Sunday, June 20, 2010

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ



KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TQ ? NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH DẪN TỚI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế UNICODE
Geneva, 17.06.2010 Mỗi lần có những giao động cho Kinh tế Trung quốc, các chuyên gia Kinh tế thường đưa trường hợp Aán Độ ra để so sánh. Một đàng Kinh tế Trung quốc phục vụ việc ăn xổi ở thì cho nhóm đảng dưới một chế độ độc tài Chính trị, một đàng Kinh tế Aán Độ được phát triển đều đặn cho Dân và bởi Dân với chế độ Dân chủ. Chúng tôi đã viết một bài dài về chủ trương phát triển Kinh tế Aán Độ theo tiến trình Dân chủ hóa Kinh tế. Tiếp theo đó, chúng tôi cũng đã so sánh những hiệu quả của hai nền Kinh tế này: Ấn Độ và Trung quốc. Kinh tế gia Martin WOLF, Nhà Bình luận chính của Nhật báo Financial Times và trước đây đã là Kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế giới làm việc lâu năm tại Aán Độ, đã ca tụng sự phát triển Kinh tế đều đặn, bền vững và chắc chắn của Ấn Độ. Ký giả Yann Le GALES đã không ngần ngại viết: “Plus de 2’200 entreprises indiennes vont se développer en dehors de leurs frontières. L’Inde dépassera la Chine dès 2018.” (Hơn 2’200 Công ty Ấn Độ phát triển ngoài biên giới của nước này. Ấn Độ sẽ vượt Trung quốc từ năm 2018.) (Le Figaro 14.06.2010).
Nhắc ra sự phát triển Kinh tế đều đặn và lâu bền của Aán Độ, các chuyên gia Kinh tế muốn cho thấy rằng nền Kinh tế Trung quốc ăn xổi ở thì cho nhóm đảng, lệ thuộc vào Thị trường ngoại lai và xử dụng độc tài Chính trị để bóc lột sức lao động của người Dân, trước sau gì cũng có những biến động. Tính cạnh tranh của hàng hóa Trung quốc, xét kỹ, chỉ dựa trên hai thủ thuật độc tài: bắt ép lao động phải chấp nhận đồng lương hạ và giữ tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ thấp đối với Đo-la. Hai thủ thuật độc tài này nhằm mục đích hạ giá thành hàng hóa để cạnh tranh trên Thị trường quốc tế. Đó là việc làm không theo tính cách cạnh tranh tự nhiên trong Kinh tế mà chỉ là thủ thuật phát xuất từ độc tài Chính trị.

Một chủ trương Kinh tế như vậy không thể bền vững bởi vì nó nẩy sinh ra những yếu tố làm bất ổn sự phát triển. Với bài này, chúng tôi nêu ra tóm gọn những yếu tố đang diễn ra trong chiều hướng đẩy Kinh tế Trung quốc vào Khủng hoảng. Chúng tôi sẽ còn khai triển chi tiết trong những bài kế tiếp về từng yếu tố. Những yếu tố được nêu ra như sau: => Cuộc đấu tranh của công nhân đã khởi sự và bắt đầu lan rộng => Hoa kỳ và G20 đòi buộc Trung quốc nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ => Aûnh hưởng của Khủng hoảng hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu => Tuột giá hàng hóa ở Thị trường đánh thẳng vào sản xuất
Cuộc đấu tranh của công nhân đã khởi sự và bắt đầu lan rộng
Khởi động mạnh đấu tranh của công nhân bắt đầu từ những vụ tự tử tại nhà máy FOXCONN và đình công làm tê liệt các cơ xưởng ráp nối xe hơi HONDA. Chúng tôi xin tóm tắt việc khởi động đấu tranh như sau. Cuộc Đột biến đấu tranh của Công nhân FOXCONN được thể hiện bằng hành động tuyệt vọng : TỰ TỬ. Bị bóc lột bất công, mà không có quyền nói lên đối với độc tài Chính trị cấu kết với Tư bản ngoại lai, một số những Công nhân trẻ uất ức quá, đã chọn con đường chấm dứt cuộc sống bị bóc lột của mình.

Tập đoàn Hon Hai Đài loan tổ chức Nhà máy Foxconn tại Trung quốc để sản xuất những điện thoại di động, chính yếu là Iphone cho Apple, những máy vi tính cho DELL và Hewlett-Packard. Nhà máy Foxconn miền Nam Trung quốc gồm 400'000 thợ. Thông tấn Reuters Taipeh 08.06.2010 viết : «En cinq mois, dix ouvriers de l'usine Foxconn de Shenzhen, dans le sud de la Chine, ont mis fin à leurs jours et deux autres ont tenté de se suicider. » (Trong vòng 5 tháng, mười công nhân của Foxconn Shenzghen, nam nước Tầu, đã tự chấm dứt cuộc sống của mình, và hai người nữa quyết định tự tử).
Đây là hành động biểu hiện đấu tranh ở mức chót thê thảm. Cuộc Đột biến đấu tranh của Công nhân HONDA được thực hiện bằng Đình công. Tập đoàn Xe hơi Honda có nhiều chi nhánh Nhà máy tại Trung quốc. Một trong những nhà máy ở tại Foshan, nam Trung quốc. Foshan Fengfu Auto Parts, chi nhánh Honda, có 65% cổ phần của Yutaka Giken Nhật và 35% của Moonstone Holdings Đài loan. Một số những nhà máy khác ráp nối xe hơi Honda tùy thuộc vào sản xuất những bộ phận như ổ số từ nhà máy Foshan Fengfu Auto Parts này. Cuộc Đình công tại Foshan mang tính cách chiến thuật, làm tê liệt những nhà máy ráp nối khác của Honda. . Công nhân đã đình công tại nhà máy này khiến tòan bộ những nhà máy ráp xe hơi ở những nhà máy khác bị ngưng trệ từ ngày 26.05.2010. 400 thợ làm việc tại đây đã đình công.

Thực vậy, Thông tấn AFP Beijing 08.06.2010 viết : »Les usines d'assemblage du constructeur automobile japonais n'ont repris la production que vendredi dernier après plus d'une semaine de paralysie, en raison de la grève à Honda Auto Parts Manufacturing.» (Những nhà máy ráp nối xe hơi của Tập đoàn Nhật đã chỉ có thể tái hoạt động thứ sáu vừa rồi sau hơn một tuần lễ tê liệt vì cuộc đình công tại nhà máy sản xuất linh kiện Honda)

Đòi hỏi của công nhân HONDA là tăng lương và tổ chức những điều kiện làm việc tốt hơn và có nhân đạo hơn. Hai trường hợp của Foxconn và Honda đã có một tiếng vang quốc tế về sự cấu kết giữa những Công ty Liên quốc gia nước ngòai cùng với nhà nước độc tài Cộng sản Trung quốc để khai thắc, bóc lột vô nhân đạo sức lao động của người nghèo Trung quốc. Theo gương Foxconn và Honda, công nhân thuộc những nhà máy khác cũng đứng lên đấu tranh: => Đình công cũng đã nổ ra ở một nhà máy của Đài Loan chuyên sản xuất hàng thể thao ở tỉnh Giang Tây. Cả hai vùng này đều nằm xa các vùng duyên hải giàu có, nằm gần Hồng Kông và Thượng Hải.

Còn theo báo chí Đài Loan, đình công cũng đã xảy ra ở một công ty Đài Loan khác chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho điện thoại Merry Electronics ở Quảng Đông, nhưng công nhân đã chấm dứt đình công sau khi ban giám đồng ý tăng 16,7% lương. => Khoảng 900 công nhân của hai nhà máy tại Tây An, chuyên sản xuất máy may cho tập đoàn Nhật Brother Industries đã đình công từ ngày 3 /6 để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

Theo phát ngôn viên tập đoàn Brother, công nhân của hai nhà máy nói trên đã trở lại làm việc hôm nay, nhưng các cuộc thương lượng tiếp diễn. => Công nhân nhà máy Hyundai. Aileen WANG và Simon RABINOVITCH (Reuters Peijing 02.06.2010) viết : «Suivant l'exemple des ouvriers de Honda, les salariés d'une usine du sud-coréen Hyundai Motor, près de Pékin, ont à leur tour cessé le travail ce week-end. Et ils ont rapidement obtenu gain de cause. » (Theo gương của những công nhân Honda, những công nhân của một nhà máy của nhóm Hyundai Motor Nam Hàn, gần Bắc Kinh, đã ngưng làm việc cuối tuần này.

Và họ đã mau chóng nhận được thỏa mãn điều đấu tranh) => Gần 1000 công nhân hai nhà máy tại Tây An, chuyên sản xuất máy may cho tập đoàn Nhật Brother đã đình công từ ngày 03/06/2010, cũng như nhân viên một nhà máy hàng thể thao của Đài Loan ở tỉnh Giang Tây. => Tổ chức China Labor Watch hôm nay cho biết các vụ bạo động đã xảy ra hôm thứ hai vừa qua tại một trong những nhà máy sản xuất banh lớn nhất thế giới của công ty Đài Loan Si Maibo, gia công cho Adidas, nằm ở tỉnh Giang Tây. Khi có tin đồn là bảo vệ đã giết chết một người trong số họ, hàng ngàn công nhân của nhà máy này dường như đã phẩn nộ đập nhiều cửa kính, lật ngữa nhiều xe hơi. => 2000 công nhân nhà máy Đài Loan KOK đình công. Ký giả HUSHAN viết trên Le Monde 15.06.2010, trang 15: “Les 2000 ouvriers, qui avaient débraýe pendant cinq jours, ont été accueillis par la police antíemeutes, lundi 7 juin .” (2000 công nhân đã ngưng làm việc trong 5 ngày và bị bao vây bở công an chống bạo loạn) => 2000 công nhân của một nhà máy Nam Hàn gần Quảng Đông đình công ngày 07.06.2010. (Le Monde 15.06.2010, trang 15). Những đòi hỏi của công nhân, ngoài vấn đề lương lậu, còn là :
* Điều kiện tổ chức làm việc * Hội nhập đời sống với thành thị ven biển khi họ phải xa gia đình ở những vùng quê nội địa * Quyền tổ chức nghiệp đoàn độc lập làm nguồn hy vọng đấu tranh cải thiện đời sống. Lương lậu chỉ là một trong những điều kiện khác thúc đẩy việc lan rộng đấu tranh. Thực vậy, Giáo sư Zhang DUNFU, Xã hội học tại Đại học Thượng Hải, dưới đầu đề UNE FRUSTRATION PROFONDE FACE AUX CONDITIONS DE VIE (SỰ LÀM THẤT VỘNG SÂU XA ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN SỐNG), đã viết:

L’exode rural est faussé par le système du “hukou “, le permis de résidence: les candidats à la vie urbaine sont prisonniers de leur statut de rural et de tous les avantages sociaux du “hukou “ urbain, d’òu le désespoir de ne pouvoir sortir de leur condition “ (Phong trào từ quê lên tỉnh đã bị làm hỏng bởi hệ thống “hộ khẩu “, giấy cư ngụ: những người muốn nhập đời sống thành thị trở thành những tù nhân bởi quy chế dân quê của mình và mất hết những quyền lợi xã hội do hệ thống “hộ khẩu “ thành thị, bởi đó sự thất vọng không có thể thoát khỏi điều kiện của họ) (Le Monde 11.06.2010, trang 13) Cuộc đấu tranh thắng lợi hay không ?

Aileen WANG và Simon RABINOVITCH (Reuters Peijing 02.06.2010) nhận định hướng đi của cuộc đấu tranh công nhân : »Une vague inhabituelle de protestations salariales illustre la facon dont le rapport des forces dans les immenses usines chinoises penche lentement mais surement vers les ouvriers. (Một làn sóng bất thường đấu tranh về lương bổng cho thấy rằng đối trọng lực lượng trong những nhà máy khổng lồ Trung quốc nghiêng từ từ, nhưng chắc chắn về phía những công nhân) Cuộc đấu tranh đòi tăng lương và đòi thỏa mãn điều kiện sống tốt hơn liên hệ đến nền Kinh tế Trung quốc ở chỗ là tăng giá thành hàng hóa.

Chúng tôi đã nhắc đến ngay từ đầu rằng thủ thuật cạnh tranh hàng hóa Trung quốc là trả lương bóc lột lao động để hàng hóa cạnh tranh giá bán trên Thị trường. Như vậy cuộc đấu tranh của công nhân đánh thẳng vào việc giảm tính cách cạnh tranh giá cả của hàng Trung quốc. Không còn tính cạnh tranh nữa, một số Công ty nước ngoài sẽ chuyển khu vực sản xuất, nghĩa là bỏ Trung quốc.
Hoa kỳ và G20 đòi buộc Trung quốc nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ
Thủ thuật cạnh tranh thứ hai của hàng Trung quốc là giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp. Khi bán hàng trên Thị trường quốc tế, những nhà sản xuất thu vào bằng đồng Đo-la. Khi trả lương cho công nhân, họ trả bằng đồng Nhân dân tệ. Như vậy ngoài vấn đề thu lợi nhuận thương mại, họ còn được thêm lợi nhuận do Hối suất giữa hai đồng tiền. Những người mua hàng từ nước ngoài, khi trả tiền mua hàng bằng đồng Nhân dân tệ với tỷ giá hạ sánh với Đo-lạ, cũng thấy mình có lợi trực tiếp từ Hối suất rồi.

Thủ thuật độc đoán giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ hạ không thuộc về phạm vi cạnh tranh Kinh tế đích thực, mà thuộc về quyết định độc đoán Chính trị. Chúng tôi đã viết 4 bài liên tiếp về việc “chiến tranh tiền tệ “ giữa Hoa kỳ và Trung quốc. Hoa kỳ đòi hỏi Trung quốc phải nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Nhưng thái độ của Trung quốc lúc đầu rất ương ngạnh và cố chấp. Dần dần, vì lo sợ Hoa kỳ trả đũa bằng những biện pháp Che chở Kinh tế (Protectionnisme économique) nên Trung quốc đã bớt thái độ cố chấp. Bài chót về sự căng thẳng tiền tệ này giữa Hoa kỳ và Trung quốc là ngày 22.04.2010. Trước việc làm mạnh của Quốc Hội Hoa kỳ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhân dịp Họp Thượng đỉnh về Nguyên Tử tại Hoa Thịnh Đốn, đã mặt đối mặt hứa với TT.Obama là sẽ nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.

Chúng tôi đã viết trong bài chót ấy như sau: Thấy thái độ của Oân Gia Bảo trịch thượng, nhất là còn tấn công Hoa kỳ, Quốc Hội Hoa kỳ đòi hỏi TT.Obama và Bộ trưởng Geithner phải làm mạnh’ Đây là nội dung của Lá thư của các Nghị sĩ và một số Thượng nghị sĩ yêu cầu TT.Obama phải thi hành. Ký giả Daniel DOMBEY từ Hoa Thịnh Đốn đã viết trên tờ Financial Times ngày 16.03.2010, trang 1, như sau: “More than 100 memebers of the US Congress yesterday called on the Obama administration to label China a currency manipulator, in a move that highlighted the pressure on Washington to take a more confrontational stance towards Beijing” (Trên 100 thành viên của Quốc Hội Hoa kỳ đã yêu cầu Chính quyền Obama phải kêu Trung quốc là người xử dụng biến hóa tiền
tệ, trong một phong trào nhấn mạnh áp lực lên Washington để lấy vị trì chạm trán mạnh hơn với Bắc Kinh)
Hai Thượng nghị sĩ Chuck SCHUMER, Dân chủ New York, và Lindsey GRAHAM, Cộng hòa South Carolina, cũng lên tiếng tố cáo: “Beijing’s refusal to let its currency appreciate was damaging the US economic recovery and hurting American competitiviness”. “China’s currency manipulation would be unacceptable even in good economic times. At a time of 10 per cent of unemployment, we will simply not stand for it.” (Việc từ chối của Bắc Kinh không để tỷ do tiền của họ tăng đã làm hại việc phục hồi Kinh tế Hoa kỳ và làm tổn hại tính cạnh tranh của Mỹ) (Việc uốn nặn điên đảo đồng tiền Trung quốc không thể chấp nhận được ngay cả trong thời nền kinh tế yên lành.

Ở thời điểm có 10% thất nghiệp, chúng ta không thể đứng khoanh tay như vậy được.) (Financial Times 17.03.2010, p.3) Bộ trường Geithner trách nhiệm làm Bản Báo Cáo và phải đặt vào trong đó những chữ “Currency Manipulator” để gọi Trung quốc. Bản Báo Cáo phải ra ngày 15.04.2010. Nhưng Geithner đã xin gia hạn thêm. Trung quốc tỏ ra vui mừng về việc gia hạn của Bản Báo Cáo này. Nhân chuyến thăm Aán Độ ngày 07.04.2010, Bộ trưởng Geithner đã qua Trung quốc gặp Phó thủ tướng để sửa sọan cho cuộc gặp giữa Hồ Cẩm Đào và Obama trong dịp Họp Thượng đỉnh về An tòan Nguyên tử tại Hoa Thịnh Đốn ngày 12.04.2010. Tại Hoa Thịnh Đốn, Hồ Cẩm Đào đã tỏ ra hòa hõan và có những lời hứa sẽ tăng Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ đối với đồng Đo-la. Thái độ hòa hõan và những lời hứa này là thành thực hay đó chỉ là lùi một bước để tìm kế gian giảo lừa nữa.

Hai Ký giả Shen HONG và Aaron BACK từ Bắc Kinh đã viết đăng trên tờ The Wall Street Journal ngày 14.04.2010, trang 9: “China President Hu Jintao indicated to U.S.President Barack Obama that Beijing remains committed to gradually changing its currency policy and helping to increase imports from U.S., according to the report Tuesday by the state-run Xinhua news agency.” “Mr.Hu’s reaasurance, at the face-to-face meeting with the U.S.President on Monday, indicated an effort at conciliation and cooperation on an issue that has been a source of tension between two nations.” “Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào đã khẳng định với Tổng thống Mỹ rằng Bắc Kinh hứa sẽ thay đổi dần dần chính sách tiền tệ của mình và giúp tăng nhập cảng từ Hoa kỳ, đó là theo báo cáo của Tân Hoa xã hôm thứ Ba.” “Việc tái khẳng định của Oâng Hồ, trong cuộc họp đối mặt với Tổng thống Mỹ hôm thứ Hai, đã chứng tỏ sự cố gắng giảng hòa và hợp về một vấn đề đã khơi nguồn căng thẳng giữa hai nước.”

Đó chỉ là lời hừa và khi viết bài ngày 22.04.2010, chúng tôi nghĩ đây chỉ là cách hoãn binh. Thực vậy, cho đến nay, tỷ giá đồng Nhân dân tệ vẫn giữ ở giá hạ làm thủ thuật cạnh tranh hàng hóa Trung quốc xuất cảng ra các Thị trường. Trước lời hứa không thi hành này và nhất là gần đây, nhân việc Trung quốc tuyên bố xuất cảng của họ trong tháng Năm vừa rồi tăng 48.5% sánh với tháng Năm năm ngoái, Quốc Hội Hoa kỳ đã tức bực và làm mạnh, thúc đẩy TT.Obama và Bộ trưởng Geithner phải dứt khoát yêu cầu Trung quốc tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Hai Ký giả Alan BEATTLE từ Hoa Thịnh Đốn và Geoff DYER từ Bắc Kinh, dưới đầu đề CHINA EXPORT SURGE ANGERS US (Làn sóng tăng xuất cảng Trung quốc làm Hoa kỳ bực tức), đã viết trên tờ Financial Times 11.06.2010, trang 1, như sau: “A surge in Chinese exports and rising anger in the US Congress will put renewed pressure on China to allow its currency to rise against the US dollar.” (Làn sóng tăng xuất khẩu hàng Trung quốc và sự bực tức đang tăng của Quốc Hội Mỹ sẽ áp lực lại Trung quốc phải để tiền của họ tăng giá lên đối với đồng đo-la Mỹ.)

Việc áp lực Trung quốc tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ không phải chỉ từ phía Hoa kỳ mà còn từ phía những Quốc gia khác nữa, nhất là những Quốc gia đang muốn Công nghệ hóa nền Kinh tế của mình. Cuộc họp G20 tại Toronto trong tháng này sẽ đặt ra vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Về cuộc Họp này, Ký giả Irwin STELZER đã viết trên tờ The Wall Street Journal 14.06.2010, trang 2, như sau: “The Leaders will agree: China’s insistence on pegging its currency to the dollar is causing serious imbalances in the world trade “ (Các Lãnh tụ sẽ đồng ý: việc cố thủ của Trung quốc móc cứng ngắc đồng tiền của họ vào đo-la đang gây ra những mất thăng bằng cán cân thương mại thề giới) Quốc Hội Hoa kỳ nhất thiết đưa áp lực này cũng như cuộc Họp G20 , đó là cái họa vô đơn chí đến cho Trung quốc.

Cái hoạ thứ nhất là những cuộc đình công của công nhân đòi tăng lương, nghĩa là tăng giá thành sản xuất. Cái họa thứ hai là tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ cũng đi theo chiều hướng làm tăng giá hàng xuất cảng. Cả hai đánh vào chính hai thủ thuật độc tài Chính trị của Trung quốc can thiệp vào Kinh tế/Thương mại, nghĩa là làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Trung quốc. Hai cái họa này làm thành hai yếu tố đánh vào yếu huyệt của Kinh tế Trung quốc để đẩy đến Khủng hoảng cho chính Lãnh vực thực Kinh tế. Cuộc Khủng hoảng khi xẩy ra, đó là Lãnh vực Kinh tế thực, chứ không phải Lãnh vực Ngân Hàng và Tài chánh.
Ảnh hưởng của Khủng hoảng hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu
Nếu hai yếu tố trên đây đánh thẳng vào nền Kinh tế thực Trung quốc, thì ảnh hưởng của Khủng hoảng Subprime Mortgage Credits từ Hoa kỳ và ảnh hưởng Khủng hoảng Sovereign Debts của Liên Aâu có tính cách gián tiếp qua ngả Tiêu thụ của hai Thị trường lớn này. Kinh tế Trung quốc chính yếu phục vụ cho xuất cảng. Thị trường nội địa Trung quốc thiếu mãi lực mà Chính trị độc tài Trung quốc không muốn tăng mãi lực cho dân. Dân giầu thì nước mạnh, nhưng thể chế Chính trị độc tài hiểu rằng Dân giầu thì Dân lật đổ Chính trị độc tài Nhà Nước. Xuất cảng của Trung quốc tùy thuộc chính yếu vào Tiêu thụ của Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu. Cuộc Khủng hoảng Subprime Mortgage Credits với hậu quả còn tồn tại hiện nay là thất nghiệp lên gần 10% với nợ nần Nhà Nước tăng rất cao làm cho Thị trường Hoa kỳ giảm thiểu Tiêu thụ.

Cũng vậy, Khủng hoảng Sovereign Debts và Euro đang làm cho mọi nước thuộc Liên Aâu phải công khai thắt chặt Ngân sách, nghĩa là thắt lưng buộc bụng đối với Tiêu thụ. Hai Thị trường này giàm thiểu Tiêu thụ có nghĩa là giảm đặt mua hàng từ Trung quốc. Thêm vào việc giảm thiểu Tiêu thụ, hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu, vì nhu cầu nâng đỡ sản xuất nội địa sau cuộc Khủng hoảng Kinh tế, có chiều hướng đưa ra những Biện pháp Che chở Kinh tế (Mesures du Protectionnisme économique) hoặc tăng Thuế quan nhằm ngăn chận nhấp cảng hàng hóa nước ngoài. Mãi lực dân chúng quốc nội không có để mua hàng sản xuất, hai Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Aâu cắt ngắn việc đặt mua hàng hoặc ngăn chặn nhập cảng, thì Trung quốc không thể sản xuất ở mức độ như trước đây được. Yếu tố này đẩy Kinh tế Trung quốc theo hướng Khủng hoảng vây.
Tuột giá hàng hóa ở Thị trường đánh thẳng vào sản xuất
Đây là ý kiến cảnh cáo của Kinh tế gia Martin WOLF, Nhà bình luận chính của tờ Financial Times, khi ông thấy các Chương trình giảm thiểu Chi tiêu của các nước lớn có mãi lực cao. Nếu tăng giá gây hậu quả căng thẳng xã hội, thì Tuột giá cũng là nguy hiểm tác động lên Sản xuất. Với đầu đề bài viết LA DEFLATION RESTE UN DANGER do Gilles BERTON chuyển ngữ sang tiếng Pháp đăng trên Le Monde 15.06.2010, trang 2, Martin WOLF nhắc lại hai lần Tuột giốc giá cả tại Hoa kỳ năm 1937 và tại Nhật năm 1997. Tại Hoa kỳ, đó là sau thời kỳ Đại Khủng hoảng 1929/30 và tại Nhật trong cuộc Khủng hoảng Tài chánh Á châu 1997. Khi mà tổ chức lãnh vực Sản xuất quá mạnh đến chỗ thặng dư Sản xuất, nếu gặp Khủng hoảng do thắt chặt Tiêu thụ hoặc thiếu Mãi lực quần chúng, thì phía Cung hàng hóa cao hơn phía Cầu. Tất nhiên Giá hàng phải hạ xuống. Trong trường hợp này, tất cả những lý do gì làm giảm Tiêu thụ và Mãi lực đều đưa đền hậu quả kéo dài tình trạng Tụt giốc giá hàng hóa không phanh (Spirale Déflationniste). Gặp trường hợp này, các Nhà máy sản xuất phải đóng cửa và thợ thất nghiệp. Thợ càng thất nghiệp thì Mãi lực càng xuống và thặng dư hàng hóa càng tăng. Kinh tế phải đi đến giải quyết là thiêu hủy hàng hóa để giảm Cung với hy vọng Giá bán phục hồi. Với việc giảm thiểu hẳn tiêu thụ của hai Thị trường lớn mà Trung quốc lệ thuộc, mức sản xuất của Trung quốc trở thành thặng dư mà Thị trường nội địa Trung quốc không đủ Mãi lực cứu vớt.
Những bài báo Thời sự tài liệu
* Financial Times 16.06.2010, trang 1: CHINA’S PREMIER STEPS IN TO CALM ACTION BY RESTIVE MIGRANT WORKERS * Le Monde 16.06.2010, trang 8: POUR UNE MAJORITE DE FRANCAIS, L’EURO AGGRAVE LA CRISE * Le Monde 16.06.2010, trang 6: ANGELA MERKEL IMPOSE SA VISION DU GOUVERNEMENT ECONOMIQUE DE L’EUROPE * Financial Times 16.06.2010, trang 9: WHY PLANS FOR EARLY FISCAL TIGHTENING CARRY GLOBAL RISKS * The Wall Street Journal 15.06.2010, trang 19: CHINA STRIKES STIR CHANGE * The Wall Street Journal 15.06.2010, trang 1: FRANCO-GERMAN DISPLAY OF UNITY ON DEBT CRISIS * The Wall Street Journal 15.06.2010, trang 15: SHAKING UP CHINA’S LABOR MOVEMENT * Le Monde 15.06.2010, trang 15: EN CHINE, APRES HONDA, LES GREVES SE PROPAGENT A D’AUTRES ENTREPRISES * Le Monde 15.06.2010, trang 2: LA DEFLATION RESTE UN DANGER * Le Monde 15.06.2010, trang 4: MAREE NOIRE: LES VIETNAMIENS DE LOUISIANE TOUCHES * Financial Times 15.06.2010, trang 2: AUSTERITY MEASURES TEST BERLIN COALITION * Le Figaro 15.06.2010, trang 26: ICI BERLIN, LES ALLEMANDS PARLENT AUX FRANCAIS * Le Figaro 15.06.2010, trang 26: LES GEANTS INDIENS DEVANT LES CHINOIS * Le Figaro 15.06.2010, trang 22: RETRAITES: LE GOUVERNEMENT TESTE SES DERNIERES PISTES * The Wall Street Journal 14.06.2010, trang 2: THE G20’S BICKERING WON’T MATTER IF THE YUAN STAYS AT ITS CURRENT LEVEL * The Wall Street Journal 14.06.2010, trang 9: WORKERS CHALLENGE BEIJING’S AUTHORITY * Financial Times 14.06.2010, trang 1: STRONG EURO HID CRISIS, SAYS EU CHIEF * Financial Times 11.06.2010, trang 16: FEARS GROW OVER CHINA LABOUR UNREST * Financial Times 11.06.2010, trang 1: CHINA EXPORT SURGE ANGERS US * Financial Times 11.06.2010, trang 2: BEIJING’S EXPORTS TEST US PATIENCE * Financial Times 11.06.2010, trang 11: THE RENMINBI NEEDS TO DEPRECIATE * Le Monde 11.06.2010, trang 13: UNE FRUSTATION PROFONDE FACE AUX CONDITIONS DE VIE * Le Monde 11.06.2010, trang 13: PLUS EDUQUES QUE LEURS AINES, LES JEUNES SONT PLUS CONSCIENTS DE LEURS DROITS * Financial Times 10.06.2010, trang 6: PROTESTS POSE CHALLENGE FOR BEIJING * The Wall Street Journal 10.06.2010, trang 12: CHINA STRIKES DRAW NOTICE * Le Monde 09.06.2010, trang 1: BERLIN, LONDRES, MADRID: L’EUROPE A L’HEURE DE LA RIGUEUR * Le Temps (Suisse) 08.06.2010, trang 1: UN BUDGET ALLEMAND DE RIGUEUR POUR AIDER A SOUTENIR L’EURO

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 17.06.2010 *


No comments: