Nhộn nhạo những “làng Trung cộng” ở Hải Phòng
“Làng Trung cộng” ở Ngũ Lão
Trước khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng được khởi công, khu đất xây dựng nhà ở tập trung dành cho lao động Trung cộng sang thi công công trình này là khu đất ruộng, với những ô khoảnh ao đầm nuôi cá nước ngọt của người dân xã Ngũ Lão.
Tuy là một khu vực tập trung chung của những lao động, các đơn vị thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng song bên trong khu vực hành chính này cũng có sự phân chia riêng. Văn phòng của Nhiệt điện Hải Phòng ở phía ngoài cùng, ngay lối vào. Ngoài ra còn có ba văn phòng của phía Trung cộng là Hồ Bắc, Đông Phương, Quảng Tây.
"Làng Trung cộng" ở xã Ngũ Lão - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng.
Trước trụ sở của mỗi đơn vị trúng thầu thi công của Trung cộng, đều có một cổng bảo vệ riêng. Mỗi văn phòng đều có một khu riêng biệt dành cho công nhân của mình ở, một bếp ăn, cùng một số cơ sở vật chất khác, để phục vụ cho lao động.
Khu nhà ở của lao động Trung cộng của công ty Quảng Tây có số lượng công nhân đông đảo nhất với khoảng gần 130 phòng ở, đủ sức chứa cho hơn 1.000 công nhân. Mỗi phòng rộng chừng chục mét vuông, vách trần xốp cách nhiệt, kê 8 chiếc giường sắt hai tầng. Một phòng được thiết kế dành cho 8 công nhân ở.
Công ty Quảng Tây còn có một phòng hát karaoke, một quầy bán hàng phục vụ dành cho lao động của họ. Hồ Bắc, Đông Phương cũng có bếp ăn riêng dành cho lao động của họ. Các điểm phục vụ này không dành cho công nhân Việt Nam.
Tại các cửa phòng hoặc cửa các khu nhà này đều dán rất nhiều các tấm biển ghi chữ Trung cộng. Nhiều tấm biển có nội dung chúc mừng năm mới khi lao động Trung cộng đón tết tại Việt Nam, vẫn còn giữ đến bây giờ.
Có đến gần chục cửa hàng kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế được mở tại xã Ngũ Lão để phục vụ cho các lao động Trung cộng gọi điện về nhà. Do số lượng người có nhu cầu gọi điện quá đông, ngay đầu đường rẽ vào khu chung cư Ngũ Lão đã có tới hai điểm gọi điện thoại quốc tế. Một buổi tối, quán dịch vụ gọi điện quốc tế ngay đầu ngã ba đường mới rẽ vào khu “làng Trung cộng” thu tổng cước gọi trên 500 phút.
“Phố Tàu” ở Thủy Nguyên
Đoạn đường từ thị trấn Núi Đèo (huyện Thủy Nguyên) chạy qua xã Ngũ Lão sang xã Tam Hưng, rồi xuôi xuống xã Minh Đức dài ngót chục cây số. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tính từ ngày khởi công đến giờ mới ngót bốn năm, nhưng đã có hàng trăm nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ… và các dịch vụ giải trí gắn biển Trung cộng mọc lên hai bên quãng đường này.
Nhiều nhà hàng treo đèn lồng trước cửa. Trước cửa khách sạn My Sơn cạnh cây xăng, bức tranh bé trai và bé gái Trung cộng cỡ lớn dán ngay cạnh cửa kính ra vào, ngay cạnh hàng chữ tiếng Trung cộng khá to được dựng khung bên ngoài.
Các dịch vụ gắn biển chữ Trung cộng, ngoài quán ăn, nhà nghỉ, còn phần lớn là các dịch vụ hát karaoke, dịch vụ massage, tắm rượu thuốc, làm tóc, nhuộm hấp gội đầu…
Một quán cắt tóc ngay dốc My Sơn, đã kịp thời phiên âm tiếng Việt trên biển hiệu quảng cáo, rằng có chuyên gia Trung cộng về cắt gội sang làm tư vấn dịch vụ… Chủ hiệu, tên là A Hoa đã nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của số lượng lớn công nhân Trung cộng sang làm việc tại Thủy Nguyên, nên đã sang tận đây để mở dịch vụ này.
Những nhà hàng mở với quy mô lớn để kinh doanh phục vụ lao động nước ngoài có thể kể đến Nhà hàng Duyên Hằng, nhà hàng Thiên Mã, nhà nghỉ Khánh Huyền, khách sạn My Sơn, nhà hàng Mỹ Sơn Viên, nhà hàng - nhà nghỉ - dịch vụ massage, xông hơi Đại Đường…
Những điểm này thu hút rất đông những lao động Trung cộng đến đây giải trí nên theo phản ánh của người dân địa phương, đã xuất hiện rất nhiều tụ điểm mại dâm hoạt động dưới dạng các quán karaoke, nhà nghỉ trá hình…
“Xóm ổ chuột” ở đường cong
“Khu ổ chuột” được xây dựng tại khu vực đường cong thuộc xóm 9, xã Tam Hưng (huyện Thủy Nguyên), là nơi ở tập trung một lượng không nhỏ công nhân Trung cộng.
“Khu ổ chuột” nằm bên một con kênh nhỏ, là một khu nhà cấp bốn tường xây chưa trát vữa, lợp mái tôn, nhìn bề ngoài khá xập xệ.
Để vào được “khu ổ chuột” phải có thẻ ra vào vì có bảo vệ canh gác.
“Khu ổ chuột” là nơi tập trung chủ yếu các lao động Trung cộng sang Việt Nam theo con đường “tiểu ngạch”, không có hộ chiếu, visa, và phần lớn là các lao động thủ công. Đây cũng là điểm nóng thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội, vì các lao động này thường xuyên tổ chức đánh bạc, gây xô xát xích mích với thanh niên địa phương.
Buổi tối mùa hè, có rất nhiều quán cà phê đèn mờ biển hiệu Trung cộng với những cô gái ăn mặc "mát mẻ" ngồi ngay phía cửa, mời mọc bằng tiếng Trung khi thấy những bóng áo xanh công nhân đi qua.
Trưởng công an xã Tam Hưng, ông Lại Thế Minh, thừa nhận: ban công an xã chưa lần nào vào đó để kiểm tra giấy tờ tùy thân của các lao động người Trung cộng, vì có… quá nhiều lý do khác nhau, mặc dù chính quyền địa phương biết có một số lượng lớn lao động người Trung cộng nhập cư trái phép vào làm việc tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tại Thủy Nguyên.
Cũng như ông Minh, ông Trần Ngọc Sử, Trưởng công an xã Ngũ Lão cho biết: Đã có nhiều trường hợp lao động nước bạn yêu và lấy vợ người Việt nhưng chưa đôi nào đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại địa phương. Nhiều công nhân Trung cộng sống với phụ nữ Việt ở đây như vợ chồng.
“Chuyện sống cặp hay tìm đến các quán cà phê thư giãn, đèn mờ để thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý thường xuyên xảy ra” - ông Minh xác nhận.
Những người sống cặp với các lao động Trung cộng, phần đông là các cô gái đã từng đi giúp việc gia đình tại Đài Loan, Trung cộng… Với một chút vốn liếng về tiếng Trung, họ dễ làm quen với các lao động Trung Quốc. Ngoài ra còn có các nữ lao động Việt Nam làm việc trong công trường Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tại Thủy Nguyên.
Người dân địa phương sống gần khu chung cư người lao động Trung cộng cho hay, có 5-6 trường hợp công nhân Trung cộng sống cặp với các cô gái người Việt như vợ chồng, trong thời gian họ thi công dự án Nhà máy tại Thủy Nguyên.
Thời điểm tháng 6/2009, dự án xây dựng Nhà máy thép đặc biệt tại KCN Cầu Nghìn sắp sửa hoàn thành, số lượng lao động Trung cộng đã về nước nhiều. Hiện tại, tại đây chỉ còn khoảng 300 lao động người Trung cộng.
|
Theo Nhóm phóng viên
Vietnamnet
No comments:
Post a Comment