Tuesday, November 22, 2011

TÀI LIỆU TỔNG HƠP * CÂY NGÔ ĐỒNG


Hoa ngô đồng trong Đại Nội

Ảnh Nhan's Blog và sưu tầm.
Ngô đồng là loài cây dành riêng cho bậc đế vương, chỉ được trồng ở cung điện và các nhà quyền quý. Ở Việt Nam, Huế là nơi duy nhất có trồng ngô đồng. Ngày xưa vua Minh Mạng quá mê ngô đồng mà cho đem cây này từ Quảng Đông về trồng hai bên góc Điện Cần Chánh. Sau vua sai lính biên cương tìm kiếm trong rừng núi và mang về trồng thêm trong Hoàng thành. Sắc tím bâng khuâng, hư ảo của hoa bên đền đài, cung điện cổ kính vừa thầm kín dịu dàng, vừa cao sang quý phái.
Những chùm hoa Ngô Đồng tô điểm thêm cung điện nhà vua










Cây Ngô đồng khắc trên Du đỉnh



Nhìn Ngô Đồng qua một vạc đồng trước điện Cần Chánh




Cây Ngô Đồng bên trái điện Thái Hòa

Hoa Ngô Đồng nở rực rỡ bên nhà Hữu Vu


DÂN TRÍ

- Những ngày này, hoa ngô đồng nở rực rỡ với sắc hoa hồng nhạt pha tim tím. Những cây ngô đồng đầy hoa nằm chen nhau giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và đền đài cổ kính đã trở thành một đặc trưng của cố đô.

Cây ngô đồng có thân thẳng tắp, lá có năm thùy lúc cây non. Thời kỳ trưởng thành lá chỉ còn ba thùy. Cây về già không còn thùy nữa như một sự trở về với nguồn cội. Màu lá xen giữa vàng, xám, xanh. Lòng lá rộng, phẳng như lá sen. Gân lá khô mang cốt cách hoàng mai.

Hoa ngô đồng đẹp hiếm có với màu hồng nhạt pha tim tím. Cánh hoa uốn cong và chụm lại như lồng đèn. Hoa nhỏ, thường mọc thành từng chùm. Phân biệt tuổi đời của ngô đồng bằng cách quan sát số lượng lá trên cây. Ngô đồng còn non lúc ra hoa có chen lẫn lá. Ngô đồng già thì không, cả cây trút hết lá để dồn sức cho những “tấm áo hoa” đẹp đến mê hoặc.

Ở Việt Nam, Huế là nơi duy nhất có ngô đồng được trồng từ thời vua Nguyễn. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, mới đầu, thời Minh Mạng, ngô đồng chỉ được trồng bên góc điện Cần Chánh. Cây và hoa quá đẹp nên sau đó vua sai binh biền lên rừng núi tìm kiếm, mang về trồng thêm trong Hoàng thành.

Hoa Ngô Đồng trong Đại Nội

Mùa hoa ngô đồng từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch. Cả một tấm màn hoa, sắc hồng phấn chen lẫn tím phớt nhạt nhìn giống đuôi chim phượng hoàng nhảy múa khoe sắc kiều diễm. Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng hay nhất chính là lúc nắng ấm. Cây đung đưa trong nắng và gió như hình ảnh cung nữ thời cung đình vàng son đang trình diễn những điệu múa duyên dáng cho vua xem.

Đi du lịch đến Huế trong thời điểm này, bạn có thể chiêm ngưỡng hoa ngô đồng nở rực rỡ tại sân điện Cần Chánh, Hữu Vu, Tả Vu trong Đại Nội.

Nhiều cây ngô đồng mới được trồng trong lăng vua Thiệu Trị, Minh Mạng, Tự Đức. Những cây ngô đồng cao nhất thì nằm ở công viên Tứ Tượng, công viên Thương Bạc sát sông Hương.

Một lần đến Huế, hãy xem hoa Ngô Đồng. Hình như bạn sẽ thấy hương thời gian vẫn đọng lại thật nhiều trên cây.


Hoa Ngô Đồng nở rực rỡ bên nhà Hữu Vu


Thấp thoáng sau mái ngói, đầu hồi rồng

Những chùm hoa Ngô Đồng tô điểm thêm cung điện nhà vua

Nhìn Ngô Đồng qua một vạc đồng trước điện Cần Chánh

Khách du lịch đi trong những khung cảnh tuyệt đẹp với hoa Ngô Đồng tại Đại Nội

Cây Ngô Đồng bên trái điện Thái Hòa


Bên thành quách rêu phong

Cây Ngô Đồng trẻ ở công viên Thương Bạc

Một cây khác nở hoa ở công viên Tứ Tượng sát sông Hương

Thân Ngô Đồng thẳng tắp

Những chùm hoa màu hồng pha tím nhạt



Những tán hoa đẹp

Hoa Ngô Đồng


Cây Ngô Đồng



Cổ thi Trung Hoa thuờng đề cập đến một loại cây quí phái ,có hoa thuộc loại “vương giả chi hoa “,đó là cây Ngô Đồng qua câu cổ thi :

Ngô Đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu

Trong văn chương VN,nhà thơ Bích Khê có hai câu thơ rhật đẹp về cây này:

Ô hay, buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.

(Tỳ Bà – Bích Khê )

Cây Ngô Đồng qúi đến nỗi vua Minh Mạnh cho khắc hình lên Du đỉnh của Cửu Đỉnh




Có thể nói cây Ngô đồng là một cây "quí phái", ít người biết mà chỉ nghe nói trong thơ văn:

Nửa năm hương tiếng vừa quen,
Sân Ngô cành biếc đã chen lá vàng
...
Non quê thuần vược bên mùi,
Giếng vàng đã rụng một vài lá Ngô.

Ngô đây là Ngô đồng, và mỗi khi nói đến Ngô đồng, thường là để sửa soạn tả cảnh biệt ly hoặc cảnh mùa thu sắp đến, đem theo nỗi buồn man mác của "thu tâm", bời vì "Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cọng thiên thu" (một lá Ngô đồng rụng, ai cũng biết thu sang), hoặc để gợi ý buồn, nhớ lại những ngày đã qua vui vẻ, trẻ trung, đầy đủ, như trong một bài "Thu cảm" của Đỗ Phủ:

Hương đạo trác dư anh vũ lạp
Bích ngô thê lão phượng hoàng chi.

(theo nguyenphuoctoc.com -Nguyễn Hữu Đính)




Khi xưa, vua Phục Hy thấy tinh hoa của năm vì sao rơi xuống cây ngô đồng, chim phượng hoàng liền đến đậu. Vua Phục Hy biết ngô đồng là gỗ quí, hấp thụ tinh hoa Trời Ðất, có thể làm đồ nhã nhạc, liền sai người đốn cây ngô đồng xuống, cắt làm ba đoạn để phân Thiên, Ðịa, Nhơn. Ðoạn ngọn thì tiếng quá trong mà nhẹ, đoạn gốc thì tiếng quá đục mà nặng, duy đoạn giữa thì tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được, liền đem ra giữa dòng sông nước chảy ngâm 72 ngày đêm, rồi lấy lên phơi khô, chọn ngày tốt, thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí, bắt chước nhạc Cung Dao Trì, đặt tên là Dao cầm.

(theo truyện tích : Bá Nha &Tử Kỳ )




“Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu”
Từ bên trời em dội tiếng xa mù
Xôn xao sóng động biển lòng Ô Thước
Vết chân cũ vẹt thu ngàn năm trước
Lá Ngô Đồng vèo cánh gío đoạn trường

VQ





Rừng xưa bảng lảng mù sương
Cánh chim di trú mười phương bỗng về
Đắm chìm mấy cõi nhiêu khê
Em đi giữa thảm đường thi tuyệt vời
Ngô đồng một chiếc lá rơi *
Câu thơ cổ độ ngâm lời thu phong
Bâng khuâng lá thở men nồng
Quyện thơm hồn cũ bềnh bồng chơi vơi

(Chiếc lá vàng thu—thơ Hải Đà)





“Kim dạ cố nhân lai bất lai ?
Giao nhân lập tận Ngô Đồng ảnh”
Cố nhân trở gót đêm nồng ?
Màu trăng nghiêng bóng Ngô Đồng đợi em

VQ




Chiều kinh thành lãng đãng khói hương
Nắng lây lất vàng hoe thềm Thương Bạc
Cây ngô đồng đứng dầm dãi gió sương
Đã thế kỷ che nửa trời bóng mát

(Tôn thất Phú Sĩ )





Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về khu hệ thực vật Việt Nam thì ở núi rừng Việt Nam có nhiều loài thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) có hình thái gần giống cây Ngô đồng ở Huế, khiến ta dể nhầm lẫn chúng. Đó là cây Ngô đồng (Firmiana simplex [L.] W.F.Wight), Ngô đồng đỏ (Firmiana colorata [Roxb.] R.Br) và Bài cành (Sterculia populifolia Roxb). Nếu không quan sát kĩ càng hình thái cây, đặc biệt là hình thái lá qua các thời kỳ sinh trưởng của cây và màu sắc hoa, cấu tạo quả hạt, thì chúng ta dể nhầm lẫn từ loài này qua loài khác. Chẳng hạn như, nếu so sánh hình vẽ là Ngô đồng trên Nhơn Đỉnh -1835 với lá Ngô đồng trưởng thành hiện có ở Huế thì ai cũng nghĩ rằng đó là hai loài khác nhau. Và cũng vì thế, Cụ Nguyễn Hữu Đính đã nêu ra giả thuyết "hoặc nghệ nhân đã căn cứ vào hình vẽ trên một quyển sách xuất bản ở Trung Quốc, những sách Trung Quốc tôi có nghiên cứu đều chỉ có hình vẽ và mô tả loài platanifolia. Hoặc cũng có thể trước đây ở Huế đã có 2 loại Ngô đồng, nhưng sau chỉ còn một" (Nguyễn Hữu Đính "Những cây thường thấy ở Huế: mù u, Ngô đồng, thông, bàng, liễu", (Nghiên cứu Huế, tập 1, trang 205, 1999).).




Cây ngô đồng cành biếc
cái con chim phượng hoàng nó đậu cành cao
Thương em phận gái hoa đào
Bởi tham đồng bạc trắng nên em phải vào cái chốn cực thân. ...

No comments: