Wednesday, September 7, 2011

VIET NAM & THẾ GIỚI



LTS : Đừng nghe những gì Cộng sản nói, dù là Trung Cộng hay Việt Cộng!

Chính phủ Trung Quốc công bố bạch thư cho chính sách tương lai giữa những quan ngại trong khu vực về tham vọng của nước này.

Trung Quốc nói họ muốn trở thành một nước giàu mạnh và chung sống hòa bình với các nước khác.

Bạch thư nói Trung Quốc sẽ không lập lại sai lầm của những cường quốc tìm cách chi phối các quốc gia khác.

Nhưng phóng viên BBC ở Bắc Kinh, Michael Bristow, nhận xét những gì được mô tả trong bạch thư về Trung Quốc và thế giới có chỗ dường như khác biệt so với trên thực tế.

Có thể tóm tắt cuốn bạch thư gần 10.000 chữ này bằng nhan đề của nó là ''Sự phát triển hòa hoãn của Trung Quốc''.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đánh giá nước của họ ngày càng mạnh lên, chủ yếu nhờ mở cửa giao lưu với thế giới từ cách đây ba thập niên.

"[Chúng tôi muốn] xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu, mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và hiện đại từ nay đến lúc kỷ niệm 100 năm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào giữa thế kỷ 21," cuốn bạch thư viết.

Nhưng Trung Quốc trấn an các nước khác không cần phải lo sợ trước sự đi lên đó vì Trung Quốc sẽ không lập lại những sai lầm vốn đã đưa nhân loại vào vực thẳm của hai thế chiến.

"Sự phát triển hòa hoãn của Trung Quốc không giống như truyền thống lâu nay là một nước đang đi lên thường có khuynh hướng đi tìm sự bá quyền," bạch thư do Hội đồng Nhà nước công bố viết.

Tranh chấp lãnh thổ

Chính phủ ở Bắc Kinh nói họ muốn sự hợp tác đa quốc gia, đặc biệt thông qua Liên Hiệp Quốc.

Đây là một viễn kiến bao quát về vị trí của Trung Quốc trên trường thế giới trong những thập niên tới, dù cuốn bạch thư không đưa ra những đề nghị cụ thể.

Cũng không thấy bạch thư đề cập đến những chính sách Bắc Kinh đang theo đuổi vốn gặp sự chỉ trích ngay cả trong nước.

Bạch thư đánh giá người dân Trung Quốc nói chung đang có một cuộc sống đàng hoàng, nhưng không nhắc gì đến nguyện vọng của những người không đồng ý với nhận định này.

Người được trao giải Nobel Hòa Bình năm ngoái, Lưu Hiểu Ba, đang thọ án 11 năm tù vì giúp soạn thảo văn bản kêu gọi cải tổ chính trị.

Cuốn bạch thư nói đến chuyện giao hảo tốt đẹp với các nước láng giềng và giải quyết những bất đồng thông qua đàm phán.

Đây là điều được đề cập cụ thể trong phần nói đến tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh và các nước khác trong cuốn bạch thư.

Nhưng gần đây ít ra là hai nước, Việt Nam và Philippines, đã mạnh mẽ phản đối hành động của Trung Quốc trong Biển Đông.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/09/110906_china_white_paper.shtml

Nguy cơ động đất tại Việt Nam

RFA 09.05.2011

Các nhà khoa học cảnh báo rằng VN có nguy cơ khá cao về thiên tai động đất dù không nằm trong vùng tâm địa chấn nguy hiểm trên thế giới.

Lên tiếng tại cuộc hội thảo diễn ra trong 2 ngày, bắt đầu từ hôm nay, do VN tổ chức, với sự tham dự của nhiều nhà khoa học nước ngòai như Italy, New Zealand, Nga, Indonesia…, các chuyên gia Vật lý Địa cầu lưu ý 1 số thành phố lớn của VN, như Hà Nội, đang nằm trên các đới đứt gãy khiến gặp nguy cơ động đất mạnh tới 8 độ Richter, trong khi nguy cơ sóng thần do động đất tập trung ở vùng ven biển VN, nhất là vùng biển Miền Trung từ Đông Hà tới Phan Rang. Các vùng biển Miền Bắc và Miền Nam ít gặp nguy cơ sóng thần.


Cuộc hội thảo vừa nói, chủ đề “Nguy hiểm động đất, sóng thần và các hệ thống cảnh báo sớm cho khu vực Á châu-TBD”, tạo điều kiện cho các nhà khoa học thảo luận về động đất, sóng thần tại VN và những nơi thường gặp phải thiên tai ấy như Nhật Bản, Indonesia, New Zealand, cũng như trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tìm phương cách ứng phó làm giảm thiểu ảnh hưởng thiên tai.

TQ ảnh hưởng tới chính trị VN tới đâu?
Cập nhật: 13:40 GMT - thứ tư, 7 tháng 9, 2011
Tướng Nguyễn Chí Vịnh

Hoa Kỳ nói Tướng Nguyễn Chí Vịnh không phải là người "dễ nắn gân"

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã có điện tín dài bốn trang đánh giá về ảnh hưởng của Trung Quốc tới chính trị nội bộ Việt Nam.

Điện tín đánh đi ngày 27/1/2010 được Wikileaks công bố cho thấy Đại sứ Michael Michalak dùng tới những từ như "móng dài" và "răng nhọn và sắc" của "gấu trúc", ám chỉ Trung Quốc.

BBC không có điều kiện để kiểm chứng toàn bộ các ý kiến nêu ra trong những điện tín ngoại giao của Mỹ bị rò rỉ qua Wikileaks nên chỉ có thể trình bày lại các nét chính để giới thiệu.

Điểm chung của nội dung này là Hoa Kỳ theo dõi rất kỹ các cuộc tranh luận nội bộ và biết đến nhiều nhân vật tại Việt Nam, từ quan chức quốc phòng, Đảng, giới nghiên cứu và đại biểu quốc hội.

Nhưng kết luận của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ về mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh lại khác xa so với những người chỉ trích Trung Quốc ở Việt Nam.

Điện tín nhận định các chỉ trích Trung Quốc đã tăng lên trong những tháng trước Đại hội 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam do sự phản đối việc Trung Quốc tham gia vào dự án bauxite cũng như lệnh "cấm đánh cá" mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra trên Biển Đông.

Đại sứ Michalak nói một số quan chức cao cấp của Việt Nam từng bị tố cáo thân Trung Quốc và đây là việc dán 'mác' nhiều khi có động cơ chính trị.

Phía Hoa Kỳ dẫn lời một nguồn tin khẳng định rằng Trung Quốc lợi dụng lòng tham của các đảng viên Đảng Cộng sản và tạo cơ hội để họ có thể thu lợi cá nhân.

Nguồn khác lại nói Trung Quốc lưu giữ hồ sơ của các "cán bộ đang lên" và ủng hộ những người có chung lý tưởng trong khi ngăn cản những ai làm mất lòng họ.

Trong khi đó đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Dũng, thành viên ủy ban hợp tác quốc hội Việt Nam - Trung Quốc, lại tỏ ra nghi ngờ ảnh hưởng của Bắc Kinh tới các vấn đề nhân sự.

Nhưng điện tín cũng nói ông Nguyễn Lân Dũng cho rằng các quan chức Việt Nam có thể "tự kiểm duyệt" khi biết dư luận chung nói Việt Nam chịu sức ép của Trung Quốc.

'Chiến đấu và chiến thắng'

Đại sứ quán ở Hà Nội dẫn lời một tổng biên tập báo và một giáo sư luật than phiền rằng Việt Nam chấp nhận đề nghị của các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội, những người muốn Việt Nam sa thải các nhà báo viết bài chống Trung Quốc.

Một số blogs chính trị của Việt Nam, theo bức điện tín, cũng đổ lỗi cho Trung Quốc khi Việt Nam kết án blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, về tội trốn thuế.

"Trung Quốc không thể bắt Việt Nam phải theo và công chúng Việt Nam cũng không làm như vậy được."

Đại sứ Michael Michalak

Các blogger nói vụ kết án ông Hải có động cơ chính trị và ông là người có quan điểm chống Trung Quốc và đã lập kế hoạch phân phát các áo phông khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Điện tín cũng dẫn nguồn tin nói với Thời báo Kinh tế Viễn đông rằng Tổng cục II, cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng và khi đó do Tướng Nguyễn Chí Vịnh điều hành, là "một trong những công cụ chính để Trung Quốc gây ảnh hưởng lên Việt Nam."

Đại sứ quán Hoa Kỳ nói Tổng cục II có thể là nghi phạm vì cơ quan này từng dính tới vụ scandal "dạng Watergate" khi họ nghe lén các đối thủ trong Bộ Chính trị của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong thập niên 90 và bố vợ của ông Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Đặng Vũ Chính, người cũng từng nắm Tổng cục II, bị cho là vu khống Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Nhưng Đại sứ Michalak cũng nói Tướng Vịnh không phải là người mà Trung Quốc "dễ nắn gân".

Ông Michalak nhắc lại Tướng Vịnh từng nói thẳng về khả năng xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc và trong một cuộc gặp với quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, tướng Vịnh đưa ra một bức tranh về các ảnh hưởng "lành" của Trung Quốc.

Ông Vịnh nhấn mạnh rằng thành công về kinh tế của Trung Quốc tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam và có thể đảm bảo ổn định trong khu vực.

Điện tín của Hoa Kỳ nói ông Vịnh không lảng tránh vấn đề Biển Đông. Ông tướng này bác bỏ tuyên bố chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc và nói Việt Nam "biết cách chiến đấu và chiến thắng".

Tướng Mã Hiểu Thiên của Trung Quốc từng phát biểu về quan hệ với Việt Nam

Lợi ích và mưu đồ

Đại sứ quán Hoa Kỳ nói các cách tiếp cận giống nhau của Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề như bất đồng chính kiến phản ánh hệ thống chính trị, ý thức hệ giống nhau bên cạnh sự ám ảnh chung của hai bên về ổn định nội bộ và an toàn chế độ.

Điện tín trích lời Giáo sư Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, nói rằng Việt Nam là Trung Quốc là hai nước Cộng sản theo hướng tư bản ít ỏi trên thế giới và các nhà lãnh đạo hai nước có nhiều điểm chung.

Nhưng nguồn của Sứ quán Mỹ không nói Bấm Giáo sư Nguyễn Huy Quý còn được biết đến nhiều qua một số vụ trả lời phỏng vấn và bài viết liên quan đến Trung Quốc gây xôn xao dư luận mạng Việt Nam.

Đại sứ Michalak cũng nhận định: "Trung Quốc không thể bắt Việt Nam phải theo và công chúng Việt Nam cũng không làm như vậy được."

Hoa Kỳ nói Đảng Cộng sản Việt Nam chọn làm theo Trung Quốc những gì có lợi cho họ, chẳng hạn như kìm hãm những tư tưởng chống chế độ được công chúng ủng hộ hay chỉ thay đổi tới mức mà quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng.

Điện tín viết: "Vấn đề là ảnh hưởng của Trung Quốc ít tính trực tiếp hơn nhiều so với những gì các nhà chỉ trích nói và nó thường xuyên phản ánh qua lợi ích, mưu đồ và niềm kiêu hãnh.

"Việt Nam làm sao để có thể đối phó hiệu quả với Trung Quốc là đề tài gây chia rẽ nội bộ đáng kể, nhưng đây là cuộc thảo luận không đơn thuần chỉ là giữa phe thân và chống Trung Quốc.

"Thật dễ dàng khi chúng ta và cả những tiếng nói chỉ trích từ bên trong Việt Nam chỉ tay về phía Trung Quốc.

"Cuối cùng thì Việt Nam vẫn nhất quyết độc lập và chính họ phải chịu trách nhiệm về những thành công hay thất bại của [chính sách này]."

Hiện hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang có vòng đàm phán về lãnh thổ do Ủy viên Quốc vụ Bấm Đới Bỉnh Quốc của Trung Quốc chủ trì tại Hà Nội.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/09/110907_china_influence_in_vietnam.shtml

No comments: