chống giặc ngoại xâm
phương Bắc và báo thù chồng
Căn cứ theo các sách và truyền tụng xưa, hai Bà Trưng sanh đôi, vào ngày mùng 1 tháng 8 năm Giáp Tuất nhằm năm 14 sau Tây Lịch tức thế kỷ thứ nhứt, quê quán ở Châu Phong. Con của Lạc Tướng huyện Mê-Linh vùng lãnh thổ từ Ba Vì đến Tam-Ðảo thời Bắc thuộc và thân mẫu là Bà Man Thiện, khuê-danh Trần-Thị-Ðoan, người làng Nam Nguyễn và cháu chắt bên ngoại của các vua Hùng, sau trở thành Man Hoàng Thái Hậu. Hiện nay, tại làng Nam Nguyễn, thôn Cam-Thiện, Xã Ðường Lâm còn có đền thờ Mả Dạ tức nơi tôn thờ mộ Bà Man Thiện.
Ảnh đền thờ hai Bà Trưng tại thành Cổ Loa
Riêng về tên của hai Bà phải gọi Trưng Trắc là Trưng Chắc và Trưng Nhị là Trưng Nhì mới đúng, bởi vì quê quán của hai bà Trưng có nuôi tằm để cung cấp cho ngành dệt vải, cái kén dày được gọi là cái kén chắc, còn cái kén mỏng được gọi lá cái kén nhì, cho nên song thân của hai bà lấy tên trong nghề nuôi tằm để đặt tên cho hai bà.
Hai bà Trưng con nhà danh gia vọng tộc và có nề nếp gia phong và được ôn văn võ luyện mặc dù cha mất sớm (về võ công được Ông Ðỗ-Năng-Tế, người Quốc Oai tức Hà-Tây đến tập luyện tại Mê-Linh, sau này Ông trở thành cận tướng để chống lại giặc ngoại xâm, nay còn có đền thờ Ông Ðỗ-Năng-Tế tại Hà Tây).
Mãi đến Bà Trưng Trắc được 20 tuổi, mới được mẹ gả cho gia đình nhà họ Ðặng tên Thi-Sách, con trai của Lạc Tướng huyện Chu Diên (thuộc đất Ðan Phượng, huyện Từ Liêm, Phủ Vĩnh Tường, thuc ngoại thành Hà Ni), cận kề với huyện Mê-Linh, nhờ vậy hai gia đình Lạc-Tướng càng ngày kết chặt tình thông gia và tạo uy danh tăng mạnh thêm lên để đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc.
Nhân nói đến họ tên chồng của Bà Trưng Trắc là Ông Ðặng-Thi-Sách, để tìm hiểu thêm, xem coi chồng của Bà Trưng Trắc là Thi Sách hay Thi?, xin trích dẫn từ trang 530 đến 531, tác phẩm Thuyền Ai Ðợi Bến Văn Lâu của Gs Nguyễn-Lý-Tưởng như sau :
...Theo sách Thủy Kinh Chú của Lệ-Ðào-Nguyên, khoảng thế kỷ 16, tác-giả đã từng đến vùng Mê-Linh, đã ghi lại được những điều tai nghe mắt thấy nhu sau : "Châu Diên Lạc Tướng tử, danh Thi, sách Mê-Linh Lạc tướng nữ, danh Trưng Trắc, vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê" (quyển 37, tờ 6a). Chúng ta để ý trong Hán văn xưa, không có chấm, phẩy...Tùy theo mạch văn mà ngừng lại cho trọn nghĩa của câu. Trong đoạn văn trên, nếu ngừng ở chữ Sách, thì câu văn sẽ như sau :"Châu Diên Lạc tướng tử, danh Thi Sách" nghĩa là : "Con trai Lạc Tướng huyện Châu Diên tên là Thi Sách", và câu kế : "Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê"nghĩa là : "Con gái Lạc Tướng huyện Mê - Linh tên là Trưng Trắc là vợ". Nhưng Thái Tử Hiền, con vua Cao Tông nhà Ðường, khi bị bà Võ-Tắc-Thiên đày ra vùng quan ngoại, vào thế kỷ thứ 8, ông đã ngồi đọc lại sách sử và chú thích như sau: "Cứu Triêu Nhất Thanh viết sách thê do ngôn thú thê" (tra cứu theo Triệu Nhất Thanh thì chữ Sách Thê là cưới vợ).
Do đó, câu văn trên phải ngừng ở chữ Thi : "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi" (Con trai Lạc Tướng huyện Châu Diên tên Thi) và : "Sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê" (Ði hỏi con gái Lạc Tướng huyện Mê-Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Ðọc tiếp đoạn Hán văn trên, chúng ta thấy :"Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc.
Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi nhập Cấm Khê" (Trắc là người có can đảm và dũng lược, cùng với Thi nổi lên làm giặc. Mã Viện đem quân đánh đuổi. Trắc, Thi chạy vào Cấm Khê). Do chổ sai lầm đó mà về sau các sách sử viết tên chồng Trưng Trắc là THI - SÁCH. Sự lầm lẫn này khởi đi từ sử gia Trung-Quốc là Phạm Việp, trong sách Hậu Hán Thư, quyển 54, trang 747, ct 3, Ông viết : "Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện Lạc Tướng chi nữ dã, giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng" (Trưng Trắc là con gái Lạc Tướng huyện Mê-Linh được gả làm vợ cho mt người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng).
Dựa vào đó, các sử gia Việt-Nam như Ngô-Sĩ-Liêm trong Ðại-Việt Sử-Ký Toàn Thư hoặc Lý Tế Xuyên trong Việt-Ðiện U-Linh Tập (một chuyện hoang đường) cũng gọi chồng bà Trưng-Trắc là Thi-Sách, họ đều trích dẫn từ sách Hậu Hán Thư của Phạm Việp, nhưng họ không để ý đến phần chú thích của Thái Tử Hiền ở phần cuối sách. Từ đó, mới xuất hiện tên Thi Sách trong lịch sử...
Ngoài ra, theo Học-giả Thái-Văn-Kiểm ở Paris trong tác-phẩm Việt-Nam Gấm Hoa nơi trang 233 cũng như Phạm-Văn-Sơn và các sử gia khác thì cho rằng Thi-Sách họ Ðặng.
Trái lại, quyển Ðường Phố Hà Ni, nơi trang 427, ngọc phả đình Nại-Xá-Nam, huyện Ðan-Phượng, lại ghi Thi-Sách họ Dương, bởi vì, con của Dương-Thái-Bình và Hồ-Thị-Nhữ, chính quê làng này... Xin các bậc cao minh cho ý kiến đâu là sự thật, để bổ túc cho ký tái bản đầy đủ và trung thực hơn, xin đa tạ trước.
Nguyên nhân đưa đến chống giặc ngoại xâm phương Bắc :
Căn cứ theo sách của Trung Hoa và Việt-Nam viết về lịch sử nước nhà liên quan đến Trưng Nữ Vương chống giặc ngoại xâm phương Bắc rất nhiều, chúng ta không thể viết ra đây hết được, tuy nhiên có thể đưa đến sự tổng quát như sau : Hai Bà Trưng sanh đôi vào ngày mùng 1 tháng 8 năm Giáp Tuất nhằm năm 14 sau Tây Lịch tức thế kỷ thứ nhứt, quê quán ở Châu Phong. Người chị tên Trưng Trắc, người em tên Trưng Nhị..
Năm Giáp Ngọ nhằm năm 34 Bà Trưng Trắc được 20 tuổi, lập gia đình với Ông Ðặng-Thi-Sách cũng là năm này, Tô-Ðịnh được đề cử sang thay Tích Quang làm Thái Thú ở Giao-Chỉ. Trước kia, có hai quan Thái Thú là : Tích Quan ở Giao Chỉ và Nhâm Diên ở Cửu Chân, dùng lối sống của người Hán để biến cải phong hóa Lạc-Việt, từ việc lấy chồng, cưới vợ cho đến y phục, cũng như cách cày cấy làm ruộng v.v
Ðến khi Tô-Ðịnh sang làm Thái Thú Giao Chỉ, thì ra lệnh thi hành chánh sách cai trị rất tàn ác, bằng chứng Mã-Viện sau này đã nhận xét Tô Ðịnh là kẻ tham tàn chỉ biết "dương mắt nhìn đồng tiền, nhắm mắt làm việc càn" (Ðông Quán Hán Ký).
Ngoài ra, các sách như : Hậu Hán Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Việt-Kiều Thư ...cũng đều đồng ý Trưng Trắc là người anh hùng, vì không chịu nổi chánh sách tàn bạo của Tô-Ðịnh, nên cùng chồng là Ðặng-Thi-Sách khởi nghĩa chống lại chánh sách hà khắc đó.
Ðặc biệt nơi chú thích Hậu Hán Thư còn viết : Vào thế kỷ thứ 8, Thái Tử Hiền có nói đến một chi tiết nguyên nhân đưa đến cuộc khởi nghĩa của hai chị em Bà Trưng cùng chồng là Ông Ðặng-Thi-Sách. Ông viết như sau : "Giao Chỉ thái thú Tô Ðịnh, dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ, cố phản " tức "Thái thú Giao-Chỉ Tô-Ðịnh, lấy luật Pháp mà ràng buc, nên Trắc tức giận, chống lại" Qua những dẫn chứng ở trên, chúng ta thấy rằng việc khởi nghĩa chống lại thái thú Tô-Ðịnh của các người con của Lạc Tướng Mê-Linh và Chu Diên là khởi đầu khai chiến từ đấy và Trưng Trắc được bà mẹ hết lòng giúp đở, giao thiệp với các Quan Lang, Lạc Tướng trong vùng và kế cận cùng chiêu m nghĩa binh để đánh lại giặc phương Bắc. Cuộc khởi nghĩa chánh thức có thể bắt đầu năm 39 Kỷ Hợi và sau này được các quận Cửu Chân, Nhật-Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng.
Theo sách Thủy Kinh Chú của Lệ-Ðào-Nguyên, khoảng thế kỷ thứ 6 có viết, xin trích dẫn lại đoạn đã dẫn ở các trang trước như sau : "Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê" (Trắc là người có can đảm và dũng lược, cùng với Thi nổi lên làm giặc. Mã Viện đem quân đánh đuổi. Trắc, Thi chạy vào Cấm Khê). Do vậy, chúng ta có nhận định trung thực rằng : "Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng và Thi Sách là vì chánh sách cai trị tàn bạo, bất nhân của Thái Thú Tô-Ðịnh, đã đem luật pháp của người Ðông Hán, bắt dân Lạc Việt phải thi hành. Ðó là, chánh nghĩa sáng ngời của dân tộc Lạc-Việt chống lại sự cai trị của ngoại bang"
Ðầu năm Canh Tý 40, chồng Bà Trưng Trắc là Thi-Sách bị Thái Thú Tô-Ðịnh giết, nhưng tấm lòng ái quốc, thương chồng không làm bà sờn lòng nản chí, mà còn nung đúc tinh thần và quyết tâm cùng em là Bà Trưng Nhị quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa lan rộng để đánh đuổi giặc ngoại xâm đô hộ để cứu nước và trả thù nhà. Bằng chứng, theo đoạn văn của Ngô Sĩ Liên viết, xin trích dẫn như sau : "Canh Tý nguyên niên, Hán Kiến Vũ thập lục niên, xuân, nhị nguyệt. Vương khổ thái thú Tô-Ðịnh thằng dĩ chính, cập thù Ðịnh sát kỳ phu, nãi dữ muội Nhị, cử binh công hãm châu trị" (Năm Canh Tý 40 năm đầu, năm thứ 16 hiệu Kiến Vũ nhà Hán, mùa Xuân, tháng hai. Vương đau lòng vì Tô-Ðịnh lấy chánh pháp ràng buộc, lại căm thù vì Ðịnh đã giết mất chồng, bèn cùng em gái là Nhị cử binh đánh phá châu trị).
Tháng 3 năm Canh Tý 40 hai Bà Trưng mới công khai dựng cờ khởi nghĩa xuất quân tại Mê-Linh để đánh thái thú Tô-Ðịnh, Tô Ðịnh thua chạy về Tàu và chiếm được 65 thành, đến ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 41 mới xưng vương (có sách viết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Tân Sửu 41 và có sách lại viết năm Canh Tý 40, có lẽ tính từ ngày hai Bà lập bàn thề để ra quân vào tháng 3 năm 40 chăng ?).
Theo Ðại Việt Sử Ký Tiền Biên, xin trích dẫn đoạn viết lúc hai bà xuất quân như sau : "Lúc xuất quân, tang chồng chưa hết, bà trang điểm rất đẹp, các tướng hỏi, bà nói : Việc binh không để ảnh hưởng. Nếu giữ lễ mà làm xấu dung nhan, thì nhuệ khí tự nhiên suy kém, cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm màu sắc của quân và khiến bọn giặc trông thấy đng lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng..." .Và Bà Trưng Trắc lên đàn thề, xin trích dẫn trong Thiên Nam Ngũ Lục như sau :
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn thừa công lệnh này.
Hai Bà lên làm vua chỉ đến ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão 43 thì chết, bởi vì bị vua nhà Hán cử Mã Viện là một lão tướng, bách chiến bách thắng và được gọi là "Phục ba tướng quân" (vị tướng dẹp yên được sóng gió), nên cuối cùng hai bà phải nhảy xuống sông Hát Giang (tức đoạn sông Ðáy tiếp nối với sông Hồng) tự tử vào ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43.
Ðối với cái chết của hai Bà có nhiều giả thuyết, theo thần tích làng Hạ Lôi, xin trích dẫn như sau : "Bà Trưng Nhị tử trận, Bà Trưng Trắc lên núi Hi Sơn (núi Hùng) hóa". Rất có thể Bà Trưng Trắc bị thương nặng rồi mới tự trầm mình nơi sông Hát Giang. Còn Bà Trưng Nhị bị tử trận nơi khác. Sau khi hai Bà hy sinh, có thể Mã-Viện tìm lấy thủ cấp của hai Bà đem về Tàu hoặc là lấy thủ cấp của hai người khác thay thế, làm sao Hán Quang Vũ phân biệt được hư thực?
Ngoài ra, theo Lưu Long Truyện (Hậu Hán Thư) viết : Lưu Long đã chém đầu Bà Trưng Nhị ở Cấm Khê, còn Mã-Viện Truyện (Hậu Hán Thư) viết : Mã viện chém đầu hai bà đem về Lạc Dương.
Còn một giả thuyết nữa, theo quyển Ðường Phố Hà Nội và Thăng Long, Ðông Ðô, Hà Nội viết : Năm 1142, dân làng Ðồng Nhân thấy hai pho tượng đá do khí anh linh của hai bà kết thành, trôi trên sông trong tư thế giơ cao hai tay như vẫy vùng trong ba quân... (còn nhiều giả thuyết nữa).
Ðó là, những giả thuyết khó ai biết được trung thực cái chết của hai Bà như thế nào? chết cùng một nơi hay xa cách nhau? Và ngày mùng 6 tháng 2 hay mùng 8 tháng 3 năm 43 Quý Mão hai Bà chết ? Chỉ biết hai Bà thọ được 29 tuổi. Tuy nhiên, cái chết của hai Bà bằng cách nào đi nữa cũng là tấm gương anh hùng chống ngoại xâm phương Bắc, giành độc-lập cho nước Lạc-Việt lúc bấy giờ và rửa hận thù chồng bị giặc giết đáng được tôn thờ. Bằng chứng hằng năm nơi đền chánh thờ hai Bà tại Hát Môn cũng như các đền phụ nơi khác như : Cấm Khê, Mê Linh, Yên Cư, Hạ Lôi... đều cúng giỗ chánh vào ngày mùng 8 tháng 3 ....
Ðặc biệt, trước đền thờ hai bà tại Hát Môn có câu đối :
Ðồng trụ chiết hoàn, Giao lĩnh trĩ,
Cấm Khê doanh hác, Hát giang trường.
nghĩa là :
Cột đồng đã gãy, núi Giao vẫn còn cao,
Ngọn Cấm Khê vẫn đầy, dòng sông Hát vẫn chảy.
Đền thờ hai Bà Trưng tại Hát Môn
Khi Mã Viện thắng được Trưng Nữ Vương và khi rút quân trở về Tàu, tới biên giới hai nước, Mã Viện cho dựng một cột đồng, trên khắc 6 chữ : "Ðồng trụ chiết Giao Chỉ diệt"ý nói "Cây trụ đồng này đổ thì dân Giao Chỉ bị mất".
Ðó là, lời hăm dọa kẻ mạnh của giặc phương Bắc nhà Hán lúc bấy giờ, người dân Giao-Chỉ thấy buồn lòng và ngao ngán cho nước Lạc-Việt, chỉ âm thầm chống đối, bằng cách mỗi người đi qua nơi cột trụ đồng mang theo vài cục đá để bỏ xuống, cứ thế cột trụ đồng bị đá phủ ngập chôn dùi, bây giờ không còn biết chỗ nào.
Ðể ghi lại công trận của Trưng Nữ Vương, xin trích dẫn trong Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca sau đây :
Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời thề,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Ðuổi ngay Tô-Ðịnh, dẹp yên biên thành.
Ðô Kỳ đóng cõi Mê-Linh,
Lĩnh Nam riêngmt triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà,
Mt là báo phục, hai là bá vương.
Uy danh đng đến Bắc phương,
Hán sai Mã-Viện lên đường tiến công.
Hồ-Tây đua sức vẫy vùng,
Nữ nhi chống với anh hùng được nao?
Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế phải liều với sông ...
Nhân nhắc đến Trống Ðồng, xin trích dẫn từ trang 158 đến trang 160 quyển Thượng trong tác-phẩm "Tìm Hiểu Tử Vi Ðẩu Số và Ðiạ Lý" của tác-giả để quý bà con nhàn lãm như sau : "Chúng ta được biết trống đồng biểu tượng cho dân tộc Việt đã có từ đời Hùng Vương, đã được nhiều nhà sưu khảo tìm ra gốc tích các trống đồng từ thời tiền sử thuộc nền văn minh Ðông Sơn như : Hoàng Hạ và Ngọc Lũ (các cuộc đua ghe trên hồ Ðộng Ðình và trên sông Tương, sông Nguyên, rước thần mặt Trời, có vũ bộ, trống chiêng, chày cối, các chiến sĩ giương cung bắn về phía mặt Trời ở đầu thuyền, tất cả tiết mục đều có ghi khắc nơi hông trống đồng Hoàng Hạ và trên mặt trống đồng Ngọc Lũ). Theo giáo-sư Bửu Cầm minh giải một bài nghiên cứu của học-giả Trung Quốc Lăng-Thuần-Thanh, đăng trong Ðài Loan Ðại Học Văn Sử Triết Học Báo, năm 1950 thì : "Trống Ðồng đã xuất hiện ở miền trung du Trường Giang " tức là vùng đất chung quanh đầm Vân-Mộng, thuộc hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam do giống In-đô-nê-diên (người Trung Hoa gọi Ấn-đô-ni-tây-an) mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bộc-Việt hoặc Lão-Việt, chế tạo từ 6 thế kỷ trước Tây-Lịch.
Ngoài ra, họ Lăng đã chứng minh trống đồng không những chỉ được tìm thấy ở Việt-Nam, mà còn tìm thấy khắp miền Tây Hoa Nam, cho tới Vân Nam và Tứ Xuyên, nguyên là địa bàn cư trú của người Việt xưa, trước khi họ tràn xuống bán đảo Ðông Dương, với những làn sóng Nam tiến, mằ đặc biệt là của Thục-An-Dương vào thế kỷ thứ 3 trước Thiên Chúa. Nói một cách khác, trống đồng là một sản phẩm của dân tộc Việt, không phải của dân-tộc Hán.
Theo truyền thuyết, ngày xưa vua Hùng Vương đi đánh Chiêm Thành đóng quân ở núi Khả Lao, đêm nằm mộng thấy thần mách bảo vua rằng : "Thần sẽ đánh trống đồng giúp nhà vua thắng trận" quả nhiên khi ra trận, nhà vua nghe văng vẳng trên không có tiếng trống đồng, làm cho quân lính Chiêm-Thành khiếp sợ vì tưởng quân binh của nhà vua kéo đến tứ phía, từ dưới đất và trên trời đều có cả, cho nên quân Chiêm-Thành phải bỏ chạy, cuối cùng nhà vua đánh thắng trận một cách dễ dàng. Từ đó, nhà vua bèn sắc phong trống đồng là Ðồng Cổ Ðại Dương."
Ở Việt-Nam còn tìm thấy được các trống đồng được biết như sau : Khoảng năm 1888 có một tù trưởng người Mường tìm được trống đồng ở vùng sông Ðáy, đến năm 1924 ở làng Ðông Sơn gần sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hóa đã đào tìm được trống đồng, nên gọi là trống đồng Ðông Sơn và mãi đến năm 1935 người ta mới đến vùng Ðông Sơn, để khai quật thì tìm được các trống đồng Lạc-Việt, các lưỡi kiếm bằng đồng kiểu cổ và những đồng tiền thời Vương Mãng của giặc phương Bắc đời nhà Hán vào thế kỷ thứ nhứt cùng thời với hai bà Trưng.
Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
No comments:
Post a Comment