Saturday, September 5, 2009

LÊ VĂN BẢY * THỰC PHẨM Á CHÂU

Cộng Sản (Trung Cộng & VC) Hại Người Bằng Chất Độc, Chúng Ta Phải Biết Tự Bảo Vệ


Lê Văn Bảy
(July-2009)


* * *

Thời gian gần đây, những người Việt tỵ nạn cộng sản bị đặt trong tình trạng
là nạn nhân của cuộc ám hại bằng chất độc trong thức ăn do Việt cộng và
Trung cộng tiến hành. Mỗi ngày người ta tìm thấy trong thức ăn và thức uống
có chứa các chất độc, có hại cho cơ thể và não bộ thần kinh. Đặc biệt là
những thức ăn thức uống này được nhắm đến những người tỵ nạn cộng sản và
người dân tại Việt Nam.
Những tin tức này đến từ đâu? Bao nhiêu phần trăm đáng tin cậy? Chiến tranh
vi trùng chăng? Địch ở đâu? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra chưa có câu trả
lời rõ ràng.
Bằng con mắt và sự phán đoán của một người bình thường, chúng ta có thể khám
phá kẻ thù của mỗi chúng ta đã ở rất gần và đang ám hại chúng ta bằng võ khí
vi trùng. Do sự bất cẩn, gia đình ta có thể bị đầu độc vì thức ăn hàng ngày.
Các thức ăn thức uống mua từ Việt Nam và Trung Quốc bị khám phá có nhiều hóa
chất độc hại, có thể giết chết nạn nhân ngay tại chỗ hoặc làm cho nạn nhân
bị tàn tật suốt đời, tàn phá những bộ phận trong ngũ tạng hay trí não,
khiến cho có người dở khùng dở điên. Những trẻ em bị ngộ độc chưa biết sẽ ra
sao ngày sau. Những đồ dùng mang vào trong người, cũng có chất độc, làm lở
lói da thịt, chảy máu mũi, sưng phù lỗ tai, di hại đến những bộ phận khác.
Chúng ta sẽ tuần tự duyệt qua các bằng chứng cụ thể. Từ đó, mỗi người sẽ tìm
cách tự vệ cho mình và cho gia đình .
Chất Độc Từ Trung Quốc Xuất Cảng Sang Các Nước Phương Tây
Từ ngày 19 tháng 9 năm 2008, đài BBC liên tiếp loan tin sữa tươi và sữa bột
sản xuất từ Trung Quốc có chất độc melamine. Ở Hồng Kông, sở Y Tế khám phá
sự việc sau khi có 4 em chết và 6000 em khác phải được đưa vào bệnh viện cấp
cứu. Chính phủ Hồng Kông ra lệnh gởi trả lại tất cả các loại sữa chế biến
tại Trung Quốc. Hóa chất này được giới khoa học dùng trong kỹ nghệ chế biến
đồ dùng nylon, không phải đồ ăn. Nhà chế biến cho biết, chất melamine được
thêm vào để tăng lượng protêin và làm giá bán của sản phẩm rẻ hơn. Nhà cầm
quyền không nói gì thêm và cũng không thể biết trước tình trạng sức khỏe của
các em sẽ ra sao về sau.
Tại Úc Đại Lợi, các loại sữa bột và sản phẩm bơ, phó-mát, yaourt, cũng được
khám phá có chất melamine và bị tức khắc chặn lại, không cho bán ra thị
trường. Theo Agence France-Presse thì hệ thống siêu thị Jian-Mart, là hệ
thống siêu thị rộng lớn trên nhiều tiểu bang đã ra lệnh thu hồi tất cả các
sản phẩm và phó sản sữa đến từ Trung Quốc để tiêu hủy. Trong 295 mẩu sản
phẩm của các xí nghiệp Yilin, Mengniu and Guangming, được gửi đến phòng thí
nghiệm thì có đến 34 mẩu bị nhiễm độc nguy hiểm, đưa đến quyết định của Sở Y
Tế là tất cả sản phẩm này, trong kho hay đang bày bán trong cửa hàng đều
được thu hồi và tiêu hủy. Giới thẩm quyền Úc Đại Lợi không dám gửi trả lại
cho Trung Quốc vì sợ Trung Quốc sẽ đem bán lại cho nơi khác, nên đành phải
tiêu hủy.
Tháng 11 năm 2008, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng của Hồng Kông khám phá trong
nhiều loại cá và rau tại các siêu thị trong đặc khu hành chánh có chứa các
loại hóa chất độc hại, nhưng chưa đến mức nguy hại nên cho phép sử du.ng. Đến
ngày 10 tháng Hai năm 2009, cũng cơ quan này thông báo số lượng các chất độc
hại đã tăng lên và ra lệnh ngăn cấm buôn bán các sản phẩm này. Chưa biết số
lượng đã bán ra cho công chúng là bao nhiêu và bao nhiêu người có sức khỏe
bị tác ha.i.
Ở Hoa Kỳ, tháng 8-2007, công ty Mattel, là một trong những công ty làm đồ
chơi của Mỹ đã ra lệnh thu hồi và trả lại cho Lee Der của Trung Quốc tất cả
967,000 món đồ chơi dành cho trẻ em ở lớp mẫu giáo, vì trong những đồ chơi
này có chứa quá nhiều chất chì (lead) có hại cho sức khỏe con người. Các đồ
chơi này rất thông dụng đối với trẻ em ở Mỹ, dưới nhãn hiệu Fisher-Price, là
những nhân vật trong phim hoạt họa và các vỡ kịch trên TV. Sở Y Tế Hoa Kỳ
tiếp tục theo dõi và lưu ý nhiều hơn về các sản phẩm tương tự. Chất chì có
thể những tác hại cho đường tiêu hóa và hô hấp của các em thiếu nhi, và cũng
tác hại đến thần kinh.
Trong những tháng đầu năm 2008, sở Y Tế Hoa Kỳ lại phát giác trong kem đánh
răng, bàn chải đánh răng, thức ăn cho chó mèo,... cũng có chất độc có hại
cho sức khỏe của con người và súc vật trong nhà. Những thứ này mua từ Trung
Quốc nên bị trả về cho Trung Quốc để bắt đền và đòi trả lại tiền. Các nhà
thương mại chỉ tính vào sự thua thiệt tính bằng đồng Đô La, nhưng các bậc
cha mẹ thì phải quan tâm vì nó có hại cho sức khỏe của con cái. Không cha mẹ
nào chấp nhận bỏ chất độc vào trong cơ thể con cái mình dù ít hay nhiều, dù
chưa biết kết quả ra sao về sau này.
Chất Độc Từ Trung Quốc Sang Việt Nam
Tháng Năm-2009, tin của thông tấn AFP được đăng trên Tuần Báo Kinh Tế Sài
Gòn rằng, trong áo quần và đồ dùng cho trẻ em như ly, cốc, muỗng, chai, lọ,
núm vú,... làm bằng nylon hay những thứ bằng gỗ, có chức chất độc
formaldehyde, vượt quá mức cho phép. Chất này thường được gọi nôm na là
fooc-môn, có thể gây viêm nhiễm da và đường hô hấp. Đồ chơi cho con nít còn
có các chất độc khác như chì, catmi và crom. Đây là những sản phẩm từ Trung
Quốc bán qua cho Việt Nam.
Ngày 7 Tháng Tám-2008, báo Tuổi Trẻ của CSVN viết rằng: "Đồ chơi trẻ em: cực
rẻ và cực... độc... Hầu hết trẻ em VN đang chơi đồ chơi có xuất xứ từ Trung
Quốc (TQ) nhưng chẳng ai biết được những món đồ chơi đó được sản xuất bằng
chất liệu gì. Còn các chuyên gia thì cảnh báo nhiều đồ chơi TQ không an toàn
cho trẻ em".
"Theo một số chủ cửa hàng, đồ chơi TQ trông bắt mắt, kiểu dáng đa dạng,
nhiều tính năng, màu sắc hấp dẫn và giá rất rẻ nhưng lại thiếu một yếu tố
quan trọng là tính an toàn cho sức khỏe.
Một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em trong nước cho biết điều cấm
kỵ nhất là không được dùng nhựa PVC để sản xuất đồ chơi cho trẻ em, nhưng
hàng TQ lại "ưa" sử dụng loại nhựa này. Nhựa PVC làm cho sản phẩm mềm, dẻo,
độ sáng bắt mắt, màu sắc rực rỡ nhưng nếu trẻ em cầm nắm, thậm chí đưa vào
miệng ngậm sẽ rất nguy hiểm".
Những trẻ em này là con nhà nghèo, không phải là con em của cán bộ cộng sản.
Họ là nạn nhân của những chất độc hại này. Nhiều chứng bệnh sẽ được để lại
trên những con em không phải là dòng dõi cộng sản. Gia đình những cán bộ
cộng sản thì tiêu dùng và ăn uống những sản phẩm mua từ các nước tiên tiến ở
phương Tây, bảo đảm không có chất độc và không bị tai hại cho trí não.
Chẳng khác nào, những sản phẩm có chất độc được đánh dấu và bán cho những
người thuộc thành phần địch thủ của họ. Địch thủ của họ là những người không
phải là đảng viên cộng sản. Và, đối tượng của họ cũng là những người tỵ nạn
cộng sản.
Việt Nam Mua Chất Độc của Trung Quốc Rồi Xuất Cảng Sang Tây Phương
Cho đến nay, theo báo chí trong nước thì Việt Nam không có khả năng chế tạo
các loại chất độc mà hầu hết đều mua từ Trung Quốc. Những chất độc này được
cho vào thực phẩm để xuất cảng sang Hoa Kỳ và Canada để bán cho người Việt
tỵ nạn cộng sản.
Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối, không cho
nhập cảng vào Hoa Kỳ rất nhiều sản phẩm có chứa chất đô.c. Chỉ riêng trong
tháng Tư năm 2008, đã có 27 lô hàng bị chận mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất
từ Việt Nam. Lý do bị chặn lại vì có chất độc nguy hại sức khỏe cho người
tiêu dùng. Ngoài Hoa Kỳ và Canada, các loại thực phẩm này còn được nhập cảng
vào các quốc gia có người Việt tỵ nạn cộng sản sinh sống tại Âu châu, Úc
châu và cả Nhật Bản.
Nhân viên làm việc tại Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đã cho
phổ biến các báo cáo về các thực phẩm có chất độc và bị cấm nhập cảng vào
Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đã có một số lượng còn bày bán ở chợ, có thể đã lọt lưới,
không bị chặn do các đợt kiểm phẩm khác nhau.
Một danh sách thật dài gồm có tên sản phẩm, chất độc có chứa bên trong và
tên công ty sản xuất, đã được phổ rộng rãi khắp nơi. Ở đây, chỉ lựa ra vài
sản phẩm tiêu biểu.
1- Tôm đông lạnh của hãng Aquatic Products Trading Company, Sài Gòn, trộn
lẫn các chất dơ bẩn và độc tố (FILTHY, SALMONELLA).
2- Cua đông lạnh của công ty Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, có hóa
chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP).
3- Chả cua đông lạnh do Batri Seafood Factory (Bến Tre) sản xuất có hóa chất
phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe.
4- Thịt cua nấu chín đông lạnh, lươn đông lạnh của Nam Hai Company ở Sài
Gòn, có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia
chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA,)
5- Tiêu đen, Olam Vietnam Ltd, Gia Nghĩa, sản xuất, có chứa độc chất
Salmonella.
6- Cá ngân cắt khúc đông lạnh của công ty Van Nhu Seafoods Limited Company,
chế biến dơ bẩn, lẫn lộn các chất hỗn ta.p.
7- Tiêu bột của Nam Phong Trading Co,Sài Gòn, có chứa độc chất Salmonella.
8- Cá đông lạnh của Nhan Hoa Cọ, Ltd, Sài Gòn, có chứa độc tố Salmonella;
9- Cá lưỡi kiếm đông lạnh của United Seafood Packer Co. Ltd, chứa chất gây
ngộ độc (poisonous).
Còn nhiều nữa, các thực phẩm khô như bánh tráng, bún sợi, mì sợi,... cà phê
Trung Nguyên,... kể ra thì rất dài và không khỏi bị cho là bất công hoặc
thiếu sót vì còn rất nhiều mặt hàng không chặn kịp trong những đợt kiểm phẩm
trước đây.
Vấn đề không phải là đi tìm món hàng nào độc, món nào không đô.c. Các nhà sản
xuất của Việt cộng không thể chế những chất độc ấy. Tất cả chất độc đều mua
từ Trung Quốc. Hai chế độ cộng sản VC và TC này đang bách hại những ai không
phải là người của chúng nó. Điều này được thấy rất rõ qua sự việc cán bộ chỉ
ăn uống những thực phẩm phẩm nhập cảng từ những nước tiến tiến. Những đồ
dùng cũng mua từ các nước Tây phương để tránh tình trạng dính chất độc vào
da. Trong khi ấy, dân chúng và những người Việt ở hải ngoại thì xác xuất rất
cao sẽ bị nhiễm độc vì đã sử dụng những sản phẩm có chất độc, mua từ Trung
Quốc hoặc từ Việt Nam.
Nếu bảo rằng, Việt cộng và Trung cộng đang tiến hành một cuộc chiến vi trùng
để hại người thì có thể bị cho là quá đáng. Nhưng nếu bảo rằng sản phẩm
"made in China" và "made in Vietnam" có chứa chất độc thì quá hiển nhiên.
Chúng ta, những người chống cộng quyết tâm phải khử trừ bọn cộng sản để cứu
nguy nhân loại phải biết cách tự vệ. Cách bảo vệ hữu hiệu nhất cho bản thân
và gia đình là không dùng bất cứ sản phẩm nào nhập cảng từ Trung Quốc hay từ
Việt Nam.
Lê Văn Bảy (July-2009)
FreeVietNews <
http://www.freevietnews.com/news/>
(Fwd: "CoVang ." <
aotrangcovang@gmail.com>, 8/21/09, 9.51AM)

No comments: