Biến cố 9/11
Sáng thứ Ba ngày 11 tháng 9 mở TV xem như thường lệ nhưng trên màn ảnh có Break news với hàng chữ America on attack đồng thời hình ảnh khói lửa mịt mù, người chạy rối loạn: cảnh chiếc phi cơ đâm trúng tòa nhà lớn tại thành phố Nữu-ước.
?
Hình ảnh này được chiếu đi chiếu lại nhiều lần, người xướng ngôn viên cho hay bọn khủng bố đã dùng 4 phi cơ của hai hãng hàng không America airline và United airline tất cả đều chở đầy hành-khách đâm vào hai tòa nhà Trader center, Ngũ giác đài và phi cơ thứ tư đâm xuống cánh đồng thuộc tiểu bang Pennsylvania. Ngoài cuộc nội chiến Nam Bắc về nô-lệ nước Mỹ đã không có bom nổ đạn rơi trong hai trận Thế chiến thì giờ đây ngay tại thành phố lớn nhất về quyền lực và tài chính đã có chiến tranh với máu lửa, thịt rơi tang tóc ngập trời! Hốt hoảng lo sợ tột cùng vì giờ đây nước Mỹ không còn an-toàn nữa.
Những bá cáo tổn thất về nhân mạng và tài chính ngoài sức tưởng- tượng, sững-sờ, đau khổ như chính mình gặp tai-họa. Phẫn uất vì sự dã –man, tàn-ác chưa từng xẩy ra bao giờ trên thế-giới. Với thảm cảnh nhà tan , cửa nát, 3,4 ngàn người vô tội không có võ khí, trong tíc tắc mất đi đời sống. Những hành khách trên phi cơ có thể là những thương nhân đi giao-dịch, cha me, con cái có ngày nghỉ đi thăm nhau, chồng, vợ vì việc làm phải xa nhà trở về cho tình thắm thiết, hay thăm đứa con mới chào đời…vv..Hơn 4 ngàn người trong hai tòa nhà thương mại và ngũ giác-đài: người vợ, người chồng, người cha, người con, một đi không trở lại, tất cả đi vào hư vô !
Những lính cứu hỏa, cảnh sát, can đảm sông vào chốn hiểm nguy cứu người để rồi anh dũng hy-sinh làm tổng số người thiệt mạng lên quá cao. Chưa một trận chiến nào có số thương vong về nhân mạng và vật chất lớn như thế. Hồi xưa trận Trân Châu cảng cũng khủng khiếp nhưng sự việc xẩy ra ngay tại trận tuyến, chiến tranh có qui ước, số người chết phần lớn là quân nhân và tử vong cũng không lên tới vài ngàn người, tài chính không lên hàng tỷ.
Trên quê hương tôi suốt 30 năm chiến tranh những cảnh chết chóc với bao thanh niên vì bảo vệ tự-do đã gục ngã, tài sản của cải người dân một sớm, một chiều tan như mây khói. Những cảnh pháo kích vào thành phố, làng mạc, trường học; giật mìn giết hại dân lành. Tết Mậu-Thân kẻ địch cùng máu đỏ da vàng chôn sống cả mười ngàn người không gớm tay, trường tiểu học Cai-Lậy hàng trăm trẻ thơ vô tội chết vì đại pháo.
Chúng tôi đã từng hứng chịu những cảnh đó hàng ngày lòng trở nên trai đá không đủ sức mà xúc động. Khi Cộng-Sản cưỡng chiếm miền Nam gần 2 triệu người yêu Tự-do đã liều chết ra đi để tránh bị giết: Cộng-Sản chủ trương khủng-bố! Bàng hoàng đau khổ, thương tâm, căm phẫn kẻ phá hoại đã giết hại người không thù-hận thuộc nhiều hạng người, nhiều quốc-gia trong phút chốc mất cuộc sống. Không hiểu những kẻ mệnh danh là đạo giáo lại có hành động giết người một cách khủng-khiếp như thế ??? Khi trước chúng tôi nghĩ mình chỉ là kẻ tạm dung, ăn nhờ ở đậu, bàng quang chờ ngày đất nước quang-phục sẽ trở về vì sống ở làng sang ở nước, nhất là vào tuổi thất thập cổ lai ky này.
Câu “ cháy nhà hàng xóm , bình chân như vại” được áp dụng cho mọi chuyện xẩy ra dù lớn, dù nhỏ cũng chỉ là của thiên-hạ, không quan tâm, thắc-mắc. Nhưng hôm nay tôi đã nhận thức được rằng : căn nhà cháy này là của chính chúng tôi! Trước biến-cố khủng-khiếp, ác-độc gây đau-thương cho biết bao người, thấy mình không còn là người đứng ngoài cuộc, khủng hoảng đó ảnh-hưởng trực tiếp tới đời sống của những người đang cư ngụ trên toàn quốc, nói rộng hơn là trên thế giới. Hầu hết các quốc gia đã đồng lòng với Hoa-kỳ và đứng chung một chiến tuyến chống khủng-bố.
?
Hình ảnh này được chiếu đi chiếu lại nhiều lần, người xướng ngôn viên cho hay bọn khủng bố đã dùng 4 phi cơ của hai hãng hàng không America airline và United airline tất cả đều chở đầy hành-khách đâm vào hai tòa nhà Trader center, Ngũ giác đài và phi cơ thứ tư đâm xuống cánh đồng thuộc tiểu bang Pennsylvania. Ngoài cuộc nội chiến Nam Bắc về nô-lệ nước Mỹ đã không có bom nổ đạn rơi trong hai trận Thế chiến thì giờ đây ngay tại thành phố lớn nhất về quyền lực và tài chính đã có chiến tranh với máu lửa, thịt rơi tang tóc ngập trời! Hốt hoảng lo sợ tột cùng vì giờ đây nước Mỹ không còn an-toàn nữa.
Những bá cáo tổn thất về nhân mạng và tài chính ngoài sức tưởng- tượng, sững-sờ, đau khổ như chính mình gặp tai-họa. Phẫn uất vì sự dã –man, tàn-ác chưa từng xẩy ra bao giờ trên thế-giới. Với thảm cảnh nhà tan , cửa nát, 3,4 ngàn người vô tội không có võ khí, trong tíc tắc mất đi đời sống. Những hành khách trên phi cơ có thể là những thương nhân đi giao-dịch, cha me, con cái có ngày nghỉ đi thăm nhau, chồng, vợ vì việc làm phải xa nhà trở về cho tình thắm thiết, hay thăm đứa con mới chào đời…vv..Hơn 4 ngàn người trong hai tòa nhà thương mại và ngũ giác-đài: người vợ, người chồng, người cha, người con, một đi không trở lại, tất cả đi vào hư vô !
Những lính cứu hỏa, cảnh sát, can đảm sông vào chốn hiểm nguy cứu người để rồi anh dũng hy-sinh làm tổng số người thiệt mạng lên quá cao. Chưa một trận chiến nào có số thương vong về nhân mạng và vật chất lớn như thế. Hồi xưa trận Trân Châu cảng cũng khủng khiếp nhưng sự việc xẩy ra ngay tại trận tuyến, chiến tranh có qui ước, số người chết phần lớn là quân nhân và tử vong cũng không lên tới vài ngàn người, tài chính không lên hàng tỷ.
Trên quê hương tôi suốt 30 năm chiến tranh những cảnh chết chóc với bao thanh niên vì bảo vệ tự-do đã gục ngã, tài sản của cải người dân một sớm, một chiều tan như mây khói. Những cảnh pháo kích vào thành phố, làng mạc, trường học; giật mìn giết hại dân lành. Tết Mậu-Thân kẻ địch cùng máu đỏ da vàng chôn sống cả mười ngàn người không gớm tay, trường tiểu học Cai-Lậy hàng trăm trẻ thơ vô tội chết vì đại pháo.
Chúng tôi đã từng hứng chịu những cảnh đó hàng ngày lòng trở nên trai đá không đủ sức mà xúc động. Khi Cộng-Sản cưỡng chiếm miền Nam gần 2 triệu người yêu Tự-do đã liều chết ra đi để tránh bị giết: Cộng-Sản chủ trương khủng-bố! Bàng hoàng đau khổ, thương tâm, căm phẫn kẻ phá hoại đã giết hại người không thù-hận thuộc nhiều hạng người, nhiều quốc-gia trong phút chốc mất cuộc sống. Không hiểu những kẻ mệnh danh là đạo giáo lại có hành động giết người một cách khủng-khiếp như thế ??? Khi trước chúng tôi nghĩ mình chỉ là kẻ tạm dung, ăn nhờ ở đậu, bàng quang chờ ngày đất nước quang-phục sẽ trở về vì sống ở làng sang ở nước, nhất là vào tuổi thất thập cổ lai ky này.
Câu “ cháy nhà hàng xóm , bình chân như vại” được áp dụng cho mọi chuyện xẩy ra dù lớn, dù nhỏ cũng chỉ là của thiên-hạ, không quan tâm, thắc-mắc. Nhưng hôm nay tôi đã nhận thức được rằng : căn nhà cháy này là của chính chúng tôi! Trước biến-cố khủng-khiếp, ác-độc gây đau-thương cho biết bao người, thấy mình không còn là người đứng ngoài cuộc, khủng hoảng đó ảnh-hưởng trực tiếp tới đời sống của những người đang cư ngụ trên toàn quốc, nói rộng hơn là trên thế giới. Hầu hết các quốc gia đã đồng lòng với Hoa-kỳ và đứng chung một chiến tuyến chống khủng-bố.
Tôi có quê-hương nhưng không thể trở về được vì nơi đó chỉ có đói khổ, giết chóc và tàn-bạo mà bao người đã liều chết trốn chạy. Nước Mỹ bây giờ là quê hương thứ hai, chúng tôi phải có bổn phận với đất nước cư ngụ. Câu ca-dao rất đúng ở trường hợp này Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng Hay Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Hoặc Một con ngưa đau cả tầu không ăn cỏ. Những đau thương, mất mát của người cùng trong một nước, cùng chung một giàn, cùng một tầu cỏ đã khiến tôi không còn thấy mình là người ăn nhờ ở đậu.
Chúng tôi đã chọn nước này để sinh sống sau khi rời bỏ quê-hương. Cùng chung một nước chúng tôi xẻ chia nhau những vinh-quang, phồn-thịnh, thăng-hoa và cùng chịu chung những khổ đau, khó-khăn, mất mát. Thương người như thể thương thân, cảnh máu đổ thịt rơi, nhà tan cửa nát không cầm lòng được chúng tôi ào ào rủ nhau đi hiến máu, kêu gọi quyên góp tiền bạc. Chúng tôi buồn phiền, thương tiếc và phẫn uất vì cảnh tượng vừa xẩy ra.
Nhớ lại 36 năm trước, chính đất nước này đã giang tay đón tiếp nuôi dưỡng hàng triệu đồng bào tôi khi sa cơ lỡ bước để bây giờ tất cả chúng tôi có cuộc sống đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần. Tất nhiên muốn có đời sống đầy đủ mọi người phải đi làm, để sửa soạn: thời niên thiếu, thanh niên được giúp đỡ phương tiện : nào học chữ, học nghề để vào đời. Tuổi trung niên tạo dựng sự nghiệp, tuổi lão niên, sau khi đã nhả hết tơ thì nghỉ ngơi an hưởng tuổi vàng.
Luật lệ đặt ra cho cuộc sống có trật tự, bảo đảm mọi an-lành cho người già sau khi đã dốc hết tâm sức cho cuộc đời. Đây là một nước Tự-Do, Dân-chủ nhất trên thế-giới, không ai có thể vô cớ bắt bớ, đi lại không giới hạn, Chính quyền cai trị dân bằng qui định của hiến-pháp do dân làm ra. Tổng-thống chỉ là người đại diện dân điều hành guồng máy hành-chính chạy đều, nếu co điều gì sai trái phạm đến quyền lợi của dân thì phải được xét xử, không ai bao che vì thế làm dân ở một nước pháp trị thật sung sướng.
Chúng ta đang sống trong cái tổ êm ái, hạnh-phúc và an-toàn nay cái nôi đó bị đe dọa, ngày xưa khi nước Việt bị xâm lấn bởi giặc Tầu, giặc Tây, đời sống an-toàn không còn, toàn dân đứng lên bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống. “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” Nếu không xẩy ra biến cô 911 thì quyền lợi chúng ta được hưởng coi như tất yếu, nay phúc-lợi trên đã bị đe dọa, bây giờ ta mới thấy đó là những đặc ân.
Nhiều nước trên thế-giới đã từng lấy khẩu hiệu để thu phục nhân tâm: Tự-do, Dân-chủ, Ấm no, hạnh-phúc mà nào người dân đã được chưa ???biết bao người đổ xương máu mưu cầu những ước mơ đó. Nước Mỹ đã cho chúng ta những đặc ân : một cuộc sống Tự-do, Dân-chủ, một đời sống Hạnh-phúc chúng ta còn đòi hỏi gì nữa ??
Người Việt-Nam trọng lễ-nghĩa nên rất phân minh: ân đền, nghĩa trả, chúng ta phải có bổn phận với đất nước này vì an nguy của chúng ta. Câu châm ngôn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn cây nào rào cây ấy.” Nước Mỹ mới lập quốc hơn 200 năm, một quốc gia trẻ nhưng đã tiến rất nhanh: về lãnh-thổ là miền đất trù-phú nhiều tài nguyên, về thể-chế là nước Tự-do, Dân chủ nhất. Nước Mỹ mệnh danh là Hiệp chúng quốc vì gồm những người quốc-tịch khác nhau họp thành, có thể vì nguyên nhân đó mà Hoa-Kỳ giầu có tột bậc.
Nhìn lại lịch-sử của quốc-gia này: khởi đầu là nơi giam giữ những kẻ bất hảo của Âu-châu, sau là những người bất mãn với chính-quyền quốc gia họ và tìm tới miền đất mới sinh sống. Trước một vùng đất chưa khai-thác, mạnh ai nấy sống, một đoàn người ô-hợp không pháp-luật nhưng với thời gian họ đã tiến triền vượt bực với thể chế dân chủ, tự do mang lại đời sống an-lành, hạnh-phúc cho mọi người.
Không phải xẻ núi, lấp sông, không sống trong thời hỗn loạn , chúng ta may mắn tới sau, những đồng hoang cỏ dại, núi non hiểm trở của thời xa xưa nay được thay thế bằng những nhà chọc trời, khoa- học phụng sự con người từ vật chất lẫn tinh thần. Mùa đông tuyết giá căm căm, mùa hè nóng đổ mỡ đã có máy điều hòa không khí, đường xa vạn dặm không phải cuốc bộ mệt mỏi đã có xe hơi đón tận cửa, máy bay vượt không gian, tầu thuyền vượt biển khơi. Áo quần, chăn mền ấm áp, mùa màng thịnh vượng cung cấp vật thực đầy đủ không những cho nước Mỹ mà còn xuất cảng, cứu giúp những nước kém may mắn.
Biến cố 911 đã khích động lòng yêu nước của người dân, trong quốc hội hai đảng Dân-chủ và Cộng-hòa thường kình chống nhau, nay tất cả đồng lòng với Hành-pháp lo bảo vệ Tổ-quốc. Dân chúng sau biến cố này đã cùng đứng sau lưng chính-phủ, thanh niên xung-phong ghi tên vào quân đội ( trong đó có con em chúng ta). Từ lâu nước Mỹ sống thanh-bình nên tinh thần yêu nước không được bộc lộ tai nạm khủng-khiếp trực tiếp gây đau thương, thiệt hại cho chính dân Mỹ, toàn dân bừng tỉnh, đồng lòng với Tổng-thống quyết tâm chống kẻ thù.
Thưa quí vị trong cái rủi cũng có cái may, vẫn biết chẳng ai mong muốn song nhờ biến cố này mà lòng yêu nước của dân Mỹ lên cao như chưa bao giờ: Cờ Mỹ tung bay khắp nọi nơi, trong nhà, ngoài ngõ, trên xe, trên áo nói lên lòng quyết chiến với khủng bố dù phải hy-sinh. Giờ đây quân đội đang truy lung khắp nơi với bao hiểm nguy. Hậu phương nguyện cầu cho các chiến-sĩ mau hoàn thành nhiệm vụ, chiến thắng kẻ thù để chóng trở về mái ấm gia-đình. Chúc quí vị lãnh đạo sáng suốt điều hành xứ xở phục hồi truyền thống cao đẹp mang lai đời sống thanh-bình, ấm no cho toàn dân. Xin Thượng đế che chở va bảo vệ nước Hoa-Kỳ: God Bless America Bùi Mỹ Dương (mùa thu 2001)
Chúng tôi đã chọn nước này để sinh sống sau khi rời bỏ quê-hương. Cùng chung một nước chúng tôi xẻ chia nhau những vinh-quang, phồn-thịnh, thăng-hoa và cùng chịu chung những khổ đau, khó-khăn, mất mát. Thương người như thể thương thân, cảnh máu đổ thịt rơi, nhà tan cửa nát không cầm lòng được chúng tôi ào ào rủ nhau đi hiến máu, kêu gọi quyên góp tiền bạc. Chúng tôi buồn phiền, thương tiếc và phẫn uất vì cảnh tượng vừa xẩy ra.
Nhớ lại 36 năm trước, chính đất nước này đã giang tay đón tiếp nuôi dưỡng hàng triệu đồng bào tôi khi sa cơ lỡ bước để bây giờ tất cả chúng tôi có cuộc sống đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần. Tất nhiên muốn có đời sống đầy đủ mọi người phải đi làm, để sửa soạn: thời niên thiếu, thanh niên được giúp đỡ phương tiện : nào học chữ, học nghề để vào đời. Tuổi trung niên tạo dựng sự nghiệp, tuổi lão niên, sau khi đã nhả hết tơ thì nghỉ ngơi an hưởng tuổi vàng.
Luật lệ đặt ra cho cuộc sống có trật tự, bảo đảm mọi an-lành cho người già sau khi đã dốc hết tâm sức cho cuộc đời. Đây là một nước Tự-Do, Dân-chủ nhất trên thế-giới, không ai có thể vô cớ bắt bớ, đi lại không giới hạn, Chính quyền cai trị dân bằng qui định của hiến-pháp do dân làm ra. Tổng-thống chỉ là người đại diện dân điều hành guồng máy hành-chính chạy đều, nếu co điều gì sai trái phạm đến quyền lợi của dân thì phải được xét xử, không ai bao che vì thế làm dân ở một nước pháp trị thật sung sướng.
Chúng ta đang sống trong cái tổ êm ái, hạnh-phúc và an-toàn nay cái nôi đó bị đe dọa, ngày xưa khi nước Việt bị xâm lấn bởi giặc Tầu, giặc Tây, đời sống an-toàn không còn, toàn dân đứng lên bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống. “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” Nếu không xẩy ra biến cô 911 thì quyền lợi chúng ta được hưởng coi như tất yếu, nay phúc-lợi trên đã bị đe dọa, bây giờ ta mới thấy đó là những đặc ân.
Nhiều nước trên thế-giới đã từng lấy khẩu hiệu để thu phục nhân tâm: Tự-do, Dân-chủ, Ấm no, hạnh-phúc mà nào người dân đã được chưa ???biết bao người đổ xương máu mưu cầu những ước mơ đó. Nước Mỹ đã cho chúng ta những đặc ân : một cuộc sống Tự-do, Dân-chủ, một đời sống Hạnh-phúc chúng ta còn đòi hỏi gì nữa ??
Người Việt-Nam trọng lễ-nghĩa nên rất phân minh: ân đền, nghĩa trả, chúng ta phải có bổn phận với đất nước này vì an nguy của chúng ta. Câu châm ngôn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn cây nào rào cây ấy.” Nước Mỹ mới lập quốc hơn 200 năm, một quốc gia trẻ nhưng đã tiến rất nhanh: về lãnh-thổ là miền đất trù-phú nhiều tài nguyên, về thể-chế là nước Tự-do, Dân chủ nhất. Nước Mỹ mệnh danh là Hiệp chúng quốc vì gồm những người quốc-tịch khác nhau họp thành, có thể vì nguyên nhân đó mà Hoa-Kỳ giầu có tột bậc.
Nhìn lại lịch-sử của quốc-gia này: khởi đầu là nơi giam giữ những kẻ bất hảo của Âu-châu, sau là những người bất mãn với chính-quyền quốc gia họ và tìm tới miền đất mới sinh sống. Trước một vùng đất chưa khai-thác, mạnh ai nấy sống, một đoàn người ô-hợp không pháp-luật nhưng với thời gian họ đã tiến triền vượt bực với thể chế dân chủ, tự do mang lại đời sống an-lành, hạnh-phúc cho mọi người.
Không phải xẻ núi, lấp sông, không sống trong thời hỗn loạn , chúng ta may mắn tới sau, những đồng hoang cỏ dại, núi non hiểm trở của thời xa xưa nay được thay thế bằng những nhà chọc trời, khoa- học phụng sự con người từ vật chất lẫn tinh thần. Mùa đông tuyết giá căm căm, mùa hè nóng đổ mỡ đã có máy điều hòa không khí, đường xa vạn dặm không phải cuốc bộ mệt mỏi đã có xe hơi đón tận cửa, máy bay vượt không gian, tầu thuyền vượt biển khơi. Áo quần, chăn mền ấm áp, mùa màng thịnh vượng cung cấp vật thực đầy đủ không những cho nước Mỹ mà còn xuất cảng, cứu giúp những nước kém may mắn.
Biến cố 911 đã khích động lòng yêu nước của người dân, trong quốc hội hai đảng Dân-chủ và Cộng-hòa thường kình chống nhau, nay tất cả đồng lòng với Hành-pháp lo bảo vệ Tổ-quốc. Dân chúng sau biến cố này đã cùng đứng sau lưng chính-phủ, thanh niên xung-phong ghi tên vào quân đội ( trong đó có con em chúng ta). Từ lâu nước Mỹ sống thanh-bình nên tinh thần yêu nước không được bộc lộ tai nạm khủng-khiếp trực tiếp gây đau thương, thiệt hại cho chính dân Mỹ, toàn dân bừng tỉnh, đồng lòng với Tổng-thống quyết tâm chống kẻ thù.
Thưa quí vị trong cái rủi cũng có cái may, vẫn biết chẳng ai mong muốn song nhờ biến cố này mà lòng yêu nước của dân Mỹ lên cao như chưa bao giờ: Cờ Mỹ tung bay khắp nọi nơi, trong nhà, ngoài ngõ, trên xe, trên áo nói lên lòng quyết chiến với khủng bố dù phải hy-sinh. Giờ đây quân đội đang truy lung khắp nơi với bao hiểm nguy. Hậu phương nguyện cầu cho các chiến-sĩ mau hoàn thành nhiệm vụ, chiến thắng kẻ thù để chóng trở về mái ấm gia-đình. Chúc quí vị lãnh đạo sáng suốt điều hành xứ xở phục hồi truyền thống cao đẹp mang lai đời sống thanh-bình, ấm no cho toàn dân. Xin Thượng đế che chở va bảo vệ nước Hoa-Kỳ: God Bless America Bùi Mỹ Dương (mùa thu 2001)
No comments:
Post a Comment