Lòng can đảm của số ít.
Hàng chục người là mục tiêu trong cuộc đàn áp những tiếng nói phê phán ởTrung Quốc.
Sandra Schulz, Thượng Hải, SPIEGEL, 04/20/2011 http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,758152,00.html
Việc mất tích gần đây của họa sĩ Trung Hoa Ai Weiwei được đưa tin rộng rãi trên khắp thế giới. Nhưng chế độ Trung Hoa còn nhắm đến hàng chục nhà phê bình và hoạt động khác trong một cuộc đàn áp quy mô lớn. Nhiều người hiện vẫn đang mất tích. Nó là một xảo thuật mà họ tưởng có thể qua mặt kiểm duyệt dù chỉ thời gian ngắn. Những blogger chống đối, quyết định tiếp tục viết về việc bắt bớ họa sĩ Ai Weiwei ngay cả sau khi tên ông đã bị chặn bởi kiểm duyệt Internet, bắt đầu viết “Ai Weilai” thay cho tên thật của họa sĩ trên những trang blog của họ và trên các diễn đàn Internet.
Việc mất tích gần đây của họa sĩ Trung Hoa Ai Weiwei được đưa tin rộng rãi trên khắp thế giới. Nhưng chế độ Trung Hoa còn nhắm đến hàng chục nhà phê bình và hoạt động khác trong một cuộc đàn áp quy mô lớn. Nhiều người hiện vẫn đang mất tích. Nó là một xảo thuật mà họ tưởng có thể qua mặt kiểm duyệt dù chỉ thời gian ngắn. Những blogger chống đối, quyết định tiếp tục viết về việc bắt bớ họa sĩ Ai Weiwei ngay cả sau khi tên ông đã bị chặn bởi kiểm duyệt Internet, bắt đầu viết “Ai Weilai” thay cho tên thật của họa sĩ trên những trang blog của họ và trên các diễn đàn Internet.
Thuật ngữ này (Ái Vị Lai) giống với tên ông (Ai), nhưng nghĩa đen là “yêu tương lai.” Một người viết: “Chúng ta yêu tương lai và chúng ta cần tương lai.” Nhưng cái mẹo này đã không ăn thua. Đoạn văn ấy đã bị bóc đi khỏi Internet. Bằng việc bắt Ai Weiwei, chính phủ Trung quốc đã cho thấy rõ ràng tương lai nào đang chờ đợi những người theo gương nhà họa sĩ này. Ai chỉ là nạn nhân nổi bật nhất của chế độ trong mấy tuần gần đây – ông không phải là người đầu tiên và không phải là người cuối cùng. Thế nhưng những anh hùng trong bóng tối này không khuấy lên những vụ tai tiếng về ngoại giao.
Thậm chí đa số nhân dân Trung Hoa ít biết về sự can đảm của những người thiểu số này. Các nhóm hoạt động nhân quyền như Những người Bảo vệ Nhân quyền Trung Hoa (CHRD) có cơ sở ở Hồng Kông mô tả đây là cuộc đàn áp khốc liệt nhất của nhà cầm quyền kể từ 1998. Từ giữa tháng Hai đến cuối tuần trước, 30 người đã bị giam giữ, theo con số của CHRD. Ngoài ra khoảng 20 người đã mất tích, năm người bị bắt và ba người được đưa đến các trại lao động để “cải tạo.” Những con số nêu trên đây chỉ nhắc đến những sự cố liên quan đến đợt đàn áp thẳng tay mà chính quyền Trung Quốc phát động sau những lời kêu gọi một cuộc Cách mạng Hoa nhài ở Trung Quốc. Chế độ còn hành động chống các nhóm tôn giáo.
Chẳng hạn, các lực lượng an ninh gần đây đã bắt giữ hơn 100 thành viên của một nhà thờ bí mật chỉ trong một ngày. Chính quyền tự tung tự tác. Đây là những hành động của một chính quyền có quyền lực không bị kiểm soát. Một hôm các nhà cầm quyền bắt giữ nhà hoạt động Ni Yulan – người hiện nay đang phải ngồi xe lăn do kết quả của tra tấn, hôm khác họ kết án Liu Xianbin 10 năm tù. Rồi họ cảnh cáo Zhao Lianhai, người đấu tranh đòi mở cuộc điều tra vụ sữa bột năm 2008, rằng nếu ông không thôi nói, ông sẽ phải quay lại nhà tù.
Chẳng hạn, các lực lượng an ninh gần đây đã bắt giữ hơn 100 thành viên của một nhà thờ bí mật chỉ trong một ngày. Chính quyền tự tung tự tác. Đây là những hành động của một chính quyền có quyền lực không bị kiểm soát. Một hôm các nhà cầm quyền bắt giữ nhà hoạt động Ni Yulan – người hiện nay đang phải ngồi xe lăn do kết quả của tra tấn, hôm khác họ kết án Liu Xianbin 10 năm tù. Rồi họ cảnh cáo Zhao Lianhai, người đấu tranh đòi mở cuộc điều tra vụ sữa bột năm 2008, rằng nếu ông không thôi nói, ông sẽ phải quay lại nhà tù.
Trong một cuộc phỏng vấn của một tờ báo Zhao đã dám mô tả ông đã bị cưỡng bức đổ một dung dịch sữa bột vào lỗ mũi như thế nào. Ông cũng đã kêu gọi đòi thả Ai Weiwei. Nỗi sợ đã lên đến mức chỉ một mẩu tin cũng đủ gây báo động. Tuần trước, bỗng nhiên không một ai có thể liên lạc được với luật sư Liu Xiaoyuan nữa. Điện thoại di động của ông tắt, không ai nghe được tin tức gì về ông. Trước đó ít ngày, Liu đã cho vợ của Ai Weiwei một số lời tư vấn về pháp luật. Ông được coi là một trong những luật sư có thể ra đại diện cho nhà họa sĩ. Mặc dầu trong thời gian ấy Liu có xuất hiện trở lại, việc ông bỗng dưng biến mất làm dấy lên nỗi lo sợ rằng hiện nay chính phủ đã đưa ông luật sư này vào tầm ngắm.
“Nghiện mùi hoa nhài” Vòng gần đây nhất của các biện pháp đàn áp là vào tháng Hai, sau khi một người nặc danh trên mạng kêu gọi một cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” ở Trung Hoa – lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng Tunisia mang tên đó – và (kêu gọi) những cuộc biểu tình đều đặn vào những ngày Chủ nhật. Hôm 20 tháng Hai, một luật sư ở Quảng Châu viết trên Twitter: Hôm nay tôi có một cuộc hẹn với cô Nhài.” Ông còn viết: “Nhài là từ được dùng nhiều lần nhất trên thế giới. Hôm nay nó nở hoa trên màn hính máy tính, ngày mai trên quảng trường.” Luật sư này là người đầu tiên bị nhiều người lạ mặt đánh đập, sau đó ông mất tích. Cũng ngày hôm đó, một nhà hoạt động ở thành phố Wuxi viết trên Twitter: “Từ hôm nay trở đi, tôi sẽ ôm những bó hoa nhài và hát những bài hát về hoa nhài.”
Hình phạt của ông là lao động trong trại cải tạo. Đảng Cộng sản không sợ gì hơn là những cá nhân tập hợp với nhau trong một tổ chức. Và sự tập hợp của 1,3 tỷ người, trong đó 420 triệu sử dụng Internet, cùng với nhiệt tình của nhiều người dùng blog và bất bình về những vấn đề như lạm phát và cướp đoạt đất, có nghĩa là ý tưởng về tổ chức là rất cám dỗ. Rốt cuộc lực lượng của quần chúng thậm chí có thể đủ mạnh để chống đối với lực lượng của chính phủ. Đây chính là điều mà chính phủ đang cố gắng ngăn ngừa. Dẹp hết những tranh cãi. Ran Yunfei, nhà văn và blogger, là một nạn nhân khác của nỗi sợ của chế độ.
Tại một điểm, Ran dùng Twitter để phát tán những câu chuyện về các cuộc cách mạng ở Bắc Phi. Ông cũng nhắc nhở rằng đã lâu không thấy có dấu hiệu gì về cuộc sống của người đoạt giải Nobel Hòa bình Liu Hiểu Ba. Ran phân tích chế độ kiểm duyệt Trung Hoa trên blog của ông: “Trong 60 năm kiểm soát truyền thông, đã có nhiều biến thể về phương pháp,” ông viết. “Nhưng mục tiêu che dấu sự thật và bóp nghẹt tự do báo chí luôn giữ nguyên không đổi.” Ông tiên đoán: “ Về lâu dài, sự lớn mạnh của Internet sẽ làm cho kiểm soát truyền thông chính thức sụp đổ. Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào những nỗ lực của chúng ta.”
Tại một điểm, Ran dùng Twitter để phát tán những câu chuyện về các cuộc cách mạng ở Bắc Phi. Ông cũng nhắc nhở rằng đã lâu không thấy có dấu hiệu gì về cuộc sống của người đoạt giải Nobel Hòa bình Liu Hiểu Ba. Ran phân tích chế độ kiểm duyệt Trung Hoa trên blog của ông: “Trong 60 năm kiểm soát truyền thông, đã có nhiều biến thể về phương pháp,” ông viết. “Nhưng mục tiêu che dấu sự thật và bóp nghẹt tự do báo chí luôn giữ nguyên không đổi.” Ông tiên đoán: “ Về lâu dài, sự lớn mạnh của Internet sẽ làm cho kiểm soát truyền thông chính thức sụp đổ. Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào những nỗ lực của chúng ta.”
Hôm 20 tháng Hai, cảnh sát đã dẹp luôn những nỗ lực của Ran cổ võ tự do phát biểu. Ông bị kết tội xúi giục lật đổ chính quyền nhà nước. Ran Yunfei chẳng phải là người lạ lùng gì đối với chế độ. Là người ký Hiến chương 08 nổi tiếng của Trung Hoa, một tuyên ngôn kêu gọi dân chủ, Ran biểu lộ công khai tình đoàn kết với nhà bất đồng chính kiến Liu Hiểu Ba. Việc bắt Ran khẳng định rằng những người cầm quyền ở Trung Quốc hiện nay đang dùng bất kỳ cớ gì để dẹp đi những cuộc tranh cãi với những tiếng nói phê phán, những người đã bị theo dõi từ lâu. Chính phủ đang đặc biệt nhắm vào các luật sư là những người trợ giúp pháp lý cho các nhà hoạt động khác và cố gắng chơi lại chế độ bằng vũ khí của chính họ - luật pháp.
Luật sư Teng Biao ở Bắc Kinh, người đã bị chính phủ nghi ngờ vì những công việc trước đây của ông với tổ chức Sáng kiến Hiến pháp Mở, một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp luật, nói hồi tháng Mười Hai ông đã bị các lực lượng an ninh đe dọa. “Tại sao chúng ta phải phí lời với những thằng loại này?” Teng trích dẫn lời một trong những người đó nói. “Đập chết nó đi rồi đào hố lấp xác nó.” Teng cũng mất tích, vào hôm 19 tháng Hai. Trước đó ít ngày, ông đã khởi sự chống đối theo cách của ông - trên Twitter, tại đó ông nhắc lại việc bắt giữ một đồng nghiệp và công khai vạch mặt các sĩ quan cảnh sát đã ngược đãi ông: “Số hiệu của họ là 024228, 025581,” ông viết. “Hành vi cực kỳ tồi tệ.”
Đổ máu vì tiến bộ xã hội Quan điểm cứng rắn rõ ràng của Bắc Kinh có thể thấy cả trong các phương pháp của nó nữa. Các thành viên gia đình tuyệt vọng chờ đợi những dấu hiệu về sự sống còn của những người mất tích, nhưng khác với trong quá khứ, chính phủ qua nhiều tuần không hề có một lời giải thích về tung tích của những người này. Nó thậm chí không có cố gắng nào để ít ra giữ vẻ bề ngoài của một trình tự tố tụng thích đáng. Một luật sư của một hãng luật nổi tiếng ở Bắc Kinh nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng các vụ vi phạm pháp luật đã tăng liên tục từ năm 2008. Trong một bức mật điện ngoại giao do WikiLeaks tiết lộ, Đại sứ quá Hoa Kỳ trích lời một luật sư Trung Hoa nói rằng Trung Hoa đã đi vào một thời kỳ tồi tệ chưa từng có của việc vi phạm các quyền hợp pháp.
Đổ máu vì tiến bộ xã hội Quan điểm cứng rắn rõ ràng của Bắc Kinh có thể thấy cả trong các phương pháp của nó nữa. Các thành viên gia đình tuyệt vọng chờ đợi những dấu hiệu về sự sống còn của những người mất tích, nhưng khác với trong quá khứ, chính phủ qua nhiều tuần không hề có một lời giải thích về tung tích của những người này. Nó thậm chí không có cố gắng nào để ít ra giữ vẻ bề ngoài của một trình tự tố tụng thích đáng. Một luật sư của một hãng luật nổi tiếng ở Bắc Kinh nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng các vụ vi phạm pháp luật đã tăng liên tục từ năm 2008. Trong một bức mật điện ngoại giao do WikiLeaks tiết lộ, Đại sứ quá Hoa Kỳ trích lời một luật sư Trung Hoa nói rằng Trung Hoa đã đi vào một thời kỳ tồi tệ chưa từng có của việc vi phạm các quyền hợp pháp.
Chương trình đe dọa của chế độ đang có động lực. Một nữ luật sư từ Thượng Hải mô tả một cuộc thảo luận trên mạng giữa chị và các đồng nghiệp về việc liệu có nên đi biểu tình hay không. Ý kiến của chị rất rõ ràng, “Ai không đi là cứt lừa.” và: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là bạn bị toát mồ hôi.” Chị còn tiếp cận những người nghiêng về đi và nói rằng: “Bởi vì có những người như bạn, bạn sợ phải toát mồ hôi, nên có những người phải đổ máu vì sự phát triển của xã hội.” Rốt cuộc, những người đi biểu tình ngày chủ nhật ở Trung Quốc chủ yếu là các nhà báo nước ngoài, cùng với có lẽ vài trăm công dân Trung Quốc. Không ai có thể nói chính xác có bao nhiêu người, vì tất cả những người biểu tình cải trang thành khách qua đường. Trong khi đó chính phủ lại sợ những kẻ thù vô hình của nó. Nó đánh họ bằng cách truy nã những kẻ thù hữu hình. Chị luật sư ở Thượng hải người kêu gọi các đồng nghiệp của mình hãy can đảm lên cũng biến mất cách đây hai tháng.
Ella Ornstein dịch từ tiếng Đức
No comments:
Post a Comment