Tận mắt hàng ngàn bộ xương trong lòng núi ở Hà Nội
- Thật khó có thể ngờ, giữa thủ đô Hà Nội, trong lòng một ngọn núi trồi lên giữa vùng đồng bằng, lại có một bể xương và "suối xương" chứa 3.600 bộ hài cốt
Thủy đình của chùa Thầy.
Chùa Thầy là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô. Mỗi năm có hàng vạn du khách tìm đến thưởng lãm, nhưng ít ai ngờ rằng, trong lòng ngọn núi nhỏ bé này lại có nhiều bí mật chưa được khám phá. Hai bí mật lớn nhất cho đến lúc này là con suối trong lòng núi chứa đầy xương cốt, mà người dân quanh vùng gọi là “suối xương” và một cái bể cũng chứa đầy xương, được gọi đơn giản là “bể xương”
"Tận mắt hàng ngàn bộ xương trong lòng núi ở Hà Nội"
Theo truyền thuyết mà người dân trong vùng truyền miệng, hàng ngàn bộ hài cốt trong lòng núi là của nghĩa quân Lữ Gia, những người đã hy sinh bi tráng từ 2.100 năm trước. “Suối xương” đầy huyễn hoặc này sẽ chìm vào quên lãng nếu không có cuộc thám hiểm của mấy người nông dân sống quanh chân núi Sài Sơn.
Chùa Thầy nằm trên núi Sài Sơn (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội). Theo thuyết phong thủy thì núi Sài Sơn là con rồng lẻ đàn (Quái Long), sân chùa là lưỡi rồng, Thủy Đình là hòn ngọc, còn xung quanh thập lục kỳ sơn là quy phượng chầu về.
Giữa một vùng đồng ruộng bằng phẳng ven sông Đáy, bỗng đột khởi 16 tòa đá vôi (hiện chỉ còn 10, vì đã bị đánh mìn nghiền làm ximăng), mà cao nhất, đẹp nhất, linh ứng nhất vẫn là ngọn núi Sài Sơn. Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người đứng đầu phái Mật Tông đã chọn Sài Sơn làm nơi trụ trì cho đến ngày ngài hóa. Cũng từ đó, ngọn núi Sài Sơn với bao huyền tích được tô vẽ.
Đường xuống hang Cắc Cớ, nơi có bể xương bí ẩnĐường xuống hang Cắc Cớ, nơi có bể xương bí ẩn.
Đứng ngoài cửa Thần Quang động, cô hướng dẫn viên du lịch kể rằng, hệ thống hang được ví như 9 tầng địa ngục. Thần Quang động có ánh sáng chiếu xuống, nơi có con quỷ án ngữ, tuyển các linh hồn lên cõi Niết bàn đầu thai làm kiếp khác, hoặc đày xuống âm phủ cho chó ngao, vạc dầu. Trên đường xuống âm phủ, linh hồn sẽ đi qua tầng thứ 3, nơi có con suối ngầm trong lòng núi, mà theo một số người từng khám phá, có rất nhiều xương cốt.
Đi theo lời tả của cô hướng dẫn viên, tôi lần mò xuống động. Vượt qua cửa hang Cắc Cớ nhỏ hẹp, tối om là đến một khoảng không gian rộng lớn. Một luồng sáng trắng chiếu thẳng từ trên đỉnh núi xuống càng tạo vẻ liêu trai. Người dân trong vùng gọi khu vực này là giếng trời, nơi cửa ngõ giữa thiên đường và địa ngục.
Phía cuối động, bàn thờ bằng đá với tấm biển gắn dòng chữ “bàn thờ nghĩa quân Lữ Gia” nằm im lìm trong bóng đêm, khói hương lạnh lẽo. Vài đồng tiền lẻ rơi vãi quanh bát hương. Những gói bim bim được các nam thanh nữ tú để ở góc bàn thờ như một sự chia sẻ với người đã khuất.
Tôi dùng đèn pin rọi vào vào miệng bể, rồi thò đầu vào nhìn. Những khúc xương trắng hếu còn nguyên vẹn, đủ cả xương tay, xương chân, xương sườn, xương sọ… chồng đống, lộn xộn, không theo thứ tự gì. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Quả thực, tôi chưa từng nhìn thấy ở đâu có nhiều hài cốt đến vậy.
Qua bể xương này, có thể hình dung, trước đây, người ta xây cái bể này để gom xương khắp hang động rồi trút vào đó, mà không cần quan quách, tiểu sành, không xắp xếp thành hình hài gì cả.
Trên thành bể xây bằng đá này có tấm bia khắc dòng chữ bằng tiếng Hán với nội dung đại để: “Bể hận ngàn năm mãi khắc ghi”. Qua đó, có thể hiểu, bể xương này được xây dựng để ghi dấu ngàn đời nỗi hận bị xâm lược, mất nước.
Đường xuống "tầng địa nguc thứ 3". Ảnh: Đặng Bá Hiệp.
Theo các cụ già thông thạo chữ Hán trong vùng, thì nội dung tấm bia này mô tả sơ lược về bể xương. Theo đó, bể được xây sâu xuống lòng núi 15m. Như vậy, với chiều dài chừng 3m, chiều ngang 2m, sâu 15m, “bể hận” này phải chứa hàng ngàn bộ hài cốt mới đầy đến như vậy. Một con số thật khủng khiếp, và sự quên lãng của thế hệ chúng ta với sự hy sinh này cũng thật đáng lưu tâm!
Cứ theo sự dẫn dắt của những câu chuyện trong truyền thuyết mà người dân quanh chân núi Sài Sơn kể, thì chỗ bể xương này mới chỉ là nơi giao hòa giữa địa ngục và thiêng đàng. “9 tầng địa ngục” còn sâu dưới lòng núi mà bắt đầu là cửa hang nhỏ xíu, chỉ vừa một người chui, sâu hun hút, dốc đứng phía sau bể xương khổng lồ.
Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có đoạn: “Lữ Gia (? – 111 TCN), người Việt, gốc Nam Định, là Tể tướng ba đời vua nhà Triệu, nước Nam Việt, từ Văn Vương (136 – 125 TCN), Minh Vương (124 – 113 TCN), Ai Vương (112 – 111 TCN). Ông là người đứng ra nắm chính trường nước Nam Việt những năm cuối cùng để chống lại Hán Vũ Đế, quyết không chấp nhận thân chư hầu. Tuy nhiên, ông đã thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Hán…”. Những hướng dẫn viên du lịch ở đây đều nói rằng, trong hang động có 3.600 bộ hài cốt của quân Lữ Gia, chết từ 1.000 năm trước (không hiểu sao họ lại bớt đi tới 1.100 năm). Điều này chứng tỏ câu chuyện về những bộ xương cốt trong hang động vẫn là một bí ẩn chưa được khám phá.
Đường xuống "tầng địa nguc thứ 3". Ảnh: Đặng Bá Hiệp.Từ khu vực Bãi Ba Sào, hay còn gọi là tầng thứ 3 của "9 tầng địa ngục" trong núi Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), tôi chọn một tảng đá ở giữa khu vực rộng lớn này, quấn sợi dù mấy vòng rồi định hướng đường để đi tiếp. Soi đèn pin ra tứ phía, thấy hàng loạt con đường là những khe vách.
Có con đường như cái cống, có con đường hẹp phải lách người mới qua được, nhưng có con đường rộng thênh thang, có đường ngay mặt đất, song có70 năm trước rồi. Những người biết lối xuống tầng động khác cũng đã chết cả, nên không còn ai biết đường. Nhưng nhóm thằng Hiệp ở Đông Anh biết đường đi đấy. Chúng nó đã thám hiểm hang động này nhiều lần lắm rồi, còn tha lên cả ba lô xương người nữa cơ".Tác giả chui vào một ngách nhỏ để chụp ảnh xương cốt.Nghe bà Hoa kể vậy, tia hy vọng tìm thấy suối xương, kho xương trong lòng núi lại được thắp lên.
dựng lều qua đêm trong "tầng địa ngục thứ 3". Ảnh: Đặng Bá Hiệp.
Có con đường như cái cống, có con đường hẹp phải lách người mới qua được, nhưng có con đường rộng thênh thang, có đường ngay mặt đất, song có70 năm trước rồi. Những người biết lối xuống tầng động khác cũng đã chết cả, nên không còn ai biết đường. Nhưng nhóm thằng Hiệp ở Đông Anh biết đường đi đấy. Chúng nó đã thám hiểm hang động này nhiều lần lắm rồi, còn tha lên cả ba lô xương người nữa cơ".Tác giả chui vào một ngách nhỏ để chụp ảnh xương cốt.Nghe bà Hoa kể vậy, tia hy vọng tìm thấy suối xương, kho xương trong lòng núi lại được thắp lên.
dựng lều qua đêm trong "tầng địa ngục thứ 3". Ảnh: Đặng Bá Hiệp.
Tôi gọi điện cho nhóm bạn leo núi Đặng Bá Hiệp hỏi về xương cốt trong hang, không ngờ Hiệp rất nhiệt tình: "Khi nào anh đi, anh chỉ việc thông báo ngày giờ, bọn em sẽ có mặt". Đúng hẹn, vào ngày cuối tuần, sáng sớm, nhóm leo núi Đặng Bá Hiệp gồm 4 chàng trai đã có mặt ở chân núi Sài Sơn đợi tôi. Hiệp bảo rằng, nhóm chinh phục hang động chùa Thầy của Hiệp đã nhiều lần đi sâu vào lòng núi, khám phá vô số chuyện thú vị.
Những ba lô xương mà nhóm của Hiệp gom được. Ảnh: Đặng Bá Hiệp.
Thế nhưng, họ vẫn chưa tìm được đường đi tiếp xuống con suối với bãi cát trắng nằm sâu trong lòng núi, mà theo lời kể của người dân có loài cá lạ, thậm chí có cả những mảnh thuyền. Dựng lều qua đêm trong "tầng địa ngục thứ 3". Ảnh: Đặng Bá Hiệp.Riêng xương cốt thì nhóm của Hiệp đã tìm được rất nhiều. Hồi cuối năm 2010, nhóm của Hiệp đã chuẩn bị rất kỹ, mang đầy đủ đồ ăn, nước uống, cả lều bạt vào trong hang ngủ qua đêm, xác định đi dài ngày.
Xương cốt tràn ngập trong lòng núi.
Xương cốt thì tìm được rất nhiều, nhưng con đường đi tiếp thì chưa thấy. Tôi ngỏ ý muốn được nhóm của Hiệp dẫn đến khu vực có xương người, nhưng Hiệp bảo: "Bọn em nhặt hết xương mang lên bể đổ rồi". Hiệp thông báo một tin khiến tôi buồn hẳn. Nếu chuyến đi mà không tìm thấy khúc xương nào, thì mất hết ý nghĩa. Tuy nhiên, Hiệp bảo, trong lòng núi còn vô số ngóc ngách. 70 năm trước, đã từng diễn ra cuộc gom xương lớn nhất lịch sử, kéo dài suốt 3 năm liền, mà còn chưa hết được xương người, thì chuyến đi của Hiệp có vỏn vẹn mấy ngày đâu nhặt được nhiều.
Nghe Hiệp nói vậy, tôi hào hứng hẳn lên. Hy vọng tìm được xương cốt còn rất lớn. Hôm trước Tết, sau 2 ngày lần mò trong lòng núi, nhóm của Hiệp đã gom được mấy ba lô, chật cứng là xương người. Những khúc xương gom được chủ yếu là xương lớn, còn nguyên vẹn như xương ống, xương sườn, xương sọ. Những khúc xương nhóm Hiệp gom được chủ yếu trong khác khe hẹp mà chỉ những người nhỏ nhắn mới chui vừa.
Có thể đó là những điểm mà người xưa bỏ sót trong quá trình thu gom xương, hoặc cũng có thể họ chưa tìm tới khu vực đó.Những ba lô xương mà nhóm của Hiệp gom được. Ảnh: Đặng Bá Hiệp.Hiệp kể: "Hôm bọn em vác ba lô xương lên, trời đã tối, nên đành phải để ba lô xương ở chỗ bàn thờ Lữ Gia, rồi ra khách sạn ngủ. Sáng hôm sau, bọn em tìm vào, thấy rất nhiều người đứng ở cửa hang, không ai dám vào. Họ kể, trong đó có mấy ba lô xương người, nên sợ không dám xuống hang. Kể cả mấy người bán hàng bên bể xương, cũng không dám lại gần. Bọn em vào, họ đi theo, rồi xì xụp khấn vái, khói hương nghi ngút". Hôm đó, sau khi sắp lễ, thắp hương, nhóm của Hiệp đã trút hết xương cốt vào bể xương ở cuối hang Cắc Cớ. Hầu hết xương cốt trong bể chuyển sang màu đen, vì sự thiếu ý thức của người tham quan. Sau khi dùng đuốc soi để nhìn xương, họ tiện tay ném luôn đuốc vào bể.
Có người đốt cao su, lốp xe xuống động, rồi cũng ném luôn vào bể, lửa vẫn cháy đùng đùng, ám muội, khiến xương cốt ngả màu đen như củi cháy. Những chiếc sọ, những dóng xương vẫn giữ được màu trắng đặc trưng trong bể xương là do nhóm của Hiệp mới mang lên đổ vào.Xương cốt tràn ngập trong lòng núi.Sau khi chuẩn bị đầy đủ phương tiện xuống núi, nhét đầy ba lô đồ ăn, nước uống, chúng tôi lên đường chinh phục "địa ngục" trong lòng núi Sài Sơn.
Do đã quen đường, nên các bạn trẻ vào hang như thể vào nhà mình. Họ bám vào vách núi đu như khỉ, chui qua "lỗ giun" dễ dàng như chuột, lách tuồn tuột qua các khe vách. Những đoạn nào nguy hiểm thì thả thang dây, hoặc đu thừng tuột xuống. Họ quả thực là những nhà leo núi chuyên nghiệp. Vừa chạm vào Bãi Ba Sào, hay còn gọi là "tầng địa ngục thứ 3", chúng tôi không tiếp tục đi xuống, mà lại ngược dần lên cao. Như vậy, hướng đi ngược lại hoàn toàn với hướng mà tôi đã đi lần trước. Đi một lát, thì lại thấy một tia sáng yếu ớt từ đỉnh động cao cả trăm mét chiếu xuống.
Trời ạ! Một bãi rác khổng lồ, với đủ các thứ rác rưởi có trên trần gian. Theo phán đoán của tôi, thì bãi rác này là sản phẩm của du khách từ nhiều chục năm nay. Du khách, những người bán hàng xả rác bừa bãi trên động Cắc Cớ, rồi những trận mưa lớn, nước chảy thành lũ, đã cuốn rác đổ cả về khu vực này. Khu vực này là một cái túi chứa rác. Lần dò qua bãi rác, một khoảng không lớn hiện ra. Từ đây, có vô số ngóc ngách. Nếu không thám hiểm trước, không quen đường, thì không thể biết đi tiếp đường nào. Từ bãi rác, rẽ vào ngách bên trái, liên tục trèo lên, tụt xuống, rồi chúng tôi cũng đến một khu vực tuyệt đẹp, có hàng trăm tác phẩm thiên tạo kỳ vĩ. Theo truyền thuyết, thì đây là Thung Lũng Tình Yêu. Từ đây, chúng tôi bắt đầu một cuộc khám phá rùng rợn. Những bãi xương người, những suối xương người, những khúc xương người la liệt…
đường ở lưng chừng vách núi. Tôi bắt đầu từ con đường lớn phía tay trái. Từ con đường này, lại mở ra hàng loạt ngóc ngách, nhưng ngách nào cũng kịch, không thấy lối đi tiếp. Các con đường khác cũng vậy, tuyệt nhiên đều dẫn đến vách núi, không thể tìm được đường xuống "tầng địa ngục thứ 4". Đi mãi, đi mãi, từ ngách này, dẫn sang ngách kia, rồi lại vòng về chỗ đã đi qua. Ngóc ngách ở khu vực Bãi Ba Sào như một ma trận, nếu không chăng dây, có thể bị lạc, không tìm được đường về. Trọn một ngày loanh quanh ở khu vực Bãi Ba Sào, tôi không thể tìm được đường đi tiếp, đành phải ngược lên hang Cắc Cớ.
Lúc lên miệng hang, đã là 5 giờ chiều. Quần áo bẩn thỉu, mặt mũi nhem nhuốc và hai lỗ mũi đen sì như hai ống khói, chẳng khác gì xuống hầm than ở vùng mỏ. Không hiểu sao trong hang lại có bụi đen, hệt như bụi than.Nhiều đoạn phải dùng thang dây mới đi nổi. Ảnh: Đặng Bá Hiệp.Thấy tôi chán nản ngược lên cửa động, bà Hoa hớn hở bảo:
"Không thấy cháu lên, cô đang định gọi người đi tìm". Tôi kể rằng, đã đi khắp các ngóc ngách, mà tuyệt nhiên không thấy bộ xương nào, thì bà Hoa bảo: "Ở tầng động thứ 3, người ta đã dọn hết xương cốt từ
Hãi hùng đống xương trong khe đáNếu cứ ngồi nhặt từng mẩu xương mà đếm, bới đất mà đếm, từ khúc to đến khúc nhỏ, thì có lẽ đếm cả ngày không hết xương trong cái khe nhỏ xíu này.
Động xương người: Những câu hỏi chưa có lời giải đápTại sao, ở "suối xương" này tuyệt nhiên không có thứ gì ngoài xương người? Và ở những ngách hang khác nữa, cũng chỉ rặt xương người, không có rác rưởi gì cả?
Nhưng tại sao ở nhiều khu vực xương cốt nằm ngay miệng hang sâu hoắm mà lại không bị nước cuốn xuống?Lạc vào thế giới của xương cốt, chúng tôi không còn biết phải mô tả đường lối như thế nào nữa. Khu vực này như một ma trận, với rất nhiều ngóc ngách.
Có ngách đi thẳng, có ngách đi xuống, có ngách dốc ngược lên trời, lại có ngách ở lưng chừng vách, trên nóc vòm động. Cứ nhóm này chui vào ngách, đi một lát, lại chạm mặt nhóm kia. Nhóm thám hiểm chúng tôi đều cố gắng dánh dấu từng ngách động để tránh đi lạc, tốn công sức, thời gian.
Đống xương này khá đầy đủ các loại, có cả hộp sọ, chỉ có điều hộp sọ đã bị vỡ thành từng mảnh, mỗi mảnh to cỡ lòng bàn tay. Chỉ có vài hộp sọ tìm thấy, nhưng đã vỡ nát.Đống xương này gồm những chiếc xương ống chân rất lớn, và những ống xương chân tương đối nhỏ. Phân biệt rõ nhất là những chiếc xương sườn, có những chiếc to, dài trên 20cm, song lại có những chiếc chỉ dài hơn 10cm. Đống xương này còn khá đầy đủ các loại xương, gồm xương tay, chân, sọ, cột sống, quai xanh, xương hông, xương ngón tay, ngón chân và những chiếc răng.
Xương hông.Thực ra, khu vực Thung Lũng Tình Yêu đã từng có nhiều người xuống. Nếu đi đúng theo con đường tham quan, không vòng vèo ngóc ngách tìm xương, thì không khó khăn lắm để đến địa danh này. Họ để lại những hình vẽ, tên tuổi, ngày xuống động thám hiểm. Càng đi sâu, thấy tên khắc trên vách đá càng ít dần và qua khu vực Thung Lũng Tình Yêu một đoạn, thì mất hẳn. Ở độ sâu này cũng không thấy sự xuất hiện của dơi.
Một vài địa điểm ở sâu thấy vết chữ viết rất cũ, mờ, và nếu đúng như thông tin ghi trên các phiến đá, thì có người xuống hang sâu vào năm 1938. Một số người chinh phục vào các năm 40, 50 của thế kỷ trước cũng để lại dấu tích.Một số chữ Nho dưới hang sâu.Có một vách đá toàn là chữ Nho đã mờ, nhưng nhìn cách trình bày thì giống như một bài thơ. Nét chữ cũng mềm mại, đẹp như chữ thảo. Từ Thung Lũng Tình Yêu, leo trèo chừng vài chục phút, vượt qua một vách đá khá cao, thì lại hiện ra một khu vực có nhiều ngóc ngách. Có ngách lớn, có ngách chỉ lách vừa người. Quan sát nền đất và vách đá, tôi cảm nhận rằng, đã nhiều năm nay, không có người xuống khu vực này, vì không thấy để lại dấu vết gì cả.
Đoàn thám hiểm chúng tôi đang loay hoay không biết tiếp tục đi theo hướng nào, thì Chiến – thành viên của đoàn thám hiểm mang đến cho tôi một… khúc xương. Quả thực, nếu ở hoàn cảnh bình thường, nhìn thấy khúc xương người này, mọi người phải ớn lạnh, rùng mình, thậm chí sợ hãi, bịt mũi, chạy xa. Thế nhưng, ngược lại, ai cũng hào hứng, vui vẻ. Hỏi Chiến tìm thấy khúc xương ở đâu, Chiến bảo ở một khe hẹp, chui rất khó. Chúng tôi thả dây, bám theo chân Chiến. Đó là một vách đá nhỏ xíu, cao chừng 3 mét, nhưng chiều rộng chỉ cỡ 40cm, vừa một người nhỏ lách vào. Chiến dẫn đường lách vào khe đá có chứa nhiều hang cốt.Lần lượt từng người, theo sự dẫn đường của Chiến lách vào ngách nhỏ xíu đó.
Có chỗ, phải nằm rạp xuống bò mới qua được, có chỗ vừa dạng vừa nhún chân để tránh va đầu và lách người nghênh ngang theo kiểu cua càng mới vào được. Sau khi nhìn vào ngách hang, rồi nhìn tôi, mọi người đều lắc đầu, khẳng định tôi không vào được. Tuy nhiên, muốn tận mắt đống xương như lời Chiến tả, tôi cứ liều chui vào vách đá. Lách mình đến giữa vách đá, tôi có cảm giác như ngộp thở. Có đoạn, phải thóp bụng, đẩy mạnh, cơ thể hơn 70kg của tôi mới trượt qua được. Cảm giác này thật sợ hãi. Nếu bị mắc vào vách đá, rơi vào cảnh vào không được, ra không xong, thì không hiểu phải làm thế nào. Vố số xương cốt trong khe đá.
Lần lách từng tí một, rồi tôi cũng vượt qua được vách đá. Phía cuối vách đá sâu ngót 10 mét này có một khoảng trống rộng chừng 2 mét vuông. Khoảng không chỉ có thế, mà nhét đủ 6 người. Đoàn thám hiểm chúng tôi phải đứng ngồi rất cẩn thận mới không dẫm vào xương. Xương cốt trải kín mặt đất, kín khoảng không gian phía cuối của khe hẹp và đủ các loại xương, từ xương sườn, xương ống tay, xương ống chân, xương ngón tay, ngón chân, xương chậu, xương cột sống… Nếu cứ ngồi nhặt từng mẩu xương mà đếm, bới đất mà đếm, từ khúc to đến mẩu nhỏ, có lẽ đếm cả ngày không hết được xương trong vách đá nhỏ xíu này.
Có lẽ, có đến cả ngàn mẩu xương tụ lại trong đó.Tuyệt nhiên không có xương sọ trong khe đá.Qua quan sát các loại xương, tôi nhận thấy có rất nhiều người chết trong hốc đá này. Nhưng điều lạ hơn là không có hộp sọ nào, cho dù các loại xương đều có đủ. Chả lẽ hộp sọ đã bị tiêu hủy? Hay người xưa đã nhặt hộp sọ lên bể xương? Nếu người xưa đã nhặt hộp sọ lên, thì cũng phải nhặt những khúc xương lớn lên chứ? Còn vô vàn những câu hỏi không có lời giải đáp trong cái khe hẹp chứa vô số xương cốt này. Nhưng điều lạ nhất không phải đống xương thiếu những hộp sọ, mà đống xương này không nằm theo hình hài, trật tự.
Xương nằm lẫn lộn, chồng đống lên nhau. Và một câu hỏi khó nhất, đó là, tại sao người xưa lại chui vào cái khe hẹp này, để rồi cùng chết trong đó? Tại sao họ không nằm trên phiến đá, nằm ở một góc động rộng rãi để chết, lại chui tọt vào cái khe ngách bé xíu này, để rồi chết chồng đống trong đó? Đang miên man với câu hỏi đó, thì Hiệp bảo: "Hay là họ chui vào đây thám hiểm như chúng ta, rồi không ra được, rồi thiếu ôxi nên đã chết?".
Hiệp nói xong câu đó, tôi chợt thấy tức ở ngực. Ở độ sâu này, ôxi thiếu, khí độc nhiều, khe hang lại hẹp, không có sự lưu thông của không khí, nên nhiều người ở lâu trong khe hẹp, dẫn đến khó thở cũng là điều dễ hiểu. Sau khi chụp vài tấm ảnh, chúng tôi lần lượt tìm cách thoát ra khỏi khe đá bé xíu chứa đầy hài cốt này. Anh chàng Chiến như kẻ thèm... xương. Ảnh: Bá Hiệp.Khi chúng tôi đã thoát cả ra ngoài, thì anh chàng Chiến cứ lúi húi trong khe đá, vun xương lại thành một đống. Ý định của Chiến là sẽ gom đống xương này vào balô để đưa lên bể xương.
Tuy nhiên, tôi đưa ra ý kiến cứ để các cụ nằm trong hốc đá đó, để các cụ được yên nghỉ ngàn thu. Các cụ trên bể xương còn khổ hơn, bị con cháu đè ra kiếm tiền, lại chịu cảnh ồn ào, ô nhiễm, bị khách tham quan ném tiền, xả rác vào trong bể. Ngoài ra, để xương ở đó, sau này các nhà khoa học vào hang, còn có thứ để nghiên cứu. Sau cuộc thống nhất này, chúng tôi không tiến hành gom xương, không di chuyển vị trí xương cốt, mà chỉ ghi lại hình ảnh.Xương đùi của các cụ thật lớn!Nhóm thám hiểm ví Chiến như kẻ… thèm xương, khi anh chàng tạo đủ các dáng điệu bên đống xương trong hang núi để chúng tôi chụp ảnh.
Rời khe đá rùng rợn với cả đống xương chứa đựng rất nhiều câu hỏi bí ẩn, chúng tôi tiếp tục tìm kiếm đường đi tiếp. Đang lần tay bám vào vách đá để đu người lên, tôi nắm ngay phải một… khúc xương. Nhoi người lên, tôi thấy có 2 khúc xương ống chân nằm chon von trên đỉnh một tảng đá. Lại là một câu chuyện lạ lùng, lại là một dấu hỏi to tướng: Tại sao lại có hai khúc xương chân nằm trên mỏm tảng đá chênh vênh trên vách động. Lần tìm xung quanh tảng đá, tôi phát hiện đủ các loại xương, nằm rải rác ở các khe đá.
Những mẩu xương lớn nhỏ trắng hếu. Ráp những mẩu xương này lại thì có vẻ như là của một người đã chết ở khu vực này.Khúc xương nằm trên mỏm một tảng đá.Đoàn thám hiểm chúng tôi, toàn những người không có chuyên môn khảo cổ, nhân trắc học, cũng liều đưa ra một dự đoán: Phải chẳng, một người nằm chết trên nóc tảng đá này (có thể chết vì ngã, vì đói…). Sau khi da thịt tiêu hết, xương cốt rã ra, rơi lả tả xuống xung quanh tảng đá? Nhưng lại một câu hỏi nữa ám ảnh: Xương sọ của người này đâu? Chúng tôi đã lần từng hốc đá quanh khu vực có bộ xương, song tuyệt nhiên không tìm thấy hộp sọ đâu cả.
Một vài địa điểm ở sâu thấy vết chữ viết rất cũ, mờ, và nếu đúng như thông tin ghi trên các phiến đá, thì có người xuống hang sâu vào năm 1938. Một số người chinh phục vào các năm 40, 50 của thế kỷ trước cũng để lại dấu tích.Một số chữ Nho dưới hang sâu.Có một vách đá toàn là chữ Nho đã mờ, nhưng nhìn cách trình bày thì giống như một bài thơ. Nét chữ cũng mềm mại, đẹp như chữ thảo. Từ Thung Lũng Tình Yêu, leo trèo chừng vài chục phút, vượt qua một vách đá khá cao, thì lại hiện ra một khu vực có nhiều ngóc ngách. Có ngách lớn, có ngách chỉ lách vừa người. Quan sát nền đất và vách đá, tôi cảm nhận rằng, đã nhiều năm nay, không có người xuống khu vực này, vì không thấy để lại dấu vết gì cả.
Đoàn thám hiểm chúng tôi đang loay hoay không biết tiếp tục đi theo hướng nào, thì Chiến – thành viên của đoàn thám hiểm mang đến cho tôi một… khúc xương. Quả thực, nếu ở hoàn cảnh bình thường, nhìn thấy khúc xương người này, mọi người phải ớn lạnh, rùng mình, thậm chí sợ hãi, bịt mũi, chạy xa. Thế nhưng, ngược lại, ai cũng hào hứng, vui vẻ. Hỏi Chiến tìm thấy khúc xương ở đâu, Chiến bảo ở một khe hẹp, chui rất khó. Chúng tôi thả dây, bám theo chân Chiến. Đó là một vách đá nhỏ xíu, cao chừng 3 mét, nhưng chiều rộng chỉ cỡ 40cm, vừa một người nhỏ lách vào. Chiến dẫn đường lách vào khe đá có chứa nhiều hang cốt.Lần lượt từng người, theo sự dẫn đường của Chiến lách vào ngách nhỏ xíu đó.
Có chỗ, phải nằm rạp xuống bò mới qua được, có chỗ vừa dạng vừa nhún chân để tránh va đầu và lách người nghênh ngang theo kiểu cua càng mới vào được. Sau khi nhìn vào ngách hang, rồi nhìn tôi, mọi người đều lắc đầu, khẳng định tôi không vào được. Tuy nhiên, muốn tận mắt đống xương như lời Chiến tả, tôi cứ liều chui vào vách đá. Lách mình đến giữa vách đá, tôi có cảm giác như ngộp thở. Có đoạn, phải thóp bụng, đẩy mạnh, cơ thể hơn 70kg của tôi mới trượt qua được. Cảm giác này thật sợ hãi. Nếu bị mắc vào vách đá, rơi vào cảnh vào không được, ra không xong, thì không hiểu phải làm thế nào. Vố số xương cốt trong khe đá.
Nhiều đoạn phải dùng thang dây mới đi nổi. Ảnh: Đặng Bá Hiệp
Lần lách từng tí một, rồi tôi cũng vượt qua được vách đá. Phía cuối vách đá sâu ngót 10 mét này có một khoảng trống rộng chừng 2 mét vuông. Khoảng không chỉ có thế, mà nhét đủ 6 người. Đoàn thám hiểm chúng tôi phải đứng ngồi rất cẩn thận mới không dẫm vào xương. Xương cốt trải kín mặt đất, kín khoảng không gian phía cuối của khe hẹp và đủ các loại xương, từ xương sườn, xương ống tay, xương ống chân, xương ngón tay, ngón chân, xương chậu, xương cột sống… Nếu cứ ngồi nhặt từng mẩu xương mà đếm, bới đất mà đếm, từ khúc to đến mẩu nhỏ, có lẽ đếm cả ngày không hết được xương trong vách đá nhỏ xíu này.
Có lẽ, có đến cả ngàn mẩu xương tụ lại trong đó.Tuyệt nhiên không có xương sọ trong khe đá.Qua quan sát các loại xương, tôi nhận thấy có rất nhiều người chết trong hốc đá này. Nhưng điều lạ hơn là không có hộp sọ nào, cho dù các loại xương đều có đủ. Chả lẽ hộp sọ đã bị tiêu hủy? Hay người xưa đã nhặt hộp sọ lên bể xương? Nếu người xưa đã nhặt hộp sọ lên, thì cũng phải nhặt những khúc xương lớn lên chứ? Còn vô vàn những câu hỏi không có lời giải đáp trong cái khe hẹp chứa vô số xương cốt này. Nhưng điều lạ nhất không phải đống xương thiếu những hộp sọ, mà đống xương này không nằm theo hình hài, trật tự.
Xương nằm lẫn lộn, chồng đống lên nhau. Và một câu hỏi khó nhất, đó là, tại sao người xưa lại chui vào cái khe hẹp này, để rồi cùng chết trong đó? Tại sao họ không nằm trên phiến đá, nằm ở một góc động rộng rãi để chết, lại chui tọt vào cái khe ngách bé xíu này, để rồi chết chồng đống trong đó? Đang miên man với câu hỏi đó, thì Hiệp bảo: "Hay là họ chui vào đây thám hiểm như chúng ta, rồi không ra được, rồi thiếu ôxi nên đã chết?".
Hiệp nói xong câu đó, tôi chợt thấy tức ở ngực. Ở độ sâu này, ôxi thiếu, khí độc nhiều, khe hang lại hẹp, không có sự lưu thông của không khí, nên nhiều người ở lâu trong khe hẹp, dẫn đến khó thở cũng là điều dễ hiểu. Sau khi chụp vài tấm ảnh, chúng tôi lần lượt tìm cách thoát ra khỏi khe đá bé xíu chứa đầy hài cốt này. Anh chàng Chiến như kẻ thèm... xương. Ảnh: Bá Hiệp.Khi chúng tôi đã thoát cả ra ngoài, thì anh chàng Chiến cứ lúi húi trong khe đá, vun xương lại thành một đống. Ý định của Chiến là sẽ gom đống xương này vào balô để đưa lên bể xương.
Tác giả chui vào một ngách nhỏ để chụp ảnh xương cốt.
Tuy nhiên, tôi đưa ra ý kiến cứ để các cụ nằm trong hốc đá đó, để các cụ được yên nghỉ ngàn thu. Các cụ trên bể xương còn khổ hơn, bị con cháu đè ra kiếm tiền, lại chịu cảnh ồn ào, ô nhiễm, bị khách tham quan ném tiền, xả rác vào trong bể. Ngoài ra, để xương ở đó, sau này các nhà khoa học vào hang, còn có thứ để nghiên cứu. Sau cuộc thống nhất này, chúng tôi không tiến hành gom xương, không di chuyển vị trí xương cốt, mà chỉ ghi lại hình ảnh.Xương đùi của các cụ thật lớn!Nhóm thám hiểm ví Chiến như kẻ… thèm xương, khi anh chàng tạo đủ các dáng điệu bên đống xương trong hang núi để chúng tôi chụp ảnh.
Những mẩu xương lớn nhỏ trắng hếu. Ráp những mẩu xương này lại thì có vẻ như là của một người đã chết ở khu vực này.Khúc xương nằm trên mỏm một tảng đá.Đoàn thám hiểm chúng tôi, toàn những người không có chuyên môn khảo cổ, nhân trắc học, cũng liều đưa ra một dự đoán: Phải chẳng, một người nằm chết trên nóc tảng đá này (có thể chết vì ngã, vì đói…). Sau khi da thịt tiêu hết, xương cốt rã ra, rơi lả tả xuống xung quanh tảng đá? Nhưng lại một câu hỏi nữa ám ảnh: Xương sọ của người này đâu? Chúng tôi đã lần từng hốc đá quanh khu vực có bộ xương, song tuyệt nhiên không tìm thấy hộp sọ đâu cả.
Những ba lô xương mà nhóm của Hiệp gom được. Ảnh: Đặng Bá Hiệp.
Động xương người: Những câu hỏi chưa có lời giải đápTại sao, ở "suối xương" này tuyệt nhiên không có thứ gì ngoài xương người? Và ở những ngách hang khác nữa, cũng chỉ rặt xương người, không có rác rưởi gì cả?
Nhưng tại sao ở nhiều khu vực xương cốt nằm ngay miệng hang sâu hoắm mà lại không bị nước cuốn xuống?Lạc vào thế giới của xương cốt, chúng tôi không còn biết phải mô tả đường lối như thế nào nữa. Khu vực này như một ma trận, với rất nhiều ngóc ngách.
Xương cốt tràn ngập trong lòng núi.
Có ngách đi thẳng, có ngách đi xuống, có ngách dốc ngược lên trời, lại có ngách ở lưng chừng vách, trên nóc vòm động. Cứ nhóm này chui vào ngách, đi một lát, lại chạm mặt nhóm kia. Nhóm thám hiểm chúng tôi đều cố gắng dánh dấu từng ngách động để tránh đi lạc, tốn công sức, thời gian.
g trong cái khe nhỏ xíu này.
Xương hông.Dù có vận động trí nhớ đến chừng nào, cũng không nhớ nổi những chỗ đã đi qua, vì những khe vách đều có màu nhờ nhờ, vàng nhạt giống nhau.
So sánh xương sườn người xưa.Tôi trộm nghĩ, nếu mấy chục năm trước, con người không được trang bị hiện đại, tận răng như chúng tôi, với đèn điện đầy đủ, nếu bị lạc trong khu vực này, không có thiết bị chiếu sáng, thì chết rũ trong hang đá là cái chắc. Và có lẽ, trong động này, cũng có những bộ cốt người là hậu quả của cuộc chinh phục hang bị lạc đường. Trong quá trình tìm kiếm xương cốt, lọt vào một ngách hang, tôi có một phát hiện khá lạ lùng. Đó là, tại một hẻm đá, có vài bộ xương, gồm cả của người lớn lẫn trẻ con.
Một số chữ Nho dưới hang sâu.
Xương hông.Dù có vận động trí nhớ đến chừng nào, cũng không nhớ nổi những chỗ đã đi qua, vì những khe vách đều có màu nhờ nhờ, vàng nhạt giống nhau.
So sánh xương sườn người xưa.Tôi trộm nghĩ, nếu mấy chục năm trước, con người không được trang bị hiện đại, tận răng như chúng tôi, với đèn điện đầy đủ, nếu bị lạc trong khu vực này, không có thiết bị chiếu sáng, thì chết rũ trong hang đá là cái chắc. Và có lẽ, trong động này, cũng có những bộ cốt người là hậu quả của cuộc chinh phục hang bị lạc đường. Trong quá trình tìm kiếm xương cốt, lọt vào một ngách hang, tôi có một phát hiện khá lạ lùng. Đó là, tại một hẻm đá, có vài bộ xương, gồm cả của người lớn lẫn trẻ con.
Một số chữ Nho dưới hang sâu.
Đống xương này khá đầy đủ các loại, có cả hộp sọ, chỉ có điều hộp sọ đã bị vỡ thành từng mảnh, mỗi mảnh to cỡ lòng bàn tay. Chỉ có vài hộp sọ tìm thấy, nhưng đã vỡ nát.Đống xương này gồm những chiếc xương ống chân rất lớn, và những ống xương chân tương đối nhỏ. Phân biệt rõ nhất là những chiếc xương sườn, có những chiếc to, dài trên 20cm, song lại có những chiếc chỉ dài hơn 10cm. Đống xương này còn khá đầy đủ các loại xương, gồm xương tay, chân, sọ, cột sống, quai xanh, xương hông, xương ngón tay, ngón chân và những chiếc răng.
Chiến dẫn đường lách vào khe đá có chứa nhiều hang cốt.
Với đống xương này, lại có một giả thuyết đặt ra: Phải chăng, đã có một gia đình tử nạn khi chui vào hang động này? Tại sao ông bố, bà mẹ nào đó lại dẫn con vào sâu thế, để rồi tử nạn ở đây? Phải chăng một gia đình, gồm cả người lớn và trẻ con đã chui vào hang để chinh phục, để rồi bỏ mạng trong lòng hang lạnh lẽo này?Xương sườn người lớn và trẻ con được tìm thấy cạnh nhau.Một số mẩu xương được tôi nhặt lên từ đống xương có cả trẻ con lẫn người lớn. Sau khi chụp hình, so sánh, những mẩu xương này được trả về vị trí cũ.
"Hãi hùng đống xương trong khe đá" src="http://www.xaluan.com/images/news/Image/2011/04/24/DSC03427.jpg" style="border-width: 0px; line-height: 1.2em; outline-style: none; width: 589px; height: 586px;" border="0" />
Tiếp tục đi sâu, đến cuối một ngách, tôi bắt gặp một dãy xương nằm rải rác trong một khe đá dốc. Nhìn cảnh xương cốt rải đều như thế này, rõ ràng xương đã bị nước cuốn vào. Liệu đây có phải là "suối xương" như lời kể của người dân Sài Sơn?
Nhưng "suối xương" mà người dân Sài Sơn kể có nước chảy, cát trắng, có cá lạ đầu to mình nhỏ, cả những mảnh thuyền vỡ… Khu vực này không có nước, không có mảnh thuyền nào, mà chỉ có mỗi xương rải dọc như một con suối. Ngoài ra, "suối xương" này cũng chỉ rải trên một đoạn dài vài mét mà thôi. Chúng tôi lách chân khỏi những mẩu xương nằm rải rác như "suối xương" để đi tiếp vào sâu. Tuy nhiên, chỉ đi được độ 20 mét thì hết đường. Nhìn những mảnh xương rải như kiểu bị nước cuốn, song hang lại hết đường, lại kịch, vậy nước thoát đi đâu? Chẳng lẽ nước cuốn xương đến đây, rồi nước ngấm dần xuống lòng đất?Cả một đoạn dài vài mét xương rải như "suối xương".
Tuyệt nhiên không có xương sọ trong khe đá.
Nhìn "suối xương" này có cảm giác như bị nước cuốn tạo nên.Giả thiết nước cuốn xương từ nơi khác đến cũng hợp lý, song lại nảy sinh vô vàn câu hỏi không có lời giải đáp. Chẳng hạn: Nếu nước cuốn mọi thứ xuống đây vào mùa mưa lũ, thì phải có cả rác rưởi, chai lọ, cành cây, hoặc những thứ nặng tương đương những khúc xương. Vậy tại sao, ở "suối xương" này tuyệt nhiên không có thứ gì ngoài xương người? Và ở những ngách hang khác nữa, cũng chỉ rặt xương người, không có rác rưởi gì cả?
Tuyệt nhiên không có xương sọ trong khe đá.
Xương đùi của các cụ thật lớn!
Khúc xương nằm trên mỏm một tảng đá.
Chẳng lẽ họ mang vào để hứng nước? Hay thời xưa, tại khu vực chùa Thầy có tục táng chum, nghĩa là tử thi được nhét vào chum, rồi được khiêng vào hang này bỏ. Sau này, giới săn cổ vật đã đập chum tìm của, làm xương vãi tung tóe ra ngoài?
Tuy nhiên, ngoài Bắc, từ đầu công nguyên đến nay không có hình thức mộ táng này. Hơn nữa, qua quan sát, tôi thấy rằng, những chiếc chum bị đập vỡ trong hang động tương đối nhỏ, chỉ có thể đựng vừa một bộ xương, chứ không thể nhét vừa xác người.
Chỉ có vài hộp sọ tìm thấy, nhưng đã vỡ nát.
Xương sườn người lớn và trẻ con được tìm thấy cạnh nhau.
Một số mẩu xương được tôi nhặt lên từ đống xương có cả trẻ con lẫn người lớn. Sau khi chụp hình, so sánh, những mẩu xương này được trả về vị trí cũ.
Một số mẩu xương được tôi nhặt lên từ đống xương có cả trẻ con lẫn người lớn. Sau khi chụp hình, so sánh, những mẩu xương này được trả về vị trí cũ.
Nhưng giả thuyết này cũng bị bác bỏ nhanh chóng, vì từ thập kỷ thứ 3, thế kỷ 20, người dân Sài Sơn và nhà chùa đã mở động, tiến hành thu gom xương cốt cho vào bể. Sự việc này vẫn còn ghi rõ trên bia đá tại hang Cắc Cớ và lưu giữ trong chùa. Như vậy, những bộ xương trong hang phải có trước thập kỷ 30 của thế kỷ trước, chứ không phải của nạn nhân trận đói lịch sử. Giả thuyết tục táng treo trên núi như một số "hang ma" ở Sơn La, Thanh Hóa cũng bị các nhà khoa học bác bỏ. Nếu có tục táng này, thì những chiếc quan tài gỗ sẽ còn dấu vết.
Cả một đoạn dài vài mét xương rải như "suối xương". Nhìn "suối xương" này có cảm giác như bị nước cuốn tạo nên.
Vô số mảnh chum như thế này được tìm thấy trong động.< Tôi đã hỏi rất nhiều người quản lý chùa, chính quyền địa phương, song thông tin duy nhất mà họ cung cấp, cũng chỉ là truyền thuyết về nghĩa quân Lữ Gia chống Hán, bị nhốt và chết trong hang, như trong truyền thuyết lưu truyền dân gian. Ngoài ra, không nhận được thêm bất cứ thông tin gì khác. Nhưng bộ xương nằm đó cả trăm năm nay, vẫn bị bí ẩn bao trùm, như màn đêm bao phủ tuyệt đối của hang động. Những câu hỏi của cũng lạc vào bóng đêm vĩnh cửu của Thần Quang Động.
Xương cột sống.
Vô số mảnh chum như thế này được tìm thấy trong động.< Tôi đã hỏi rất nhiều người quản lý chùa, chính quyền địa phương, song thông tin duy nhất mà họ cung cấp, cũng chỉ là truyền thuyết về nghĩa quân Lữ Gia chống Hán, bị nhốt và chết trong hang, như trong truyền thuyết lưu truyền dân gian. Ngoài ra, không nhận được thêm bất cứ thông tin gì khác. Nhưng bộ xương nằm đó cả trăm năm nay, vẫn bị bí ẩn bao trùm, như màn đêm bao phủ tuyệt đối của hang động. Những câu hỏi của cũng lạc vào bóng đêm vĩnh cửu của Thần Quang Động.
Xương cột sống.
Tìm xương trong ngách hang.TS. Nguyễn Lân Cường không tin hài cốt trong lòng núi Sài Sơn là của nghĩa quân Lữ Gia." src="http://www.xaluan.com/images/news/Image/2011/04/27/1303893213.img.jpg" style="border-width: 0px; line-height: 1.2em; outline-style: none; width: 559px; height: 387px;" border="0" />< TS. Nguyễn Lân Cường: Không tin kho xương đã 2.100 tuổiHiện Thần Quang Động vẫn chưa được chính quyền quan tâm đúng mức, chưa được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu. Người dân cả nước vẫn mong chờ những lời giải đáp rõ ràng về hàng ngàn bộ xương của những người chết thảm trong lòng núi.
|
TS. Nguyễn Lân Cường không tin hài cốt trong lòng núi Sài Sơn là của nghĩa quân Lữ Gia.Nhà khoa học duy nhất để tâm đến những bộ xương trong lòng núi Sài Sơn là PGS.TS Nguyễn Lân Cường. Ông Cường bảo rằng, ông đã từng có thời gian tìm hiểu về bể xương trong hang Cắc Cớ cách nay chừng 20 năm và ông thu được 2 luồng ý kiến của người dân quanh vùng. Phần lớn ý kiến cho rằng, xương cốt của nghĩa quân Lữ Gia, song cũng có một số ý kiến cho rằng đó là xương của quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc.
Thời kỳ đó, TS. Nguyễn Lân Cường cũng có ý nguyện muốn khai quật, nghiên cứu những bộ xương này, song nhà chùa không ủng hộ, nên ông không tiếp tục tìm hiểu. Người dân kể với ông Cường rằng, xưa kia, quân Lưu Vĩnh Phúc trốn vào hang cố thủ, đã bị người Pháp hun khói đến chết. Giả thuyết người chết vì bị hun khói cũng hợp lý, vì trong quá trình thám hiểm hang động, chúng tôi thấy nhiều khu vực ám muội than đen sì.
Sau một ngày chui hang, hai lỗ mũi tôi như hai ống khói, chả khác nào xuống hầm than ở Quảng Ninh. Qua hai thông tin do người dân cung cấp, nếu chỉ có hai giả thuyết này, ông Cường nghiêng về giả thuyết những bộ hài cốt trong hang là của quân Lưu Vĩnh Phúc, chứ không thể là của quân Lữ Gia, vì trải qua hơn 2000 năm, xương cốt đã tan thành đất từ lâu rồi.
Tất cả những ngôi mộ thời Hán ở nước ta mà ông Cường khai quật, đều không còn xương cốt, vì đã bị tiêu cả, thì không có lý do gì mà hàng ngàn bộ hài cốt ở khắp các ngóc ngách ẩm thấp trong hang núi Sài Sơn vẫn còn tồn tại đến ngày nay.Tìm xương trong ngách hang.
GS. Nguyễn Lân Cường cho rằng, sở dĩ nhà chùa nắm không vững lịch sử, là vì từ hơn 100 năm nay, nhà chùa đã thay không biết bao nhiêu trụ trì, nên chuyện không còn nắm rõ thông tin cũng là bình thường. Sở dĩ ông Cường không tiếp tục nghiên cứu những bộ xương trong động là vì không có dự án của Nhà nước, không có tài trợ để ông nghiên cứu. Việc xác định những bộ xương cốt trong động thuộc thời kỳ nào là quá dễ dàng với phương tiện khoa học kỹ thuật trong nước, chỉ cần dùng phương pháp phóng xạ C14 là xác định được ngay. Chỉ cần dùng phương pháp C14 là biết rõ xương cốt bao nhiêu tuổi. Ảnh: Đặng Bá Hiệp.
Ông Cường cũng tuyên bố rằng, dù ông rất bận, song nếu cơ quan, tổ chức hoặc mạnh thường quân nào tài trợ, ông sẵn sàng vào hang nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến những bộ xương trong lòng núi Sài Sơn. Trong quá trình thám hiểm xương cốt dưới động, nhóm thám hiểm chúng tôi đã chú ý rất kỹ, song không tìm được dấu vết của vũ khí, dù đã han gỉ. Với hàng ngàn quân trong lòng núi, việc mang theo nhiều vũ khí là điều rõ ràng. Nhưng việc không tìm ra dấu vết vũ khí, khiến chúng tôi không khỏi nghi ngờ đây không phải là quân Lưu Vĩnh Phúc. Ngoài ra, nếu là quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, mới bị hun chết trong động hơn 100 năm nay, thì người dân, đặc biệt là các cụ già quanh vùng phải nắm rõ chứ.
Nhưng có một thực tế, người dân quanh vùng nhất nhất khẳng định xương cốt trong hang là của nghĩa quân Lữ Gia, mặc dù họ chả biết ông Lữ Gia là ông nào, làm quan triều nào. Có lẽ, cả nhà chùa, người dân tin xương cốt trong động là của nghĩa quân Lữ Gia vì đôi câu thơ khắc trên bia đá lập cách nay hơn 70 năm: "Lữ Gia chống Hán lưu sử sách/ Bể hận ngàn xương mãi mãi ghi".Vì những dòng chữ trên bia đá này khẳng định xương cốt trong núi của nghĩa quân Lữ Gia, nên người dân Sài Sơn và nhà chùa tin rằng, xương cốt trong động đã 2.100 năm tuổi.Quá trình tìm kiếm xương cốt trong động, nhóm thám hiểm chúng tôi thu thập được một số đồ vật gồm tiền cổ, mảnh gốm tráng men xanh và men đỏ rất đẹp (mục đích là nhờ các nhà khoa học nghiên cứu, chứ không phải đem về sở hữu).
Hiện, những mảnh gốm chưa xác định được niên đại, song PGS. TS Nguyễn Lân Cường đã đọc được thông tin trên một số đồng tiền do chúng tôi chuyển cho ông. Những đồng tiền có nhiều niên đại khác nhau, gồm: Tiền Minh Mạng thông bảo, niên đại 1820-1840, triều vua Nguyễn Phúc Đảm, niên hiệu Minh Mạng; Tiền Đại Quan thông bảo, niên đại 1100-1125, triều vua Bắc Tống Huy Tông (Triệu Cát), niên hiệu Tuyên Hòa (1107 - 1110); Tiền Nguyên Hựu thông bảo, Niên đại 1058 – 1100, Triều vua Bắc Tống Triết Tông (Triệu Húc), Niên hiệu: Nguyên Hựu (1068-1094). Những đồng tiền đoàn thám hiểm "mượn tạm" trong động để các nhà khoa học nghiên cứu.Ông Cường mới đọc được 3 đồng trong số những đồng tiền tôi gửi cho. Những đồng còn lại đã han gỉ, quá mờ, không rõ chữ, nên chưa đọc được.
Qua những đồng tiền chúng tôi tìm được dưới hang, có thể đặt ra giả thiết rằng, từ cách đây gần 1000 năm, đã có người tìm xuống hang Cắc Cớ này và có thể bỏ xác tại đây! Khu vực mà đoàn thám hiểm chúng tôi gặp xương cốt có rất nhiều ngóc ngách. Tuy nhiên, suốt mấy giờ đồng hồ lần tìm, các ngóc ngách đều thông nhau như ma trận, hoặc là đường cụt, nên không tìm được đường đi tiếp.Một số mảnh gốm có màu men rất đẹp.Theo một số người từng săn cổ vật trong hang, thì tại khu vực Thung Lũng Tình Yêu, có một hố nhỏ sâu hoắm. Khi thả hòn đá xuống hố, một lát sau mới nghe thấy tiếng đá rơi dội lên. Thả thang dây rất dài xuống hố nhỏ này, sẽ tới một vòm hang cực rộng, là "tầng địa ngục" tiếp theo. Cứ thế, khi tìm được đường đến "tầng địa ngục" thứ 9, thì sẽ đến được "suối xương". "Suối xương" là một địa danh vô cùng ly kỳ, hấp dẫn, mà bất kỳ người dân nào ở Sài Sơn cũng kể, song chưa có ai xuống đến đó.
Những người xuống được "suối xương" đều đã chết cả rồi. Người xuống "suối xương" nhiều nhất là ông Thứ và ông Như, là hai bố con. Hai bố con ông Thứ được dân Sài Sơn mệnh danh là sâu hang, vì rất giỏi đi hang động. Cụ Thứ đã từng đi suốt một tuần mới hết được ngóc ngách hang động trong núi Sài Sơn và đã đến được "suối xương", mang về cho người dân Sài Sơn vô số câu chuyện rùng rợn. Dưới con suối trong lòng núi đó, có vô số xương cốt và những loài cá kỳ dị, giống cá trê, nhưng đầu to bằng nắm tay, mà thân chỉ bằng ngón chân cái. Cuộc tìm kiếm đường xuống "suối xương" đã diễn ra nhiều lần, song chưa thành công.Người cuối cùng ở Sài Sơn đến được "suối xương" là ông Thịnh, nhà ở xóm Chợ. Theo người dân, ông Thịnh đã xuống được "suối xương" nhờ sự chỉ đường của cụ Thứ. Ông Thịnh mang lên từ "suối xương" vô số đồ cổ.
Tuy nhiên, sau lần xuống "suối xương", ông không đi lại nữa. Sau này ông mắc trọng bệnh, rồi mất cách đây mấy năm khi mới ngoài 50 tuổi. Việc rất nhiều người từng xuống hang sâu, đặc biệt là "suối xương" huyền thoại, sau đó mắc bệnh rồi chết, cứ lưu truyền trong những câu chuyện truyền miệng, khiến "suối xương" càng trở nên bí ẩn và không ai dám tìm xuống nữa.
Đó cũng là lý do đoàn thám hiểm chúng tôi đã qua lại chùa Thầy nhiều lần, song không thuê được người dẫn đường. Có lẽ, "suối xương" sẽ mãi mãi chìm vào bí ẩn, sẽ lạc vào huyền thoại, nếu không được khám phá. Đoàn thám hiểm chúng tôi đã tìm kiếm rất lâu ở khu vực Thung Lũng Tình Yêu, thậm chí trèo lên cả nóc động để tìm ngóc ngách, song không thể tìm thấy cái lỗ dốc đứng này. Nếu tìm được, chúng tôi sẵn sàng ròng dây để leo xuống. Theo lời Hiệp, nhóm của cậu cũng đã bỏ nhiều công sức, song cái ngách nhỏ xíu dẫn đến những bí ẩn to lớn hơn nữa của Thần Quang Động vẫn chưa lộ diện.
Phải chăng, vì nó quá nguy hiểm, nên ai đó đã lấp miệng hang? Trong quá trình thám hiểm, chúng tôi cũng từng gặp một miệng hang bị lấp lại bởi những hòn đá lớn. Tuy nhiên, khi vần những tảng đá này ra, chui xuống một đoạn, mới phát hiện đó là hang cụt. Đoàn thám hiểm chúng tôi rời Thần Quang Động khi bóng chiều đã nhập nhoạng, bỏ lại những bộ xương với những truyền thuyết bao phủ. Còn vô vàn câu hỏi chưa có lời giải đáp liên quan đến hang động bí ẩn chứa đầy xương cốt này. Hiện Thần Quang Động vẫn chưa được chính quyền quan tâm đúng mức, chưa được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu. Người dân cả nước vẫn mong chờ những lời giải đáp rõ ràng về hàng ngàn bộ xương của những người chết thảm trong lòng núi» Bí ẩn những quan tài cổ và xương cốt trên đỉnh Pha Quen
Ly kỳ mộ "công chúa" Mai Hoa chết tuổi 20 ở Hà Nội
» Người đàn bà và những đứa con sống nhờ… “mộ biệt thự”
» Ứng xử thế nào với những kỳ quan mộ cổ khổng lồ?
» Đi tìm nguồn gốc những ngôi mộ khổng lồ ở Hải Dương
» Phát hiện khu mộ cổ khổng lồ đang bị phá ở Hải Dương
» Ngôi mộ ở Hưng Yên có phải của Lý Thường Kiệt?
Thời kỳ đó, TS. Nguyễn Lân Cường cũng có ý nguyện muốn khai quật, nghiên cứu những bộ xương này, song nhà chùa không ủng hộ, nên ông không tiếp tục tìm hiểu. Người dân kể với ông Cường rằng, xưa kia, quân Lưu Vĩnh Phúc trốn vào hang cố thủ, đã bị người Pháp hun khói đến chết. Giả thuyết người chết vì bị hun khói cũng hợp lý, vì trong quá trình thám hiểm hang động, chúng tôi thấy nhiều khu vực ám muội than đen sì.
Vì những dòng chữ trên bia đá này khẳng định xương cốt trong núi của nghĩa quân Lữ Gia, nên người dân Sài Sơn và nhà chùa tin rằng, xương cốt trong động đã 2.100 năm tuổi. |
Sau một ngày chui hang, hai lỗ mũi tôi như hai ống khói, chả khác nào xuống hầm than ở Quảng Ninh. Qua hai thông tin do người dân cung cấp, nếu chỉ có hai giả thuyết này, ông Cường nghiêng về giả thuyết những bộ hài cốt trong hang là của quân Lưu Vĩnh Phúc, chứ không thể là của quân Lữ Gia, vì trải qua hơn 2000 năm, xương cốt đã tan thành đất từ lâu rồi.
Những đồng tiền đoàn thám hiểm "mượn tạm" trong động để các nhà khoa học nghiên cứu
Tất cả những ngôi mộ thời Hán ở nước ta mà ông Cường khai quật, đều không còn xương cốt, vì đã bị tiêu cả, thì không có lý do gì mà hàng ngàn bộ hài cốt ở khắp các ngóc ngách ẩm thấp trong hang núi Sài Sơn vẫn còn tồn tại đến ngày nay.Tìm xương trong ngách hang.
Một số mảnh gốm có màu men rất đẹp.
Ngoài ra, theo ông Cường, từ hàng ngàn năm nay, có thể không ít người dân quanh vùng, khách tham quan, cũng bị lạc và chết dưới hang động này. Tôi thắc mắc rằng, nếu là quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc (cuối thế kỷ 19), chết trong hang, thì nhà chùa phải nắm rõ chứ?
| ||
Ông Cường cũng tuyên bố rằng, dù ông rất bận, song nếu cơ quan, tổ chức hoặc mạnh thường quân nào tài trợ, ông sẵn sàng vào hang nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến những bộ xương trong lòng núi Sài Sơn. Trong quá trình thám hiểm xương cốt dưới động, nhóm thám hiểm chúng tôi đã chú ý rất kỹ, song không tìm được dấu vết của vũ khí, dù đã han gỉ. Với hàng ngàn quân trong lòng núi, việc mang theo nhiều vũ khí là điều rõ ràng. Nhưng việc không tìm ra dấu vết vũ khí, khiến chúng tôi không khỏi nghi ngờ đây không phải là quân Lưu Vĩnh Phúc. Ngoài ra, nếu là quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, mới bị hun chết trong động hơn 100 năm nay, thì người dân, đặc biệt là các cụ già quanh vùng phải nắm rõ chứ.
Nhưng có một thực tế, người dân quanh vùng nhất nhất khẳng định xương cốt trong hang là của nghĩa quân Lữ Gia, mặc dù họ chả biết ông Lữ Gia là ông nào, làm quan triều nào. Có lẽ, cả nhà chùa, người dân tin xương cốt trong động là của nghĩa quân Lữ Gia vì đôi câu thơ khắc trên bia đá lập cách nay hơn 70 năm: "Lữ Gia chống Hán lưu sử sách/ Bể hận ngàn xương mãi mãi ghi".Vì những dòng chữ trên bia đá này khẳng định xương cốt trong núi của nghĩa quân Lữ Gia, nên người dân Sài Sơn và nhà chùa tin rằng, xương cốt trong động đã 2.100 năm tuổi.Quá trình tìm kiếm xương cốt trong động, nhóm thám hiểm chúng tôi thu thập được một số đồ vật gồm tiền cổ, mảnh gốm tráng men xanh và men đỏ rất đẹp (mục đích là nhờ các nhà khoa học nghiên cứu, chứ không phải đem về sở hữu).
Hiện, những mảnh gốm chưa xác định được niên đại, song PGS. TS Nguyễn Lân Cường đã đọc được thông tin trên một số đồng tiền do chúng tôi chuyển cho ông. Những đồng tiền có nhiều niên đại khác nhau, gồm: Tiền Minh Mạng thông bảo, niên đại 1820-1840, triều vua Nguyễn Phúc Đảm, niên hiệu Minh Mạng; Tiền Đại Quan thông bảo, niên đại 1100-1125, triều vua Bắc Tống Huy Tông (Triệu Cát), niên hiệu Tuyên Hòa (1107 - 1110); Tiền Nguyên Hựu thông bảo, Niên đại 1058 – 1100, Triều vua Bắc Tống Triết Tông (Triệu Húc), Niên hiệu: Nguyên Hựu (1068-1094). Những đồng tiền đoàn thám hiểm "mượn tạm" trong động để các nhà khoa học nghiên cứu.Ông Cường mới đọc được 3 đồng trong số những đồng tiền tôi gửi cho. Những đồng còn lại đã han gỉ, quá mờ, không rõ chữ, nên chưa đọc được.
Qua những đồng tiền chúng tôi tìm được dưới hang, có thể đặt ra giả thiết rằng, từ cách đây gần 1000 năm, đã có người tìm xuống hang Cắc Cớ này và có thể bỏ xác tại đây! Khu vực mà đoàn thám hiểm chúng tôi gặp xương cốt có rất nhiều ngóc ngách. Tuy nhiên, suốt mấy giờ đồng hồ lần tìm, các ngóc ngách đều thông nhau như ma trận, hoặc là đường cụt, nên không tìm được đường đi tiếp.Một số mảnh gốm có màu men rất đẹp.Theo một số người từng săn cổ vật trong hang, thì tại khu vực Thung Lũng Tình Yêu, có một hố nhỏ sâu hoắm. Khi thả hòn đá xuống hố, một lát sau mới nghe thấy tiếng đá rơi dội lên. Thả thang dây rất dài xuống hố nhỏ này, sẽ tới một vòm hang cực rộng, là "tầng địa ngục" tiếp theo. Cứ thế, khi tìm được đường đến "tầng địa ngục" thứ 9, thì sẽ đến được "suối xương". "Suối xương" là một địa danh vô cùng ly kỳ, hấp dẫn, mà bất kỳ người dân nào ở Sài Sơn cũng kể, song chưa có ai xuống đến đó.
Những người xuống được "suối xương" đều đã chết cả rồi. Người xuống "suối xương" nhiều nhất là ông Thứ và ông Như, là hai bố con. Hai bố con ông Thứ được dân Sài Sơn mệnh danh là sâu hang, vì rất giỏi đi hang động. Cụ Thứ đã từng đi suốt một tuần mới hết được ngóc ngách hang động trong núi Sài Sơn và đã đến được "suối xương", mang về cho người dân Sài Sơn vô số câu chuyện rùng rợn. Dưới con suối trong lòng núi đó, có vô số xương cốt và những loài cá kỳ dị, giống cá trê, nhưng đầu to bằng nắm tay, mà thân chỉ bằng ngón chân cái. Cuộc tìm kiếm đường xuống "suối xương" đã diễn ra nhiều lần, song chưa thành công.Người cuối cùng ở Sài Sơn đến được "suối xương" là ông Thịnh, nhà ở xóm Chợ. Theo người dân, ông Thịnh đã xuống được "suối xương" nhờ sự chỉ đường của cụ Thứ. Ông Thịnh mang lên từ "suối xương" vô số đồ cổ.
Tuy nhiên, sau lần xuống "suối xương", ông không đi lại nữa. Sau này ông mắc trọng bệnh, rồi mất cách đây mấy năm khi mới ngoài 50 tuổi. Việc rất nhiều người từng xuống hang sâu, đặc biệt là "suối xương" huyền thoại, sau đó mắc bệnh rồi chết, cứ lưu truyền trong những câu chuyện truyền miệng, khiến "suối xương" càng trở nên bí ẩn và không ai dám tìm xuống nữa.
Đó cũng là lý do đoàn thám hiểm chúng tôi đã qua lại chùa Thầy nhiều lần, song không thuê được người dẫn đường. Có lẽ, "suối xương" sẽ mãi mãi chìm vào bí ẩn, sẽ lạc vào huyền thoại, nếu không được khám phá. Đoàn thám hiểm chúng tôi đã tìm kiếm rất lâu ở khu vực Thung Lũng Tình Yêu, thậm chí trèo lên cả nóc động để tìm ngóc ngách, song không thể tìm thấy cái lỗ dốc đứng này. Nếu tìm được, chúng tôi sẵn sàng ròng dây để leo xuống. Theo lời Hiệp, nhóm của cậu cũng đã bỏ nhiều công sức, song cái ngách nhỏ xíu dẫn đến những bí ẩn to lớn hơn nữa của Thần Quang Động vẫn chưa lộ diện.
Phải chăng, vì nó quá nguy hiểm, nên ai đó đã lấp miệng hang? Trong quá trình thám hiểm, chúng tôi cũng từng gặp một miệng hang bị lấp lại bởi những hòn đá lớn. Tuy nhiên, khi vần những tảng đá này ra, chui xuống một đoạn, mới phát hiện đó là hang cụt. Đoàn thám hiểm chúng tôi rời Thần Quang Động khi bóng chiều đã nhập nhoạng, bỏ lại những bộ xương với những truyền thuyết bao phủ. Còn vô vàn câu hỏi chưa có lời giải đáp liên quan đến hang động bí ẩn chứa đầy xương cốt này. Hiện Thần Quang Động vẫn chưa được chính quyền quan tâm đúng mức, chưa được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu. Người dân cả nước vẫn mong chờ những lời giải đáp rõ ràng về hàng ngàn bộ xương của những người chết thảm trong lòng núi» Bí ẩn những quan tài cổ và xương cốt trên đỉnh Pha Quen
Ly kỳ mộ "công chúa" Mai Hoa chết tuổi 20 ở Hà Nội
» Người đàn bà và những đứa con sống nhờ… “mộ biệt thự”
» Ứng xử thế nào với những kỳ quan mộ cổ khổng lồ?
» Đi tìm nguồn gốc những ngôi mộ khổng lồ ở Hải Dương
» Phát hiện khu mộ cổ khổng lồ đang bị phá ở Hải Dương
» Ngôi mộ ở Hưng Yên có phải của Lý Thường Kiệt?
No comments:
Post a Comment