De : Trung tâm Nhà Van Viêt Nam Luu Vong (CEVEX)
Envoyé : lundi, 28. septembre 2009 23:57
À : Liên Hôi Nhân Quyên Viêt Nam o Thuy Si
Objet Văn Bút Quốc Tế Tiếp Tục Hành Động Để Bênh Vực Các Nhà Dân Chủ Đối Kháng Việt Nam Còn Bị Đàn Áp
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Văn Bút Quốc Tế tiếp tục Hành Động để Bênh Vực
các nhà Dân Chủ Đối Kháng Việt Nam còn bị đàn áp
Hội Đồng Nhân Quyền họp ngày 24 tháng 9 năm 2009 đã thông qua bản Phúc Trình của Nhóm Công tác Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu về tình trạng Nhân Quyền dưới chế độ CSVN. Nội dung lẫn hình thức của bản Phúc Trình A/HRC/12/11 do Nhóm Công tác công bố ngày 17 tháng 9 năm 2009 không khác bản Dự thảo Phúc Trình A/HRC/WG.6/5L.10 ngày 12 tháng 5 năm 2009. Đối chiếu hai tài liệu cho thấy chỉ có vài sự tu chỉnh đối với các Khuyến cáo không được nhà cầm quyền CSVN ủng hộ để thi hành.
Lên tiếng nhân dịp này, cùng với một số tổ chức Phi chính phủ độc lập khác như Ân Xá Quốc Tế AI, Đài Quan Sát Nhân Quyền HRW, Liên Đoàn Quốc Tế Hội Nhân Quyền FIDH, Văn Bút Quốc Tế đã đưa ra những nhận định nghiêm túc và phê phán kiên quyết về thực tại Việt Nam trong lãnh vực những Quyền Tự do ngôn luận,Truyền thông, và Tôn giáo.
Văn Bút Quốc Tế nhắc lại Báo cáo của CHXHCNVN có thừa nhận tầm quan trọng của sự đa dạng trong ngành truyền thông đại chúng. Nhà cầm quyền Hà Nội còn nói họ quan tâm nhiều đến việc đảm bảo những quyền tự do dân sự và chính trị như tự do ngôn luận, báo chí, thông tin và tôn giáo. Tuy nhiên, Báo cáo đó không phản ảnh đúng thực tại Việt Nam. Cho nên hôm nay, trực diện Phó ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh* tại Hội Đồng Nhân Quyền, Văn Bút Quốc Tế tố cáo chế độ Hà Nội đang cầm tù hoặc quản thúc tại gia nhiều nhà văn, nhà báo và nhà bất đồng chính kiến. Tội của những người này đối với CSVN là đã công khai thể hiện quan điểm hay sự phản đối của họ trong những bài viết bị nhà cầm quyền coi là bất hợp pháp vì được in không đưa kiểm duyệt hoặc tùy tiện phổ biến trên Internet. Văn Bút Quốc Tế nhấn mạnh rằng đây là sự vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), mà Việt Nam là một nước thành viên. Hàng chục người đang bị giam nhốt độc đoán. Họ bị kết án tù chỉ vì đã viết ra những suy nghĩ của mình.
Đính kèm bản Tuyên Bố của Văn Bút Quốc Tế là Kháng Nghị Thư đề ngày 15 tháng 9 đã được gởi đến chủ tịch, thủ tướng và ngoại trưởng CHXHCNVN. Nhắc lại, cuối tháng 8 vừa qua, công an CSVN đã bắt giữ thêm nhiều người yêu nước dùng Nhựt ký điện tử để phát biểu quan điểm đối kháng…Một số nạn nhân được biết tiếng như bà Phạm Đoan Trang (Trang Ridiculous), bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), ông Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và tác giả Sphinx. Kháng Nghị Thư đó cũng bày tỏ sự quan ngại đối với tin báo rằng ba phiên tòa nhân dân sắp mở ra ở Hải Phòng và Hà Nội để xử phạt 8 nhà cầm bút và trí thức dân chủ đối kháng (Tin giờ chót, các phiên xử được hoãn lại). Kháng Nghị Thư đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện tất cả tù nhân ngôn luận và lương tâm. Đồng thời thúc giục nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt tất cả những sự hạn chế đối với những nhà cầm bút sử dụng Internet và những nhà tranh đấu bảo vệ Nhân Quyền, thi hành những biện pháp để bảo đảm quyền Tự do Phát biểu quan điểm.
Văn Bút Quốc Tế tuyên bố tiếp tục hành động để những tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam sớm được trả lại tự do và để chấm dứt mọi cách thức đàn áp quyền tự do ngôn luận. Đặc biệt, Văn Bút Quốc Tế sẽ tiếp tục thúc giục nhà cầm quyền Hà Nội bãi bỏ cơ chế thanh lọc do chính quyền điều khiển, một cách thức nhằm kiểm duyệt trước và sau khi xuất bản.
Như Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam từng nhận định trong một bản tin trước đây, nhà cầm quyền Hà Nội từ chối nhưng không có quyền phủ quyết và xóa bỏ 45 Khuyến cáo mà họ không bao giờ thích nghe nói đến và cũng rất lo sợ nếu phải đem ra thực thi. Hơn nữa, tất cả những Khuyến cáo được CSVN ủng hộ để thực thi hay từ chối ủng hộ đều được ghi chép thành văn bản chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tôn trọng và Bảo vệ Nhân Quyền, bao gồm tất cả các Quyền Tự Do Căn Bản của con người và của người dân, là một Bổn Phận, một Nghĩa Vụ thiêng liêng đối với mọi Nhà nước tự hào dân chủ, tiến bộ và văn minh. Nhà cầm quyền Hà Nội đã mở một chiến dịch tuyên truyền lừa dối cố hữu không sợ tốn kém chung quanh cuộc Khảo Sát Nhân Quyền. Nhưng trái với sự chờ đợi của họ, con số Khuyến cáo kỷ lục dành cho một nhà nước qua Cuộc Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu tại Hội Đồng Nhân Quyền đã phơi bày, trong lãnh vực Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, sự yếu kém bi thảm, chẳng có gì để hãnh diện của chế độ CHXHCNVN. Những Khuyến cáo đủ loại ghi trong Phúc Trình của Nhóm Công Tác Khảo Sát có thể được coi như là những Văn Thư (có cầu chứng tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc) thúc giục nhà nước CHXHCNVN cố gắng lo liệu mà hoàn trả cho nhân dân Việt Nam hàng trăm món nợ không chịu trả từ hơn 50 năm qua. Đó là những món nợ về ‘’Bổn Phận và Nghĩa Vụ’’ tôn trọng và bảo vệ Nhân Quyền. Nhà cầm quyền Hà Nội, giống như những kẻ mắc nợ không thể quỵt được, đã nói ra mà không biết ngượng rằng họ không có khả năng và phương tiện để hoàn trả hơn bốn mươi món nợ quan trọng nêu trong các Văn Thư thúc giục Trả Nợ. Đúng hơn, đó là 45 Khuyến cáo mang số 35a, 35b, 35e, 35g, 35i ; 41b, 41d, 41e ; 44a, 41b; 47b, 47c, 47d); 51a, 51b; 55a; 56c; 59a, 59b, 59c, 59d); 60b, 60c; 61d; 63a, 63b, 63c, 63d; 64b, 64c, 64d, 64e; 66a, 66b, 66c, 66d; 83c, 83d; 85a, 85b, 85c; 87b; 89b; 90ª và 90c. Gần 100 Khuyến cáo còn lại, kém quan trọng hơn, thì đại diện của họ đã miễn cưỡng hứa với Hội Đồng Nhân Quyền rằng họ sẽ thực thi. Theo kiểu nói của những kẻ mắc nợ, ‘’chúng tôi sẽ hoàn trả dần dần’’. Nhanh chậm, tùy theo trình độ và ý thức về Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền của cán bộ công an, tư pháp và hành chánh, cùng sự tài trợ của ngoại quốc để phát triễn giáo dục công dân về các tiêu chuẩn Nhân Quyền và Luật pháp quốc tế. Những con nợ tự biết không quỵt hay xóa nợ được. Nhà nước CHXHCNVN tự biết không trốn tránh được sự bắt buộc phải hoàn trả những món nợ về ‘’Bổn Phận và Nghĩa Vụ’’ tôn trọng và bảo vệ Nhân Quyền. Bởi vì các lãnh tụ CSVN tiếp tục và thường xuyên bị áp lực của công luận và lương tri thế giới, cùng với sự phát triển của phong trào yêu sách Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền ngay trong nước.
Trong phần kết của bản Tuyên bố, Văn Bút Quốc Tế có viện dẫn 6 Khuyến cáo liên quan đến các Quyền Tự do phát biểu quan điểm, Tự do truyền thông báo chí và Tự do tôn giáo mà nhà cầm quyền Hà Nội hứa sẽ ủng hộ (việc thực thi). Nhắc lại để nhớ ít nhứt cũng có những điều mà đại diện CSVN đã hứa làm. Nhắc lại để chuẩn bị những hành động thích ứng với tình hình mới. Không thể để cho những ‘’lời hứa chính thức’’ của một nhà nước vi luật trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trở thành những ‘’lời hứa suông’’, ‘’những lời hứa hão’’, kiểu hứa xây dựng một xã hội công bằng, không người bốc lột người, một ‘’thiên đường cộng sản’’ cho nhân dân Việt Nam. Chưa kể là họ từng nổi tiếng bội ước, thất tín, vi phạm, chà đạp lên những công ước, hiệp định quốc tế mà họ đã long trọng ký kết trong quá khứ.
Cho nên, Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới khẳng định rằng Văn Bút Quốc Tế cùng với Ủy Ban Nhân Quyền sẽ tiếp tục khuyến cáo đòi Nhà nước Việt Nam bãi bỏ mọi hạn chế đối với quyền tự do phát biểu quan điểm và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với Điều 19, đồng thời yêu cầu họ chấm dứt hình thức bỏ tù hoặc quản thúc tại gia đối với những người có quan điểm bất đồng với chế độ.
Những người Việt Nam yêu đất nước thương đồng bào, đang tranh đấu cho Chính Nghĩa Dân Tộc Độc Lập - Dân Quyền Tự Do - Dân Sinh Hạnh Phúc ngay chính trên quê hương mình đang sống như thể bị ‘’lưu đày’’, sẽ còn chịu đựng nhiều sự trấn áp nghiệt ngã. Bởi vì những kẻ cầm quyền ngự trị ở Hà Nội đã có thể lạnh lùng ra lệnh cho đại diện của họ tại Hội Đồng Nhân Quyền từ chối tiếp nhận 45 Khuyến cáo xây dựng trên những cơ sở vững chắc với thiện ý trong sáng của 18 nước có chính thể khác nhau và không có thái độ gì gọi là ‘’thù nghịch’’ với nhân dân Việt Nam.
Những chiến sĩ hiếu hòa nhưng quyết tâm hành động, với trí tuệ thông minh, sử dụng tiếng nói và ngòi bút để phục hồi và bảo vệ Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam sẽ không bao giờ cô độc. Chắc chắn tình trạng vi phạm Nhân Quyền Việt Nam tiếp tục là một mối quan tâm của nhiều nước dân chủ, hội viên Liên Hiệp Quốc và thành viên Hội Đồng Nhân Quyền hoặc quan sát viên tại cơ quan này. Chia xẻ mối quan tâm chung đó còn có các tổ chức Phi Chính phủ bênh vực Nhân Quyền cũng như nhiều tổ chức quốc tế và các Quốc hội dân chủ trên thế giới. Tất cả những người bạn tốt của dân tộc Việt Nam sẽ xem xét CHXHCNVN có thực thi hay không và nếu có, thì thực thi đến đâu, gần một trăm Khuyến cáo mà họ đã chấp thuận ghi trên Văn kiện chính thức trước Hội Đồng Nhân Quyền. Tất cả sẽ tiếp tục đề cập, truy hỏi, chất vấn nhà cầm quyền CSVN và đại diện của họ về những vấn đề nêu ra trong 45 Khuyến cáo bị họ ngoan cố từ chối trước sự chứng giám của công luận quốc tế.
Tham dự Khóa họp thứ 12 của Hội Đồng Nhân Quyền (từ 14/9 đến 2/10), đoàn đại diện Văn Bút Quốc Tế gồm nữ văn sĩ và triết gia Fawzia Assaad, cựu Chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và thành viên Ban Chấp hành Văn Bút Quốc Tế, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy ban Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù, và nữ văn hữu Elisabet Middelton, thành viên Ủy ban Văn Bút Na Uy Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù. Nữ văn hữu Fawzia Assaad đã đọc bản Tuyên Bố của Văn Bút Quốc Tế về cuộc Khảo Sát Nhân Quyền Việt Nam. Tài liệu được phân phát ngay trong phòng họp và được gởi bằng điện thư đến nhiều phái bộ ngoại giao và giới truyền thông báo chí quốc tế.
Genève ngày 29 tháng 9 năm 2009
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
-------------------------------------------------------------------
* Ghi chú thêm của LHNQVN -TS:
Ân Xá Quốc Tế trân quý tên những nhà dân chủ đối kháng Việt Nam bị đàn áp.
Bản Tuyên Bố của Ân Xá Quốc Tế có nhắc đến một số nhà dân chủ đối kháng Việt Nam bị cầm tù. Đó là ba luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định, Linh mục Nguyễn Văn Lý, các ông Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim và Trần Huỳnh Duy Thức. Đồng nghiệp Marianne Lilliebjerg đại diện Ân Xá Quốc Tế có nhờ nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đọc tên các nhà dân chủ đối kháng và lập lại nhiều lần để giúp bà Orlaith Minogue, đồng nghiệp của bà, học cách phát âm tiếng Việt. Sau đó, lúc đọc bản Tuyên Bố viết bằng tiếng Anh , đồng nghiệp Orlaith Minogue đã cố gắng phát âm tên tiếng Việt để chứng tỏ lòng quý mến của bà và Ân Xá Quốc Tế đối với những người vì đã dấn thân tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền mà bị đàn áp, tù đày ở Việt Nam.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay Cộng Hòa Trung Phi? Lầm lẫn hiếm thấy!
Từ ngày 25 đến 29 tháng 9 năm 2009, trên trang thông tin điện tử của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân Quyền, hồ sơ lưu trữ ghi chức vụ của người đại diện CHXHCNVN đã dự phiên họp Khảo Sát Nhân Quyền Việt Nam của Hội Đồng Nhân Quyền, nguyên văn như sau :
Consideration of the outcome on Viet Nam
A/HRC/12/11, A/HRC/12/11/Add.1
Viet Nam
H.E. Mr. Pham Binh Minh, Permanent Representative of the Central African Republic to the United Nations Office at Geneva (...)
Final remarks by the State under review
Viet Nam
H.E. Mr. Pham Binh Minh Permanent Representative of the Central African Republic to the United Nations Office at Geneva (...)
Dịch thoát :
Ô. Phạm Bình Minh, Đại diện thường trực nước Cộng hòa Trung Phi tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève.
Cộng hòa Trung Phi là một nước ở miền trung Châu Phi, nằm giữa các nước Tchad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng Hòa Congo, Soudan và Cameroun. Còn CHXHCNVN hiện nay ở bán đảo Đông Dương, giáp giới Trung Cộng, Lào cộng và Vương quốc Cao Miên. Không hiểu vì sao mà cơ quan Liên Hiệp Quốc đã có thể lầm lẫn như vậy được?
______________________________________________
Khóa Họp thứ 12 của Hội Đồng Nhân Quyền
Nhận xét Phúc Trình về cuộc Khảo sát Định kỳ Toàn cầu - Việt Nam
(Ngày Thứ Năm ngày 24 tháng Chín năm 2009)
Tuyên bố của Văn Bút Quốc Tế
(Tổ chức Phi chính phủ có tư cách Tư vấn cho ECOSOC)
Chúng tôi, Văn Bút Quốc Tế, Hiệp hội các nhà văn thế giới đại diện cho các thành viên tại 102 quốc gia tiếp nhận các ý kiến của Nhà nước Việt Nam trong bản Báo cáo Quốc gia gửi tới Hội Đồng Nhân Quyền. Báo cáo đã thừa nhận tầm quan trọng của sự đa dạng trong lĩnh vực truyền thông. Tổ chức của chúng tôi cho rằng truyền thông tự do là một thành phần cốt yếu của một nhà nước cởi mở và dân chủ, và chúng tôi hy vọng rằng các ý kiến đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy sự cởi mở của chính quyền Việt Nam trong việc mở rộng hơn nữa sự tiếp cận thông tin cho nhân dân Việt Nam. Văn Bút Quốc Tế cũng ghi nhận rằng nhà chức trách Việt Nam đã xác định những ưu tiên đặc biệt trong việc đảm bảo “quyền tự do phát biểu quan điểm, tự do báo chí và tự do thông tin”, cũng như việc thúc đẩy sự tôn trọng các tôn giáo và tín ngưỡng.
Tuy nhiên, nhân dịp này, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều nhà văn, nhà báo và nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù hoặc bị quản thúc tại gia chỉ vì những người này đã thể hiện quan điểm hay sự phản đối của họ một cách công khai, trong những bài viết, ấn phẩm bị nhà cầm quyền coi là bất hợp pháp vì được in không đưa kiểm duyệt trước hoặc được tùy tiện phổ biến trên Internet. Đây là sự vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), mà Việt Nam là một nước thành viên. Căn cứ vào các hồ sơ hiện có của Văn Bút Quốc Tế, vẫn còn mười một người bị cầm tù tại Việt Nam , bị kết án chỉ vì đã viết ra những suy nghĩ của mình. Văn Bút Quốc Tế sẽ tiếp tục hành động để những người này sớm được trả lại tự do và để chấm dứt mọi cách thức đàn áp quyền tự do ngôn luận. Đặc biệt, Văn Bút Quốc Tế sẽ tiếp tục thúc giục nhà chức trách Việt Nam bãi bỏ cơ chế thanh lọc do chính quyền điều khiển, một cách thức nhằm kiểm duyệt trước và sau khi xuất bản. Về phương diện này, chúng tôi viện dẫn những Khuyến cáo số 44, 45, 46, 47, 48 và 52 liên quan đến Quyền Tự do Phát biểu quan điểm (mà nhà cầm quyền Hà Nội cam chịu tuân thủ) *:
* II. PHẦN KẾT LUẬN và/hoặc KHUYẾN CÁO
Khuyến cáo số 44. Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng các công dân có thể thực hiện hoàn toàn các quyền của mình về tự do phát biểu quan điểm và tự do tôn giáo (Á Căn Đình).
Khuyến cáo số 45. Bảo đảm quyền để tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tin tức, tài liệu và ý tưởng và ý tưởng phù hợp với Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (Ý).
Khuyến cáo số 46. Đệ trình dự án luật tiếp cận thông tin và cố gắng để dự án luật đó được ban hành lập tức (Gia Nã Đại).
Khuyến cáo số 47. Áp dụng các biện pháp bảo đảm sự tôn trọng đầy đủ quyền tự do phát biểu quan điểm, kể cả trên Internet, được thực thi trong công tác sửa đổi để cải tiến luật về các phương tiện truyền thông báo chí (Thụy Điển).
Khuyến cáo số 48. Xem xét việc tăng cường các quy định bảo vệ tự do báo chí nêu trong Luật báo chí năm 1999 (Úc); đảm bảo sao cho công cuộc duyệt xét lại luật báo chí tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về chủ đề này, đặc biệt là việc bảo vệ các nhà báo (Thụy Sĩ); đảm bảo sao cho các luật lệ liên quan đến báo chí tuân thủ Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (Hòa Lan).
Khuyến cáo số 52. Nỗ lực tăng cường các hoạt động trong lãnh vực các quyền tự do dân sự và chính trị, kể cả quyền tự do phát biểu quan điểm, tự do báo chí và tự do tôn giáo (Đại Hàn Dân Quốc).
(Trích Phúc Trình của Nhóm Công Tác về Khảo sát Định kỳ Toàn cầu - Việt Nam A/HRC/12/11 - 17 tháng 9 năm 2009).
Do đó, Văn Bút Quốc Tế cùng với Ủy Ban Nhân Quyền sẽ tiếp tục khuyến cáo đòi Nhà nước Việt Nam bãi bỏ mọi hạn chế đối với quyền tự do phát biểu quan điểm và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với Điều 19, đồng thời yêu cầu họ chấm dứt hình thức bỏ tù hoặc quản thúc tại gia đối với những người có quan điểm bất đồng với chế độ.
Bản dịch tiếng Việt của Hà Tản Viên
----------------------------------------
12th Session of the Human Rights Council
Consideration of the Universal Periodic Review Report on Viet Nam
(Thursday 24 September 2009)
Statement by International PEN (NGOs in Consultative Status with ECOSOC)
International PEN, the world association of writers representing members in 102 countries, welcomes the comments made by the State of Viet Nam in its National Report to the Human Rights Council that recognizes the importance of media diversity. Our organization sees free media as an essential part of a democratic and open state, and express the hope that the comments in the report will prove to be a sign of the Vietnamese government’s openness to giving greater access to information to its people.
International PEN also notes that the Viet Nam authorities have made among its special priorities ensuring “freedom of expression, press and information”, as well as facilitating respect for religions and beliefs.
However, our organization takes this opportunity to highlight that there remain a significant number of writers, journalists and dissidents held in detention, or under house arrest, for having expressed their opinions or dissent publicly, publishing underground or on the Internet, in violation of Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), to which Viet Nam is a state party. According to International PEN’s present records, there are eleven people imprisoned in Viet Nam today, convicted by the authorities solely for their writings. International PEN will continue to press for their release and an end to other official means of suppressing free speech. In particular, International PEN urges the authorities to lift the government-controlled screening mechanism, which aims at allowing pre- and post- publication censorship. In this respect, we refer to recommendations 44, 45, 46, 47, 48 and 52 concerning Freedom of expression (which enjoyed the support of Viet Nam )*:
* II. CONCLUSIONS and/or RECOMMENDATIONS
The recommendations formulated during the interactive dialogue have been examined by Viet Nam and the recommendations listed below enjoyed the support of Viet Nam (...)
44. Take the necessary steps to ensure that citizens can fully exercise their rights to freedom of expression and freedom of religion ( Argentina ).
45. Fully guarantee the right to receive, seek and impart information and ideas in accordance with Article 19 of International Covenant on Civil and Political Rights ( Italy ).
46. Introduce and seek prompt passage of access-to-information legislation ( Canada ).
47. Take steps to ensure full respect for the freedom of expression, including on the Internet, is implemented in current preparations for media law reform ( Sweden ).
48. Consider strengthening press freedom protections contained in the1999 press law ( Australia ); ensure that the review of the press law follows the international standards on this subject, particularly with respect of the protection of journalists ( Switzerland ); ensure that press laws are in compliance with Article 19 of International Covenant on Civil and Political Rights ( Netherlands ).
52. Strengthen efforts in the areas of civil and political freedoms, including freedom of expression and the press and freedom of religion ( Republic of Korea ).
(Excerpts from Report of the Working Group on the Universal Periodic Review - Viet Nam A/HRC/12/11 - 17 September 2009)
International PEN therefore concurs with the Human Rights Committee’s recommendation to the Vietnamese State to put an end to restrictions on freedom of expression and to bring legislation to comply with Article 19, and demand the authorities to bring to an end the pattern of imprisonment and residence surveillance against all those who hold dissenting views.
-----------------------------------------------------------
12ème Séance du Conseil des Droits de l’Homme
Considération sur le rapport de l’Examen Périodique Universel sur le Viet Nam
(Jeudi 24 septembre 2009)
Déclaration du PEN International (ONGs en statut consultatif avec ECOSOC)
PEN International, association mondiale d’écrivains qui représente des membres dans 102 pays, accueille les déclarations exprimées par l’Etat du Viet Nam dans son rapport national au Conseil des Droits de l’Homme, reconnaissant l’importance de la diversité dans les médias. Notre organisation considère la liberté des médias comme partie intégrante et essentielle d’un état démocratique et ouvert, et exprime l’espoir que les commentaires de ce rapport prouveront bientôt le signe d’une ouverture du gouvernement vietnamien pour permettre à sa population un meilleur accès à l’information. PEN International prend note que les autorités du Viet Nam ont parmi leurs priorités d’assurer la liberté d’expression, de la presse et de l’information, ainsi que de faciliter le respect de la religion et des croyances.
Malgré tout, notre organisation profite de cette occasion pour rappeler qu’il reste un nombre significatif d’écrivains, journalistes et dissidents en prison ou en résidence surveillée pour avoir exprimé leurs opinions ou leur désaccord publiquement dans des publications “clandestines’’ ou sur Internet, ce qui est en violation de l’Article 19 du Pacte International relatif aux Droits Civils et Politiques (PIDCP), dont le l’Etat du Viet Nam est signataire. D’après les documents actuels du PEN International, onze personnes sont aujourd’hui détenues au Viet Nam, condamnées par les autorités uniquement pour leurs écrits. PEN International continue à exiger leur libération ainsi que l’abandon d’autres moyens utilisés par le gouvernement pour bâillonner la liberté d’expression. Particulièrement, PEN International insiste que les autorités suppriment le mécanisme de contrôles ayant pour but de mettre en application la censure avant et après toute publication. À cet égard, nous nous référons aux Recommandations 44, 45, 46, 47, 48 and 52 concernant la liberté d’expression, (auxquelles l’Etat du Viet Nam a souscrit) *.
* II. CONCLUSIONS et/ou RECOMMANDATIONS
Les recommandations formulées au cours du dialogue ont été examinées par le Viet Nam, qui a souscrit à celles qui sont énumérées ci-après: (...)
44. Prendre les mesures nécessaires pour garantir que les citoyens peuvent exercer pleinement les droits à la liberté d’expression et à la liberté de religion (Argentine).
45. Garantir pleinement le droit de rechercher, de recevoir et de répandre des informations et des idées conformément à l’Article 19 du Pacte international relatif aux droits civils et politiques (Italie).
46. Présenter une loi sur l’accès à l’information et s’efforcer d’en obtenir l’adoption au plus tôt (Canada).
47. Prendre des mesures pour garantir que le plein respect de la liberté d’expression y compris sur Internet, est appliqué dans les travaux actuellement menés en vue de préparer la réforme de la loi sur les médias (Suède).
48. Envisager de renforcer les dispositifs protégeant la liberté de la presse énoncée dans la loi de 1999 relative à la presse (Australie); veiller à ce que la révision de la loi relative à la presse respecte les normes internationales applicables en la matière, en particulier pour ce qui est de la protection des journalistes (Suisse); veiller à ce que les textes de loi relatifs à la presse soient conformes à l’Article 19 du Pacte international relatif aux droits civils et politiques (Pays-Bas).
52. Renforcer l’action menée dans le domaine des libertés civiles et politiques, y compris la liberté d’expression, la liberté de la presse et la liberté de religion (République de Corée).
(Extraits du Rapport du Groupe de Travail sur l’Examen Périodique Universel – Viet Nam A/HRC/12/11 - 17 septembre 2009)
Ainsi PEN International s’entend avec le Comité des Droits de l’Homme sur la recommandation à l’État vietnamien pour lui demander de cesser toute entrave à la liberté d’expression, de modifier des lois conformément à l’Article 19 et de mettre fin à la détention en prison et à la mise en résidence surveillée contre tous ceux qui ont des idées dissidentes.
Bản dịch tiếng Pháp của bà Hoàng Nguyên
trừ đoạn *II. CONCLUSIONS et/ou RECOMMANDATIONS 44. – 52. là nguyên văn.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
No comments:
Post a Comment