Saturday, April 17, 2010

BÍCH HUYỀN * TƯỞNG NIỆM 30-4-1975




TƯỞNG NIỆM NGÀY VONG QUỐC 30-4-1975



I. KHÓC BẠN TÙ VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HÒA


1. Ðại Tá Hồ Hồng Nam (Tổng Cục CTCT)Khoá 3/TVBQGVN
Vừa được tha về năm 1978 thì chết tại bệnh viện.
2.Th. Tá Ðoàn Kỳ Long (Tổng Nha Cảnh Sát)Khoá 10/TVBQGVN
Chết tại Trại Tù số 4 Xã Yên Lâm, Huyện Thiếu Yên, Thanh Hóa năm 79.
3.Th. Tá Mã Thành Nghĩa (Tiểu Ðoàn 411 ÐPQ)Khóa 10/TVBQGVN
Tuẫn tiết cùng với vợ, để lại con thơ tại nhà ở Bạc Liêu
4.Th. Tá Nguyễn Hữu Ðăng (Quận Trưởng) Khóa 13/TVBQGVN Chết tại Trại Tù K1, Tân Lập Vĩnh Phú năm 1979
5.Ðại Uý Nguyễn Thành LongKhóa 14/TVBQGVN
Bị biệt giam rồi tự tử chết tại Nhà Tù Suối Máu năm 1978.
6.Th. Tá Tôn Thất LuânKhóa 14/TVBQGVN
Chết ở ngoài Bắc không rõ năm.
7.Th. Tá Ðỗ Hữu TướcKhóa 14/TVBQGVN
Chết tại Trại Tù Lạng Sơn.
8.Tr/Tá Phạm Văn NghymKhóa 18/TVBQGVN
Chết tại trại tù Hoàng Liên Sơn
9.Th/Tá Vũ Văn Kiêm (Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu Gia Ðịnh)Khóa 17/TVBQGVNVượt ngục mất tích tại Trại Tù Bù Gia Mập Tháng 5, 1977. Tin tức do vợ là Vũ Nguyệt Ánh cung cấp.
10.Ðàm Ðình LoanKhóa 19/TVBQGVNChết tại Trại Tù Miền Bắc.
11.Th.Tá Nguyễn Ðức Nhị Khoá 19/TVBQGVNKiên giam chết tại Trại Tù Tân Lập, Vĩnh Phú năm 1981
12..Nguyễn Văn Sinh Khoá 19/TVBQGVNVượt ngục ở Bù Gia Mập rồi mất tích.
13. Tr. Tá Huỳnh Như XuânKhoá 19/TVBQGVNChết tại trại tù Miền Bắc không rõ năm
14.Thiếu Tá Trần Văn Hợp (T. Ðoàn Trưởng TÐ2 TQLC)Khoá 19/TVBQGVNChết vì ngộ độc tại Trại 5 Kiên Thành, Ngòi Lao, Yên Báy năm 1978.Nguyễn Ngọc CangKhoá 20/TVBQGVNChết tại Trại Tù Hoàng Liên Sơn.
15. Th. Tá Huỳnh Túy Viên (Quận Trưởng Ðầm Dơi)Khóa 20/TVBQGVNBị cộng sản tử hình bằng cách cho người móc mắt ngay tại quận lỵ Tháng 5, 1975.
16.Thiếu tá Hoàng trọng KhuêKhóa 21/TVBQGVN Tử hình tại Huế ( Phục Quốc)Ð/U Trịnh lan PhươngKhóa 21/TVBQGVNTự sát tại Phủ Tổng Thống
17.Th/ Tá Ðỗ công HàoKhóa 21/TVBQGVNTự sát tại BTL/QÐ1Ðoàn Văn Xương (Hải Quân)Khoá 22/TVBQGVNBị đánh chết sau khi vượt ngục tại Trại 6 Nghệ Tĩnh.
18.Th/úy Nguyễn Hoàng HùngKhoá 23/TVBQGVNTù 7 năm vượt biển rồi mất tích với cả gia đình năm 1983.
19.Tr/úy Nguyễn Ngọc Bửu (Ðại Ðội Trưởng TQLC)Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục Xuân Phước bị bắn chết tại Ấp Tây Sơn , Ðắc Lắc ngày 19-11-80.
20.Tr/úy Lý Công Pẩu (AET)Khóa 26/TVBQGVN Tử hình tại Trảng Lón Tây Ninh 1975
21.Th/úy Trần Hữu SơnKhóa 28/TVBQGVN Bị giết khi vượt trại
22.Th/úy Trương Tráng NguyênKhóa 29/TVBQGVN Uống 16 viên thuốc ngủ tự vận chết tại Trại Tù Ấp Vàng , Sóc Trăng
23.Th/úy Trương Ðăng HậuCSVSQ//TVBQGVN Chết tại Trại Tù Hà Tây năm 1988.
24.Ð/úy Hoàng Trọng KhuêVõ Bị Quốc Gia Bị xử bắn tại Huế năm 1975.
25.Th/Tá Phan Ngọc Lương (SÐ1/BB)CSVSQ//TVBQGVN Tổ chức phục quốc bị tử hình tại Chín Hầm, Huế năm 1979.
26.Tr/úy Nguyễn Ngọc Trụ Huấn Luyện Viên/TVBQGVN Bị xử bắn tại Trại An Dưỡng Biên Hòa năm 1977
27.Tr/úy Nguyễn Văn ChungHuấn Luyện Viên/TVBQGVN Chết tại Trại Tù Nghệ Tĩnh không rõ năm.


II.NHÀ TÙ CỘNG SẢN
Cai tù Việt Cộng - Phần 1
Như hàng ngàn nhà tù khác, Việt cộng đã dựng lên sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, ngày cuối cùng của hạn kỳ 10 ngày do chính chúng quy định cho Sĩ Quan cấp Úy đi “học tập cải tạo” đã qua tại nhà tù Long Giao. Nỗi hoài nghi về sự lừa gạt của Việt cộng càng ngày càng trở thành chính xác khi tuần thứ 10 cũng đã qua luôn.

Cái án tù vô hạn định không hề tuyên bố đang chính thức được thi hành để hủy diệt dần mòn số phận toàn thể Sĩ Quan của 1 quân đội thua trận vì bị Đồng Minh phản bội.

Trước khi chuyển tù từ các nơi tập trung ở Saigon về Long Giao, cán bộ Việt cộng phụ trách công tác tuyên bố:”nhờ chính sách khoan hồng đại lượng của cách mạng hôm nay các anh được đưa đến 1 địa điểm đầy đủ điều kiện thuận lợi để học tập cải tạo...”, tới nơi mới thấy địa điểm đầy đủ điều kiện thuận lợi là 1 chỗ không có lấy một cái cầu tiêu, không 1 miếng ván lót nằm.

Thêm chuyện lạ khó tin nhưng có thật với nhân chứng gồm hàng trăm ngàn người đi ở tù, đó là ở tù phải đóng tiền cơm! Chỉ sau khi đến Long Giao tới ngày thứ hai, toàn thể tù nhân bị bọn cai tù bắt nộp tiền cơm. Chúng biết thóp ai cũng mang theo vài ngàn để phòng thân nên vét trọn được một mẻ rất khá.

Đểu cáng là tuy đóng tiền cơm, nhưng hàng ngày nhà bếp tù chỉ được phát gạo mục rỗng ruột. Thứ gạo bỏ vào nước vo nổi nhiều hơn chìm. Kết quả sau một thời gian ngắn, rất nhiều người bị mắc bệnh phù vì thiếu sinh tố B1. Chân người bệnh sưng mọng lên gấp hai ba lần khiến cho việc đi lại thật khó khăn. Dã man hơn nữa, có khi Việt cộng còn phát ra những bao gạo trộn đầy đất cát.

Thứ gạo này khi nấu thành cơm cả trại đều nhăn mặt người nghĩ cách đổ đầy nước vào nửa chén cơm rồi lấy đũa khuấy thật mạnh cho sạn cát lắng xuống nhưng cũng không thể nào lọc được.

Cơm và đất cát đã dính bết vào nhau rồi. Cả ngày hôm đó cơm tù còn nguyên. Anh em đợi bọn cai tù xuống nói rõ sự việc, nhưng bọn này nghe xong thản nhiên trả lời :

- Các anh phải khắc phục.

Bệnh tật phát sinh trong trại tù mỗi ngày một tăng. Phụ trách y tế trại là một con y tá vườn. Con này mới bò từ rừng ra sau ngày 30-4-75. Hàng ngày nó ngồi vênh váo bên trong khuôn cửa sổ căn nhà dùng làm trạm y tế để làm việc.

Tù bệnh buổi sáng đến ngồi chờ bên ngoài lần lượt tới khai. Bất cứ bệnh gì, con này cũng khủng khỉnh cho toa điều trị 1 cách quái đản. Giữa năm 1975 không ai có thể ngờ y tá Việt cộng lại có cách chữa bệnh bán khai đến như vậy :

- Bệnh gì?

- Tôi bị phù, người mỏi mệt, đau nhức toàn thân.

- Xuống nhà bếp xin nước vo gạo đun lên mà uống.

-...?!?

- Bệnh gì?

- Tôi bị tiêu chảy.

- Tiêu chảy ra làm sao?

- Tôi bị đi cầu nhiều lần trong ngày.

- Nhịn ăn, ra chỗ hàng rào, hái lá ổi đun lên mà uống.

-...

- Bệnh gì?

- Chân tôi bị lưỡi cuốc văng vào làm độc có mủ nhiều ngày nay rồi.

Thằng Quản giáo, cai tù trực tiếp coi mỗi buồng, sau khi nghe báo cáo thiếu hai người. Mặt nó tái đi. Tuy nhiên nó cũng vào tận nơi xem xét lại chỗ nằm của 2 người. Sau đó nó chạy về Bộ chỉ huy Trại rồi trở xuống ngay với thằng cán bộ an ninh. Hai thằng chia nhau tém gọn tất cả đồ đạc của tù trốn.

Tối hôm đó cả buồng 5 phải ngồi sinh hoạt kiểm điểm, dưới sự theo dõi và chất vấn của thằng Quản giáo.

Mọi người đến phiên phát biểu ý kiến đều cả quyết xác nhận không hề hay biết gì về âm mưu của hai người trốn trại.

Thằng quản giáo cố nén tức giận thông báo phịa: “Tôi cho các anh biết 2 tên phản động trốn trại bị bắt lại rồi. Hiện nay trại đang có biện pháp xử lý 2 tên này. Các anh lấy đó làm gương. Đừng bao giờ dại dột mà trốn trại. Các anh có trốn cũng không thể nào thoát được. Vì khắp nơi nhân dân ta đều là tai mắt của Đảng và nhà nước.”

Mặc dù bọn cai tù Việt cộng hết sức dọa nạt để ngăn chặn nạn trốn trại, nhưng không bao lâu một vụ trốn trại đông hơn trước lại xẩy ra. Lần này anh em ở nhiều buồng đặt kế hoạch chung nhưng họ lại thiếu may mắn hơn 2 người lần trước.

Sau vài ngày, xảy ra vụ thứ hai. Cả trại chứng kiến cảnh ba người bị dẫn giải về. Cả 3 quần áo rách tả tơi, tay bị trói quặt về phía sau bằng dây kẽm gai, mặt mày sưng húp, bầm máu. Họ đi không còn vững, lúc nào cũng chỉ chực ngã chúi về phía trước.

Sau khi được nhá cho mọi người thấy, họ bị nhốt ngay vào những cái cũi tù mà muốn ngồi dậy phải cúi đầu thật thấp. Anh em dò hỏi mới hay toán vượt ngục thất bại gồm 7 người. Bốn người đã bị bắn chết trong rừng. Ba người còn lại không bị bắn nốt vì sau khi tra tấn họ chết đi sống lại nhiều lần, bọn cai tù thấy rồi cũng chết, nên mang về trại để dằn mặt những người khác.

Lần này các đội tù không bị bắt sinh hoạt kiểm điểm về việc trốn trại nữa. Bọn cai tù sợ phản tác dụng nếu công khai hóa liên tục những tin tức loại này.

Tuy nhiên thằng quản giáo vẫn lên giọng răn đe: “Hiện nay trong trại ta vẫn còn những kẻ ngoan cố, chúng muốn coi thường luật pháp XHCN, đang âm mưu trốn trại để tiếp tục chống phá cách mạng. Nhưng không được đâu. Kẻ nào có ý đồ làm những chuyện dại dột đó sẽ bị trừng trị đích đáng như các anh đã thấy. Bốn tên cực kỳ phản động, chống đối đến cùng đã bị chính nhân dân ta bắn hạ. Ba tên còn lại nhờ vệ binh can thiệp kịp thời đưa về trại. Nếu những tên này biết ăn năn thật tâm hối cải thì sẽ được hưởng chính sách khoan hồng. Đây là lần chót để các anh suy nghĩ học tập cho tốt.”

Khoan hồng đâu không thấy, chỉ thấy vài ngày sau hai người trong cũi đã chết tại chỗ. Còn 1 người nằm mê man, bất tỉnh không ăn không uống nổi nữa, bọn cai tù nói là cho đi viện, nhưng có lẽ là viện dưới âm ty.

Lần này bọn cai tù có vẻ yên tâm vì cả 7 người trốn trại đều bị chúng bắn hạ hoặc tra tấn đánh đập rồi cũng chết luôn trong cũi. Biện pháp đó tưởng đâu đã bóp chết được phong trào trốn trại. Trái lại vẫn có những anh em tiếp tục quyết tâm tự cứu. Trước sự gan lì này, bọn cai tù chơi trò khác.

Chúng bày ra tòa án, cố tạo không khí nghiêm trọng để xử người trốn trại. Một buổi sáng cả trại nghỉ lao động. Từng đội sắp hàng cạnh nhau trước loa phóng thanh trực tiếp truyền thanh phiên xử Đại úy Thịnh tội âm mưu trốn trại.

Riêng thành phần “chức sắc” gồm các lán trưởng, tổ trưởng tù được tham dự tận mắt phiên tòa tại bộ chỉ huy trại. Nhưng xử cái gì nữa, phiên tòa chưa bắt đầu, đã có 1 chiếc xe Molotova chở cỗ quan tài đưa vào trại.

Mọi người nhìn nhau : “xong rồi!” và đúng như thế. Cuối cùng bản án được một thằng Việt cộng mặt đầy sát khí ngồi bàn chánh án tuyên ra 2 chữ vắn gọn: “Tử hình!”. Đại Úy Thịnh bị mang ra bắn trước sự chứng kiến bắt buộc của đồng đội.

Thấm thoát 1 năm tù trôi qua ở trại Long Giao với tất cả 3 lần tù nhân phải làm bản tự khai. Lần nào để tù nghỉ lao động làm công việc này, tên trại trưởng cũng khoác lác phủ đầu : “Hồ sơ lý lịch của các anh, cách mạng đã có đầy đủ. Bây giờ trại chỉ muốn coi xem các anh có thực thà khai báo lại hay không. Căn cứ vào lời khai của các anh, trại sẽ đánh giá chính xác thiện chí học tập cải tạo từng người”.

Sự thực thì bọn Việt cộng chẳng biết cách nào để biết rõ lý lịch từng người trong số hàng trăm ngàn tù chúng giam giữ. Thế nhưng chúng lại rất muốn biết để có yếu tố phân loại, biên chế nhằm áp dụng đúng tiêu chuẩn những biện pháp thích đáng hơn đối với mỗi thành phần.

Hòng chắc ăn, chúng bắt tù khai đi khai lại 3 lần lý lịch của từng người với cùng các câu hỏi giống nhau để khai thác mọi kẽ hở sai biệt nếu có trong lý lịch bất cứ người nào. Sau đó căn cứ vào hồ sơ lý lịch này chúng thực hiện kế hoạch chuyển trại qui mô.

Một nửa số tù đã được chuyển khỏi trại. Những người còn lại đang hoang mang lo lắng thì có lệnh tập trung lên sân Bộ chỉ huy trại để thằng trại trưởng làm việc :

- Hôm nay tôi thông báo cho các anh biết 1 việc hết sức quan trọng để chuẩn bị. Các anh sẽ được đưa tới 1 nơi khác có đầy đủ điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc đi học tập cải tạo. Bây giờ các đội trở về lán thu xếp tư trang cho thật gọn chờ quản giáo xuống hướng dẫn di chuyển.

Hàng ngàn tù nhìn nhau hỡi ôi : Lại đến một nơi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa!

Cái thuận lợi sơ khởi của lần này là tù được đi tàu thủy, con tàu có tên Sông Hương rất đẹp, nhưng đã được bọn cai tù Việt cộng biến thành 1 cái địa ngục nổi kinh hoàng.

Tù từ nhiều nơi cùng lúc được đưa tới Tân Cảng Saigon để tàu chở ra Bắc. Trên boong tàu 1 cửa cầu thang nhỏ được mở ra để tù xuống hầm. Giòng người nối đuôi nhau tụt xuống liên tục suốt từ chiều đến nửa đêm mới hết.

Mới đầu người xuống trước còn duỗi chân ra được, nhưng dần dần tất cả phải co chân lại mới đủ chỗ ngồi. Phần cuối khoang chừa lại 1 khoảng nhỏ để làm nơi đại và tiểu tiện.

Chỉ sang đến ngày thứ hai là phân và nước tiểu đã bắt đầu chảy ngược lại phía người ngồi. Nắp cầu thang trổ lên boong lúc nào cũng đóng chặt. Cứ như thế hàng ngàn người đã không đủ khí trời mà thở, lại còn phải hít thêm mùi phân và nước tiểu càng lúc càng nồng nặc.

Ngày nào cũng có vài người ngất xỉu. Xỉu thì nằm đó cho đến khi tắt thở. Anh em chung quanh la hét kêu cấp cứu nhưng khoảng vài tiếng đồng hồ sau nắp thang mới mở để cho 4 người ngộp thở khiêng người hết thở lên boong tàu.

Thế rồi các xác chết kia được quăng xuống biển, 1 nơi sạch sẽ mát mẻ hơn dưới hầm tàu, chỗ những cái xác sống đang chịu cực hình ngồi trên cức đái sình thối.

Cái thuận lợi kế tiếp là đi xe lửa Bắc Việt. Tàu vừa cập cảng Hải Phòng, tù được dồn thốc tháo từ địa ngục nổi sang địa ngục lăn. Mỗi toa xe địa ngục này có 2 thằng Việt cộng cầm súng kềm tù leo lên.

Khi toa đã chật cứng, 2 cái lưỡi lê được dùng để bắt buộc những người ngồi gần cửa phải rướn người bật ngửa ra phía sau lòi chỗ cho người đang chờ dưới đất lên tiếp.

Trong toa người nọ phải ngồi đè lên người kia mới đủ chỗ chứa hết số tù quy định cho mỗi toa. Cửa toa được kéo lại khóa chặt. Trong bóng đêm mù đặc, chuyến tàu đen đưa tù về nẻo Yên Bái. Tới ga khi cửa mỗi toa mở ra cho tù xuống, những người yếu sức quá đã chết ngộp từ bao giờ.

Cái thuận lợi sau cùng và lâu dài nhất là tù được đưa lên địa phận Hoàng Liên Sơn, 1 nơi rừng sâu nước độc vào bậc nhất miền Bắc VN. Ở đây không có người, không có nhà, không có đường đi lối lại mà chỉ có muỗi, vắt, đỉa, bọ cạp và rắn rết.

Tù phải tự tay dựng lấy nhà giam chính mình. Nguyên vật liệu là gỗ, tre, giây rừng. Dụng cụ gồm vài con dao rựa với mấy cái cưa cùn. Tuyệt nhiên không hề có 1 cây đinh hay cọng kẽm nào!

Thằng trại trưởng chưa có trại luôn mồm đốc thúc : “Trách nhiệm trước mắt ta là xây dựng trại. Tất cả các anh phải phấn đấu tích cực nhanh chóng hoàn thành công tác được giao phó sớm chừng nào hay chừng nấy.”

Trong sự thiếu thốn dụng cụ vật liệu quá đáng mỗi khi tù gặp trở ngại hỏi thêm bất cứ thứ gì cũng được đáp ứng bằng mồm ngay :”Các anh phải biết lao động sáng tạo chứ. Phải biết tự tạo ra phương tiện mà dùng chứ. Phải biết khắc phục chứ”.

Bài thuốc khắc phục đã được cai tù mang ra xử dụng trong mọi trường hợp cần cung ứng bất cứ thứ gì hiện đang thiếu thốn. Khắc phục không hơn không kém nghĩa là chẳng có gì ngoài sức lao động của con người, con vật lao động đúng nghĩa nhất dưới chế độ Cộng sản.

Sau khi có được những cái thuận lợi đặc biệt vừa kể, tù bắt đầu nhận bản án khổ sai biệt xứ đồng đều nhau. Ngay khi trại giam vừa hoàn tất, cai tù qui định chỉ tiêu lao động mới: “Kể từ nay hàng ngày mỗi người các anh phải mang về cho trại một cây gỗ dài ít nhất 5m, đường kính ít nhất 30 phân. Hôm nào có lệnh lấy vầu (một loại tre cực lớn), mỗi người hai cây dài 10m, đường kính ngọn không dưới 10 phân. Trại vừa nhận đủ số dao rừng để phát cho các anh đi lao động mỗi người 1 con. Buổi chiều công tác xong, anh nào trực đội, tập trung dao mang trả kho. Ai làm mất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và sẽ được xử lý thích đáng. Đây là công tác trại giao cho các anh để học tập cải tạo. Vậy anh nào tỏ ra chây lười lao động, cố tình không hoàn tất chỉ tiêu, trại sẽ áp dụng biện pháp cắt phần ăn mỗi ngày.”


PHẦN 2
Đường ra Vĩnh Phú
Ngồi trong toa của con tàu Thống Nhất, tôi vẫn chưa hoàn hồn. tay khư khư ôm chặt chiếc túi xách trong lòng, tôi nhìn theo Dim đang cố len lỏi tìm lối ra giữa những người đang đứng lố nhố tranh giành nhau xếp đồ đạc. Gần ra tới cửa, Dim còn ngoảnh lại nhìn tôi, đôi mắt đỏ hoe. Tôi cũng khóc. Nước mắt tôi làm nhòa đi hình ảnh Dim trong giây phút ngắn hai chị em chia tay nhau. Dim như bị xô xuống khỏi con tàu...

Xa xa, sân ga Bình Triệu dưới những ngọn đèn vàng vọt không đủ sáng, cảnh tượng vô cùng hỗn độn. Người đi, kẻ lại, người mang, kẻ vác... xô đẩy, chen lấn nhau. Tiếng la hét, tiếng gọi nhau í ới trên một khoảnh đất gồ ghề, tăm tối. Tôi cũng vừa từ đám đông đó lên đây. Bọn cán bộ nhà nước được lên tàu trước từ ga Phạm Ngũ Lão, trên những toa riêng hoặc những toa có giường nằm...

”Thật may, nếu không có Dim đi tin thì làm sao mình còn đủ hành lý!” Lần đầu tiên tôi thấy Dim khỏe quá! Hai tay hai túi xách nặng, cồng kềnh, chen đám đông phăng phăng mở lối cho tôi lên tàu. Bọn cướp giật trà trộn giựt xách tay, rạch ví, móc túi. Tiếng la thất thanh. tiếng chửi thề. Tiếng khóc, tiếng gọi nhau... tất cả tạo thành một âm thanh hỗn loạn. Thần kinh tôi như muốn đứt ra. Hai chị em chỉ kịp bám lấy song sắt của toa tàu là đã như có người đẩy lên rồi. “Kìa! Nó giựt đồng hồ của tôi!” “trời ơi! ví của tôi đâu mất rồi!” Mặc kệ. Mạnh ai nấy chen. Chân tôi bị dẫm lên đau điếng. Áo quânÀn tôi tả tơi, xốc xếch, đầu tóc rối bời.

Giờ đây, tôi ngồi trên tàu, dưới kia cảnh tượng vẫn đang tiếp diễn...

Tiếng còi hú vang báo hiệu sắp đến giờ khởi hành. Tiếng còi dài văng vẳng trong đêm tối. Ngày xưa còn bé, tôi đã từng được học những bài văn tả cảnh sân ga. Niềm vui sum họp, nỗi buồn chia ly. Tiếng còi tàu lanh lảnh âm vang trong lòng tùy theo tâm trạng của mỗi người. Lòng tôi hôm nay, tiếng còn nghe ghê rợn quá! Như tiếng rú, tiếng thét đe dọa những con người thất thế - như tôi - một thân một mình đi thăm nuôi chồng “học tập cải tạo” tại một nơi rừng sâu, nước độc tận cùng miền Bắc.

Không có một bóng người đứng trên thềm ga đưa tin. Không có một ngọn đèn vàng lẻ bóng hắt hiu, như tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Thúy u buồn ngày nào trong một ca khúc tin đưa nào đó... Xa rồi, chỉ có hàng ngàn con người lam lũ, hối hả, vội vàng trên sân ga giành giựt tranh nhau từng miếng cơm sạn mốc, từng manh áo rách.

”Giấy tờ đâu? Mở túi này ra!” Giọng hách dịch của tên kiểm soát. Rồi những khuôn mặt lạnh lùng của toán công an kinh tế phía sau. Một tên nghênh ngang cầm đèn pin, bất kể rọi vào cả mắt hành khách. Một tên cầm chiếc gậy ngắn, xấc xược thọc thọc vào hành lý của khách... Đến lượt tôi: “Giáo viên. Về Bắc nghỉ hè à? A, đi thăm nuôi chồng học tập cải tạo. Thăm nuôi tù thì nói mẹ nó ra đi. Học tập học tiếc cái nỗi gì với cái bọn ngụy ác ôn đó. Thôi, khỏi xét.” Lẽ dĩ nhiên, xét làm gì ba cái đồ lương thực. Họ muốn bắt những con buôn. Tôi cố nén tức giận, tủi hờn, mừng rỡ nhận lại tờ giấy phép, không có tờ giấy này tôi không thể vượt qua mọi cửa ải từ Nam ra Bắc. Chạy chọt hàng bao nhiêu nơi, chờ đợi hàng bao nhiêu ngày, tôi mới có được mảnh giấy đen thui này đây.

Họ di chuyển xuống hàng ghế dưới, tiếp tục hạch sách, lục lọi. Và hành khách tiếp tục năn nỉ, van xin. Hàng hóa nào có nhiều nhặn gì cho cam! Chục mét vải. Dăm gói bột ngọt. Rổ rá nhựa, xô xách nước. Bình nước mắm... Vậy mà có người vẫn khóc ngất khi bị tịch thu. Nồi cơm độn mì, độn khoai tay chỉ mong vào tiền lời nhỏ nhoi đã mất cả rồi.

Tiếng máy xình xịch. tiếng còi tàu rú lên từng hồi như thúc giục, như đồng lõa với những việc làm sai trái trên con tàu mang tên Thống Nhất Bắc Nam.

Bên ngoài trời tối, không một ánh sao. Sương khuya lạnh buốt. Vài con đom đóm lập lòe. Chung quanh tôi, mọi người đều đã nằm ngủ la liệt. Người trải miếng ni-lông dưới chân ghế chật hẹp, người nằm ngả nghiêng trên đồ đạc, ngổn ngang chật cả lối đi. Võng mắc chi chít. Tiếng ngáy, tiếng thở mệt nhọc vang lên. Tôi mệt mỏi tựa đầu vào thành ghế gỗ. Có lẽ chỉ còn có một mình tôi thao thức nên thấy đường dài. Nhớ mẹ, nhớ con, nhớ nhà.

Thế là tôi đã phải xa nhà, xa những người thân yêu, vượt mấy ngàn cây số, đi đến một nơi xa lạ. Làm sao tránh khỏi lo âu? “thân gái dặm trường”, lời nói người xưa thật đúng tâm trạng của tôi bây giờ.

Cũng trên quãng đường này, trong toa xe lửa của một thời xa lắc - thuở còn đi học - ánh mắt long lanh, giọng cười ròn rã reo vui suốt cuộc hành trình. Trại hè Nha Trang. trại hè Thống Nhất Huế. Trại hè sinh viên Huế-Saigon Đà Lạt. Mỗi mùa hè là một mùa tưng bừng hứa hẹn. Còn đâu nữa những tiếng cười khúc khích, tinh nghịch của các bạn tôi trong những đêm không ngủ? Các bạn học cũ của tôi, giờ phiêu bạt nơi đâu? Phạm Hữu Lộc, Bùi Thức Phước, Nguyễn Long Hải, Duy Trác... trong những trại tập trung cải tạo của Cộng Sản. Ấu Oanh, Hoàng Oanh, Ngọc Diệp, Kim Oanh... bán đứng buôn chạy quần áo cũ, thuốc tây. Hồng Thủy, Hồng Hảo, Ngọc Tâm, Hương Kiều Loan... ngàn trùng cách biệt.

Tôi cố quên đi những gương mặt đang say men chiến thắng Nguyn Đắc Xuân, Cao Thị Quế Hương, Kim Tuyến. Tôi ngậm ngùi thương tiếc Lê Hữu Bôi, bị thảm sát trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Bốn năm “giải phóng miền Nam” rồi, bốn năm quay cuồng, vật lộn với cuốc sống mới, có bao giờ được một vài phút suy tư?

Qua mỗi lần tàu ghé một sân ga, bất kể ngày đêm, hàng hóa rỡ xuống, chất lên nhanh chóng gọn nhẹ. Bọn chỉ huy đoàn tàu kết hợp cùng bọn công an kinh tế buôn bán thì còn sợ gì ai xét. Trong khi những người dân, hàng chỉ có một chút xíu thôi mà vẫn bị dòm ngó, hoạch họe đủ điều.

Những giỏ soài Nha Trang của vợ chồng chú bộ đội ngồi trước mặt tôi đã biến mất. Những giỏ soài treo toòng teng trên đầu, những giỏ soài la liệt dưới sàn tàu đều trống trơn. Càng đi xa hơn thì hành lý trên tàu càng vơi nên hành khách còn có lối đi. Hành khách buôn dọc đường. Xã hội chủ nghĩa cấm buôn bán cá thể mà hầu như cả nước đều buôn. Cán bộ công nhân viên mua được nửa ký đường, lon sữa, mươi gam bột ngọt mỗi tháng đều mang ra chợ bán cho người buôn, kiếm chút tiền bù đắp vào đồng lương ít ỏi. Cũng nhờ đó mà tôi mới mua được những thực phẩm thăm nuôi chồng. Tôi thở dài ngao ngán cho kiếp sống đói nghèo.

Tàu càng rời xa miền Nam, làng mạc càng hiu hắt. Bốn năm tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội là đây? Đồng ruộng khô cằn, xóm làng xơ xác. Con tàu đưa tôi vượt qua vĩ tuyến 17, tới miền Trung “ôi, quê hương xứ dân gầy” của nhạc sĩ Phạm Duy. Dân không chân lấm tay bùn - vì đồng ruộng bỏ hoang - mà sao đen đủi. Gương mặt ngơ ngơ ngẩn ngẩn, đứng trước những thau nước chờ khách trên tàu xuống mua rửa mặt, rửa chân.

Một bà cụ lưng còng xuống, manh áo vá không đủ che thân, xách ấm nước đi bán rong. Đường tàu mỗi lúc một xấu, nhất là Thanh Hóa. Con tàu tròng tranh nghiêng ngả. Đồ đạc rơi đổ cả vào người.

Làng quê miền Bắc kia sao? Tôi ngờ mình đang nằm mơ. Bởi hiện thực quá phũ phàng.
“Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn...”

Miền Bắc hai mươi năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Đồng ruộng xóa mờ ranh giới, bao la bát ngát thẳng cánh cò bay... Chỉ là hình ảnh tưởng tượng của cán bộ vẽ ra, khi tuyên truyền, khoác lác với dân miền Nam. Trước mắt tôi... đồng khô, nắng cháy. Xa xa xóm làng hoang vắng. Quán nước bên đường che bằng một mái tranh cũ nát, chiếc chõng tre lỏng chỏng một vài món quà lặt vặt: viên kẹo bột vàng, trái chuôi thâm đen. Điếu cầy tre, ấm nước, ly trà cũ bẩn... Mỗi lần tàu ngừng, hành khách tranh nhau mua từng bát cơm khô cứng, lèo tèo một ít rau xào...

Tôi đến Ga Hàng Cỏ - Hà Nội sau ba ngày, ba đêm trên tàu như một người bị tra tấn. Rã rời, mệt mỏi. Hà Nội hiện ra trong mắt tôi với tất cả sự nghèo nàn, lạc hậu. Đèn đường vàng vọt. Trong nhà, ánh điện lù mù nhưng tôi vẫn nhìn thấy nhà nhà ngồi quanh mâm cơm để dưới đất. Đó là hình ảnh đầu tiên về Hà Nội.

Nhà anh chị tôi ở tầng thứ tư của một khu nhà tập thể vùng Kim Liên. Chỉ là một phòng nhỏ hai mươi mét vuông. Độc nhất một cái giường cũ mọt dành cho bố mẹ và đứa con út còn bé. Hai đứa con lớn học đại học nằm dưới đất. Kệ sách vở đụng trần nhà. Dưới gầm giường lỉnh kỉnh bát chén, nồi niêu, xô nước. Gia đình anh chị tôi điển hình cho giới trí thức Hà Nội: chồng, cán bộ nghiên cứu khoa học, vợ bác sĩ. Tôi rùng mình lo sợ tương lai.

Hà Nội với những con đường nhỏ hẹp, đầy ổ gà, bụi bậm. Hà Nội với nhà cửa cũ nát, xiêu vẹo. Hà Nội với con người nhâng nhâng, nháo nháo, chửi thề nói tục. Không phải một thủ đô văn minh lịch sự như theo lời những cái máy nói đã mạt sát Sàigon, ca tụng Hà Nội - mà trong những buổi học tập chính trị ròng rã qua năm tháng, chúng tôi đã phải nghe. Hà Nội trong ký ức tôi, trong thơ, trong nhạc... chỉ là hư ảo.

Lên ga Bình Triệu, xuống ga Hàng Cỏ: kinh hoàng. Tiếp tục cuộc hành trình, tôi đáp tàu đi Vĩnh Phú. Ga nhỏ, người đông. Mùi hôi thối dưới đất, mùi mồ hôi nồng nặc trong ánh nắng hè gay gắt. Tôi muốn nôn oẹ. Lại bị hạch sách, nạt nộ khi làm thủ tục để được lên tàu. Lại chen lấn, xô đẩy. Tôi chạy mãi tìm cửa lên tàu. Toa nào cũng chật cứng người. Cuối cùng chỉ còn giành được một chỗ đứng ở cuối nơi toa tàu nối nhau. Khi con tàu ra khỏi thành phố, một số thanh niên leo lên nóc, tôi mới có một chỗ để ngồi bó gối.

”Ban nãy tao leo lên toa chở lợn, gà. Bị đuổi xuống.”

”Xã hội này là súc vật sướng hơn!”

Tôi nghe tuổi trẻ miền Bắc nói chuyện như thế.

Gió thổi mát lạnh. Trời vần vũ cơn mưa. Cứ ngồi như thế này cho đến tối hay sao? Thế rồi sức chịu đựng của tôi vẫn vượt qua những trận mưa trời làm ướt sũng toàn thân, những trận mưa than từ ống khói tàu nhả xuống. Cũng may là than đá, nếu không biết bao nhiêu hành khách kém may mắn không được ngồi trong toa như tôi sẽ bị nhuộm đen như thế nào?

Con tàu nặng nềđi qua những cánh rừng cọ xác xơ, những đồi chè cằn cỗi thưa thớt dưới cơn nắng cháy.
“Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi,
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...”

Tôi không hiểu sao Tố Hữu lại có thể làm được những câu thơ với những hình ảnh tươi đẹp như thế?

Ga Ấm Thượng là trạm cuối cùng, tôi xuống. Nơi đây chỉ là một túp lều tranh vách nát giữa vùng đất đìu hiu của miền thượng du Bắc Việt. Bốn bề hiu hắt, vắng vẻ. Trời chập choạng tối. Ánh đèn dầu leo lắt run rẩy như muốn tắtlàm tăng thêm vẻ hoang vu.

Tôi sẽ ở lại đây một đêm.

Sau một ngày dài ngồi bó gối trên tàu, tôi muốn ngả lưng trên chiếc giường tre ọp ẹp có trải manh chiếu nát. Những con rệp lâu ngày bị đói rủ nhau ra tung hoành làm tôi phải bật dậy suốt đêm. Sáng sớm đã có tiếng xì xầm ở bên ngoài. Dân quanh vùng lén mang chuối, gạo, gà... bán cho những người thăm nuôi tù. Họ giành nhau để được tên cán bộ nhà ga phân phối khuân vác từng thùng lương thực xuống thuyền để lấy tiền công.

Sang đò ngang, lại chuyển đò dọc. Tiền khuân vác, tiền chuyên chở, bao nhiêu cũng phải trả.

Con thuyền cũ chòng chành vì nặng hành lý. Khách trên thuyền chỉ có khoảng năm người. Từ Saigon hay từ các tỉnh miền Nam đi thăm nuôi. Thuyền không có mái. Hơi nóng từ trên trời giội xuống, từ dưới nước bốc lên. Tôi như muốn ngất lịm đi vì say sóng. Đây là con sông Lô trong nhạc Văn Cao. Không có tiếng hò, tiếng hát trên sông. Chỉ có tiếng mái chèo đập nước, tiếng sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền. Hai bên bờ sông, chỉ toàn là cây dại. Hoàn toàn im lặng.

Khi mặt trời đứng bóng, thuyền cập bến đò Ngọc. Trái với tên bến Ngọc, bến đò này toàn sỏi đá lởm chởm. Từ bờ sông lên tới đường đi, chúng tôi phải trèo lên từng phiến đá sắc cạnh. Phụ nhau kéo đồ đạc lên rồi ngồi chờ xe trâu tới thuê chở chuyển đồ vào trại.

Tôi ngồi tựa lưng vào một gốc cây khô. Bên kia sông, không một mái nhà. Cỏ cây chằng chịt. Phía sau lưng, hoang vắng. Một lối đi nhỏ mất hút sau rặng cây rậm rạp. Đứa bé trai khoảng trên mười tuổi, không biết từ đâu xuất hiện. Chiếc quần ngắn cũ chắp vá đủ màu bọc ngoài đôi chân gầy guộc. Lấm lét nhìn chung quanh, nó đến gần chúng tôi, khẽ nói:

”Cho nhà cháu vác vào trại nhá! Tiền công rẻ hơn xe trâu.”

”Trại có gần đây không hả cháu? Đi chừng bao lâu? ...”

Chợt thằng bé chạy vụt vào lùm cây.

”Này, chị kia, nói chuyện gì với nó thế?”

Tên công an, mặt non choẹt, vác súng đi tới: “Gia đình nhà đó “nà” bọn “nười” lao động. Không chịu sản xuất, chỉ định “nàm” thuê.”

Đưa đôi mắt nhìn khắp lượt có vẻ đe dọa, hắn hất hàm nói tiếp: “Đợi đấy. Sẽ có xe của Hợp tác xã phục vụ. Ai không tuân lệnh, cúp thăm nuôi.”

”Việt Nam tham dự Thế Vận Hội mang về ba cúp: Cúp điện, cúp nước, cúp lương thực. Giờ đây lại sắp lãnh thêm một cái cúp nữa.” Tiếng thì thầm, rúc rích của hai thanh niên đi cùng chuyến.

Tiếng lọc cọc từ xa mỗi lúc một gần. Xe trâu đến. Những mảnh cây ngang dọc sơ sài đóng vào nhau. Bốn bánh xe đẽo bằng gỗ. Sợi dây thừng lớn nối từ cổ xe vào mình một con trâu già. Cán bộ hợp tác xã nhảy xuống khỏi xe. Chúng mời nhau điếu thuốc lá Thủ Đô. Lương thực được chúng tôi khuân chất lên xe. Bao nhiêu thùng là bấy nhiêu tiền. Thùng to, nhỏ giá chở khác nhau. Tên cán bộ ngồi trên một thùng đồ vững vàng nhất. Chiếc roi mây quất nhẹ vào mình trâu để con trâu bước đi. Ngươì thăm nuôi lẽo đẽo đi bộ theo sau. Trời nắng. Đường gồ ghề những đá. Người và vật lê bước nặng nhọc. Đi, đi mãi... Sâu tít vào rừng. Đường vòng vèo tưởng như không có lối ra. Qua những con suối cạn, ì ạch mãi chúng tôi mới đẩy được xe qua. Tên cán bộ ngừng lại cho con trâu nghỉ mệt. Dãi nhớt đầy miệng, trâu thở phì phò. Tội nghiệp cho cả trâu. Tội nghiệp cho cả người thăm nuôi. Cổ tôi khô. Đầu nhức như búa bổ. Tôi ngồi vật xuống cỏ...

Trời đã xế chiều, ánh nắng nhạt dần. Người và vật vẫn tiếp tục cuộc hành trình trong yên lặng. Có tiếng lá khô vỡ vụn. Không phải tiếng xào xạc của lá cây rơi rụng. Không phải tiếng chân chạy của thú rừng.

Cặp mắt tôi như sáng lên. Một toán người bẻ lá đi ra. Có người thân quen không nhỉ? Bộ quân phục của binh chủng thủy quân lục chiến dù phai màu theo năm tháng, dù bị rách vá bởi kiếp đọa đầy, vẫn không làm mất đi vẻ thông minh sáng sủa của những người tù. Vai vác cuốc, tay cầm xẻng, bi đông nước lủng lẳng thắt lưng, các anh nhìn chúng tôi với ánh mắt cảm thông, chia sẻ.

Tên công an thấp bé ôm súng chạy xộc lên phía trước. Tôi đi sát bờ cỏ, len lén rắc kẹo lên lối đi. Những mảnh giấy cuộn tròn thật nhỏ vội vàng chuyền tay. Lời nhắn gửi của các anh gửi về Saigon.

Quãng đường rộng hơn, bằng phẳng. Đó đây, thấp thoáng mái nhà. Tôi gặp Ngô Kim Thái, bạn học cũ Trưng Vương đi trở ra. Chúng tôi chỉ kịp chào hỏi nhau vài ba câu. Sắp tới K5. “K1 hả? Còn đi lâu lắm...”

Xe trâu mỗi lúc một nhẹ hơn khi ghé qua một K. Tôi là người cuối cùng, đi vào K có con số nhỏ nhất. Lố nhố vài người đến trước đứng trên thềm. Mọi người nhanh nhẹn phụ giúp chuyển đồ trong khi tôi trả tiền xe.

Xếp đồ vào phòng qui định, tôi chỉ kịp nhận giường chiếu là buông mình nằm mê mệt.

”Chị! Dậy đi chị! Không trình giấy, ngày mai làm sao được gặp?”

Nghe đến giấy tờ, tôi bật người lên. Quên cả nhức đầu. Tú, người lay gọi tôi, có gương mặt trái soan, còn rất trẻ. Tú đi chuyến tàu đêm, đến đây từ sáng.

”Phòng tắm ở đâu?”

”Phòng tắm hả?” Tú cười chỉ về hướng sau nhà.

”Mấy tấm phên che không kín. Có còn hơn không. Nhưng nước bẩn lắm. Phải xuống tít dưới kia lấy nước ở suối. Em có mua được một cái xô. Cho chị mượn đó.” Tôi cảm ơn người bạn mới.

”Trước anh làm gì?”

”Chiến tranh chính trị.”

”Cấp bậc?”

”Trung tá. Chức vụ luôn nhé! Tham mưu trưởng trường Đại Học chiến tranh chính trị Đà Lạt.”

”Chết, chức to quá! Chồng em cũng chiến tranh chính trị. Cấp úy nhỏ nhất thôi. Mà chị ơi, đúng rồi! Chính trị tội nặng nhất. Họ gọi là thành phần ác ôn, tập trung tại K1. Không biết họ nhốt mấy ổng có gần đây không nhỉ?” Tú thì thầm. “Họ cấm không cho người thăm nuôi ra khỏi khu này, cho nên... em chẳng biết gì hơn.”

Tôi nhìn quanh, Vẫn cỏ cây chằng chịt. Chỉ có hàng rào chung quanh khu tiếp tân này là được cắt xén cẩn thận, ngay ngắn. Ngôi nhà ba gian. Tường cây, mái bằng lá cỏ khô, nền đất. Hai gian dành cho thân nhân. Khoảng sân nhỏ với những bồn hoa, luống cây cảnh xếp bằng sỏi đá đơn sơ. Khung cảnh nơi đây chắc chắn phải có bàn tay của những người tù. Lòng tôi chùng xuống. Ngậm ngùi. Phía xa là nhà bếp. Trong ánh lửa bập bùng, thấp thoáng bóng người mẹ già, người vợ trẻ lui cui đun nấu thức ăn tươi cho ngày mai. Thịt gà kho gừng, thịt bằm ớt rang khô. Bát canh rau, thịt kho trứng... Những món ăn quen thuộc như chìm vào quên lãng - vì bên ngoài cũng thiếu thốn, có được ăn đâu?

”Chị có nhìn thấy những cây nhang cắm trên cành cây phía đằng kia không? Của một bà phòng bên cạnh. Ổng chết lâu rồi.”

Tôi lạnh người. Sáng nay mới biết. Dã man. Để người ta lặn lội ra đây?

Đêm xuống. Bao trùm núi rừng. Tôi thao thức không ngủ. Lo lắng. Chỉ mong trời sáng. Cuối cùng tôi cũng thiếp đi được một chút để rồi được đánh thức bởi tiếng khua động của mọi người chung quanh.

Giây phút chờ đợi như kéo dài. Hơn tám giờ, hai tên công an ôm giấy tờ đến, lững thững trong khi mọi người nôn nóng. Gọi tên ai, người đó mới được vào phòng đợi.

”Con chị tên gì?”

Kỳ quá! Hôm qua đã ghi rồi mà. Người đàn bà ấy đã đứng tuổi, đi cùng chuyến đò với tôi. Tên công an thì chưa đến hai mươi tuổi. Bà đáng tuổi bà, tuổi mẹ hắn.

”Thưa ông...”

”Này, chị phải bỏ ngay cái giọng quan niêu phong kiến ấy đi nhá!”

Giọng rụt rè: “Thưa anh...”

”Ai anh em gì với cái nhà chị?”

Tiếng nói cất lên như một tiếng thở dài:

”Thế bây giờ tôi phải gọi như thế nào đây?”

”Gọi nà cán bộ. Báo cáo cán bộ. Biết chưa?”

Lần lượt mỗi người vào như bị hỏi cung. Mỗi người bị tên công an vặn vẹo, nạt nộ. Gian phòng nhỏ hẹp, chỉ đủ kê một cái bàn nhỏ ở góc cửa ra vào, tên công an ngồi làm cái việc hỏi cung. Một cái bàn dài, rộng kê ở giữa. Thân nhân ngồi một dãy. Phía bàn đối diện dành cho tù nhân. Vị trí của mỗi người tùy theo sự sắp xếp của công an.

Và giây phút chờ mong đã đến. Người thân của chúng tôi đã được giải tới. Mọi người trong phòng nhốn nháo. Người ngồi bên trong đứng lên để được nhìn rõ hơn. Những người tù thong dong bước tới mỗi lúc một gần. Quần áo mang trên người còn nguyên nếp gấp. Quần áo mang theo, nhưng lần này sao rộng thùng thình như đi mượn. Cặp mắt ai cũng sáng lên khi nhận ra người thân yêu.

Tên công an áp giải bắt xếp hàng ở dưới sân. Hắn hất hàm cho từng người vào. Hơn bốn năm xa cách, chúng tôi nhận ra ngay những nét thay đổi của nhau. Thời gian và khổ cực. Cuộc sống bên ngoài cũng chẳng mấy tự do. Khóc thì sẽ bị đuổi ra. Nhưng những giọt nước mắt vẫn lặng lẽ rơi.

Năm phút. Mười phút. Thời gian trôi nhanh. Gần hết giờ thăm. Những câu hỏi, câu trả lời lạc lõng. Toàn những chuyện đã viết trong thư. Đôi mắt tên công an gườm gườm. Mấy cái gai nhọn lúc nào cũng muốn đâm vào da thịt.

Đi suốt cả chiều dài đất nước để có được mười lăm phút gặp nhau. Quà sắp lên xe trâu. Tôi nhìn theo chồng đứng vào hàng để giải về. Chúng tôi theo ra cổng, nhưng chỉ được đứng bên hàng giậu nhìn theo cho đến khi toán người đã khuất vào lùm cây.
“Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Thuở còn đi học, nghe cô Tỉnh giảng Kiều say mê. Nhưng chỉ thích Chinh Phụ Ngâm, để rồi ngày nay phải mang nỗi buồn cô phụ. Tôi nuốt nước mắt nghẹn ngào. Bỗng dưng vạn vật mờ tất cả.

Bích Huyền

Hết


No comments: