MỸ VÀ TẦU TRONG THẾ ĐẤU ĐÁ THƯƠNG MẠI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế UNICODE: http://viettudan.net Geneva, 25.03.2009
Đây là bài thứ ba chúng tôi viết về căng thẳng Thương mại giữa Hoa kỳ và Trung quốc mà bắt nguồn là việc Trung quốc cố thủ giữ tỷ giá đồng Nhân D6an Tệ thấp đối với Đo-la Mỹ. Bài thứ nhất khi CHU TIỂU XUYÊN, THỐNG ĐỐC Ngân Hàng Trung ương Trung quốc tuyên bố trong cuộc Họp báo ngày 06.03.2010 rằng Trung quốc có thể nâng tỷ giá đồng Yuan. Bài thứ hai nhân bài Diễn văn của chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO ngày 14.03.2010, trong đó Oân Gia Bảo lại tuyên bố rất cứng rắn rằng Trung quốc sẽ không bao giờ khuất phục trước những áp lực nước ngòai về việc nâng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ.
Bài thứ ba hôm nay muốn phân tích quan điểm của Trung quốc và Hoa kỳ về sự cân bằng ích lợi chung của nền Kinh tế tòan cầu. Nội dung mỗi bài trên đây đã được Đài RFI phỏng vấn và phát thanh về Việt Nam. Tài liệu tham khảo Chúng tôi theo rõi vấn đề tỷ giá đồng Yuan và sự căng thẳng Thương mại giữa Hoa kỳ và Trung quốc qua những tin tức hòan tòan mang tính cách thời sự đăng trên các báo lớn quốc tế như tờ The Wall Street Journal, tờ Financial Times, tờ Le Monde và tờ Le Figaro.
Chúng tôi liệt kê nguồn những tài liệu này để độc giả tiện tham khảo: * Le Figaro 15.03.2010, trang 18 : PEKIN REJETTE LES CRITIQUES AMERICAINES * Financial Times 15.03.2010, trang 1 : CHINA PREMIER BRANDS PRESSURE OVER RENMINBI PROTECTIONISM * The Wall Street Journal 15.03.2010, trang 1: CHINA TAKES AIM AT U.S. OVER ECONOMY * Le Monde 16.03.2010, trang 16: CHINE: LE PREMIER MINISTRE RECONNAIT L’AGGRAVATION DES INEGALITES SOCIALES * The Wall Street Journal 16.03.2010, trang 23 : BEIJING IS STILL THE TOP HOLDER OF U.S.DEBT * Web Alternatives Economiques par Jacques ADDA, Article Web 17.03.2010: LA DOUBLE FACE DU YUAN * Financial Times 16.03.2010, trang 1: CONGRESS LETTER URGES ACTION ON RENMINBI * Fiancial Times 17.03.2010, trang 3: BEIJING ON OFFENSIVE OVER RENMINBI * The Wall Street Journal 17.03.2010, trang 1 & 3: CHINA ATTACKS QUALITY OF FOREIGN GOODS * Le Monde 18.03.2010, trang 16: TAUX DE CHANGE DU YUAN: PUGILAT AMERICANO-CHINOIS * Financial Times 18.03.2010, trang 2 : WORLD BANK OPTIMISTIC ON CHINA ? * The Wall Street Journal 18.03.2010, trang 14: MULTINATIONAL COMPANIES SOUR ON THEIR DEALINGS WITH CHINA.
*
Financial Times 22.03.2010, trang 6: CHINA’S US TRADE ALLIES LOSING FIGHT WITH HAWKS * Le Figaro 22.03.2010, trang 25: COMMERCE: LA CHINE DEFIE LES OCCIDENTAUX * The Wall Street Journal 23.03.2010, trang 10 : WEN MEETS WITH BUSINESS * The Wall Street Journal 24.03.2010, trang 9: RARE CHINA DEFICIT COULD BACK POLICY * Financial Times 24.03.2010, trang 8: ARBITYRARY CHINA
Bài thứ ba hôm nay trình bầy ba khía cạnh: => Quan điểm của Tây phương về mất can bằng Kinh tế tòan cầu => Quan điểm của Trung quốc: con dao hai lưỡi của tỷ giá đồng Yuan => Nếu vấn đề tỷ giá đồng Yuan không được giải quyết, thì hậu quả ra sao Quan điểm của Tây phương về mất can bằng Kinh tế tòan cầu Hai yếu tố chính về phát triển kinh tế Thế giới từ 1990 như sau: => Tiêu thụ tăng mạnh từ phía Tây phương từ 1990 => Đầu tư sản xuất tại Trung quốc tăng vọt song hành Tiêu thụ tăng mạnh từ phía Tây phương từ 1990, rồi tụt dốc với Khủng hỏang Thị trường tiêu thụ chính yếu hàng hóa của Thế giới quy tụ vào Hoa kỳ và Liên Ậu. Tỉ dụ ngay ngày nay, sức tiêu thụ hàng hóa của 1’300 triệu người Trung quốc chỉ bằng 16% sức tiêu thụ của 300 triệu dân Mỹ, chưa kể Liên Âu.
Trong thời gian này, các Ngân Hàng cấp phát dễ dàng Tín dụng cho Tiêu thụ. Cụ thể Tín dụng nguy hiểm Địa ốc (Subprime Mortgage Credit). Những Credit Cards Tiêu thụ được nhân lên. Nhưng từ khi có Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế 2007-2009, tiêu thụ Tây phương tụt dốc mà lý do là Thất nghiệp tăng, do đó thu nhập giảm, rồi tình trạng nợ nần của các Quốc gia Tây phương, nhất là Hoa kỳ làm giảm Tiêu thụ nhà nước. Nhưng tại Trung quốc, hàng hóa vẫn tăng để giữ đà phát triển làm hàng hóa phụ trội xuất cảng của Trung quốc kéo theo khuynh hướng xuống giá của Tây phương.
Theo Tây phương, Trung quốc cần phải cân bằng sản xuất của mình bằng cách tăng mãi lực của nội địa để tiêu thụ những hàng hóa phụ trội. Nhưng Trung quốc đã làm ngược lại là thay vì đầu tư vào vấn đề xã hội, giáo dục, họ lại cho đầu tư vào những công ty sản xuất làm tăng thêm phụ trội hàng hóa. Đầu tư sản xuất tại Trung quốc tăng vọt song hành, đòi hỏi phải giảm hẳn xuống Chính sách cân bằng Kinh tế Thế giới đòi hỏi: Trung quốc phải tăng Lãi suất, tăng Tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Hai việc này có hiệu lực làm giảm đầu tư vào sản xuất, đồng thời cắt việc nâng đỡ xuất cảng để dành phụ trội cho Tiêu thụ nội địa. Nhưng Trung quốc đã không làm như vậy, mà ngược lại Trung quốc cho chi tiêu vào Hạ tầng cơ sở và giúp đỡ các Công ty sản xuất, nghĩa là không tăng mãi lực nội địa.
Họ tăng cường những công ty xi-măng, bauxite, lọc dầu và hóa chất. Về mặt Tiền tệ, theo giá cố định với Đo-la, khi đo-la xuống trong thời gian vừa qua, đồng Nhân dân tệ càng xuống và do đó họ tăng xuất cảng và càng làm tăng thất nghiệp cho Tây phương. Quan điểm của Trung quốc: con dao hai lưỡi của tỷ giá đồng Yuan Trung quốc không nhìn tình trạng Kinh tế Tòan vầu như Tây phương. Họ đã gatï bỏ một cách cứng nhắc những yêu cầu của Tây phương cho tình trạng cân bằng của Kinh tế tòan cầu như đề nghị về Lãi suất tăng để giảm đầu tư và nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ để giảm xuất cảng và tăng cường tiêu thụ nội địa.
Trong cuộc họp báo ngày 14.03.2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gạt hẳn việc tăng lãi suất và nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ. Trung quốc, để biện minh cho quan điểm của mình, họ đã nói: Về chi tiêu nhà nước trong nội địa Họ đã nêu ra: 27’000 nhà cửa xã hội, 200’000 cây số đường sá, 1 500 cây số đường xe lửa và tăng bảo trợ hưu dưỡng và sức khỏe. Nhưng ảnh hưởng này có tính cách dài hạn chứ không nhằm giải quyết sự mất cân bằng hiện nay của kinh tế tòan cầu là giảm xuất cảng và tăng liền mãi lực nội địa để tiêu thụ hàng hóa phụ trội do tăng cường đầu tư vào sản xuất. Về nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ Trung quốc nêu ra những nguy hiểm sau đây: * Nâng tỷ giá đồng Yuan sẽ tạo tình trạng đầu cơ vốn nước ngòai vào Trung quốc và tạo thổi phồng đầu cơ tại Thị trường Chứng khóan để kiếm lợi nhuận do chênh lệc tỷ giá đồng Yuan. Trung quốc nêu ra tỷ dụ Nam Hàn và Ba Tây cũng như Nhật vào những năm 1980.
* Tình trạng vốn nước ngòai ào vào còn làm tăng lạm phát, điều mà họ rất sợ vì lạm phát có thể gây xáo trộn xã hội và chính trị. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặc biệt nhấn mạnh về điểm này trong bài Diễn văn ngày 14.03.2010. * Trung quốc cần phải giữ tỷ giá thấp để nâng đỡ xuất cảng. Trung quốc cần phải duy trì xuất cảng để giải quyết nạn thất nghiệp đang tăng mạnh tại nước họ. Mỗi năm, Trung quốc phải giải quyết 24 triệu người trẻ và dân kiếm việc du mục đến từ đồng quê. Không có xuất cảng, rồi công ty đóng của, thì số tăng thất nghiệp hàng năm này sẽ gây xáo trộn xã hội và chính trị.
Theo thông tin mới nhất trong những ngày 23/24.03.2010, thì Trung quốc dường như đang muốn dùng thủ thuật hõan binh để “đánh lừa” làm giảm căng thẳng với Tây phương, bằng: * Gửi Thứ trưởng Kinh tế sang Mỹ để thảo luận * Xử dụng những Công ty Liên quốc (Multinationales) tại Trung quốc (chiếm 60% số hàng xuất cảng) để áp lực lên Hoa kỳ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo gặp đại diện những Công ty nước ngòai thứ hai vừa rồi (Tin của The Wall Street Journal, 23.03.2010, p.10) * Họ tuyên bố thống kê tháng 03/2010 cho thấy Trung quốc nhập cảng nhiều hơn xuất cảng: “Top Chinese officials have in recent days said numbers for March could show China imported more than it exported this month” (Những nhân viên cao cấp Trung quốc tuyên bố trong những ngày gần đây rằng những con số tháng Ba cho thấy Trung quốc nhập cảng nhiều hơn xuất cảng) (The Wall Street Journal 24.03.2010, p.9) Nếu vấn đề tỷ giá đồng Yuan không được giải quyết, thì hậu quả ra sao Tây phương coi quan điểm của Trung quốc là một Chủ nghĩa trọng Kim gây hấn, hay cũng gọi là Chủ nghĩa con buôn gây hấn (Mercantilisme agressif) đang làm phát sinh mau chóng một Chiến tranh Thương mại giữa Trung quốc và các nước Tây phương Hoa kỳ và Âu châu.
Nếu Trung quốc không tuân thủ luật tái cân bằng Kinh tế tòan cầu, nghĩa là cứ khăng khăng giữ thái độ Con Buôn gây hấn như trên, nhất là không nâng cao mãi lực nội địa để tiêu thụ những phụ trội hàng hóa, mà cứ giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp để tăng xuất cảng hàng hóa làm thiệt hại những nước khác, nhất là Tây phương, thì Chiến tranh Thương mại giữa Tây phương và Trung quốc phải xẩy ra. 130 Nghị sĩ Quốc Hội và một số Thượng nghị sĩ đã đưa Dự Luật áp lực lên TT.Obama để làm mạnh với Trung quốc. Trung quốc khăng khăng giữ quan điểm của mình. Tây phương bị đẩy dần dần vào thế chủ trương Che Chở Kinh tế/Thương mại. Hoa kỳ đang đi đến xếp Trung quốc vào lọai Giảo họat Tiền tệ (Label Currency Manipulator) Một số chuyên viên Thương mại đã hình dung cho Hoa kỳ những biện pháp như: => Hoa kỳ có thể yêu cầu IMF/FMI (Qũy Tiền Tệ Quốc tế) để đưa ra những trừng phạt về tiền tệ. => Hoa kỳ có thể đưa Trung quốc ra WTO/OMC (Tổ Chức Mậu Dịch Thế giới) để khiếu nại về vấn đề xử dụng tỷ giá hối đóai nâng đỡ sản xuất và thương mại. => Hoa kỳ cũng có thể lấy những lý do nội tại để định thuế quan cho những hàng nhập cảng từ Trung quốc.
Chúng ta đi vào những biện pháp trả đũa vậy (Mesures de représailles). Tăng mãi lực nội địa có nghĩ là dần dần Dân chủ hóa Kinh tế. Đây là việc mà một Chế độ độc tài không muốn làm. Họ muốn khai thác triệt để nhân lực của khối người nghèo nội địa. Một sự nổi dậy của dân nghèo bị khai thác có thể xẩy ra, đó là điều mà Oân Gia Bảo đã lo sợ trong bài Diễn Văn của Oâng trước Quốc Hội Nhân Dân vào ngày 14.03.2010. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
*
Geneva, 25.03.2010
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế UNICODE: http://viettudan.net Geneva, 25.03.2009
Đây là bài thứ ba chúng tôi viết về căng thẳng Thương mại giữa Hoa kỳ và Trung quốc mà bắt nguồn là việc Trung quốc cố thủ giữ tỷ giá đồng Nhân D6an Tệ thấp đối với Đo-la Mỹ. Bài thứ nhất khi CHU TIỂU XUYÊN, THỐNG ĐỐC Ngân Hàng Trung ương Trung quốc tuyên bố trong cuộc Họp báo ngày 06.03.2010 rằng Trung quốc có thể nâng tỷ giá đồng Yuan. Bài thứ hai nhân bài Diễn văn của chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO ngày 14.03.2010, trong đó Oân Gia Bảo lại tuyên bố rất cứng rắn rằng Trung quốc sẽ không bao giờ khuất phục trước những áp lực nước ngòai về việc nâng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ.
Bài thứ ba hôm nay muốn phân tích quan điểm của Trung quốc và Hoa kỳ về sự cân bằng ích lợi chung của nền Kinh tế tòan cầu. Nội dung mỗi bài trên đây đã được Đài RFI phỏng vấn và phát thanh về Việt Nam. Tài liệu tham khảo Chúng tôi theo rõi vấn đề tỷ giá đồng Yuan và sự căng thẳng Thương mại giữa Hoa kỳ và Trung quốc qua những tin tức hòan tòan mang tính cách thời sự đăng trên các báo lớn quốc tế như tờ The Wall Street Journal, tờ Financial Times, tờ Le Monde và tờ Le Figaro.
Chúng tôi liệt kê nguồn những tài liệu này để độc giả tiện tham khảo: * Le Figaro 15.03.2010, trang 18 : PEKIN REJETTE LES CRITIQUES AMERICAINES * Financial Times 15.03.2010, trang 1 : CHINA PREMIER BRANDS PRESSURE OVER RENMINBI PROTECTIONISM * The Wall Street Journal 15.03.2010, trang 1: CHINA TAKES AIM AT U.S. OVER ECONOMY * Le Monde 16.03.2010, trang 16: CHINE: LE PREMIER MINISTRE RECONNAIT L’AGGRAVATION DES INEGALITES SOCIALES * The Wall Street Journal 16.03.2010, trang 23 : BEIJING IS STILL THE TOP HOLDER OF U.S.DEBT * Web Alternatives Economiques par Jacques ADDA, Article Web 17.03.2010: LA DOUBLE FACE DU YUAN * Financial Times 16.03.2010, trang 1: CONGRESS LETTER URGES ACTION ON RENMINBI * Fiancial Times 17.03.2010, trang 3: BEIJING ON OFFENSIVE OVER RENMINBI * The Wall Street Journal 17.03.2010, trang 1 & 3: CHINA ATTACKS QUALITY OF FOREIGN GOODS * Le Monde 18.03.2010, trang 16: TAUX DE CHANGE DU YUAN: PUGILAT AMERICANO-CHINOIS * Financial Times 18.03.2010, trang 2 : WORLD BANK OPTIMISTIC ON CHINA ? * The Wall Street Journal 18.03.2010, trang 14: MULTINATIONAL COMPANIES SOUR ON THEIR DEALINGS WITH CHINA.
*
Financial Times 22.03.2010, trang 6: CHINA’S US TRADE ALLIES LOSING FIGHT WITH HAWKS * Le Figaro 22.03.2010, trang 25: COMMERCE: LA CHINE DEFIE LES OCCIDENTAUX * The Wall Street Journal 23.03.2010, trang 10 : WEN MEETS WITH BUSINESS * The Wall Street Journal 24.03.2010, trang 9: RARE CHINA DEFICIT COULD BACK POLICY * Financial Times 24.03.2010, trang 8: ARBITYRARY CHINA
Bài thứ ba hôm nay trình bầy ba khía cạnh: => Quan điểm của Tây phương về mất can bằng Kinh tế tòan cầu => Quan điểm của Trung quốc: con dao hai lưỡi của tỷ giá đồng Yuan => Nếu vấn đề tỷ giá đồng Yuan không được giải quyết, thì hậu quả ra sao Quan điểm của Tây phương về mất can bằng Kinh tế tòan cầu Hai yếu tố chính về phát triển kinh tế Thế giới từ 1990 như sau: => Tiêu thụ tăng mạnh từ phía Tây phương từ 1990 => Đầu tư sản xuất tại Trung quốc tăng vọt song hành Tiêu thụ tăng mạnh từ phía Tây phương từ 1990, rồi tụt dốc với Khủng hỏang Thị trường tiêu thụ chính yếu hàng hóa của Thế giới quy tụ vào Hoa kỳ và Liên Ậu. Tỉ dụ ngay ngày nay, sức tiêu thụ hàng hóa của 1’300 triệu người Trung quốc chỉ bằng 16% sức tiêu thụ của 300 triệu dân Mỹ, chưa kể Liên Âu.
Trong thời gian này, các Ngân Hàng cấp phát dễ dàng Tín dụng cho Tiêu thụ. Cụ thể Tín dụng nguy hiểm Địa ốc (Subprime Mortgage Credit). Những Credit Cards Tiêu thụ được nhân lên. Nhưng từ khi có Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế 2007-2009, tiêu thụ Tây phương tụt dốc mà lý do là Thất nghiệp tăng, do đó thu nhập giảm, rồi tình trạng nợ nần của các Quốc gia Tây phương, nhất là Hoa kỳ làm giảm Tiêu thụ nhà nước. Nhưng tại Trung quốc, hàng hóa vẫn tăng để giữ đà phát triển làm hàng hóa phụ trội xuất cảng của Trung quốc kéo theo khuynh hướng xuống giá của Tây phương.
Theo Tây phương, Trung quốc cần phải cân bằng sản xuất của mình bằng cách tăng mãi lực của nội địa để tiêu thụ những hàng hóa phụ trội. Nhưng Trung quốc đã làm ngược lại là thay vì đầu tư vào vấn đề xã hội, giáo dục, họ lại cho đầu tư vào những công ty sản xuất làm tăng thêm phụ trội hàng hóa. Đầu tư sản xuất tại Trung quốc tăng vọt song hành, đòi hỏi phải giảm hẳn xuống Chính sách cân bằng Kinh tế Thế giới đòi hỏi: Trung quốc phải tăng Lãi suất, tăng Tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Hai việc này có hiệu lực làm giảm đầu tư vào sản xuất, đồng thời cắt việc nâng đỡ xuất cảng để dành phụ trội cho Tiêu thụ nội địa. Nhưng Trung quốc đã không làm như vậy, mà ngược lại Trung quốc cho chi tiêu vào Hạ tầng cơ sở và giúp đỡ các Công ty sản xuất, nghĩa là không tăng mãi lực nội địa.
Họ tăng cường những công ty xi-măng, bauxite, lọc dầu và hóa chất. Về mặt Tiền tệ, theo giá cố định với Đo-la, khi đo-la xuống trong thời gian vừa qua, đồng Nhân dân tệ càng xuống và do đó họ tăng xuất cảng và càng làm tăng thất nghiệp cho Tây phương. Quan điểm của Trung quốc: con dao hai lưỡi của tỷ giá đồng Yuan Trung quốc không nhìn tình trạng Kinh tế Tòan vầu như Tây phương. Họ đã gatï bỏ một cách cứng nhắc những yêu cầu của Tây phương cho tình trạng cân bằng của Kinh tế tòan cầu như đề nghị về Lãi suất tăng để giảm đầu tư và nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ để giảm xuất cảng và tăng cường tiêu thụ nội địa.
Trong cuộc họp báo ngày 14.03.2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gạt hẳn việc tăng lãi suất và nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ. Trung quốc, để biện minh cho quan điểm của mình, họ đã nói: Về chi tiêu nhà nước trong nội địa Họ đã nêu ra: 27’000 nhà cửa xã hội, 200’000 cây số đường sá, 1 500 cây số đường xe lửa và tăng bảo trợ hưu dưỡng và sức khỏe. Nhưng ảnh hưởng này có tính cách dài hạn chứ không nhằm giải quyết sự mất cân bằng hiện nay của kinh tế tòan cầu là giảm xuất cảng và tăng liền mãi lực nội địa để tiêu thụ hàng hóa phụ trội do tăng cường đầu tư vào sản xuất. Về nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ Trung quốc nêu ra những nguy hiểm sau đây: * Nâng tỷ giá đồng Yuan sẽ tạo tình trạng đầu cơ vốn nước ngòai vào Trung quốc và tạo thổi phồng đầu cơ tại Thị trường Chứng khóan để kiếm lợi nhuận do chênh lệc tỷ giá đồng Yuan. Trung quốc nêu ra tỷ dụ Nam Hàn và Ba Tây cũng như Nhật vào những năm 1980.
* Tình trạng vốn nước ngòai ào vào còn làm tăng lạm phát, điều mà họ rất sợ vì lạm phát có thể gây xáo trộn xã hội và chính trị. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặc biệt nhấn mạnh về điểm này trong bài Diễn văn ngày 14.03.2010. * Trung quốc cần phải giữ tỷ giá thấp để nâng đỡ xuất cảng. Trung quốc cần phải duy trì xuất cảng để giải quyết nạn thất nghiệp đang tăng mạnh tại nước họ. Mỗi năm, Trung quốc phải giải quyết 24 triệu người trẻ và dân kiếm việc du mục đến từ đồng quê. Không có xuất cảng, rồi công ty đóng của, thì số tăng thất nghiệp hàng năm này sẽ gây xáo trộn xã hội và chính trị.
Theo thông tin mới nhất trong những ngày 23/24.03.2010, thì Trung quốc dường như đang muốn dùng thủ thuật hõan binh để “đánh lừa” làm giảm căng thẳng với Tây phương, bằng: * Gửi Thứ trưởng Kinh tế sang Mỹ để thảo luận * Xử dụng những Công ty Liên quốc (Multinationales) tại Trung quốc (chiếm 60% số hàng xuất cảng) để áp lực lên Hoa kỳ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo gặp đại diện những Công ty nước ngòai thứ hai vừa rồi (Tin của The Wall Street Journal, 23.03.2010, p.10) * Họ tuyên bố thống kê tháng 03/2010 cho thấy Trung quốc nhập cảng nhiều hơn xuất cảng: “Top Chinese officials have in recent days said numbers for March could show China imported more than it exported this month” (Những nhân viên cao cấp Trung quốc tuyên bố trong những ngày gần đây rằng những con số tháng Ba cho thấy Trung quốc nhập cảng nhiều hơn xuất cảng) (The Wall Street Journal 24.03.2010, p.9) Nếu vấn đề tỷ giá đồng Yuan không được giải quyết, thì hậu quả ra sao Tây phương coi quan điểm của Trung quốc là một Chủ nghĩa trọng Kim gây hấn, hay cũng gọi là Chủ nghĩa con buôn gây hấn (Mercantilisme agressif) đang làm phát sinh mau chóng một Chiến tranh Thương mại giữa Trung quốc và các nước Tây phương Hoa kỳ và Âu châu.
Nếu Trung quốc không tuân thủ luật tái cân bằng Kinh tế tòan cầu, nghĩa là cứ khăng khăng giữ thái độ Con Buôn gây hấn như trên, nhất là không nâng cao mãi lực nội địa để tiêu thụ những phụ trội hàng hóa, mà cứ giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp để tăng xuất cảng hàng hóa làm thiệt hại những nước khác, nhất là Tây phương, thì Chiến tranh Thương mại giữa Tây phương và Trung quốc phải xẩy ra. 130 Nghị sĩ Quốc Hội và một số Thượng nghị sĩ đã đưa Dự Luật áp lực lên TT.Obama để làm mạnh với Trung quốc. Trung quốc khăng khăng giữ quan điểm của mình. Tây phương bị đẩy dần dần vào thế chủ trương Che Chở Kinh tế/Thương mại. Hoa kỳ đang đi đến xếp Trung quốc vào lọai Giảo họat Tiền tệ (Label Currency Manipulator) Một số chuyên viên Thương mại đã hình dung cho Hoa kỳ những biện pháp như: => Hoa kỳ có thể yêu cầu IMF/FMI (Qũy Tiền Tệ Quốc tế) để đưa ra những trừng phạt về tiền tệ. => Hoa kỳ có thể đưa Trung quốc ra WTO/OMC (Tổ Chức Mậu Dịch Thế giới) để khiếu nại về vấn đề xử dụng tỷ giá hối đóai nâng đỡ sản xuất và thương mại. => Hoa kỳ cũng có thể lấy những lý do nội tại để định thuế quan cho những hàng nhập cảng từ Trung quốc.
Chúng ta đi vào những biện pháp trả đũa vậy (Mesures de représailles). Tăng mãi lực nội địa có nghĩ là dần dần Dân chủ hóa Kinh tế. Đây là việc mà một Chế độ độc tài không muốn làm. Họ muốn khai thác triệt để nhân lực của khối người nghèo nội địa. Một sự nổi dậy của dân nghèo bị khai thác có thể xẩy ra, đó là điều mà Oân Gia Bảo đã lo sợ trong bài Diễn Văn của Oâng trước Quốc Hội Nhân Dân vào ngày 14.03.2010. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
*
Geneva, 25.03.2010
No comments:
Post a Comment