Hiền Vy, thông tín viên RFA
2011-03-07
Sự thành công của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai cập đã thổi một làn gió mới vào các quốc gia đang sống trong chế độ độc tài trên thế giới và trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Từ "cách mạng hoa lài"...
Để cổ võ cho phong trào đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam, người Việt hải ngoại đã biểu tình nhiều nơi trong tuần qua.
Vào cuối tuần 26 và 27 tháng Hai, một số người Việt tại Nam California đã tuyệt thực và biểu tình. Thứ Sáu, mùng 4 tháng Ba, tại Bắc California cũng có một biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Việt Nam.
Vào thứ Bảy,5 tháng Ba tại Frankfurt, nước Đức, cũng có một cuộc biểu tình trước tòa Lãnh sự Việt Nam. Và vào trưa Chủ Nhật, 6 tháng Ba, khoảng trên dưới một ngàn người Việt đã tề tựu trong khuôn viên Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ cũng để đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.
Người Việt Quốc gia tại hải ngoại sẽ luôn luôn sát cánh với đồng bào quốc nội và sẽ cùng với đồng bào quốc nội tranh đấu cho đến khi đạt được Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam
"Tự Do cho Việt Nam. Dân Chủ cho Việt Nam. Nhân quyền cho Việt Nam ..."
Đó là vài trong những khẩu hiệu được đồng hương Việt Nam hô to trong buổi biểu tình trưa Chủ Nhật, ngày 6 tháng 3 vừa qua tại Houston. Trưởng ban tổ chức, ông Trần Trí Hoàng cho biết lý do nhóm Hoa Lư kêu gọi đồng hương xuống đường :
"Cám ơn quí vị hiện diện đông đủ nơi đây để góp phần chuyển ngọn lửa đấu tranh về Việt Nam, kêu gọi đồng bào quốc nội thân yêu của chúng ta hãy đứng lên cùng trào lưu cách mạng Hoa Lài, xuống đường đòi cho bằng được Tự do, Dân chủ, Nhân quyền và xóa bỏ chế độ độc tài, độc đảng, cộng sản Việt Nam.
Người Việt Quốc gia tại hải ngoại sẽ luôn luôn sát cánh với đồng bào quốc nội và sẽ cùng với đồng bào quốc nội tranh đấu cho đến khi đạt được Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam"
Một sinh viên trẻ tên David cho biết lý do em tham dự cuộc biểu tình:
"Là người Việt Nam, mình cũng mong muốn người Việt Nam có Tự do ở Việt Nam như các nước dân chủ. Nên cháu ra đây để support và mong một ngày nào đó Việt Nam sẽ có Tự do"
Anh Bùi Ngọc Thắng thì chia sẻ rằng người Việt hải ngoại luôn luôn ủng hộ phong trào tranh đấu quốc nội:
"Ở hải ngoại này chúng tôi là những người tiếp sức cho công cuộc đấu tranh trong nước và tác động cho trong nước biết rằng chúng tôi không bao giờ quên họ. Và chúng tôi luôn ủng hộ tinh thần đấu tranh của những người trong nước ..."
...đến "cách mạng hoa sen"?
Trong khi đó, một người trẻ khác tên Trâm cho rằng tiếng nói của người Việt hải ngoại dù ở rất xa Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc tranh đấu cho Tự do của người trong nước:
"...dù ít hay nhiều thì nó cũng có ảnh hưởng vì người ta hiểu được ở hải ngoại ít nhất cũng có quyền tự do hội họp, tự do lên tiếng. Được phản đối những gì mình muốn chứ không phải như trong nước mà tụ họp là phạm luật"
Biểu tình tại Houston hôm 06/3/2011. Photo by Hien Vy/RFA Và ông Thanh Nguyễn cũng đồng ý như vậy:
"Có, bởi vì tuổi trẻ và đồng bào trong nước sẽ thấy có người ở nước ngoài hỗ trợ thì họ sẽ đứng lên để tranh đấu"
Nhiều người tin rằng cuộc "Cách Mạng Hoa Lài" cũng sẽ lan đến Việt Nam. Ông Chu Hữu cho rằng:
"Không chóng thì chày cũng sẽ thành công. Thuận lòng trời, thuận lòng dân thì sẽ được. Đảng cộng sản Việt Nam đang cai trị toàn dân một cách sắt máu. Họ tiêu diệt tôn giáo và tự do dân chủ nhân quyền. Họ cướp đất, cướp đai và hành hạ con người Việt Nam rất khổ sở. Cho nên họ không thể tồn tại mãi được"
Và theo ông Thanh là Việt Nam sẽ có cuộc "cách mạng Hoa Sen":
"Sẽ lan về Việt Nam và ngay bây giờ Việt Nam đang có cuộc cách mạng Hoa Sen. Hy vọng một ngày nào đó sẽ chấm dứt chế độ Cộng sản"
Dù rất mong muốn người dân Việt được Tự do và Dân chủ nhưng ai ai cũng lo ngại là sẽ có một cuộc đàn áp từ nhà nước Việt Nam, nếu có một cuộc nổi dậy của dân chúng. Anh Bùi Ngọc Thắng lo ngại có thể Việt Nam sẽ có một "Thiên An Môn" như tại Trung quốc hơn hai thập niên trước:
"Việt cộng là học trò của Trung cộng nên Trung cộng làm gì thì Việt cộng cũng sẽ làm như vậy, nhưng có tiếng nói của người Việt hải ngoại cũng như chúng tôi đưa tiếng nói lên quốc hội của nơi chúng tôi đang cư ngụ, thì có thể Việt Nam sẽ không dám đàn áp mạnh như ở Thiên An Môn "
Đảng cộng sản Việt Nam đang cai trị toàn dân một cách sắt máu. Họ tiêu diệt tôn giáo và tự do dân chủ nhân quyền. Họ cướp đất, cướp đai và hành hạ con người Việt Nam rất khổ sở. Cho nên họ không thể tồn tại mãi được.
Ông Chu Hữu
Nhưng sinh viên David Nguyễn thì cho rằng:
"Sẽ có đàn áp, nhưng muốn có Tự do thì phải không e ngại. Phải vượt qua những cái đó để tìm Tự do. Cuộc tranh đấu nào cho Tự do cũng sẽ có đổ máu và chính những đổ máu đó sẽ mang lại Tự Do"
Trong khi đó ông Chu Hữu thì tin rằng sự đàn áp sẽ khó khăn hơn nếu toàn dân cùng lên tiếng:
"Nếu toàn dân đồng lòng đoàn kết đứng lên thì đảng Cộng sản không làm gì được. Nếu cá nhân lẻ tẻ thì họ sẽ tìm cách tiêu diệt nhưng với một số lượng 80 triệu dân cùng nổi dậy thì họ có ba đầu sáu tay cũng không làm gì được"
Chúng tôi xin mượn lời phát biểu của Dược sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thảo, một người trong ban tổ chức, để kết thúc bài phóng sự này:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-americans-rally-calling-for-a-free-and-democratic-vietnam-03072011192339.html
Việt Nam Cập nhật Thứ Ba, 08 tháng 3 2011 RSS
Hàng ngàn công nhân đình công tại Hà Nội
Hình: ASSOCIATED PRESS
Chia sẻ
Tin liên hệ
Tin của hãng thông tấn Đức DPA đánh đi từ Hà Nội ngày 8/3 cho hay cuộc đình công đòi tăng lương của gần 3.000 công nhân tại nhà máy lắp ráp xe Yamaha Motor Vietnam 2 ở Hà Nội đã bước sang ngày thứ hai.
Một giới chức của công ty nói với DPA rằng người lao động yêu cầu được tăng lương thêm 400.000 đồng mỗi tháng.
Giới chức không muốn nêu tên cho biết các công nhân nói rằng mức lương hiện tại không đủ cho họ trang trải đời sống giữa bối cảnh giá cả leo thang đắt đỏ, đặc biệt là giá xăng dầu và giá điện tăng cao.
Nguồn tin này cho hay công ty sẽ đưa ra quyết định vào ngày mai 9/4. Vẫn theo giới chức công ty Yamaha Motor Vietnam 2, công ty có thể đáp ứng nhu cầu của người lao động, nhưng e rằng việc này sẽ làm ảnh hưởng tới các công ty khác trong cùng khu công nghiệp Sóc Sơn-Hà Nội vì công nhân sẽ rủ nhau đình công đòi tăng lương.
Hiện tại, mức lương khởi điểm ở công ty Yamaha Motor Vietnam 2 là trên 1 triệu 600 ngàn đồng mỗi tháng. Lương của nhân viên làm việc trên 5 năm là 2 triệu đồng.
Tháng hai vừa qua, chính phủ tăng giá xăng dầu lên 24% và nâng giá điện lên 15%. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng rồi tăng cao kỷ lục trong vòng hai năm nay là 12,31%.
Năm ngoái, chính phủ đặt mục tiêu kìm giữ lạm phát ở mức 8%, nhưng tỷ lệ này đã vượt lên gần 12%.
Tình trạng lạm phát tại Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục gây ra nhiều cuộc đình công nữa trong thời gian tới.
Nguồn: DPA, Tinthethao.com.vn
Nhiều ngàn công nhân tại nhà máy giày Tae Kwang Vina, khu công nghiệp Biên Hòa 2 tham gia đình công đòi tăng lương.
Một nguồn tin nói tới 20,000 người ngưng làm việc tại cơ sở gia công giày cho hãng Nike.
Công nhân của Tae Kwang Vina cho phái viên hay họ đã khiếu nại nhiều lần về lương thấp, bữa ăn trưa thiếu chất, nhưng chưa được giải quyết.
Trưa 23/12 hàng ngàn công nhân đồng loạt đình công.
Tin trên báo Thanh Niên nói tới 20,000 công nhân tại Tae Kwang Vina lãn công tập thể.
Ngoài yêu sách tăng lương, công nhân của Tae Kwang Vina còn yêu cầu được nghỉ Tết sớm.
Thay vì bắt đầu nghỉ từ 29 Tết, công nhân muốn nghỉ từ 27 hoặc 28 Tết.
Trong cùng ngày hơn 4000 công nhân công ty Namyang, tại khu công nghiệp Amata đồng loạt đình công.
Namyang là công ty Nam Hàn, chuyên sản xuất sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Đình công đòi tăng lương xảy ra ngày càng nhiều tại Việt Nam. Nguyên nhân hàng đầu là do lương thấp. Thống kê cho thấy lương trả công nhân Việt Nam tại các dự án FDI đứng gần cuối bảng tại Á châu.
Với lương trung bình 49 USD/tháng, lương của lao động Việt Nam chỉ nhỉnh hơn Campuchia một chút, là 47,36 USD, theo Phòng Thương mại Âu châu tại Việt Nam.
Trong khi công nhân tại Indonesia được trả 82 USD/tháng, Trung Quốc 117 USD/tháng, Thái Lan 156 USD/tháng, Philippines 167 USD/tháng, Malaysia 336 USD/tháng, Ðài Loan 540 USD/tháng, Hàn Quốc 830 USD/tháng, Singapore 1.146 USD/tháng và Nhật 1.810 USD/tháng.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-03-08
Tình hình giá cả tăng vào mỗi dịp Tết đến, cũng như việc tăng giá xăng dầu vừa qua của chính phủ Việt Nam đã khiến cho sức mua của đồng lương giảm sút đáng kể.
Bão giá làm khổ dân nghèo
Từ đó giới công nhân buộc phải lên tiếng qua biện pháp đình công đòi tăng lương cho kịp với giá cả thị trường.
Tuần trước, hàng ngàn công nhân thuộc công ty Shing Mark đã tập trung trước trụ sở công an huyện Trảng bom, Đồng Nai biểu tình đòi trả tự do cho các đồng nghiệp của họ bị bắt vì những đồng nghiệp đó đã tham gia đình công.
Mới hôm ngày 7 tháng 3, hơn ba ngàn công nhân nhà máy lắp ráp xe máy Nhật Yamaha ở khu công nghiệp Sóc Sơn, Hà Nội đã đồng loạt ngưng mọi công việc, đòi tăng lương.
Thực tế cho thấy, giá sinh hoạt tăng quá nhanh từ sau dịp Tết Tân Mão, khiến cuộc sống của người lao động ngày càng khó xoay trở hơn, tình trạng túng thiếu kéo dài, gần như không lối thoát, vay mượn để có ngày hai bữa ăn là một cách giải quyết tạm, sau đó chưa biết làm cách nào để sinh tồn. Ông Thiện, một công nhân ở Quảng Bình, nhà có đông miệng ăn, than thở:
“Gia đình tôi là năm hộ khẩu, hiện nay đầu tư cho hai con ăn học, hai ông bà ngoài tuổi lao động, chỉ có một thằng đi bộ đội, tình hình hết sức quá khổ, sống thế nào được, không đủ tiền nuôi con, nhà nước chẳng giúp ích được gì cho người dân lao động hết."
Ông cho biết hoàn toản ủng hộ những cuộc biểu tình của công nhân để cuộc sống được cải thiện, nhưng không mấy tin tưởng vì rất khó đạt kết quả như mong muốn:
Theo tôi cái đó (đình công) là chính đáng, nhưng mà được nhà nước lắng nghe không là chuyện khác. Việt Nam theo độc đảng, làm theo ý họ chứ đâu có dân chủ, tức là nghe theo ý của dân
Ông Thiện, công nhân ở Quảng Bình
“Theo tôi cái đó (đình công) là chính đáng, nhưng mà được nhà nước lắng nghe không là chuyện khác. Việt Nam theo độc đảng, làm theo ý họ chứ đâu có dân chủ, tức là nghe theo ý của dân.”
Ông lo ngại cho những người đề xướng, kêu gọi đình công vì họ có thể bị gặp rắc rối:
“Về thực chất thì các cuộc đình công là hợp lý, hợp pháp, vì thiếu bình đẳng, lương hướng không hợp lý, nhưng dù có đình công thì nhà nước cũng không nghe mình, cuối cùng cháy thành vạ lây, điều tra những ai bày ra chuyện đình công, biểu tình. Ở Việt Nam là như thế, họ tìm cách chụp mũ, chụp nón, quy ghép, cho là phản động, gây hỗn loạn, nhất là vào thời điểm nây giờ, các ông ấy có lắm bài bản, để buộc tội người ta.”
Được biết lương hiện tại của các công nhân làm việc tại nhà máy Yamaha ở mức một triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng, lương của một kỹ sư được trên hai triệu đồng một tháng. Công nhân đã gởi đơn xin chủ nhân tăng lương thêm 12% từ 3 tháng nay, nhưng chưa được lãnh đạo công ty cứu xét và hồi âm.
Nhà nước hỗ trợ gì?
Cơ quan chức năng có những biện pháp gì để giúp cho giới làm công ăn lương trong tình hình giá cả tăng cao so với đồng lương nhận được?
Về chính sách giúp đỡ, nâng cao đời sống công nhân, ông Diệp Thành Kiệt, phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may, Thêu đan, thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh với phóng viên RFA:
“Đó là sự quan tâm không phải chỉ của ngành dệt may mà là của tất cả người lao động, thậm chí đó là cái lo của tất cả người dân Việt Nam trong giai đoạn này. Với tư cách là một người hoạt động trong lãnh vực dệt may là một ngành về xuất khẩu nhiều nhất nước, cũng là ngành sử dụng lao động nhiều nhất trong nước với trên hai triệu công nhân.
Hiện nay sau đợt điều chỉnh giá hàng loạt, trong đó có giá xăng, giá điện, giá than, kể cả việc tăng lãi suất vay ngân hàng, tất cả điều này rõ ràng là đang tạo áp lực lên đời sống người lao động nói riêng và đời sống kinh tế của đất nước nói chung.
Chánh phủ mới ra nghị quyết số 12 cho thấy hiện nay, mục tiêu chính là tập trung vào chuyện chống lạm phát mà thôi.
Ông Diệp Thành Kiệt
Chánh phủ mới ra nghị quyết số 12, cho thấy hiện nay, mục tiêu chính là tập trung vào chuyện chống lạm phát mà thôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi tình hình này, với những diễn tiến vừa rồi, trong ngành dệt may đã có một số giải pháp gọi là hỗ trợ cho người lao động, trong giai đoạn đời sống có nhiều khó khăn. Chúng tôi có điều kiện để điều chỉnh phần nào lương của người lao động trong ngành, hầu hết các doanh nghiệp cũng tăng lương, mức thấp là 10%, cá biệt có những doanh nghiệp tăng từ 12% tới 15%.
Chúng tôi cho rằng đây là biện pháp tự doanh nghiệp cứu mình trước, tự đưa ra những giải pháp cho mình, mà không chờ đợi tới giải pháp của chánh phủ.”
Như thừa nhận của công nhân và vị doanh gia mà quí vị vừa nghe, những đợt tăng giá dồn dập đang gây khó khăn trước hết đến giới làm công ăn lương. Họ mong mỏi có những biện pháp hữu hiệu, chứ lâu nay chuyện ‘lương chạy theo giá’ vẫn không thể nào giải quyết được tại Việt Nam: lương mới rục rịch được tăng thì giá cả ngoài chợ đã tăng nhiều lần rồi. Đó là nguyên nhân buộc người công nhân phải đấu tranh qua biện pháp đình công.
Theo dòng thời sự:
- Slideshow: Công nhân biểu tình tại CA Đồng Nai
- Chống lạm phát phải minh bạch
- Thắt chặt tiền tệ đối phó lạm phát
- Chính sách bình ổn giá ở VN năm 2011
No comments:
Post a Comment