Nhà thơ Nguyễn Khôi với tập thơ "Chiều phố Vọng"
Trăng có đoàn viên
28.10.2011 11:00
28.10.2011 11:00
(NHN) Nhà thơ Nguyễn Khôi xuất hiện trên văn đàn khoảng hai mươi năm qua. Thời gian dài, anh làm việc ở Ban Dân tộc nên có điều kiện sống và am hiểu phong tục xã hội miền núi. Thơ anh đậm chất trữ tình, tự sự.
Chàng trai Đình Bảng với phẩm chất kinh lịch, trí tuệ đã dành cho quê hương các tác phẩm văn xuôi viết về triều Lý, về vùng Kinh Bắc, về văn hoá và phong tục một thời, mà thời ấy cả những nghìn năm. Những tác phẩm ấy còn làm nên một Nguyễn Khôi- Nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian.
Nhưng trong thơ, cái phông văn hoá dân gian chỉ hiện thoáng qua trong những ưu tư hình ảnh. Thơ Nguyễn Khôi là thơ của chiêm nghiệm trí tuệ. Cảm xúc của anh dù bị cuốn đi theo sự việc vẫn không sa đà mà đọng vào những câu thơ rất đắt. Đi xa mà viết về Hà Nội thế này thì phải sống thật đến thế nào mới đọng lại được như vậy:
"Xếp cả những đêm dài đi gánh nước/ Mà thấy lòng thư thái lệ trào rơi"
Viết được một câu ”lòng thư thái lệ trào rơi” là thương nhớ Hà Nội như thương nhớ người thân yêu ruột thịt. Chả thế mà dù đã “viết một trăm câu thơ/Chưa viết được một câu thơ về Hà Nội” - (Về Hà Nội) anh vẫn thấy “đường rộng đâu nào đã thênh thang?” dù “làm dân thành phố đã dần quen”.
Thơ ngoài tiếng lòng dù là mình hay người ta, có cảnh có tình vẫn phải có tư duy. Thơ Nguyễn Khôi viết về Hà Nội, về các vùng quê, về doanh nhân… đều đặt ta vào một trạng hướng phải nhận chân giá trị thực của hoàn cảnh xã hội quanh ta. Đọc những bài: Hà Nội rét đại hàn; Nhớ Nam Định; Bão giá; Ra phố cổ Mã Mây xơi cơm hiệu; Mồng Một Tết chơi bãi sông Hồng; Nhớ nhà văn Nguyễn Tuân… thấy trong thơ Nguyễn Khôi nhận thức trực diện và định hình thái độ hướng thiện trừ ác ghét giả dối, nhất là trò lộng giả thành chân.
Anh cũng biết thân mình biết phận mình mà ngậm ngùi: ”có cái gì thầm muốn/ có cái gì thầm qua” - ( Ngày em năm mươi tuổi) để hiểu “biết dừng ở chỗ nên dừng” dù có lúc đã “lại định vịn câu thơ mà rãy rụa”. Tôi xin trích nguyên bài Nhớ Lỗ Tấn: "Qua làng chẳng thấy A Q/ Nhà cao cửa rộng liền kề tương than/ Rượu quê một chén Thiệu Hưng/ Ai say thời cuộc mà không Chí Phèo."
Nhưng trong thơ, cái phông văn hoá dân gian chỉ hiện thoáng qua trong những ưu tư hình ảnh. Thơ Nguyễn Khôi là thơ của chiêm nghiệm trí tuệ. Cảm xúc của anh dù bị cuốn đi theo sự việc vẫn không sa đà mà đọng vào những câu thơ rất đắt. Đi xa mà viết về Hà Nội thế này thì phải sống thật đến thế nào mới đọng lại được như vậy:
"Xếp cả những đêm dài đi gánh nước/ Mà thấy lòng thư thái lệ trào rơi"
Viết được một câu ”lòng thư thái lệ trào rơi” là thương nhớ Hà Nội như thương nhớ người thân yêu ruột thịt. Chả thế mà dù đã “viết một trăm câu thơ/Chưa viết được một câu thơ về Hà Nội” - (Về Hà Nội) anh vẫn thấy “đường rộng đâu nào đã thênh thang?” dù “làm dân thành phố đã dần quen”.
Thơ ngoài tiếng lòng dù là mình hay người ta, có cảnh có tình vẫn phải có tư duy. Thơ Nguyễn Khôi viết về Hà Nội, về các vùng quê, về doanh nhân… đều đặt ta vào một trạng hướng phải nhận chân giá trị thực của hoàn cảnh xã hội quanh ta. Đọc những bài: Hà Nội rét đại hàn; Nhớ Nam Định; Bão giá; Ra phố cổ Mã Mây xơi cơm hiệu; Mồng Một Tết chơi bãi sông Hồng; Nhớ nhà văn Nguyễn Tuân… thấy trong thơ Nguyễn Khôi nhận thức trực diện và định hình thái độ hướng thiện trừ ác ghét giả dối, nhất là trò lộng giả thành chân.
Anh cũng biết thân mình biết phận mình mà ngậm ngùi: ”có cái gì thầm muốn/ có cái gì thầm qua” - ( Ngày em năm mươi tuổi) để hiểu “biết dừng ở chỗ nên dừng” dù có lúc đã “lại định vịn câu thơ mà rãy rụa”. Tôi xin trích nguyên bài Nhớ Lỗ Tấn: "Qua làng chẳng thấy A Q/ Nhà cao cửa rộng liền kề tương than/ Rượu quê một chén Thiệu Hưng/ Ai say thời cuộc mà không Chí Phèo."
Chí Phèo - A Q là con người của hoàn cảnh của một thời kỳ biến động lịch sử cũ mới giữa Cách mạng dân chủ và phong kiến thuộc địa. Tưởng như thời ấy những con người ấy giờ đã có thể xếp vào thư viện, ai ngờ hôm nay họ vẫn cần cho một cái gì không định hình được nhưng lại làm rõ nhân cách của trách nhiệm làm người tử tế.
Lúc này cũng chỉ điên khùng vậy thôi. Nhưng là cái điên khùng đầy nỗi đau tỉnh táo! Nguyễn Khôi quá tài tình khi chỉ một câu thơ mà nói được tâm trạng và thực trạng của cả một giai đoạn. Ta lại bắt gặp ở bây giờ một thời thi cảm Hàn Mặc Tử: “Cái đêm hè ấy ai ra tắm/ Để cả bầu trời phải tắt trăng” – (Ao làng) hay “ Quả còn lửa bay ngang trời phố nhỏ/ Trái tim hồng thiếu nữ đón xuân sang” – (Bản Chiềng Ly). Miền biên cương kỷ niệm ấy bây giờ là chuyện “nhạy cảm” cứ day dứt khôn nguôi. Nguyễn Khôi rất thật với câu thơ “Cãi lý với người H’mông phải mệt/ Một ông đồ Nghệ hóa thành hai” – (Người H’mông).
Hồi học ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội hơn 30 năm trước, chúng tôi truyền nhau giai thoại đúc kết của thầy Nguyễn Tài Cẩn về tính cách dân Nghệ: “Ngoan cường đến ngoan cố/ Dũng cảm đến đơn độc” nhưng mà đó là sự đáng nể trân trọng của người Nghệ một thời. Giờ gặp lại so sánh của Nguyễn Khôi thấy cái chất “gàn quải” tận cùng ấy (chữ của nhà văn Ông Văn Tùng) cần thiết biết bao nhiêu và ẩn chứa biết bao nhiêu điều mà ngôn từ nhiều khi không giãi bày hết được. Khi “Một chén rượu uống trong chiều lạnh cóng/ Một nụ hôn sương khói ở bên đèo” – (Với Sa Pa) không biết là thực hay là mơ, bây giờ hay xa xưa, Nguyễn Khôi trở về mình đành “thôi cứ để cho thời gian gió thổi/ Gieo vào lòng một chút sóng Sông Lô”.
Cái thời gian ấy nói vậy mà nó cũng nghiệt ngã lắm. Trong những chiều phố Vọng, dù “Ừ có hẹn cũng chưa về Tuyên được” – (Gửi Tuyên Quang) đành thương, đành gửi vào thơ những tâm tình và suy tư. Anh đã qua trải nghiệm và đợi chờ rồi. Giờ anh thấy phải viết, viết khi độ rung cảm xúc gặp độ chín tư duy, bằng ngôn từ, bằng hình ảnh, bằng liên tưởng của riêng anh để làm giàu cho thơ, cho cộng đồng mà anh hết mình vì nó. Bề dày sáng tác của Nguyễn Khôi là rất lớn.
Anh thực sự đó cống hiến cho lĩnh vực mà mỡnh theo đuổi những sáng tác tâm huyết và hữu ích. Đến bây giờ anh vẫn tự hỏi “ Trăng có đoàn viên, mình một mình”. Cái ý thức tự ngã ấy của nhà thơ- nhà nghiên cứu Nguyễn Khôi phải chăng cũng là của chúng ta khi đã bớc vào con đờng mình chọn. Chẳng lẽ “Mai sau còn có bao giờ”…
Lúc này cũng chỉ điên khùng vậy thôi. Nhưng là cái điên khùng đầy nỗi đau tỉnh táo! Nguyễn Khôi quá tài tình khi chỉ một câu thơ mà nói được tâm trạng và thực trạng của cả một giai đoạn. Ta lại bắt gặp ở bây giờ một thời thi cảm Hàn Mặc Tử: “Cái đêm hè ấy ai ra tắm/ Để cả bầu trời phải tắt trăng” – (Ao làng) hay “ Quả còn lửa bay ngang trời phố nhỏ/ Trái tim hồng thiếu nữ đón xuân sang” – (Bản Chiềng Ly). Miền biên cương kỷ niệm ấy bây giờ là chuyện “nhạy cảm” cứ day dứt khôn nguôi. Nguyễn Khôi rất thật với câu thơ “Cãi lý với người H’mông phải mệt/ Một ông đồ Nghệ hóa thành hai” – (Người H’mông).
Hồi học ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội hơn 30 năm trước, chúng tôi truyền nhau giai thoại đúc kết của thầy Nguyễn Tài Cẩn về tính cách dân Nghệ: “Ngoan cường đến ngoan cố/ Dũng cảm đến đơn độc” nhưng mà đó là sự đáng nể trân trọng của người Nghệ một thời. Giờ gặp lại so sánh của Nguyễn Khôi thấy cái chất “gàn quải” tận cùng ấy (chữ của nhà văn Ông Văn Tùng) cần thiết biết bao nhiêu và ẩn chứa biết bao nhiêu điều mà ngôn từ nhiều khi không giãi bày hết được. Khi “Một chén rượu uống trong chiều lạnh cóng/ Một nụ hôn sương khói ở bên đèo” – (Với Sa Pa) không biết là thực hay là mơ, bây giờ hay xa xưa, Nguyễn Khôi trở về mình đành “thôi cứ để cho thời gian gió thổi/ Gieo vào lòng một chút sóng Sông Lô”.
Cái thời gian ấy nói vậy mà nó cũng nghiệt ngã lắm. Trong những chiều phố Vọng, dù “Ừ có hẹn cũng chưa về Tuyên được” – (Gửi Tuyên Quang) đành thương, đành gửi vào thơ những tâm tình và suy tư. Anh đã qua trải nghiệm và đợi chờ rồi. Giờ anh thấy phải viết, viết khi độ rung cảm xúc gặp độ chín tư duy, bằng ngôn từ, bằng hình ảnh, bằng liên tưởng của riêng anh để làm giàu cho thơ, cho cộng đồng mà anh hết mình vì nó. Bề dày sáng tác của Nguyễn Khôi là rất lớn.
Anh thực sự đó cống hiến cho lĩnh vực mà mỡnh theo đuổi những sáng tác tâm huyết và hữu ích. Đến bây giờ anh vẫn tự hỏi “ Trăng có đoàn viên, mình một mình”. Cái ý thức tự ngã ấy của nhà thơ- nhà nghiên cứu Nguyễn Khôi phải chăng cũng là của chúng ta khi đã bớc vào con đờng mình chọn. Chẳng lẽ “Mai sau còn có bao giờ”…
Bùi Văn Kha
http://nguoihanoi.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=21705
TRUYỆN TẤM CÁM
(Tặng : Pgs.Ts Vũ Nho)
-----------------
Người ta sửa lại Truyện Tấm Cám
Họ không cho Cô Tấm trả thù ?
-Tư duy mới : bỏ đi "lọ mắm"
Những cái đầu mưng mủ quá ngây thơ.
Sửa lịch sử là bắn vào quá khứ
Họ muốn cho Cô Tấm mặc váy Đầm ?
Mặc lũ cướp nhởn nhơ xây biệt thự
Tham nhũng làm Quan chăn dắt bần dân...
Nhân văn thế, ác giả thì ác báo
Vàng Anh ơi, Thần Phật với người hiền
Truyện Tấm Cám xin để nguyên như cũ
Đó là hồn dân tộc buổi đầu tiên.
Hà Nội 7-11-2-2011
Kỷ niệm 94 năm Cách mạng tháng mười Nga
Nguyễn KhôiQUANG DŨNG- đôi lời BÌNH
Tặng :Pgs.Ts Vũ Nho
-----------------
Hà Nội vừa kỷ niệm 90 năm ngày sinh Nhà thơ Quang Dũng (tên khai sinh : Bùi Đình Dậu, "Diệm", quê Phùng ).Ông mất ngày 13-10-1988. Bài thơ Tây Tiến (1948), Mắt người Sơn Tây (1949) được cho là 2 đỉnh núi trên ngọn Ba Vì - xứ Đoài mây trắng...
Về thời gian, đến nay đã có đủ độ lùi để "cái quan định luận" về Nhà thơ Quang Dũng thân yêu của chúng ta.
Mượn cách nói của Người xưa, theo thiển ý của Nguyễn Khôi thì : Về thơ Việt Nam ta tới Quang Dũng thì trên vượt cả Quát - Siêu, dưới làm mờ Tố Hữu, lời lấn Chế Lan Viên, tình đượm hơn Xuân Diệu , hoài niệm sánh Thanh Quan - Huy Cận, khí phách ngang Hữu Loan- Trần Mai Ninh, đẹp đẽ mà cao sang được người đời tôn vinh (yêu đọc) không thua gì Nguyễn Du- Nguyễn Bính.
"Tây Tiến" HAY, Tây Tiến ĐỘC vì nó đượm chất "anh hùng ca- duy tình" của Người Việt Nam ta; còn "Mắt người Sơn Tây" là thiên tình ca về nỗi đau thương bi lụy của thân phận Dân tộc khi bị bọn Thưc dân xâm lược.
Ở "Tây Tiến" có 3 câu thơ để người đời nhớ mãi, đó là :
-Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
đế ai đó đều muốn một lần Lên Miền Tây- chiêm ngưỡng hòn ngọc phía tây bắc của Tổ Quốc, Và :
-Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm
Đó là 4 cô Kiều ( Nguyễn Kiều Vinh, Kiều Dinh, Kiều Hinh, Kiều Hương, các con ông chủ thầu khoán giầu có ở 68 phố Hàng Bông) có khác nào các thần Vệ nữ trong tranh Ý Đại Lợi thời kỳ Phục Hưng đã vào thơ Quang Dũng , một tuyệt phẩm của "thi trung hữu họa", một câu thơ nghìn năm mới có được của Thăng Long - Hà Nội, niềm tự hào của quê hương xứ sở...nhưng cũng vì Nó mà Quang Dũng đã mang lụy một thời ? !
Còn "Mắt người Sơn Tây" câu tuyệt tác là "Mắt em dìu dìu buồn Tây Phương", 2 chữ "dìu dịu" là chữ mắt " ( nhãn tự) đầy ma lực ám ảnh người đọc, làm tỏa sáng câu thơ...
Tình quê hương ở đây ẩn giấu vào đôi mắt u ẩn của Người đẹp để xoáy vào tâm can người chiến sĩ tưởng vọng về Quê hương (Hà Nội- xứ Đoài) đang bị quân thù chiếm đóng.
Bài "Quán bên đường" được Thi sĩ đặc tả như mối duyên "Thi nhân- Kỹ nữ", kiểu Tỳ Bà Hành " cùng một lứa bên trời lận đận" của Bạch Cư Dị xưa, nhưng hoàn cảnh ở đây là loạn lạc, khốc liệt, bi lụy hơn nhiều...Câu thơ "Hồn lính vương qua vài sợi tóc" phải nói đây là thơ "thần", rất diệu, xưa nay chưa ai viết được như thế .
KẾT : thơ Quang Dũng, so xưa nay, đã thâu tóm được tinh hoa kim cổ, có khác nào thơ Đỗ Tử Mỹ (xưa) đã phô bày đầu cuối, sắp xếp thành vần,khí thơ hào sảng mà nhịp thơ sâu trong, đối ngẫu nghiêm minh , lãng mạn nhưng xa lìa phàm tục, cái ĐẸP đã được đẩy lên tới đỉnh. Thơ Quang Dũng toàn mỹ vượt trội muôn nhà, bút ruổi gió mai,lòng vờn con tạo (heo hút cồn mây súng ngửi trời), như sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc, xứ Đoài mây trắng nắng vương đầy, muôn dặm vương hương đồng gió núi...để ta đọc mãi cứ bâng khuâng.
Góc Thành Nam Hà Nội 15-11-2011
Kỷ niêm 90 năm ngày sinh Nhà thơ Quang Dũng
Nguyễn Khôi - cẩn bút...
No comments:
Post a Comment