợp Bôi về Huế lo cưới vợ và bị giết trong Tết Mậu Thân. Bôi có anh kế là Đỗ học cải tạo với tôi nhưng cách một hàng rào thưa trong năm đầu. Đỗ đã quá vãng tại San Jose ba năm rồi.
Lúc ấy tại Bộ Xã Hội, ngoài mấy anh lớn khóa trước, nhóm QGHC mới vào nghề chỉ có tôi, Bôi và ba cô Diễm (aka Diễm Xưa), Liên con bà chủ hãng dệt Liên Phương và Kim Qui, Qui hiện ở San Jose có lẽ đã là tỷ phú.
Tôn Thất Tuệ
Posted by Bỉnh Bút at 3:59 PM 0 comments
Labels: TonThatTue
No comments:
Post a Comment