Sơn Chung tiên sinh, tên là Tân, đệm chữ Nhật, họ Đỗ, nguyên quán làng Hữu Bằng, tục gọi là làng Nủa Chợ, thuộc quận Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, tức Hà Tây bây giờ. Là trưởng nam trong một gia đình đông anh em, trên có nhiều chị, dưới có nhiều em gái và một cậu em trai út. Song thân là người lành hiền chân chỉ làm ăn. Ngoài nghề dệt vải, nhuộm nâu, nhà còn cày cấy dăm ba mẫu ruộng, nên quanh năm buông cái cày, cái bừa lại bắt tay vào với xa ống, với khung cửi. Do đó gia đình họ Đỗ được coi là nhà có bát ăn, bát để. Dinh cơ ở giữa làng, nhà ngói, sân gạch xây kiểu chữ môn.
Dinh cơ ấy cụ Bánh, thân sinh ra ông Tân đã dày công trông nom, săn sóc khi xây cất. Từ cổng ngoài bước vào, đường lát gạch chỉ xếp nghiêng, xi măng trộn nhiều hơn cát, nên mạch gạch liền nhau như đúc. Thợ cấy quảy lúa về, có nhảy cũng chả vỡ được. Mạch gạch như thế, một hạt thóc rụng ra, ta quét dễ như bỡn... Nơi bậc gạch từ trên nhà ngang bước xuống sân gạch, để cho khỏi lún vì ai cũng bước vào, cụ cẩn một viên đá xanh cố ý để cao hơn mặt gạch thường nửa phân. Cụ bảo, nó có lún chút ít cũng là vừa.
Mà lún được nó còn là khướt. Vì cả vùng đất gắn viên đá ấy cụ đổ toàn đá tai mèo, có đến cả thước chứ ít gì. Đường đi đã thế nói gì đến căn nhà trên. Ngắm kỹ từ cái kèo, cái cột, thậm chí đến những cánh cửa lùa, tất tật là gỗ lõi, không có gỗ rác, đều tăm tắp, bào nhẵn thín. Dưới mỗi chân cột lại kê một miếng đá tròn chạy chỉ hai lớp. Rồi căn nhà ngang, nơi cả nhà xúm lại làm ăn, có chỗ kê hai khung cửi máy. Cuối nhà là cái cối giã gạo. Miệng cối gắn nổi hai tấc, bao quanh bằng vành xi măng xanh nguyên chất mua từ ngoài tỉnh. Xi măng ấy miết thật nhuyễn, chính tay cụ làm, nhẵn như gương, sờ vào mát cả tay.
Cụ bảo “hạt tấm bắn ra lấy chổi rơm ta lại quét vào...” Căn nhà ngang bên kia là bếp và chuồng lợn. Chuồng lợn ngay cổng vào để khi lấy phân đi không gây bẩn cả sân. Sát bếp, ngay mặt ngoài là cái bể nước mui luyện, hình cong như mái thuyền. Cái bể ấy kể như nằm giữa nhà. Nước từ mái nhà trên, nhà ngang chảy vào. Bên ngoài thì lấy nước ở đầu bể.
Còn trong bếp muốn lấy nước nấu ăn, kể cả khi mưa gió, ngày rét, tháng đông cũng chả lo gì, bể xây lặn một phần ba vào nhà bếp. Ngày thường phần bể này được đậy kín để tránh tro bụi bếp bay vào mất vệ sinh. Bể sâu dưới mặt sân có đến cả thước nên nước quanh năm vừa nấu ăn, vừa tắm táp, thừa dùng, mát ngọt và cứ trong như nước suối. Ba căn nhà ấy ba bề, ôm lấy cái sân lát gạch Bát Tràng đỏ thậm.
Cụ bảo: “Gạch đem về tôi chọn từng viên. Non mặt, dễ vỡ là không được với tôi đâu, tôi trả lại..” nên nền sân gạch của cụ mầu gạch đều, tím sẫm như mai cua đồng. Cái sân gạch ấy rộng lắm, xe đạp lái quanh sân như không. Dinh cơ ấy lối đi chính mở ra đường Ngã Ba, giữa làng, tiện đi lại. Nhưng phòng khi có công kia việc nọ, cụ còn mở một cửa hông đi ra ngõ nhà cụ Tú, nhà quan Hàn, cạnh nhà thờ ngành họ Phan. Những hôm trời nồng, cụ cho mở cái cổng ngách này, trời ơi, gió từ Ao Hậu, từ Quán Chợ thổi vào, mát cứ lồng lộng còn hơn có người đứng quạt. Cụ bảo:“Lúc mở cái cửa này tôi chỉ nghĩ tới khi có động. Động cổng trước, tôi có cổng sau, chứ đâu có biết ông Giời lại chiều mình như thế.”
Cụ xây xong dinh cơ ấy tốn kém tới bạc nghìn, đồng tiền thời những năm bốn mươi. Người làng bàn tán, đồn đại “không ngờ cụ Bánh lại giầu thế.” Dinh cơ của cụ tất nhiên không lớn như dinh cơ nhà quan Nghè họ Nguyễn, cũng chẳng sang trọng như dinh cơ của anh em quan Hàn họ Phan, nhưng họ nói
“Dinh cơ của cụ Bánh như con dao pha. Khi cần khao vọng, mời hàng phe, hàng giáp, trong ngoài dễ có thể trải chiếu đến năm mươi mâm. Ngày thường làm ruộng, sân ấy có thể phơi trên hai trăm hộc thóc...Chứ còn những dinh cơ kia, trông thì oai vệ thế, hằng năm, năm ba tháng một lần các ông ấy về quê chơi, giỗ Tết mới giở giói ra, còn thì bốn mùa đóng cửa bỏ đó cho bụi bám, nhện giăng, ích gì. Làm nhà như nhà cụ Bánh mới là khéo.” Lời phẩm bình ấy đến tai cụ Bánh, cụ chỉ mỉm cười.
Có ai hỏi gặng thì cụ nói: “Mỗi người mỗi cảnh. Cảnh chúng tôi quanh năm hết buông tay cày, lại đến cái khung cửi. Bì thế coi sao tiện. Các vị ấy biết, các vị ấy cười chết.” Nói là nói thế, chứ trong lòng cụ, cụ biết có thừa tiền cũng chả làm nhà to thế. Cụ rất vừa lòng về dinh cơ của cụ.
Sau một năm, khi mọi việc đã đâu vào đó, cây hồng cụ trồng trước sân đã bắt đầu ra hoa. Cây na bên bể nước, ngọn cũng đã ngang miệng giếng. Mấy cây cau cụ đặt mấy năm trước từ người chuyên gây giống ở ngoài Thày, đánh về trồng đã bén rễ, ra những tàu lá mới. Cụ cho tết sẵn những vòi cau, buộc vào thân cây, nước mưa từ những tàu cau sẽ chảy thẳng vào các chum nước. Nước ấy sẽ thơm mùi hoa cau, êm mát, thanh tịnh, dùng để cúng. Cụ bảo “cơ mầu này thì chỉ vài năm nữa là hàng cau có quả, bà ấy tha hồ ăn trầu.” Tàn cau sẽ tỏa ra như mấy cái lọng dựng ở trước nhà. Vừa mát, vừa đẹp.
Chứ như mấy cái tàn, cái tán nhà quan thì mỗi năm mỗi cũ.... Nghĩ thế cụ Bánh rất vui, và cụ nói với cụ bà, với các con, cụ muốn “Tết này tôi sáu mươi, tôi muốn sửa cái lễ ra lão cho tươm tất, gọi là có chén rượu mời họ hàng, làng xã...” Nhưng ông Giời oái oăm, hàng cau trước sân chưa có quả thì cụ Bánh đau nặng, nằm liệt. Cứ tưởng cụ đau vài ngày, ăn bát cháo hoa nóng với hành, mồ hôi toát ra là khỏi, nhưng không.
Kể bệnh với ông lang Tàu ngoài Ngã Ba, uống hết ba thang, không bớt. Phải triệu ông lang ngoài Phùng vào. Ông lang Phùng ngồi bắt mạch cụ rất lâu. Mọi người nín thở theo dõi hành động của ông lang. Hồi lâu, hết cổ tay bên trái, lại bắt mạch ở cổ tay bên phải, sờ trán, vạch mắt ra xem, ông lang Phùng đứng lên, vẻ mặt lạnh ngắt không nói gì. Ông lấy trong bọc ra thỏi quế, bảo “mài ra cho cụ uống, may ra thì dương khí ấm lên được...” Ông lang Phùng sửa soạn ra về, còn đứng ở hiên, ông Tân tới vái chào và gặng hỏi, ông lang im lặng hồi lâu rồi khẽ đáp: “Bệnh thì chữa được, nhưng mệnh thì do Giời...”
Biết bệnh mình khó bề qua khỏi, cụ gọi ông Tân vào nói: “Thầy bỏ học và tu chí làm ăn, chẳng quản khó nhọc. So với đời cũng là mát mặt. Cơ ngơi này để lại cho anh, anh cố tu chí mà làm ăn. Mấy người con gái đã có chồng con, thôi thì chả nói làm gì. Còn thằng em út đấy, thôi thì quyền huynh thế phụ, anh cố lo cho nó.”
Nói tới đó cụ lặng im. Cả nhà đã thút thít có tiếng khóc. Cụ mở mắt, nói tiếp: “Không phải tôi ghen ghét gì ai. Nhưng như anh thấy đấy, bao nhiêu người đi học họa hoằn lắm mới có một người đỗ được cái tú tài. Còn đa số chỉ vin vào lời kinh, lời sách sống nghèo túng, lây lất, chỉ tội cho vợ con...Tôi không muốn anh là một trong các người ấy...” Cụ nhắm mắt, lạnh dần, rồi đi. Đám tang cụ linh đình, nhà táng giấy, phường bát âm...đủ cả. Mộ cụ táng ngay trong thuở ruộng nhà, không phải xin đất, phiền lụy đến ai.
Ông Tân nghe lời cụ dặn, chuyên chú làm ăn. Mấy mẫu ruộng trên đồng, nhờ có hệ thống sông đào dẫn thủy nhập điền nên cấy được hai mùa. Nhưng ông để cho mấy người bà con cấy rẽ, thôi thì lọt sàng xuống nia, chả đi đâu mà thiệt. Gia đình ông chú tâm vào việc dệt vải, nhuộm nâu, nhờ được lãnh bông sợi từ nhà máy Nam Định, căn cứ trên số khung cửi máy đang hoạt động. Mảnh vườn và mảnh ao nhà ông nằm bên đường cái chính, một bên là ao Hậu, một bên là ao Môn Sinh, nước cứ trong leo lẻo.
Quanh vườn không có bóng cây nên mới sáng sớm, nắng lên, mảnh vườn đã chan hòa nắng. Với sự chăm chỉ của hai anh em, anh nhuộm, em chạy phơi, một ngày có đến trên mười nước, gấp rưỡi những nhà khác. Còn mảnh ao nhà, ông tát cạn, vét bùn đắp lên quanh bờ. Tháo nước vào, ông mua mấy trăm cá mè, cá trôi thả xuống. Mỗi sáng đàn cá nổi lên đớp bọt, mỗi ngày như mỗi nhỉnh ra thấy rõ. Giữa ao ông cho cắm mấy bè rau rút. Vừa tạo bóng mát cho cá ẩn thân, vừa có rau ăn. Ngọn rau rút thả ở ao này, cọng cứ nõn như ngón tay các cô gái. Rau ấy tuốt bỏ lớp áo mềm như bông, luộc chấm muối vừng thôi, cứ giòn sần sật và thơm mát cả miệng.
Tuy làm ăn chăm chỉ thế nhưng ông Tân vẫn không quên đọc sách. Mấy bộ Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Chinh Đông Chinh Tây, Hán Sở Tranh Hùng..., ông vừa đọc bằng Hán văn, vừa coi bằng Quốc Ngữ. Một hôm, nhân đọc tập Hương Ước của làng, ông thấy nhắc đến việc xã viên các phe phải bảo quản cẩn trọng văn bia của làng được để ở vườn sau, bên hữu hậu cung, không để cho trẻ con chơi đùa phá phách, làm hư hại di sản lịch sử của làng. Một buổi trưa nắng, gió im như đứng, ông bèn nhảy qua tường hoa vào nhà bia.
Dưới bóng cây lan tỏa mát hương thơm, ông lau hai mặt bia thật trang trọng, nâng niu. Văn bia viết về các danh nhân thành đạt của làng và ông truy nguyên ra dòng họ Đỗ nhà ông mấy trăm năm trước cũng có người khoa bảng, làm hào trưởng làng này. Lòng ông như mở hội. Từ đó ông ngấm ngầm nuôi chí dấn thân. Ông muốn là ông nọ bà kia như người ta. Ông không muốn suốt đời, dù có đồng tiền vẫn là bố cu, mẹ đĩ.
Nhưng cùng lúc ấy, thời thế đổi thay. Việt Minh lên, cuộc sống mới phát triển, ông hăng hái tham gia. Nhân nhà có bát ăn bát để, ông được mời giữ chân Thủ Quỹ trong Ủy Ban Hành Kháng Liên Xã Quang Trung. Xã này to lớn, gồm cả mấy làng họp lại, bằng một tổng những thời kỳ trước. Bây giờ ông theo mốt mới, mặc quần soóc tím, sách cặp da đi họp. Người trong làng gọi ông là Ông Quỹ. Với ông, như thế cũng là bắt đầu có danh phận với đời. Nhưng thời cuộc không dừng ở đó. Cuộc chiến chống Pháp bùng nổ.
Mặt trận lan đến khắp vùng Bất Bạt, Sơn Tây. Làng Nủa không tránh khỏi. Tây từ Hòa Bình, từ trong núi tiến ra, rồi đóng đồn ngay Cống Đặng, trấn ngay ngã tư đường đi Sơn Tây - Phủ Quốc. Năm ấy là năm 1949, các làng lần lượt phải “ tề.” Một hôm, Tây về làng bắt phu, kiếm gỗ và lấy cả hoành phi, câu đối lót đường cho xe các quan chạy. Người con trai cụ tú họ Phan, biết nói tiếng Pháp, được người làng yêu cầu “ nói cho họ biết, cần gỗ thì lấy cánh cửa cũng được. Sao lại phải lấy câu đối, hoành phi..” Tây nghe ra và tỏ vẻ thông cảm. Ông Tân đứng cạnh người con cụ Tú họ Phan, chứng kiến cuộc nói chuyện này.
Đêm đến, Tây trở về đồn. Việt Minh còn ẩn khuất trong làng, tới lễ phép mời người con trai cụ Tú và ông Tân đi họp. Cả hai được du kích dẫn ra cánh đồng chân núi Sài Sơn. Họ giữ chặt tay chân người con trai cụ Tú, nói mấy lời kết án, rồi sai hai người lấy dây thừng kéo mạnh, siết cổ tới chết. Ông Tân đứng đó chứng kiến, sợ đến lạnh toát cả chân tay, sẵn sàng chờ đến lượt mình. Nhưng không. Họ kéo xác người con cụ Tú đi, và nói với ông Tân: “Chúng tôi tha chết cho anh...” Như người vừa tỉnh cơn mê, trời tối đen, ông Tân đứng lặng một hồi để thần trí trở lại.
Trước mặt là núi Sài Sơn đen thẫm, phía sau một vùng sáng mờ mênh mông, ông đoán đó là đồng Bùi nước trắng. Ông cắm đầu chạy một quãng và ngã chúi xuống ven con sông đào. Ông biết hiện ông ở đâu. Trời đã hửng sáng. Cứ theo bờ con sông đào mà đi. Con sông đào dẫn tới đập cầu Phùng, nơi phát xuất nguồn nước dẫn thủy nhập điền chảy về những cánh đồng các làng Canh Nậu, Dị Nậu, Bến Thôn và cánh đồng trên của làng, nơi gia đình ông có mấy mẫu ruộng cấy hai mùa. Cầu Phùng, đập Phùng và bây giờ có Đồn Phùng, nơi Pháp đóng quân. Ông cắm đầu chạy miết.
Trước mắt ông chỉ là hình ảnh người con trai cụ Tú mờ nhạt trong bóng đêm, kêu ú ớ, ngã xuống và bị lệt xệt lôi đi. Vừa mệt vừa kinh hãi, ông ngã xuống và thiếp đi. Mở mắt ra, quanh ông là mấy người dân đi chợ sớm, họ lấy nước tiểu xoa vào mặt ông, lay gọi ông thức dậy. Ông được đưa đến đồn Phùng. Ở đây, qua người thông dịch, ông kể lại nỗi kinh khiếp đêm qua. Người sĩ quan Pháp dùng máy liên lạc xì sồ, ông không hiểu, nhưng ông nghe nhắc đến Nóc-Bai, Huu Bang, thì ông biết có lẽ họ đang nói chuyện liên hệ đến Ngọc Bài, đến làng Hữu Bằng. Người sĩ quan Pháp, sau cuộc điện đàm có thái độ cởi mở hơn đối với ông.
Họ hỏi ông muốn gì. Ông chỉ nói muốn ra Hà Nội. Ra Hà Nội làm gì, sinh sống ra sao, ông không cần biết. Ông chỉ muốn bỏ hết mà đi thật xa khỏi quê hương ông. Rõ ràng đó là nơi không còn đất sống cho ông, cho những người như ông. Ông đã cộng tác với họ, với Việt Minh, nhưng chính những người ban ngày là bạn ông, ban đêm, với những suy nghĩ khác, với những liên hệ khác, chính họ, họ đã đến nhà ông, rất thân tình... “thì trên cho chúng tôi tới mời anh đi họp.” Họ đã nói như thế, nhưng vừa rời khỏi nhà, vừa khuất tầm mắt của vợ con ông, của mẹ ông, hai người du kích đã nắm chặt hai cánh tay ông. Phía sau, người bí thư xã chĩa nòng súng lục lạnh ngắt vào lưng ông, với giọng nói nhỏ gọn như phát ra từ hai kẽ răng “Đừng có dại dột mà vùng chạy...”
Ra tới Hà Nội, sau ít ngày bị giam giữ, ông khai báo là có quen người này, người khác mà ông nghe phong thanh đã về thành. Sở Liêm Phóng phóng thích ông và coi ông như một người Quốc Gia yêu nước, có thành tích chống Cộng. Chẳng bao lâu giữa quê ông và Hà Nội đã đi lại bình thường. Quê hương ông đã có nhiều người đi lại, buôn bán. Ông được vợ con nhắn về, nhưng ông nhất định không về.
Ở Hà Nội, ông lần mò tới những nơi cửa đình, cửa phủ, với vốn chữ Hán học được khi còn nhỏ, ông kiếm ăn bằng nghề viết sớ, đoán thẻ, xin sâm. Lạy Thánh mớ bái, những ngày lang thang như thế, ông sống cũng tạm ổn, không phải phiền lụy, vay mượn ai. Cũng trong dịp này, chữ nghĩa như có chân, khiến ông làm quen được với một số người gọi là trí thức, một vài nhà thơ.
Nhưng tiếng súng mỗi đêm đã vọng về Hà Nội. Rồi cả nước rộn lên vì mặt trận Điện Biên. Rồi chia đôi đất nước. Người Hà Nội rộn rã vào Nam. Bà vợ ông bao lâu ở tịt trong làng, một hôm, ông từ đền Ngọc Sơn về, thì thấy bà ấy đứng ở trước nhà trọ. Hai người bỡ ngỡ nhìn nhau.
Bà nói:
- Thầy nó có về không. Người ta bảo về được đấy, về đi.
Ông lặng yên. Một hồi lâu ông mới nói:
- Tin họ không được đâu. Tôi không về được.
- Thế Thầy nó đi Nam à?
- Nào biết trong Nam ra sao. Mà lòng tôi lúc nào tôi cũng chỉ biết tới căn nhà mình. Tôi nhớ mảnh ao cá, bè rau rút, tôi nhớ mẹ nó và lũ con ở nhà... Nhưng nhất định là tôi không về được đâu. Thôi thì cứ coi tôi như không còn nữa... Thôi mẹ nó về, trăm sự tôi trông cả vào mẹ nó. Nhớ săn sóc Mẹ và các con hộ tôi. Và cố gây dựng cho chú Út nó...
Trong gần một triệu người từ Bắc vào Nam, có lẽ ông là người không muốn đi chút nào, nhưng cũng lại là người nhất quyết phải ra đi. Ở trong Nam, không vợ con, ông cũng chẳng màng làm ăn gì cả. Bao nhiêu năm như thế, với chiếc xe đạp cũ, ông đạp khắp Sài Gòn, thăm khắp lượt bà con xa gần, người làng và cả những người hàng tổng, hàng huyện. Anh em thấy ông túng thiếu, tự động giúp đỡ, ông vui vẻ nhận, nhưng tuyệt nhiên không ngỏ lời vay mượn, xin xỏ ai. Sau này, những bà con từ Bắc vào đã ổn định cuộc sống, nhiều người làm ăn giàu có, nhưng vẫn theo lệ cũ, ông đều một năm đôi lần đạp xe tới thăm, bất luận giàu nghèo. Do đo muốn biết người làng, bà con ra sao, cứ hỏi ông là rõ cả. Ông này mới làm nhà. Bà kia mới khai trương tiệm vải. Con nhà ông nọ vừa đỗ cử nhân... Ai ông cũng biết.
Rồi một biến cố xẩy ra.
Trong kỳ phát Giải Thưởng Văn Chương Tổng Thống, giải dịch thuật, có tên ông: Sơn Chung Đỗ nhật Tân, trúng giải ba. Mấy chục ngàn tiền thưởng, đúng là tiền vào nhà khó, như gió vào nhà trống. “Thì cũng là cái lộc. Trang trải những món nợ từ bấy lâu nay.” Nhưng trong ngôn ngữ của ông có phần thay đổi. “Ấy cụ Quốc Vụ Khanh Mai Thọ Truyền nhờ xem hộ mấy cuốn sơ khảo .... Hôm nọ cụ Vương Hồng Sển mời tới Viện Bảo Tàng nhờ đọc hộ mấy cái văn bia...
” Vì thế trong những giao tiếp giữa bà con, có ai gọi ông là Ông Quỹ, thì tuy không nói ra, nhưng ông có vẻ không bằng lòng. Biết thế nhưng không ai biết phải gọi ông với danh xưng gì cho phải. Nhà văn ? Không ổn. Ông chưa có tác phẩm trước tác nào. Thi sĩ? Cũng không ổn. Gọi là nhà biên khảo hay dịch giả có lẽ gần gũi với công việc của ông hơn. Vì tác phẩm mà ông trúng giải, nghe đâu là một cuốn truyện cổ từ chữ Hán, được ông chuyển ra Quốc Ngữ. Cuốn truyện ấy sau đó cũng chìm vào quên lãng vì nghe ông than phiền “Bản dịch ra đấy, Phủ chẳng có ngân quỹ để in...”
Cứ như thế, ròng rã bao nhiêu năm ông không có gì thay đổi. Ăn mặc xuềnh xoàng. Mặc ai xe cộ nghênh ngang, ông vẫn chiếc xe đạp cũ đi khắp đó đây. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 75, người ta đổ xô tìm đường ra đi, ông ở lại. “Già rồi, đi đâu nữa. Mà mình đâu có làm gì. Như các chú còn ra làm quan, có chức có phận, có ở lại với họ cũng chả được đâu. Đi đi.” Ông nóí thế.
Sau những ngày sôi nổi ban đầu, ông liên lạc về quê cũ. Ông hỏi về những người năm xưa đã coi ông như kẻ thù, được người nhà cho biết:“Họ chết cả rồi.” Ông quyết định bỏ miền Nam trở về Bắc. Trên xe hỏa xuyên Việt đầy ứ người và chật ních những hàng hóa “chiến lợi phẩm” như quạt máy, radio, quần áo, đồ chơi...
Mọi người cười nói hể hả và không giấu được vẻ ngỡ ngàng trước sự giàu có, phong phú của miền Nam. Có người trên cùng toa xe đã hỏi ông “thế hàng của bác đâu?”, không biết trả lời sao, ông chỉ ậm ừ nói “tôi già rồi, buôn bán gì...” Đây cũng là cơ hội đầu tiên ông được nhìn thấy suốt chiều dài của đất nước với các vết tích của chiến tranh còn để lại. Những hố bom, những đổ nát trùng trùng không dứt...Ông tiếc, ông không có khả năng của một nhà văn, nhà báo để ghi lại, viết lại.
Gần 25 năm kể từ cái đêm kinh hoàng ở chân núi Sài Sơn, hôm nay ông mới bước chân về làng cũ. Ông lấy xe từ Cầu Giấy, Hà Nội đi Sơn (Sơn Tây). Xe đến Phùng thì ông xuống. Lòng ông nhẹ tênh mà ngao ngán, bồi hồi. Con đê Hiệp trước mặt. Từ đó ông đã nhìn thấy nóc tháp chuông nhà thờ của họ đạo làng Vĩnh Lộc nổi cao giữa những hàng tre. Cuối hàng tre ấy là hàng tre làng ông. Gió đồng lồng lộng thổi. Hai bờ con sông đào hiện ra thẳng tắp.
Ông lại thấy hiện ra hình ảnh người con trai cụ Tú họ Phan mềm rũ được lôi đi trong bóng đêm mù mịt. Đoạn đường từ chân con đê Hiệp đến Cầu Rô dọc theo sông đào đã gợi trong lòng ông bao nhiêu xao xuyến. Những dải đường mòn dưới chân ông như thì thầm chào hỏi. Ông bỗng nhớ tới mẹ. Bà cụ đã mất. Ông nhìn sang bên trái, cánh đồng trên, nơi ấy có mấy mẫu ruộng nhà ông, nhất đẳng điền, cấy hai mùa.
Nơi thân phụ ông đã nằm lại trên thửa ruộng nhà. Ông định tạt vào thăm mộ, nhưng trời đã chiều, ông khấn nhỏ trong lòng và nhớ lại những lời cụ dặn: “Bao nhiêu người đi học, mấy ai đã đỗ được cái tú tài, còn thì cứ vin vào lời dạy của sách mà sống nghèo túng...” Ông bỗng thấy lời nhắn của thân phụ ông như một lời tiên tri, lòng ông tràn dâng một nỗi bồi hồi, mồ hôi toát ra, chân tay run rẩy. Ông cắm cúi đi. Cả đoạn đời cũ bao nhiêu năm bỗng rộn rã hiện về. Gió đồng vẫn miên man thổi. Ông thấy mhững năm tháng ở trong Nam như chẳng dính gì đến ông, nhẹ tênh, mờ nhạt như một giấc mơ.
Ông bước vào cổng làng, gặp nhiều người mà chẳng thấy ai quen. Đến ngõ nhà ông, ông đứng laị. Vừa lúc ấy, vợ ông từ trong sân đi ra. Hai người sững sờ nhìn nhau, một lúc lâu ông mớí lên tiếng: “Mẹ nó không nhận ra tôi ư...” Từ phút ấy là những tiếng kêu, những dòng lệ tủi mừng: “Thế anh cả đây ư? Bác đây ư? Ông của cháu đây ư....?” Quanh ông là con, là cháu, là chị, là em, bà con, làng xóm. Ông nhìn lên bàn thờ, mấy cái chân đèn gỗ long lở, bụi bậm. Ông đứng im rồi với mấy cây hương, đốt lên cầm giữa hai tay mà vái. Nước mắt ông chan hòa...
Nhưng mới hôm trước hôm sau, Uỷ Ban Xã mời ông ra trụ sở làm việc. Họ ăn nói rất ôn hòa “... Bác ở xa mới về, chưa quen nếp sống mới, bác cần được nghỉ ngơi, học tập một thời gian...” Thế là ông phải đi tù. Hôm đến trại, sau phần thủ tục, ông ngồi dưới gốc cây, có một ông già đến, đứng trước ông khá lâu. Biết thế, nhưng ông chẳng nhìn. Rồi người đứng cất tiếng hỏi: “Cụ là cụ Tân...”, lúc ấy ông mới ngước lên:
“Ô…ng?” Ông chưa hỏi hết câu người trước mặt đã thảng thốt kêu lên: “Thầ..y. Thầy đây hả thầy...Con đây thầy ơi!” Người con ôm chầm lấy bố, mếu máo, nước mắt như mưa, nhưng ông Tân thì rửng rưng, lạnh ngắt. Nỗi mừng vui đoàn tụ bất ngờ, đột ngột quá khiến tâm trí ông như chưa sẵn sàng, chưa có một dự tưởng nào về nỗi éo le này. Hay nỗi bàng hoàng kinh khiếp của buổi trở về đã làm tâm hồn ông lạnh giá. Như một phản xạ tự nhiên, ông vòng tay quàng vào tấm thân gầy yếu, rách rưới, con ông. Trong một khắc trôi qua, ông bỗng trào nước mắt, và mếu máo thốt lên:
- Con. Con đây ư ...
Ngươì con oà khóc và nói :
- Con đã tưởng ở trong Nam thì Thầy đã thoát. Sao Thầy lại còn về để bố con mình gặp nhau ở đây...
Vừa lúc đó có tiếng tên quản giáo quát lên:
- Hai anh kia, linh tinh...
Một cơn gió rừng bỗng ào ào thổi tới, cuốn theo từng mảng lá khô, mịt mù che lấp tầm mắt. Gió chuyển trên những đỉnh cây, hàng cây nghiêng ngả, cúi đầu. Âm vang của gió rít từng cơn cuồng nộ lan tỏa khắp bầu trời nặng trĩu, âm u. Và mưa xuống ào ào như thác đổ...
Chỉ một lát mưa tạnh, ngưòi con đã chạy đi đâu không biết. Ông nghĩ thầm: “Chẳng lẽ là nó...”
Trên đây là những việc thật, người thật. Vì Sơn Chung là anh tôi, con trai trưởng của già tôi. Mẹ tôi là em ruột của mẹ ông. Sơn Chung Đỗ Nhật Tân gọi mẹ tôi là dì. Người thanh niên xấu số bị thắt cổ chết tên là Phan Lạc Trạch, là con của bác Tú tôi, là anh họ tôi, là chú ruột của Phan Lạc Tuyên... Những nỗi tang thương, những oan khiên, chia lià của thời cuộc trải dài trên nửa thế kỷ, phủ lên bao nhiêu gia đình, qua mấy thế hệ, xét cho cùng, thật vô cùng ghê gớm và cũng thật là vô ích. Hoàn toàn vô ích. Biết ra thì đã quá muộn màng.
Năm 1994, sau 40 năm xa cách, từ Mỹ tôi trở về thăm lại quê nhà. Trong những người đến thăm chúng tôi, có Sơn Chung Tiên Sinh. Ông bị tù mấy năm rồi được thả về, vì già yếu. Ông bắt tay tôi vừa phải, không vồn vã như những người khác. Ông trao cho chúng tôi đôi câu đối cũ, do tay ông viết lại và bảo: “Chú đem về bên Mỹ mà treo hai bên bàn thờ. Lời của tổ tiên họ nhà từ mấy trăm năm để lại. Và tôi tặng chú cuốn sách nhỏ này để biết thêm về làng ta ...”
Khi ông ra về, tôi nhìn theo. Tóc ông thưa, phờ phạc và bạc trắng. Giữa hàng tường hoa rêu mốc, đổ nát, ông bước đi chân không, nhẹ nhàng, không ngoảnh lại. Tình cờ tôi thấy vai áo ông, đũng quần ông chằng chịt những miếng vá. Tôi muốn khóc vì thương ông. Tôi đứng lặng một hồi rồi nhìn xuống cuốn sách.
Bìa mầu tím phết cậy, đóng bằng ba mũi chỉ khâu, như những cuốn sách chữ Nho, cuốn Tam Tự Kinh mà mấy mươi năm trước tôi đã ê a học trong nhà thầy đồ. Nhưng đây là cuốn Hữu Bằng Xã Chí. Cuốn sách viết về làng tôi từ thuở xa xưa tới những năm cận đại. Lối văn như nói, lối nói của làng quê, làng Nủa.
Cuốn sách tuy mỏng, chỉ có 61 trang đánh máy trên giấy mỏng, nhưng đề cập tới mọi sinh hoạt của làng, nói đến những thành công mọi mặt, từ các danh nhân thành đạt qua khoa cử, đến những đóng góp cụ thể của những ai mang lại sự hưng thịnh cho làng. Ông tỏ ra rất chừng mực, công bằng nói đến tất cả những dòng họ, dù to, dù nhỏ đã góp mặt tạo nên làng Hữu Bằng. Tất nhiên ông đã ca ngợi các nét hay, đẹp của làng, nhưng ông cũng thẳng thắn nêu ra các thói hư tật xấu mà người làng vì cớ này, cớ khác đã mắc phải.
Riêng về những giai thoại, những thơ văn tiêu biểu bằng Hán Văn, cũng như bằng chữ nôm, chữ Quốc Ngữ, được ông sưu tầm rất công phu, với lời dẫn giải, ghi chú rất rành mạch. Về Mỹ, cuốn sách mỏng này khiến tôi bồi hồi và sửng sốt, vì càng đọc càng thấy cha ông chúng tôi qua biết bao sóng gió, khó khăn đã dày công vun đắp, giữ gìn làng xóm ra sao. Càng biết như thế càng thấy ông, Sơn Chung Tiên Sinh, là một người thật hiếm. Tấm lòng ông dành cho quê hương thật đầy đặn. Đúng là ông sinh chẳng phùng thời.
Ông sinh năm 1920, tôi nghĩ giá ông sinh sớm hơn độ 30 năm, cuối thế kỷ 19, dù Nho học đã bắt đầu tàn, ông còn có thể đi thi, nếu không là ông cử, ông tú, chắc chắn ông đã thi thố được mộng ước của mình, của một kẻ sĩ. Nhưng nghĩ cho cùng, ông như cái bóng của dĩ vãng còn sót lại, lạc loài giữa xã hội chúng ta. Ông sống thanh bần, liêm khiết, trong sáng như hương đồng gió nội, cần mẫn như người nông dân sớm hôm tay lấm chân bùn. Thấy việc phải thì làm, cần mẫn làm, ai biết thì quý, không ai biết cũng chẳng quan tâm.
Ông mất tại quê nhà, năm 2000, lúc người con trai ông đã được tha tù. Trước phút lâm chung, người con trai trưởng của ông đứng cạnh, nắm chặt bàn tay ông. Ông nằm trên cái phản mà trên năm mươi năm trước cụ thân sinh của ông đã nằm. Ánh mắt mờ nhoà khép lại. Ở đuôi mắt ông, hai giọt nước mắt long lanh rơi, chảy sang hai bên thái dương. Ông trút hơi thở cuối cùng. Bàn tay ông lạnh giá trong bàn tay sần sùi khô cứng của con ông. Cả nhà oà lên tiếng khóc. Ông hưởng thọ 81 tuổi, tuổi ta.
Một cuộc đời nho sĩ vừa đóng lại. Tôi lại nghĩ đến bút hiệu của ông. Sơn Chung. Sơn là núi. Chung đây là cùng, là tận. Sơn Chung, góc núi. Người ví mình như kẻ sống trong tận cùng góc núi, tự xa lánh cuộc đời, hay ví mình như một thứ trích tiên. Tôi không biết thực ý của ông khi lấy bút hiệu ra sao, vì trong giao tiếp hàng ngày ông không nói.
Trên những trang sách ông viết, ông chỉ nói về làng xóm, về những người khác, tuyệt nhiên không có một dòng nào viết về ông. Nhưng anh em tôi, những kẻ hậu sinh, trong mấy chục năm qua, vì thời cuộc đẩy đưa được làm việc này việc khác, có cơ hội gặp gỡ, học hỏi từ nhiều người, khi nghĩ về ông, Sơn Chung Đỗ Nhật Tân, chúng tôi vẫn thấy ông là một người hiếm quý. Ông đúng là một kẻ sĩ đầy nghĩa khí và khiêm cung. Ông như từ một cõi nào xa cũ, lạc loài sống giữa thời đại chúng ta. Bao quanh ông hình như có một bầu không khí khác, một cảnh chí khác đầy ắp vàng son đang tàn lụi, lẫn những nuối tiếc, buồn phiền.
Ông biết thế, biết rất rõ, nhưng ông chẳng muốn thoát ra mà còn vô cùng trân quý, nâng niu những hình bóng ấy. Do đó, dù không nói hết được những điều ông đã làm, đã ký thác, tôi viết những dòng này thay cho nén hương vái trước linh cữu ông, vì chúng tôi ở xa không thể về viếng thăm và nhìn ông lần cuối. Mộ ông táng ở cánh đồng làng, “gối đầu” vào Sài Sơn, núi Thày, trước mặt, dưới thấp là cánh đồng Bùi trùng trùng gió thổi, và bạc trắng nước khi mùa mưa tới.
Sau bao tháng ngày tha hương, dâu bể, ông đã về, ông đã tới quê nhà. Một quê nhà không còn những phiền muộn, tàn độc, hận thù. Một quê nhà miên viễn của bình yên. Và tôi tin rằng ông đã gặp được “những người muôn năm cũ” nơi quê hương bình yên đó.
Dinh cơ ấy cụ Bánh, thân sinh ra ông Tân đã dày công trông nom, săn sóc khi xây cất. Từ cổng ngoài bước vào, đường lát gạch chỉ xếp nghiêng, xi măng trộn nhiều hơn cát, nên mạch gạch liền nhau như đúc. Thợ cấy quảy lúa về, có nhảy cũng chả vỡ được. Mạch gạch như thế, một hạt thóc rụng ra, ta quét dễ như bỡn... Nơi bậc gạch từ trên nhà ngang bước xuống sân gạch, để cho khỏi lún vì ai cũng bước vào, cụ cẩn một viên đá xanh cố ý để cao hơn mặt gạch thường nửa phân. Cụ bảo, nó có lún chút ít cũng là vừa.
Mà lún được nó còn là khướt. Vì cả vùng đất gắn viên đá ấy cụ đổ toàn đá tai mèo, có đến cả thước chứ ít gì. Đường đi đã thế nói gì đến căn nhà trên. Ngắm kỹ từ cái kèo, cái cột, thậm chí đến những cánh cửa lùa, tất tật là gỗ lõi, không có gỗ rác, đều tăm tắp, bào nhẵn thín. Dưới mỗi chân cột lại kê một miếng đá tròn chạy chỉ hai lớp. Rồi căn nhà ngang, nơi cả nhà xúm lại làm ăn, có chỗ kê hai khung cửi máy. Cuối nhà là cái cối giã gạo. Miệng cối gắn nổi hai tấc, bao quanh bằng vành xi măng xanh nguyên chất mua từ ngoài tỉnh. Xi măng ấy miết thật nhuyễn, chính tay cụ làm, nhẵn như gương, sờ vào mát cả tay.
Cụ bảo “hạt tấm bắn ra lấy chổi rơm ta lại quét vào...” Căn nhà ngang bên kia là bếp và chuồng lợn. Chuồng lợn ngay cổng vào để khi lấy phân đi không gây bẩn cả sân. Sát bếp, ngay mặt ngoài là cái bể nước mui luyện, hình cong như mái thuyền. Cái bể ấy kể như nằm giữa nhà. Nước từ mái nhà trên, nhà ngang chảy vào. Bên ngoài thì lấy nước ở đầu bể.
Còn trong bếp muốn lấy nước nấu ăn, kể cả khi mưa gió, ngày rét, tháng đông cũng chả lo gì, bể xây lặn một phần ba vào nhà bếp. Ngày thường phần bể này được đậy kín để tránh tro bụi bếp bay vào mất vệ sinh. Bể sâu dưới mặt sân có đến cả thước nên nước quanh năm vừa nấu ăn, vừa tắm táp, thừa dùng, mát ngọt và cứ trong như nước suối. Ba căn nhà ấy ba bề, ôm lấy cái sân lát gạch Bát Tràng đỏ thậm.
Cụ bảo: “Gạch đem về tôi chọn từng viên. Non mặt, dễ vỡ là không được với tôi đâu, tôi trả lại..” nên nền sân gạch của cụ mầu gạch đều, tím sẫm như mai cua đồng. Cái sân gạch ấy rộng lắm, xe đạp lái quanh sân như không. Dinh cơ ấy lối đi chính mở ra đường Ngã Ba, giữa làng, tiện đi lại. Nhưng phòng khi có công kia việc nọ, cụ còn mở một cửa hông đi ra ngõ nhà cụ Tú, nhà quan Hàn, cạnh nhà thờ ngành họ Phan. Những hôm trời nồng, cụ cho mở cái cổng ngách này, trời ơi, gió từ Ao Hậu, từ Quán Chợ thổi vào, mát cứ lồng lộng còn hơn có người đứng quạt. Cụ bảo:“Lúc mở cái cửa này tôi chỉ nghĩ tới khi có động. Động cổng trước, tôi có cổng sau, chứ đâu có biết ông Giời lại chiều mình như thế.”
Cụ xây xong dinh cơ ấy tốn kém tới bạc nghìn, đồng tiền thời những năm bốn mươi. Người làng bàn tán, đồn đại “không ngờ cụ Bánh lại giầu thế.” Dinh cơ của cụ tất nhiên không lớn như dinh cơ nhà quan Nghè họ Nguyễn, cũng chẳng sang trọng như dinh cơ của anh em quan Hàn họ Phan, nhưng họ nói
“Dinh cơ của cụ Bánh như con dao pha. Khi cần khao vọng, mời hàng phe, hàng giáp, trong ngoài dễ có thể trải chiếu đến năm mươi mâm. Ngày thường làm ruộng, sân ấy có thể phơi trên hai trăm hộc thóc...Chứ còn những dinh cơ kia, trông thì oai vệ thế, hằng năm, năm ba tháng một lần các ông ấy về quê chơi, giỗ Tết mới giở giói ra, còn thì bốn mùa đóng cửa bỏ đó cho bụi bám, nhện giăng, ích gì. Làm nhà như nhà cụ Bánh mới là khéo.” Lời phẩm bình ấy đến tai cụ Bánh, cụ chỉ mỉm cười.
Có ai hỏi gặng thì cụ nói: “Mỗi người mỗi cảnh. Cảnh chúng tôi quanh năm hết buông tay cày, lại đến cái khung cửi. Bì thế coi sao tiện. Các vị ấy biết, các vị ấy cười chết.” Nói là nói thế, chứ trong lòng cụ, cụ biết có thừa tiền cũng chả làm nhà to thế. Cụ rất vừa lòng về dinh cơ của cụ.
Sau một năm, khi mọi việc đã đâu vào đó, cây hồng cụ trồng trước sân đã bắt đầu ra hoa. Cây na bên bể nước, ngọn cũng đã ngang miệng giếng. Mấy cây cau cụ đặt mấy năm trước từ người chuyên gây giống ở ngoài Thày, đánh về trồng đã bén rễ, ra những tàu lá mới. Cụ cho tết sẵn những vòi cau, buộc vào thân cây, nước mưa từ những tàu cau sẽ chảy thẳng vào các chum nước. Nước ấy sẽ thơm mùi hoa cau, êm mát, thanh tịnh, dùng để cúng. Cụ bảo “cơ mầu này thì chỉ vài năm nữa là hàng cau có quả, bà ấy tha hồ ăn trầu.” Tàn cau sẽ tỏa ra như mấy cái lọng dựng ở trước nhà. Vừa mát, vừa đẹp.
Chứ như mấy cái tàn, cái tán nhà quan thì mỗi năm mỗi cũ.... Nghĩ thế cụ Bánh rất vui, và cụ nói với cụ bà, với các con, cụ muốn “Tết này tôi sáu mươi, tôi muốn sửa cái lễ ra lão cho tươm tất, gọi là có chén rượu mời họ hàng, làng xã...” Nhưng ông Giời oái oăm, hàng cau trước sân chưa có quả thì cụ Bánh đau nặng, nằm liệt. Cứ tưởng cụ đau vài ngày, ăn bát cháo hoa nóng với hành, mồ hôi toát ra là khỏi, nhưng không.
Kể bệnh với ông lang Tàu ngoài Ngã Ba, uống hết ba thang, không bớt. Phải triệu ông lang ngoài Phùng vào. Ông lang Phùng ngồi bắt mạch cụ rất lâu. Mọi người nín thở theo dõi hành động của ông lang. Hồi lâu, hết cổ tay bên trái, lại bắt mạch ở cổ tay bên phải, sờ trán, vạch mắt ra xem, ông lang Phùng đứng lên, vẻ mặt lạnh ngắt không nói gì. Ông lấy trong bọc ra thỏi quế, bảo “mài ra cho cụ uống, may ra thì dương khí ấm lên được...” Ông lang Phùng sửa soạn ra về, còn đứng ở hiên, ông Tân tới vái chào và gặng hỏi, ông lang im lặng hồi lâu rồi khẽ đáp: “Bệnh thì chữa được, nhưng mệnh thì do Giời...”
Biết bệnh mình khó bề qua khỏi, cụ gọi ông Tân vào nói: “Thầy bỏ học và tu chí làm ăn, chẳng quản khó nhọc. So với đời cũng là mát mặt. Cơ ngơi này để lại cho anh, anh cố tu chí mà làm ăn. Mấy người con gái đã có chồng con, thôi thì chả nói làm gì. Còn thằng em út đấy, thôi thì quyền huynh thế phụ, anh cố lo cho nó.”
Nói tới đó cụ lặng im. Cả nhà đã thút thít có tiếng khóc. Cụ mở mắt, nói tiếp: “Không phải tôi ghen ghét gì ai. Nhưng như anh thấy đấy, bao nhiêu người đi học họa hoằn lắm mới có một người đỗ được cái tú tài. Còn đa số chỉ vin vào lời kinh, lời sách sống nghèo túng, lây lất, chỉ tội cho vợ con...Tôi không muốn anh là một trong các người ấy...” Cụ nhắm mắt, lạnh dần, rồi đi. Đám tang cụ linh đình, nhà táng giấy, phường bát âm...đủ cả. Mộ cụ táng ngay trong thuở ruộng nhà, không phải xin đất, phiền lụy đến ai.
Ông Tân nghe lời cụ dặn, chuyên chú làm ăn. Mấy mẫu ruộng trên đồng, nhờ có hệ thống sông đào dẫn thủy nhập điền nên cấy được hai mùa. Nhưng ông để cho mấy người bà con cấy rẽ, thôi thì lọt sàng xuống nia, chả đi đâu mà thiệt. Gia đình ông chú tâm vào việc dệt vải, nhuộm nâu, nhờ được lãnh bông sợi từ nhà máy Nam Định, căn cứ trên số khung cửi máy đang hoạt động. Mảnh vườn và mảnh ao nhà ông nằm bên đường cái chính, một bên là ao Hậu, một bên là ao Môn Sinh, nước cứ trong leo lẻo.
Quanh vườn không có bóng cây nên mới sáng sớm, nắng lên, mảnh vườn đã chan hòa nắng. Với sự chăm chỉ của hai anh em, anh nhuộm, em chạy phơi, một ngày có đến trên mười nước, gấp rưỡi những nhà khác. Còn mảnh ao nhà, ông tát cạn, vét bùn đắp lên quanh bờ. Tháo nước vào, ông mua mấy trăm cá mè, cá trôi thả xuống. Mỗi sáng đàn cá nổi lên đớp bọt, mỗi ngày như mỗi nhỉnh ra thấy rõ. Giữa ao ông cho cắm mấy bè rau rút. Vừa tạo bóng mát cho cá ẩn thân, vừa có rau ăn. Ngọn rau rút thả ở ao này, cọng cứ nõn như ngón tay các cô gái. Rau ấy tuốt bỏ lớp áo mềm như bông, luộc chấm muối vừng thôi, cứ giòn sần sật và thơm mát cả miệng.
Tuy làm ăn chăm chỉ thế nhưng ông Tân vẫn không quên đọc sách. Mấy bộ Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Chinh Đông Chinh Tây, Hán Sở Tranh Hùng..., ông vừa đọc bằng Hán văn, vừa coi bằng Quốc Ngữ. Một hôm, nhân đọc tập Hương Ước của làng, ông thấy nhắc đến việc xã viên các phe phải bảo quản cẩn trọng văn bia của làng được để ở vườn sau, bên hữu hậu cung, không để cho trẻ con chơi đùa phá phách, làm hư hại di sản lịch sử của làng. Một buổi trưa nắng, gió im như đứng, ông bèn nhảy qua tường hoa vào nhà bia.
Dưới bóng cây lan tỏa mát hương thơm, ông lau hai mặt bia thật trang trọng, nâng niu. Văn bia viết về các danh nhân thành đạt của làng và ông truy nguyên ra dòng họ Đỗ nhà ông mấy trăm năm trước cũng có người khoa bảng, làm hào trưởng làng này. Lòng ông như mở hội. Từ đó ông ngấm ngầm nuôi chí dấn thân. Ông muốn là ông nọ bà kia như người ta. Ông không muốn suốt đời, dù có đồng tiền vẫn là bố cu, mẹ đĩ.
Nhưng cùng lúc ấy, thời thế đổi thay. Việt Minh lên, cuộc sống mới phát triển, ông hăng hái tham gia. Nhân nhà có bát ăn bát để, ông được mời giữ chân Thủ Quỹ trong Ủy Ban Hành Kháng Liên Xã Quang Trung. Xã này to lớn, gồm cả mấy làng họp lại, bằng một tổng những thời kỳ trước. Bây giờ ông theo mốt mới, mặc quần soóc tím, sách cặp da đi họp. Người trong làng gọi ông là Ông Quỹ. Với ông, như thế cũng là bắt đầu có danh phận với đời. Nhưng thời cuộc không dừng ở đó. Cuộc chiến chống Pháp bùng nổ.
Mặt trận lan đến khắp vùng Bất Bạt, Sơn Tây. Làng Nủa không tránh khỏi. Tây từ Hòa Bình, từ trong núi tiến ra, rồi đóng đồn ngay Cống Đặng, trấn ngay ngã tư đường đi Sơn Tây - Phủ Quốc. Năm ấy là năm 1949, các làng lần lượt phải “ tề.” Một hôm, Tây về làng bắt phu, kiếm gỗ và lấy cả hoành phi, câu đối lót đường cho xe các quan chạy. Người con trai cụ tú họ Phan, biết nói tiếng Pháp, được người làng yêu cầu “ nói cho họ biết, cần gỗ thì lấy cánh cửa cũng được. Sao lại phải lấy câu đối, hoành phi..” Tây nghe ra và tỏ vẻ thông cảm. Ông Tân đứng cạnh người con cụ Tú họ Phan, chứng kiến cuộc nói chuyện này.
Đêm đến, Tây trở về đồn. Việt Minh còn ẩn khuất trong làng, tới lễ phép mời người con trai cụ Tú và ông Tân đi họp. Cả hai được du kích dẫn ra cánh đồng chân núi Sài Sơn. Họ giữ chặt tay chân người con trai cụ Tú, nói mấy lời kết án, rồi sai hai người lấy dây thừng kéo mạnh, siết cổ tới chết. Ông Tân đứng đó chứng kiến, sợ đến lạnh toát cả chân tay, sẵn sàng chờ đến lượt mình. Nhưng không. Họ kéo xác người con cụ Tú đi, và nói với ông Tân: “Chúng tôi tha chết cho anh...” Như người vừa tỉnh cơn mê, trời tối đen, ông Tân đứng lặng một hồi để thần trí trở lại.
Trước mặt là núi Sài Sơn đen thẫm, phía sau một vùng sáng mờ mênh mông, ông đoán đó là đồng Bùi nước trắng. Ông cắm đầu chạy một quãng và ngã chúi xuống ven con sông đào. Ông biết hiện ông ở đâu. Trời đã hửng sáng. Cứ theo bờ con sông đào mà đi. Con sông đào dẫn tới đập cầu Phùng, nơi phát xuất nguồn nước dẫn thủy nhập điền chảy về những cánh đồng các làng Canh Nậu, Dị Nậu, Bến Thôn và cánh đồng trên của làng, nơi gia đình ông có mấy mẫu ruộng cấy hai mùa. Cầu Phùng, đập Phùng và bây giờ có Đồn Phùng, nơi Pháp đóng quân. Ông cắm đầu chạy miết.
Trước mắt ông chỉ là hình ảnh người con trai cụ Tú mờ nhạt trong bóng đêm, kêu ú ớ, ngã xuống và bị lệt xệt lôi đi. Vừa mệt vừa kinh hãi, ông ngã xuống và thiếp đi. Mở mắt ra, quanh ông là mấy người dân đi chợ sớm, họ lấy nước tiểu xoa vào mặt ông, lay gọi ông thức dậy. Ông được đưa đến đồn Phùng. Ở đây, qua người thông dịch, ông kể lại nỗi kinh khiếp đêm qua. Người sĩ quan Pháp dùng máy liên lạc xì sồ, ông không hiểu, nhưng ông nghe nhắc đến Nóc-Bai, Huu Bang, thì ông biết có lẽ họ đang nói chuyện liên hệ đến Ngọc Bài, đến làng Hữu Bằng. Người sĩ quan Pháp, sau cuộc điện đàm có thái độ cởi mở hơn đối với ông.
Họ hỏi ông muốn gì. Ông chỉ nói muốn ra Hà Nội. Ra Hà Nội làm gì, sinh sống ra sao, ông không cần biết. Ông chỉ muốn bỏ hết mà đi thật xa khỏi quê hương ông. Rõ ràng đó là nơi không còn đất sống cho ông, cho những người như ông. Ông đã cộng tác với họ, với Việt Minh, nhưng chính những người ban ngày là bạn ông, ban đêm, với những suy nghĩ khác, với những liên hệ khác, chính họ, họ đã đến nhà ông, rất thân tình... “thì trên cho chúng tôi tới mời anh đi họp.” Họ đã nói như thế, nhưng vừa rời khỏi nhà, vừa khuất tầm mắt của vợ con ông, của mẹ ông, hai người du kích đã nắm chặt hai cánh tay ông. Phía sau, người bí thư xã chĩa nòng súng lục lạnh ngắt vào lưng ông, với giọng nói nhỏ gọn như phát ra từ hai kẽ răng “Đừng có dại dột mà vùng chạy...”
Ra tới Hà Nội, sau ít ngày bị giam giữ, ông khai báo là có quen người này, người khác mà ông nghe phong thanh đã về thành. Sở Liêm Phóng phóng thích ông và coi ông như một người Quốc Gia yêu nước, có thành tích chống Cộng. Chẳng bao lâu giữa quê ông và Hà Nội đã đi lại bình thường. Quê hương ông đã có nhiều người đi lại, buôn bán. Ông được vợ con nhắn về, nhưng ông nhất định không về.
Ở Hà Nội, ông lần mò tới những nơi cửa đình, cửa phủ, với vốn chữ Hán học được khi còn nhỏ, ông kiếm ăn bằng nghề viết sớ, đoán thẻ, xin sâm. Lạy Thánh mớ bái, những ngày lang thang như thế, ông sống cũng tạm ổn, không phải phiền lụy, vay mượn ai. Cũng trong dịp này, chữ nghĩa như có chân, khiến ông làm quen được với một số người gọi là trí thức, một vài nhà thơ.
Nhưng tiếng súng mỗi đêm đã vọng về Hà Nội. Rồi cả nước rộn lên vì mặt trận Điện Biên. Rồi chia đôi đất nước. Người Hà Nội rộn rã vào Nam. Bà vợ ông bao lâu ở tịt trong làng, một hôm, ông từ đền Ngọc Sơn về, thì thấy bà ấy đứng ở trước nhà trọ. Hai người bỡ ngỡ nhìn nhau.
Bà nói:
- Thầy nó có về không. Người ta bảo về được đấy, về đi.
Ông lặng yên. Một hồi lâu ông mới nói:
- Tin họ không được đâu. Tôi không về được.
- Thế Thầy nó đi Nam à?
- Nào biết trong Nam ra sao. Mà lòng tôi lúc nào tôi cũng chỉ biết tới căn nhà mình. Tôi nhớ mảnh ao cá, bè rau rút, tôi nhớ mẹ nó và lũ con ở nhà... Nhưng nhất định là tôi không về được đâu. Thôi thì cứ coi tôi như không còn nữa... Thôi mẹ nó về, trăm sự tôi trông cả vào mẹ nó. Nhớ săn sóc Mẹ và các con hộ tôi. Và cố gây dựng cho chú Út nó...
Trong gần một triệu người từ Bắc vào Nam, có lẽ ông là người không muốn đi chút nào, nhưng cũng lại là người nhất quyết phải ra đi. Ở trong Nam, không vợ con, ông cũng chẳng màng làm ăn gì cả. Bao nhiêu năm như thế, với chiếc xe đạp cũ, ông đạp khắp Sài Gòn, thăm khắp lượt bà con xa gần, người làng và cả những người hàng tổng, hàng huyện. Anh em thấy ông túng thiếu, tự động giúp đỡ, ông vui vẻ nhận, nhưng tuyệt nhiên không ngỏ lời vay mượn, xin xỏ ai. Sau này, những bà con từ Bắc vào đã ổn định cuộc sống, nhiều người làm ăn giàu có, nhưng vẫn theo lệ cũ, ông đều một năm đôi lần đạp xe tới thăm, bất luận giàu nghèo. Do đo muốn biết người làng, bà con ra sao, cứ hỏi ông là rõ cả. Ông này mới làm nhà. Bà kia mới khai trương tiệm vải. Con nhà ông nọ vừa đỗ cử nhân... Ai ông cũng biết.
Rồi một biến cố xẩy ra.
Trong kỳ phát Giải Thưởng Văn Chương Tổng Thống, giải dịch thuật, có tên ông: Sơn Chung Đỗ nhật Tân, trúng giải ba. Mấy chục ngàn tiền thưởng, đúng là tiền vào nhà khó, như gió vào nhà trống. “Thì cũng là cái lộc. Trang trải những món nợ từ bấy lâu nay.” Nhưng trong ngôn ngữ của ông có phần thay đổi. “Ấy cụ Quốc Vụ Khanh Mai Thọ Truyền nhờ xem hộ mấy cuốn sơ khảo .... Hôm nọ cụ Vương Hồng Sển mời tới Viện Bảo Tàng nhờ đọc hộ mấy cái văn bia...
” Vì thế trong những giao tiếp giữa bà con, có ai gọi ông là Ông Quỹ, thì tuy không nói ra, nhưng ông có vẻ không bằng lòng. Biết thế nhưng không ai biết phải gọi ông với danh xưng gì cho phải. Nhà văn ? Không ổn. Ông chưa có tác phẩm trước tác nào. Thi sĩ? Cũng không ổn. Gọi là nhà biên khảo hay dịch giả có lẽ gần gũi với công việc của ông hơn. Vì tác phẩm mà ông trúng giải, nghe đâu là một cuốn truyện cổ từ chữ Hán, được ông chuyển ra Quốc Ngữ. Cuốn truyện ấy sau đó cũng chìm vào quên lãng vì nghe ông than phiền “Bản dịch ra đấy, Phủ chẳng có ngân quỹ để in...”
Cứ như thế, ròng rã bao nhiêu năm ông không có gì thay đổi. Ăn mặc xuềnh xoàng. Mặc ai xe cộ nghênh ngang, ông vẫn chiếc xe đạp cũ đi khắp đó đây. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 75, người ta đổ xô tìm đường ra đi, ông ở lại. “Già rồi, đi đâu nữa. Mà mình đâu có làm gì. Như các chú còn ra làm quan, có chức có phận, có ở lại với họ cũng chả được đâu. Đi đi.” Ông nóí thế.
Sau những ngày sôi nổi ban đầu, ông liên lạc về quê cũ. Ông hỏi về những người năm xưa đã coi ông như kẻ thù, được người nhà cho biết:“Họ chết cả rồi.” Ông quyết định bỏ miền Nam trở về Bắc. Trên xe hỏa xuyên Việt đầy ứ người và chật ních những hàng hóa “chiến lợi phẩm” như quạt máy, radio, quần áo, đồ chơi...
Mọi người cười nói hể hả và không giấu được vẻ ngỡ ngàng trước sự giàu có, phong phú của miền Nam. Có người trên cùng toa xe đã hỏi ông “thế hàng của bác đâu?”, không biết trả lời sao, ông chỉ ậm ừ nói “tôi già rồi, buôn bán gì...” Đây cũng là cơ hội đầu tiên ông được nhìn thấy suốt chiều dài của đất nước với các vết tích của chiến tranh còn để lại. Những hố bom, những đổ nát trùng trùng không dứt...Ông tiếc, ông không có khả năng của một nhà văn, nhà báo để ghi lại, viết lại.
Gần 25 năm kể từ cái đêm kinh hoàng ở chân núi Sài Sơn, hôm nay ông mới bước chân về làng cũ. Ông lấy xe từ Cầu Giấy, Hà Nội đi Sơn (Sơn Tây). Xe đến Phùng thì ông xuống. Lòng ông nhẹ tênh mà ngao ngán, bồi hồi. Con đê Hiệp trước mặt. Từ đó ông đã nhìn thấy nóc tháp chuông nhà thờ của họ đạo làng Vĩnh Lộc nổi cao giữa những hàng tre. Cuối hàng tre ấy là hàng tre làng ông. Gió đồng lồng lộng thổi. Hai bờ con sông đào hiện ra thẳng tắp.
Ông lại thấy hiện ra hình ảnh người con trai cụ Tú họ Phan mềm rũ được lôi đi trong bóng đêm mù mịt. Đoạn đường từ chân con đê Hiệp đến Cầu Rô dọc theo sông đào đã gợi trong lòng ông bao nhiêu xao xuyến. Những dải đường mòn dưới chân ông như thì thầm chào hỏi. Ông bỗng nhớ tới mẹ. Bà cụ đã mất. Ông nhìn sang bên trái, cánh đồng trên, nơi ấy có mấy mẫu ruộng nhà ông, nhất đẳng điền, cấy hai mùa.
Nơi thân phụ ông đã nằm lại trên thửa ruộng nhà. Ông định tạt vào thăm mộ, nhưng trời đã chiều, ông khấn nhỏ trong lòng và nhớ lại những lời cụ dặn: “Bao nhiêu người đi học, mấy ai đã đỗ được cái tú tài, còn thì cứ vin vào lời dạy của sách mà sống nghèo túng...” Ông bỗng thấy lời nhắn của thân phụ ông như một lời tiên tri, lòng ông tràn dâng một nỗi bồi hồi, mồ hôi toát ra, chân tay run rẩy. Ông cắm cúi đi. Cả đoạn đời cũ bao nhiêu năm bỗng rộn rã hiện về. Gió đồng vẫn miên man thổi. Ông thấy mhững năm tháng ở trong Nam như chẳng dính gì đến ông, nhẹ tênh, mờ nhạt như một giấc mơ.
Ông bước vào cổng làng, gặp nhiều người mà chẳng thấy ai quen. Đến ngõ nhà ông, ông đứng laị. Vừa lúc ấy, vợ ông từ trong sân đi ra. Hai người sững sờ nhìn nhau, một lúc lâu ông mớí lên tiếng: “Mẹ nó không nhận ra tôi ư...” Từ phút ấy là những tiếng kêu, những dòng lệ tủi mừng: “Thế anh cả đây ư? Bác đây ư? Ông của cháu đây ư....?” Quanh ông là con, là cháu, là chị, là em, bà con, làng xóm. Ông nhìn lên bàn thờ, mấy cái chân đèn gỗ long lở, bụi bậm. Ông đứng im rồi với mấy cây hương, đốt lên cầm giữa hai tay mà vái. Nước mắt ông chan hòa...
Nhưng mới hôm trước hôm sau, Uỷ Ban Xã mời ông ra trụ sở làm việc. Họ ăn nói rất ôn hòa “... Bác ở xa mới về, chưa quen nếp sống mới, bác cần được nghỉ ngơi, học tập một thời gian...” Thế là ông phải đi tù. Hôm đến trại, sau phần thủ tục, ông ngồi dưới gốc cây, có một ông già đến, đứng trước ông khá lâu. Biết thế, nhưng ông chẳng nhìn. Rồi người đứng cất tiếng hỏi: “Cụ là cụ Tân...”, lúc ấy ông mới ngước lên:
“Ô…ng?” Ông chưa hỏi hết câu người trước mặt đã thảng thốt kêu lên: “Thầ..y. Thầy đây hả thầy...Con đây thầy ơi!” Người con ôm chầm lấy bố, mếu máo, nước mắt như mưa, nhưng ông Tân thì rửng rưng, lạnh ngắt. Nỗi mừng vui đoàn tụ bất ngờ, đột ngột quá khiến tâm trí ông như chưa sẵn sàng, chưa có một dự tưởng nào về nỗi éo le này. Hay nỗi bàng hoàng kinh khiếp của buổi trở về đã làm tâm hồn ông lạnh giá. Như một phản xạ tự nhiên, ông vòng tay quàng vào tấm thân gầy yếu, rách rưới, con ông. Trong một khắc trôi qua, ông bỗng trào nước mắt, và mếu máo thốt lên:
- Con. Con đây ư ...
Ngươì con oà khóc và nói :
- Con đã tưởng ở trong Nam thì Thầy đã thoát. Sao Thầy lại còn về để bố con mình gặp nhau ở đây...
Vừa lúc đó có tiếng tên quản giáo quát lên:
- Hai anh kia, linh tinh...
Một cơn gió rừng bỗng ào ào thổi tới, cuốn theo từng mảng lá khô, mịt mù che lấp tầm mắt. Gió chuyển trên những đỉnh cây, hàng cây nghiêng ngả, cúi đầu. Âm vang của gió rít từng cơn cuồng nộ lan tỏa khắp bầu trời nặng trĩu, âm u. Và mưa xuống ào ào như thác đổ...
Chỉ một lát mưa tạnh, ngưòi con đã chạy đi đâu không biết. Ông nghĩ thầm: “Chẳng lẽ là nó...”
Trên đây là những việc thật, người thật. Vì Sơn Chung là anh tôi, con trai trưởng của già tôi. Mẹ tôi là em ruột của mẹ ông. Sơn Chung Đỗ Nhật Tân gọi mẹ tôi là dì. Người thanh niên xấu số bị thắt cổ chết tên là Phan Lạc Trạch, là con của bác Tú tôi, là anh họ tôi, là chú ruột của Phan Lạc Tuyên... Những nỗi tang thương, những oan khiên, chia lià của thời cuộc trải dài trên nửa thế kỷ, phủ lên bao nhiêu gia đình, qua mấy thế hệ, xét cho cùng, thật vô cùng ghê gớm và cũng thật là vô ích. Hoàn toàn vô ích. Biết ra thì đã quá muộn màng.
Năm 1994, sau 40 năm xa cách, từ Mỹ tôi trở về thăm lại quê nhà. Trong những người đến thăm chúng tôi, có Sơn Chung Tiên Sinh. Ông bị tù mấy năm rồi được thả về, vì già yếu. Ông bắt tay tôi vừa phải, không vồn vã như những người khác. Ông trao cho chúng tôi đôi câu đối cũ, do tay ông viết lại và bảo: “Chú đem về bên Mỹ mà treo hai bên bàn thờ. Lời của tổ tiên họ nhà từ mấy trăm năm để lại. Và tôi tặng chú cuốn sách nhỏ này để biết thêm về làng ta ...”
Khi ông ra về, tôi nhìn theo. Tóc ông thưa, phờ phạc và bạc trắng. Giữa hàng tường hoa rêu mốc, đổ nát, ông bước đi chân không, nhẹ nhàng, không ngoảnh lại. Tình cờ tôi thấy vai áo ông, đũng quần ông chằng chịt những miếng vá. Tôi muốn khóc vì thương ông. Tôi đứng lặng một hồi rồi nhìn xuống cuốn sách.
Bìa mầu tím phết cậy, đóng bằng ba mũi chỉ khâu, như những cuốn sách chữ Nho, cuốn Tam Tự Kinh mà mấy mươi năm trước tôi đã ê a học trong nhà thầy đồ. Nhưng đây là cuốn Hữu Bằng Xã Chí. Cuốn sách viết về làng tôi từ thuở xa xưa tới những năm cận đại. Lối văn như nói, lối nói của làng quê, làng Nủa.
Cuốn sách tuy mỏng, chỉ có 61 trang đánh máy trên giấy mỏng, nhưng đề cập tới mọi sinh hoạt của làng, nói đến những thành công mọi mặt, từ các danh nhân thành đạt qua khoa cử, đến những đóng góp cụ thể của những ai mang lại sự hưng thịnh cho làng. Ông tỏ ra rất chừng mực, công bằng nói đến tất cả những dòng họ, dù to, dù nhỏ đã góp mặt tạo nên làng Hữu Bằng. Tất nhiên ông đã ca ngợi các nét hay, đẹp của làng, nhưng ông cũng thẳng thắn nêu ra các thói hư tật xấu mà người làng vì cớ này, cớ khác đã mắc phải.
Riêng về những giai thoại, những thơ văn tiêu biểu bằng Hán Văn, cũng như bằng chữ nôm, chữ Quốc Ngữ, được ông sưu tầm rất công phu, với lời dẫn giải, ghi chú rất rành mạch. Về Mỹ, cuốn sách mỏng này khiến tôi bồi hồi và sửng sốt, vì càng đọc càng thấy cha ông chúng tôi qua biết bao sóng gió, khó khăn đã dày công vun đắp, giữ gìn làng xóm ra sao. Càng biết như thế càng thấy ông, Sơn Chung Tiên Sinh, là một người thật hiếm. Tấm lòng ông dành cho quê hương thật đầy đặn. Đúng là ông sinh chẳng phùng thời.
Ông sinh năm 1920, tôi nghĩ giá ông sinh sớm hơn độ 30 năm, cuối thế kỷ 19, dù Nho học đã bắt đầu tàn, ông còn có thể đi thi, nếu không là ông cử, ông tú, chắc chắn ông đã thi thố được mộng ước của mình, của một kẻ sĩ. Nhưng nghĩ cho cùng, ông như cái bóng của dĩ vãng còn sót lại, lạc loài giữa xã hội chúng ta. Ông sống thanh bần, liêm khiết, trong sáng như hương đồng gió nội, cần mẫn như người nông dân sớm hôm tay lấm chân bùn. Thấy việc phải thì làm, cần mẫn làm, ai biết thì quý, không ai biết cũng chẳng quan tâm.
Ông mất tại quê nhà, năm 2000, lúc người con trai ông đã được tha tù. Trước phút lâm chung, người con trai trưởng của ông đứng cạnh, nắm chặt bàn tay ông. Ông nằm trên cái phản mà trên năm mươi năm trước cụ thân sinh của ông đã nằm. Ánh mắt mờ nhoà khép lại. Ở đuôi mắt ông, hai giọt nước mắt long lanh rơi, chảy sang hai bên thái dương. Ông trút hơi thở cuối cùng. Bàn tay ông lạnh giá trong bàn tay sần sùi khô cứng của con ông. Cả nhà oà lên tiếng khóc. Ông hưởng thọ 81 tuổi, tuổi ta.
Một cuộc đời nho sĩ vừa đóng lại. Tôi lại nghĩ đến bút hiệu của ông. Sơn Chung. Sơn là núi. Chung đây là cùng, là tận. Sơn Chung, góc núi. Người ví mình như kẻ sống trong tận cùng góc núi, tự xa lánh cuộc đời, hay ví mình như một thứ trích tiên. Tôi không biết thực ý của ông khi lấy bút hiệu ra sao, vì trong giao tiếp hàng ngày ông không nói.
Trên những trang sách ông viết, ông chỉ nói về làng xóm, về những người khác, tuyệt nhiên không có một dòng nào viết về ông. Nhưng anh em tôi, những kẻ hậu sinh, trong mấy chục năm qua, vì thời cuộc đẩy đưa được làm việc này việc khác, có cơ hội gặp gỡ, học hỏi từ nhiều người, khi nghĩ về ông, Sơn Chung Đỗ Nhật Tân, chúng tôi vẫn thấy ông là một người hiếm quý. Ông đúng là một kẻ sĩ đầy nghĩa khí và khiêm cung. Ông như từ một cõi nào xa cũ, lạc loài sống giữa thời đại chúng ta. Bao quanh ông hình như có một bầu không khí khác, một cảnh chí khác đầy ắp vàng son đang tàn lụi, lẫn những nuối tiếc, buồn phiền.
Ông biết thế, biết rất rõ, nhưng ông chẳng muốn thoát ra mà còn vô cùng trân quý, nâng niu những hình bóng ấy. Do đó, dù không nói hết được những điều ông đã làm, đã ký thác, tôi viết những dòng này thay cho nén hương vái trước linh cữu ông, vì chúng tôi ở xa không thể về viếng thăm và nhìn ông lần cuối. Mộ ông táng ở cánh đồng làng, “gối đầu” vào Sài Sơn, núi Thày, trước mặt, dưới thấp là cánh đồng Bùi trùng trùng gió thổi, và bạc trắng nước khi mùa mưa tới.
Sau bao tháng ngày tha hương, dâu bể, ông đã về, ông đã tới quê nhà. Một quê nhà không còn những phiền muộn, tàn độc, hận thù. Một quê nhà miên viễn của bình yên. Và tôi tin rằng ông đã gặp được “những người muôn năm cũ” nơi quê hương bình yên đó.
�� 29 tháng 12 năm 2001
No comments:
Post a Comment