HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ ‘’NGỤC TRUNG NHẬT KÝ’’
Giáo Sƣ LÊ HỮU MỤC
LAI LỊCH BẤT MINH CỦA NGỤC TRUNG NHẬT KÝ
Giáo Sƣ LÊ HỮU MỤC
LAI LỊCH BẤT MINH CỦA NGỤC TRUNG NHẬT KÝ
Đây là tất cả lịch sử của cuốn Ngục Trung Nhật Ký: Sau 1945 có một
ngƣời từ miền núi về Thủ Đô run run giao cho nhà cầm quyền một cuốn sổ
tay bìa xanh đã bạc màu, bảo đó có lẽ là tập thơ của một chiến sĩ cách
mạng nào đó. Cuốn sổ đƣợc trao lại cho Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt
Nam cất giữ tại Phòng Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản Đế và Mặt Trận
Việt Minh.
Không ai biết danh tính ngƣời nông dân miền núi đó, cũng không ai
nói là lòng tốt của anh, hay ít nhất chuyến đi xa của anh từ miền núi về
đến đồng bằng, rồi từ đồng bằng về đến Thủ Đô có đƣợc đền bù hay
không, ngƣời ta cũng không biết đến tên tuổi của ngƣời đứng ra nhận
quyển sổ, ngày nhận quyển sổ đó, không ai thèm ghi ?
Nhƣ thế là thế nào ? Nhƣ thế có nghĩa là cuốn số đó nhất định
không mang tên Hồ chí Minh, nhất định không, bởi vì con ngƣời lúc nào
cũng chủ trƣơng ‘’không có, không thấy, không biết’’ ấy dại gì mà để tên
mình vào một cuốn sổ cho kẻ thù của mình biết.
Chữ viết nhất định cũng
không phải của Hồ chí Minh, vì nếu nghi ngờ là của Hồ chí Minh thì những
ông Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Vũ Anh đã nhận ra cũng nhƣ năm
1943, họ đã nhận ra chữ họ Hồ trong bài. Tân xuất ngục, học đăng sơn
(Mới ra tù, tập leo núi). Những đề tài ghi trong cuốn sổ chắc cũng không
có gì đặc biệt bởi vì từ 1945 đến 1959, không một chuyên viên nào trong
Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam (Viện Louis Finot cũ) đã lƣu ý đến nó.
Trần dân Tiên, mà mãi đến nay ta mới biết chính là Hồ chí Minh, ngay từ
những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đã viết Những mẫu chuyện về
đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, kể khá tỉ mỉ về thời gian Hồ chí Minh bị
giam trong các nhà tù ở Quảng Tây, cũng cho biết ở trong tù Hồ có làm
thơ, nhƣng Trần dân Tiên không nói đến tập thơ. Tố Hữu trong báo cáo
đọc trƣớc đại hội lần thứ hai của đảng, tháng 2.1951, hết lời ca ngợi văn
Hồ Chủ Tịch trong những quyển sách giáo dục tƣ tƣởng, trong những lời
hiệu triệu, những bức thƣ...nhƣng hoàn toàn không nói đến truyện, cũng
không nói đến thơ.
Không ai biết ‘’bác’’ có tập thơ. Mãi đến năm 1958, sau
khi đã dẹp xong vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, và để đề phòng những vụ nổi
dậy khác có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, Trung Ƣơng Đảng Cộng Sản trong
đó có ủy viên chính thức Tố Hữu, anh hùng trong vụ dẹp Nhân Văn-Giai
Phẩm vừa qua, mới nhận thấy nhu cầu cấp bách là phải tăng cƣờng tập
trung quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay lãnh tụ.
Cho đến năm 1958, Hồ Chí Minh chỉ mới viết đƣợc khoảng trên dƣới
30 bài văn vần, phần nhiều là những bài vè kháng chiến mà giá trị thi ca
khó đƣợc những nhà thơ nhà văn nhƣ Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao,
Nguyễn Mạnh Tƣờng chấp nhận.
Làm sao cho tổng số các bài thơ đƣợc nhiều hơn gấp đôi gấp ba ?
Làm sao cho các bài thơ thực sự có chất thơ xứng đáng là tập thơ của một
ngƣời cộng sản vĩ đại, hơn nửa thế kỷ đã không ngừng phấn đấu cho lý
tƣởng cộng sản chủ nghĩa, cho tổ quốc, cho loài ngƣời ? Thế là họ nghĩ
ngay đến cuốn sổ tay vô danh bìa màu xanh, họ kéo nó ra khỏi giấc ngủ
2
yên lành của nó trong Viện Bảo Tàng Cách Mạng, họ chuẩn bị mọi cách để
có thể giao cho nó thi hành một nhiệm vụ lịch sử độc đáo: Nhiệm vụ
khẳng định và đề cao thi tài của lãnh tụ Hồ chí Minh ‘’muôn vàn kính yêu’’.
Ta thử nhìn cuốn sổ tay gần hơn, tờ bìa màu xanh đã bạc màu, vào
năm 1945 mà nó đã bạc màu thì cuốn sổ này, nếu là của Hồ chí Minh, thì
nó phải ở trong tay ông đã lâu, ít nhất là phải mƣời, mƣời lăm năm về
trƣớc. Trong đầu cuốn sổ ghi bốn chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký dƣới bốn
chữ này là hai hàng số 29.8.1932/10.9.1933, không biết là tác giả hay ai
ghi, ở dƣới hai hàng số là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt vần trắc, kèm
theo một hình vẽ hai nắm tay bị xích đang giơ lên cao.
Phần bên trong có tất cả 47 trang ghi hơn 100 bài thơ. Những trang
cuối ghi một số mục nhỏ có tính chất thời sự. Tên tác giả hoàn toàn không
có.
Viện Văn Học đƣợc giao trách nhiệm tổ chức việc dịch tập thơ từ chữ
Hán ra tiếng Việt. Nhiều nhà thơ (Tố Hữu, Nam Trân...), nhiều nhà văn
(nhƣ Đặng Thái Mai, Hoài Thanh) đã tham gia phiên dịch hoặc hiệu đính
bản dịch xuôi và dịch thơ.
Ngƣời đóng góp nhiều nhất là nhà thơ Nam
Trân, tác giả Huế. đẹp và thơ (1939), lúc ông là ủy viên ban Chấp Hành
Hội Nhà Văn Việt Nam, về công tác tại Viện Văn Học phụ trách tiểu ban
dịch tập thơ chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký ra tiếng Việt. Công tác dịch bắt
đầu từ năm 1959, đầu năm 1960 thì xong, tác phẩm mang tên Việt Nam
là Nhật Ký Trong Tù, tác giả là Hồ chí Minh, phần chữ Hán do Phạm phú
Tiết viết, nền vẽ của Họa Sĩ Nguyễn đỗ Cung, bìa do Họa Sĩ Phạm Hoàng
trình bày, in xong đúng vào dịp mừng Hồ chí Minh 70 tuổi Hoài Thanh cho
biết:
‘’Tập Ngục Trung Nhật Ký ngay từ lần đầu đã in trên 50 vạn bản mà
vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu của ngƣời đọc...Chúng ta không những
muốn đọc mà còn muốn nghe ngâm, nghe nói. Từ ngày Ngục Trung Nhật
Ký ra đời, đã có hàng ngàn cuộc nói chuyện ở các đơn vi bộ đội, các cơ
quan, các hội nghi, các trƣờng học, các xí nghiệp, các hợp tác xã ở khắp
nơi. Hàng triệu ngƣời đã say sƣa nghe thơ Bác. Có ngƣời nghe đi nghe lại
đến mấy lần. Có nhiều ngƣời đã khóc vì thƣơng Bác muốn cứu mình mà
phải chịu nhiều khổ nạn...Đó là ở trong nƣớc. Ở ngoài nƣớc, tập thơ vừa
3
ra mắt bạn đọc là liền đƣợc dịch, đƣợc giới thiệu, đƣợc nhiệt liệt hoan
nghênh ở tất cả các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em nhƣ Liên Xô, Cu Ba,
Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Lỗ-ma-ni.v.v...hoặc cả ở các nƣớc tƣ bản
nhƣ Anh, Pháp, Ý, kể cả Mỹ. Tập thơ đã có tác dụng làm xáo trộn nhiều
tâm hồn, ngƣời ta yên lặng nghe hết những âm vang của tập thơ và nghe
những âm vang ấy cứ ngân dài mãi’’.
Từ ngày 19.5.1960 trở đi, tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký đã
đƣợc khẳng định dứt khoát là Hồ Chí Minh, và đây là một thành công vĩ
đại của Ban Tuyên Giáo. Ta hãy nghe Viện Văn Học giới thiệu tuyệt tác
này của họ: ‘’Đó là cuốn sổ tay của Hồ Chủ Tịch gồm những bài thơ mà
Ngƣời đã viết trong cảnh lao tù từ mùa Thu 1942 đến mùa Thu 1943’’.
Viện Văn Học nhấn mạnh về hoàn cảnh sáng tác tập thơ: ‘’Tháng 8.1942,
vị lãnh tụ của chúng ta trên đƣờng công tác, đi từ Cao Bằng sang Trung
Quốc, đã bị bọn Tƣởng Giới Thạch bắt vừa lúc qua khỏi biên giới Việt-
Trung và bị giải lui tới hơn một năm trời qua mấy chục nhà lao Tỉnh Quảng
Tây.
Qua sự dàn dựng rất công phu và có tính sáng tạo rất cao của Viện
Văn Học, các bài thơ đƣợc diễn ra theo một trình tự thời gian vô cùng chặt
chẽ. Đầu tiên là ngày Hồ bị bắt ở phổ Túc Vinh, đƣợc xác định là ngày
29.8.42 (bài số 3), những ngày bị giải về nhà lao Tỉnh Tây gần biên giới
Việt Nam (các bài số 4-25) ngày 10.10.42 bị gửi trả về nhà lao Thiên Bảo
(bài số 26), từ đó bị giải đến nhà lao Long Tuyền (bài số 29), Điền Đông
(bài số 30), Quả Đức (số 37), Long An (số 40), đến nhà lao Đồng Chính là
ngày 2.11.42, rồi đi Nam Ninh, ở đó vào những ngày 11 ,12, 14 tháng 11
năm 42 (các bài số 67, 68, 69, 70), đến 18.11.42 bị giải đi Vũ Ninh (bài
số 76), Bào Hơng (bài 77), ngày 22.11.42 đến nhà lao Tân Dƣơng (bài
81), đến Lai Tân bằng xe lửa (bài 86), sau đó đến Liễu Châu vào ngày
9.12.42 sau khi đã bị bắt hơn 100 ngày (bài số 89).
Bài số 93 còn cho biết
rõ vào ngày 29.12.42, tác giả đã bị bắt bốn tháng, bị giam ở nhà lao Quế
Lâm 40 ngày, tức là mãi cho đến 24.3.43 mới lại trở về nhà giam Liễu
Châu lần thứ hai, ở đó ăn Tết Thanh Minh ngày 6.4.43 (bài l01) đến đầu
mùa Thu, tức ngày 8.8.43 (bài số 107, l08) cho đến ngày kỷ niệm một
năm bị bắt, tức là ngày 29.8.43 (bài số 1l0). Sau đó là những ngày cuối
cùng trong tù, kể từ ngày 30.8.43 đến ngày 10.9.43 (các bài số 111, 112,
11 3).
Trình tự thời gian này làm mốc cho 112 bài thơ rõ rệt có nội dung
liên hệ tới lao tù: Những cảnh sinh hoạt hằng ngày của tù nhân, tình
huống và tâm tƣ của họ.
Những cảnh những việc gặp trên các nẻo đờng
chuyển lao. Suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ trong những ngày bị giam
cầm v.v...nội dung tập thơ đã đƣợc Nguyễn hoành Khung chính thức phân
tích trong Tự Điển Văn Học. Ta có thể tóm lƣợc những ý chính nhƣ sau:
Trƣớc hết, tập thơ thể hiện một tấm lòng nhân ái sâu xa: Tác giả ít
nói đền những đau khổ ghê gớm của mình, chỉ nói đến những niềm vui,
nỗi khổ của những ngƣời chung quanh, quan tâm chu đáo đến đời sống cụ
thể của mọi ngƣời, của những tù nhân thuộc lớp dƣới đáy cặn bã của xã
hội Tƣởng Giới Thạch, phân biệt họ với bọn tù nhà giàu ngày ngày no rƣợu
thịt.
4
- Trên đƣờng chuyển lao, nhà thơ chia sẻ vui buồn với ngƣời nông
dân đang lao động trên đồng ruộng, ngƣời phu đƣờng dãi nắng dầm mƣa
vất vả, cô gái nghèo xay ngô xóm núi... Chính trên cơ sở lòng nhân ái sâu
rộng mang tính chất chiến đấu mạnh mẽ đó, nhà thơ đã viết nhiều bài thơ
châm biếm sắc sảo, đả kích thâm thúy chế độ nhà tù Tƣởng Giới Thạch,
hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thối nát khi đó.
- Trong suốt chuỗi ngày bị tù, nỗi niềm thƣơng nhớ đất nƣớc và
khao khát tự do để trở về chiền đấu luôn luôn ám ảnh, day dứt nhà thơ
yêu nƣớc...Lời thơ càng ngày càng căm uất, nghẹn ngào, biểu lộ niềm
khát khao chiến đấu đến cháy ruột của ngƣời chiến sĩ mà lẽ sống đấu
tranh đã trở thành máu thịt.
- Một điềm nổi bật nữa trong Ngục Trung Nhật Ký là tinh thần chiến
thắng, chủ nghĩa lạc quan cách mạng, làm nên ánh sáng tràn ngập mỗi
trang thơ. Đó là tiếng cƣời hồn nhiên khỏe mạnh cất lên giữa cảnh ngộ vô
vàn khổ cực…Đó là hình ảnh lồng lộng, ung dung tự tại của nhà thơ...của
một ngƣời chiến thắng, thật sự làm chủ bản thân, là ngƣời tự do, một ông
tiên.
- Cuối cùng, Ngục Trung Nhật Ký còn mang ý nghĩa một tuyên ngôn
thi ca: ‘’Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong’’.
Ngục Trung Nhật Ký đã thể hiện sáng ngƣời chất thép cách mạng đó...Đó
là chất thép rất ngọt, thép mà thơ, thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của ngƣời
chiến sĩ cộng sản vĩ đại mang tâm hồn một nhà thơ lớn...
Nguyễn hoành Khung kết luận: ‘’Việc xuất bản Ngục Trung Nhật Ký
trở thành một sự kiện quan trọng trong đời sống văn học của dân tộc. Từ
đó, tác phẩm đã gắn bó thân thiết với quần chúng nhân dân, có sức cổ vũ
mạnh mẽ mọi ngƣời vƣơn lên trong sự nghiệp cách mạng.
Sự kiện quan trọng ấy đƣợc đề cập trong tác phẩm của tất cả mọi
ngƣời cầm bút, từ những vị lãnh đạo đảng và nhà nƣớc nhƣ Lê Duẩn, Trƣờng
Chinh, Phạm văn Đồng, đến các nhà lý luận văn học, phê bình văn
học nhƣ Trần huy Liệu, Hoài Thanh, Vũ Khiêu, Hoàng xuân Nhi, Nguyễn
văn Hạnh, Trƣơng Chính, đến các nhà thơ nhà văn tên tuổi nhƣ Xuân
Diệu, Chế lan Viên, Lƣu trọng Lƣ, Hoàng trung Thông, Nguyễn đình Thi,
Nguyễn đăng Mạnh, tất cả nhiệt liệt hoan hô Ngục Trung Nhật Ký nhƣ là
bản cáo trạng đanh thép, phẫn nộ, sôi sục vạch mặt chỉ tên những kẻ thù
của loài ngƣời, Ngục Trung Nhật Ký còn mang nặng những suy nghĩ, ƣu tƣ
của một tâm hồn lớn, một tâm hồn cao thƣợng và nhân ái, Ngục Trung
Nhật Ký là tác phẩm văn học lớn có tác dụng giáo dục sâu sắc phẩm chất
và đạo đức làm ngƣời cho các thế hệ ngày nay và sau này.
Đặng Thai Mai và Những Câu Hỏi ‘’LẨM CẨM’’
Trông không khí tán tụng tƣng bừng náo nhiệt ấy, chỉ có nhà văn
Đặng thai Mai là giữ đƣợc thái độ tƣơng đối ngay thẳng nhƣng vẫn không
tránh đƣợc đây đó vài từ ngữ thậm xƣng. Ông đã phát hiện đƣợc ‘’trong
trƣờng hợp cấu tạo nên Ngục Trung Nhật Ký một vài nét ly kỳ’’, một vài
tình tiết lạ lùng không ăn khớp với nhau và không hợp với luận lý của ông.
Câu chuyện bắt đầu có lẽ vào những năm 1958-1959. Nhà văn Đặng
thai Mai vừa đƣợc bầu làm Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật
Việt Nam. Tố Hữu vừa đập tan bọn Nhân Văn-Giai Phẩm và vừa trực tiếp
5
tổng kết một cuộc đấu tranh quan trọng trong văn nghệ bằng bản cáo
toàn diện Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân Văn-Giai Phẩm
trên mặt trận văn nghệ. Cũng trong thời gian này, Đặng thai Mai dành hết
thì giờ vào việc hoàn tất cuốn Văn thơ Phan Bội Châu, thần tƣợng một thời
của ông. Nhà văn cũng vừa cho in xong cuốn Trên đƣờng học tập và
nghiên cứu tập I thì đƣợc Trung Ƣơng Đảng Ủy Nhiệm hiệu đính bản Việt
dịch Ngục Trung Nhật Ký do nhà thơ Nam Trân thực hiện.
Trƣớc kia, vào năm 1955, khi đọc cuốn Những mẫu chuyện về đời
hoạt động của Hồ Chủ Tịch do Trần dân Tiên viết, Đặng thai Mai rất chú ý
đến những đoạn nói về Hồ Chủ Tịch bị bắt giam, một lần ở Hồng Kông
năm 1932-1933 và lần ở Quảng Tây năm 1942-1943. Đọc đoạn văn của
Trần dân Tiên nói về những ngày tù của Hồ chí Minh ở Quảng Tây, nào là
cụ Hồ bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích, đi mãi..đi mãi nhƣng
vẫn không biết đi đâu… Dầm mƣa dãi nắng, trèo núi qua truông...Gian
khổ nhƣ vậy nhƣng cụ vẫn vui vẻ, thỉnh thoảng cụ Hồ làm thơ v.v...và so
sánh những đề tài thơ đƣợc nói đến trong đoạn văn này với nội dung của
Ngục Trung Nhật Ký, Đặng thai Mai hoàn toàn tin tƣởng, đúng nhƣ Ban
Tuyên Giáo đã quyết định, Hồ chí Minh thực sự là tác giả của tập thơ Ngục
Trung Nhật Ký. Nhƣng trong thời gian hiệu đính bản dịch kéo dài hàng
mấy tháng, Đặng thai Mai có dịp đọc tập thơ một cách toàn bộ và kỹ
lƣỡng hơn, nhiều câu hỏi dồn dập từ bóng tối của tiềm thức hiện ra và có
tác dụng làm cho đầu óc ông bị xáo trộn. Sự xáo trộn càng ngày càng dữ
dội nhất là khi ông suy nghĩ về những con số thời gian đề ở ngoài bìa cuốn
sổ tay: 29.8.1932, 10.9.1933.
Tại sao những thời gian nói đến trong tập thơ đều có liên quan xa
gần đến những ngày bị giam cứu ở Quảng Tây năm 42-43 mà ngoài bìa lại
để là năm 32-33 ?
Đó là chính tác giả đã đề ra hay do một ngƣời khác ?
Ngƣời khác ấy là ai ? Tại sao dám đề những con số kỳ quặc ấy vào tác
phẩm của vị chủ tịch tối cao của quốc gia ? Ông đem câu chuyện hỏi Võ
nguyên Giáp đúng lúc ông Tƣớng này đang chuẩn bị cho ngƣời ta ghi lại
bài ký của ông nói về Hồ Chủ Tịch, ngƣời cha của quân đội cách mạng Việt
Nam. Võ nguyên Giáp kể: ‘’Chúng tôi lên đƣờng công tác Bác cũng ra
ngoài nƣớc. Một hôm, ở Ngân Sơn, nhận đƣợc thƣ hỏa tốc của anh Phạm
văn Đồng, mở ra, thấy tin...Bác...đã mất ở trong ngục...
Tôi còn nhớ, sau
mấy hôm bối rối ấy, tôi lại tiếp tục xuống châu Ngân Sơn...ít lâu sau,
chúng tôi bỗng nhận đƣợc một tờ báo ở Trung Quốc gởi về. Bìa tờ báo ấy
có mấy hàng chữ, đúng nét chữ Bác, viết: ‘’Chúc chƣ huynh ở nhà mạnh
khỏe và cố gắng công tác. Ớ bên này bình yên...’
’ Thế mà đã làm chúng
tôi phải mấy tháng trời ngao ngán, đau thƣơng, lo lắng...Sau một thời
gian, chúng tôi tiến về Châu Chợ Rã...sang Đông Viên, đến Nghĩa Tá, rồi
thẳng về chân làng Cóc phối hợp với các chiến sĩ của anh Chu văn
Tấn...Sau đó, tôi trở về đến Cao Bằng thì vừa Tết. Tết đây là mồng một
tháng giêng năm Quí Mùi, tức là ngày 5.2.1943.
Giả thiết Hồ chí Minh bị bắt ở Phố Túc Vinh, Trấn Thiên Bảo vào
ngày 29.8.1942 nhƣ các nhà nghiên cứu cộng sản đã qui định, thì trƣớc
ngày 5.2.1943 một hai tháng, tức cuối năm 1942, họ Hồ đã đƣợc Tƣớng
Trƣơng Phát Khuê tha về. Nhƣ vậy, theo Võ nguyên Giáp, Hồ chỉ bị bắt
giam ba hay bốn tháng chứ không hơn. Nếu nhƣ vậy, Đặng thai Mai suy
6
nghĩ, Bác Hồ không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký đƣợc, vì thời
gian trong tập thơ này kéo dài mãi đến tháng 8, tháng 9.1943 mới chấm
dứt.
Sự tình cờ lại đƣa Đặng thai Mai đến nói chuyện với Nguyễn lƣơng
Bằng, nhƣng Nguyễn hoàn toàn không biết gì đến việc họ Hồ bị bắt giam ở
Quảng Tây. Cụ chỉ nói về vụ Hồng Kông: ‘’Một buổi tối, ở Tân Trào, chúng
tôi đốt đuốc vào thăm Bác...Tôi nhắc lại chuyện hồi ở tù đọc báo thấy tin
Bác bị bắt, rồi tin Bác mất vì ho lao.v.v...Bác nói: Đúng đấy. Hồi ấy mình
cũng đọc cái tin ấy...Tôi hỏi sao nó không làm án và Bác lại thoát đƣợc,
Bác kể: Nhờ có Cứu Tế Đỏ hết lòng giúp đỡ lại có một Thầy Kiện Anh cãi
cho mình...Hồi ấy, vào khoảng năm 1933, bọn Tƣởng đang khủng bố dữ,
năm 1935, Bác dự Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ bảy, đầu năm 1941,
Bác về Pắc-pó…
Buổi tối hôm ấy, Bác và tôi nhắc lại những ngày ở Quảng
Châu. Ngoảnh đi ngoảnh lại chốc đã hai mƣơi năm. Bác nhớ rất kỹ...Bác
nhớ rất kỹ mà Bác lại không nhớ lại những ngày nằm tù ở Quảng Tây năm
42-43, thế thì những ngày tù ấy chả có gì đặc biệt khả dĩ có thể làm Bác
vui, cũng chẳng có thơ văn gì hay ho có thể làm Bác nhớ, nhƣ vậy, câu
chuyện Bác viết Ngục Trung Nhật Ký năm 42-43 là câu chuyện không có
rồi, đó chỉ là một câu chuyền do Ban Tuyên Giáo dựng đứng mà thôi.
Đặng thai Mai nhất định phải hỏi cho ra lẽ tại sao có những con số
32-33. Ông kể lại: ‘’Trong thời gian Viện Văn Học hiệu đính bản dịch tập
Ngục Trung Nhật Ký (1959-1960), chúng tôi đã đề cập lên Bác câu hỏi về
điểm này, qua Ban Tuyên Giáo. Và đã đƣợc trả lời: Hai con số trên đây là
sai, đúng ra là 1942-1943’’.
Khi đề đạt câu hỏi này lên Hồ chí Minh, Đặng
thai Mai không đứng trên tƣ thế cá nhân mà trên cƣơng vị Chủ Tịch Hội
Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam, ủy viên Viện Văn Học đặc trách
hiệu đính bản dịch Ngục Trung Nhật Ký, nói với tác giả của Ngục Trung
Nhật Ký.
Nhƣ vậy, trên hai tƣ cách quan trọng này, Hồ chí Minh có nhiệm
vụ phải phúc đáp câu hỏi rõ ràng mang tính văn bản học chuyên môn của
Đặng thai Mai. Hồ chí Minh đã không trả lời, không giải thích, mặc dầu Hồ
thƣờng đƣợc giới thiệu nhƣ là một lãnh tụ rất thân dân, hay giải đáp
những thắc mắc dù nhỏ nhặt của nhân dân. Hồ chí Minh lại là tác giả của
cuốn sách mà nhà văn Đặng thai Mai đang hiệu đính bản dịch, nhƣ vậy,
không ai có quyền, có khả năng, có uy thế hơn Hồ chí Minh để cắt nghĩa
cho Đặng thai Mai hiểu cái lý do hay con ngƣời nào đã viết nên mấy con
số lạ lùng kia, và những con số ấy có thực sự muốn ghi soạn niên của tác
phẩm hay không ?
Đối với nhà văn bản học, biết soạn niên tác phẩm là điều tối quan
trọng, nhiều khi chỉ bằng vào soạn niên của một tác phẩm mà nhà văn
bản học có khả năng xác lập phụ quyền và cân nhắc giá trị của tác phẩm
ấy. Hồ chí Minh giữ yên lặng về điềm này là thực sự có điều khuất tất. Vì
thế để ve vuốt Đặng thai Mai, họ Hồ vội vàng phong cho Đặng làm Viện
Trƣởng Viện Văn Học, chức vụ bao trùm mọi sinh hoạt văn học trong
phạm vi cả nƣớc.
T. LAN VÀ CUỐN ‘’VỪA ĐI ĐUỜNG VỪA KỀ CHUYỆN’’
Theo lời giới thiệu của nhà cầm quyền Hà Nội, T.Lan là bút hiệu của
Hồ chí Minh, tác phẩm đƣợc viết vào năm 1950 trên đƣờng ra mặt trận
7
trong chiến dịch Biên Giới. Sách đƣợc nhà xuất bân Sự Thật xuất bản năm
1963, ghi lại một số mẩu chuyện và đời hoạt động của họ Hồ ở nƣớc ngoài
từ khoảng 1923 đến 1945. Theo Hà minh Đức, ‘’qua câu chuyện kể về đời
hoạt động của mình, ngƣời chiến sĩ cách mạng đã luôn phải đấu trí, đấu
sức nhiều lần với kẻ thù...Tác giả nói nhiều đến sức mạnh của nhân dân
và bộ mặt độc ác của các loại kẻ thù...Bên cạnh những chuyện kể của thời
kỳ qua, là đôi nét miêu tả về sinh hoạt nhân dân vùng rừng núi biên
giới..
.Vừa Đi Đƣờng Vừa Kể Chuyện khắc lại rất sâu, rất đậm hình ảnh của
Hồ Chủ Tịch, song song ở hai chặng đƣờng lịch sử ngƣời chiến sĩ cách
mạng kiên trì hoạt động vƣợt qua muôn ngàn khó khăn trong thời kỳ bí
mật và vị lãnh tụ của dân tộc đang lãnh đạo toàn dân kháng chiến...Tập
ký có ý nghĩa động viên, giáo dục mọi ngƣời đi về phía trƣớc và tin tƣởng
vào thắng lợi’’.
Trở lên là khái quát về nội dung Vừa Đi Đƣờng Vừa Kể
Chuyện do Hà minh Đức viết trong cuốn Tác phẩm văn của Chủ Tịch Hồ
chí Minh, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1985, trang 142-150. Ta không
thấy Hà minh Đức nói gì về những ngày tù của Hồ chí Minh mà tác phẩm
có mô tả cặn kẽ, cũng không thấy nhà lý luận văn học chuyên về văn chƣơng
Hồ chí Minh đề cập tới những điểm khác nhau, thậm chí trái ngƣợc
nhau về thời gian hai lần tù của họ Hồ trong hai tác phẩm cùng viết về
một đề tài, và của cùng một tác giả là cuốn Những mẫu chuyện về đời
hoạt động của Hồ Chủ Tịch, trong đó Hồ chí Minh lấy bút hiệu là Trần dân
Tiên, và cuốn Vừa đi đƣờng vừa kể chuyện, ký tên là T. Lan.
Trong Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Hồ chí
Minh chỉ nói qua về việc ông bị giam ở Hồng Kông năm 31-33 nhƣng lại để
rất nhiều thì giờ nói về việc Luật Sƣ Lô-dơ-bai cãi hộ và che chở cho ông,
về việc bị bắt giam ở Quảng Tây năm 1942-1943, ông lại nói rất chi tiết
về cảnh sống ở trong tù (ngày mang gông, đêm cùm chân), về những
ngày chuyển lao gian nan (bị giải đi, tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang
vòng xích) nhƣng ông vẫn cảm thấy sung sƣớng vì đƣợc ngắm phong cảnh
đồi núi, đồng quê bị giam. Ông ở chung với những ngƣời mắc bệnh giang
mai, những ngƣời nghiện thuốc phiện, phải ngủ ở cầu xí, bị ghẻ lở, có
ngƣời tù chết ngay bên cạnh, bị nạn muỗi, rệp, rận, lại ăn thiếu nên gầy
nhƣ que củi.
Đi suốt 80 ngày, bị giam trải qua 30 nhà tù, Hồ chí Minh mới
đến Quế Lâm, rồi đƣợc hƣởng chế độ chính trị trong nhà giam Liễu Châu.
So những chi tiết này với Ngục Trung Nhật Ký, ta thấy giữa hai tác phẩm
có một sự qui chiếu đều đặn gần nhƣ tiền định, và từ đó, nếu ta đã chấp
nhận Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch thì ta cũng
phải công nhận tác giả Ngục Trung Nhật Ký là Hồ chí Minh.
Nhƣng trong Vừa đi đƣờng vừa kể chuyện, T. Lan mà ta biết là Hồ
chí Minh lại viết khác.
Trong tác phẩm này, Hồ chí Minh đã nói đầy đủ về
nhà tù Victoria ở Hồng Kông và chỉ nói sơ qua về nhà tù ở Quảng Tây. Ông
nói rõ lần ông bị bắt ở Hồng Kông, đó là ngày 6.6. 1931, bị bắt tại nhà số
186 Phố Tam Lung (Cửu Long). Sau vài hôm, ông đƣợc Lô-dơ-bai sốt sắng
cãi hộ. Từ tháng 6 đến tháng 9, tòa án họp 9 phiên, đến ngày
24.1.1933,ông đƣợc tha bổng. Rồi ông tả ngôi nhà ông bị giam, ‘’nhà
khám lớn Victoria to rộng, với những tƣờng cao 3 thƣớc tây bề ngang 1
thƣớc, bề dọc không đầy 2 thƣớc, bề rộng chỉ vừa một ngƣời nằm xiêu
xiêu. Cao chót vót trên đầu tƣờng chỉ có một cái cửa sổ nhỏ hình nữa mặt
8
trăng lờ mờ, bị song sắt và lƣới sắt bƣng bít. Ban ngày, từ cửa sổ ấy ánh
sáng lọt vào xà lim một cách rụt rè, bỡ ngỡ. Cửa xà lim bằng ván gỗ dày
độ một gang tay và bọc sắt...ngẩng đầu lên chỉ trông thấy trời rộng bằng
một chiếc khăn tay...Cùng giam với Bác đều là những ngƣời bị bắt về
chính trị...’’ T. Lan cũng nói chuyện anh Lý mà ở trong Những mẫu
chuyện..., Trần dân Tiên đã mô tả nhƣ là một tƣớng cƣớp đầy lòng nghĩa
hiệp.
Anh Lý bị án 7 năm tù, còn 5 tháng nữa thì hết hạn, nhƣng vì lòng
nghĩa hiệp, anh giết chết một tên cai ngƣời Anh rất hung ác, từ đó bọn
gác ngục không dám lại gần Lý, còn anh em tù thì đều gọi Lý là anh hùng.
Ngoài ra, còn có những anh tù con nhà giàu nhƣ Trinh Quốc Dậu, chỉ ăn
đƣợc cơm ngƣời nhà mang vào chứ không chiu ăn cơm tù v.v...
Những chi tiết chân thực đƣợc miêu tả trong Vừa đi đƣờng...trùng
hợp với nhiều ý thơ trong Ngục Trung Nhật Ký. Đó là về lần bị tù năm
1932-1933 Ở Hồng Kông.
Về lần bị tù thứ hai ở Quảng Tây, đã đƣợc Trần
dân Tiên kể lại rất dài dòng và đã nêu ra nhiều chi tiết rất phù hợp với
nhiều đề tài trong Ngục Trung Nhật Ký, T. Lan lại chỉ nói tới một cách rất
ngắn gọn: ‘’Tháng 8 năm ấy, Bác có việc sang Trung Quốc, thì bị bọn
Quốc Dân Đảng bắt. Sau khi bị chúng trói giải đi suốt 18 ngày, từ trại
giam này đến trại giam khác, chúng đƣa Bác về giam ở Liễu Châu...Đây
không phải là một trại giam chính cống mà chỉ là một cấm bế thất một
phòng giam nhỏ hẹp ngay bên cạnh Đội Cảnh Vệ của Tƣớng Trƣơng Phát
Khuê. Chỉ một mình bác bị nhốt ở đó’’. Đây là T. Lan, tức chính bản thân
Hồ chí Minh kể lại.
Cuốn Vừa đi đƣờng...đƣợc xuất bản năm 1963, nhƣ thế nó ra đời
sau cuốn Những mẫu chuyện đúng 8 năm. Nó đƣợc viết bởi cùng một tác
giả, nhƣ vậy cuốn đến sau phải có những thông báo xác thực hơn cuốn
trƣớc, và nếu có những thông báo tƣơng phản thì những thông báo trong
cuốn sau phải đƣợc coi là những lời cải chính đối với cuốn ra trƣớc. Cũng
vì nghĩ nhƣ vậy, nhƣ tất cả các nhà văn bản học khác, mà Đặng thai Mai
đã coi cuốn Vừa đi đƣờng... nhƣ là lời Hồ chí Minh chính thức giải đáp cho
ông: Hai con số trên đây là đúng, ghi 1942- 1943 là sai.
Trong vừa đi đƣờng...Hồ chí Minh cho ngƣời đọc biết hai điều rất
quan trọng: Sau khi bị bắt, Hồ chỉ bị giải đi tất cả trong 18 ngày là đến
ngay nhà lao Liễu Châu. Nhƣ vậy, những chuyện nói ‘’Bác Hồ yêu quí’’ bị
giải đi 80 ngày, dầm mƣa dãi nắng, nằm gai nếm mật là những chuyện
bịa đặt. Cũng không có chuyện Hồ chí Minh đã trải qua gần 30 nhà tù xã
và huyện nhƣ đã tả trong Những mẫu chuyện...vì những chi tiết ghi trong
cuốn sách vội vã này đã đƣợc cuốn Vừa đi đƣờng...cải chính. Những sự
kiện này về sau vẫn đƣợc truyền tụng trong giới ít đọc sách, tỉ dụ trong
giới của ông Vũ Anh, và vẫn đƣợc nhiều nhà trí thức lƣời biếng tin theo.
Cuốn Vừa đi đƣờng...còn cung cấp cho ta một tin tức quan trọng khác, đó
là xác định Hồ chí Minh chỉ bị giam một mình trong phòng, tức là ngoài
ông ra, không có một ngƣời nào nữa trong xà lim của ông. Nhƣ vậy không
có chuyện khuyên ngƣời bạn tù gắng ăn cơm cho no bụng (bài số 9),
chuyện bạn tù hòa nhạc với nhau (bài 12), chuyện bạn tù thổi sáo (bài
14), chuyện hai ngƣời học đánh cờ (bài 17, 18, 19), chuyện vợ ngƣời bạn
tù đền thăm chồng (bài 32), chuyện cái mền bồi bằng giấy của ngƣời bạn
9
tù (bài 43), chuyện ở chung với những ngƣời tù bị bắt vì đánh bạc (bài 24)
và cái chết của anh ta (bài 57) và của một ngƣời khác nữa (bài 58).v.v...
Vẫn theo Hồ chí Minh, thời gian chuyển lao từ Thiên Bảo đến Liễu
Châu là 18 ngày, nếu giữa hai nhà tù nói trên có tất cả 18 nhà lao cấp
huyện thì đổ đồng, Hồ chí Minh chỉ bị giam một ngày hay một đêm thì
đúng hơn trong mỗi nhà lao.
Và nhƣ thế, họ Hồ không thể đủ thời giờ để
làm thơ ở nhà lao Tĩnh Tây 22 bài thơ, ở nhà lao Thiên Bảo 3 bài, ở Điền
Đông 7 bài, Quả Đức 3 bài, Đồng Chính 7 bài, nhà lao Nam Ninh 27
bài.v.v...Và ngƣợc lại tại nhà lao Liễu Châu là nơi bị giam lâu nhất, Hồ lại
chỉ làm đƣợc 16 bài. Nhận xét này đã làm cho Đặng Thai Mai gần nhƣ phải
lớn tiếng la lên vì bất bình. ông viết: ‘’...thời gian Bác bị đƣa từ Liễu Châu
đi Quế Lâm...kéo dài có tới khoảng 10 tháng, nhƣng cuốn nhật ký chỉ ghi
19, 20 bài thơ so với thời gian 4 tháng trƣớc, có tới gần 100 bài rõ ràng là
quá ít...
Từ đầu tháng 2 năm 1943, chỉ mấy ngày trƣớc Tết Nguyên Đán
năm Quí Mùi, hơn 30 vạn quân Đức Quốc Xã đầu hàng ở Xtalingrat. Thế
mà sự việc rung trời chuyển đất này không thấy đƣợc phản ánh trong tập
thơ...Chúng ta có thể lấy làm lạ vì sao hồi này Bác viết ít thơ nhƣ vậy, và
ít nói đến thời sự nhƣ vậy ? Vì sao ? Vì Bác sức yếu nên không muốn viết
?...Tất cả mấy giả thiết trên đây, theo ý tôi, đều có ít nhiều cơ sở’’.
Để đi tìm cơ sở vững chắc cho những giả thiết này, Đặng thai Mai trở
về xem lại ‘’bảng mục lục ở cuối Ngục Trung Nhật Ký. Rồi ông ngồi giở tập
thơ từ trang này qua trang kia. Ông bắt gặp một vài con số (lại con số)
hoặc một vài chi tiết chính xác hơn, về thời điểm lồng vào trong lòng bài
thơ hoặc ghi vào bên cạnh đầu đề’’. Theo ông, những chú thích về ngày
tháng ghi bên cạnh đầu đề trở nên rất khó hiểu đối với ngƣời đọc nhƣ ông.
‘’Thí dụ bài Đồng Chính, bên đầu đề còn ghi rất rõ viết ngày 2.11, bài
Cảnh Báo, ghi ngày 12.11, bài Giải Vãng Vũ Ninh, ngày 18.11 và bài Đáo
Liễu Châu ghi ngày 9.12.1942...
Một ngƣời đọc có óc tò mò có thể sẽ nêu
lên câu hỏi sau đây: Vì sao trong bài Đồng Chính, Giải Vãng Vũ Ninh và
bài Đáo Liễu Châu, ngày tháng lại đƣợc ghi rõ nhƣ vậy ? Sao bao nhiêu bài
khác lại không đƣợc sự chú ý đặc biệt ấy ? Hay là ba ngày ấy...còn có một
nội dung gì khác, về giá trị tình cảm, về tình hình chính trị ? Câu hỏi vừa
đặt ra có vẻ ‘’lẩm cẩm’’ vì có phần chắc là sẽ không bao giờ tìm đƣợc một
câu trả lời chắc chắn, nhƣng...thiết tƣởng câu hỏi ‘’lẩm cẩm’’ ấy vẫn có lý
do của nó’’.
Qua những câu hỏi dồn dập trên, Đặng thai Mai đã bắt đầu mở hé
cho ta thấy những hoài nghi đen tối đang đua nhau nổi dậy trong đầu óc
của ông. Hay là những bài thơ ấy có nội dung khác nhau, khác nhau về
tình cảm, xung đột nhau về chính trị ? Tại sao những bài có ghi ngày
tháng thì lại đổi chiếu đƣợc với những địa danh nhất định, và những địa
danh này đều thuộc vào Tỉnh Quảng Tây, còn những bài không ghi ngày
tháng lại không qui chiếu vào đƣợc một địa danh nào và thƣờng chỉ nêu ra
một nội dung tổng quát, có khi không liên hệ đến nhà tù ? Những thắc
mắc này đã dẫn Đặng thai Mai đến sự phân biệt trong Ngục Trung Nhật Ký
ít nhất hai nội dung tình cảm khác nhau, hai ý thức chính trị trái ngƣợc
nhau nhƣ bóng tối và ánh sáng, hai phong cách có thể phân tích một cách
dễ dàng, phong cách khái quát của thơ Đƣờng, và phong cách đới tục (chữ
của Nguyễn Trãi) của ngƣời bình dân Việt Nam.
10
Phong cách khái quát của thơ Đƣờng sử dụng một hệ từ vựng kín,
nghĩa là chỉ dùng một số chữ rất hạn chế có nghĩa khái quát, chỉ nắm lấy
những cái có tính chất chung cho một loạt sự vật, một loạt hiện tƣợng, tức
là không chú trọng đến cái cá biệt, không chú trọng đến việc tô đậm màu
sắc, và cuối cùng, chủ trƣơng tính triết học, coi trọng hoạt động của tƣ
duy hơn của tri giác cảm quan.
Tác giả Ngục Trung Nhật Ký đã thành công trong loại phong cách
này khi ông ghi nhận những ánh sao lấp lánh trên rặng núi vào Thu (bài
38), hoặc luồng hơi ấm của mặt trời ban mai tỏa xuống cõi ngƣời giá lạnh
(bài 73), bóng thấp thoáng của mấy chú chim chiều về tổ (bài 28) hay của
một áng mây trôi nhẹ giữa tầng không (bài 28), ánh hồng của một bếp la
làng quê vào giờ chập choạng (bài 28), cánh đồng ruộng giữa những ngày
mạ xanh hay vào mùa lúa chín (bài 35), một luồng gió lạnh mang theo
chút thoáng thơm của cỏ nội, hoa rừng (bài 113), canh gà khắc khoải (bài
56), tiếng dế nhặt khoan (bài l07), hai chuông Ký chùa xa chen lẫn cùng
tiếng sáo của một chú chăn trâu (bài 60)...
Trong những bài này, tác giả tự
xƣng là chinh nhân (bài 38,39) hoặc tả một sơn thôn thiếu nữ đang xay
bắp (bài 28), hoặc tự coi mình nhƣ một khách lãng du, ‘’Hồi ta đi đến lúa
còn xanh, Vụ gặt mùa nay nữa đã thành, Khắp chốn nhà nông cƣời hớn
hở, Ruộng đồng bát ngát tiếng ca thanh’’ (bài số 35), đến đó rồi đi đó một
cách tự do, không có gì bó buộc. Bài Tảo Giải (số 38,39) có lẽ là bài thơ
hay nhất trong Ngục Trung Nhật Ký, tôi xin chép ra đây bản tôi dịch ra
tiếng Việt để cùng nhau thƣởng thức phong cách thơ Đƣờng của tác giả:
Đêm vẫn đêm...Gà gáy tiếng đầu.
Chòm sao đƣa nguyệt đến rừng thu.
Khách đi xa giữa đƣờng xa vắng,
Ngẩng mặt, từng cơn lạnh gió lùa.
Phƣơng đông, màu trắng đã thành hồng.
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không.
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Ngƣời đi, thi hứng boóng thêm nồng.
Bài Hoàng Hôn (số 60):
Gió nhƣ kiếm sắc mài mòn đá
Rét tựa mũi giùi chọc thủng cây
Chuông đổ chùa xa xui khách bƣớc.
Mục đồng thổi sáo dẫn trâu về.
Hoặc bài Ức Hữu (số 63):
Xƣa bác đƣa tôi đến bên sông,
Hỏi ngày trở lại, trỏ đòng-đòng
Giờ đây ruộng mới đà cày ải.
Đất khách, thân tôi mắc cũi lồng.
Chép thêm một bài nữa là bài Mộ (số 28) mà ai cũng thích:
Chim mệt về rừng tìm chỗ đậu...
Mây trôi lờ lững giữa trời không...
Xóm rừng, cô gái đang xay bắp.
Xay bắp vừa xong, bếp đã hồng.
Những bài này đƣợc viết bằng những nét phác họa, với những từ
ngữ giản đơn, màu sắc gần nhƣ không có, thế mà ngƣời đọc có cảm tƣởng
11
nhƣ mình đang ở không gian này bƣớc vào một không gian khác, đang ở
thời gian này bƣớc sang thời gian kia, và cho bài thơ là hay. Ngƣợc lại, và
song song với những bài thơ ấy, là những bài Hạn Chế (bài l03), nói về
việc đau bụng mà không đƣợc đi cầu; bài Bào Hƣơng Cáu Nhục (bài 77),
nói về việc ăn thịt chó ở Bào Hƣơng, rồi bài nói về một cái răng rụng (bài
46), về việc trƣợt chân ngã (bài 52), thậm chí bài Sơ Đáo Thiên Đáo Ngục
(bài 31), còn nói đến cả việc ngồi trên hố xí nữa.
Đã đành đề tài nào cũng
là đề tài cho thi ca, nhƣng cách lựa chọn đề tài ở đây đã chứng tỏ ít nhất
có hai nhân cách, hai con ngƣời, đối chọi nhau thực sự. Đặng thai Mai
chƣa nói đó là những ai, nhƣng ông đã thấy thấp thoáng đằng sau khung
cửa Ngục Trung Nhật Ký một số ngƣời mà có lẽ ông quen mặt. Để nhận rõ
sự tƣơng phản giữa hai phong cách thơ nói trên, ta thử đọc bài Hạn Chế
(số l03), bản dịch của Viện Văn Học:
Đau khổ chi bằng mất tự do!
Đến buồn đi ra cũng không cho.
Cửa tù khi mở, không đau bụng,
Đau bụng thì không mở cửa tù!
Bài Sơ Đáo Thiên Bảo Nngục (số 3 1), bản dịch của Lê Hữu Mục:
Năm mƣơi ba dặm, một ngày dài
Áo mũ dầm mƣa. giày rạc rài
Chỗ ngủ yên, thâu đêm chẳng có.
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai.
Khoan giải thích về ý nghĩa nội dung và giá trị đấu tranh của bài thơ,
bởi vì những cảnh thất bại điêu tàn (câu 2), những thái độ tiêu cực thoát
ra từ chữ đợi (hán văn: đãi) không gợi ra đƣợc cái ý chí tiến hành cuộc
đấu tranh cho tự do của bản thân, nhƣ Đặng thai Mai có lần đã gắng
gƣợng bào chữa.
Cả bài thơ và những bài thơ tƣơng tự đều đới tục, hay
nói nhƣ Nhữ Thành ‘’cái nôm na của cuộc sống sẽ làm cho bài thơ nôm na
theo’’, trong đó ngƣời đọc thơ không thấy cái quan hệ tạo nên sắc thái
nghệ thuật ở đâu cả, mà chỉ thấy rặt các yếu tố tản mạn, đƣợc nêu ra một
cách lỏng lẽo bằng những biện pháp nôm na nhƣ liệt kê hay lý luận, so
sánh, miêu tả. Về phƣơng diện này, Phƣơng Lựu đã nói đúng khi ông
khẳng định rằng ‘’Bác đã sáng tạo ra thể thơ tứ tuyệt tự sự hầu nhƣ không
thấy có trong thơ Đƣờng’’.
Nhữ Thành đã tỏ ra rất uyên bác về thi học đời
Đƣờng và đã bênh vực những bài thơ đới tục của Hồ chí Minh một cách rất
hùng biện, nhƣng ông càng đề cao giá trị của những bài tứ tuyệt tự sự ấy
bao nhiêu, ông càng làm cho nó cách biệt với phong cách khái quát đối lập
với nó, càng làm nổi bật hình ảnh của ngƣời đứng chung với Hồ chí Minh
trong tập thơ, hình ảnh mà Đặng thai Mai và bạn bè của ông về sau này
đã thấy nhƣng chƣa gọi tên đƣợc, mà Ban Tuyên Giáo cùng Trung Ƣơng
Đảng, sau khi cho hình ảnh ấy nhập một với Hồ chí Minh, vần tìm cách bôi
bác cho mờ nhạt và sai lạc hẳn đi để không ai có thể thấy đƣợc.
VĂN VIẾT VÀ VĂN LÁCH CỦA ĐẶNG THAI MAI
Thực ra viết lách là một từ kép láy nghĩa, bởi vì nếu viết là dùng chữ
để ghi ra những điều suy nghĩ, thì lách do chữ hán lặc nghĩa là viết, và
viết lách có nghĩa là viết một cách thận trọng, nghiêm túc nhƣ khắc vào
tre, nhƣ chạm vào đá. Chuyển sang tiếng Việt, từ lách mất nghĩa, và bị
12
nôm hóa, biến nghĩa gốc, trở thành một động từ có nghĩa là đƣa mình qua
chỗ chật hẹp nơi đông ngƣời một cách khéo léo, đi đôi với từ viết, lách có
nghĩa là lựa chiều để khéo léo, nhẹ nhàng đƣa lọt một ý nghĩ của mình
vào câu văn mà không ai biết, hoặc tìm cách khôn ngoan đƣa sâu tƣ
tƣởng của mình vào một đoạn văn, một cuốn sách mà mình viết với mục
đích riêng tƣ, thƣờng là đối lập một cách tinh vi với quan điểm, với chính
sách của nhà nƣớc. Đặng thai Mai nổi tiếng trong giới văn học miền Bắc là
vì ông ‘’đã hấp dẫn ngƣời đọc bằng một nghệ thuật diễn đạt tinh tế và
uyển chuyển, một ngòi bút chiến đấu sắc sảo và giàu tính thuyết phục’’,
và đƣợc nhƣ vậy là nhờ ở chỗ ông đã biết viết và biết lách đúng lúc, đúng
chỗ.
Khi đọc lại tập thơ Ngục Trung Nhật Ký vào những năm 1970-1976,
ông tỏ ra không đồng ý với nhiều nhà phê bình khi họ cƣờng điệu vấn đề
chủ nghĩa lạc quan cách mạng và tinh thần bất khuất của ngƣời chiến sĩ
trong Ngục Trung Nhật Ký. Đặng thai Mai viết: ‘’Trong tập nhật ký có một
số bài thơ mà chúng ta có thể xếp vào loại thơ triết lý.
Tuy vậy, nếu đọc
kỹ lại (đây là nhà văn bắt đầu lách) thì chúng ta vẫn có thể phân vân về
việc xếp loại nhƣ thế. Bài bát cú Tình Thiên (bài số 113) chẳng hạn, mở
đầu với một câu muốn nhƣ là để phát triển thuyết tuần hoàn luận. Câu 1
và câu 2 nhắc lại một triết lý khá thông thƣờng là sự vật nằm trong định
luật xoay vần và trời mƣa mãi rồi thì cũng tới ngày nắng. Và rồi câu kết
bài thơ lại nói tới lẽ tự nhiên ‘’khổ tận’’ nhất định sẽ tới ngày ‘’cam lai’’.
Tuy vậy (tác giả giả vờ nhƣ rút lại câu văn lách) trung tâm hứng thú của
bài thơ chắc không phải là mấy câu triết lý dễ dàng ấy. Trƣớc hết là đối
với phƣơng Đông chúng ta, thuyết tuần hoàn luận đã trở nên khá thông
thƣờng với các Nhà Nho Học cũng nhƣ các Nhà Đạo Học, Phật Học. Bác
hiểu hơn ai hết rằng (lách thực sự) có một lối trình bày cái thuyết vần
xoay của các Nhà Triết Học ngày xƣa thật sự là siêu hình, và một mặt
nữa, nếu nhƣ ‘’sau mƣa có nắng’’ thì ‘’sau nắng phải có mƣa’’ thì sao ?
Cho nên nghĩ cho kỹ, triết lý này không phải là triết lý dài hạn. Sự thực thì
ở đây (hết lách và bắt đầu viết), chủ đề chính cố nhiên không phải là triết
lý tuần hoàn luận mà chính là cái chủ nghĩa lạc quan của con ngƣời khi
cảm thấy sung sƣớng trƣớc cảnh tƣợng của ngày tự do sắp tới’’.
Đọc cả một đoạn văn dài, các quí vị trong Trung Ƣơng Đảng cũng
nhƣ trong Bộ Chính Trị ở Hà Nội chắc phải vỗ tay hoan hô tinh thần sùng
bái lãnh tụ của Đặng thai Mai, nhƣng ở Sài Gòn, các Nhà Văn Học lại thấy
ngƣợc lại là nhà văn họ Đặng đã nặng lời mạt sát những ngƣời đã lầm lẫn
thuyết tuần hoàn duy tâm với chủ nghĩa lạc quan cách mạng, nghĩa là, nói
cách khác, đã chỉ ra cái ‘’đuôi’’ duy tâm của tác giả những bài thơ này.
Nhƣ vậy, nhà cách mạng duy vật Hồ chí Minh còn có thể là tác giả những
bài thơ ấy nữa hay không ? Nhờ tài lách của ông, Đặng thai Mai đã đƣa
vào bài Đọc lại tập thơ Ngục Trung Nhật Ký những lời phê bình thực sự
độc địa có khả năng phủ nhận phụ quyền của Hồ chí Minh đối với một số
bài trong tập thơ.
Trong một đoạn văn khác, cũng nhờ tài lách khôn ngoan này, Đặng
thai Mai đã giáng lên đầu Hồ chí Minh một quả tạ nghìn cân. Tiếp tục trình
bày những hoài nghi của ông về phụ quyền Ngục Trung Nhật Ký, nhà văn
đi thẳng vào vấn đề sáng tác bằng cách tra hỏi khả năng sáng tác của Hồ.
13
ông viết: ‘’Không thể không lấy làm lạ là Bác đã viết thơ bằng chữ Hán, và
đã viết những bài thơ hay. Ở đây (nhà văn bắt đầu luồn), quả có phần của
cái mà chúng ta thƣờng gọi là thiên tài.
Theo dõi tiểu sử của Bác (nhà văn
bắt đầu lách), chúng ta có thể thấy rằng từ thời kỳ thanh thiếu nhi, cố
nhiên Bác đã đƣợc bồi dƣỡng trong trƣờng học chữ Hán của các Nhà Nho
cuối thế kỷ trƣớc, nhƣng một mặt nữa, cũng rất rõ là thời kỳ Bác đƣợc bồi
dƣỡng trong Nho Học, trong văn chƣơng cử tử (thơ, phú, văn, luận) chắc
chắn chỉ độ 5, 7 năm là cùng. Sau thời gian đó là thời kỳ đi học chữ Pháp,
đi dạy tƣ, rồi từ giã quê hƣơng đi tìm đƣờng cách mạng cứu nƣớc. Dấu
chân của Bác in lên khá nhiều đất nƣớc xa lạ trên cả hai bán cầu Đông và
Tây.
Thời kỳ thanh niên của Bác ở đất khách quê ngƣời không phải là
những năm ‘’du học’’, mà là những năm lao động vất vả. Lao động để mà
sống. Sống để làm cách mạng. Sống rất bận rộn, luôn luôn nguy hiểm. Thì
giờ dành cho việc học tập văn thơ chữ Hán, chắc chắn rất ít, nếu không
nói là tuyệt đối không có... (hết lách, bắt đầu ca). Tuy vậy, không có một
trí thông minh đặc biệt thì với lứa tuổi ấy, ngƣời học sinh quyết không thể
nắm vững đƣợc mọi qui cách văn học cổ điển, để sau này sử dụng ngòi
bút mình một cách chủ động, mềm mại mà chắc chắn, nhƣ Bác. Cố nhiên
(bắt đầu luồn), cái vốn cũ của nhà trƣờng đó cũng nhờ có sự bồi dƣỡng
luyện tập thì mới thành tài.
Thiên tài trong văn nghệ là những tia sáng rất
đẹp, rất lộng lẫy, nhƣng thiên tài cũng có thể lƣớt qua nhƣ một ngôi sao
băng, nếu nó không trở thành nhân tài. Nhân tài là của con ngƣời. Nhân
tài có công trình bồi dƣỡng. Nhƣng hiểu nhƣ vậy (lách mạnh) thì chúng ta
lại càng phải lấy làm lạ là Bác đã tìm đâu ra thì giờ, điều kiện để tự bồi
dƣỡng cho mình về nghệ thuật làm thơ, làm thơ bằng tiếng nƣớc ngoài...
Nhà văn Đặng thai Mai, ngƣời đã viết về Lỗ Tấn, thân thế, văn nghệ
( 1944) , Tạp văn trong văn học Trung Quốc hiện đại (1945), đã dịch các
tập kịch Lôi Vũ, Nhật Xuất của Tào Ngu, lịch sử văn học Trung Quốc hiện
đại (1958), đã không nói đùa khi ông xác nhận trình độ thấp kém của Hồ
chí Minh về Hán văn, điều mà kẻ viết bài này sẽ xác nhận ở phần sau với
những bằng chứng cụ thể.
Điều quan trọng là trong không khí cực kỳ sôi
động về nhiệm vụ suy tôn lãnh tụ mà các nhà văn phải thi hành, Đặng
thai Mai đã nói ra đƣợc một cách công khai cảm nghĩ chân thành của ông
về khả năng sáng tác Ngục Trung Nhật Ký của Hồ chí Minh. Ông đã thẳng
thắn xác nhận, với một lý luận hết sức thuyết phục, là Hồ chí Minh không
đủ kiến thức Hán văn để viết nên một tập thơ nhƣ Ngục Trung Nhật Ký.
Tập thơ ấy là của một ngƣời khác.
CHỖTINH VI CỦA GIÁO SƢ LÊ TRÍ VIỄN
Năm 1980, vừa ở nhà tù Bầu Lâm ra, tôi tình cờ gặp Giáo Sƣ Lê trí
Viễn và đƣợc Giáo Sƣ làm quà cho cuốn Học tập phong cách ngôn ngữ chủ
tịch Hồ chí Minh vừa in xong, trong đó có bài Thử đi vào chỗ tinh vi của
nguyên tác và bản dịch Ngục Trung Nhật Ký của Giáo Sƣ:
Một bài báo viết
thật tinh vi, tinh tƣờng, tinh xảo giải thích giá trị của nguyên tác Ngục
Trung Nhật Ký đồng thời trình bày những chỗ đạt và không đạt của bản
dịch. Lời văn phê bình rất nhẹ nhàng, đôi khi dí dỏm, nhiều chỗ mƣợt mà
trau chuốt nhƣ thơ khiển cho những ý kiến đƣa ra dễ đƣợc chấp nhận. Vào
năm 1982, tôi đọc Tổng tập văn học Việt Nam, tập 36, giới thiệu những
14
tác phẩm của Nguyễn ái Quốc-Hồ chí Minh, trong đó có cuốn Ngục Trung
Nhật Ký do nhà Hán học Nguyễn sĩ Lâm và Giáo Sƣ Lê trí Viễn phụ trách
phần phiên âm, dịch xuôi, chú thích, ông Nguyễn văn Bách phụ trách phần
viết chữ Nho.
Cứ nhìn từ bên ngoài thì ta chỉ thấy đây là một công trình biên tập
theo phƣơng pháp giáo khoa, với những lời giải thích đầy đủ rõ ràng, phần
dịch xuôi chú ý tới từng từ ngữ, từng ý nghĩa của từ ngữ ẩy trong câu văn,
các thành ngữ Trung Hoa đƣợc nhận diện và đƣợc cắt nghĩa đúng với vi trí
của nó trong văn mạch. Nói tắt, đó là một công tác của một nhóm ngƣời
có thiện chí muốn góp phần chuyên môn của mình vào việc tiến hành
nghiên cứu Ngục Trung Nhật Ký.
Nhƣng đó mới chỉ là cái nhìn bề ngoài.
Nhìn sâu hơn vào toàn bộ tác phẩm, ta mới thấu hiểu chỗ thực sự tinh vi
của Giáo Sƣ Lê trí Viễn, nhìn sâu hơn có nghĩa là ta phải nhìn lại bản Ngục
Trung Nhật Ký của nhà xuất bản Văn Hóa thuộc Viện Văn Học, phát hiện
ra những chỗ sai khác giữa bản này và bản của nhà xuất bản Khoa Học Xã
Hội (l), tham khảo những tƣ liệu và nhận định của các soạn giả đã phát
biểu về những điểm này, nhất là những quan điểm văn bản của Giáo Sƣ
Đặng Thai Mai v.v...
Với cách nhìn sâu sát nhƣ vậy, ta mới nhận ra rằng
việc làm của Giáo Sƣ Lê trí Viễn tiếp tục sự nghiệp chƣa hoàn thành của
Giáo Sƣ Đặng thai Mai và nhờ phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học
nghiêm túc của Giáo Sƣ Lê trí Viễn, ta có thể có điều kiện cụ thể xích lại
gần hơn quan niệm của Giáo Sƣ Mai về phụ quyền của Ngục Trung Nhật
Ký.
Trƣớc hết, qua bản sao lục của ông Nguyễn văn Bách, tất cả mọi
chữ chép sai trong bản của Viện Văn Học do ông Phạm phú Tiết viết đều
đã đƣợc sửa chữa, tỉ dụ:
Đây chỉ là những chữ viết sai theo thói quen của một ngƣời học chữ
Hán theo phƣơng pháp cổ truyền, nó có thể không quan trọng trong một
bản văn khác. Ở đây, đó lại là những khuyết điểm lớn vì nó liên quan đến
một tác phẩm lớn và một tác giả lớn. Là một bậc thầy đƣợc công nhận về
văn bản học, Giáo Sƣ Lê trí Viễn không thể tha thứ những sai sót ấu trĩ
ấy. Ta càng khâm phục phƣơng pháp làm việc nghiêm túc của họ Lê bao
nhiêu, ta càng thấy sự cẩu thả đáng trách của Hồ chí Minh bấy nhiêu vì Hồ
là tác giả tập thơ, là ngƣời duy nhất và cuối cùng xem lại bản thảo và cho
15
phép in. Sự cẩu thả này cho thấy, đúng nhƣ nhận xét của Giáo Sƣ Đặng
thai Mai, Hồ chí Minh không có khả năng là cha đẻ của Ngục Trung Nhật
Ký.
Bản phiên âm Ngục Trung Nhật Ký cũng đã không tránh đƣợc nhiều
sai sót trầm trọng. Sau đây là một sổ chữ điển hình về phiên âm sai.
Ngoài ra, bản phiên âm đã rất lúng túng khi gặp những chữ dùng
theo Bạch Thoại, hoặc câu có kiến trúc ngữ pháp Bạch Thoại. Ta biết rằng
tiếng Trung Quốc phát ra đúng giọng nói của ngƣời Bắc Kinh thì có 6
thanh, trong đó có 4 thanh căn bản là âm thanh, dƣơng thanh, thƣợng
thanh và khứ thanh. Âm thanh là thứ thanh không có dấu. Dƣơng thanh là
thứ thanh có dấu đọc lên thành ra một thanh ở giữa thanh có dấu sắc và
thanh có dấu hỏi của Việt Nam.
Thƣợng thanh là thứ thanh có ghi dấu V,
thanh này phát ra đầu tiên thấp rồi lên cao dần nhƣ thanh có dấu hỏi của
Việt Nam. Khứ thanh là thanh có ghi dấu, tức thứ thanh phát ra hơi chậm
từ cao xuống thấp gần giống thanh ở giữa thanh có dấu huyền và thanh
có dấu nặng của Việt Nam. Hệ thống thanh điệu của tiếng Hán-Việt đã
đƣợc hoàn thành từ đời Đƣờng, do đó, khi đọc thơ Hán-Việt, ta không bị
vấp về vấn đề thanh điệu, tiếng Quan Thoại mới trở thành chính thức bên
Trung Hoa từ Ngũ tứ vận động (1919), nó còn quá mới đối với ngƣời Việt
Nam, và nhất định là chúng ta chƣa ổn định đƣợc hệ thống thanh điệu để
áp dụng vào việc sáng tác thi ca.
Cũng vì thế mà cùng một bài thơ Hán-
Việt, nếu đọc theo hệ thống thanh điệu cổ truyền thì bài thơ có thể viết
đúng niêm luật, nhƣng nếu đọc theo âm Bắc Kinh thì lại thất luật, thất
niêm, lý do là vì hệ thống thanh điệu của tiếng Hán-Việt chỉ phù hợp với
những bài thơ chữ Hán đọc theo âm Việt cổ truyền. Các nhà phiên âm của
Viện Văn Học đã không chú ý đến hiện tƣợng ngữ học đó, cho nên đã vì
tôn trọng âm luật mà phiên âm sai nhiều chữ, và vì phiên âm sai nên gây
ra tình trạng thất luật hoặc biến nghĩa của câu thơ.
Giáo Sƣ Lê trí Viễn đã
nhẹ nhàng, nhƣ một Giáo Sƣ chỉ lỗi chính tả cho môn sinh, nêu ra nhiều
chỗ phiên âm sai trái, điền hình là trong bài 86 nhan đề là: Đáp hỏa xa
vãng Lai Tân (Đáp xe lửa đi Lai Tân).
Đây là bản phiên âm của Viện Văn Học:
Kỷ thập nhật lai lao táu bộ
16
Kim thiên đắc đáp hoả xa hành
Tuy nhiên chỉ đắc toạ thán thƣợng,
Tất cánh tỉ đồ bộ phiêu lƣợng.
Rõ ràng là vần hành và vần lƣợng hoàn toàn sai lạc, ngƣời phiên âm
đã phạm một lỗi rất nặng chỉ vì ông muốn tôn trọng nội dung của văn
bản. Tiếng Hán-Việt không có từ phiêu lƣợng, đây là một từ Trung Hoa, có
nghĩa là đẹp đẽ, sang trọng, bảnh bao (theo Nguyễn sĩ Lâm và Lê trí
Viễn).
Các tác giả này đã phiên âm lại bài thơ bằng cách sửa lại chữ hành
thành hàng, chữ lƣợng (có dấu nặng) thành lƣơng (không có dấu) và chú
thích: ‘’Bài thơ này, hai từ hành và lƣợng, nếu đọc theo chính âm của nó,
thì không có vần, ở đây, tác giả đặt theo lối hiệp vận và âm Trung Quốc
nên hành phải đọc là hàng và lƣợng là ƣơng thì mới có vần’’.
Lời chú thích
rất sơ sài, nhƣng lại rất sâu sắc. Nó chứng thực rằng, nếu tác giả Ngục
Trung Nhật Ký đã đặt câu theo lối hiệp vận và âm Trung Quốc, và phải
đọc theo cách phát âm Trung Quốc mới có nghĩa, thì tác giả nhất định
phải là ngƣời Trung Quốc chứ không phải là ngƣời Việt Nam. Tôi sẽ bàn
thêm về vấn đề này ở những trang sau, ở đây, tôi thấy cần phải lƣu ý đến
lời chú thích của Giáo Sƣ Lê trí Viễn, nó cho ta biết vi Giáo Sƣ này đang đi
theo con đƣờng nghiên cứu và học tập của Giáo Sƣ Đặng thai Mai, nghĩa là
đang tìm tòi phát hiện ra tác giả đích thực của Ngục Trung Nhật Ký. Về
vấn đề này, Giáo Sƣ Lê đã bƣớc một bƣớc lớn so với Giáo Sƣ Đặng: Ông
chỉ rõ tác giả là một ngƣời Trung Hoa chứ không phải Hồ chí Minh, mặc
dầu mỗi lần nói đến tập Ngục Trung Nhật Ký, ông vẫn trân trọng cho đó là
tập thơ chữ Hán của Bác.
Về những chữ dịch sai trong bản Ngục Trung Nhật Ký của Việt Văn
Học, Giáo Sƣ Lê trí Viễn đã đƣa ra nhiều trƣờng hợp rất đáng chú ý, tỉ dụ
bài số 14 nói về ngƣời bạn tù thổi sáo, Giáo Sƣ viết: ‘’Ngƣời bạn tù thổi
sáo là một bài dịch chƣa tốt..
.Đi vào chỗ tinh vi của thơ ca thì rõ là có
nhiều chỗ dịch chƣa đúng, cả thần lẫn chữ nghĩa. Ngục trung hốt thính mà
dịch là bỗng nghe trong ngục, mới xem qua ai không cho là đúng: Ngục
trung là trong ngục, hốt thính là bỗng nghe, còn gì nữa ? Ấy thế mà lại
sai, cái sai rất nguy hiểm vì có vẻ đúng. Hãy xem: Bỗng nghe trong ngục
sáo vi vu có phải là ngƣời ở ngoài ngục nghe không ? Mà đã thế thì bài thơ
hỏng mất rồi.
Ở đây là ngƣời trong ngục nghe ngƣời trong ngục. Ngƣời
thổi sáo nhớ nhà, ngƣời nghe thổi sáo cũng nhớ nƣớc, hai ngƣời có chung
một tâm sự ‘’tƣ hƣơng’’. Câu thơ chữ Hán rành rành nhƣ thế: Ngục trung
hốt thính tƣ hƣơng khúc. Cũng có một ngƣời thứ ba có lẽ cũng nghe khúc
nhạc là ‘’khuê nhân’’, ngƣời vợ ở nhà...
Bắt đầu bài thơ thì chƣa có. Nhƣng
khi khúc sáo nhớ quê hƣơng đƣợm thấm tình ngƣời (về chỗ này, câu dịch
bỏ mất một cái trình tự chuyền biến trong tâm tƣ thể hiện bằng trình tự
chuyền biến trong khúc nhạc) thì không những ngƣời thổi, ngƣời nghe ở
trong ngục đều xúc cảm sâu xa, mà ở xa muôn dặm, ngƣời ở quê nhà
cũng động lòng, bối rối trong ruột, cho nên đã lên một tầng lầu để nhìn về
phƣơng trời, nhƣng chƣa thấy gì, lại phải lên một tầng nữa.
Bài thơ kết
thúc trong một niềm thƣơng nhớ mênh mông, dằng dặc. Đã dịch đƣợc cái
mênh mang dằng dặc ấy, nhƣng đã bỏ mất cái ý ‘’khuê nhân cách
thƣợng’’. Đáng phàn nàn nhất là chữ ‘’vi vu’’. Câu chữ Hán không có. Đối
với cái không khí trong veo của bài thơ, âm thanh đó không hợp. Tƣ
17
Hƣơng Khúc là khúc nhạc nhớ quê, rõ ràng lắm. Sao lại có một âm thanh
vi vu thêm vào ? Quan trọng hơn cả: Vi vu là một từ miêu tả, miêu tả
tiếng sáo. Điều này gần nhƣ trái hắn với tinh thần bài thơ...
Trong bài Lộ Thƣợng (Trên Đƣờng Đi, bài số 41) có chữ say nghĩ ra
cũng rắc rối nhƣ thế. Bài dịch hơi bay bƣớm, không giữ đƣợc cái chân
phác của bài chữ Hán, nhƣng cũng kể là hay: Mặc dù bị trói chân tay,
chim ca rộn núi, hƣơng bay ngát rừng. Vui say ai cấm ta đừng, Đƣờng xa
âu cũng bớt chừng quạnh hiu. Nhƣng đọc đến chữ ‘say’’ vẫn hơi ngờ ngợ.
Trong Tự do lãm thƣởng vô nhân cấm không có ý gì say cả mà chỉ nhấn
mạnh đến ý tự do, ở đây là tự do thƣởng thức, tự do vui thú...chứ chƣa
thể ‘’vui say’’.
Vấn đề không phải mặt chữ, mà một mức độ, một phong
thái...Đến khi nó lắng chìm, tinh vi một tí, hoặc giả ngƣời ta dịch sơ ý một
chút là có thể sai lạc, mất cái sâu Sơn thôn thiều nữ ma báo túc (Mộ, số
28) dịch thành cô em xóm núi xay ngô tối. Trong chữ Hán không có chữ
tối, chỉ có xay ngô. Kể ra bài này tả cảnh chiều tối bên một xóm núi, sau
khi tả cảnh chim bay về núi ngủ, cảnh mây trôi chầm chậm trên không,
quay về xóm tả việc cô gái nhỏ xay ngô chuẩn bị bữa tối mà thêm chữ
‘’tối’’ vào, có gì là sai ?
Đúng là xay ngô tối, nhƣng đặt chữ ‘’tối’’ vào đây
thì sớm quá, và lộ quá. Nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên nói
đến: Thời gian trôi dần dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng
xoay của cối ngô, quay quay mãi, ‘’ma bao túc’’ Bao túc ma hoàn...và đến
khi cối xay dừng lại thì ‘’lô dĩ hồng’’, lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì
lò rực lên. Nhịp câu thứ tƣ là 4-3, nhip ba ngắn, chấm dứt cho cả một sự
vận động chuyển biến, đúng với cái tối lúc đến nhanh, thu dần cuộc sống
bên lò than, rồi tỏa cái ấm ra theo âm thanh nồng ấm của chữ hồng. Tất
cả cái đó, chữ tối trong câu 3, và nhịp điệu 2-5 của câu 4 làm hỏng cả. Có
khi chỉ vì sai ngữ khí mà lạc cả tinh thần.
Bài Bị bắt ở phố Túc Vinh là một sự bất bình, hơn nữa, một sự phẫn
nộ. Thái độ thì bình tĩnh, nhƣng cứng rắn. Việc mới xảy ra đột ngột, phản
ứng còn mới mẻ, chƣa có gì sâu lắng.
Câu thứ 2: ‘’Cố ý trì diên ngã khứ
trình’’ cũng chƣa phải là một câu nhìn vào mình, mà là đối với địch, cho
nên dịch ‘’cố làm cho chậm bƣớc mình’’ là không phù hợp, nhất là chữ
‘’mình’’ quá mềm yếu, có ý tự an ủi, xuống nƣớc quá nhiều. Câu thứ tƣ
‘’Ba nhân danh dự bạch hi sinh’’ là một lời phản kháng, mà câu dịch
‘’không dƣng danh dự phải hi sinh’’ lại là một câu than thở.
Trong phần chú thích Ngục Trung Nhật Ký, Giáo Sƣ Lê trí Viễn còn
chỉ rõ những cách phải hiểu rõ những thành ngữ Trung Hoa nhƣ thảm đạm
kinh dinh (bài số 18), tuyết trung tống thán (bài số 84), chiến chiến căng
căng (bài số 54), xan phong dục vũ (bài số 78).v.v...để tránh những cách
dịch phỏng chừng sai lạc.
Công việc cần cù và thận trọng này đáng lẽ là
thuộc vào trách nhiệm của tác giả khi đọc lại bản dịch trƣớc khi ra lệnh
cho in. Sự yên lặng thản nhiên của tác giả cho ta có cảm tƣởng là ông
chẳng biết gì hết, kể cả cái tập thơ mà ông đứng tên tác giả. Thái độ dửng
dƣng trƣớc những sai sót trầm trọng của tiều ban dịch Ngục Trung Nhật
Ký có xứng đáng với một tác giả đích thực không, đó là điều mà Giáo Sƣ
Lê trí Viễn muốn biết khi ông để tất cả thì giờ của mình vào việc đi tìm
những chỗ tinh vi trong bản dịch Ngục Trung Nhật Ký.
18
Nhóm của Giáo Sƣ Lê Trí Viễn còn phát hiện ra một chuyện động
trời trong bản Ngục Trung Nhật Ký của Viện Văn Học: Các nhà có trách
nhiệm về việc dịch tập thơ này đã sửa lại mục lục của tập thơ, tự tiện
thêm vào những bài thơ không có trong bản gốc, cuối cùng còn tự tiện sửa
chữa lại nhiều câu thơ trong đó nữa. Đây là phần mục lục của bản Viện
Văn Học đối chiếu với mục lục của bản Lê trí Viễn.
TÊN CÁC BÀI THƠ DỊCH BẢN VIỆN VĂN HỌC BẢN LÊ
TRÍ VIỄN
Từ Long An Đến Đồng Chính 40
45
Trên Đƣờng Đi 41
46
Đồng Chính 42
40
Chăn Bằng Giấy Của Ngƣời Bạn Tù 43
41
Đêm Lạnh 44
42
Dây Trói 45
43
Rụng Một Cái Răng 46
44
Đêm Thu 110
110
Cảm Tƣởng Khi Đọc Thiên Gia Thi 111
112
Tức Cảnh 112
111
Trời Hửng 113
Không có
Tôi không đánh giá bản nào đúng bản nào sai, lý do là vì tôi không
có bản gốc trong tay, và đó cũng không phải là nhiệm vụ của tôi.
Tôi chỉ
nhận xét về thái độ của các nhà biên soạn đối với bản văn đang nghiên
cứu, và quả thực phải công nhận rằng các nhà biên soạn trong Viện Văn
Học đã làm việc trái qui tắc. Để phục vụ cho kế hoạch hoạt động của Ban
Tuyên Giáo, mà mục đích là đề cao đạo đức cách mạng của lãnh tụ Hồ chí
Minh qua những chặng đƣờng chuyển lao đầy gian khổ chẳng kém gì Chúa
Ki-tô trong 14 chặng thƣơng khó các nhà biên soạn của Viện Văn Học đã
xếp đi xếp lại cho địa điểm của các nhà tù ăn khớp với đề tài, nội dung và
thời gian của các bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký.
Và họ hoàn toàn chỉ
đứng trên một cứ điểm, sự bố trí tự do theo họ, miễn là làm sao cho có đủ
18 nhà lao, con số do bài thơ số 99 đã cho (Giam ở trong mời tám cái
lao), dàn trải trong hơn 100 bài thơ, con số hơn 100 này ghi trong bài thơ
số 104 (Dằng dặc đêm dài chặng ngủ cho, Ta làm trăm mấy bản thơ tù).
Phƣơng pháp bố trí của họ rất đơn giản, họ dùng hai bài thơ số 99 và 104
làm trục không gian và thời gian, rồi cứ theo cái trục đó họ dàn trải các
19
bài thơ, bài thơ nào có ghi ngày tháng đƣợc xếp theo thứ tự thời gian, bài
thơ nào không có thì sắp xếp vào chỗ nào đó cũng đƣợc. Về không gian lại
rất dễ biết đƣợc sự sai trái của các nhà biên soạn trong Viện Văn Học, làm
việc theo chỉ thị của cấp lãnh đạo trung ƣơng!
Những hành động bê bối này đã không qua mắt nhà văn Đặng thai
Mai, bởi vậy, khi nhận lãnh trách nhiệm hiệu đính bản dịch Ngục Trung
Nhật Ký, ông đã tỏ muốn nói chuyện trực tiếp với tác giả để hiểu rõ lai lịch
tác phẩm. Sự yên lặng vô lý của Hồ chí Minh đã đƣa đến những hậu quả
mà ta đã biết. Ngay việc sắp xếp cho đủ con số 113 bài thơ cũng tỏ ra
khiên cƣỡng.
Tính đến bài thơ 104 trong đó tác giả tuyên bố đã làm đƣợc
hơn một trăm bài thơ tù, đếm đi đếm lại và căn cứ vào nội dung của các
bài thơ còn lại, họ không làm thế nào cho đủ con số một trăm, thế là họ
quyết định bài thơ nào có hai đoạn là kể thành hai bài thơ, bài nào có ba
đoạn là kể thành ba bài thơ, nhờ cách đó, họ đã có đủ con số một cách dễ
dàng. Cách làm việc của họ đã bị nhóm của Giáo Sƣ Lê trí Viễn sửa lại
trong bản Ngục Trung Nhật Ký đăng trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập
36, từ trang 603 đến 785 .
Có một việc lạ lùng nữa là có bài thơ không có trong Ngục Trung
Nhật Ký mà các nhà biên soạn của Viện Văn Học cũng dịch và xếp vào tập
thơ, lộ liễu nhất là bài Tân xuất ngục học đăng sơn (bài số 114). Tuy có
câu chú thích nhỏ nói là bài thơ này không có trong Ngục Trung Nhật Ký,
nhƣng ai cũng thừa biết ý đồ của họ là phải đăng thêm vào một bài thơ
cho tập thơ có một chút bề dày để cho việc trình bày đƣợc trang trọng,
khổ một cái là bài thơ này lại là bài duy nhất đƣợc Hồ chí Minh nhận là của
ông, đã cho đăng lại trong tập
Vừa đi đƣờng vừa kể chuyện với bản dịch
do chính tay Hồ soạn, cho nên ngƣời đọc lại có cảm nghĩ là họ cố bám víu
vào một cái gì dù rất mong manh, một bài thơ rất nhỏ, để cho tập thơ có
chút hơi hƣớng ấm áp của một ngƣời còn sống, bởi vì họ biết, và chỉ một
mình họ biết thôi, là tác giả thực của tập thơ đã nằm dƣới lòng đất lạnh từ
lâu! Bài Tức cảnh số 112 cũng là một bài thơ dở mà họ tự tiện thêm vào
cho tập thơ có bề dày. Nhóm Giáo Sƣ Lê trí Viễn đã tỏ ra rất hợp lý khi họ
xếp bài thơ trên vào phần phụ lục và gạch bỏ bài thơ dƣới.
Nhƣng đây mới thực sự là chuyện động trời: Các nhà biên soạn bên
Viện Văn Học đã sửa văn của Bác Hồ yêu quí của họ và đây cũng là tiết lộ
của nhóm Giáo Sƣ Lê trí Viễn. Trong bài Tự miễn (số 34), họ đã tự tiện đổi
từ khẩn trƣơng của nguyên văn ra kiên cƣờng. Câu thơ trong nguyên tác
là:
Tai ƣơng bả ngã lai đoàn luyện
Sử ngã tinh thần cánh khẩn trƣơng.
Nghĩa là: Tai ƣơng đem ta ra mà rèn luyện khiến cho tinh thần của ta lại
càng khẩn trƣơng. Bản Lê trí Viễn chú thích: ‘’Khẩn trƣơng, ý nói tinh thần
không những không nao núng mà càng cảnh giác cao độ với những tai ƣơng
gặp phải. Hai chữ này, bản in của Viện Văn Học đề là kiên cƣờng
(vững mạnh), nay chúng tôi lấy lại theo nguyên bản’’. Bản Viện Văn Học vì
sợ từ khẩn trƣơng không nói lên đƣợc sức mạnh tinh thần của lãnh tụ, và
nhƣ thế là không đề cao đƣợc phẩm chất cách mạng không gì lay chuyền
nổi của ngƣời cộng sản vĩ đại, không nói lên đƣợc khí phách hào hùng, ý
chí sắt đá của Bác, cho nên họ đã gạch chữ đó đi, thêm vào một từ cụ thể
20
hơn, cứng cát hơn là từ kiên cƣờng, và câu thơ đƣợc đổi mới có thề dịch
là: ‘’Tai họa rèn luyện ta, khiến cho tinh thần ta thêm vững mạnh’’ Văn
chƣơng cách mạng là nhƣ thế đó, nếu nghe xuôi tai, hợp với chính sách
của Đảng thì ta để nguyên xi, nếu nghe nghịch tai, không hợp với đƣờng
lối xã hội chủ nghĩa thì ta gạch bỏ. Không ai biết, mà có biết cũng chẳng
làm đƣợc gì, mà có làm gì thì ta cũng dẹp, ta sẽ lấy một lý do khác để bỏ
tù những kẻ phản động đã dám chống đối ta!
Thực ra, lỗi không ở ai cả, mà chỉ do từ khẩn trƣơng tạo ra. Khẩn
trƣơng nghĩa là gì ? Có lẽ các ông trong Viện Văn Học đã hiểu khẩn trƣơng
là căng thẳng, và tinh thần của Bác mà căng thẳng thì chẳng hóa ra Bác
điên sao, cho nên họ phải bắt buộc đổi nó ra là kiên cƣờng. Theo tôi, khẩn
trƣơng ở đây chỉ có nghĩa thông thƣờng là nói đến một tình trạng cần đƣợc
giải quyết ngay, và tiến hành giải quyết một cách tích cực. Vì tai họa dồn
dập cho nên Bác khẩn trƣơng, tức là Bác càng hoạt động tích cực hơn nữa!
Lỗi cũng do câu thơ trên tạo ra nữa, và khóm từ bả ngã lai là thủ phạm
chính.
Bả ngã lai là cứ đem ta ra (mà tôi, mà rèn), cứ nhè ta (mà nung
nấu), nhƣng các ông trong Viện Văn Học không hiểu rõ cho nên đã dịch
xuôi là: Tai họa rèn luyện ta, tức là đã lƣớt qua khóm từ bả ngã lai không
dịch. Vì đọc thơ không hiểu nên liều lĩnh đổi câu thơ đi, mà là câu thơ của
Bác! Tôi thấy các ông ở Viện Văn Học phải biết rõ tập thơ không phải của
Hồ chí Minh mới dám to gan lớn mật nhƣ vậy.
Trong bài số 39 (Tảo giải II)
câu thơ thứ hai: U ám tàn dƣ tảo nhất không (Những tàn dƣ của bóng tối
đã sớm sạch không), chữ tảo ở đây là buổi sớm, đã bị sửa lại bằng chữ tảo
nghĩa là quét, cho nên bản Văn Học đã dịch là: Bóng đêm rơi rớt đã bị
quét sạch. Họ sửa lại câu thơ này vì họ cho rằng chữ tảo của nguyên tác
chỉ thời gian không linh hoạt bằng động từ tảo, biểu diễn một động tác
mạnh và phù hợp với khí phách hào hùng của Bác hơn.
Văn của mình bị sửa lại tơi bời nhƣ vậy mà tác giả là Hồ chí Minh cứ
điềm nhiên cho đem in thì thật tôi không hiểu ông là loại tác giả gì ? Nếu
là một tác giả thực thì một chấm một phết cũng không đƣợc sửa đổi chứ
đừng nói là một từ!
THỬ XEM LẠI CÁI TÊN CỦA TÁC PHẨM
Tiếng Việt phân biệt rõ ràng những điểm khác nhau giữa từ nhà
giam và nhà ngục. Khi nói tù, là ta nói chung về trƣờng hợp những ngƣời
bị bắt, chữ tù có chữ nhân là ngƣời bị đóng khung trong bốn bức tƣờng
của chữ vi cho biệt tù là nơi giam giữ ngƣời có tội. Nhà giam là nơi tạm
giữ những ngƣời vừa bị bắt đề lấy cung, lập biên bản trình tòa, nếu họ
không có tội, họ sẽ đƣợc tòa tuyên bố trắng án, và đƣợc tha về, không bị
giam giữ nữa.
Thời gian tạm giữ này gọi là thời gian giam cứu. Ngƣời bị
bắt chỉ là tù nhân thực sự khi bị tòa tuyên bố là có án, trong trƣờng hợp
này, ngƣời có tội bị giam trong nhà lao, còn gọi là nhà tù hay nhà ngục là
những nhà đƣợc xây cất kiên cố, với tất cả mọi cơ quan thích nghi để cho
tù nhân không thể vƣợt ra ngoài. Ngƣợc lại, nhà giam chỉ là những chỗ
tạm thời đặt ra để giam giữ những ngƣời bị bắt trong một thời gian ngắn,
có thể là một căn phòng, một buồng tắm, một chuồng xí, bất cứ một xó
xỉnh nào cũng có thể là một nhà giam.
21
Theo định nghĩa này, Hồ chí Minh chƣa bao giờ thực sự là một ngƣời
tù nhƣ các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng hay
nhƣ Trƣờng Chinh, Lê đức Thọ, Đặng thai Mai. Hồ chỉ bị giam tạm thời
trong khám lớn Victoria, đƣợc Luật Sƣ cãi cho trắng án, rồi đƣợc tha về.
Lần thứ hai bị bắt ở Quảng Tây, Hồ chỉ bị giam trong một cái cấm bế thất,
một nhà giam nhỏ, rồi chuyển đi từ nhà giam này sang nhà giam nọ, cuối
cùng đƣợc tha và đƣợc Trƣơng Phát Khuê cấp cho một tờ hộ chiếu. Khi nói
tới thời gian này, Hồ chí Minh chỉ dùng từ nhà giam chứ không bao giờ
nói đến nhà ngục. Hồ chƣa bao giờ là một tù nhân nhƣ các chiến sĩ cách
mạng chống Pháp bị cầm tù ở Côn Đảo. Từ ngục trung (trong ngục) nhƣ
vậy không có trong tự điển của Hồ.
Nhật ký là thể văn ghi chép theo thứ tự thời gian những sự kiện xảy
ra và những cảm nghĩ hằng ngày của ngƣời ghi. Nếu nhật ký đòi hỏi một
quá trình thời gian liên tục chặt chẽ thì Ngục Trung Nhật Ký không phải là
một tập thơ ghi những sự kiện và cảm nghĩ hằng ngày, thời gian ở đây rất
gián đoạn và rõ ràng là đã đƣợc sắp xếp lại một cách rất giả tạo bởi những
bàn tay chuyên nghề ‘’sơn vẽ đồ giả Trung Quốc’’.
Nói tóm lại, từ ngục trung không có trong tiểu sử của Hồ chí Minh,
từ nhật ký lại càng xa lạ đối với con ngƣời thích hoạt động (tỉ dụ săn rệp,
bắt rận, thổi nấu) hơn là ngồi một chỗ làm thơ. Cũng vì thế mà Hồ chí
Minh không bao giờ đã viết Ngục Trung Nhật Ký. Mỗi lần đƣợc hỏi đến tác
phẩm này là Hồ lấp lửng nói tránh đi, không phải vì khiêm tốn, cũng
không phải vì coi nhẹ mọi thứ thuộc về cá nhân mình, mà vì Hồ không
phải là cha đẻ của nó.
THỬ ĐI VÀO NỘI DUNG TẬP THƠ
Muốn biết rõ Hồ chí Minh có phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký
không, ta phải đi vào nội dung tác phẩm xem con ngƣời làm chủ thể trong
tác phẩm là ai. Tác phẩm có thể cho ta biết tên tuổi, quốc tịch, những sở
thích của ngƣời đó, cùng những điều tác giả muốn nói với ngƣời đọc.
Ngƣời với ngƣời có thể lừa dối nhau, bịp bợm lẫn nhau, nhƣng tác phẩm
bao giờ cũng là một ngƣời bạn trung thành, một tri âm, sẵn sàng tiết lộ
những điều ta muốn biết.
Đầu tiên, ta thử hỏi về tên tuổi của ngƣời viết. Ngƣời viết thƣờng tự
xƣng là ta, tôi một cách chung chung, nhƣng có hơn một lần anh xƣng là
lão phu.
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi
(bài 2, Khai Quyển)
Lão phu hòa lê tả tù thi
(bài 110, Thu Dạ)
Lão nghĩa là già nói chung, nghĩa là từ 50 tuổi trở lên, 60 tuổi thì
gọi là kỳ nhƣ nói kỳ mục, 70 đến 80 là điệt, 80 đến 90 là mạo, nhƣng ta
chỉ đƣợc tự xƣng là lão phu khi ta đi quá tuổi kỳ để đến tuổi điệt. Nhƣ
vậy, ngƣời viết Ngục Trung Nhật Ký là một ông già. Vì ông già nên răng
ông rụng (bài số 46), vì ông già nên ông rất hận cái thằng lính nào đó đã
đánh cắp mất cái sĩ đích của ông, tức là cái gậy chống mà vì tuổi già sức
yếu ông mới mang đƣợc vào trong tù. Nếu ông trẻ hơn, vào khoảng 40-50
thì sức mấy bọn công an cho ông mang gậy vào nhà tù! Cũng nhờ tuổi già
22
mà ông tƣơng đối đƣợc tự do đi lại trong nhà tù, và đã quan sát đƣợc
nhiều chuyện thích thú. Cũng nhờ ông già mà bọn lính cho ông tự do làm
thơ, miễn là đừng mạt sát nhà tù của chúng. Cũng vì thế mà trong Ngục
Trung Nhật Ký, không có bài thơ nào công kích chế độ lao tù của Tƣởng
Giới Thạch, ngƣợc lại có nhiều bài khen ngợi là khác, nhƣ bài 9 (Tảo II)
nói về việc đƣợc ăn no ở trong tù, bài 10 (Ngọ) nói về giấc ngủ trƣa êm
đềm trong nhà lao, bài 37 (Quả đức ngục) khen nhà lao là một tiểu gia
đình, bài 73 (Tảo tình) tả ánh sáng ban mai chiếu sáng rực nhà tù, bài 84
và 85 tuyên dƣơng ông Quách, ông Mạc là những cai tù tốt bụng.v.v...Nếu
đôi khi ông than phiền đời sống bị hạn chế (bài l03), phải ngồi trên hố xí
đợi ngày mai (bài 31, bài 72), phải trả tiền vào nhà giam (bài 96), trả tiền
đòn (bài 82) thì đó cũng chỉ là những chuyện thƣờng tình xảy ra trong mọi
nhà tù trên thế giới chứ không riêng gì ở Trung Hoa.
Con ngƣời tự xƣng là lão phu ấy không thể là Hồ chí Minh vì tính đến
năm 32-33 Hồ mới khoảng ngoài 40, nếu có tính đến 42-43 chăng nữa, Hồ
cũng mới chỉ ngoài 50, chƣa có quyền xƣng với ngƣời khác là lão phu,
xƣng nhƣ thế sẽ tỏ ra hỗn xƣợc, hoàn toàn không biết gì về những phong
tục cổ truyền của Á Đông, nhất là về xƣng hô. Vả lại, họ Hồ vốn rất ghét
những ngƣời chƣa già mà đã xƣng mình già. Đây là bài thơ kỷ niệm sinh
nhật 1950:
Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông Bành vốn thiểu niên
Ăn khỏe ngủ ngon, làm việc khỏe
Trần mà như thế kém gì tiên.
Đây là bài thơ làm ngày 19.5.1953, nguyên tác chữ Hán, bản dịch của
Xuân Diệu:
Người chưa năm chục đã than già
Ta thật khang cường tuổi sáu ba,
Giản dị bữa ăn, tâm trí sáng
Ung dung xét việc tháng ngày qua.
Ngày 20.5.1968, Hồ viết:
Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,
Vẫn vững hai vai việc nước nhà.
Con ngƣời nhƣ vậy mà lại xƣng là lão phu năm ngoài 40 thì thật lả vô lý!
Bây giờ ta thử hỏi Ngục Trung Nhật Ký về quốc tịch của tác giả. Tác
phẩm cho biết có hai quốc tịch trong Ngục Trung Nhật Ký, một quốc tịch
Việt Nam và một quốc tịch Trung Hoa.
Về quốc tịch Việt Nam của tác giả, bài số 94 nói rõ nhất:
Ngoại cản, trời Hoa nóng lạnh mới
Nội thương, đất Việt núi sông xưa.
Hai câu thơ này dựa theo hai câu thơ nổi tiếng của Hoàng Phan Thái
tức đầu xứ Thái trong bài Trƣơng Lƣơng tố đa bệnh làm vào thời Tự Đức.
Ta có thể coi cả bài thơ số 94 là của một ngƣời Việt Nam, cũng có thể là
của Hồ chí Minh tuy không có bằng cứ chắc chắn. Hai bài có ghi thêm chữ
quốc ngữ là bài 81 nói về một em bé trong nhà lao Tân Dƣơng, và bài 67
nói về ngày lễ 11.11 trong đó có chữ Na-zi viết bằng chữ Việt. Đây có thể
kể nhƣ là sự đóng góp của Hồ chí Minh. Ngƣời ta cũng gắng cƣờng điệu ý
23
nghĩa của những từ tƣ hƣơng (bài 14), tha hƣơng (bài 63), cố quốc (bài
110) để tranh thủ phụ quyền của những bài thơ ấy cho Hồ chí Minh,
nhƣng những từ ấy không hạn hẹp nội dung để chỉ hoàn cảnh của những
ngƣời sống ở nƣớc ngoài, mà còn dành cho cả những ngƣời ở trong nƣớc
mà không sinh sống nơi chôn nhau cất rốn. Cũng vì có dụng ý đề cao vai
trò lãnh đạo của Hồ chí Minh mà ngƣời ta đã đục chữ khẩn trƣơng trong
bài đề thay thế bằng chữ kiện cƣờng. Việc xuyên tạc trắng trợn này đã bị
nhóm Lê trí Viện phanh phui.
Cuối cùng, không còn cách nào khác có hiệu
quả nữa để phục vụ ý đồ của Ban Tuyên Giáo, các nhà biên tập Ngục
Trung Nhật Ký đã tìm mọi cách đề lái câu thơ vào quĩ đạo mà họ đã định
trƣớc, điển hình là trong bài 62 nhan đề là Thụy bất trƣớc (Không ngủ
đƣợc), họ đã tô thêm màu vàng và ngôi sao năm cánh để giải thích rằng
ngay trong giấc ngủ, Bác cũng chỉ nhìn thấy tổ quốc đƣợc tƣợng trƣng
bằng ngôi sao vàng.
Nguyên văn chỉ nói: ‘’Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ
tam tinh’’ , nghĩa là hồn mộng cứ lẩn quẩn loanh quanh ở chỗ ngôi sao
năm cánh, trong giấc mơ, lòng chỉ hƣớng về ngũ tinh liên châu tức là
hƣớng về đoàn tụ gia đình, nghĩ đến vợ con mà lâu ngày mình đã xa. Vì
Hồ không có gia đình, họ đã tài tình lái câu này sang màu cờ của Việt
Minh, nhƣng cái màu vàng ấy (sao vàng năm cánh) chỉ có tác dụng làm
cho câu thơ vô nghĩa, hoặc ta nói sao vàng, hoặc ta nói ngôi sao năm
cánh, chứ nhóm chữ sao vàng năm cánh không tạo nên đƣợc một hình
ảnh liên tục.
Nếu quốc tịch Việt của con ngƣời trong tập thơ chỉ đƣợc nêu lên một
cách mơ hồ với một dáng lên gân rõ rệt là quá sức thì ngƣợc lại, quốc tịch
Trung Hoa của con ngƣời trong tập thơ nổi bật lên một cách dễ dàng.
Đầu tiên, ngƣời ấy kịch hệt phản đối những ngƣời kết tội anh là Hán
gian, nghi ngờ anh là một ngƣời Trung Hoa mà đi làm tay sai cho giặc.
Anh dứt khoát khẳng định anh là một ngƣời trung thành với quốc gia,
trƣớc sau anh một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình
cảm, những lời cam kết đối với đất nƣớc. Lòng anh trƣớc sau nhƣ một cho
nên anh không cảm thấy có điều gì phải thẹn, phải xấu hổ. Anh chỉ tức
giận một điều là lòng trung thành của anh lúc nào cũng sáng nhƣ trăng
sao thế mà anh lại bị hiềm nghi là một ngƣời Trung Hoa phản bội. Anh nói
(bài số 7):
Trung thành, ta vốn lòng không thẹn,
Lại bị hiềm nghi làm Hán gian!
Vốn biết là đời không dễ xử,
Đến nay càng khó xử muôn vàn!
Câu Hán văn của nguyên tác: ‘’Trung thành, ngã bản vô tâm
cứu’’ đã đƣợc Viện Văn Học giải nghĩa là: Ta là người trung trực, trong
lòng không bao giờ áy náy. Nhóm Lê trí Viễn đã dịch lại câu này là: Ta
vốn trung thực, không điều thẹn lòng. Có lẽ vì không hiểu rõ nội dung
của từ trung thành cho nên từ này chỉ đƣợc giải thích bằng một từ gần
tƣơng đƣơng, và vì sự hiểu biết mơ hồ đó mà không ai trông thấy từ Hán
gian ở cuối câu 2 nữa. Muốn làm Hán gian thì đầu tiên phải là ngƣời Hán
đã chứ, làm sao một ngƣời Việt Nam có thể làm Hán gian, dù anh hoạt
động trong nƣớc Trung Hoa ? Câu dịch ra thơ của bản Viện Văn Học lại
càng vô nghĩa hơn nữa:
24
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị nghi là kẻ Hán gian!
Dịch nhƣ vậy là hiển nhiên có hậu ý muốn xóa nhòa cái gốc Trung
Hoa của anh đi, để dễ chuẩn bị cho ngƣời đọc hiểu rằng tuy nói là Hán
gian, nhƣng chính là Hồ chí Minh đấy, có biết đâu chính họ Hồ đã hiểu
trung thành là trung thành với cái gì khi viết về Lý Thƣờng Kiệt:
Tuổi già phải chí công danh
Mà lòng yêu nước trung thành không phai.
(lịch sử nƣớc ta, đoạn nói về Lý Thƣờng Kiệt)
Trung thành của Lý Thƣờng Kiệt là trung thành với đất nƣớc Việt
Nam, chứ không phải chỉ là trung thực hay trung trực một cách chung
chung. Anh bị tố là Hán gian kia cũng vậy, anh trung thành là trung thành
với đất nƣớc Trung Hoa của anh, chứ không thể hiểu đƣợc bằng một cách
nào khác.
Ngày Song Thập là ngày Tết của toàn thể dân Trung Hoa. Cũng nhƣ
mọi ngƣời trong cộng đồng quốc gia, anh reo hò:
Nhà nhà hoa kết với đèn chưng,
Quốc khánh vui reo cả nước mừng.
(bài 26)
Quốc Khánh ở đây là lễ 10.10, ngày lễ chính thức lớn nhất của Trung
Hoa, mọi ngƣời Trung Hoa kết hoa treo đèn để ăn mừng. Nếu anh là ngƣời
nƣớc ngoài, anh không có quyền nói rằng đó là quốc khánh của anh, cả
nƣớc của anh reo hò ăn mừng. Ngƣợc lại, nếu anh chỉ nói trống không là
quốc khánh, là cả nƣớc, thì ngƣời ta biết anh là ngƣời Trung Hoa.
Chữ đoàn viên trong bài Trung thu I (bài số 22) và khóm từ ngọc
sàng cẩm trƣớng trong bài Nạn hữu đích chỉ bị (bài 43) cũng cho ta hiểu
rằng khi ngƣời này gợi ra sự sum họp ở nhà (Sum họp ở nhà ăn uống Tết,
Chớ quên trong ngục kê âu sầu), hay kêu gọi tình thƣơng của những ngƣời
no ấm nơi trƣớng gấm giƣờng ngà (Trƣớng gấm giƣờng ngà ai có biết,
Trong tù bao kẻ ngủ không yên), chính là lúc anh nói chuyện với đồng bào
ngƣời Hoa của anh, chứ nếu anh là ngƣời Việt Nam sống lạc lõng ở đất
Quảng Tây anh có gia đình nào đâu mà kêu gọi lòng thƣơng xót của họ!
Ta có thể kết luận rằng trong Ngục Trung Nhật Ký, bên cạnh một
con ngƣời Việt Nam có một con ngƣời Trung Hoa.
Con ngƣời này tự cho
mình là anh hùng (Nam nhi đến thế cũng hào hùng, bài 48), có khi tự
thấy mình oai phong cho một quan võ nƣớc ngoài (Giống hệt gù quan võ
nƣớc ngoài. bài 45), hoặc lẫm liệt nhƣ những vị quan to trong triều ngày
xƣa (Hàng khanh tƣớng cũ, giống nghi dung, bài 49), bởi vậy anh ta
thƣờng ví mình với rồng (Lao lung tháo trúc thấy ngay rồng, bài 71), trƣa
ngủ, anh cũng thấy mình cỡi rồng lên thƣợng giới (bài 10) Anh có những
nét của một tay ‘’giang hồ phỏng túng, nên anh thích sống ngoài khuôn
khổ gò bó xã hội’’, ƣa trèo lên những ngọn núi cao đề từ đấy nhìn xuống
nƣớc non muôn trùng ở dƣới chân (bài 27), thích ngao du vào những buổi
sáng sớm đề cho gió lạnh của núi rừng lùa vào mặt (bài 38), đề hƣởng
những luồng hơi ấm của bình minh chan hòa vũ trụ (bài 39). Địa bàn hoạt
động của anh là rừng xanh núi đỏ, là đồng chua nƣớc mặn, nơi có cô bé
xay ngô (bài 28), có lúa xanh đầy đồng (bài 35), có tiếng chuông chùa đổ
25
xuống chiều hôm và có tiếng sáo của em bé quê lững thững dắt trâu về
(bài 60).
ÔNG GIÀ NGƢỜI HOA HỌ LÝ
Con ngƣời có quốc tịch Trung Hoa này là ai, ông từ đâu lạc vào Ngục
Trung Nhật Ký? Làm thế nào mà thơ của ông đã lọt vào tay Hồ chí Minh?
Về điềm này, ta phải hỏi chính Hồ chí Minh, chỉ có mình họ Hồ biết già Lý,
chỉ có mình Hồ bị giam với già Lý trong khám lớn Victoria ở Hồng Kông
năm 1932-1933, và cũng chỉ một mình ông đã viết về già Lý trong thời
gian già Lý bị cầm tù.
Ta thử nghe Hồ chí Minh, lúc ấy là Nguyễn ái Quốc,
nói về già Lý trong Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,
với bút hiệu Trần dân Tiên: ‘’Hai ngƣời bị bắt làm ông chú ý hơn cả: Một
em bé... và một tƣớng cƣớp già bị bắt vì bị bạn tố giác. Ngƣời này độ 60
tuổi, hòa nhã, mƣu trí và gan góc, giỏi chữ Trung Quốc, làm đƣợc thơ. Y
tự cho mình là một anh hùng và cho ông Nguyễn cũng là một anh hùng
Già Lý thƣờng tâm sự với Hồ chí Minh:
‘’Tôi là một con sƣ tử rơi xuống
hố...Anh cũng là con rồng mắc cạn...Sƣ tử một ngày kia sẽ trở về làm
chúa sơn lâm, còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió
mây...Già Lý làm chúa một dẫy núi. Có gia đình và một đội quân nhỏ,
chặn khách qua đƣờng và bắt nộp tiền mãi lộ...Lý khá ác với ngƣời giàu,
nhƣng rất tử tế với ngƣời nghèo Vì vậy Lý đƣợc nhân dân trong vùng vừa
yêu vừa sợ’’. Đó là chân dung già Lý trong Những mẫu chuyện về đời hoạt
động của Hồ Chủ Tịch, do Hồ chí Minh phác họa. Ông còn nói đến già Lý
trong cuốn Vừa đi đƣờng vừa kể chuyện: ‘’Anh Lý bị án 7 năm tù (không
rõ vì sao), còn 5 tháng nữa thì hết hạn. L
ý đƣợc đƣa vào làm (khổ sai) ở
xƣởng may áo của nhà tù. Ở xƣởng này có một tên cai ngƣời Anh rất hung
ác. Lý nói: ‘’Ta quyết giết chết thằng ác ôn này để anh em đỡ khổ với nó’’.
Một hôm tên cai ấy đang đánh đá túi bụi một ngƣời bạn tù thì Lý cầm một
chiếc kéo to thọc nó lòi ruột. Lý lại bị đƣa ra tòa án và chịu thêm 7 năm tù
nữa. Từ đó bọn gác ngục không dám lại gần Lý. Còn anh em tù đều gọi Lý
là anh hùng’’.
Khi Nguyễn ái Quốc bị bắt giam tại khám lớn Victona, già Lý đã có
án và bị tù ở đó hơn 6 năm, lúc ấy già Lý 60 tuổi nên mới tự xƣng là lão
phu, đi lại đƣợc phép chống gậy, còn họ Nguyễn hồi đó chỉ mới ngoài 40,
chƣa đƣợc tự xƣng là lão phu, đi lại chƣa cần chống gậy, chứng cớ là sau
khi bị giam lần thứ hai ở Quảng Tây và đƣợc tha về ‘’mắt Bác nhìn kém,
chân bƣớc không đƣợc,
Bác quyết tâm tập đi, mỗi ngày 10 bƣớc, dù đau
mà phải bò, phải lết, cũng phải đƣợc 10 bƣớc mới thôi. Cuối cùng Bác
chẳng những đi vững mà còn trèo đƣợc núi’’ (T. Lan, Vừa đi đƣờng vừa kể
chuyện, trang 84). Vào lúc này, họ Nguyễn chƣa nói đƣợc tiếng Quan
Thoại, bởi vì vẫn theo T. Lan, mãi đến lần vào tù thứ hai ông mới bắt đầu
học Quan Thoại.
Trong Vừa đi đƣờng vừa kể chuyện, T. Lan viết: ‘’Chỉ một
mình Bác bị nhốt ở đó. Lâu lâu mới có một vài sĩ quan Quốc Dân Đảng bì
phạt vào ở đó năm, bảy ngày, Bác lợi dụng những dịp đó đề học tiếng
Quan’’ (Sách đã dẫn, trang 83). Đó là chuyện 10 năm về sau, 10 năm về
trƣớc, tức là vào thời gian gặp già Lý, Hồ chƣa nói đƣợc tiếng Quan,
nhƣng ông biết chữ Hán, có thể bút đàm đƣợc với già Lý, nhờ đó mà hai
ngƣời có nhiều dịp chuyện vãn với nhau, làm thơ chung với nhau vì già Lý
26
cũng làm đƣợc thơ, đúng nhƣ Hồ chí Minh kể lại sau này. Cuốn sổ tay màu
xanh bạc màu là cuốn sổ tay của hai ngƣời dùng chung, trong đó già Lý đã
viết nhiều bài thơ kể lại đời sống hào hùng của cụ khi còn trẻ hoạt động ở
những vùng rừng núi. Già Lý làm chúa một dãy núi (Trần dân Tiên, Những
mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, trang 87). Mỗi lần nói về
phong cảnh đồi núi, nơi chứng kiến những năm già Lý còn trẻ tâm hồn
tăm tối của ông nhƣ bừng sáng:
ĐI ĐƢỜNG (bài số 27)
Đi đƣờng mới biết đƣờng đi khó,
Ngoài núi cao còn núi chập chùng.
Trèo hết non cao lên thấu đỉnh,
Dƣ đồ muôn dặm bốn bề trông.
Trong bài thơ, không khí tự do tràn ngập, già Lý chƣa bị bạn tố giác
nên vẫn sống ở những vùng núi cao, trèo lên tới đỉnh để thu cảnh đẹp vào
tầm mắt. Thật không có gì quí bằng tự do. Gán bài thơ này cho Hồ chí
Minh, nhóm Viện Văn Học đã không hiểu nổi giá trị của bài thơ, và đã bắt
Hồ chí Minh làm một chuyện mà lúc ấy họ Hồ không thề làm đƣợc: Tay bị
trói giật cánh khuỷu, chân bị xích, có 6 lính gác hung hăng áp giải bắt đi
đâu thì đi đó, làm sao Hồ có thể tự do trèo lên đền tận đỉnh núi và còn có
đủ thì giờ để ngắm phong cảnh ?
Già Lý còn say sƣa kể lại những lần ông ra đi trong bóng đêm để
chặn khách qua đƣờng bắt nộp tiền mãi lộ, nhƣng thực ra ông chặn khách
thì ít mà hƣởng đƣợc những cảm giác mạnh thì nhiều. Thích cuộc đời hào
hùng, ghét những cảnh tầm thƣờng giả dối của xã hội, biết bao lần già Lý
ra đi từ lúc nửa đêm để hƣởng cái thú gió lùa vào mặt.
GIẢI ĐI SƠM I (bài số 38)
Đêm vốn đêm...Gà gáy tiếng đầu,
Chòm sao đa nguyệt đến rừng thu.
Khách đi xa giữa đƣờng xa vắng.
Ngẩng mặt, từng cơn lạnh gió lùa...
GIAI ĐI SỚM II (bài số 39)
Phƣơng đông, màu trắng đã thành hồng.
Bóng tối đêm tàn sớm sạch không.
Hơi ôm bao la trùm vũ trụ,
Ngƣời đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
Một bài thơ nhƣ vậy mà ngƣời tạ bày đặt cho nó mang một cái tên
quái gở là Tảo giải (Giải đi sớm) để bắt độc giả phải hiểu rằng con ngƣời
ra đi đêm hôm đó là Hồ chí Minh! Sao ngƣời ta không nghĩ lại một chút, và
đọc kỹ bài thơ hơn, để nhận ra hai chữ chinh nhân và chính đồ: Khách đi
xa và đƣờng xa vắng là những chữ nói về một con ngƣời tự do.
Nếu ngƣời
đó là tù nhân, vì lý do gì mà lính gác bắt anh ta phải đi ngày đi đêm nhƣ
thế, nhất là lính gác ở đây là lính Quốc Dân Đảng, ‘’ăn bám’’ và ‘’lƣời
biếng’’ ? Ngƣời ta còn gắng sức hiểu rằng ‘’màu trắng đã thành hồng’’ là
báo trƣớc sự thành công của cách mạng, của bộ đội đỏ.v.v... làm nhƣ bình
minh ở chỗ khác thì phải bắt đầu bằng màu xám vậy! Ấy là chƣa nói phó
từ tảo của nguyên tác (nghĩa là sớm) đã bị ngang ngƣợc đổi thành động từ
tảo có nghĩa là quét. Đặt đầu đề theo mình chứ không theo tác giả, sửa lại
27
chính văn của nguyên tác để tăng cƣờng màu sắc cách mạng cho câu thơ,
đó là cách làm việc của Viện Văn Học!
Già Lý có nhiều kỷ niệm với vùng đất khô cằn này (bài số 40):
Vùng này đất rộng, ruộng khô cằn.
Bởi vậy, nhân dân kiệm lại cần.
Nghe nói xuân này trời đại hạn,
Mƣời phần thu đƣợc vài ba phần.
Vùng này là vùng núi, đia bàn hoạt động của già Lý, thế mà Viện
Văn Học đã bắt bài thơ phải mang cái tên là Long An Đồng Chính (bài số
40) để bài thơ phù hợp với một địa điểm trong hành trình gán cho Hồ chí
Minh (từ Quả Đức không theo đƣờng cũ nữa, mà rẽ xuống phía Nam, đến
Long An trên sông Hữu Giang).
Nhóm Lê trí Viễn đã sửa lại cách hiểu sai
trái này và tuy không thay đổi nhan đề của bài thơ, các nhà biên soạn
trong nhóm đã sắp lại vị trí của bài thơ này đúng với mục lục ghi trong
nguyên tác. Việc làm nhẹ nhàng này nhìn chung nhƣ không có gì quyết
liệt, nhƣng đối với những nhà văn bản học là một hành động sáng suốt, có
tính khoa học cao, có tác dụng làm cho các nhà biên soạn đi sau có những
căn cứ tốt đề tiến hành nghiên cứu.
Tuy nói rằng vùng núi là một vùng đất khô cằn, nhƣng già Lý đôi khi
cũng cho biết vì cần và kiệm nên nông dân đã sống nhiều ngày sung
sƣớng:
CẢNH ĐỒNG QUÊ (bài số 35)
Hồi ta đi đến lúa còn xanh.
Vụ gặt mùa này nữa đã thành,
Khắp chốn nhà nông cƣời hớn hở,
Ruộng đồng bát ngát tiếng ca thanh.
Lúa còn xanh, tức là lúa mới đâm lá, chƣa trổ bông, vào khoảng
tháng tám. Đền mùa này, tức là vào mùa gặt tháng mƣời, tháng mƣời
một, phải là vào một thời gian ít nhất là 3 tháng, thế mà tính ra, Hồ chí
Minh bị bắt vào cuối tháng tám, đến Điền Đông sau ngày song thập
(10.10), ƣớc vào khoảng trung hay hạ tuần tháng mƣời, vì từ Điền Đông
đi Long An rồi Đồng Chính còn xa, mà tới Đồng Chính mới là ngày 2.11.
Vậy từ khi ‘’tác giả’’ sang Trung Quốc, tới ngày lúa gặt đƣợc, mới khoảng
một tháng rƣỡi, lúa chƣa trổ bông và mùa gặt không thể đến mau nhƣ thế
đƣợc. Đây là nhận xét của nhóm Lê trí Viễn trong lới chú bài Dã cảnh
(Cảnh đồng quê. bài số 35).
Lời chú gắng giải thích sự phù hợp về thời
gian của bài thơ đúng với hành trình của Hồ chí Minh, nhƣng với điều kiện
là phải hiểu nhóm từ hòa thƣợng thanh (lúa còn xanh) là ‘’lúa đã trổ bông,
nhƣng hãy còn xanh’’. Điều kiện này không thể thỏa mãn đƣợc vì nó ở
ngoài khung cảnh của bài thơ, do đó, ta phải coi lời chú thích của nhóm Lê
trí Viễn nhƣ là một lời đính chính đối với cách làm việc bê bối của Viện Văn
Học.
Vả lại nữa, không cần phải giải thích một cách quá tỉ mỉ nhƣ nhóm Lê
trí Viễn, chỉ cần căn cứ vào lời thơ ta cũng biết đƣợc rằng ngƣời viết bài
thơ này không phải là ngƣời bị tù.
Câu đầu ‘’Hồi ta đi đền lúa còn xanh’’,
cách nói kênh kiệu, cứ cho là của một anh tù nào đó đi, câu 2: ‘’Vụ gặt
mùa này nửa đã thành’’, anh đến rồi anh đi, anh đi rồi anh trở lại, hai thời
gian khác nhau nhƣng liên hệ chỉ tới một ngƣời, nhƣ vậy hành động của
anh quá tự do, anh đâu có phải là ngƣời bị cầm tù ? Anh phải là một ngƣời
28
trong vùng mới sung sƣớng cái sung sƣớng của nông dân, mới nghe đƣợc
tiếng hò của họ lan xa trên đồng ruộng. Gán cho Hồ chí Minh là tác giả
của bài thơ này là một hành động thiếu suy nghĩ!
Già Lý còn giới thiệu cho ông Nguyễn đi vào đời sống thân mật của
địa phƣơng. Đây là một hàng cháo bên đƣờng, một ‘’tửu lâu’’ của những
ngƣời thích nhậu:
HÀNG CHÁO (bài số 36).
Mép lộ, dƣới lùm cây bóng mát,
Lều tranh một túp, ấy "nhà hàng '’
Thực đơn: cháo nguội, muối ăn trắng,
Năng đến ngơi đây, khách quá giang.
Tác giả trịnh trọng gọi hàng cháo là nhà hàng (nguyên tác: Tửu lâu
vì tuy chỉ là một hàng cháo nhỏ bên đƣờng, nhƣng vì tác giả là khách
quen, lại đến đấy không phải là để ăn cháo, mà là để uống rƣợu (trong bài
số 20, già Lý cho biết ông nghiện rƣợu), nên ông vui lòng gọi tâng bốc là
tửu lâu, là quán rƣợu (mà tôi dịch là nhà hàng theo ngôn ngữ miền Nam).
Nhóm Lê trí Viễn đã hiểu bài thơ theo ý hƣớng này, cho nên khi chú thích
chữ tạm trong câu 4, các nhà biên soạn đã viết
: ‘’Tạm: một lúc, chốc lát,
chỉ cái thời gian ngắn mà khách vào hàng nghỉ ăn cháo. Từ tạm đây không
phải là tạm bợ, hẵng tạm, nhƣ ăn tạm bát cháo cho đỡ đói. Nếu giải nghĩa
nhƣ thế, sẽ làm giảm cái giá trị ‘’tửu lâu’’ và ‘’thực phả’’ (thực đơn) ở trên.
Tinh thần chỗ này là: Hàng cháo mang danh là quán rƣợu và có thực đơn
đàng hoàng nên lâu nay đƣợc khách hàng mến, thƣờng vào nghỉ ăn trong
chốc lát, dù chỉ có bát cháo và đĩa muối cũng cảm thấy ngon lành và no
nê. Nhƣ thế mới thật hài hƣớc’’.
Viết thêm hai chữ hài hƣớc, nhóm Lê trí
Viễn muốn lách theo cách giải thích của Viện Văn Học, mục đích làm giảm
bớt sự kịch liệt mà nhóm vừa biểu lộ trong thái độ phê bình quan điềm
của Viện này. Nhƣng thông báo của nhóm đã đƣợc truyền đạt: Tác giả bài
thơ vẫn thƣờng đến quán nhậu, vậy không thể là Hồ chí Minh, ngƣời tù chỉ
đƣợc đi qua nhà hàng này một lần (khi bọn lính ‘’bê tha’’ của Quốc Dân
Đảng vào đây nghỉ chân), làm sao biết đƣợc là khách quá giang vẫn
thƣờng vào đây ?
Già Lý đã đƣợc ông Nguyễn (tức Hồ chí Minh sau này) khen là ‘’rất
tử tế với ngƣời nghèo’’. Ta vừa có dịp nhận xét lòng tử tế của ông đối với
một hàng cháo nhỏ bên đƣờng, với bác phu lục lộ vất vả ngày đêm (bài
78).
PHU LỤC LỘ
Dãi gió dầm mƣa chẳng lúc ngơi,
Đắp đƣờng, phu tận tụy không rời.
Ngựa xe kéo đến ngƣời đi đó.
Cảm tạ công anh có mấy ngƣời
Đọc câu thơ cuối cùng này, ta đồng ý với họ Nguyễn khi ông ca tụng
lòng nghĩa hiệp của già Lý: ‘’Lý khá ác với ngƣời giàu, nhƣng rất tử tế với
ngƣời nghèo’’. Cùng một lòng tử tế ấy, lòng nhân ái mênh mông ấy, cụ
khen ngợi công lao của chú gà (bài số 56):
NGHE GÀ GÁY
Mi là một chú gà bình thƣờng,
Báo sáng, ban mai gáy rộn ràng.
29
Một tiếng gáy, toàn dân tỉnh mộng,
Công lao mi đó, phải đâu xoàng?
Ngay cả cột cây số vô tri cũng đƣợc lòng nhân ái bao la của già Lý
làm cho linh hoạt, cụ nói với cột cây số nhƣ nói với ngƣời (bài số 80):
CỘT CÂY SỐ
Chẳng cao cũng chẳng xa,
Không đế cũng không vƣơng,
Nho nhỏ một phiến đá,
Trơ trọi đứng bên đƣờng.
Ngƣời nhờ anh chỉ lối
Không lạc hƣớng lạc phƣơng.
Anh giúp cho ngƣời thấy
Đƣờng ngắn lại dặm trƣờng.
Công anh đâu có nhỏ
Ai ai cũng nhớ thƣơng.
Khi nói về tình thƣơng của Hồ chí Minh trong Ngục Trung Nhật Ký,
Hoài Thanh viết: ‘’Ai đau khổ là Bác thƣơng. Đói, rét: Thƣơng. Buồn, nhớ:
Thƣơng’’. Hoài Thanh nói rất đúng, nhƣng chẳng nhẽ một nhà phê bình
tiếng tăm nhƣ Hoài Thanh lại không thấy rằng, ngoài những tình thƣơng
chung chung kia, tác giả Ngục Trung Nhật Ký còn để cho lòng thƣơng của
mình lan rộng đến cả loài vật đến cả những vật vô tri vô giác nữa, nhƣ
vậy, tình thƣơng ấy có tính giai cấp nữa không, có tập trung vào những
ngƣời cùng có một địa vị giống nhƣ của tác giả trong hệ thống sản xuất
không ? Nhất định là không, và quan niệm siêu giai cấp này không thể là
của Hồ chí Minh, mà là của già Lý. Chính già Lý đã khẳng định quan niệm
siêu giai cấp của mình trong bài số 91:
NỬA ĐÊM (Dạ bán)
Ngủ thì ai cũng thuần lƣơng lắm.
Tỉnh dậy thì phân dữ với lành.
Lành dữ vốn là không định trƣớc,
Phần nhiều do giáo dục mà thành.
Đọc bài thơ này, Hoàng trung Thông viết: ‘’Đừng tƣởng lòng thƣơng
yêu của Bác ở đây là siêu giai cấp’’. Rồi ông bênh vực quan điểm giai cấp
của Hồ: ‘’Thử hỏi có ai nhƣ Bác trong thơ đã thể hiện một lòng thƣơng yêu
giai cấp sâu sắc đến nhƣ thế. Đó là lòng thƣơng yêu cách mạng cao cả
nhất, vì thƣơng yêu không phải để mà thƣơng yêu, mà chính là để hành
động, để phá tan nỗi bất bình, phá tan xã hội cũ, xây dựng một xã hội mới
công bằng hơn, tốt đẹp hơn, một xã hội mà chúng ta đang ra sức xây
dựng ngày nay’’. Hoàng trung Thông đã phát biểu một ý kiến rất sâu sắc
về tình thƣơng cách mạng: ‘’đó là lòng thƣơng yêu cách mạng cao cả
nhất, vì thƣơng yêu không phải đề mà thƣơng yêu’’.
Nhƣ vậy, tình thƣơng
yêu cách mạng tự nó không có đối tƣợng hay sao ? Nếu ngƣời ta không
thƣơng yêu theo cùng đích của lòng thƣơng thì làm sao đi đến hành động
thƣơng yêu ? Vấn đề do Hoàng trung Thông đƣa ra phát xuất từ một quan
điểm thực dụng thô sơ mà thế giới ngày nay đã bác bỏ. Lời bênh vực của
ông nhằm cứu vãn quan niệm siêu giai cấp của tác giả Ngục Trung Nhật
Ký không thể chấp nhận đƣợc, đó chỉ là những lời bênh vực gƣợng gạo mà
30
nếu biết rằng bài thơ đó không phải là của Hồ chí Minh thì chắc chắn họ
Hoàng sẽ chỗi bỏ tức khắc.
Chẳng những tƣ tƣởng của già Lý có tính siêu giai cấp, nó còn mang
tính duy tâm luận rất đậm đà. Ngay trong bài số 1, đề là Ngục Trung Nhật
Ký, cụ đã tỏ ra duy tâm triệt để:
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao.
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Trong bài thơ này, từ tinh thần đƣợc dùng hai lần, mỗi lần có ý
nghĩa khác nhau. Trong câu 2: ‘’Tinh thần ở ngoài lao’’ phải đƣợc hiểu
theo cách giải thích của Đặng thai Mai là: ‘’một thực thể siêu hình, có khả
năng làm chủ thế giới vật chất. Vật chất là tạm bợ, và nhất thời, là có hạn
trong không gian, trong thời gian, vật chất sẽ hủy hoại tiêu tan. Còn tinh
thần, tinh thần là cao cả, thiêng liêng có sức vạn năng và không bao giờ
chết.
Đó là quan điểm của các nhà thơ, nhà văn yêu nƣớc đã nhen nhóm
lên phong trào chống Pháp sôi nổi...dƣới sự lãnh đạo của Hội Duy Tân và
Hội Việt Nam Quang Phục...Về sau, khái niệm vật chất đƣợc gắn vào đời
sống xa hoa ăn ngon mặc tốt, cửa rộng nhà cao. Về tinh thần lại chỉ là đạo
đức thông thƣờng của Đạo Khổng. Các nhà cầm bút chỉ mơ tƣởng tới cái
xã hội hoàng kim không hề có...Thì cũng là một ảo tƣởng tày đình
thôi?...Qua tập Ngục Trung Nhật Ký, chúng ta thấy rằng: Tinh thần không
hề có ý nghĩa siêu hình, tinh thần không tách rời ra ngoài thể phách con
ngƣời...’’
Vì lý do viết và lách, nhà văn Đặng thai Mai tỏ ra khó hiểu và có vẻ
nhƣ mâu thuẫn trong lý luận của ông, thực ra, ông chỉ viết (tức là chỉ nói
thực) khi ông luận về tinh thần nhƣ là thái độ, ý nghĩ định hƣớng cho hoạt
động, quyết định hành động của con ngƣời, tức là ông chỉ căn cứ vào từ
tinh thần theo nghĩa thứ hai trong bài thơ, câu 4: Tinh thần càng phải cao.
Từ tinh thần này chỉ biểu diễn một thái độ, một ý nghĩ nhƣ trong bài Tự
miễn (số 34):
Tai ƣơng cứ bắt ta ra luyện, Càng khiến tinh thần lại khẩn
tƣơng, hoặc trong bài Tứ cá nguyệt liễu (số 93): Vật chất tuy đau khổ,
Không dao động tinh thần. Nhà văn họ Đặng đã khôn khéo chỉ rõ từ ‘’tinh
thần ở ngoài lao’’ hiển nhiên có nghĩa là một thực thể siêu hình, có khả
năng làm chủ thế giới vật chất, từ tinh thần này chỉ có mặt trong bài số 1
là bài đƣợc viết vào Ngục Trung Nhật Ký nhƣ là một bài tựa riêng rẽ chứ
chƣa nhất định đã là của tác giả, và do đó đã bị Đặng thai Mai gạt ra
ngoài vì từ tinh thần ấy chứa đựng một nội dung triệt để duy tâm. Nếu
gán bài thơ này cho Hồ chí Minh tức là đã hoàn toàn đi ngƣợc lại triết học
Mác-xít Lê-nin-nít mà Hồ đã có công truyền bá ở Việt Nam.
Sau khi phân
biệt tinh thần là một thực thể siêu hình, phi vật chất, bất tử, có thể tự
tách ra ngoài thân thể (câu 2) và tinh thần là một thái độ, một ý nghĩ định
hƣớng cho hành động (câu 4), Đặng thai Mai đã mặc nhiên phủ nhận Hồ
chí Minh, nhà vô thần duy vật, nhƣ là tác giả của bài thơ nặng mùi duy
tâm trên mà tôi cho là của già Lý.
Già Lý còn duy tâm hơn nữa trong ba bài thơ số 9, 34 và 113.
BUỔI SỚM II
Sớm dậy, mọi ngƣời tranh bắt rận.
31
Tám giờ, kẻng đánh báo cơm mai.
Khuyên anh cứ chén cho no đã.
Khổ hết vui về, ắt chẳng sai.
TỰ KHUYÊN MÌNH CỐ GẮNG
Không cảnh đông hàn, sắc võ vàng
Sẽ không xuân ấm vẻ huy hoàng.
Tai ƣơng cứ bắt ta ra luyện,
Càng khiến tinh thần lại khẩn trƣơng.
TRỜI QUANG MÂY TẠNH
Sự vật tuần hoàn nguyên đã định
Mƣa tan, nắng hửng, tất nhiên thôi.
Một giây, vũ trụ thay màn ƣớt
Muôn dặm, sơn hà trải gấm phơi.
Nắng ấm, hoa tƣơi, luồng gió thoảng.
Cây cao. cành mƣợt, tiếng chim rơi.
Ngƣời theo vạn vật càng sôi nổi,
Hết khổ là vui, vốn lẽ trời.
Tính duy tâm luận của mấy bài thơ này là hiển nhiên, vì thuyết tuần
hoàn luận thoát thai từ Nho Học, Đạo Học và Phật Học, giải thích số mệnh
con ngƣời là do trời định sẵn, con ngƣời không cƣỡng lại đƣợc, chỉ ngồi
chờ định mệnh an bài.
Thuyết tuần hoàn luận trái ngƣợc hẳn với chủ nghĩa
xã hội, do đó bị các nhà duy vật Mác-xít kết án. Thuyết tuần hoàn cũng
không có liên quan đến chủ nghĩa lạc quan cách mạng, bởi vì thuyết trên
tạo ra những con ngƣời tiêu cực, tin tƣởng vào các lực lƣợng thần bí bao
nhiêu thì thuyết dƣới tạo ra những con ngƣời tích cực, tin tƣởng vào các
lực lƣợng khoa học bấy nhiêu. Cũng vì hiểu nhƣ thể mà các nhà biên soạn
của Viện Văn Học đã phải dịch chữ tuần hoàn trong bài 113 là xoay vần.
Và dịch chữ lý tự nhiên là vốn lẽ đời trong khi nhóm từ lý tự nhiên phải
dịch là vốn lẽ trời mới đúng ý tác giả. Phải xoay sở câu thơ cho đúng tƣ
tƣởng của ‘’nhà chiến sĩ cộng sản vĩ đại’’ nên các dịch giả đã phải muối
mặt buôn văn bán chữ.
No comments:
Post a Comment