Friday, December 12, 2008

DỖ THÔNG MINH * TỰ VẤN 4



TỰ VẤN 4:
"Kết Đoàn"
Mà Không
"Đoàn Kết"!?

Đỗ Thông Minh



Đây là điều có vẻ nghịch lý chăng? Tuy có vẻ nghịch lý nhưng là sự thật! "Kết đoàn mà không đoàn kết!?", nói khác đi là "gắn mà không chặt". Ai cũng biết câu chuyện "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao." hay "Chuyện bó đũa" (Người cha trước khi mất đã đem chuyện bó đũa ra kể để khuyên các con phải biết đoàn kết). Nhiều người trăn trở mãi về chuyện kết đoàn và đoàn kết của người Việt, chợt nhớ tới chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, đại ý là: Lạc Long Quân gốc rồng lấy bà Âu Cơ gốc tiên, đẻ ra 100 trứng, nở ra 100 con nên gọi nhau là “đồng bào”, rồi khi đó Lạc Long Quân lại bảo là hai ta khác giống không hợp nên chia tay nhau, nhưng khi nào cần giúp đỡ thì hãy gọi nhau. Sau đó, Lạc Long Quân dắt 50 con xuống biển và Âu Cơ dắt 50 con lên núi... Chẳng lẽ chúng ta đành chấp nhận để câu truyện truyền thuyết mơ hồ này của Ngô Sĩ Liêm viết vào khoảng thế kỷ 15 trong Lĩnh Nam Trích Quái vận mãi vào số mạng của dân tộc Việt chăng!?




Rất nhiều sự kết hợp hay tổ chức ra đời để rồi sau đó chia rẽ: Những người của một trong những tờ báo đầu tiên của người Việt ở hải ngoại sau 1975 nay tách ra làm 4, 5 tờ báo hay nhóm khác nhau. Những người của cùng một tổ chức đảng phái đấu tranh khá nổi tiếng tại Việt Nam từ thập niên 30, 40, đã thấm thía bài học 30/4/1975, mà hơn 30 năm qua ở hải ngoại vẫn loay hoay mãi chưa ngồi lại được với nhau.



Kết quả là rất nhiều người hoạt động hay làm ăn một cách đơn thương độc mã, hầu như không có người cộng tác, cùng lắm chỉ có một vài người phụ giúp chút ít, lại dễ thành công hơn những tập hợp lớn, vì vậy sự thành công chỉ ở mức giới hạn chứ chưa to lớn. Tại sao người Việt từng có một lịch sử đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng mà vẫn có nội chiến, nay lại biến thành những "ốc đảo" rời rạc như vậy!? Phải chăng tìm sự đồng cảm là nhu cầu tinh thần lớn nhất của con người, nhưng tại sao chúng ta cứ lao đầu vào đấu tranh nội bộ, phân hóa!?



Trước một đề tài tế nhị và không kém phần phức tạp như vậy, bài này chỉ có mục đích gợi ý, nhằm phân tích sự kiện hơn là phê phán, bởi mỗi chúng ta đều là một phần tử của dân tộc, ai ai cũng có trách nhiệm về sự kiện này.



- - - - -


Bản năng sinh tồn và tính kết đoàn
Do bản năng sinh tồn phải chống chọi với thiên nhiên và tranh giành với nhau nên con người đặc biệt có nhu cầu kết đoàn, rồi tiến tới kết xã. Kết đoàn là tập hợp các cá nhân có chung một thuộc tính, mục đích, theo một quy định nào đó để củng cố sức mạnh, nhằm đạt đến mục đích. Kết đoàn trên quy mô nhỏ là tổ chức, quy mô lớn là xã hộI.




Từ thuở khai thiên lập địa, con người đã sống thành tập đoàn, từ đó hình thành nên xã hội ngày nay. Không ai có thể sống riêng rẽ một mình, thế nên việc đến với nhau là điều tự nhiên, dân tộc nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy.
Hơn thế nữa, con người còn có nhu cầu hỗ tương để cùng thăng tiến, đặc biệt là chia sẻ tình cảm trong lúc vui cũng như buồn... nên việc đến và hỗ trợ cho nhau là điều không thể thiếu.



Trong cuộc sống tập thể phức tạp ấy, tất nhiên không thể ai cũng tự tung tự tác, mà cần phải có luật lệ. Luật lệ cần phải tôn trọng tự do cá nhân để tránh độc tài, nhưng mặt khác phải quy định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm để hóa giải sự mâu thuẫn, tranh chấp và tạo sự công bẳng và thăng tiến chung. Hai điều ấy cỏ vẻ tương khắc, nhưng cũng là tương sinh. Đoàn kết chỉ có thể được thực hiện khi mọi người ý thức và tôn trọng luật lệ và mục đích chung.
Thế thì tại sao lại chia rẽ, xâu xé nhau!?



Đoàn kết và chia rẽ thực ra là hai mặt của cùng một vấn đề, hai mặt của một tờ giấy, một "lưỡng nhất thể". Chúng có một biên giới rất mong manh và mơ hồ và tồn tại nơi mọi con người. Kêu gọi kết đoàn để đoàn kết hầu tiến tới củng cố sức mạnh, nhưng nếu độc đoán hay không khéo léo thì lại biến thành chia rẽ.
Nhìn lại các tư tưởng, chủ thuyết, tôn giáo từ xưa tới nay chưa hề có sự kết hợp, mà chỉ là phân hóa theo thời gian, như cây non thì những cành lá ban đầu còn gần nhau và như cùng hướng, nhưng càng ngày chúng càng xa nhau và có khi trở thành nghịch hướng với nhau. Còn mặt tổ chức, đặc biệt là các công ty thương mại, thường cạnh tranh gắt gao với nhau, nhưng cũng không thiếu trường hợp kết hợp làm một cho mạnh hơn.




Bằng chứng lịch sử của nhân loại chủ yếu là song song với hợp tác xây dựng thì là đấu tranh và chém giết. Sự khác nhau nếu có là ở mức độ kết hợp chặt chẽ tới đâu mà thôị Vậy thì sự phân hóa nếu có cũng là lẽ tự nhiên, nhưng là con người, ý thức được sức mạnh của sự kết đoàn và đoàn kết thì phải cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để vượt qua yếu tố tiêu cực ấy.





Bài học lịch sử
Trước sự sống còn, người Việt đã nhiều phen đoàn kết chặt chẽ để chiến đấu như Hội Nghị Diên Hồng chống quân Nguyên, kết đoàn vượt khó khăn như khi làm ăn bước đầu hay vượt biên, vượt biển... nhưng khi đạt mục tiêu rồi thì buông lơi đoàn kết, thậm chí có khi đi đến chia rẽ rồi xâu xé nhau.
Đoàn kết trong một tổ chức có được là sự đồng thuận của các thành viên, cùng nhau nỗ lực để tiến tới mục đích chung được đề rạ Khi tổ chức thành công sẽ đem lại quyền lợi cho các thành viên. Nhưng khi đạt được mục đích rồi thì sự đoàn kết có thể trở thành lỏng lẻo, hay khi người điều hành đi ngược lại mục địch chung thì tổ chức bắt đầu có mâu thuẫn, tranh cãi, chia phe nhóm, và ở một mức độ nào đó có thể dẫn đến thanh trừng hay chiến tranh.




Người Việt đã trải qua một chuỗi dài lịch sử đầy khó khăn, nên những người thức giả thường dẫn chứng nhu cầu cấp thiết phải đoàn kết cũng như những thành đạt đã có nhờ sự đoàn kết trong lịch sử để kêu gọi đoàn kết.
Qua sự kêu gọi này và qua thực tế ít nhất là 300 năm trở lại đây cho thấy, trong nhiều trường hợp, khi gặp khó khăn lớn, người Việt đã thực sự đoàn kết. Nhưng ai cũng đã thấy và thấy rất nhiều những sự kết đoàn khác của người Việt chỉ được giai đoạn đầu, để rồi hầu hết cuối cùng không đoàn kết bao nhiêu.
Thành công trong đoàn kết chống ngoại xâm vẫn ăn sâu trong lòng người, nhưng đồng thời những cuộc nội chiến khiến nhiều người không biết phải theo hay chống bên nào... cũng đã làm cho dân tộc phân hóa trầm trọng.



Người Việt khi kết đoàn thường nhắm mục tiêu gần, ít nhìn xa, nhìn vấn đề lạc quan mà ít dự phòng những yếu tố tiêu cực. Khi bước vào cuộc hay có biến cố gì lớn xảy ra thì mới bàn luận loanh quanh, và vì thiếu chuẩn bị nên e dè, không dám đứng ra nắm thời cơ, nhìn qua lịch sự Việt Nam hiện đại, ai cũng biết chúng ta dã bao lần để lỡ thời cơ chiến thắng cũng như canh tân...

Các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự đoàn kết
Sự hòa hợp già-trẻ, đây là vấn đề tự nhiên của kiếp người và được đặt ra với mọi dân tộc. Không ai sinh ra đã già, cũng như không ai trẻ mãi, già trẻ chỉ là sự nối tiếp tự nhiên, không hề có biên giới rõ rệt, hai thế hệ này cần bổ túc cho nhau chứ không phải đối lập nhau, tuy hơi tương khắc mà lại rất tương sinh. Người già thì nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu nhiệt tình, người trẻ thì rất nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm. Do đó phải biết dung hợp đặc tính của cả hai, sự phân biệt và tách rời nhau chỉ gây thêm chia rẽ.



Cũng do tính cách trên, thường thì giới già có tư tưởng bảo thủ, muốn bảo tồn gía trị truyền thống, gìn giữ những gì mình hay thế hệ đi trước đã làm ra và giới trẻ có tư tưởng cấp tiến muốn đột phá, rời bỏ những cái cũ để mạnh tiến vào phương trời mới. Tất nhiên cũng có nhiều ngoại lệ, như trong suốt lịch sử chính đảng Hoa Kỳ thì đảng Công Hòa chủ trương bảo thù còn đảng Dân Chủ chủ trưong cấp tiến. Vấn đề là làm sao để lý giải và dung hòa hai tư tưởng cũng hơi tương khắc mà lại rất tương sinh này trong tinh thần ôn cố tri tân.



Trong văn hóa của người Việt còn nhiều yếu tố tiêu cực khác nữa, ít nhiều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiến đến việc gây chia rẽ.
- Do tự ái, tự cao và đôi khi quá khích cộng thêm tính hay chỉ trích nhau mà ít tự vấn, tự tỉnh. Thường thấy cái xấu của người rồi đem ra nói mà không thấy cái xấu của mình càng làm cho người Việt càng dễ xa cách nhau. Nhiều người Việt khẳng định nếu ai nói đúng cái sai của tôi thì tôi sẽ cám ơn và sửa chữa, nhưng thực tế thường coi người đã vạch ra lỗi lầm của mình là kẻ thù.
Một người Việt, anh Trọng Tín là du học sinh ở Nhật cho rằng: "Tự ái nghĩa là yêu bản thân, chính vì tính cách này mà tạo nên sự ích kỷ, vô tâm. Tự ái hoàn toàn khác với tự trọng. Một con người biết tôn trọng bản thân mình thì sẽ làm hết mình cho mọi người, cho cộng đồng để tư cách đạo đức cũng như việc làm của mình không bị người khác lên án... Phân tích kỹ tính tự ái của người Việt sẽ thấy có sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này, vì vậy sự đoàn kết là không thể có được ở một tập hợp những người có tính tự ái.".




Người Việt có tự ái cao, nếu không muốn nói là rất caọ Điều ấy tốt, nhưng nếu lúc nào cũng đặt tự ái của mình lên trên hết thì lắm khi có phản ứng bộp chộp, thiếu bình tĩnh, chỉ lo cái tên của mình, cái ghế của mình... mà làm hỏng việc. Bị chỉ trích hay có khi do hiểu lầm mà đôi khi để bụng giận mãi. Người Nhật có tính người trên la mắng người dưới rất nặng, ngay cả trước mặt người khác, bất chấp thể diện người bị la mắng, nhưng lại ít để bụng, không giận lâu.
Do tự ái, nhiều người không can đảm tự vấn nên không bao giờ tự tỉnh được, và như thế thì lam sao tự lập được. Họ nghe nói về thói hư tật xấu của người mình thì nổi giận, la làng lên là bôi nhọ, nhục mạ dân tộc. Phải chăng họ bằng lòng với hiện tại, cho là người Việt khá rồi, không có vấn đề gì phải đặt ra nữa cả.



- Tiếng Việt thuộc loại có khá nhiều "từ chửi", nhưng thực ra người Việt lại thường cả nể, ít la mắng, nếu có thì đặc biệt khéo léo la mắng nặng nhẹ tùy theo lỗị Tiếng Nhật tuy rất ít từ chửi, cũng ít chửi nhau, nhưng khi chửi lại thường bất kể, có nghĩa là tùy theo hứng của người có uy quyền.
- Người Việt thường xuyên bị áp chế nên bản năng sinh tồn và thích ứng caọ Đó là lợi điểm giúp cho người Việt dễ dàng tồn tại trong nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt. Nhưng cũng vì vậy mà người Việt vừa đa nghi vừa dễ tin. Đa nghi vì bị lừa gạt nhiều nên chỉ tin mình. Nhưng rồi lại dễ nghe những lời ngọt ngào, khi có kẻ rỉ tai úp mở là cho rằng đó là tin mật, ít ai biết, thế là tin ngay, đem đi khoe với người khác mà không kiểm chứng gì cả.
- Người Việt ít mưu mô thủ đoạn, nhưng cũng ít giữ lời hứạ Người Việt thường ở thế yếu nên dễ chấp nhận, quyết định liềụ Thêm nữa, khi xa mặt cách lòng, khi suy nghĩ lại hay khi hoàn cảnh thay đổi thì sẽ cũng dễ quên hay nuốt lời hứa.
- Phải chăng người Việt có tính hiếu học và chăm chỉ nhất định, nhưng ít chịu suy xét kỹ càng, không nhìn xa, chỉ thụ động và lanh lợi ứng biến đối phó nhất thời?
Người Nhật ví đất nước của họ như những con thuyền, và quan niệm trên mỗi con thuyền ấy chỉ nên có một "thuyền trưởng". Ai cũng biết nếu nhiều "thuyền trưởng" thì con thuyền sẽ quay mòng mòng. Người Nhật vì vậy chịu khó khép mình nghe lời người chỉ huỵ Thực ra họ cũng đầy tham vọng, cũng tranh giành, trước và ngay sau Thế Chiến Thứ 2 cũng có đảo chánh, ám sát, nhưng thường trong giới hạn không làm hại tới quyền lợi chung. Tháng 7/2006, khi thông qua luật Dân Doanh Hóa Bưu Điện do Thủ Tướng Junichiro Koizumi chủ xướng, có 11 Nghị Viên quốc hội bỏ phiếu chống nên bị đảng khai trừ. Nhưng qua tháng 12/2006, tân Thủ Tướng Shinzo Abe đã cho phép 10 trên 11 người trở lại đảng chỉ với điều kiện chấp nhận luật đó.




Nếu như người Nhật hay viết và treo chữ "nhẫn" (忍) ở trong nhà, thì người Việt chúng ta có câu "Một điều nhịn, chín điều lành". Nhẫn là tiếng Hán-Việt, nhịn là tiếng Nôm. Chữ Nhẫn là loại chữ hội ý kiêm hài thanh, vẽ hình chữ "nhận" (刃) là lưỡi dao để trên tâm (心) tức tim, ý nói lưỡi dao kề ngay tim vẫn bền gan chịu đư.ng. Cái khó là nhận thức sẽ chịu đựng đến đâu là vừa, nếu không, có những kẻ tham lam, lộng quyền... cho đó là biểu hiện của sự nhu nhược, cứ thế mà lấn lướt, làm càn.
Chúng ta còn thường nghe nói: "Mỗi người Việt là một hạt kim cương, mỗi người Nhật là một hạt cát.". Cũng khó mà suy xét xem có thật như vậy không? Nhưng câu nói này muốn chỉ ra rằng, người Việt khá khôn lanh nhưng không kết hợp với nhau được, hay kết hợp cũng không làm được việc gì hữu ích. Còn người Nhật tuy chậm chạm nhưng dễ kết hợp với nhau thành đất đá hữu dụng. Người Nhật sống trên một quần đảo cô lập, đất nước chật hẹp mà gần 70% là núi, tài nguyên rất ít mà thiên tai thường xuyên. Do hoàn cảnh đặc biệt khắc nghiệt đó, bắt buộc họ phải phấn đấu và nhất là gắn bó với nhau hơn. Họ đã cố gắng học hỏi để thu thập tri thức từ bên ngoài, mua nguyên liệu và nhiên liệu từ bên ngoài, gia sức chế tạo sản phẩm sao cho tốt hơn và rẻ hơn (nay có khi đắt hơn) tầm mức đang có, rồi đen bán khắp thế giới... nhờ vậy mà đất nước họ hùng cường.

Có hai yếu tố chính thường xuyên tác động mạnh mẽ đến việc đoàn kết và chia rẽ.

1- Yếu Tố Nội Tại
Những người xuất thân cùng thuộc tính, như ở cùng địa phương, cùng tôn giáo, cùng sắc tộc, cùng tầng lớp, cùng trình độ, cùng ngành nghề... tất nhiên thường dễ thông cảm và chia sẻ với nhau, từ đó gắn bó hơn và tạo ra sức mạnh cho nhóm hay tổ chức. Nhưng nếu chỉ nhìn sự gắn bó đem lại lợi ích gần mà không thấy lợi ích xa, lớn lao hơn của chung cả dân tộc, đất nước thì sẽ dễ phát sinh tinh thần phe nhóm, kỳ thị, cục bộ (có lẽ quen khép kín trong lũy tre làng)... Mỗi người, mỗi nhóm chỉ như một chiếc đũa, sẽ dễ dàng bị bẻ gẫy khi phải tranh đua với người khác hay người nước ngoài.




Ai cũng biết, nói chung người Bắc khôn lanh, người Trung mưu lược, người Nam chân thật, người mỗi miền đều có ưu điểm đáng quý riêng, nếu kết hợp được thì thật tuyệt vời, nhưng tranh hơn thua thì sẽ tan nát. Các tôn giáo lớn đã có lịch sử hàng ngàn năm thử nghiệm và được đánh giá cao nhất định, ai tin theo tôn giáo nào là tuỳ, đừng cho duy nhất tôn giáo của mình là đúng mà bài bác các tôn giáo khác.
Tính ích kỷ là chỉ biết mình, là tự tạo vỏ bọc cho mình, chỉ lo tìm kiếm và bảo vệ quyền lợi của mình, bất chấp quyền lợi của người khác hay của tập thể. Những người có tính ích kỷ thường tránh né mọi đóng góp, nhưng nếu có quyền lợi về vật chất hay tinh thần thì chắc là không thiếu mặt họ. Họ tránh né chuyện đấu tranh, chính trị đã đành, mà ngay cả việc xã hội hay nhân đạo cũng không bao giờ thấy họ tham gia. Cùng lắm, khi phải chường mặt ra trước đám đông thì họ sẽ làm chiếu lệ rồi thôi, như câu: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.”.



Chúng ta có thể tạm chia làm ba lãnh vực lớn là chính trị và văn hóa tập quán.
a- Lãnh vực chính trị: Nổi bật và gay gắt nhất, dẫn đến tranh luận bất tận, có thể dẫn đến thanh toán nhau hay chiến tranh... Điều này đã khiến nhiều người chán ngán và nhiều tổ chức chủ trương thuần ái hữu, tương trợ, tức phi chính trị, phi tôn giáo, mặc dầu không dễ gì tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi các thế lực ấy. Thực tế đã bao lần cho thấy, tránh né kiểu đà điểu rúc đầu vào cát liệu có mấy khi thực sự được an toàn!



Có một số người tự cho là mình giỏi trội, muốn tranh hơn người khác về danh, quyền và lợi, có đầu óc "ông quan", có khi là "Ông Trời". Cách hành xử của họ vô hình trung tạo ra những áp lực chồng chéo lên nhau, rồi sinh ra các lực chống lại... kết quả là thường xuyên tranh chấp nội bô.. Hầu hết các tổ chức của người Việt đều lẩn quẩn và mất nhiều thì giờ trong việc giải quyết tranh chấp nội bô..
Cuộc chiến bằng quân sự giữa Quốc-Cộng chấm dứt từ năm 1975, nhưng hận thù giữa hai bên, hay giữa Nam-Bắc vẫn chưa nguôi bao nhiêụ Từ hơn 30 năm qua, dù nhiều yếu tố chung quanh đã thay đổi, hai phía vẫn tiếp tục nói bằng giọng nói lạc điệu nhau!
Đầu năm 2005, cựu Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Võ Văn Kiệt đã nói với ý rằng: "Sau cuộc chiến, có triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn...". Những người chiến thắng đã đưa ra nhận thức hòa giải quá muộn màng sau 30 năm, miệng nói hòa bình, nhân đạo, khoan hồng... nhưng thực tế đã thẳng tay trấn áp, bóc lột không khoan nhượng. Và dù sao đây cũng mới chỉ là một lời kêu gọi của người đã rời chức vụ trong khi vẫn có tiếng nói bảo thủ, cực đoan chống lại ý kiến này. Cuối năm 2006, khi trả lời tạp chí Viet Weekly hải ngoại, ông Võ Văn KLiệt đã nói tới hòa hợp “Cho dù chính kiến, tôn giáo, quan điểm có khác nhau.”, tương tự như lời Chủ Tịch Trần Đức Lương Cộng Sản Việt Nam đã nói lúc đang tại chức nhân dịp xuân năm 2004.





Nhưng rồi từ lời kêu gọi đến thực thi sẽ còn là cả một con đường dài, không có gì hứa hẹn chắc chắn cả, nếu không muốn nói là nhà nước vẫn nghi kỵ, đối xữ phân biệt. Nếu họ có nhận thức này sớm và biết hòa giải thực sự từ đầu, đưa đất nước đi lên từ cái nền tảng đơn sơ có được của miền Nam năm 1975 thì đã tránh được cho dân tộc biết bao chuyện điêu linh, những chuyện đổi đời long trời lở đất còn hơn bất cứ thời thực dân nào, khiến 1 triệu rồi 3 triệu người bỏ nước ra đi!
Trong đấu tranh, thiếu đoàn kết nếu có là do chưa nắm vững đường lối chung và nhất là sinh hoạt thiếu Dân Chủ.
b- Lãnh vực làm việc: Bên cạnh sự quyết định thường vội vàng, nếu không muốn nói là liều, người Việt thường quyết định dựa trên tình cảm hơn là lý trí... cộng thêm với những tính hiêu/háo thắng, tranh hơn, ích kỷ, ganh tỵ, đố kỵ (không muốn ai hơn mình) là những yếu tố chính đưa đến chia rẽ sau khi kết đoàn.
Tính ganh tỵ là luôn luôn so đo hơn thiệt, khi làm việc chung thì những người có tính này hay dò hỏi người khác để so đo, họ quan niệm thù lao giống nhau mà làm nhiều hơn người khác là ngu, giỏi trốn việc mới là khôn!




Nông dân Việt cũng như nhiều dân tộc khác có lối làm việc "luân canh" tức luân chuyển giúp nhau canh tác. Như khi gặp công việc cầy nặng nhọc hay xây nhà..., một gia đình làm không xuể thì nhờ các gia đình lân cận đến phụ giúp, khi gia đình khác cần thì nhờ lạị Việc hỗ tương này lợi ích cả đôi bên, tất nhiên rất cần, đồng thời cũng nhờ đó mà tạo thêm tính tương lân, tình tương thân, tương áị Nhưng đôi khi do tính ích kỷ, ganh tỵ, xét nét, tính toán lợi hại, lười lĩnh, cẩu thả... làm cho tính tương lân bị phai nhạt đi và có khi biến thành kẻ thù của nhaụ Như trong khi làm và sau khi làm xong thì hay cằn nhằn rằng: Tôi làm nhiều mà anh làm ít, tôi tới sớm mà anh tới trễ, ruộng tôi mềm mà ruộng anh cứng, tôi làm lúc trời mưa nắng mà anh làm lúc trời êm ả, tôi cất nhà nhỏ mà anh cất nhà lớn nên làm mệt chết luôn...



c- Lãnh vực làm ăn: Người mình ít thực dụng hóa khoa học kỹ thuật, cũng ít tính mạo hiểm nên thường chỉ bàn chuyện hùn hạp làm ăn dịch vụ, mua đi bán lạị Như trong bước đầu còn thiếu kinh nghiệm, còn thiếu tài chính, người Việt hay rủ nhau hợp tác kinh doanh. Sự hợp tác thường dựa trên sự thân tình hay tin tưởng chứ không trên khế ước, luật lê.. Công việc làm ăn nếu trôi chảy thì tương đối ít xích mích, nhưng khi gặp khó khăn thường không có nền tảng luật lệ để giải quyết, vì người mình vốn tính giản dị, xuề xòa, không muốn rắc rối và không câu nệ chi tiết. Người Việt thường cho rằng phải viết khế ước chi li là không tin nhau, mà nếu có viết cũng chỉ có tính cách hình thức, ít khi chịu đọc kỹ, mà có đọc kỹ thì cũng thường không tôn trọng những điều đã được viết rạ Do đó, những bất đồng nhỏ cứ tồn đọng và lớn dần, sự tin tưởng giữa nhau mau chóng bị lung lay và dễ đi đến đổ vỡ.




Cũng không thiếu những trường hợp hùn hạp làm ăn khá thành công trong bước đầu, nhưng sau đó, do ganh tỵ và tranh giành mà đổ vỡ. Đa số trường hợp cho thấy khi nhiều người hùn hạp thì khó hay không thành công, nhưng khi còn lại một người gánh vác thì lại thành công hơn, thành công vượt bực vì người đó làm việc tận lực, bất kể giờ giấc. Người đó có thể thành công, nhưng tất nhiên chỉ thành công trong quy mô cá nhân.
Chỉ có quy mô gia đình là tương đối bền vững, khoảng 60-70% có thể làm ăn chung lâu dài.



Thật đau lòng, rất nhiều trường hợp thất bại thì đổ thừa, thành đạt thì kể công, nên sự kết đoàn thường không bền!
Tóm lại, kết đoàn mà chỉ đến với nhau bằng tình thân hữu, tương trợ, ít để ý đến yếu tố nguyên tắc, pháp lý, thường nhìn vấn đề lạc quan không dự đoán các bất trắc, nên khi có biến cố gì xẩy đến thường mỗi người mỗi ý, tùy tiện giải thích và giải quyết, từ bàn luận hay đi đến tranh chấp, hoặc thiếu chuẩn bị, thiếu ý chí sinh ra thụ động, e dè, để thời cơ qua đi.
Điều này cho thấy sinh hoạt của người Việt thiếu một hệ thống giám sát chặt chẽ, hữu hiệụ Nhiều tổ chức cũng có đặt ra cơ chế này, nhưng thường có tính hình thức, chỉ ra tay một cách yếu ớt khi sự việc đã quá trễ.
Cái đáng sợ nhất là con người sống mà không có niềm tin. Thế mà phải chăng người Việt chúng ta đang phải sống trong xã hội băng hoại như thế, đúng ra là hầu hết đã mất niềm tin vào đại đa số những người chung quanh. Hàng ngày mọi người phải bước ra ngoài xã hội để tranh sống giữa các thủ đoạn vá áp chế của kẻ cầm quyền, để rồi sau đó rút về nơi trú ngụ, thu mình sống trong cô đơn?



- - - - -



Nhìn ra thế giới ngày nay, ở các nước thực sự dân chủ, ai cũng có quyền lên tiếng nói, nhà cầm quyền đâu cần đàn áp, và các đảng phái đâu cần triệt tiêu nhau, thậm chí có người đổi đảng tịch, chạy qua đảng đối lập cũng là chuyện thường.
Đặc biệt trong làm ăn, tư nhân mà dám đứng ra lập hệ thống tín dụng, chỉ xét đơn gia nhập chiếu theo một số điều kiện đơn giản trên giấy tờ chứ không cần biết mặt, biết gia thế. Tư nhân mà dám mở hệ thống hàng trăm, hàng ngàn tiệm, để nhiều người có thể tham gia, không cần giữ bí quyết. Họ làm ăn bạc tỷ Mỹ Kim, không lẽ mình chỉ tính cò con vài trăm ngàn Mỹ Kim. Tất cả chỉ dựa theo một số quy luật được nghiên cứu kỹ lưỡng mà làm, chứ không còn trong phạm vi gia đình, như có mấy con thì mở đúng bằng ấy tiệm cho chúng trông coi như xưa nữạ



Tư nhân ở đây không phải là một ông chủ thật giầu có tung tiền ra làm ăn, mà là tập thể nhiều người góp cổ phần, và vay tiền ngân hàng, bởi vốn tức tư bản là động cơ đầu tiên thúc đẩy mọi công việc, mọi giao dịch, mọi đầu tư sản xuất... Người Việt có cố gắng làm như thế thì mới thoát ra khỏi "ngục tù tư duy" của chính mình, mới có hy vọng theo kịp thế giới, mới làm ăn lớn và đem lại lợi ích lớn cho mình và đất nước được.


Tóm lại, vấn đề nằm ở đâu? Phải chăng là ở sự thay đổi tư duy của người Việt, ở cung cách làm việc tận tụy vì mình và vì mọi người, trong tinh thần dân chủ và minh bạch. Đi từ cấp tổ chức nhỏ đến tầm vóc quốc gia, đều phải có nội quy, luật lệ, hiến pháp rõ ràng, và nhất là phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh...
Dân chủ theo nghĩa rộng là người dân làm chủ vận mạng đất nước. Theo nghĩa hẹp và cụ thể thì sinh hoạt dân chủ là lấy quyết định theo đa số nhưng vẫn tôn trọng và bảo lưu ý kiến của thiểu số. Không ai đúng mãi, nên hôm nay ta có thể ở phía đa số, mai mốt ta có thể ở phía thiểu số. Đó là lẽ thường, nên "Thắng không kiêu, bại không nản.", phải được coi là phương châm hành đô.ng. Còn minh bạch là để tránh chuyện mua chuộc, kết bè phái nhằm lũng đoạn để chiếm đa số một cách bất chính.
Dân chủ nói dễ, làm khó. Thực vậy, ở hải ngoại, người Việt không bị độc tài áp chế hay chi phối, nhưng nhiều sinh hoạt vẫn chưa dân chủ. Như Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại..., một tổ chức quy tụ những nhà văn, được coi là trí thức mà vẫn xẩy ra những việc tranh giành phi dân chủ kéo dài cả chục năm trờị Xem thế thì các tổ chức khác có gặp tranh chấp nội bộ và yếu cũng là điều dễ hiểụ




Trên quy mô nhỏ, việc tổ chức đã khó và còn rời rạc, trong khi đó có một số người lại muốn lập tổ chức lớn trên quy mô một quốc gia, một châu lục thậm chí cả thế giớị Hầu như ai cũng làm thiện nguyện, dù có tài trí, nhưng thời giờ giới hạn, tài chính không nhiều... nên khi cơ cấu thành hình được thì lại phải cô đơn "bơi lội" trong chính cơ cấu cồng kềnh do mình đặt ra. Chưa kể khi tổ chức thành hình thì dễ xảy ra việc tranh giành hư danh.
Vấn đề chính vẫn là người mình không biết bảo nhau, không biết nhường nhịn. Ở dưới thì muốn lên cao, mà lên cao rồi thì không muốn xuống nữạ Có nhiều người ban đầu thật nhiệt tâm, nhưng sau một thời gian hoạt động thì đuối sức đành bỏ cuộc. Đôi khi có trường hợp đáng thương là có các ông hoạt động hăng quá, không lo việc nhà, bị vợ đòi ly dị!
Trong hơn 30 năm qua, ở hải ngoại đã có hàng vài chục nỗ lực lớn để kết đoàn rộng rãi của biết bao người tâm huyết, nhưng nói chung không thành công. Một phần vì thiếu bản lãnh, thiếu phương pháp, thiếu cơ sở, một phần vì bị những thành phần thiếu ý thức hay kẻ thù phá hoạị Chỉ có một số nhỏ được hình thành nhưng nặng về hình thức hơn thực chất.

2- Yếu Tố Ngoại Lai
Bao gìờ thì cũng nên tự trách "Lỗi tại tôi thôị" như người xưa đã nói: "Tiên trách kỷ, hậu trách tha.". Bởi chúng ta yếu nội tại nên ngoại bang mới uy hiếp. Cụ Phan Bội Châu đã nói: "Mất nước là tại chúng ta.".
Yếu tố ngoại lai vốn thường là phụ thuộc, nhưng do việc giao lưu quốc tế ngày càng thuận tiện, nhất là do hoàn cảnh đất nước ta nhỏ bé lại nằm ở vị trí địa lý chính trí quan trọng, dân tộc ta chậm tiến..., nên dễ dàng bị các đế quốc, thực dân chi phối bằng quân sự, chính trị và nay thì thường bằng kinh tế.
Từ thời lập quốc, từ huyền sử Hùng Vương, đất nước ta đã bị chi phối bởi ngoại bang. Người Việt đã kiên cường chống đỡ, nhiều phen đánh bại quân xâm lăng mạnh gấp bộị Nhưng rồi khi bị thua, chúng ta lại chỉ tôn thờ một "ông thầy", một phương Bắc, đóng cửa, ngủ quên cho tới khi làn sóng văn minh, văn hóa Âu-Mỹ tràn tới biến đất nước chúng ta thành thuộc địa, gây chiến tranh ủy nhiệm... gieo không biết bao nhiêu tang tóc, khiến cả 4-5 triệu người phải bỏ mạng trong khoảng 150 năm qua và trên hết gieo hận thù, chia rẽ cực kỳ trầm trọng ngay trong hàng ngũ dân tộc.
Quốc gia nào cũng chỉ lo cho quyền lợi của dân họ thôi, không nên có tinh thần ỷ lại, trông đợi quốc gia nào sẽ tận tình giúp mình. Bang giao quốc tế luôn ở trong tình trạng phân chia và tranh giành về quyền lợi, đồng thuận thì hợp tác, bất đồng thì đối nghi.ch. Không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù muôn đờị
Trước những áp lực và mua chuộc của ngoại bang, người thiếu ý thức dân tộc sẽ dễ dàng chạy theo chỉ vì quyền lợi cá nhân. Họ sẵn sàng đứng ra tiếp tay cho ngoại bang chi phối đất nước bằng cách này hay cách khác. Việc làm đó vô hình trung trở thành đối đầu với các thế lực yêu nước..., cũng tạo thêm ra những mâu thuẫn trong lòng dân tộc.




Cố Tổng Thống Sukarno của Nam Dương (Indonesia) đã từng nói đại ý là sau thời thực dân thô bạo bằng quân sự trước Thế Chiến Thứ 2, sẽ đổi qua hình thức thực dân nhẹ nhàng hơn bằng kinh tế nhưng không kém hiểm độc. Tức bản chất của vấn đề vẫn là cá lớn hiếp cá bé, cạnh tranh sinh tồn trong tình thế sinh tồn và đào thải tự nhiên của "Darwin xã hội", vốn không biết khoan nhượng.
Do đó, không khéo đa số người Việt chúng ta sẽ trở thành những kẻ:
- Nô lệ tư bản (vay nợ thật nhiều mà không tính kỹ đường trả để các thế hệ sau phải gánh chịu).
- Nô lệ sản xuất (làm việc gia công đơn giản với đồng lương rẻ mạt).
- Nô lệ hàng hóa (chỉ bán nguyên liệu, nhiên liệu, nông phẩm, ngư sản... mà mua dùng hàng kỹ thuật cao, không thực sự sản xuất).
Muốn thoát khỏi nguy cơ nói trên đang lù lù hiện đến đó, người Việt chúng ta phải:
- Đổi mới tư duy để thực hiện đúng đắn tinh thần đoàn kết.
- Biết hy sinh lợi ích nhỏ để đạt lợi ích lớn, lợi ích riêng cho lợi ích chung.
- Có tinh thần tự chủ.
- Muốn tự chủ thì phải biết dựa trên tiềm năng dân tộc và tiến những bước gấp rút để đuổi kịp thế giớị
- Muốn theo kịp thế giới thì phải chọn con đường duy tân, dân chủ, cải cách giáo dục nhằm nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất...
Kết hợp khoa học kỹ thuật với sự khéo léo và cần cù vốn có của người Việt là chuyện phải làm và làm ngaỵ Ai cũng biết vậy mà tại sao quá ít người làm!? Dân số Việt Nam nay khoảng 85 triệu, trong số ấy chúng ta có hàng chục triệu người học toán, lý, hóa, cơ, điện, quang... mà toàn lý thuyết, hầu như chẳng thấy ứng dụng được gì!? Nền tảng khoa học kỹ thuật của quốc gia nói chung vẫn còn rất thấp, lại thiếu sáng kiến, thiếu mạo hiểm, thiếu dấn thân... thì còn nói gì nữa!
Chuyện nước lớn hiếp đáp nước bé là chuyện tự nhiên như cá lớn nuốt cá bé vậy. Tuy nhiên, đây không phải là quy luật tất yếu bất di bất dịch, ngay loài cá không phải lúc nào cá lớn cũng nuốt được cá bé huống chi con người còn có lý trí, ý chí được coi là siêu việt hơn mọi loài và nhất là lòng yếu nước, yêu dân tộc. Lịch sử loài người đã và vẫn chứng minh rằng, nếu người trong một nước nhỏ mà biết tự cường bằng một chủ đạo dân tộc hay chính đạo thay vì chạy theo ngoại bang, biết xây dựng đất nước hùng mạnh hay khéo léo về ngoại giao như Thụy Sĩ, Thái Lan, Nhật Bản... thì vẫn có thể giữ thế độc lập.



- - - - -



Kết đoàn và đoàn kết là vấn đề lớn của mọi dân tộc, nhưng riêng với người Việt, trong tình trạng chia rẽ và tụt hậu đáng buồn chung, dường như càng ray rứt và cần giải quyết gấp rút hơn bao giờ hết.
Ai cũng biết: "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết!", nhưng cũng có người mỉa mai cho rằng: "Đoàn kết thì chết chùm, chia rẽ thì chết lẻ tẻ!". Và có người thích sống độc lập, thực ra là cô lập, để may ra trong số chết lẻ tẻ ấy không có mình! Hay "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi caọ" biến thành "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại vẫn là ba cây!"?



Có một ngàn lý do để đoàn kết, nhưng cũng có một vạn lý do để chia rẽ như một vạn lý do để đến trễ. Sự đoàn kết mong manh như vậy vì ai cũng biết nhưng có quá nhiều người coi thường, thế nên trách sao tập thể người Việt thường yếu!
Như hình ảnh "cái nĩa", đoàn kết là cán, chỉ có một, mà chia rẽ là đầu ghim có tới bốn. Chia rẽ bao giờ cũng có nhiều lý cớ hơn, mà thực ra chỉ vì ích kỷ. Nhưng cán thì cứng cáp, còn đầu ghim thì yếu đuối.
Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ có một lần, như kiểu "ly thân" thôi đã làm khốn khổ con cháu biết bao nhiêu rồi, thế mà có cả vạn lý do để chia rẽ thì nguy cơ tất là rất lớn. Đừng để tư duy bị lởn vởn vì chuyện truyền thuyết xa xưa nữa, hãy can đảm phá tan sự ám ảnh đó đi.



Nếu chúng ta không nghiêm chỉnh suy nghiệm, can đảm làm bước đột phá thì chẳng lẽ bằng lòng với một đất nước mãi mãi tụt hậu như vậy sao!?
Không thể than thở rằng đó là số phận của mình hay dân tộc mình mà quên rằng người xưa vẫn nói: "Hành sự tại nhân, thành sự tại thiên.", "Tận nhân lực, tri thiên mệnh", vậy đã làm hết sức của mình chưa mà cho là biết số mệnh? Và "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.", con người không thể nghịch thiên, nhưng thực tế cho thấy với đầu óc của con người, có thể vượt thắng nhiều trở ngại thiên nhiên. Mỗi người Việt hãy mạnh dạn đem tài năng ra làm chủ vận mệnh mình và đất nước mình, đừng than thân trách phận, đừng trách trời oán đất, có ích gì đâu!?
Dường như đâu đâu cũng thấy người Việt tụ họp, uống trà hay cà phê và bàn chuyện đại sự quốc gia, dân tộc. Ai cũng tỏ ra hiểu biết, nắm vững tình hình, nhưng bàn thì nhiều mà làm thì vẫn quá ít? Vẫn là lý thuyết hơn thực nghiệm? Người Việt gặp nhau thường thăm hỏi mạnh không, bây giờ đang làm gì... nhưng kết luận thường vẫn là rủ nhau đi ăn cho vui hơn là làm một cái gì đó cụ thể. Ký giả Trọng Minh đã nói: "Ở Việt Nam bây giờ trên là trời, dưới là tiệm ăn.".




Cuộc đời vốn "Cùng tắc biến, cực tắc phản.", "Sau thời bĩ cực, tới thời thái laị". Như đá phải được xay thật nhuyễn rồi trộn với hóa chất mà thành xi-măng để kết nối những viên đá khác. Sự chia rẽ khi đi đến cùng cực sẽ thúc đẩy, giúp lòng người hướng đến gần nhau. Vì vậy phân tích và nhìn vào sự thật không phải là để bi quan mà để tìm phương hướng giải quyết.
Tóm lại, kết đoàn là bản năng, nhưng đoàn kết thuộc lý trí, cần bình tâm nhận định, khéo léo xử lý. Điều này phải được coi là vấn đề sinh tử, phải biết dẹp bỏ tỵ hiềm, khác biệt tiểu tiết để lo cho dân, cho nước được hùng cường.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử triền miên chiến tranh, hết ngoại xâm rồi nội chiến khiến bao phen đất nước tan hoang, lòng người ly tán, khoảng thời gian hòa bình, ổn định để phát triển thường không dài!
Thế nên, hơn ai hết, người Việt rất thấm thía ý nghĩa của hòa bình. Hòa bình không phải chỉ đến từ bên ngoài, mà hoà bình chính yếu đến từ trong lòng mỗi chúng tạ Không thể có hòa bình khi trong lòng mọi người còn rực lửa chiến tranh. Những sự kiện ấy phải được coi là những bài học xương máu của mọi con dân Việt.
Trước xu hướng toàn cầu hóa, một nước nhỏ và yếu như Việt Nam thì đoàn kết là một nhu cầu cực kỳ thiết yếu, một gia sản tinh thần quý giá nhất mà mọi người Việt có trách nhiệm gìn giữ.



Bản chất là đồng bào, tức chung dòng máu Việt, chung nhau quyền lợi, chung nhau bổn phận, chung nhau buồn vui... chia rẽ có là do ích kỷ mà phát sinh mẫu thuẫn quyền lợi và tranh chấp, nói chung là mắt tiêu cực của tư duy.
Mà vấn nạn chia rẽ đã kéo dài quá lâu, thế nên chúng ta không thể chần chờ hơn nữa, mà cần phải có những cuộc các mạng tư duy thực sự từ từng cá nhân, nhất là những người có ý thức và trách nhiệm cao, để sớm tạo thành một phong trào rộng lớn làm cuộc chuyển đổi đoàn kết, đưa vận nước đi lên.


Hãy thử tượng tượng dân tộc Việt đoàn kết ở mực độ khá cao nào đó, thì lo gì đất nước sẽ không hùng cường, và lo gì ngoại bang còn có thể chi phối. Đó mới là ngày thực sự vinh quang của cả dân tộc Việt.

- - - - -

Xin trích dẫn một số tài liệu để tham khảo.

- Trong văn tế 13 Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị lên đoạn đầu đài ngày 17/6/1930 ở Yên Bái, cụ Phan Bội Châu đã nói: "Đồng bào ta há có cái tội gì, câu vô đạo phải vạch trời gạn hỏị Vì vậy vỗ cả muôn tay, đúc thành một khối, kẻ mạnh mạnh hung, người khôn khôn giỏị".
- Ai cũng biết câu: "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết." (của Motto of Kentucky). Vậy ta chọn bên nào?
- Nhờ đoàn kết, một quốc gia bé nhỏ trở nên thịnh vượng; vì chia rẽ, một quốc gia lớn nhất cũng bị tiêu diệt. (của Sallust).
- Quốc Sách của Trung Quốc viết: "Bởi núi Thái Sơn không từ một cục đất nên mới được cao; sông bể không bỏ một dòng nước nhỏ nên mới được sâu.".
- Vì đồng lòng mà việc nhỏ thành lớn; vì bất hòa mà việc lớn thành tan vỡ. (của Sallust).
- Ta mà không hợp quần nhau, cứ mỗi người chỉ nghĩ đến riêng mình thì ngoài sự đau đớn, sự khổ ải, sự áp chế, chúng ta không hy vọng được gì hơn. (Lamennais).
- Hai khối óc tốt hơn là một. (của Homer).

Đặc Điểm Của Người Việt

Năm 2006, Viện Nghiên Cứu Xã Hội Hoa Kỳ đã đưa ra 9 đặc điểm của người Việt nhằm giúp các doanh nhân Hoa Kỳ sang Việt Nam làm ăn. Con người vốn đa dạng và thay đổi, vốn nhất quán và mâu thuẫn, không nhất thiết ai cũng như ai và lúc nào cũng vậỵ Kết quả nghiên cứu có thể đúng với người này mà không đúng với người khác. Tuy nhiên các điểm được nêu ra có thể coi là những nét chính.
Nội dung 9 điểm như sau:
1- Cần cù lao động, song dễ thỏa mãn nên thường xuất hiện tâm lý hưởng thụ và đòi hỏi, dẫn đến không chịu làm việc.
2- Thông minh sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, nên thiếu tầm tư duy dài hạn và chủ động trong công việc.
3- Khéo léo nhưng không chịu tư duy đến cùng.
4- Suy nghĩ vừa thực tế vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng suy nghĩ đó lên thành lý luận để áp dụng.
5- Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng động cơ học tập không phải vì mục đích tự thân phát triển nên ít khi chịu học từ đầu đến đuôi, dẫn đến kiến thức có được không có hệ thống, không cơ bản.
6- Có tính hiếu khách nhưng không lâu bền.
7- Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, tinh thần này ít khi xuất hiện.
8- Yêu hòa bình khi suy nghĩ cho đại cục, song lại có tính hiếu thắng khi giải quyết mang tính chất giữa hai cá nhân với nhau.
9- Thích tự lập nhưng thiếu tinh thần liên kết để tạo ra sức mạnh tập thể (cùng một việc mà nếu một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, và nhiều người cùng làm thì hỏng).
ĐTM - 2006, 2007
- - - - -

Bài hát “Nổi Lửa Đấu Tranh”
Khởi đầu bằng câu:
“Đốt đuốc lên, ta đốt đuốc lên cho tình anh em Việt Nam đoàn kết…”
Đuốc đây là gì? Phải chăng là “ngọn đuốc chính nghĩa”, với những lý giải cặn kẽ để đánh tan những giả dối, sai lạc,tiến tới thực sự hiểu rõ và cộng cảm với nhau…



No comments: