Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.10.2011
Web: http://VietTUDAN.net
Hoa kỳ và Liên Au sống giữa hai cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế năm 2008 và năm 2011. Năm 2008, Khủng hoảng bắt nguồn từ NỢ TƯ làm cho các Thị trường Chứng khoán hỗn loạn. Năm 2011, Khủng hoảng bắt đầu bằng NỢ CÔNG làm cho các Thị trường Chứng khoán đảo điên. Giới Tài chánh bao gồm những Ngân Hàng, những Tổ chức Vốn, những Bảo Hiểm liên hệ làm ăn ở những Thị trường Chứng khoán.
Tại Hoa kỳ cũng như tại Liên Au, Phong trào, phần lớn thuộc thành phần Trẻ, tụ lại tại những nơi tượng trưng cho hoạt động thuần túy về Tiền bạc để tỏ sự BẤT BÌNH đối với giới cầm VỐN làm ăn chính yếu ở các Thị trường Chứng khoán.
Chúng tôi đề cập tóm tắt hai khía cạnh sau đây liên quan đến Phong trào”OCCUPY WALL STREET”&“BẤT BÌNH“ này:
=> Phong trào tại Hoa kỳ và Au châu diễn tiến ra sao
=> Mục đích của Phong trào đòi hỏi gì và Lý do tại sao bất bình
NEW YORK - Với xung lực hậu thuẫn gia tăng ở mức toàn cầu, phong trào Occupy Wall Street tiếp tục biểu tình qua tháng thứ nhì.
Dù bị chỉ trích về chính trị và bị cảnh sát bắt, phong trào không tỏ ra dấu hiệu mất sức. Tình nguyện viên đang phân lọai vật phẩm hiến tặng tại nhà kho do Liên Đoàn Giáo Chức cung cấp gần công viên Zuccotti ở Lower Manhattan - các kệ trong kho chất đầy quần áo, mền, thực phẩm đóng hộp và chip khoai tây.
Thứ Ba 18-10 là ngày thứ 32 của Occupy Wall Street. Gần như không có lãnh đạo, lý tưởng mơ hồ, phong trào đã đứng vững lâu dài hơn dự đoán của nhiều người.
Giáo sư Michael Heaney phụ trách khoa chính trị của trường đại học Michigan cảm thấy ngạc nhiên về sự tồn tại của Occupy mà ông nói là chưa thấy tiền lệ. Trong lúc đoàn biểu tình nêu ra nhiều vấn đề, chủ đề vẫn là khuynh huớng thủ lợi của doanh nghiệp và của các nhà chuyên nghiệp về tài chính, về chính trị. Tại miền bắc California, đôi khi đề tài khác giành ưu thế, như chống can thiệp tại Iraq và Afghanistan.
Mặt khác, cuộc khảo sát của trường đại học Quinnipac cho hay 67% công chúng tại thành phố New York đồng ý với các quan điểm của Occupy.
1 nghi vấn tại Hoa Kỳ vào lúc này là liệu Occupy sẽ trở thành đối trọng cấp tiến với Tea Party hay không. Theo giáo sư Heaney, 1 phần tạo thành Occupy là phản ứng trước cuộc thương lượng về giới hạn nợ công vài tháng trước.
Cho tới nay, Tea Party chú trọng vào công tác tổ chức, với các nhà tranh đấu muốn vận dụng các chiến luợc truyền thống gồm vận động hành lang và hậu thuẫn các chính khách tranh cử chức vụ dân cử. Các phần tử vô chính phủ trong buổi đầu của Occupy không có kinh nghiệm và cũng không định làm những việc ấy.”
Tại Au châu, Nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ) ngày 17.10.2011, trang 4, viết tóm lược:
“Le mouvement des Indignés contre la crise et la finance mondiale, qui a pris samedi une dimension planétaire avec les dizaines de milliers de manifestants à travers le monde, s’est prolongé dimanche en Allemagne, au Royaume-Uni et aux Pays-Bas. Cette volonté de poursuivre le mouvement un deuxìeme jour consécutif s’est traduite par par un campement sauvage à Londres au coeur de la Cité. Une même intention s’est exprimée à Francfort, òu près de 200 personnes campent dans les tentes devant le sìege de la Banque Centrale Européenne.”
(Phong trào những người Bất bình đối với Khủng hoảng và với tài chánh Thế giới đã lấy hôm thứ Bảy một tầm mức toàn cầu với từng chục ngàn người biểu tình khắp Thế giới, còn tiếp tục ngày Chủ nhật ở Đức, ở Anh quốc và ở Hòa Lan. Cái ý chí tiếp tục Phong trào ngày thứ hai nữa liên tiếp buộc phải cắm trại tại chỗ ở chính trung tâm thành phố Luân Đôn. Cùng một ý hướng này tại Francfort, có gần 200 người cố thủ tụ trì trong những lều trước Tòa nhà chính của Ngân Hàng Trung ương Aâu châu.)
Tờ báo cũng cho biết riêng tại Thụy sĩ: 1000 người biểu tình tại Zurich, 200 người tại Geneve.
Cho đến nay, Phong trào vẫn mang tính tự phát, chưa có tổ chức quy mô và cũng chưa nêu ra những đòi hỏ rõ rệt. Tuy nhiên, những nhà phân tích có thể nhìn thấy rằng đây là những người phần lớn là trẻ và có những ưu tư về tương lai công ăn việc làm trong tình trạng hiện tại thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng, nhất là cho tầng lớp trẻ. Nếu Phong trào tiếp tục nữa, người ta sẽ nhìn thấy những đòi hỏi rõ rệt hơn.
Riêng về Lý do tại sao bất bình, thì Phong trào đã nói rõ, đó là sự bất bình đối với Giới Tài chánh gồm những Ngân Hàng, những Tổ chức Vốn và những hãng Bảo Hiểm. Giới này cầm đồng VỐN (TIỀN) để tạo ra những Sản phẩm Tài chánh buôn bán với nhau ở những Thị Trường Chứng Khoán xa với đời sống Kinh tế thực. Trong nhiều năm gần đây, người ta gọi giới Tài chánh bằng tiếng Kỹ nghệ Tài chánh (Industries Financìeres) tách ra khỏi Kỹ nghệ sản xuất hàng hóa hay dịch vụ thực (Industries productives des Biens et des Services réels) của Kinh tế. Kỹ nghệ Tài chánh thu vào được LỢI NHUẬN rất cao và nhanh chóng trong phạm vi một số người hạn hẹp, trong khi ấy Kỹ nghệ Sản xuất thu vào LỢI NHUẬN thấp và với thời gian dài hơn nhiều và cho số đông quần chúng tham dự. Hoạt động Tài chánh mang tính “siêu hình“ bí hiểm ít kiểm soát được, trong khi ấy hoạt động sản xuất là cụ thể trước mặt mọi người để có thể nhìn rõ.
Chúng tôi có nhiều năm làm việc trong lãnh vực Tài chánh ở ngành đầu tư với Lợi Nhuận cao (High Yield Investment/ Private Placement Programs) với Thị trường Chứng khoán, nên có lẽ dễ hiểu lý do bất bình hiện giờ của Phong trào. Chính chúng tôi đã có những bất bình trong Lãnh vực Tài chánh này. Chúng tôi xin trình bầy cái kinh nghiệm bất bình của mình trước khi phân tích Lý do BẤT BÌNH của Phong trào lúc này.
* Rút ngắn Chu trình khai thác (Cycle d’Exploitation)
Ngân Hàng, Tổ chức Tài chánh, Bảo Hiểm giữ Tiền tiết kiệm của quần chúng. Khi quần chúng đem tiền đến gửi, họ chỉ cho Lãi suất hàng năm thấp. Nhưng họ sử dụng những số tiền gửi ấy để đầu tư, họ có thể lấy vào tiền lời hàng giờ, nghĩa tổng cộng lại LỢI NHUẬN họ thu vào rất cao hàng năm. Lợi nhuận là số thặng dư thâu vào được sau một Chu trình khai thác (Cycle d’Exploitation). Ơû Lãnh vực Kinh tế thực, Chu trình khai thác phải có thời gian dài mới hoàn tất. Tỉ dụ để sản xuất xong một cái bàn, phải mất tối thiểu 3 ngày chẳng hạn, rồi phải đem ra chợ bán. Bán xong rồi mới thấy Lợi nhuận hiện ra. Trong khi ấy, Chu trình của một thương vụ Tài chánh tại Thị trường Chứng khoán có thể ký xong trong 15 phút và chuyển đi. Chu trình càng được thu ngắn lại với truyền thông điện tử.
* Nhân vốn đầu tư lên bằng phát hành tiền tương lai (Monnaie virtuelle)
Số tiền mà quần chúng đem gửi ở giới Tài chánh sẽ làm căn bản để giới Tài chánh nhân lên bằng phát hành Tiền tương lai. Tỉ dụ Ngân Hàng chỉ có Tiền mặt 20%, họ phát hành Bảo Lãnh lên 100% và họ đầu tư bằng loại vốn tương lai này.
* Giới Tài chánh trọng giầu khinh nghèo
Khi chúng tôi làm việc về cung cấp vốn cho những Dự án (Project Funding), cái khó khăn cho những Dự án nhỏ và Chủ dự án trẻ, nghèo là tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng. Năm 2001, chúng tôi đã phải cố gắng kết hợp giữa Đầu Tư Lợi Nhuận Cao để có thể cung cấp Vốn bằng Lợi nhuận cho những Dự án của những người trẻ còn nghèo. Chúng tôi gọi đó là Phương Pháp Cho Vay Hỗ trợ (Sustained Loan Method ) sau khi làm việc trong gần hai tháng tại Nassau, Bahamas, với Off-shore Funds. Chính chúng tôi đã viết bằng tiếng Anh năm 2001 như sau cho những Chủ dự án trẻ:
“During years of works in Project Financing, we observed that Prime Banks prefer to provide Funds to Great Companies in rich Countries and that when a young and poor Entrepreneurs go to Banks, requesting funds to their excellent Projects, the Banks ask them if they can provide a Prime Bank Guarantee.
How a poor young man can provide such a Prime Bank Guarantee ? There will be no loan to him for his excellent Project ! How poor Countries can develop their economic Projects when the Bank Guarantees issued by their Central Banks are not accepted or difficultly acceptable with very low price ?
Our main efforts were in search of Methods sustaining loans to the above poor Countries and to the above young and poor Entrepreneurs. We were thinking of the combination of financial possibilities such as the Leasing Bank Guarantees, the motivation of Assets and the Private Placement in High Yield Investment Programs “.
Những kinh nghiệm của chúng tôi với giới Tài chánh giúp chúng tôi hiểu những nỗi BẤT BÌNH của Phong trào hiện nay, nhất là giới trẻ đang lo sợ thất nghiệp, ở những điểm sau đây:
=> Giới Tài chánh (Ngân Hàng, Tổ chức Vốn và Bảo Hiểm) giữ Tiết kiệm của quần chúng và chỉ cho Lãi suất hàng năm thấp. Họ nhân số vốn ấy lên gấp nhiều lần bằng phát hành Tiền tương lai để đầu tư trong những thương vụ tài chánh ở các Thị trường Chứng khoán với Chu trình thực hiện kiếm Lợi nhuận rất nhanh. Lợi nhuận tổng cộng của họ rất cao như “Tiền đẻ ra Tiền “. Chúng tôi đã viết cách đây 12 năm về Tỉ dụ Oâng Chà Già cho vay ở góc Chợ Bến Thành và thu lời vào mỗi ngày để Lợi nhuận hàng năm lên tới 500%.
=> Lợi nhuận của giới Tài chánh thu vào rất cao, nhưng họ đã giúp rất ít cho việc làm giảm thất nghiệp ở Lãnh vực Kinh tế Sản xuất thực. Ở Lãnh vực này, chính những Công ty nhỏ và trung bình (Petites et moyennes Entreprises) mới tạo nhiều công ăn việc làm, còn những đại Công ty Liên quốc gia thì sử dụng máy móc nhiều hơn là nhân công hoặc là mang nhà máy sang Tầu để khai thác nhân công rẻ mạt. Giới Tài chánh lại thích cho những đại Công ty vay vốn hơn là cho những Công ty nhỏ và trung bình vì họ sợ những Công ty này khó khăn hoàn lại vốn.
=> Hai cuộc Khủng hoảng 2008 và 2011 bắt đầu từ giới Tài chánh (Ngân Hàng, Tổ chức Vốn và Bảo Hiểm) và hiện ra hỗn loạn ở các Thị trường Chứng Khoán. Khi giới Tài chánh bị hoạn nạn bởi Khủng hoảng, thì các Nhà Nước lại lo cứu vớt họ với những lượng tiền lớn. Aûnh hưởng việc cứu vớt giới Tài chánh này đẩy đến việc thắt lưng buộc bụng của quần chúng và tăng thuế mà quần chúng phải chịu. Giới Tài chánh giầu có, thu vào Lợi nhuận cao và cất kỹ. Đến khi họ gặp hoạn nạn thì có Nhà Nước cứu mà ảnh hưởng có thể lại đổ lên đầu quần chúng đang thất nghiệp.
Đó là những Lý do khiến quần chúng, nhất là giới trẻ BẤT BÌNH và đang xuống đường chiếm Wall Street hay những địa điểm Tài chánh hiện nay.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.10.2011
Web: http://VietTUDAN.net
--- On Sun, 10/30/11, Tran Ho <TranHo1@yahoo.com> wrote:
Cách Mạng Phố Wall đã lan sang Trung Quốc
Mon, 10/17/2011 - 08:57 — trandongducPhong trào chiếm đóng Wall Street ở Mỹ vẫn tiếp thu hút động lực chống lại những bất công trong hệ thống tài chánh do các đại công ty tư bản tạo nên. Lúc đầu, truyền thông không ai để ý vì cứ tưởng đấy là những cuộc tập hội của dân đầu đường xó chợ gây cảnh huyên náo thị trường. Thế rồi, dân ra đường càng lúc càng đông thêm làm người ta bắt đầu nghiêm túc để ý tới những đòi hỏi gắn liền với yêu sách chính trị tại Hoa Kỳ. Động lực cách mạng như được thôi thúc và lan tỏa đến nhiều nơi trên thế giới với nhiều xu hướng và sắc màu khác nhau. Ở Mỹ thì chưa tới mức độ bạo động nhưng có vài bằng chứng cảnh sát thu thập về mùi cần sa do phe phái tự do phóng túng nào đó thả vào làm hỗn loạn đường hướng đấu tranh. Trong lúc đó ở Rome, nước Ý thì khói lửa trên đường nhìn rất là cuồn cuộn do dân thừa cơ hôi của đập phá cửa hàng và đốt xe hơi để tạo thêm không khí kịch liệt.Tuy đang có nhiều cách nhìn lệch lạc và nhiều sự biến dạng phong trào kể từ lúc cuộc “Chiếm Đóng Phố Wall” ra đời nhưng người ta không thể phủ nhận một thực tế rằng các thế lực chính trị Hoa Kỳ cũng đang tìm cách lợi dụng phong trào này (để tấn công đối thủ chính trị chẳng hạn). Tờ Washington Post hôm 14 tháng 10 còn đưa tin rằng tổng thống Obama đang lên kế hoạch biến phong trào này trở thành diễn đàn tấn công đối thủ dẫn đầu đảng Cộng Hòa Mitt Romney vì ứng cử viên này từng sáng lập công ty tư bản tài chánh.Ngạc nhiên thay, ở tận Trung Quốc phong trào “Cách Mạng Hoa Kỳ” này cũng đang nhóm lửa với sắc thái riêng biệt. Một cao trào chống Mỹ đang được kêu gọi bởi những đảng viên cộng sản Trung Quốc dưới chiêu bài ủng hộ nhân dân Mỹ vĩ đại trong cuộc "cách mạng phố Wall". Với mục đích tương kế tựu kế, những người này kêu gọi lật đổ chủ nghĩa tư bản của đế quốc Mỹ.Theo các bản tin được truyền đi thì diễn giả tại thành phố Lạc Dương, trong một cuộc tụ tập hôm mồng 8 tháng 10 đã thao thao bất tuyệt nói về nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của cách mạng phố Wall về ba phương diện quân sự, chính trị, và kinh tế để công kích rằng “tập đoàn thống trị nước Mỹ và chủ nghĩa đế quốc điên cuồng đang giãy chết đến nơi rồi".1. Về quân sự: Mỹ dựa vào vũ khí, phát động chiến tranh, ăn cướp tài nguyên, khuynh đảo chính quyền các nước từ Trung Đông tới Bắc Phi, chỗ nào cũng muốn tạo nên cách mạng màu. Sau khi CIA đạo diễn vụ giải thể Liên Xô, Mỹ lại áp dụng chiến lược đối đầu với Trung Quốc. Mỹ tiến hành chiến lược bao vây, điên cuồng hô hào chiến tranh đến tận cửa ngõ như diễn tập quân sự tại Hoàng Hải, ủng hộ “tiểu” Nhật Bản bá chiếm đảo Điếu Ngư và cùng Nhật Bản ký kết hiệp ước bảo an, trắng trợn tiến hành gây hấn chiến tranh. Mỹ cùng với Phi Luật Tân, Việt Nam tiến hành diễn tập quân sự, ủng hộ Phi Luật Tân xâm chiếm “Nam Hải”, còn lại tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan với ý đồ chia cắt lâu dài giữa Đài Loan và Đại Lục.2. Về chính trị: vì nước Mỹ muốn giải thể, xâu xé Trung Quốc cho nên điên cuồng dung dưỡng bọn Hán gian mãi quốc và các Hán gian thuộc về tầng lớp quan chức tham ô, làm cho bọn Hán gian mãi quốc này vì quyền lợi mà làm chính quyền sụp đổ.3. Về kinh tế: Mỹ điên cuồng vơ vét tài nguyên Trung Quốc, khống chế huyết mạch kinh tế. Đường đường là Trung Hoa chi quốc mà dần dần biến thành xưởng gia công cho Mỹ như trường hợp một xí nghiệp ở Tô Châu làm con chuột cho máy tính bán tại thị trường tới 10 đô-la mà toàn bộ vật tư, nhân công chỉ tốn có 35 xu. Giá Trị thặng dư của sự bóc lột này thật là cùng cực.Cũng theo sự phân tích bài bản của các diễn giả Trung Quốc thì nước Mỹ luôn đem các cuộc cách mạng màu để lật đổ các chế độ hợp pháp. Nhưng có ngờ đâu rằng trào lưu cách mạng đang xảy ra ngay tận hang ổ. Nhân dân Lạc Dương nay ủng hộ nhân dân Mỹ vĩ đại dũng cảm tiến lên đạp đổ chế độ cũ bất hợp lý dưới chân mình, vì lý tưởng nhân dân, dũng cảm tiến lên kiên quyết đấu tranh.” (Hết trích)Mặc dù phong trào ủng hộ cuộc Chiếm Đóng Phố Wall của Trung Quốc xa rời thực tế, biến tướng thành diễn đàn cho chủ nghĩa yêu nước cực đoan ở Trung Quốc nhưng vô hình trung, các cán bộ này cũng chống lại những thứ đang diễn ra tại Trung Quốc.Xét cho cùng, cách mạng Hoa Kỳ bỗng dưng đến Trung Quốc với một màu mè mới. Hiện nay, dân Trung Quốc tuy chưa thấy hết được thực tế của Cách Mạng Hoa Kỳ nhưng rõ ràng có sự ăn theo nhiệt tình.Thực tế của vấn đề chính là do tham vọng kinh tế của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc muốn thu hút các công ty ngoại quốc vào nước để bán rẻ nguồn lao động “Trung Hoa chi quốc” (Giải phóng nguồn nhân lực). Cũng do nước Tàu quá lớn, sức hút này gây sự chênh lệch trầm trọng về cán cân mậu dịch, thị trường và nhân lực dẫn đến sự thất nghiệp của các nước tư bản như Hoa Kỳ. Nhiều người Mỹ xuống đường chính ra là gián tiếp ám chỉ vào các chính sách mậu dịch với Trung Quốc.Ở nước Mỹ, nhiều người coi rằng cuộc chiếm đóng phố Wall là một vận hội cách mạng. Tuy nhiên, có nhiều người Trung Quốc vỗ tay tưởng là nước Mỹ sắp sập tiệm đến nơi rồi, vui mừng ra mặt kêu gọi giai cấp vô sản đứng lên.Khi hình ảnh cuộc tụ tập "ủng hộ nhân dân Mỹ làm cách mạng" được đưa lên mạng, có nhiều cán bộ già thời Mao Trạch Đông ra mặt khen ngợi hành động của nhau, tán dương ý chí xuống đường, giương cao biểu ngữ khổ chữ lớn, màu đen màu đỏ. Nhưng không ít người thấy cảnh huyên náo thị trường mới bình phẩm các loại màu sắc, nội dung biểu ngữ như thế này mới là đồ ngu vì chính bọn Hán gian (chắc là đang ám chỉ tầng lớp quan chức của ĐCS) mới đang là lực lượng tiếp tay và hợp tác với Mỹ.Nội bộ của những người xuống đường chống Mỹ ăn theo "Cách Mạng Phố Wall" cũng bị phân tán bởi những lý luận khác nhau về vụ áp đặt tinh thần người Mỹ lên lợi ích của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Tuy hai phương hướng xuống đường chưa ăn nhập gì nhau, nhưng rõ ràng đây là bằng chứng "Cách Mạng Phố Wall" đang vào Trung Quốc.HOA KỲ&LIÊN ÂU
TẠO CHO CHỆT:
SUY THOÁI KT&BẠO LOẠN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva 05.08.2011. Cập nhật 27.10.2011
Web: http://VietTUDAN.net
Cập nhật 27.10.2011
Chúng tôi viết và phổ biến bài này từ ngày 05.08.2011 khi thấy những biến động trầm trọng của các Thị trường Chứng Khoán vào đầu tháng 8. Đó là sự bùng phát Khủng hoảng Tài chánh từ NỢ CÔNG của Hoa kỳ và Liên Au vẫn âm ỷ.
Liên Au và Hoa kỳ là hai Thị trường tiêu thụ quyết định cho tương lai Kinh tế Trung quốc, một thứ Kinh tế chộp dựt hoàn toàn lệ thuộc vào xuất cảng.
Nợ Công Hy Lạp đứng bên bờ vỡ nợ. Nợ Công Ý-đại-lợi đe dọa. Rồi còn nữa: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nếu không giải quyết được, người ta nghĩ đến tình trạng TỰ NỔ của Tổ chức Liên Au.
Tình trạng Khủng hoảng Vùng Euro trở nên vô cùng lo ngại cho đến cuộc Họp Thượng Đỉnh đêm hôm qua Thứ Tư 26.10.2011
Sáng sớm hôm nay Thứ Năm 27.10.2011, chúng tôi đọc được Bản Tin của Thông Tấn AP cho thấy cuộc Họp Thượng Đỉnh đã có được Giải quyết, nghĩa là mối lo ngại TỰ NỔ của Liên Au giảm xuống. Bản Tin viết như sau:
“BRUSSELS (AP) — European leaders agreed Thursday morning to reduce Greece's debts and provide it with more rescue loans.
After a marathon summit, EU President Herman Van Rompuy said that the deal will reduce Greece's debt to 120 percent of its GDP in 2020. Under current conditions, it would have grown to 180 percent.
That will require banks to take on 50 percent losses on their Greek bond holdings.”
(BRUSSELS (AP) --- Các Lãnh đạo Aâu châu đã chấp nhận, sáng Thứ Năm, giảm Nợ cho Hy Lạp và cung cấp cho nước này tiền vay nhiều hơn để cứu vớt tình hình.
Sau cuộc Họp Thượng đỉnh như chạy đua nước rút, Chủ tịch Liên Au Herman Van ROMPUY đã tuyên bố rằng kết quả thảo luận này sẽ rút nợ của Hy Lạp xuống 120 % của Sản xuất thô Nội địa vào năm 2020. Trong những điều kiện hiện tại, nợ ấy đã lên tới 180%.
Việc rút này đòi hỏi các Ngân Hàng phải chịu 50% mất mát trên các Công phiếu Hy Lạp.”
Dựa trên một số lý do căn bản mà chúng tôi đã có dịp đề cập tới trước đây, chúng tôi xác tín rắng Liên Aâu phải tìm ra được Giải quyết chứ không thể đi tới tình trạng TỰ NỔ.
Nhưng điều quan tâm hơn cả trong cuộc Khủng hoảng NỢ CÔNG 2011 này, dù bằng Giải quyết nào đi nữa, đó là hướng sẽ đưa Trung quốc đến TỰ NỔ chứ không phải Liên Au TỰ NỔ.
Ngay tối hôm qua, 26.10.2011, bàn về cuộc Họp thượng đỉnh, Đài Truyền Hình A2 của Pháp đã cho thấy hình ảnh những cơ sở xuất cảng Trung quốc, trước đây đông đúc, nay vắng trơn vì ảnh hưởng Khủng hoảng từ Hoa kỳ và Liên Au.
Điều xui cho Chệt, nhưng là điều vui mừng cho chúng ta, người Việt, đang lo lắng khổ tâm vì CSVN bán nước đang rước xâm lăng Trung quốc vào nhà !
Nguyễn Phúc Liên
Năm 2007, chúng tôi viết về cuộc Khủng hoảng Tài chánh Á châu 1997 với mục đích tìm hiểu xem những triệu chứng nào có thể áp dụng cho trường hợp Trung quốc và Việt Nam, những nước “trên đà phát triển “ (pays émergents). Năm 2008, cuộc Khủng hoảng Tài chánh bắt đầu từ Hoa kỳ rồi lan ra khắp Thế giới. Chúng tôi viết cuốn sách và xuất bản năm 2009 với đầu đề là “Tài chánh/ Kinh tế Thế giới: KHỦNG HOẢNG 2007-2008 & HẬU QUẢ CHO VIỆT NAM “. Mục đích của chúng tôi cũng là tìm hiểu xem bao giờ Kinh tế CSVN định hướng XHCH đi đến tàn lụi và làm DẠ DẦY dân chúng đói ăn, đứng dậy dứt bỏ Cơ chế CSVN bóc lột.
Sáng sớm hôm nay 05.08.2011, mở hai đài Truyền Hình CNN và CNBC, người ta thấy hàng chữ lớn: ”MARKETS IN TURMOIL”, nghĩa là phong ba đang làm chao đảo các Thị trường Chứng khoán Thế giới.
Lần này 2011, khi viết về cuộc Khủng hoảng đang bắt đầu và đánh trực tiếp vào nền Kinh tế thực, chúng tôi cũng muốn nhìn cái hậu quả cho nền Kinh tế Trung quốc. Không cần phải phân tích kỹ càng những biến động phong ba đang xẩy ra cho các Thị trường Chứng khoán khắp Thế giới để thấy hậu quả cho Kinh tế Trung quốc, mà chỉ cần đưa ra nguyên tắc CUNG—CẦU, thì thấy ngay cái hậu quả tàn hại cho Trung quốc. Hoa kỳ và Liên Âu là hai đầu tầu kéo Kinh tế Thế giới. Khi hai đầu tầu này bị đau ốm do nợ công và Thất nghiệp, nghĩa là giảm CẦU hàng hóa, thì Trung quốc phải giảm CUNG vì Kinh tế sản xuất Trung quốc lệ thuộc vào hai Thị trường Liên Âu và Hoa kỳ. Nguyên tắc Kinh tế đơn giản mà không cần học Kinh tế cũng biết: không có người mua hàng, thì sản xuất để bán cho ai!
Chúng tôi viết tóm tắt về những điểm sau đây để mở đầu cho cuộc Khủng hoảng Kinh tế 2011 lần này:
=> Nhắc lại cuộc Khủng hoảng 2007-2008
=> Chuyển tiếp sang Khủng hoảng 2011
=> Những diễn biến Phong ba Chứng khoán tháng 8/2011
=> Hậu quả Khủng hoảng Kinh tế 2011 lên tương lai sản xuất Trung quốc
Nhắc lại cuộc Khủng hoảng 2007-2008
Khủng hoảng 2007-2008 bắt đầu từ giới Tài chánh/ Ngân Hàng. Giới này đã biến lãnh vực của mình thành một Kỹ nghệ Tài chánh (Financial Industries), nghĩa là sản xuất ra những sản phẩm tài chánh tín dụng để buôn bán kiếm lời. Các Ngân Hàng mua đi bán lại tín dụng với lợi nhuận như buôn bán rau cỏ mà không cần xét người sử dụng tín dụng có khả năng hoàn vốn hay không. Chỉ cần người sử dụng tín dụng không hoàn lại nổi món nợ, thì hậu quả trở thành dây chuyền giữa giới Ngân Hàng và Tài chánh.
Cái tín dụng bấp bênh ấy mà giới Ngân Hàng/ Tài chánh buôn bán, đó là Sub-prime Mortgage Credits). Cũng đầu tháng 8/2007, Phong ba bắt đầu thổi vào WALL STREET ở Sub-prime Mortgage Market.
Cái nguồn của Thị trường này (Sub-Prime Mortgage Market) là từ Hoa kỳ. Đây và việc cho Tín dụng thế chấp địa ốc xây cất dài hạn. Có những việc cho Tín dụng mà không xét kỹ khả năng hoàn trả. Từ đó người ta gọi credit sub-prime.
Ngày 10.08.2007, trên tờ International Herald Tribune, Floyd NORRIS đã viết như sau:“In the past decade a new financial architecture emerged—one that relied less on banks as intermediaries and more on securities. Mortgages were financed by investments in securities that were supposed to be safe.“ (Trong thập niên vừa qua, một kiến trúc tài chánh mới được thành hình—kiến trúc liên hệ ít hơn tới những ngân hàng như trung gian và nhiều hơn đến những sản phẩm chứng khoán. Những tín dụng thế chấp đã được tài trợ bởi đầu tư vào những sản phẩm chứng khoán được kể là an toàn).
Phong ba bắt đầu vào tháng 8/2007 và tiếp diễn sang năm 2008. Các Ngân Hàng cố tình dấu diếm những mất mát, nhưng rồi tuần tự phải khai ra khi những Tổ chức đầu tư lớn đòi hỏi.
Ngày thứ Ba 08.01.2008, trong cuộc Bình luận trên Đài Truyền Hình A2 của Pháp về Khả năng Tiêu thụ, một Diễn giả đã cho biết rằng cuộc Khủng hoảng Thị trường Sub-Prime Địa ốc đã làm thiệt hại cho Hoa kỳ và Liên Aâu tổng cộng tới trên 1000 tỉ Đo-la. Sự mất vốn này cho thấy sự khan hiếm vốn chung cho nền Kinh tế cần giữ đúng mức đầu tư để bảo đảm đà phát triển (Taux de croissance). Chính vì vậy mà những nhà Kinh tế dự trù việc giảm đà phát triển Kinh tế trong năm 2008. Trong khi đó vật giá tại những nước đã kỹ nghệ hóa này được ước lượng tăng lên 3%-5%.
Nhìn những diễn biến Phong ba như trên, thì chúng ta thấy rằng cuộc Khủng hoảng khởi đầu từ Tài chánh/ Ngân Hàng để lan sang nền Kinh tế sản xuất thực khiến nạn Thất nghiệp tăng lên.
Chuyển tiếp sang Khủng hoảng 2011
Cũng tháng 8 năm nay 2011, sau tròn 4 năm, Phong ba Chứng khoán lại nổi dậy đồng loạt khắp các Thị trường trên Thế giới. Lần Phong ba 2007-2008 thổi thẳng vào giới Ngân Hàng/ Tài chánh, thì lần Phong ba 2011 thổi trực tiếp vào lãnh vực Kinh tế thực sản xuất.
Có liên quan gì giữa Khủng hoảng 2007-2008 và Khủng hoảng 2011 hay không ?
Khi cuộc Khủng hoảng 2007-2008 thổi vào giới Ngân Hàng/ Tài chánh, thì các Chính phủ bắt đầu bằng những Chương trình BAILOUT để cứu các Ngân Hàng, rồi sau đó những Chương trình Kích cầu Kinh tế STIMULUS nhằm cứu Kinh tế thực.
Những Chương trình BAILOUT
Những Ngân Hàng liên quan đến Sub-prime Mortgage Credits cho biết vào tháng 9/2008 những mất mát và nguy cơ vỡ nợ như sau :
* CITIGROUP (Mỹ) : mất 55.1 tỉ đo la
* MERRILL LYNCH (Mỹ) : mất 52.2 tỉ đo la
* UBS (Thụy sĩ) : mất 44.2 tỉ đo la
* HSBC (Anh) : mất 27.4 tỉ đo la
* WACHOVIA (Mỹ) : mất 22.7 tỉ đo la
* BANK OF AMERICA (Mỹ) : mất 21.2 tỉ đo la
* WASHINGTON MUTUAL (Mỹ) : mất 14.8 tỉ đo la
* MORGAN STANLEY (Mỹ) : mất 14.4 tỉ đo la
* IKB (Đức) : mất 14.4 tỉ đo la
* JP MORGAN CHASE (Mỹ) : mất 14.3 tỉ đo la
(Theo nguồn của BLOOMBERG)
Lúc đầu, trong thời TT.BUSH, thái độ của Nhà Nước Liên Bang Mỹ chủ trương :
=> Nhà Nước để cho phía các Tổ chức Ngân Hàng, Tài chánh chơi với nguy hiểm, tự đào thải
=> Nhà Nước canh chừng và bảo vệ nền Kinh tế phát triển đều đặn, tránh những biến động mạnh.
=> Không thể lấy tiền của Dân đóng thuế để cứu những Ngân Hàng, những Tập đoàn Tài chánh tư nhân chơi với rủi ro để kiếm lợi nhuận cao bỏ túi riêng. Khi họ có lợi nhuận cao, họ có chia cho Dân đâu. Vậy khi họ gặp phá sản, tại sao lấy tiền của Dân ra cứu họ.
Nhưng sau cùng, trước nguy hiểm thiếu vốn lưu hành cho lãnh vực Kinh tế thực, Nhà Nước Liên Bang đành phải đưa ra Chương trình BAILOUT USD.700 tỉ. Chiều tối THỨ TƯ 01.10.2008 : Thượng Viện Mỹ thông qua Plan Bailout $700 tỉ. Ngày THỨ SÁU 03.10.2008: US CONGRESS HOUSE tái bỏ phiếu và chấp thuận Plan. Chiều THỨ SÁU 03.10.2008: Tổng Thống BUSH vừa ký nhận Văn Bản thành Luật
Chương trình BAILOUT USD.700 tỉ để cứu nguy giới Ngân Hàng/Tài chánh Mỹ vẫn không mang ảnh hưởng tích cực đến các Thị trường Chứng khoán Âu, Á châu. Tình trạng thụt giá các Thị trường này được ghi nhận như sau trong ngày thứ Hai 06.10.2008 và thứ Ba 07.10.2008:
Tại Á châu:
Chỉ số NIKKEI Tokyo: giảm 4.3%
Chỉ số HANG SENG Hong Kong: giảm 5.0%
Tại Au châu:
Chỉ số RTS Moscou: giảm 19.1%
Chỉ số DAX Frnakfurt: giảm 7.07%
Chỉ số CAC Paris: giảm 9.04%
Chỉ số SMI Zurich: giảm 6.12%
Chỉ số FTSE London: giảm 7.9%
Chỉ số S&P/MIB Milan: giảm 8.2%
Các Thủ Lãnh Chính phủ tại Aâu châu họp nhau Chúa Nhật 12.10.2008 tại Paris đồng thuận những Chương trình đồng loạt Cứu vớt các Ngân Hàng và hỗ trợ Vốn lưu động (Liquidités) để các Ngân Hàng cho nhau vay mượn. Những món tiền chính yếu mà mỗi nước bỏ ra trong nhóm Euro Group 15 như sau:
=> Anh quốc: dành ra Euro.633 tỉ
=> Đưc quốc: dành ra Euro.480 tỉ
=> Pháp quốc: dành ra Euro.360 tỉ
=> Tây Ban Nha: dành ra Euro.100 tỉ
=> Ý quốc: dành ra Euro.40 tỉ
Những Chương trình STIMULUS
Từ lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh, Khủng hoảng lan sang lãnh vực Kinh tế thực, nhất là các ngành sản xuất Xe hơi, Máy móc Điện tử và Truyền thông, từ Nhật qua Liên Au và Hoa kỳ. Số thất nghiệp trong Lãnh vực này tăng lên mau chóng. Người ta cũng quan sát thấy hiện tượng tụt giá (Déflation) đe dọa.
Tại Hoa kỳ và Liên Âu
Trước viễn tượng cấp bách ấy, Thứ Hai 24.11.2008, TT. OBAMA họp báo tại Chicago tuyên bố Chương trình Phát dộng Kinh tế (Plan de RELANCE ECONOMIQUE) lên tới USD.800 tỉ và Thứ Tư 26.11.2008, tại Bruxelles, José Manuel BORROSO, Uûy Ban Liên Aâu, cũng tuyên bố Chương trình Phát động Kinh tế (Plan de RELANCE ECONOMIQUE) tổng cộng là Euro.200 tỉ.
Tại Trung quốc
Nền Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng, nghĩa là lệ thuộc vào mức tiêu thụ nước ngoài, nhất là Hoa kỳ, Liên Aâu... Cuộc khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế làm giảm khả năng tiêu thụ của những Quốc gia này, nghĩa những nước này giảm mua hàng Trung quốc.
Trung quốc buộc lòng phải kích thích tiêu thụ nội địa nếu muốn đà phá triển sản xuất giữ được mức độ cân bằng bù trừ nào đó. Hai tác giả Aaron BACK và J.R.WU, trong The Wall Street Journal, ngày 13.11.2008, trang 24, còn nhận xét một điều đáng lo ngại cho Trung quốc là chính việc tiêu thụ nội địa đang giảm xuống:”China’s retail sales growth SLOWED in October.” (Độ tăng bán lẻ của Trung quốc đã hạ xuống trong tháng 10). Cùng nhận xét như vậy, Tác giả Andrew BATSON, trong The Wall Street Journal ngày 12.11.2008, trang 17, đã trích dẫn Thống kê của Nhà Nước: “The consumer index rose 4% in October from a year earlier, compared with 4.6% in September and well down from February’s peak of 8.7%” (Chỉ số tiêu dùng đã tăng 4% trong tháng 10 tính từ đầu năm trước, sánh với 4.6% trong tháng 9 và giảm xuống nhiều sánh với độ cao nhất của tháng 2.). Như vậy việc nâng đỡ tiêu thụ nội địa không phải chỉ là bù trừ việc giàm mua hàng từ nước ngoài, mà còn chống lại chính việc đang giảm việc tiêu thụ từ chính trong nội địa Trung quốc.
Những Chương trình BAILOUT và STIMULUS mà không đưa đến hiệu quả cụ thể sẽ trở thành món nợ mà Nhà nước phải chịu. Cuộc Khủng hoảng 2007-2008 tạo ra những nợ nần của Nhà Nước để làm chất chồng nợ công ngày nay. Nợ công này đang tạo Phong ba cho Khủng hoảng 2011 vậy.
Những diễn biến
Phong ba Chứng khoán tháng 8/2011
Từ mấy tuần nay, Thị trường Chứng khoán có những giao động vì:
=> Khủng hoảng Liên Âu về đồng Euro
=> Đe dọa vỡ nợ của Hoa kỳ được tranh cãi sôi nổi
Cả hai phương diện trên đều mang lý do duy nhất là NỢ CÔNG chồng chất với đe dọa vỡ nợ. Như trên chúng tôi vừa phân tích, những Chương trình BAILOUT và STIMULUS đóng phần không ít cho việc chồng chất nợ nần này.
Từ hôm qua, 04.08.2011, các Thị trường Chứng khoán Thế giới đồng loạt thụt giá. Sáng sớm hôm nay, 05.08.2011, chúng tôi mở đài CNN và CNBC đẻ xem biến chuyển của các Thị trường Á châu như thế nào. Các Thị trường tiếp tục tụt giá trung bình 4%. Đài CNBC luôn luôn đề hàng chữ “MARKETS IN TURMOIL”.
Đợi 8 giờ sáng, chúng tôi ra sạp báo mua những tờ báo chính nói về Kinh tế, Tài chánh. Chỉ cần đọc những đầu đề các bài báo, chúng ta cũng thấy Phong ba Chứng khoán đã và đang thổi mạnh cho thấy Khủng hoảng:
* Tribune de Genève 05.08.2011, trang 3:
PANIQUE SUR LES MARCHES, LES BOURSES PLONGENT
(Hỗn loạn trên các Thị trường, Chứng khoán tụt chìm xuống)
* Tribune de Genève 05.08.2011, trang 9:
LE DOLLAR FAIBLE ATOMISE L’ECONOMIE JAPONAISE
(Đồng Đo-la yếu phá hoại Kinh tế Nhật)
* Le Temps (Suisse) 05.08.2011, trang 13 :
TOKYO ENTRE A SON TOUR LA GUERRE DES CHANGES
(Tokyo nhập cuộc chiến tranh hối đoái)
* Le Temps (Suisse) 05.08.2011, trang 17 :
LA BCE REPREND SES ACHATS D’OBLIGATIONS
(Ngân Hàng Trung ương Âu châu lại mua những Trái khoán)
* Le Monde 05.08.2011, trang 5 :
LE COUP DE FREIN SUR LA CROISSANCE MONDIALE EXACERBE LES CRAINTES DES INVESTISSEURS
(Cú đạp thắng làm ngưng đà phát triển Thế giới làm cho gay gắt những lo sợ của các nhà đầu tư)
* Le Figaro 05.08.2011, trang 21 :
TEMPETE SUR LES BOURSES MONDIALES
(Phong ba trên những Thị trường Chứng khoán Thế giới)
* Le Figaro 05.08.2011, trang 22 :
LA BCE SE LANCE DANS LA BATAILLE SANS SUCCES
(Ngân Hàng Trung ương Âu châu nhào vào trận chiến không kết quả)
* Financial Times 05.08.2011, trang 1 :
STOCK MARKETS PLUNGE WORLDWIDE
(Các Thị trường Chứng khoán tụt xuống khắp Thế giới)
* Financial Times 05.08.2011, trang 24 :
STOCKS PUMELLED AS INVESTORS FLEE RISK
(Những Thị trường Chứng khoán bị giáng mạnh khi những nhà đầu tư chạy trốn nguy hiểm)
* The Wall Street Journal 05.08.2011, trang 1 :
TWO TERRIBLE WEEKS: CUMULATIVE CHANGE SINCE JULY 25
(Hai tuần lễ kinh khủng: thụt dốc tích lũy từ 25 tháng 7)
* The Wall Street Journal 05.08.2011, trang 1 :
ECB TAKES NEW STEPS TO REIN IN CRISIS
(Ngân Hàng Trung ương Âu châu lấy những bước mới để cầm cương khủng hoảng)
Thực vậy, chỉ nguyên những đầu đề trên đây cho thấy cơn Phong ba đang thổi vào Thị trường Chứng khoán với những khía cạnh sau đây:
=> Một sự sợ hãi của những nhà đầu tư đối với hai Thị trường Liên Âu và nhất là Hoa kỳ mà nợ công chất chồng có thể đi đến vỡ nợ.
=> Nợ công chất chồng sẽ ngăn cản đà phát triển Kinh tế và do đó tạo nguy hiểm cho đầu tư.
=> Đồng Đo-la và đồng Euro xuống giá có thể tạo chiến tranh Tiền tệ
=> Việc Ngân Hàng Trung ương Âu châu nhập cuộc cầm cương Khủng hoảng có nghĩa là một cuộc Khủng hoảng kinh tế có thể xẩy ra rất gần.
Đài Truyền Hình CNN và CNBC cho thấy việc tụt dốc Chứng khoán chỉ nguyên ngày 4.08.2011 trên các Thị trường trung bình là 4%. Tờ The Wall Street Journal 05.08.2011 cho thấy việc tụt dốc tích lũy từ 25.07.2011 cho đến 04.08.2011 như sau:
* Chỉ số FTSE (Anh quốc): tụt xuống 9%
* Chỉ số AJIA (Hoa kỳ): tụt xuống 10%
* Chỉ số IBEX 35 (Tây Ban Nha): tụt xuống 12%
* Chỉ số DAX (Đức): tụt xuống 13%
* Chỉ số FTSE (Ý): tụt xuống 13%
Như vậy cộng thêm với tụt dốc ngày hôm nay 05.08.2011, thì độ tụt dốc làm tiêu tan những gì đã tăng từ trước đến nay. Thực vậy hai tác giả Bendan CONWAY và Jonathan CHENG viết trên The Wall Street Journal trang nhất như sau:
“Stocks plunged on both sides of the Atlantic, driving the Dow Jones Industrial Average more than 500 points in its worst day since December 2008.”
(Những Chứng khoán tụt dốc ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, khiến cho chỉ số Dow Jones Industrial Average tụt xuống hơn 500 điểm sánh với ngày tệ nhất của nó từ tháng 12 năm 2008).
Điều quan trọng của việc tụt dốc này là ở những chỉ số thẳng vào lãnh vực Kinh tế thực, chứ không phải ở những Ngân Hàng hay Tổ chức Tài chánh. Kinh tế thực sẽ gây trực tiếp nạn Thất nghiệp. Nếu với cuộc Khủng hoảng 2007-2008, các Nhà nước có thể đưa ra những Chương trình STIMULUS để giảm Thất nghiệp, thì với cuộc Khủng hoảng 2011, các Nhà nước đều bị nợ công chồng chất, khó có thể đưa ra những Chương trình STIMULUS.
Hậu quả Khủng hoảng Kinh tế 2011
lên tương lai sản xuất Trung quốc
Cuối tháng sáu vừa rồi, Thủ tướng Trung quốc Ôn Gia Bảo đã đi một vòng Châu Âu. Lợi dụng hoàn cảnh Khủng hoảng nợ công tại đây, Ôn Gia Bảo đề nghị Trung quốc đem vốn đến hỗ trợ bằng cách mua lại nợ hoặc đầu tư vào các Xí nghiệp tại những nước quá nhiều nợ nần tại Liên Âu. Đài RFI phỏng vấn chúng tôi và hỏi về những lý do của đề nghị của Trung quốc. Chúng tôi đã trả lời về những lý do như sau:
=> Trung quốc ngại sợ về những Biện pháp Che Chở Kinh tế của Liên Âu (Mesures protectionnistes), nên muốn đầu tư vào các xí nghiệp Âu châu để lấy một đầu cầu xuất cảng hàng hóa.
=> Thương hiệu “Made In China“ đã xuống hẳn giá, nên khi đầu tư vào Âu châu, họ có thể đề là “Made in Europe“…
=> Đầu tư vào những Dự án Âu châu, đó là nhằm mục đích xuất cảng những hàng tồn đọng và nhân công sang Liên Âu cũng như họ đã làm với Phi châu, Nam Mỹ, nhất là tại Việt Nam.
=> Kinh tế Trung quốc là Kinh tế của nhóm đảng Mafia CSTQ. Chính nhóm đảng này bóc lột nhân công Trung quốc để làm giầu riêng cho mỗi cá nhân. Chính họ không tin tưởng vào Kinh tế Trung quốc và tất nhiên là muốn đầu tư ở nước ngoài để chuyển tài sản ra khỏi Trung quốc.
Những lý do nêu ra trên đây cho thấy rằng Kinh tế Mafia CSTQ rất bấp bênh mà chính đảng viên CSTQ biết rõ.
Để cắt nghĩa tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Kinh tế 2011 trên Kinh tế Mafia CSTQ bấp bênh, chúng tôi đề cập đến ba điểm sau đây:
* Từ nguyên tắc CUNG—CẦU đến khẳng định hướng đi mới Kinh tế của KEYNES
* Thị trường Tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu bị bệnh
* Sản xuất Trung quốc cũng lâm bệnh theo
1) Từ nguyên tắc CUNG—CẦU đến khẳng định hướng đi mới Kinh tế của KEYNES
Một nông dân nhà quê cũng biết nguyên tắc Kinh tế CUNG—CẦU. Khi không có đòi hỏi, thì không sản xuất làm gì để vất đi. Định nghĩa của sản xuất kinh tế là để thỏa mãn những nhu cầu. Sản xuất một món hàng mà không có người mua, thì còn phải tốn công tốn của để thiêu hủy món hàng ấy.
Nhà Toán học John Maynard KEYNES đã nghiên cứu đặc biệt về cuộc đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-30 để đưa đến kết luận cho hướng đi của Kinh tế, đó là phải tăng phía Tiêu thụ, nghĩa là CẦU, thì mới có thể tăng được sản xuất, phía CUNG. Chính vì vậy mà Lý thuyết Kích thích Kinh tế của Oâng là đi từ phía CẦU. Những Chương trình Kích CẦU Kinh tế được phát sinh hậu Khủng hoảng 1929-30.
Hiện nay, Trung quốc thiếu hẳn phía CẦU nội địa vì hai lý do:
=> Những thành quả phát triển Kinh tế Trung quốc rơi vào tài phiệt nước ngoài và vào thiểu số Mafia tư bản đỏ của đảng. Nhân công bị khai thác mà không được hưởng thành quả tương xứng để họ có mãi lực tiêu thụ chính trong nội địa.
=> Đồng thời, chính phía chính quyền địa phương hiện đang mang tổng cộng số nợ công lên tới Euro.1’500 tỉ. Trong báo Le Figaro 05.08.2011, trang 22, dưới đầu đề L’INQUIETUDE GRANDIT SUR LA DETTE LOCALE DE LA CHINE (Mối lo lắng lớn lên đối với nợ nần địa phương của Trung quốc), tác giả Julie DESNE, từ Thượng Hải, đã viết:
“L’annonce, fin juin, d’un endettement record inattendu des collectivités locales chinoises a rendu les investisseurs nerveux ces dernìeres semaines. Selon certains économistes, ce chiffre de dettes pourrait même atteindre 1'500 milliards d’euros »
(Việc tuyên bố, cuối tháng sáu, món nợ kỷ lục bất ngờ của những công đồng địa phương Trung quốc đã làm cho những nhà đầu tư phát điên trong những tuần mới đây. Theo một số nhà Kinh tế, con số nợ nần này có thể tới 1'500 tỉ Euro.)
Khi dân chúng không được hưởng thành quả phát triển Kinh tế để tăng mãi lực và khi các chính quyền địa phương nợ nần trùm đầu, thì khả năng Tiêu thụ hàng hóa trong nội địa không có.
Chính vì vậy, nền Kinh tế Trung quốc hoàn toàn lệ thuộc vào xuất cảng ra nước ngoài mà hai Thị trường tiêu thụ chính là Hoa kỳ và Liên Aâu.
2) Thị trường Tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu bị bệnh
Thị trường Tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Aâu lâm bệnh và cái bệnh ấy đang phát hiện qua cuộc Khủng hoảng hiện nay 2011. Mãi lực của hai Thị trường này đang giảm xuống trầm trọng :
=> Những nhà nước bị nợ công chồng chất và không thể có khả năng chi tiêu xả láng, hoang phí. Đồng thời, không những chính Nhà Nước giảm chi tiêu, mà Nhà Nước còn bắt dân phải chịu những chương trình thắt lưng buộc bụng : giảm chi và tăng thuế.
=> Cuộc Khủng hoảng Kinh tế 2011 càng làm cho Thất nghiệp tăng vọt. Khi thất nghiệp, nghĩa là những cá nhân giảm thu nhập và do đói mãi lực tiêu thụ cũng giảm hẳn đi.
Nói tóm lại, trên cả hai Thị trường Liên Aâu và Hoa kỳ, các Nhà Nước và dân chúng đều phải giảm CẦU.
3) Sản xuất Trung quốc cũng lâm bệnh theo
Liên Aâu và Hoa kỳ là hai đầu tầu kéo sản xuất hàng hóa của Thế giới, nhất là của Trung quốc. Khi mà hai đầu tầu ấy giảm CẦU, thì theo nguyên tắc CUNG—CẦU hay theo hướng khẳng định mới của Kinh tế của KEYNES, thì phía CUNG cũng tự động giảm theo. Hoa kỳ và Liên Aâu bị bệnh, thì Trung quốc cũng lâm bệnh theo, mà còn mắc phải chứng bệnh trầm trọng hơn. Thực vậy, Trung quốc tăng sản xuất mà không có nơi tiêu thụ, thì xí nghiệp bị đóng cửa, dân chúng thất nghiệp. Từ thất nghiệp đói ăn, căn bệnh sẽ biến chứng sang xáo trộn Chính trị. Dân NỔI DẬY đạp đổ cái Cơ chế bóc lột họ để chuyển tài sản ra nước ngoài mà không cho họ có mãi lực tương xứng với thành quả Kinh tế.
Tin vui : Chúng tôi tìm đọc tin tức về Khủng hoảng Kinh tế 2011, nhưng vô tình gặp được một bài của tác giả Laurie BURKITT đăng trên The Wall Street Journal 05.08.2011 dưới đầu đề CHINA SHUTS BUSINESSES IN FOOD-SAFETY PUSH. Theo tác giả, từ tháng tư đến nay, Trung quốc đã bắt giữ 2'000 người và đóng cửa 5'000 xí nghiệp sản xuất những thực phẩm độc hại : « Chinese Authorities have arrested more than people and shut 5'000 businesses for food-safety problems! » (The Wall Street Journal 05.08.2011, page 12)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva 05.08.2011. Cập nhật 27.10.2011
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment