Tuesday, June 22, 2010

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ TRUNG CỘNG *

*

Tuesday, June 22, 2010


KINH TẾ TRUNG QUỐC:

CÔNG NHÂN NỔI DẬY,

CSTQ NHƯỢNG BỘ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

UNICODE : http://VietTUDAN.net

Geneva, 08.06.2010

Một trong những Lý thuyết gia về Kinh tế Cổ điển Anh quốc, Nhà Đại Kinh tế gia David RICARDO đã phát minh ra đơn vị đo lường giá trị của những sản phẩm công nghệ. Đơn vị đo lường đó là sức LAO ĐÔNG hội nhập vào sản phẩm (Force de Travail intégrée dans un Produit). Thiên nhiên tăng giá trị là nhờ nhân lực góp công khai thác. Những sản phẩm cuối cùng để thỏa mãn những nhu cầu của con người tiêu thụ là một chuỗi những biến chế do nhân lực can thiệp vào. Làm tăng giá trị Thiên nhiên hay biến chế sản phẩm, gọi là sinh hoạt kinh tế, làm tăng sự giầu có của quốc gia (création et augmentation des richesses nationales). Thặng dư tích lũy từ sinh hoạt kinh tế tạo thành cái vốn tư bản. Như vậy cái vốn tư bản cũng là do lao động tạo ra.

Karl Mars lấy lại lý thuyết này của David Ricardo để ca tụng sức lao động trước trào lưu phát triển kinh tế của thời của ông. Karl Mars nhận thấy rằng giới tư bản cầm vốn đã khai thác sức lao động triệt để để làm tăng vốn tư bản của mình trước đây đã nhờ sức lao động mà có. Ông biện luận về Vong thân Lao động, nghĩa là người Lao động làm ra vốn Tư bản, rồi giao nó trong tay giới Tư bản để rồi chính người Lao động phải bị bóc lột do vốn tư bản này. Lao động là chủ vốn tư bản, giao vốn ấy trong tay giới tư bản để rồi chính Lao động trở thành nô lệ cho vốn tư bản.

Lénine, Chính trị gia, xử dụng biện chứng Vong thân Lao động để hô hào Lao động đứng lên tranh đấu đòi lại quyền làm chủ vốn tư bản do chính mình làm ra. Cuộc đấu tranh của Lao động được đẩy đến đấu tranh giai cấp đẫm máu: phải giết giới Tư bản để lấy lại Vốn Tư bản do chính giới Lao động vô sản làm ra. Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc đấu tranh và thiết lập một Thể chế độc tài đảng trị.

Người Lao động thời Lénine đối diện đấu tranh với một mình lực lượng Tư bản, nhưng Công nhân Trung quốc và Việt Nam hiện nay đứng lên đấu tranh với những lực lượng nào? Tư bản ? Cộng sản ? Hay cả hai cùng một lúc ?

Chúng tôi viết bài này nhân việc đứng lên của Công nhân Trung quốc đang diễn ra tại FOXCONN và HONDA trong hai tuần vừa qua. Bài viết này nhằm trả lới cho những câu hỏi vừa đặt ra trên đây. Viết bài này, chúng tôi dựa trên những thông tin mới nhất sau đây:

* Le Figaro 07.06.2010, trang 8:

CHINE: LI PENG JUSTIFIE LA REPRESSION DE TIANANMEN

* Le Monde 07.06.2010, trang 17 :

J’ACCUSE LE REGIME CHINOIS

* Financial Times 07.06.2010, trang 26 :

FOXCONN TO FACE INVESTOR QUESTIONS

* AFP Beijing 04.06.2010:

LES AUTORITES CHINOISES ONT AUTORISE UNE VAGUE AUGMENTATION DU SALAIRE MINIMUM

* Financial Times 03.06.2010, trang 9:

CHINESE LABOUR IS LICENSED TO STAKE ITS CLAIM

* Financial Times 03.06.2010, trang 14:

FOXCONN RAISES PAY BY 30% IN CHINA

* The Wall Street Journal 03.06.2010, trang 22:

HON HAI BENDS AMID SCRUTINY AND RAISES WAGES 30%

* REUTERS Beijing 02.06.2010 by Aileen WANG & Simon RABINOVITCH:

L’EVOLUTION DEMOGRAPHIQUE PROPICE AUX REVENDICATIONS SOCIALES

* Beijing Asia news/Agencies 02.06.2010:

THE NEW CHINESE WORKING CLASS, WILLING TO COMMIT SUICIDE RATHER THAN BEND TO OPPRESSION

* Le Monde 01.06.2010, trang 16:

EN CHINE , LA GREVE DES OUVRIERS DE HONDA ILLUSTRE LE MALAISE SOCIAL

* The Wall Street Journal 31.05.2010, trang 21:

CHINESE OFFICIAL WEIGHS IN ON HON HAI

* Le Monde 31.05.2010, trang 17:

C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER

* Le Figaro 31.05.2010, trang 21:

LA GROGNE SOCIALE MONTE EN CHINE

Cộng sản cấu kết với Tư bản

để bóc lột sức Lao động

Mars và Lénine chỉ kêu gọi giới vô sản mà chính yếu là Công nhân đứng lên chống lại sự bóc lột của Tư bàn. Đảng Cộng sản tự nhận giữ vai trò lãnh đạo độc nhất cho giới vô sản và quyền lãnh đạo này là độc tài.

Chế độ độc tài đảng trị của Thế giới Cộng sản sụp đổ. Nhưng Trung quốc, Việt Nam, Cu ba và Bắc Hàn vẫn giữ nguyên chế động Cộng sản độc tài đảng trị.

Đứng trước những thất bại Kinh tế, những chế độ này phải hướng về Thế giới Tự do được gọi là kẻ thù Tư bản.

Cuộc mở cửa Trung Cộng chơi với Tư bản để kiếm cơm bắt đầu từ ĐẶNG TIỂU BÌNH. Bắt tay với Thế giới Tư bản tôn trọng Tự do và Nhân quyền, nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn giữ Chế độ độc tài đảng trị tại Trung quốc. Theo LI PENG, Đăng Tiểu Bình, người cha của những cải cách Trung quốc, nhưng cũng chính ông đã yêu cầu quân đội quét sạch cuộc nổi dậy Thiên An Môn ngày 04.06.1989 (theo Le Figaro 07.06.2010, trang 8). Những cải cách của Đặng Tiểu Bình chỉ là về Kinh tế trong thế bí chết đói, nhưng về mặt độc tài Chính trị, thì không có cải cách gì.

Con đường cải cách của Trung quốc vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nghĩa là bắt tay với Thế giới Tư bản để thủ lợi Kinh tế nhưng quyền độc tài Chính trị để đàn áp Dân chúng vẫn không thay đổi.

Kinh tế Trung quốc ngày nay là sự CẤU KẾT giữa TƯ BẢN NGOẠI LAI và QUYỀN HÀNH ĐỘC TÀI TRONG NƯỚC để cùng hiệp lực KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ VÀ VÔ NHÂN ĐẠO khối Nhân lực khổng lồ Trung quốc:

1) TƯ BẢN NGOẠI LAI

Các nước Tư bản Á châu như Nhật bản, Nam Hàn, Đài Loan đã chuyển vốn vào để tổ chức những Cơ xưởng sản xuất. Những Công ty Liên quốc gia Âu châu cũng tổ chức sản xuất linh kiện tại Trung quốc. Thậm chí Hoa kỳ, tượng trưng cho Thế giới Tự do, Tư bản, trọng Nhân quyền, cũng chỉ nhắc sơ sài “mấy thắc mắc nhân quyền “, rồi để những đại Công ty liên quốc gia của mình sản xuất linh kiện tại Trung quốc.

Mục đích của những Công ty Tư bản (Entreprises Capitalistes) là nhằm LỢI NHUẬN TỐI ĐA. Muốn có Lợi nhuận tối đa, thì một mặt tìm cách sản xuất hàng hóa với giá thành tối thiểu và mặt khác tìm cách bán hàng hóa ở những Thị trường có gia bán cao nhất. Như vậy, Lợi nhuận sẽ được tăng từ hai phía: phía Giá thành tối thiểu và phía Giá bán tối đa. Để có Giá thành tối thiểu, nhất là cho những hàng hóa thông thường xử dụng nhân lực, những Công ty Tư bản liên quốc gia tất nhiên chuyển sản xuất sang Trung quốc, nơi mà họ có thể trả lương cho nhân lực với đồng lương bóc lột, rẻ mạt. Khi hàng sản xuất xong, họ chuyển sang bán tại Thị trường Tây phương với giá sinh hoạt cao tại các xứ này. Người làm kinh tế chỉ nghĩ đến Lợi nhuận, mà không nghĩ đến nhân quyền của Công nhân. Người ta nói Henry FORD khi tuyên bố: “Tôi trả lương cao cho Công nhân để họ mua xe hơi mà tôi sản xuất “ là câu nói nhân đạo. Thực ra đây cũng là câu nói kinh tế. Thực vậy, công nhân là người Mỹ, xe hơi sản xuất tại Mỹ và bán cho người Mỹ. Đó là tính toán Kinh tế. Trong khi ấy, hãng DELL, chẳng hạn, sản xuất máy tại Trung quốc, không cần phải trả lương cao cho người Trung quốc, vì hàng đem bán ở Mỹ và ở Âu châu với giá cao, không cần người thợ Trung quốc mua máy của mình.

Việc tính toán ích kỷ này của những Công ty liên quốc gia đang tạo thất nghiệp cho Mỹ và Liên Âu.

Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu tràn ngập hàng Trung quốc do nước này bóc lột sức lao động của khối người Trung quốc để bán rẻ cho những Công ty Liên quốc gia thiết lập sản xuất làm lao động Hoa kỳ và Liên Aâu thất nghiệp. Ký giả Pierre-Antoine DELHOMMAIS, trước những cuộc đình công ở Tây phương, đã viết trên Le Monde 31.05.2010, trang 17, với đầu đề:”C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER” (Phải đi Bắc kinh để biểu tình).

2) QUYỀN HÀNH ĐỘC TÀI TRONG NƯỚC

Trung quốc cần TƯ BẢN NGOẠI LAI mang vốn vào tổ chức sản xuất. Trung quốc cần những Công ty liên quốc gia ngoại lai tổ chức sản xuất vì hai lý do: (i) mang vốn tư bản ngoại lai vào nước mình, (ii) đồng thời những Công ty liên quốc gia lại có những liên hệ sẵn tại những Thị trường tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu. Thực vậy, Trung quốc có thể có vốn để tổ chức sản xuất, nhưng chưa đặt gốc rễ truyền thống tại các Thị trường tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu, nên tự mình đi kiếm Thị trường thì gặp những khó khăn và cạnh tranh. Như vậy, Trung quốc không phải chỉ nhờ vốn tư bản nước ngoài, mà chính yếu còn nhờ cơ sở truyền thống sẵn có của những Công ty liên quốc gia này tại những Thị trường tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu.

Trung quốc cần giới tư bản ngoại lai, và ngược lại giới tư bản ngoại lai cũng cần Chế độ độc tài đảng trị tại Trung quốc. Thực vậy, giới tư bản ngoại lai muốn có nhân công với số lương thấp bóc lột, dù biết rõ rằng đó là phi nhân bản. Để có thể chỉ trả lương thấp bóc lột cho lao động, họ cần có một Chính quyền địa phương độc tài, tàn ác, có thể đàn áp, bịt miệng giới lao động. Những Công ty liên quốc gia ngoại lai nếu nói đến dân chủ, nhân quyền, đó chỉ là giả hình bởi vì thực tế họ muốn một chính quyền địa phương cấm nghiệp đoàn độc lập, cấm quyền ăn nói than vãn, để họ yên tâm trả lương rẻ bóc lột cho nhân công. Họ muốn một chính quyền độc tài có thể bắt dân bán sức lao động với giá rẻ, không được than vãn như một đoàn người nô lệ.

Tóm lại, QUYỀN LỰC ĐỘC TÀI TRUNG QUỐC cần tư bản ngoại lai về vốn và về có sẵn thị trường tiêu thụ, trong khi đó TƯ BẢN NGOẠI LAI cần Quyền lực Độc tài Trung quốc để bắt ép Dân trung quốc tuân lệnh bán rẻ sức lao động như đàn nô lệ cho tư bản ngoại lai. Độc tài Cộng sản CẤU KẾT với Tư bản ngoại lai để bóc lột Lao động.

Người CÔNG NGHÂN thời Cộng sản Lénine chỉ đấu tranh chống lại Tư bản, thì ngày nay, người CÔNG NHÂN tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam phải đấu tranh chống lại cùng một lúc hai lực ượng CẤU KẾT của Độc tài Cộng sản và Tư bản ngoại lai. Đó là cuộc nổi dậy của Công nhân Trung quốc hiện giờ với thí diểm là FOXCONN và HONDA.

CÔNG NHÂN tự tử và đình công

tại Foxconn và Honda như một thí điểm đấu tranh

Xin nhắc lại rằng Nhà Nước Trung quốc cũng như Việt Nam luôn luôn sợ sệt những cuộc quần chúng nổi dậy. Quần chúng có thể là lực lượng Tôn giáo, lực lượng Nông dân, lực lượng Công nhân. Lực lượng Tôn giáo tại Trung quốc không đáng kể vì Cộng sản đã dùng mọi biện pháp đè bẹp. Cộng sản cũng đã thẳng tay đàn áp lực lượng Pháp Luân Công. Đối với lực lượng Nông dân, thì bản chất là phân tán theo đất đai. Riêng đối với Công nhân, vì phải tụ họp lại trong các Cơ xưởng sản xuất, nên đây là một lực lượng có khả năng đồng đứng lên đấu tranh.

Chính Thủ tướng ÔN NHƯ BẢO là người hiểu sự CẤU KẾT giữa Độc tài Chính trị và Tư bản ngoại lai mà chúng tôi trình bay trên đây. Bản chất của sự cấu kết này là bán rẻ sức lao động cho tư bản ngoại lai, tạo sự chênh lệch lợi nhuận cho tư bản ngoại lai và đảng Cộng sản cầm quyền độc đoán bán rẻ sứ lao động của Dân. Đại đa số dân chúng không được hưởng hiệu quả của phát triển Kinh tế. Ôn Như Bảo gọi đó là sự phân phối không đồng đều về thu nhập Kinh tế và chính ông nói trước Quốc Hội ngày 14.03.2010 về viễn tượng nổi dậy của lực lượng Công nhân:

“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16)

Nhìn những con số thống kê của Nhà Nước, chúng ta nhận ra ngay sự chênh lệc phân phối thu nhập từ phát triển Kinh tế (Bản tin Reuters Beijing 02.06.2010):

“Selon les statistiques officielles, la part de la main-d'oeuvre dans le revenu national est passée de 53,4% en 1996 à 39,7% en 2007, tandis que celle des entreprises grimpait de 21,2% à 31,3% » (Theo thống kê nhà nước phần dành cho nhân công trong thu nhập quốc gia đi từ 53.4% năm 1996 xuống 39.7% năm 2007, trong khi đó phần dành cho những Công ty tăng từ 21.2% năm 1996 lên 31.3% năm 2007)

Hãng AFP 04.06.2010 từ Bắc Kinh cũng cùng nhận định về sự phân phối không đồng đều mà chính Ông Gia Bảo đã nói trước Quốc Hội:

“Malgré une croissance économique spectaculaire, la rémunération du travail a chuté par rapport à la richesse produite depuis le lancement des réformes économiques en Chine: elle représentait 56,5% du produit intérieur brut en 1983, mais 36,7% en 2005, affirmait récemment un responsable syndical ». (Mặc dầu tăng trưởng kinh tế lạ lùng, việc thù lao cho công nhân đã tụt dốc so với sự giầu có làm ra từ ngày khởi công những thay đổi kinh tế tại Trung quốc : phần dành cho công nhân chiếm 56.5% Tổng sản lượng quốc gia năm 1983, nhưng chỉ còn 36.7% năm 2005, đó là lời khẳng định của một người trách nhiệm nghiệp đoàn)

Thí điểm Công nhân nỏi dậy tại Foxconn và Honda là sự hiện thực đấu tranh vì bất công mà Ôn Gia Bảo tiên đoán.

Trong thời gian gần đây nhất cho đến ngày hôm nay, báo chí quốc tế nói nhiều đến những vụ công nhân tự tử của FOXCONN, những vụ đình công của công nhân các nhà máy HONDA.

Thực ra, tình trạng này không làm ngạc nhiên vì nó đã được tiên đóan bởi chính ÔN GIA BẢO mà chúng tôi đã trình bầy dài ở trên như một hậu quả của tình trạng bóc lột lao động tại Trung quốc. Đã có cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế Thế giới làm chính Thất nghiệp tại Hoa kỳ tăng lên gần 10%. Đã xẩy ra Khủng hỏang Nợ nần Liên Aâu để các Nhà Nước thắt chặt chi tiêu và tăng thuế làm giới lao động càng thất nghiệp và xuống đường, đình công. Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu tràn ngập hàng Trung quốc do nước này bóc lột sức lao động của khối người Trung quốc để bán rẻ cho những Công ty Liên quốc gia thiết lập sản xuất làm lao động Hoa kỳ và Liên Aâu thất nghiệp. Ký giả Pierre-Antoine DELHOMMAIS, trước những cuộc đình công ở Tây phương, đã viết trên Le Monde 31.05.2010, trang 17, với đầu đề:”C’EST A PEKIN QU’IL FAUT ALLER MANIFESTER” (Phải đi Bắc kinh để biểu tình).

Chính lao động Trung quốc cũng đang nổi dậy biểu tình và tự tử ! Phải chăng sẽ xẩy ra một cuộc Khủng hỏang Lao động Thế giới tiếp theo Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế 2008/09 từ Hoa kỳ và Khủng hỏang Nợ nần của Liên Aâu ?

Giải quyết những vụ tự tử của FOXCONN và những vụ đình công tại các Nhà máy HONDA, các Công ty Liên quốc gia quyết định tăng lương.

Theo tài liệu thống kê của OCDE, thì số lương tháng trung bình ở Trung quốc:

Tại FOXCONN : là Euro.107.-

Tại HONDA: là Euro.179.-

Những công nhân hầu hết đến từ miền xa xôi trong nội địa để làm việc tại những nhà máy sản xuất thiết lập ở những thành phố kỹ nghệ ven biển, nhưng bị hạn hẹp tối đa quyền hội nhập với cuộc sống tại những thành thị mình đang làm việc. Tại các nhà máy, công nhân sống và làm việc nhiều giờ như trong một nhà tù.

Sống trong sự lẻ loi và làm việc vất vả với đồng lương thấp, những công nhân này còn cảm thấy như không có một hy vọng vào một quyền lực nào đó có khả năng giải thóat họ vì họ không có quyền lập Nghiệp đòan độc lập. Những nghiệp đòan đều do Nhà nước. Những công nhân thấy mình như bị đàn áp không ai bênh đỡ.

Giải quyết vấn đề công nhân FOXCONN hay HONDA, không phải việc tăng đồng lương 20% hay 30% là đủ, mà còn phải giải quyết những điều kiện làm việc, giải tỏa tình trạng lẻ loi và cho họ một sự hy vọng nào đó vào tương lai.

Bản tin của BEIJING NEWS/Agencies ngày 02.06.2010 viết:

“The "new" Chinese working class, willing to commit suicide rather than bend to oppression.

Foxconn announces wage increases of 30%. But experts believe that the many suicides are a demand for more humane working conditions. 145 million migrants, ready to fight for their right to live.

Yesterday, the company Foxconn, a leader in technology, which has seen 11 suicides this year in its Longhua factory (Shenzhen), announced 30% wage increase for assembly line workers. But experts point out the need to review the whole organization of work that has made China "the world's factory" for the price of inhumane working conditions, for the exclusive benefit of Western capitalist multinationals and the Chinese Communist Party (CCP).”

(Lớp người lao động “mới” của Trung quốc, muốn tự tử hơn là cúi gù đầu chấp nhận đàn áp.

Foxconn tuyên bố tăng lương 30%. Nhưng những chuyên viên tin rằng những vụ tự tử là việc đòi hỏi cho những điều kiện làm việc nhân đạo hơn. 145 triệu dân thợ thuyền “du mục”, sẵn sàng đấu tranh cho quyền sống của họ.

Hôm qua, Công ty Faxconn, đầu đàn về sản xuất kỹ thuật, có 11 vụ tự tử năm nay ở nhà máy Longhua (Quảng Tây), đã tuyên bố tăng lương 30% cho những công nhân ráp nối. Nhưng những chuyên viên cho thấy sự cần thiết xem xét lại tòan bộ tổ chức làm việc đã làm cho Trung quốc trở thành “nhà máy của thế giới” với cái giá của những điều kiện làm việc vô nhân đạo, để phục vụ lợi nhuận đặc biệt cho những Công ty Liên quốc doanh tư bản Tây phương và cho đảng Cộng sản Trung quốc.)

Việc đình công của nhà máy HONDA mang tính cách có tổ chức và chiến lược hơn từ phía công nhân. HONDA có 4 nhà máy dây chuyền liên hệ với nhau. Nhà máy sản xuất ổ số cho những xe hơi nằm tại Foshan. Công nhân đã đình công tại nhà máy này khiến tòan bộ những nhà máy ráp xe hơi ở những nhà máy khác bị ngưng trệ từ ngày 26.05.2010.

Đòi hỏi của công nhân HONDA là tăng lương và tổ chức những điều kiện làm việc tốt hơn và có nhân đạo hơn.

Hai trường hợp của Foxconn và Honda đã có một tiếng vang quốc tế về sự cấu kết giữa những Công ty Liên quốc gia nước ngòai cùng với nhà nước độc tài Cộng sản Trung quốc để khai thắc, bóc lột vô nhân đạo sức lao động của người nghèo Trung quốc. Chính ông Hòang Giang, bí thư đảng CSTQ Quảng Đông, đã phải tuyên bố:

“Le développement économique doit d’abord bénéficier au peuple” (Việc phát triển Kinh tế trước tiên phải đem lợi đến cho nhân dân) (Le Monde 01.06.2010, trang 16)

Nhà Nước độc tài nhượng bộ

và hậu quả Domino cho nổi dậy toàn diện

Cuộc đấu tranh của Công nhân Foxconn và Honda trong gần hai tuần qua đã đạt thắng lợi đầu tiên là phía Tư bản ngoại lai cùng với Nhà nước độc tài nhượng bộ cho tăng lương căn bản:

=> Nhóm tư bản Nhật Honda sản xuất xe hơi quyết định tăng lương cơ bản 24%

=> Nhóm tư bản Đài Loan Foxconn sản xuất Iphone quyết định tăng lương cơ bản 30%

Hậu quả Domino đầu tiên là nhóm tư bản Hyundai Nam Hàn đã phải thoả mãn đòi hỏi của nhân công mới đây. Aileen WANG và Simon RABINOVITCH (Reuters Peijing 02.06.2010) viết : «Suivant l'exemple des ouvriers de Honda, les salariés d'une usine du sud-coréen Hyundai Motor, près de Pékin, ont à leur tour cessé le travail ce week-end. Et ils ont rapidement obtenu gain de cause. » (Theo gương của những công nhân Honda, những công nhân của một nhà máy của nhóm Hyundai Motor Nam Hàn, gần Bắc Kinh, đã ngưng làm việc cuối tuần này. Và họ đã mau chóng nhận được thỏa mãn điều đấu tranh)

Chúng tôi nhấn mạnh đến vụ Hyundai Motor vì đó là dấu hiệu khởi đầu hậu quả Domino đấu tranh của giới thợ thuyền Trung quốc.

Thực vậy, nếu Foxconn và Honda chỉ giải quyết cảnh bóc lột lao động bằng tăng lương cơ bản lên 24% hay 30%, thì đó còn quá nhỏ. Những đòi hỏi của công nhân, ngoài vấn đề lương lậu, còn là :

=> Điều kiện tổ chức làm việc

=> Hội nhập đời sống với thành thị ven biển khi họ phải xa gia đình ở những vùng quê nội địa

=> Quyền tổ chức nghiệp đoàn độc lập làm nguồn hy vọng đấu tranh cải thiện đời sống.

Chính Aileen WANG và Simon RABINOVITCH (Reuters Peijing 02.06.2010) nhận định hướng đi thắng lợi của cuộc đấu tranh công nhân : »Une vague inhabituelle de protestations salariales illustre la facon dont le rapport des forces dans les immenses usines chinoises penche lentement mais surement vers les ouvriers. (Một làn sóng bất thường đấu tranh về lương bổng cho thấy rằng đối trọng lực lượng trong những nhà máy khổng lồ Trung quốc nghiêng từ từ, nhưng chắc chắn về phía những công nhân)

Cuộc đấu tranh này nếu lan rộng, hậu quả của nó không phải chỉ đối với Quyền lực độc tài đảng trị tại trong nước, mà còn ảnh hưởng tới những nhóm tư bản ngoại quốc. Cặp bài trùng CẤU KẾT giữa Quyền lực độc tài trong nước và Tư bản ngoại lai sẽ phải dần dần nhượng bộ lực lượng 145 triệu thợ thuyền đang làm việc trong các nhà máy và phải chịu những bất công.

Đối với Chính quyền trong nước, công nhân thoát dần cảnh nô nệ mà Nhà nước đem bán rẻ cho tư bản ngoại bang.

Đối với tư bản ngoại bang, họ không còn nghĩ là cứ đút tiền hối lộ cho Chính quyền là có thể mua được công nhân Trung quốc dễ vâng lời và dễ dậy : "Les investisseurs étrangers ont fait l'erreur de croire que la Chine dispose d'une force de travail docile", explique Arthur Kroeber, économiste chez Dragonmics. "Or la force de travail chinoise n'a rien d'intrinsèquement docile." (Những nhà đầu tư nước ngoài đã lầm lẫn khi tin rằng Trung quốc có một nguồn nhân lực dễ dậy – Oâng Arthur KROEBER, Kinh tế gia thuộc Dragonmics cắt nghĩa như vậy—Ngược lại nhân lực Trung quốc từ nội tại không có gì là dễ dậy) (Reuters Peijing 02.06.2010)

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 08.06.2010

No comments: