Độc chiêu vòi tiền khách Tây ở phố cổ Hà Nội 26/03/2010 14:03
Bước ra từ ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, vị khách nước ngoài bị dúi vào tay một túi dứa đã gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ. Trong khi người này nói... tiếng Tây thì chị bán hàng chỉ vào chiếc ví. Người khách hồn nhiên giở ví, để lộ ra những đồng tiền nhiều mệnh giá. Người bán hàng nhón lấy một tờ mệnh giá 500.000đ rồi đút vào túi quần…" href="http://www.vtc.vn/2-242259/xa-hoi/nghiet-nga-doi-cu-ba-93-tuoi-an-xin-mua-quan-tai.htm">» Nghiệt ngã đời cụ bà 93 tuổi ăn xin mua quan tài
Chu Hữu Sơn bị tạm giữ ở Công an phường Hàng Buồm.
Nhân dịp Hà Nội chào đón 1.000 năm tuổi, lượng du khách đổ về phố cổ Hà Nội ngày càng nhiều cho thấy sự quan tâm đến khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử của du khách quốc tế. Thế nhưng tại đây, lại đang phát sinh tình trạng đeo bám khách, bắt chẹt khách của một số người bán hàng rong. 1 phút bị... gánh quang gánh = 1 USD Quần bò, áo cánh, giày bata, vai tung tẩy đôi quang gánh, trên đặt vài quả dứa, nải chuối là hình ảnh đặc trưng của những phụ nữ bán hàng rong chuyên chọn khách Tây.
Mỗi khi nhìn thấy "ông Tây, bà đầm", họ xán lại. Không cần biết khách có "ok" hay không, họ vẫn nhấc đôi quang gánh từ vai mình, đặt lên vai khách và chụp luôn cả chiếc nón lên đầu họ. Có thể sau giây lát bất ngờ, khách sẽ cảm thấy thú vị khi được gánh gồng nên đứng tạo dáng cho người cùng đoàn chụp ảnh. Nhưng cũng có người dẫu không phũ phàng gạt phăng đôi quang gánh khỏi người mình nhưng liên tục lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Những hình ảnh như thế này tôi đã gặp nhiều lần trong cuộc "thị sát" phố cổ trưa 23/3.
Mỗi khi nhìn thấy "ông Tây, bà đầm", họ xán lại. Không cần biết khách có "ok" hay không, họ vẫn nhấc đôi quang gánh từ vai mình, đặt lên vai khách và chụp luôn cả chiếc nón lên đầu họ. Có thể sau giây lát bất ngờ, khách sẽ cảm thấy thú vị khi được gánh gồng nên đứng tạo dáng cho người cùng đoàn chụp ảnh. Nhưng cũng có người dẫu không phũ phàng gạt phăng đôi quang gánh khỏi người mình nhưng liên tục lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Những hình ảnh như thế này tôi đã gặp nhiều lần trong cuộc "thị sát" phố cổ trưa 23/3.
Đọc đến đây, hẳn bạn đọc sẽ hỏi, những người bán hàng rong ép du khách gánh đôi quang gánh của mình để làm gì? Tại sao đối tượng bị "bắt" gánh lại là người nước ngoài? Tôi xin nêu ra đây sự việc mà mình tận mắt chứng kiến để bạn đọc thấy rõ mục đích của những "kiều nữ" bán hàng rong. Tại ngã tư Lò Sũ - Hàng Dầu, khi xuất hiện một gia đình du khách nước ngoài, lập tức hai người phụ nữ bán hàng rong sáp lại. Một người nhấc vội đôi quanh gánh đặt lên vai cậu thanh niên. Trong khi cậu này cố giữ thăng bằng đôi quang gánh trên vai, chị bán hàng đã chuyển chiếc nón từ đầu mình sang đầu cậu kia. Trước sự sốt sắng của người bán hàng, cậu thanh niên đành đứng tạo dáng và ra hiệu cho bố chụp ảnh. Khi người cha vừa bỏ máy ảnh xuống, lập tức người bán hàng rong cầm túi chuối, túi dứa mời mua. Cả gia đình này đều lắc đầu, song người cha vẫn tế nhị rút ra tờ 1 USD đưa cho người bán hàng. Họ bước đi yên ổn mà không phải chịu sự nì nèo đòi mua hàng. Đến đây, hẳn bạn đọc đã biết, động cơ của việc "ấn" quang gánh lên vai khách du lịch của người bán hàng rong là gì. Nếu nhìn nhận rằng, đây là việc cho thuê quang gánh để chụp ảnh giống như các cô bé dân tộc Mông ở Sa Pa đòi khách phải cho tiền mới được chụp thì có thể thông cảm.
Tuy nhiên, tiếp tục tìm hiểu về công việc của những người bán hàng rong, chúng tôi thấy sự việc không chỉ dừng lại ở mức độ này. Trước cửa số nhà 98 Mã Mây, có 3 người phụ nữ bán hàng rong (cũng là loại chuối, dứa) đang đợi khách ở vỉa hè. Nơi đây gần với ngôi nhà di sản 87 Mã Mây đã được thành phố bảo tồn nguyên trạng, một địa chỉ mà nhiều du khách ngoại quốc ghé thăm. Khi thấy hai người khách trung tuổi, một nam một nữ đi ra, 3 người phụ nữ này lập tức tiếp cận. Hai người khách tỏ ra lúng túng khi bị mời chào nhiệt tình thái quá và miễn cưỡng phải đứng lại giữa đường để giao dịch. Vị khách nam bị dúi vào tay một túi dứa đã gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ. Trong khi người này nói... tiếng Tây, chị bán hàng chỉ vào chiếc ví. Người khách hồn nhiên dở ví, để lộ ra những đồng tiền nhiều mệnh giá. Người bán hàng đưa tay, nhón lấy một tờ mệnh giá 500.000đ.
Và cũng rất nhanh, người này đút ngay vào túi quần. Trong khi người khách nam bước đi, người khách nữ trước đó được đưa cho một túi chuối (chừng 4-5 quả) đã nhẹ nhàng đặt trả lại ở quang đằng sau mà người bán không hề biết. Hành động của nữ du khách chỉ có thể lý giải là do, chị quá bất ngờ trước việc người đồng hành của mình phải mua túi dứa bé tẹo với cái giá cắt cổ và vì không muốn tiếp tục bị ép trả tiền với kiểu, mở ví ra cho người bán chọn một tờ tiền mệnh giá cao.
Tuy nhiên, tiếp tục tìm hiểu về công việc của những người bán hàng rong, chúng tôi thấy sự việc không chỉ dừng lại ở mức độ này. Trước cửa số nhà 98 Mã Mây, có 3 người phụ nữ bán hàng rong (cũng là loại chuối, dứa) đang đợi khách ở vỉa hè. Nơi đây gần với ngôi nhà di sản 87 Mã Mây đã được thành phố bảo tồn nguyên trạng, một địa chỉ mà nhiều du khách ngoại quốc ghé thăm. Khi thấy hai người khách trung tuổi, một nam một nữ đi ra, 3 người phụ nữ này lập tức tiếp cận. Hai người khách tỏ ra lúng túng khi bị mời chào nhiệt tình thái quá và miễn cưỡng phải đứng lại giữa đường để giao dịch. Vị khách nam bị dúi vào tay một túi dứa đã gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ. Trong khi người này nói... tiếng Tây, chị bán hàng chỉ vào chiếc ví. Người khách hồn nhiên dở ví, để lộ ra những đồng tiền nhiều mệnh giá. Người bán hàng đưa tay, nhón lấy một tờ mệnh giá 500.000đ.
Và cũng rất nhanh, người này đút ngay vào túi quần. Trong khi người khách nam bước đi, người khách nữ trước đó được đưa cho một túi chuối (chừng 4-5 quả) đã nhẹ nhàng đặt trả lại ở quang đằng sau mà người bán không hề biết. Hành động của nữ du khách chỉ có thể lý giải là do, chị quá bất ngờ trước việc người đồng hành của mình phải mua túi dứa bé tẹo với cái giá cắt cổ và vì không muốn tiếp tục bị ép trả tiền với kiểu, mở ví ra cho người bán chọn một tờ tiền mệnh giá cao.
Việc mua bán này đã lọt vào mắt những người đang ngồi ở quán trà vỉa hè phía đối diện. Ai cũng bất bình khi thấy, người bán hàng ngang nhiên rút đồng tiền xanh lét (500.000đ) khi chỉ bán cho khách túi dứa trị giá 5.000đ. Thấy khách uống nước tỏ vẻ bất bình trước hành vi "chặt chém" ngang nhiên này, chị chủ quán bảo, thường xuyên thấy cảnh này. Sau mỗi "phi vụ" như vậy, người bán đều chuyển địa điểm để tránh bị khách hàng của mình đòi lại tiền. Cũng theo chị bán nước, cách đây không lâu, tại khu vực này đã có một cuộc xô sát giữa những người dân sở tại và người bán hàng rong.
Lý do là một chị bán hàng rong đã bán 5 quả chuối với giá 200.000đ, bất bình về hành vi xấu này, một bà cụ đã lên tiếng phản đối. Tiếng qua, tiếng lại, người bán hàng rong bị đuổi khỏi khu vực này. Lân la trên phố cổ, nghe những câu chuyện "thông tấn xã vỉa hè" về hoạt động bán hàng rong "chặt chém" (mà hành vi này chỉ xảy ra với người bán chuối, dứa, chứ không có ở những người bán các mặt hàng khác), tôi lượm lặt được vô khối chuyện. Trong đó, có hành trình biến tướng của việc bán hàng rong.
Lý do là một chị bán hàng rong đã bán 5 quả chuối với giá 200.000đ, bất bình về hành vi xấu này, một bà cụ đã lên tiếng phản đối. Tiếng qua, tiếng lại, người bán hàng rong bị đuổi khỏi khu vực này. Lân la trên phố cổ, nghe những câu chuyện "thông tấn xã vỉa hè" về hoạt động bán hàng rong "chặt chém" (mà hành vi này chỉ xảy ra với người bán chuối, dứa, chứ không có ở những người bán các mặt hàng khác), tôi lượm lặt được vô khối chuyện. Trong đó, có hành trình biến tướng của việc bán hàng rong.
Cần sớm giải quyết nạn đeo bám, "chặt chém" khách du lịch
Tôi đến Công an phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, nơi mỗi ngày có khoảng 1.000 du khách tham quan, lưu trú để tìm hiểu về vấn đề này. Trung tá Bùi Xuân Hùng, Trưởng Công an phường cho biết, hiện tượng đeo bám khách du lịch là vấn đề còn nhiều tồn tại. Điển hình phải kể đến một số người bán sách báo, quà vặt, hàng rong đã đeo bám, gây phiền hà cho du khách. Từ đầu năm đến nay, Công an phường đã xử lý 40 trường hợp. Nói về chế tài xử phạt hành vi này, đồng chí Hà Quyết Thắng, Phó trưởng Công an phường cho biết, mức phạt mới chỉ ở mức 30.000đ- 100.000đ. 21h ngày 23/3, Công an phường đã bắt giữ Chu Hữu Sơn, 52 tuổi, hộ khẩu gốc ở số 125 Hàng Buồm, một đối tượng chuyên đeo bám khách du lịch để bán ma túy giả. Kiểm tra trong người Sơn và cốp xe, thu 1 gói lá cây ép màu nâu (nghi là cần sa); 2 gói nilon nhỏ trong đựng chất dẻo (nghi thuốc phiện); 5 viên nén màu hồng (nghi là ma túy tổng hợp); 2 gói tinh bột đá (nghi ma túy tổng hợp).
Kết quả giám định cho biết, các chất trên đều âm tính với ma túy. Theo lời Sơn, hắn tiếp cận khách nước ngoài mời mua ma túy với giá rẻ. Nghe hắn khai cách bào chế ma túy, chúng tôi giật mình. Cần sa được chế từ lá ngải cứu; ma túy tổng hợp được chế từ thuốc thần kinh (vốn có màu hồng sẵn); ma túy chấm đá được làm từ... bột đá. Chấn chỉnh hoạt động bán hàng rong, ép giá, đeo bám khách du lịch là việc làm cần thiết, nhất là khi ngày càng nhiều du khách đổ về phố cổ nhân dịp 1000 năm Thăng Long. Nếu không kịp thời ngăn chặn, những hành vi trên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch của Hà Nội.
http://www.vtc.vn/2-243102/xa-hoi/doc-chieu-voi-tien-khach-tay-o-pho-co-ha-noi.htm
NỮ QUÁI TẠI BỜ HỒ
Báo tổng hợp) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...
Nhóm phụ nữ trong vai người buôn bán tụ tập chờ "con mồi">Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh và bắt đầu một "ngày làm việc". Ai cũng đi đôi giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi “hóa trang” xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập "chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi tiền. Những phụ nữ này thường đứng "săn" khách ở vị trí có đông người nước ngoài qua lại, mắt láo liên nhìn các hướng để xác định “con mồi”.
Khi "con mồi" xuất hiện, họ bắt đầu tiếp cận bằng vẻ niềm nở, vồn vã để tạo sự thân thiện với du khách, sau đó vội vàng ấn đôi quang gánh vào vai mời chụp ảnh, tiếp theo là các hành vi úp nón lên đầu khách, lấy túi dứa dúi vào tay họ... Lúc này du khách vẫn chưa biết được ý đồ của mấy “bà bán rong”, chỉ khi bị đòi đến 5 đô la một túi dứa, hoặc 50-100 nghìn đồng, thậm chí nhiều hơn cho việc "thuê quang gánh chụp ảnh" hay "mua hàng" thì khách mới té ngửa. Sau đó lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ, họ dùng số đông để áp đảo và thường thắng thế trong lúc đôi co với khách nước ngoài. Một thủ đoạn khác cũng rất trắng trợn, họ chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ, khi khách trót trả tiền bằng đô la hay tiền mệnh giá lớn, họ moi ra một vốc tiền lẻ dúi vào tay khách rồi... chuồn.
Kết thúc màn "thuê quang gánh" và "bán hàng" như vậy, bao giờ cũng là cái lắc đầu, nhún vai ngán ngẩm chấp nhận việc đã rồi. Cứ thế rất nhiều du khách đã sa bẫy nhóm phụ nữ này, để rồi hằn lại một ấn tượng rất xấu về thủ đô Hà Nội, nơi đang chuẩn bị bước sang tuổi... 1000. Trong khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng rong lừa đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian văn hóa tiêu biểu giữa thủ đô là điều không thể chấp nhận được. Phóng viên Dân trí đã mất gần một tuần "theo" nhóm phụ nữ này để ghi lại những hình ảnh không đẹp dưới đây.
Kết quả giám định cho biết, các chất trên đều âm tính với ma túy. Theo lời Sơn, hắn tiếp cận khách nước ngoài mời mua ma túy với giá rẻ. Nghe hắn khai cách bào chế ma túy, chúng tôi giật mình. Cần sa được chế từ lá ngải cứu; ma túy tổng hợp được chế từ thuốc thần kinh (vốn có màu hồng sẵn); ma túy chấm đá được làm từ... bột đá. Chấn chỉnh hoạt động bán hàng rong, ép giá, đeo bám khách du lịch là việc làm cần thiết, nhất là khi ngày càng nhiều du khách đổ về phố cổ nhân dịp 1000 năm Thăng Long. Nếu không kịp thời ngăn chặn, những hành vi trên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch của Hà Nội.
http://www.vtc.vn/2-243102/xa-hoi/doc-chieu-voi-tien-khach-tay-o-pho-co-ha-noi.htm
Báo tổng hợp) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...
Nhóm phụ nữ trong vai người buôn bán tụ tập chờ "con mồi">Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh và bắt đầu một "ngày làm việc". Ai cũng đi đôi giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi “hóa trang” xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập "chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi tiền. Những phụ nữ này thường đứng "săn" khách ở vị trí có đông người nước ngoài qua lại, mắt láo liên nhìn các hướng để xác định “con mồi”.
Khi "con mồi" xuất hiện, họ bắt đầu tiếp cận bằng vẻ niềm nở, vồn vã để tạo sự thân thiện với du khách, sau đó vội vàng ấn đôi quang gánh vào vai mời chụp ảnh, tiếp theo là các hành vi úp nón lên đầu khách, lấy túi dứa dúi vào tay họ... Lúc này du khách vẫn chưa biết được ý đồ của mấy “bà bán rong”, chỉ khi bị đòi đến 5 đô la một túi dứa, hoặc 50-100 nghìn đồng, thậm chí nhiều hơn cho việc "thuê quang gánh chụp ảnh" hay "mua hàng" thì khách mới té ngửa. Sau đó lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ, họ dùng số đông để áp đảo và thường thắng thế trong lúc đôi co với khách nước ngoài. Một thủ đoạn khác cũng rất trắng trợn, họ chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ, khi khách trót trả tiền bằng đô la hay tiền mệnh giá lớn, họ moi ra một vốc tiền lẻ dúi vào tay khách rồi... chuồn.
Kết thúc màn "thuê quang gánh" và "bán hàng" như vậy, bao giờ cũng là cái lắc đầu, nhún vai ngán ngẩm chấp nhận việc đã rồi. Cứ thế rất nhiều du khách đã sa bẫy nhóm phụ nữ này, để rồi hằn lại một ấn tượng rất xấu về thủ đô Hà Nội, nơi đang chuẩn bị bước sang tuổi... 1000. Trong khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng rong lừa đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian văn hóa tiêu biểu giữa thủ đô là điều không thể chấp nhận được. Phóng viên Dân trí đã mất gần một tuần "theo" nhóm phụ nữ này để ghi lại những hình ảnh không đẹp dưới đây.
Lao tới ấn quang gánh vào du khách
Những hành động thiếu văn hóa khiến du khách bất bình
Nhưng không vì thế mà họ dễ dàng buông tha
Kẻ trước, người sau úp nón và ấn quang gánh vào vai du khách và ... đòi tiền
Bị “hàng rong” quây thô bạo, nhiều du khách không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình
Nhóm “hàng rong” này thường nhắm đến những du khách hiền lành đi đơn lẻ
Nếu du khách bất cẩn thì sẽ bị nhóm “hàng rong” móc tiền rất tinh vi và điệu nghệ
Khi chưa hay, du khách vui vẻ vì lầm tưởng đây là những người bán hàng tốt bụng
Rồi ngã ngửa khi bị đòi tiền
Dưới đây là trọn màn lừa đảo:
Chèo kéo và chụp nón
Rồi mồm năm miệng mười để dồn du khách
Từ 5 đến 7 đô la cho vài ba quả chuối hoặc vài miếng dứa gọt sẵn
Bị đòi tiền giá cắt cổ khách đã phản ứng lại nhưng đành chấp nhận
Hữu Nghị
http://baotonghop.net/index.php?doc=/c20/s20-387228/theo-chan-nhom-nu-quai-chuyen-bat-chet-du-khach-o-bo-ho.htm
*
No comments:
Post a Comment