Hồi bấy giờ tôi dạy học tại Đại học Văn khoa Sàigon. Tôi và các bạn đồng nghiệp trẻ rất thân vì chúng tôi hiểu nhau . Những lần đi dạy tại các đại học Cần Thơ, Hòa Hảo,Cao Đài.. .là những lần chúng tôi có dịp gần gũi nhau.
Những ngày tháng tại Đại học Văn khoa Saigon cũng là những ngày rất vui trong đời tôi mặc dù ở bên ngoài bom vẫn rơi, đạn vẫn nỗ, cộng quân mỗi ngày một xâm chiếm.
Tôi lúc bấy giờ bận rộn việc nghiên cứu, giảng dạy .Đến trường, ngoài việc dạy học, tôi không chú ý đến việc nào khác. Hết giờ dạy là về nhà đọc sách, viết sách. Tuy nhiên, có một điều khiến tôi chú ý là trong só nhân viên văn phòng, lại có một nhân viên mới. Anh này còn trẻ, dáng điệu quâ mùa, thường mặc quần kaki, áo cháo lòng, hay đứng trước cửa văn phòng kế toán. Tôi không rõ anh phụ trách công việc gì, vì tôi chỉ xuống văn phòng tài chánh,tháng một lần để lãnh lương.
Sau 1975, tôi và các đồng nghiệp ở đại học Khoa học phải học chính trị tại Đại học Văn khoa. Tôi lúc đó mới biết rằng bên cạnh các cán bộ quân quản, còn có anh chàng thanh niên làm văn phòng nay trở thành cán bộ cách mạng. Hỏi ra mới biết anh này tên là Võ Ba, vốn là sinh viên ban sử địa, là cán bộ nằm vùng, người Củ Chi, bị quốc gia bắt giam, sau được Sơn Hồng Đức , giảng sư ban sử địa, lúc này làm phụ tá khoa trưởng Bùi Xuân Bào , bảo lãnh, đưa về làm văn phòng nhà trường. Anh là người hiền lành, ít nói .
Trong trường tôi có nhiều điều kỳ quái. Giáo sư Châu Long nằm vùng nhưng các sinh viên cao học của ông đếu là người quốc gia, còn Sơn Hồng Đức, người quôc gia, làm việc cho tổng thống phủ, lại giúp đỡ các ông cộng sản nằm vùng.
Khi tôi ra khỏi đại học thì Võ Ba trở thành cán bộ giảng dạy ban sử địa. Những lúc rảnh rang, tôi đến thư viện đọc sách.Tại đây , tôi gặp Võ Ba. Anh tỏ vẻ thân thiện với tôi. Anh nói chưong trình địa lý cấp ba không bằng chương trình cấp một thời quốc gia. Chương trình quá sơ lược , chương trình năm châu mà chỉ dạy vài giờ theo kiểu lái phản lực xem hoa ! ( Chương trình văn học thế giới cũng thế !) Anh nói rằng các giáo sư sử địa rất tốt. Giáo sư Lâm Thanh Liêm, bà Quách Thanh Tâm đã nói với anh rằng :
Chúng tôi biết anh là cộng sản nhưng chúng tôi không lấy đó làm điều. Nếu anh thích học, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ.
Anh ca tụng tinh thần bác ái của các giáo sư trên. Riêng đối với Sơn Hồng Đức anh kính trọng đặc biệt mặc dù Sơn Hồng Đức bị kết tội là CIA. Anh vẫn gọi Sơn Hồng Đức bằng thầy, và thường thăm viếng Sơn Hồng Đức khi anh được trả tự do. Nghe anh nói ,tôi nghĩ ngợi gần xa. Quả thật, chính phủ ta ,đồng bào ta rất nhân ái. Con Nguyễn Hữu Thọ và nhiều người khác nữa theo cộng sản nhưng chúng ta không truy kích gia đình họ, trả thù,trừng phạt gia đình họ. Con cái của họ vẫn theo học đại học, cụ thể như sinh viên Võ Ba tại trường Đại học Văn khoa Sàigon. Trái lại, cộng sản rất dã man. Những ngườI có tổ tiên là phong kiến, những người có thân nhân đi nam. Những người có cha mẹ,anh em làm việc cho chế độ cũ, hoạc chống lại họ, thì con cháu, anh em đều bị họa lây. Ở giữa thế kỷ 20, cộng sản vẫn áp dụng chính sách tru di tam tộc của phong kiến !
Sau này, tôi nghe tin Võ Ba bỏ dạy học, đi làm bí thư cho huyện ủy Nhà Bè. Một huyện ủy mà có được một bí thư như Võ Ba kể ra cũng biết dùng người ! Nhưng chỗ ngồi của Võ Ba không bền vì ít lâu sau huyện ủy Nhà Bè bị mất chức ,Võ Ba lui về nhà. Nay không biết con đường công danh sự nghiệp của Võ Ba như thế nào.
No comments:
Post a Comment