Friday, November 28, 2008

BÍ MẬT LỊCH SỬ : CHIẾN TRANH HOA VIỆT 1984-1989



BÍ MẬT LỊCH SỬ:



“ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai ”.


TRẬN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT

LẦN THỨ HAI: 1984-1989.

CỘNG SẢN VIỆT NAM GIẤU NHẸM

VIỆC MẤT NÚI LÃO SƠN VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM.



Bản đồ nơi xãy ra trận chiến biên giới lần 2 1984 trong tỉnh Hà Tuyên. Hình trích từ mạng Quốc Phòng Trung Quốc China-Defense.com


Những tài liệu này đa số đến nhiều nhất từ nguồn của Trung Cộng về trận chiến biên giới lần thứ hai bắt đầu từ năm 1984 và chấm dứt vào năm 1989. Cuộc chiến tranh biên giới lần hai chấm dứt với sự thua trận của cộng sản Việt Nam!


Chính quyền cộng sản VN đã dấu nhẹm cuộc chiến này cũng như việc ký hiệp ước biên giới công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên ngọn núi Lão Sơn ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên.....

Phải nói rằng rất ít người biết đến đến cuộc chiến biên giới lần hai xãy ra vào năm 1984 so với cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1979, cho đến khi các tài liệu từ phía Trung Cộng được tung ra. Lý do tại sao cả hai bên Trung Cộng và Việt Nam giữ bí mật về cuộc chiến này vẫn là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu. Riêng về phía Việt Nam, việc giữ bí mật về cuộc chiến này có thể giải thích bằng hai sự kiện: Thứ nhất, vào năm 1984, cộng sản Việt Nam ở trong tình trạng tứ bề thọ địch: quân đội CSVN phải đối phó với cuộc chiến tại Cam Bốt; trên trường quốc tế, CSVN bị thế giới cấm vận. Thứ hai: nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đang ở trong tình trạng phá sản, cả nước phải ăn bo bo và nạn chết đói đã xãy ra tại Miền Bắc. Với tất cả những khó khăn như thế, CSVN không dám loan tin về một cuộc chiến biên giới lần hai xãy ra tại tỉnh Hà Tuyên. Đến khi thua trận, núi Lão Sơn bị chiếm đóng, cộng sản VN im luôn, rồi âm thầm ký hiệp định biên giới nhìn nhận chủ quyền của Trung Công trên ngọn núi này.



Tài liêu từ phía Trung Cộng tung ra không chỉ riêng các ký ức, bài viết mà còn có cả cuộn băng video nói về trận chiến tranh biên giới Trung-Việt lần 2. Cuốn phim video có nhan đề Anh Ngữ là Operation Blue Sword B - tạm dịch là Chiến Dịch Kiếm Xanh B. Trong cuộn phim video này, có ghi lại hình ảnh của những cán binh Trung Cộng chuẫn bị xuất quân vào trận Lão Sơn, và những hình ảnh trở về của những cán binh này. Trong phim còn điểm rõ những cán binh nào đã không có mặt khi trở về so với hình ảnh trước khi xuất quân. Một cuộn phim khác cũng với nhan đề như trên nhưng do quân đội Trung Cộng thực hiện với các hình ảnh cho thấy kế hoạch hành quân được đề ra như thế nào; lính được tổ chức ra sao trước khi vào trận.

Chúng tôi sẽ lần lượt đưa lên trang báo điện tử này những tư liệu liên quan đến cuộc chiến biên giới lần thứ hai - từ năm 1984-1989 trong nhiều bài viết, tổng hợp tất cả những nguồn tài liệu mà chúng tôi tìm được từ cả hai phía Việt Nam cũng như Trung Cộng. Quý bạn đọc nào tìm được những tư liệu nào khác xin vui vòng phổ biến và gởi đến chúng tôi.


CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI LẦN THỨ NHẤT - 1979



Đây là cuộc chiến mà cả thế giới đều biết. Nguyên nhân xãy ra cuộc chiến này - theo sự phân tích của các chuyên gia về Trung Cộng và Việt Nam - là vì Trung Cộng muốn phá vỡ vòng vây của Liên Xô đang muốn bao vậy Trung Cộng ở phía Nam. Sự kiện CSVN đánh chiếm Cam Bốt, tiêu diệt phe Khmer Đỏ do Trung Cộng ủng hộ là hành động Trung Cộng cho rằng CSVN đã theo hẳn Liên Xô và thực hiện các mục tiêu chiến lược bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô khắp Đông Dương. Hành động này không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc khi đứa con ghẻ - CSVN - mà họ đã phải cưu mang, giúp đỡ viện trợ trong cuộc chiến tranh cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nay lại phản bội họ và đi hẳn vào quỹ đạo của Liên Xô. Trong buổi họp của bộ chính trị Trung Cộng tại Trung Nam Hải, tướng Vi Quốc Thanh - tác giả của trận Điện Biên Phủ - đã tuyên bố: "Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học!" Tuy Vi Quốc Thanh không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh biên giới lần thứ nhất 1979, nhưng ông nổi tiếng vì chính câu nói trên. Muốn biết thêm về Vi Quốc Thanh - tác giả của trận Điện Biên Phủ như thế nào xin xem bài Sự Thật Về Huyền Thoại Anh Hùng Điện Biên http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=78


Sau cuộc chiến biên giới lần thứ nhất năm 1979, cả hai phía Trung Cộng và Việt Nam đều tuyên bố chiến thắng. Tuy nhiên phía Trung Cộng khám phá ra một sự thật sau cuộc chiến: vũ khí trang bị cho cán binh Trung Cộng thua xa vũ khí của phía cán binh cộng sản Việt Nam. 2/3 cán binh Trung Cộng được trang bị loại súng 56 bán tự động, trong khi hầu hết cán binh Việt Nam được trang bị súng tự động loại 56 do Trung Cộng, Tiệp Khắc và Liên Xô chế tạo. Về lượng vũ khí, phía CSVN cũng nhiều hơn so với Trung Cộng nhờ vào kho vũ khí của Hoa Kỳ để lại sau năm 1975!



Có thể nói Trung Cộng đã thành công trong việc dạy cho cộng sản VN một bài học, nhưng thất bại về mặt quân sự!. Trung Cộng mất 30 ngàn quân và phía cộng sản Việt Nam mất 26 ngàn quân không tính số thương dân bị thương vong. Dĩ nhiên cả hai con số thương vong vẫn còn nằm trong vòng tranh cải. Theo tài liệu của Quốc Phòng Trung Quốc thì những sĩ quan tham dự trận đánh biên giới năm 1979 bị kỷ luật bằng cách không cho thăng chức và cho giải ngũ gần hết. Tuy nhiên các các sĩ quan cao cấp tham dự cuộc chiến tranh biên giới lần thứ 2 1984 thì được tăng thưởng và có vị nay đã được đề bạt vào bộ chính trị.



CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI LẦN THỨ HAI - 1984-1989










Nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới lần thứ hai xãy ra chính vì sự tranh chấp biên giới tại ngọn núi Lão Sơn ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Ngọn núi Lão Sơn có hình dạng của một chữ "U" nằm gần biên giới giữa Trung Cộng và Việt Nam. Trên đỉnh núi hình chữ "U" đều có cột biên giới được cắm mốc, và ngọn núi Lão Sơn nằm dưới đáy của chữ "U". Việc tranh chấp không nằm ở cột mốc biên giới, nhưng việc tranh chấp giữa đôi bên là vẽ đường biên giới như thế nào? Phía cộng sản VN cho rằng phải vẽ một đường thẳng giữa hai cột mốc, do đó núi Lão Sơn nằm bên biên giới Việt Nam; thế nhưng Trung Cộng lý luận rằng đường biên giới phải theo địa thế thiên nhiên; thí dụ lằn ranh biên giới phải nằm trên chóp núi; nghĩa là Lão Sơn nằm trong biên giới Trung Cộng! Việc tranh cải phương pháp vẽ đường biên giới thoạt đầu tưởng rằng chỉ liên quan đến vấn đề kỹ thuật, nhưng thực chất là một điều quan trọng về mặt chiến lược vì nó quyết định phần lãnh thổ này thuộc chủ quyền của nước nào.












Tù binh Việt Nam bị Trung Cộng bắt





Sau cuộc chiến tranh biên giới lần thứ nhất 1979, quân đội Trung Cộng không theo truyền thống đóng quân dọc biên giới nữa, nên đóng rất xa lằn ranh biên giới. Ngược lại phía cộng sản VN quyết định đóng quân gần biên giới và nhất là đóng quân trên đỉnh núi Lão Sơn cùng với những ngọn núi lân cận.



Học được bài học 1979, trong thời gian 5 năm, từ năm 1979 đến năm 1984, Trung Cộng quyết định canh tân quân đội, và mua thêm các thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ để chuẫn bị cho cuộc chiến tranh biên giới lần thứ hai. Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là sau cuộc chiến tranh 1979, Trung Cộng và Việt Nam không hề ký bất cứ một hiệp ước đình chiến nào cả, nên về mặt kỹ thuật cả hai nước vẫn còn trong tình trạng chiến tranh. Với chủ trương tiếp tục dạy cho cộng sản VN một bài học và làm cho CSVN tiếp tục chảy máu, Trung Quốc lấy cớ quân cộng sản VN chiếm đóng núi Lão Sơn - là đất của Trung Cộng, nên xua quân tràn vào đánh chiếm lại Lão Sơn.



Từ năm 1984 đến năm 1989, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa quận đội Trung Cộng và CSVN, và có lần lên đến cả cấp sư đoàn. Trận giao tranh lớn nhất xãy ra là vào ngày 12 tháng 07, 1984 tại ngọn núi Lão Sơn. Đến ngày 28 tháng 04, 1984, Trung Cộng chiếm được núi Lão Sơn. Những cuộc phản công sau đó của quân đội cộng sản VN nhằm chiếm lại Lão Sơn hoàn toàn thất bại. Những trận đánh lớn xãy ra tại Lão Sơn và những ngọn núi lân cận được ghi nhận vào các ngày:

12 tháng 7, 1984
20, 21 tháng 12, 1984
15 tháng 1, 1985
8 tháng 03, 1985
19-20 tháng 07, 1985
23 tháng 09, 1985
28 tháng 01, 1986
19 tháng 10, 1986
6 tháng 01, 1987
23 tháng 04, 1987



Trong trận chiến 1984, quân đội Trung Cộng được trang bị vũ khí tối tân hơn với loại súng 81, và mỗi người lính được trang bị áo giáp. Đặc biệt nhất là việc xử dụng hệ thống radar mua của Hoa Kỳ nhằm dò tìm địa điểm xuất phát của pháo binh địch để bắn trả... Hệ thống radar này chính xác đến độ chỉ cần pháo binh CSVN bắn phát đầu tiên, vài giây đồng hồ sau, Radar cho biết tọa độ của viên đạn được bắn ra. Biết được toạ độ của CSVN, pháo binh của Trung Cộng chỉ cần không đầy 3 phút để bắn trả lại. Kết quả là pháo binh của CSVN bị đánh tan ngay từ những phút đầu tiên của trận đánh.





===






Ảnh trích từ mạng Quốc Phòng Trung Quốc (Defense-China.com). Đoạn phim video

tài liệu về kế hoạch và hành quân đánh chiếm Lão Sơn.

Phim video có tên Operation Blue Sword B.







===

TRICH
Tài liệu:

Ảnh trích từ mạng Quốc Phòng Trung Quốc (Defense-China.com). Đoạn phim video
Tài liệu về kế hoạch và hành quân đánh chiếm Lão Sơn.
Phim video có tên Operation Blue Sword B.
# Zhang Xiaoming, (actually are thought to have been 600,000 with 400 tanks)"China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment", China Quarterly, Issue no. 184 (December 2005), pp. 851-874. Zhang writes that: "Existing scholarship tends towards an estimate of as many as 25,000 PLA killed in action and another 37,000 wounded. Recently available Chinese sources categorize the PLA’s losses as 6,900 dead and some 15,000 injured, giving a total of 21,900 casualties from an invasion force of more than 300,000."
# ^ a b c d Clodfelter, Michael. Vietnam in Military Statistics: A History of the Indochina Wars, 1772–1991 (McFarland & Co., Jefferson, NC, 1995) ISBN 0786400277. Clodfelter argues 20,000 on the Chinese side as a "realistic" figure.
# ^ Introduction to Global Military History, By Jeremy Black, P. 215
# ^ Dunnigan, J.F. & Nofi, A.A. (1999). Dirty Little Secrets of the Vietnam War. New York: St. Martins Press, p. 27.
# ^ Dunnigan, J.F. & Nofi, A.A. (1999). Dirty Little Secrets of the Vietnam War. New York: St. Martins Press, pp. 27-38.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 16.
# ^ Burns, R.D. and Leitenberg, M. (1984). The Wars in Vietnam, Cambodia and Laos, 1945-1982: A Bibliographic Guide. Santa Barbara: ABC-Clio Information Services, p.xx.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 16.
# ^ Burns, R.D. and Leitenberg, M. (1984). The Wars in Vietnam, Cambodia and Laos, 1945-1982: A Bibliographic Guide. Santa Barbara: ABC-Clio Information Services, p. xx.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 13-19.
# ^ Chen, Min. (1992). The Strategic Triangle and Regional Conflict: Lessons from the Indochina Wars. Boulder: Lnne Reinner Publications, p. 17-23.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 13-19.
# ^ Hood, S.J. (1992). Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M.E. Sharpe, p. 13-19.
# ^ Chen, Min. (1992). The Strategic Triangle and Regional Conflict: Lessons from the Indochina Wars. Boulder: Lnne Reinner Publications, p. 17-23.
http://en.wikipedia.org/wiki/Sino-Vietnamese_War
www.globalsecurity.org/military/world/war/prc-vietnam.htm
www.bharat-rakshak.com/MONITOR/ISSUE3-3/bakshi.html
orbat.com/site/history/historical/vietnam/war1979.html
www.defencetalk.com/pictures/showphoto.php/photo/2951
www.knowledgerush.com/kr/encyclopedia/Sino-Vietnam_War/
http://news.xinhuanet.com/english/2008-12/31/content_10585164_1.htm



Thursday, November 27, 2008

KHUYẾT DANH * TẢO HÔN



Tục lệ tảo hôn Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.



1. Cảnh nghèo

Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói ph ải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.

Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.

Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.

Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.

Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".




Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!".

Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!



Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha m , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.

Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.




2. Cười xót xa

Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.

Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.

Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.

Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v...



Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?".

Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đC3n, thổi nến, lên giường..."

Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:

"Chị ơi, em yêu chị!".

Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.




3. An ủi nhỏ nhoi

Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.

Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sE1c, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.

Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.

Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:

"Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".

Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.

Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?

Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.

Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.

Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.

Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!".

Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.



4. Kiếp này

Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.

Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.

Lúc đó chị đã 29 tuổi.

Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.

Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!

Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.

Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.

Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.

Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.

Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: "Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!".

Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?

Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng c ười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.




5. Xin lỗi

Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái.

Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.

Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:

"Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?".

Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngẩng đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:

"Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi".

Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.



6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa

Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.

Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậ y chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.

Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:

"Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy".

Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.

__,_._,___

TRẦN KHẢI THANH THỦY * CHẾT NGOÀI KẾ HOẠCH

TRẦN KHẢI THANH THỦY

Chết Ngoài Kế Hoạch
Trần Khải Thanh Thuỷ
"…Chết sông chết suối, ngờ đâu chết đuối đọi đèn..…


Thằng cháu tôi đi bộ đội bốn năm, bảy tháng, lù lù dẫn xác về. Chưa kịp nhập hộ khẩu, đã sinh cờ bạc, số đề, rượu chè, rồi thất tình, đau khổ... Một buổi trưa nó nốc rượu say mèm và gục mặt chết ở vũng nước tiểu của mình.

Gom góp họ hàng được gần ba trăm ngàn, tôi tức tốc đạp xe lên cửa hàng huyện, nơi chuyên bán áo quan, xô màn:

- Chị... chị làm ơn...

Chị bán hàng mặt lạnh như tiền:

- Hết rồi bác ạ!

- Kia thây... - tôi lặng người, rón rén chỉ vào đống áo quan trước mặt.

Chị ta bảo:

- Của quý bốn đấy, bác ạ, quý ba bán hết từ ba hôm nay rồi. Tuần sau bác lại.
Tôi kêu lên:

- Trời ơi... có mà đau đẻ chờ sáng giăng...

Thông cảm với bộ dạng nhớn nhác, chán chường của tôi, chị bán hàng nói với giọng thông cảm:

- Thôi, thế này vậy, bác chịu khó đạp xe lên huyện xin chữ ký chứng thực, đề nghị linh động giải quyết, rồi về đây cháu bán cho...

Nhưng rồi thấy tôi cứ đứng lặng, tưởng như đang phải nói chuyện với thây ma, chị bán hàng gắt:

- Kìa, đi đi chứ bác. Quãng chục cây số nữa thôi... Nhưng bác nhớ phải quay về xã viết đơn và xin dấu má thật đầy đủ đấy.

Gần sáu mươi tuổi đầu, bao lần đối mặt với cái chết, chưa bao giờ tôi trải qua tâm trạng bực bội và căng thẳng đến mức này... Xếp cả chồng tiền gần ba trăm ngàn, tháo luôn cả chiếc đồng hồ Citizen màu vàng chanh đặt lên quầy, tôi bảo:

- Đây, để làm tin, đề nghị chị linh động giải quyết, chứ sức vóc tôi không đạp nổi ba chục cây số nữa đâu.

- Ấy chết, không được. - chị ta nguây nguẩy - có chỉ thị của trên rồi.. Quý ba này chúng cháu chỉ được phép bán 2000 cái, mà đã vượt mức trên hai chục cái rồi... Khổ! Sao bác không chịu khó đến từ tuần trước? Sang quý tư cháu hụt chỉ tiêu trên giao thì khốn.

- Thế... - tôi ngơ ngác -... chị nói.... nói thế... có nghĩa là... cháu tôi chết ngoài kế hoạch?

- Vâng, có thế cháu mới yêu cầu bác phải có chứng thực của địa phương và giấy xác nhận của huyện chứ.

Lại còn thế nữa.... Như cái xác không hồn, tôi lừ đừ dắt xe ra, đầu nhức buốt.


***

Tôi quay điện thoại.

- A lô...

- Gì đấy - đầu dây bên kia có tiếng đáp khẽ kèm theo một tiếng gắt... Thủ trưởng đi họp rồi.

- Đề nghị... - tôi lớn tiếng

Mặc thái độ nôn nóng của tôi, người bên kia, giọng còn trẻ lắm, lên giọng:

- Đại sự quốc gia bố già ơi... Tuần sau bố quay lại nhá!

- Trời ơi...! - tôi rên lên, tưởng đất dưới chân sụp lở hàng mảng.

- Khổ lắm... đã bảo đại sự quốc gia mà lị - giọng anh ta càng lúc càng thêm chớt nhả - Bố không chờ được đâu. Mà chờ cũng chẳng để làm gì. Thủ trưởng không giải quyết đâu. Trừ có cái chết.

- Dạ... - tôi đổi sợ thành mừng, líu lưỡi - Chết ạ?... Vâng, thế thì trường hợp này của tôi đúng là chết, chết thật đấy ạ... Cháu tôi...

- Mẹ bố khỉ - hắn cười khành khạch - Cháu bố thì liên quan gì đến đây?

- Nhưng... - tôi chưng hửng

- Định hối lộ hả?... Bắt cóc thủ trưởng về tận quê ăn cỗ cơ đấy... Dịp khác nhé. Hắn tuyên bố.

Tôi đột ngột nổi cơn lôi đình.

- Không còn dịp nào hết!

- Bố cưới hay thằng cháu bố chẳng hạn?

Nghe tiếng máy xập, tôi thất vọng đạp xe ra về, cảm giác rõ hai đầu gối củ lạc sắp long ra đến nơi.

***




Đúng giờ ngọ hôm sau mọi ước muốn của tôi rồi cũng được thực hiện (cũng may, cuộc họp chỉ kéo dài... có một ngày). Nhờ sự "ngoài kế hoạch" của thằng cháu, tôi được dịp tham quan một lô phòng ban và nhận diện không biết bao nhiêu "ngài đáng kính".Hoá ra từ cái váy quan liêu đẻ ra lắm ban bệ, chức tước thật. Chả trách thằng cháu tôi chưa kịp nhập hộ tịch đã nóng lòng chui đầu ra khỏi váy để rồi rơi tọt xuống đất đen theo kiểu "ngoài kế hoạch" thế này.




Hộc tốc đưa giấy về nhà tôi mới ngã ngửa... Dưới hàng loạt chữ ký và con dấu đo đỏ ở phía dưới là dòng chữ "Đề nghị xem xét lại". Hoặc "Chờ xác minh"... Thì ra vì cuống, vì cái bệnh quên không đeo kính, vì cái đầu u mê, nên khi ở trụ sở công an xã bước ra tôi đã không chịu xem lại, xem thật kỹ cho chắc ăn. Tưởng đơn thuần là giấy chứng thực báo tử, ai ngờ họ còn ghi thêm mấy dòng nghi vấn:

"Chết không rõ lý do.. Công an địa phương đang tiến hành điều tra".

Tôi vò đầu, bứt tai, muốn dựng xác cháu lên mà đánh cho hả giận. Cái ngữ nó sống báo hại bố mẹ, chết báo hại chú... Hai ngày trời đạp xe giữa trời nắng chang chang như đổ lửa với sáu bận đi về hơn trăm cây số có ít đâu... trời ơi! Trời có mắt không hả trời? Hay trời cũng mắc bệnh quan liêu nốt?




Nhìn nét mặt chưng hửng của tôi, thằng cả kịp hiểu ra tất cả, nó dúi tút thuốc lá và cả bọc chè vài cân vào tay tôi, rồi giục:

- Bố chịu khó quay lại chỗ công an xã, nói khó với các anh ấy, nhờ các anh ấy chứng thực cho.

Bảo họ ghi thật rõ vào. "Đã chết hẳn vì lý do thất tình do uống rượu"...

Chưa đủ, nó còn dặn thêm:

- Dù hoàn cảnh thế nào bố cũng phải giữ bộ mặt cho thật tươi tỉnh cho con nhờ... Chứ như người sắp đưa ma thế kia, bố ai dám nhận chè thuốc của bố?

Lại một ngày đạp xe, chầu chực, rút kinh nghiệm, lần này tôi thủ sẵn một bao thuốc trong túi và nụ cười thường trực... trên khoé miệng. Đến phòng ban nào cần chứng thực đóng dấu, tôi lập tức bấm bật lửa tanh tách và... vén môi cười xoè... Cuối cùng một dòng chữ loằng ngoằng nửa giun, nửa dế kiểu... bổ túc văn hoá lớp 3 của ông chủ tịch huyện cũng phải bò ra:

"Chết ngoài kế hoạch. Linh động giải quyết."

Cô bán hàng hôm xưa đã nghỉ. Thay cho cô là một thị trẻ hơn, cong cớn khi nhận xấp giấy từ tay tôi:

- Dấu má gì mà mờ thế này?

- Thì dấu của huyện mà chị!

- Huyện nào. Cháu bảo cái dấu ở giấy báo tử kia.

- Ô hay, cháu tôi chết thật mà chị.

- Biết thật hay giả??... Lần sau bác lưu ý rút kinh nghiệm. Dấu mờ thế này mà còn cầm lên đây là cháu bắt về xã xác minh lại đấy.

- Ô...

Vẫn biết tất cả sự lo lắng quan tâm cho sự ra đi của người đã chết chỉ có tác dụng an ủi với người sống. Còn "cát bụi lại trở về với cát bụi". Song "nghĩa tử là nghĩa tận". Tôi cố gắng chọn lấy một cái áo quan đèm đẹp, không nứt, không vênh, không hụt quá hoặc to quá. Khổ một nỗi đống gỗ hòm này quá dở. Không chứng nọ cũng tật kia.

Chị bán hàng thấy tôi có vẻ phân vân, phát bực:

- Thôi, bác ôm nhanh hộ cháu một cái đi. Còn nhiều thủ tục phải giải quyết lắm đấy!

- Vâng, - tôi vội vàng cầu cứu - Chị duyệt cho tôi ít xô màn tiêu chuẩn.

- Bác ra đầu phố mà mua. Hay chửa, đã "chết ngoài kế hoạch" còn đòi duyệt xô màn trong tiêu chuẩn.

Há miệng mắc quai, tôi đành chữa thẹn:

- Thôi được, chị cho tôi nộp tiền thuê xe.

- Chỉ xe tang thôi đấy bác nhớ. Công tác phục vụ tang lễ đã hoàn thành kế hoạch quý ba rồi, tất cả xe khách bây giờ được trên huy động vào đám cưới để làm kế hoạch ba hết. Mùa này là mùa cưới mà.

Run run cầm tấm hoá đơn thuê xe trên tay, tôi khật khưỡng đạp về nhà. Thằng cả bàn:

- Bố cứ ra công ty xe khách mà thuê. Những năm, sáu trăm người cơ mà. Phần lý do thuê bố cứ ghi đại là "đám cưới".

- Đồ...

Tôi trợn mắt, chưa kịp quát nó đã cười ngoác miệng chữa thẹn:

- Thì đang mùa cưới mà bố. Lên tận đấy mà nói lý do: thuê xe tang cho đám ma. Bố ai người ta dám...

***


Nhìn dòng chữ nguệch ngoạc "10 giờ sáng 25/8" trên hợp đồng, tôi giật thót mình:

- Ấy chết, bác linh động cho. Gia đình tôi nhỡ đã ba bốn hôm nay rồi, nóng nực thế này....

- Thì "ngoài kế hoạch" mà bác, Hợp đồng chúng em kín cả rồi, nể bác lắm đấy, nhưng mà chịu...

Thôi chịu khó chờ mấy hôm vậy, bác ạ. Có tốn kém thêm một chút, nhưng vui vẻ. Cả đời mới có một lần ấy mà. Nóng nực sợ thiu bác cứ quăng hết vào tủ lạnh là khỏi lo... Có ế ẩm nữa, bác cứ quay lại đây, anh em cánh xế chúng em xài giúp... Nhồi vào "tủ nóng" còn tốt hơn tủ lạnh đấy bác ạ.

Dở cười dở mếu tôi quay trở lại nhà.

Công việc liệm thi hài bắt đầu. Thay vì những tiếng thút thít, nỉ non, ai oán và lén giơ tay áo lên quệt nước mắt, người ta lẩm bẩm chửi lũ ruồi nhặng chết tiệt và lén giơ tay... bịt mũi, xua ruồi. Chiếc quan tài đèm đẹp tôi đã mất công chọn cả buổi sáng hoá ra quá chật so với thi thể người quá cố. Một phần vì thi hài "nóng nở ra", phần khác vì sản phẩm của công ty là "ngoài kế hoạch", nên những người gia công đóng hòm đã cố gắng tận dụng cả chiều rộng lẫn chiều dài tấm ván. May mà đặt được cháu nằm nghiêng.

Chết đâu phải đã hết. 10 giờ sáng, quang cảnh nhà anh chị tôi hệt như một đám "hát bội". Nửa bưng mặt khóc, nửa bưng miệng cười. Hai chàng tài xế văng tục chửi um. Thực hiện đúng hợp đồng, chàng Công ty xe khách vòng vo tìm nhà. Quay ra quay vào mấy lần thấy vẫn đúng số nhà ghi trên hợp đồng, nhưng không phải đám cưới mà là đám tang. Biết bị "ăn quả lừa" chàng ta làm toáng lên, một hai đòi huỷ hợp đồng. Chàng xe tang (dù đã được lót tay trước bao thuốc, chai rượu), nhân cơ hội cũng khăng khăng đòi huỷ hợp đồng luôn vì đã quá quy định những... bốn ngày. Chỉ khổ cho anh chị tôi, khóc con năm sáu ngày đã cạn kiệt cả nước mắt rồi, trước tình cảnh "không khóc không xong với chúng nó" này, đành phải chạy ra nỉ non, khóc lóc, hứa hẹn "bồi thường đâu ra đó", nghe chừng tang thương hơn cả lúc khóc con.

Hai xe bon bon trên đường tới khu vực cổng nghĩa trang, cả mấy trăm con người đã quên dần "cõi thế", hướng cả vào cõi âm. Trạm dừng cuối cùng của mọi số kiếp sang hèn, đói khổ. Bỗng có tiếng quát giật giọng:

- Dừng lại!... dừng lại!

Anh lái xe khách khựng người trên vô lăng, cặp mắt đảo tứ phía, miệng lẩm bẩm:

- Lại chuyện gì nữa thế này?

Tôi giật mình, trước khi nhảy xuống phòng bảo vệ nghĩa trang còn kịp dõi đôi mắt về phía trước, nơi chiếc xe tang đã mất hút trong lòng nghĩa trang...

Trên xe đám đông hốt hoảng, nhốn nháo. Sẵn kinh nghiệm trong một tuần phục dịch, tôi... vén môi nở nụ cười thường trực và đánh bật lửa tanh tách... Hoá ra trăm sự tại cái chữ... hỉ này. Thật khỉ gió cái nhà anh tài. Xe đưa tang mà dám dán kín cả các hình thù nhảy nhót điên loạn, lại còn trương cả cái chữ hỉ to bằng... mả bố thằng ăn mày ngay đầu xe nữa. Có chết cha con người ta không?

Tài hùng biện, bao thuốc loại sang và chiếc bật lửa "bỏ quên" đã phát huy tác dụng. Chiếc thanh chắn từ từ được nâng lên, anh tài tăng hết ga đâm đánh xầm vào đít xe tang trước mặt.

Tôi cúi đầu, theo mọi người chui ra khỏi xe, cố nén một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Bỗng từ đâu anh tôi chạy lại, như hiện về từ thế giới bên kia. Mặt xanh mét, líu cả lưỡi.
- Khổ thân tôi không. - anh nói - Cháu nó chưa có hộ khẩu, người ta bảo không được phép chôn ở đây.

Sau lưng tôi đám đông biến thành cuộc biểu tình, cãi cọ, giằng co, la ó. Mấy bà cô hờ:

- "Ôi cháu ơi... biết chết khổ, chết nhục thế này thì tội gì cháu chết cháu ơi!"

Chàng lái xe tang tức khí mở toang cửa, đuổi hết mọi người xuống, rú ga, lùi sát đít xe đựng áo quan vào tận cửa văn phòng, rồi nhảy xuống, văng tục:

- Mẹ chúng mày. Không để yên cho ông đi, ông khênh quan tài vào giữa văn phòng cho mà ngửi. Lúc nào ngán thì tự chôn. Xem chúng mày có dám ăn thịt nó không?

Nhìn theo dáng điệu tự tin của thằng cả nhà tôi đi vào phía trong, tôi thở ra một hơi nhẹ nhàng.

Đúng nửa tiếng sau, nó quay ra bấm tôi: "Xong rồi... Bố tưởng nhập khẩu cho người chết dễ hơn người sống chắc?..."

Nó dúi vào tận mặt tôi tấm thẻ mộ: Lô 38, khu II, số mộ 1078... Rồi lên giọng giảng giải: Bố ơi, đồng tiền đi trước bao giờ cũng khôn, bố ạ. Tháng trước con đưa ông bạn con ra đây, gia đình lóng ngóng không biết đường lo lót chu đáo, cho nên phải vào nằm trong khu nghĩa trang làm phúc. Ở đấy toàn tứ cố vô thân, chết đường, chết chợ cả thôi bố ạ. Người ta lại vừa bốc mộ xong, nước ngập trắng xoá, dép nhựa, giẻ rách, mảnh áo quan không tan rữa được nổi lềnh phềnh kín mặt hố. Thật đúng là thế giới của người chết nghèo... Vừa nãy con phải nhờ "Bác" ba lần đưa đường chỉ lối(!) chúng nó mới chịu cho anh ấy được ra ở lô II này đấy, ngay gần khu các vị lãnh đạo.

Hoá ra, trong thế giới vĩnh hằng của người đã chết đẳng cấp vẫn còn phân biệt, quy luật giá trị vẫn còn tác oai tác quái.

... Đúng nghi lễ của người Việt Nam, chiều hôm ấy anh chị tôi làm cơm cúng ba ngày, mời bạn bè, họ hàng và người đưa tiễn ở lại thắp nén nhang để cùng tưởng nhớ tới người đã khuất. Trong vòng khói nhang nghi ngút, tôi rợn người khi nghe thấy tiếng khóc thút thít của cháu.

- Làm sao? - tôi thì thầm hỏi cháu tôi - Cháu làm sao?

- Cháu khổ quá chú ơi!

- Biết rồi! Khổ, chết ngoài kế hoạch thì sướng làm sao được!

- Biết thế này thà cháu sống mang tiếng là thằng ăn tàn, phá hoại cho xong.

- Thôi, dẫu sao mọi việc cũng qua rồi. Cháu bây giờ yên ấm dưới suối vàng.

- Chưa qua đâu chú ơi... Hu...hu... hu, cháu không nằm ngửa được... hòm chật quá! Mà sao khi đắp mộ cháu chú không "chi đẹp" cho mấy thằng phu mộ để chúng nó trừng phạt cháu, đắp điếm qua loa, ẩu không chịu được, để đến nỗi bây giờ suốt dọc sống lưng và phía dưới chân cháu đất sụt từng mảng, hở toác hoác. Gió nghĩa trang lồng lộng, lạnh buốt sống lưng, chú ơi... hu... hu...

Tôi đâm bổ đến chỗ thằng cả đang ngồi "chén chú chén anh", lôi xềnh xệch nó đi trước con mắt ngơ ngác của cả nhà:

- Đi! Ra ngay nghĩa trang với tao. Chỉ có mày đi tao mới yên tâm. Sau này bố có làm sao, nhớ là bố chỉ trông cậy vào một mình mày thôi đấy, con ạ.... Trời ơi! Chết mà còn khốn nạn khốn khổ thế này sao?!!

Sấp ngửa chạy ra chỗ dựng chiếc xe đạp cà tàng, thằng cả bảo:

- Bố ơi, đến lượt bố, bố nhớ phải chết trong kế hoạch đấy nhớ, cho chúng con nhờ, chứ ngoài kế hoạch thế này, khổ lắm...

Hà Nội cuối 1986
Trần Khải Thanh Thuỷ


SƠN TRUNG * SAU CƠN BÃO LỤT



SAU CƠN BÃO LỤT

SƠN TRUNG




Lúc bấy giờ thế giới lâm cảnh đại chiến, toàn cầu chia làm ba phe: phe xanh, phe đỏ và phe vàng. Phe xanh và phe đỏ kết hợp cùng nhau đánh phe vàng nên phe vàng đại ba.i. Nước Phương Nam chia hai phe, một bên theo phe đỏ, một bên theo phe xanh. Anh em Lưu Cáo là một trong những anh hùng của thời này đã theo phe đỏ. Lưu Cáo là người tinh thông thập bát ban võ nghệ, mà trí tuệ cũng hơn người. Ông tuyên bố thực hiện đường lối vương đạo, lấy nhân nghĩa làm đầu và thực thi công bằng xã hô.i. Ông cho ông là người kết hợp lý thuyết với thực hành, đưa triết lý từ trên trời xuống cõi nhân thế, còn Phật, Lão, Khổng Mạnh chỉ là lý thuyết suông, không đem lại cơm no áo ấm một cách thực tế cho dân nghèo. Ông ra lệnh triệt hạ chùa chiền, đình miếu, bắt các sư sãi phải nhập ngũ tòng chinh vì theo ông tôn giáo là thuốc phiê.n. Ông quan niệm rằng lao động là vinh quang, những ai không lao động tức là ăn hại xã hội, hoặc bóc lột nhân dân phải bị tiêu trừ. Vì vậy ông ra lệnh quân lính tịch thu gia sản các nhà giàu. Ai tỏ ý kháng cự hay than van là ông cho binh sĩ toàn quyền giết sạch hoặc bỏ tù họ. Ông nhận định chỉ có công nhân và nông dân là đich thực tầng lớp lãnh đạo vì họ là thành phần lao động sản xuất, còn bọn khoa bảng thì không có giá trị bằng cục phân. Vì vậy, ông ra lệnh giết, bỏ tù hoặc thải hồi các vị tú tài, cử nhân và tiến sĩ. Một số cử nhân, tú tài vì sự sống, đã khai mình là công nhân, nông dân để được kết nạp vào hàng ngũ tân chính. Hạng thương nhân cũng bị gán tội là thành phần bóc lột, là gian thương, là kẻ thù của dân lao đô.ng. Ông hứa hẹn sẽ cho mỗi dân nghèo có một mẫu ruộng, mội cái nhà và một mảnh vườn trồng rau, cây ăn trái và trồng hoa bốn mùa.





Lưu Cáo vừa dùng lý luận, vừa hứa hẹn, vừa khủng bố cho nên dân chúng đa số đi theo ông. Quân lính càng ngày càng đông, lại được Mẫu quốc Đỏ ủng hộ nhiệt tình nên phe xanh thua trận, ông đem binh tiến về kinh đô rồi xưng hoàng đế, lập chế độ “quân chủ chuyên chế nhân dân”.





Sau khi Lưu Cáo lên ngôi hoàng đế, mưa gió tầm tã, bão tố triền miên gây ra những cơn lụt khủng khiếp tại miền Bắc. Làm vua được vài năm, Lưu Cáo bệnh chết vì không con nên em là Lưu Hồ lên ngôi. Khi Lưu Hồ lên ngôi lại một trận lụt khác nổi lên, mà nặng nhất là ba tỉnh Sơn Hưng Tuyên. Trước tình cảnh khốn khổ của dân chúng, đức vua triệu tập một cuộc họp khẩn cấp trong đó có tổng đốc Sơn Hưng Tuyên tham dự. Quan thượng thư bộ Lễ đề nghị kêu gọi quốc tế viện trợ và đồng bào trong và ngoài nước góp tiền bạc, áo quần và lương thực về cứu trợ nạn nhân bão lu.t. Quan thượng thư bộ Binh tâu xin bắt hết những ai có thể chống chế độ và có thể gây nổi loạn trong nước. Quan thượng thư bộ Hình xin ra pháp lệnh việc cứu trợ là độc quyền của triều đình, tư nhân không được tham gia, ai tự tiện đem gạo vải trực tiếp cho nạn nhân thì sẽ bị trị tô.i. Tiền bạc, áo quần , thuốc men của tư nhân và quốc tế phải gừi về triều đình để triều đình định đoa.t. Vua chỉ thị quan tổng đốc Sơn Hưng Tuyên chấp hành các nghị quyết của hội nghị triều đình.




Khi trở về nhiệm sở, tổng đốc Sơn Hưng Tuyên triệu tập cuộc họp khẩn cấp. Ông thông báo các nghị quyết mới nhất của triều đình về việc cứu trợ, và yêu cầu các quan dưới quyền đóng góp ý kiến. Quan đầu tỉnh Sơn Tây trình bày:

-Bẩm quan lớn, Sơn Hưng Tuyên có mười phủ, thực tế chỉ có sáu phủ là gặp thiên tai. Vậy ta chỉ tập trung nỗ lực cứu trợ sáu phủ. Còn bốn phủ kia phải cứu giúp tiền bạc, thuốc men, thóc gạo và y phu.c.

Quan đầu tỉnh Hưng Hóa phát biểu ý kiến:

-Thưa ngài tổng đốc, bỉ chức có ý kiến là chúng ta cho lính thu mua thóc gạo các nhà giàu để bán rẻ cho dân đói.

Quan án sát Tuyên Quang nói:

Để tránh việc một gia đình nhận gạo nhiều lần, và tránh việc chen lấn mất trật tự, chúng ta nên thiết lập danh sách các gia đình và các nhân khẩu bị thiên tai. Gia đình nhiều người thì phát nhiều, ít người thì phát ít.

Ngay sau buổi họp, quan tổng đốc ra lệnh hai mươi huyện thuộc bốn phủ không bị thiên tai phải đóng góp để giúp đỡ nạn nhân thiên tai theo tinh thần “lá lành đùm lá rách “. Những quan viên và lại viên trong ba tỉnh Sơn Hưng Tuyên phải góp một phần tư số lương bổng. Quan tổng đốc ra chỉ tiêu cho mỗi huyện phải thu mua 20 tấn thóc, nhà nào không bán thóc thì sẽ bị bắt giam hoặc bị phạt vạ. Quan huyện Lập Thạch (Sơn Tây) đặt câu hỏi:

-Bẩm quan lớn, nếu thu mua thóc gạo của dân chúng, thì mỗi cân trả bao nhiêu và lấy tiền ở đâu mà trả?

Quan tổng đốc nổi giận, chỉ mặt quan huyện Lập Thạch mà mắng:

-Ông làm quan bao lâu mà lại đặt câu hỏi ngu xuẩn như thế?

Quan huyện Lập Thạch liền bị lôi xuống nhà giam. Nghe đâu ông bị giam vài năm vì tội bất tuân thượng lệnh, có tư tưởng chống đối triều đình, và không hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Sau vài năm ngồi trong nhà lao, ông chắc hiểu rõ bí quyết làm quan. Nhưng khi ông hiểu rõ thuật này thì đã trễ vì triều đình đã thải hồi ông về quê cày ruô.ng.

Công việc thu mua kéo dài đến vụ mùa sau, còn việc phát chẩn thì thực hiện gấp rút. Sau khi chờ đợi ba tháng lập sổ hộ khẩu, quan tổng đốc ra lệnh mở kho phát chẩn. Mỗi hộ được khoảng hai, ba cân ga.o. Một số tiền bạc, hàng hóa gửi về triều đình thì bỏ vào kho lương thực nhà nước, còn tiền bạc thì chuyển vào ngân hàng hoàng gia. Kết thúc vụ thiên tai, quan thượng thư bộ Tài chánh báo cáo mật với đức vua là thâu được hai mươi ngàn lượng vàng. Đức vua vui cười mà bảo rằng:

-Các khanh làm việc rất tốt. Chúng ta sản xuất mười năm cũng không thắng lợi bằng một cơn bão lụt mất mùa. Cầu cho năm nào nước ta cũng bị hạn hán và bão lụt!

Công cuộc phát chẩn chưa kết thúc, sứ giả triều đình đã đến hối thúc quan tổng đốc báo cáo tình hình về triều đình, nhất là tình hình tài chánh thu được bao nhiêu, và phát ra bao nhiêu. Quan tổng đốc vội sai ban tài chánh đúc kết việc xuất nhâ.p. Sau mấy ngày tính toán, viên thư lại già trình quan tổng đốc là thu được tám ngàn lượng vàng do quốc tế viện trợ và hải ngoại gửi về cho thừa tuyên Sơn Hưng Tuyên. Còn việc cắt lương viên chức và thu mua lúa dân cũng được ba ngàn lượng trong vòng ba tháng. Tất cả đã gửi vào ngân hàng Vạn Lợi rất bảo đảm. Quan tổng đốc tính sẽ giữ lại năm ngàn lượng cho mình, còn sáu ngàn lượng sẽ dâng lên cho đức vua. Quan nghĩ rằng với món lễ vật này sẽ lảm cho hoàng thượng vui lòng, và ông sẽ được thăng quan tiến chức, và gia đình ông sẽ được hạnh phúc. Ông lên tiếng bảo viên lại già làm sớ tâu vua thành quả việc cứu trợ và hứa hẹn sẽ dâng vua sáu ngàn lượng vàng. Viên lại già tuân lời, và hôm sau quan tổng đốc đã ký tên vào tấu chương và cho người gửi đi. Ông đã phục vụ hai triều vua, đã theo tiên hoàng chinh chiến khắp nơi, tay ông đã giết hàng ngàn mạng người kể cả binh lính và dân chúng nên ông mới được hoàng thượng tín nhiệm cất nhắc từ tri huyện lên tuần phủ rồi tổng đốc Sơn Hưng Tuyên, mặc dầu ông là một võ tướng, không biết chữ nhất là mô.t. Ông đã xây dựng cho tương lai ông và gia đình ông. Ông chợt nghĩ đến thằng con ông. Mấy hôm nay nó đi đâu mất biê.t. Cũng như ông lúc nhỏ, con ông không thích học, chỉ thích chơi bời. Nó học rất dốt nhưng ông đã vận động cho nó vào Quốc Tử Giám. Dẫu sao, nó cũng mang danh là giám sinh cũng đủ xênh xang với người đời.





Buổi trưa, dùng cơm xong, quan tổng đốc định nghỉ trưa một giấc như thường lệ. Vừa định lui gót vào hậu đường thì viên lại già phụ trách Tài vụ đã chạy đến cấp báo:

- Bẩm quan lớn, vàng bạc hết sạch rồi!

- Sao? Ngươi nói sao?

- Bẩm quan lớn, hôm qua ai đó đã rút hai mươi ngàn lượng vàng. Trưa nay ngân hàng Vạn Lợi đã cho người báo tin này, và đổ trường Đại Thắng đã đến nhận hai mươi ngàn lượng vàng tại ngân hàng. Bẩm quan lớn, Tiền cứu trợ mất hết rồi, làm sao trả lời với triều đình?

Quan lớn nổi trận lôi đình, sai bọn tuần bộ đi điều tra. Họ đi một buổi, trở về trình quan tổng đốc là suốt tháng vừa qua, đại công tử đã thua hai chục ngàn lượng vàng, đã ký giấy nợ, và giao nạp sổ ngân hàng của ngài cho đổ trường. Đỗ trường bèn giao giấy nợ cho ngân hàng Vạn Lợi, và ngân hàng này đã lấy số vàng của quan lớn mà xiết nợ công tử.

Nghe tin dữ, quan tổng đốc xây xẩm mặt mày. Ngân hàng Vạn Lợi và đổ trường Đại Thắng đều là cơ sở kinh tài của Mẫu Quốc. Mắc nợ của họ thì chỉ có chết, không thể dùng tình cảm hay pháp luật nói chuyện với họ. Nếu là ngân hàng và công ty Việt Nam, ngài có thể dùng quyền uy mà từ chối hoặc bỏ tủ họ về tội sái luật, hoặc dùng tình cảm mà khất nợ. Nhưng đây là ngân hàng và công ty của Mẫu quốc. Họ có luật của họ. Cha mắc nợ thì họ bắt con trả. Con mắc nợ thì họ buộc cha phải đền. Đó là pháp luật, là phong tục Mẫu quốc. Khi ký giấy vay nợ , các nạn nhân phải cam kết công nhận điều kiện này. Chính hoàng đế khi khởi binh cũng đã vay nợ ngân hàng Vạn Lợi để mua lương thực và vũ khí, và họ ngon ngọt bảo là họ viện trợ vì tình anh em quốc tế, “ núi liền núi, sông liền sông”. Nợ cha đẻ nợ con, cứ chồng chất lên cao, vua phải dâng một phần đất nước cho họ. Sau khi lên ngôi, Lưu Minh cũng đã phải ký bán đất cho mẫu quốc. Tể tướng đầu tiên, tể tướng thứ hai, thứ ba cũng ký tên bán nước. Nay con ông lại vay nợ Mẫu Quốc, làm sao ông trả vàng cho triều đình? Nếu thủ phạm cướp tài sản của ông là người ngoài, ông có thể kiện để bỏ tù nó nhưng thủ phạm lại là con ông! Dù bỏ tù nó, số vàng của ông cũng đã bị ngân hàng mẫu quốc xiết nợ, không thể đòi la.i. Số vàng ông thu được của tứ phương là tài sản của triều đình, ông không thể nuốt trọn, mà phải dâng na.p. Ông không thể giấu diếm vì bên cạnh ông, có nhiều tai mắt của triều đình. Mất tiền của triều đình thì phải bị ngồi tù hoặc bị chém đầu. Đằng nào ông và con ông cũng bị tội, không phương cứu vãn. Ông không biết làm sao giải quyết vấn đề!

Thấyquan tổng đốc buồn rầu, một viên Đô lại già xin vào hiến kế. Y nói:

-Bẩm quan lớn, xin quan lớn giao toàn qưyền cho con, con sẽ giải quyết mọi vấn đề cho ngài.

Quan lớn được lời như cởi tấm lòng, bèn chấp thuận đề nghị của viên lại già. Vài tháng sau, khắp nơi người ta thấy cáo thị của công ty Hoàn Mỹ tuyển chọn nhân viên. Lúc này, khắp nơi bão lụt, đói kém, lại nữa từ khi anh em họ Lưu cai trị, đời sống nhân dân ngày càng xuống thấp. Nay được thông báo tuyển lựa nhân viên thì nam nữ, trẻ gìà ai cũng phấn khởi. Mỗi người trúng tuyển phải nộp mười lạng vàng cho công ty. Sau mấy tháng thì dịch vụ đưa nam nữ ra lao động nước ngoài được thực hiê.n. Tiếp theo là chương trình giới thiệu hôn nhân ngoại quốc. Cuộc làm ăn thành tựu vì người các nước đến Việt Nam chọn lựa người đẹp để đem về nước họ. Song song với các dịch vụ trên, còn có việc quan tổng đốc chiếm đất đai của nhân dân đem bán cho ngoại quốc. Viên Đô lại già lại hiến kế bắt các nhà buôn bán trong tỉnh nộp thêm thuế 5% , và các tiệm rượu, tiệm ăn phải bán bánh kẹo, đậu phụng cho khách, dù khách không ăn cũng phải tính tiền, tất cả đều bỏ vào quỷ “ xóa đói giảm nghèo”. Viên đô lại cũng vạch kế ho.ach phá rừng, lấp sông để lấy ruộng đất bán cho ngoại bang. Chỉ trong mấy tháng mà quan tổng đốc đã thâu mấy vạn lượng vàng. Quan bèn trích ra một số tặng các kẻ thân tín và một số dâng hoàng thươ.ng. Ông được vua ban cho danh hiệu “ nhà tỷ phú nhân dân”, là “ nhà kinh doanh tài giỏi nhất quốc gia” được ghi tên vào quyển “ Guinness quốc gia và thế giới” . Vài tháng sau, quan tổng đốc được thăng Lại bộ thượng thư, rồi làm tể tướng. Từ đây, ông sống trong giàu sang và quang vinh nhất nước. Kể từ khai quốc đến nay, nước ta chưa có ai giàu lớn và giàu mau như thế. Đó là một niềm tự hào của tổ quốc và nhân dân ta, nhất là niềm tự hào của triều đình ta đã tiến nhanh tiến mạnh vượt qua tư bản và quân chủ! Vì vậy, khắp nước, phong trào buôn dân, bán nước trở thành mạnh mẽ trong triều đình và các địa phương. Người ta tranh nhau làm giàu bất kể thủ đoa.n.

Về công tử con quan tổng đốc sau khi thân phụ cậu lên làm tể tướng thì càng ngày cậu càng thêm thanh thế. Công cuộc kinh doanh của cậu và gia đình cậu từ địa bàn Sơn Hưng Tuyên mở rộng qua toàn quốc và toàn cầu. Bọn thanh niên con các quan trong triều ngày càng bâu xung quanh cậu đông đảo. Cậu say mê cở bạc mà cũng say mê ca vũ nha.c. Cậu say mê cô đào Nguyệt Minh, một hoa khôi tại trà lầu Bồng Đảo, mà cậu con trai con cựu thừa tướng cũng yêu Nguyệt Minh. Vì tranh gái đẹp, hai bên đi đến ấu đả nhiều lần. Một hôm con trai tân thừa tướng đến trà lầu thì gặp lúc con trai cựu thừa tướng đang ôm ấp Nguyệt Minh. Cậu tức giận xông vào đấm đá cặp ”gian phu gian phụ” . Con trai cựu thừa tướng một mặt tức giận về cha cậu bị thất sủng, công việc kinh doanh bị tân thừa tướng lấn át, còn người yêu của cậu cũng bị thằng nhãi chiếm đoạt, y tức giận rút súng bắn con trai tân thừa tướng ba phát vào đầu, hai phát vào tim. Khi đưa cậu vào y viện thì cậu đã trút hơi thở cuối cùng!



Sơn Trung

NGUOI TRAN GIAN *THƯƠNG GIA ÁO VÀNG…



THƯƠNG GIA ÁO VÀNG…



"A Di Đà Phật, là một Phật tử, nếu nói láo, nói thêu dệt chẳng những có tội mà còn mang khẩu nghiệp, biết sai mà ngậm miệng bao che lại nặng tôi hơn. Lời nói phải không sợ khẩu nghiệp mà còn được phước vì có thiện ý cảnh tỉnh người mê muội"



Sự kiện Ông Trần văn Cảnh hay Tắt Phước hay Phước Huệ gì đó, mượn chiếc áo vàng, đội lớp thầy tu làm ô uế cưả thiền môn, hay lấy tiền chùa Quy Mã du hí với người yêu Diệu Đức hai tháng mỗi năm mới chỉ là một, còn nhiều lắm, nó chưa lộ ra vì các ông, các bà khác vẫn còn nồng ấm hương T… giữa thầy, giữa cô và các con trong lén lút…



Áo không phải là thầy tu, nhưng bá tánh cứ cúi đầu dâng hiến khiến Thầy phải nghĩ ra trăm phương ngàn kế để tiêu xài nó. Có tiền mua tiên cũng được. Vì thế, ông sư bà ni tha hồ xây lầu, tậu xe, du lịch, hành hương…Họ trở thành những thương gia của đạo Bụt.

Để vào đề, tôi mạn phép vòng vo một chút về cái Tánh phàm của mỗi con người.



Sơ luợt về cái nhân chi sơ…

Vừa lọt lòng mẹ, đứa bé chào đời bằng tiếng khóc, phải chăng để nói lên sự sợ hải khi sắp hội nhập cõi trần?

Rồi, bé sẽ biết vui trong vòng tay thân yêu trìu mến của mẹ cha và buồn khi thiếu nó. Từ đó bé bắt đầu huấn tập lục dục thất tình để rồi dần dần đánh mất cái nhân chi sơ của thuở lọt lòng.

Vào đời, con người bắt đầu làm sở hửu chủ một rồi nhiều thứ nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ nên cố tình tranh danh đoạt lợi để có nhiều hơn nữa và từ đó quên đi tất cả cái trong trắng thơ ngây của những ngày mới ra đời…



Một người đi tu cũng gần giống như vậy, cho dù tu vì chí nguyện, tu vì thất tình lục dục…lúc khởi thuỷ rất tinh tấn miên mật nhưng tâm càng tịnh thì caí động của đời xâm nhập càng dữ dội hơn. Không như những bậc hiền triết sống an nhàn ẩn dật nơi rừng cao núi thẳm, các nhà tu hành nhập thế ở thời mạt pháp nầy phải kề cận với khối người mang qúa nhiều ác nghiệp nên nét son tu hành trở thành sẩm nặng rồi từ từ mọi thói hư tật xấu bắt đầu nhen nhúm để thay chỗ cho chữ TU mà lúc xuống tóc đã hứa nguyện thề…

Đây, câu chuyện điển hình, tôi nghĩ rất nhiều người biết, nhất là các vị tu hành, các Phật tử. Hãy coi lại để minh tâm, diệt bớt tính tham vốn đã hiện hửu trong lòng:



Thầy RAM GOPAL, một thiền sư đắt đạo Ấn Độ, viện trưởng của một tu bệnh viện chửa trị mọi bệnh nan y, kể lại con đường tu hành của mình cho phái đoàn của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh đến vấn đạo ông hơn một thế kỹ trước: (Hành Trình Về Phương Đông của Nguyên Phong)

Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư, sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa nên dặn học trò ở lại chăm lo tu hành. Nghe theo lời thầy, trò thiền định sớm hôm không hề bê trễ.



Vì chỉ có một miếng khố che thân mà bị chuột cắn hoài nên rách nát hết, thầy phải đi xin một mảnh vải che thân khác, cứ thế, hết mãnh nầy tới mãnh khác. Dân làng thấy vậy, bèn biếu một con mèo để trừ lũ chuột. Có mèo, chuột không dám lộng hành nữa, nhưng tu sĩ phải lo thêm một phần ăn. Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin sữa để nuôi mèo. Một tín đồ tốt bụng bèn tặng tu sĩ một con bò cái để có sữa cho mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò, nhưng rồi phải còng lưng cắt cỏ nuôi bò. Có mèo, có bò, tu sĩ phải bận tâm để lo cho nó. Dân làng thấy vậy, bèn hiến tu sĩ một mảnh đất và dụng cụ canh nông để tu sĩ trồng trọt. May cho tu sĩ, miếng đất quá màu mỡ nên lợi nhuận rất nhiều cộng với bò mèo đều sinh sôi nẩy nở, tu sĩ làm không xuể nên phải nhờ đến dân làng. Từ đó chốn thanh tu bổng chốc trở thành một đồn điền trù phú…



Tiền vào như nước, tu sĩ phá bỏ chùa cũ để xây một đền thờ to lớn đẹp đẻ, sơn son, ghép vàng, bá tánh tấp nập cúng dường để mua CÔNG ĐỨC? Qúa nhiều việc, nhiều tiền, tu sĩ hết tu và bù đầu vào những con số và kế hoạch kinh doanh thêm…Tu sĩ bắt đầu trở thành đại hào, đại phú, đại tư bản, chỉ trừ chiếc aó đang khoát bên ngoài…



Một hôm sư phụ trở về không thấy túp lều đơn sơ nữa mà chỉ thấy một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương, ồn ào hơn chốn phồn hoa đô hội.

Thấy thầy về, trò vui mừng ra chào đón và bắt đầu phân trần cho những đổi thay ngoài ý muốn.

Sư phụ thở daì dạy rằng:

- Xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải giải thoát. Tu tập tín đồ thật đông thì ồn ào phức tạp, chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu. Vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa hẳn con đường mà ta chỉ dạy nhằm việc giải thoát. Con chỉ lầm lẫn một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay, trói buộc các thứ đó, làm sao con có thể giải thoát được?

Ram Gopal yên lặng, như để ôn laị dĩ vãng, rồi chậm rãi nói: Người tu sĩ đó là tôi, tôi đã từ bỏ hết để theo thầy lên non học đạo, và nay tôi áp dụng nó (đoạn tuyệt tài sản) để chửa mọi bệnh nan y trong tu bệnh viện này…



Câu chuyện trên hầu hết các vị tu hành đều thấu triệt, nhưng vì đồng tiền, vì lợi đã làm mờ lương tri khi phải khoát lên chiếc áo vàng oan nghiệt…



Bước đầu hải ngoại:



Sau khi rời ghe đặt chân lên miền đất mới, nhìn chiếc áo nâu sòng, mọi người thoát chết đều kính trọng, cho đến lúc định cư khi thầy khoát lên chiếc áo vàng thì niềm kính trọng cũng vẫn còn nên thầy được ăn trên ngồi trước, được tín đồ cung phụng nên chẳng mẻ một móng tay hay phải rụng một lông chân trong khi mọi người phải đi cày, có khi hai, ba việc để có tiền dư cúng dường, mua phước…



Người Việt haỉ ngoại giàu một thì các thầy giàu gấp trăm ngàn lần, từ một căn phố nhỏ, rồi hai căn, ba căn và cuối cùng đập bỏ hết để xây thành một nơi nguy nga tráng lệ. Anh làm được, tôi làm được, thế rồi nhiều người khoát aó thầy tu. Rừng không hai cọp, thi đua lập chùa, nên chùa mọc nên như nấm mà Phật tử chỉ lèo tèo. Để trang trải cho những chi phí xa hoa vì lòng tham, các thầy quản cáo rầm rộ để dành giựt Phật tử, ngoài vấn đề tu học, họ thi nhau tổ chức đủ trò, nào đaị nhạc hội, nào du lịch, hành hương v.v…



Để có vây cánh, thâỳ thâu nhận đệ tử hay ủng hộ bạn đồng tu để lập thêm chùa chẳng những trong môt thành phố mà cả trên khắp thế giới để hòng vơ vét tiền bạc của đám Phật tử u tối, nghèo, giàu, sẵn sàng bỏ tiền mua công đức?..



Nhiều chùa trở thành chùa Bà Đanh nhưng vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, để cho ta thấy rằng các ngài là những thầy tu tỉ phú thời đại.



Theo luật thì chùa nào cũng có ban trị sự để phục vụ để quản lý mọi chi tiêu, nhưng rồi vì tiền, vì nể thầy nên họ đều nhường bước đặt thầy trên đầu để qùy mọp xuống mà tuân theo mọi chỉ thị. Thầy bận rộn cả ngày vì ôm đủ thứ nên quên hẳn đường Tu để đổi lấy đường Tiền…



Trong chánh điện, trong Quan Âm Các, không chùa nào là không có hằng trăm, ngàn, tượng Phật nhỏ xung quanh, được bán với gía cắt cổ, tuỳ theo vị trí mà các thầy hô hào để mua CÔNG ĐỨC, caí gì cũng gọi là công đức, thùng phước sương to tướng cũng đề hai chữ công đức, ôi! công đức, công đức. Sao các thầy lạm dụng thế mà quên đi những gì dạy bảo của Lục Tổ Huệ Năng để lại, đã minh thị rất rõ trong Kinh Pháp Bảo Đàn (KPBĐ):

Quan Vi Thứ Sử đời Đường, được vua gửi đến để Vấn đạo Lục Tổ, Ngài hỏi LT rằng:

Đệ tử có nghe đức Đạt Ma, lúc ban sơ hóa độ Lương Võ Đế, Vua có hỏi rằng: "Trẩm trọn đời cất chùa độ tăng, đãi chay, làm phước, có CÔNG ĐỨC gì không? Đạt Ma nói thật không có công đức. Đệ tử chưa thấu hiểu lẽ ấy, xin hoà thượng giải cho".

Lục Tổ nói: THẬT KHÔNG CÓ CÔNG ĐỨC, chớ nghi lời nói của thánh nhân. Võ Đế mắc tà kiến, không biết CHÁNH PHÁP, cất chùa, độ tăng, đãi chay làm phước, ấy gọi là CẦU PHƯỚC, không thể lấy phước mà kể là công đức được. CÔNG ĐỨC Ở TRONG PHÁP THÂN, CHỚ CHẲNG PHẢI Ở CHỖ TU PHƯỚC.

Là một Phật tử sơ khai nhưng tôi đã thuộc nằm lòng những lời trên của Lục Tổ, sao qúy ông Sư bà Ni lại cố tình quên những lời lẽ dạy bảo rõ ràng trong sáng nầy.



Làm tiền trên xác chết:



Dù nghèo đến đâu ngươì con Phật vẫn phải chu toàn bổn phận thiêng liêng cho thân nhân của mình trong ngày qúa cố. Nếu bạn may mắn ở trong nhóm thiền thiện nguyện hay chỉ cần biết họ thì họ sẵn sàng giúp bạn để tụng kinh siêu độ không tốn một đồng xu cắt bạt, còn nếu bạn vì qúa hiếu thảo, có tư tưởng bịnh hoạn rằng các thầy mới có khả năng siêu độ người chết hơn ( như thầy Tắc Phước) thì bạn phải moi hầu bao ra trả chẳng những cho chùa mà rồi phải cúng dường cho từng thầy nữa. Mỗi chùa đều có gía trên trời dưới đất chứ không chùa nào free cả, khổ nhất là cái màng cúng dường cho từng thầy ngoài cái gía đó. Tụng kinh cho đám ma bây giờ nó trở thành một DỊCH VỤ nên nhiều nhà quàn đã bao thầu luôn và như vậy thân nhân người xấu số đỡ bớt đau khổ (phải cúng dường từng thầy) trong ngày khổ đau vì mất mác thân nhân…

Nếu thân nhân được mồ yên mả đẹp, thì cũng phải tốn bảy thất, rồi thất hằng năm. Hỏa táng cũng vậy, nhưng hủ tro không còn là tro nữa mà là chỗ đẻ ra tiền cho qúy chùa. Qua năm này tháng nọ, tro sẽ thành vàng, chi chit từng tầng bên mẹ Quán Âm, Ôi! mong thầy nên khuyên họ sớm bón phân cho cây cỏ hay làm màu mở cho sông ngòi biển cả, để người chết không còn vướn bận mà thánh thóat ra đi…Còn nữa, sau lưng chánh điện, là bản phong thần to tướng, trên đó được gắn hình người qúa cố cũng là một lợi tức ắc có của chùa. Mỗi tấm tùy theo vị trí đều có tiền dán bên trong, hết tiền, hết keo, hình người chết tức khắt bay vào cực lạc…



Nói nhiều, nói lắm, nếu lỡ noí qúa, nói trật, tôi sợ mang khẩu nghiệp nên tạm dừng nơi đây với ước mong rằng: Với qúy thầy: Hãy luôn ghi nhớ lời thề nguyện sau khi cạo đầu để khoác chiếc áo vàng mà tu cầu giải thoát như câu chuyện của chính thầy Ram Gopal nói trên. Việc quản lý chùa đã có ban trị sự, có bá tánh…


Với Ban Trị Sự: Mong rằng các ông là những Phật tử chân chính gương mẫu, xây đạo giúp đời, đừng a dua theo thầy mà bòn rút bá tánh để bỏ túi riêng, để phát triển chùa như môt thương nghiệp, nó chẳng ích gì cho việc tu hành mà là lòng tham, là đệ nhất độc thì con đường địa ngục của các ông ắt phải đến. Một đồng hai đồng đều phải có biên nhận, phải khai thuế…Hãy thượng tôn luật pháp và tự vấn lương tâm của một người con Phật mà hành xử nhiệm vụ của mình.



Với Phật tử: Phật tử vào chùa phần lớn đều nghĩ rằng cúng dường thật nhiều để mua công đức, mua sức khoẻ, mua giàu sang danh vọng…Không phải vậy đâu các vị Phật tử mê muội ơi, Lục tổ đã nói như trên: công đức, sức khoẻ giàu sang danh vọng nó ở trong chính pháp thân của qúy vị chứ chả mua được ở chùa, hãy nhớ kỹ…Cái SI của qúy vị chẳng mua được công đức như thầy dụ khị mà nó chính là con đường đầu tư vào địa ngục của cả thầy lẫn trò đó vậy.



Hiện tại có rất nhiều chùa, thầy trụ trì kiêm luôn tất cả nên tha hồ hoành hành, làm giàu cho chính mình, cho vợ con, giòng họ ở VN, lén lút gian díu đâu đó làm ô uế cửa thiền môn vì sự tiếp tay của đám Phật tử u mê này.



Nếu là một Phật tử chân chính, nếu là thầy tu, muốn thật tâm tu hành để đắt đạo, hãy noi theo gương thầy Ram Gopal và thực hành đúng theo KPBĐ của thầy Lục Tổ…



Người Trần Gian



Wednesday, November 26, 2008

NGUYỄN THIÊN THỤ * PHAN NGUNG HAY PHIÊN NGUNG * BÀI 1

===








PHAN NGUNG HAY PHIÊN NGUNG ?

*

BÀI I

===


Qua mấy bài phê bình về chữ Hán, tôi nhận thấy ông Minh Di là một người rất giỏi Hán văn. Về văn và Sử, phần đông người nghiên cứu không thông thạo Hán nôm, họ chỉ dựa vào các bản dịch Pháp văn hay nhờ người khác dịch Trung văn cho họ. Ông Minh Di đã nghiên cứu các tài liệu cổ Trung Hoa. Tôi cũng đã có lời khuyến khích ông nên chuyên về cổ sử, nhằm trình bày, đối chiếu tài liệu của hai nước VIệt Hoa.



Gần đây, Trên Dân Vân tập chí, ông Minh Di đã lên tiếng phê binh Ông Trần Gia Phụng và Nguyễn Phương. Tôi không chuyên về Hán học, cũng không chuyên về sử học nhưng vấn đề này là gốc rễ của cổ sử nên đành góp ý đôi lời.







I.TÀI LIỆU SỬ



1. Trần Trọng Kim chép như sau vê nhà Triệu (207-111 tr.Tây Lịch):

' Triệu Vũ Vương (207-137) tr. Tây lịch ) - Năm quý tị (207), Triệu Đà đánh được An Dương vương rồi, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ vương, đóng đô ở Phiên Ngung 番禺 gần thành Quảng châu bây giờ (VNSL, 37).



2. Trong Ức Trai Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, các văn thần Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Thiên Tích và Lý Tử Tấn viết lời tựa có đoạn như sau: “Triệu Vũ Đế tên là Đà lập nước tại đất Phiên Ngung, nay thuộc Quảng Đông” Triệu Vũ đế Đà kiến quốc vu Phiên Ngung kim thuộc Quảng Đông

武帝陀建國于番隅今屬廣東( Ức Trai Di tập hạ, Hoàng KhôI dịch, Phủ QVK, Saigon 1792, tr.726).



3. An Nam Chí Lược của Lê Tắc viết : quân của Lâu thuyền tướng quân . . .chờ quân Lộ Bác Đức kéo tới cùng đi đến thành Phiên Ngung 樓船將軍....待博德俱進,至”番禺 Lâu thuyền tướng quân. . . đãi Bác Đức câu tấn, chí Phiên Ngung “( Viện Đại Học Huế, 1961, tr.57, 92)



4. Từ Hải và Từ Nguyên viết 番禺



Tra các tài liệu sử , tôi thấy hai chữ Phiên Ngung, đều có vài khác biệt. Về chữ Ngung, Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, An Nam Chí Lược của Lê Tắc và Từ Nguyên, Từ Hải viết 禺 còn Dư Địa Chí của Nguyễn TrãI viết 隅 (có bộ phụ). Như vậy là có hai cách viết: 禺 và 隅 nhưng viết禺 thì phổ biến hơn.





II. TỪ ĐIỂN



1. CHỮ 禺

(1).Thiều Chửu đọc禺 là Ngu, nghĩa là tên núi, tên đất, khu vực) .

(2).Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, không có chữ này.

(3).Từ Hải

Từ Hải đọc là ngu
魚懼切音遇遇 韻 ngư cụ thiết, âm ngộ, ngộ vận,

· 元劬切音虞虞韻 nguyên cù thiết âm ngu, ngu vận.;

Từ Hải cũng đọc là ngung
魚容切音顒冬韻 ngư dung thiết, âm ngung, đông vận,

4. Từ Nguyên: giống Từ Hải.

5. Từ Điển điện toán Viktionary

禺 ngu, ngung,

Vietnamese
[edit] Han character
禺 (ngu, ngung)





2. CHỮ 隅

(1).Thiều Chửu đọc là 隅Ngung, có nghĩa đất

ngoài ven, hình vuông.

(2). Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh , đọc là ngung: bên góc.

(3).Từ Hải đọc là Ngu

元劬切音虞虞韻nguyên cù thiết, âm ngu, ngu vận).

(4).Tự điển Viktionary ghi:

隅 ' ([[ngung]], [[ngong]])

[edit] Vietnamese
[edit] Han character
隅 (ngung, ngong)





Qua các từ điển trên, ta thấy 隅禺 đọc Ngung hay Ngu đều được đúng như ông Minh Di nói.



3. CHỮ 番

Riêng chữ 番 là quan trọng. Vậy ta thử tra từ điển để xem họ phiên âm chữ 番 là như thế nào

(1). Tự điển Thiều Chửu:

番 phiên, phan, ba, bà (12n)

• Lần lượt. Như canh phiên 更番 đổi phiên (thay đổi nhau).

• Giống Phiên, đời sau gọi các nước ngoài là phiên cả. Như phiên bố 番布 vải tây, phiên bạc 番舶 tàu tây, v.v.

• Các người Thổ ở Đài Loan cũng gọi là phiên.

• Một âm là phan. Tên huyện.

•. Lại một âm là ba. Ba ba 番番 khỏe mạnh.

• .Một âm nữa là bà. Già, lụ khụ.




((2). Hán Việt Đào Duy Anh
Phiên 番: lần lượt. Người Tàu gọi người ngoại quốc hay rợ ở bốn phương là phiên.




(3).
(4).
(3). (3). TỪ Nguyên ( TRUNG QUỐC) 番,
· Chú 1: 敷駑切音翻 元韻 phu nô thiết, âm phiên, nguyên vận. ( âm phiên, vÀn nguyên), nghïa là Phiên.
· Chú 5: 逋倭切音波 歌韻 bô oa ( uy, nụy) thi‰t, âm ba, ca vận (nói lái bô oa thành ba ô (như vÆy là đọc BA), âm BA, vÀn CA.
(Bộ Từ Nguyên này rất cũ, in lần 2, không ghi năm xuất bản ).

(4). TỪ HẢI (trung quÓc ) :

番, 敷駑切音翻元韻 Phiên: phu nô thi‰t âm phiên, nguyên vận. (âm phiên, vÀn nguyên, nghïa là đọc Phiên.Giống chú 1 cûa Từ Nguyên.




(5). Đại Nam Quốc Âm Tự Vị cûa Huÿnh Tịnh Cûa:
Đây là tự điển chữ Nôm, trong đó có từ Hán Việt:
番 Phiên (c.): Một bận, một chuyến, các bộ thuộc ở phía bắc Trung Quốc.
Phiên (c.): Bay, trở.
Phiên (n.): .
Phiên (c.): (Phận).





(6). TỰ ĐIỂN TRẦN VĂN KIỆM
Tác giả là một vị linh mục, hiện còn sống ở Texas, Hoa Kÿ. Đây là một quyển tử điển mới, phiên âm Việt và Hoa , có thể đọc Hán và nôm,.

Phen* (phiên; phiên). Từ cùng nghĩa: 蕃Lần: Phen này ông quyết đi buôn lọng; Bao phen thỏ lặn ác tà; Một phen mưa gió nặng nề - Kẻ phải làm việc nặng nhọc: Phu phen - So sánh mà ghen: Phen (phân)

Phiên (fān) Phen: Tam phiên ngũ thứ (luôn mấy phen) - Có gốc từ nước ngoài: Phiên qua (bí đỏ); Phiên mộc qua (đu đủ); Phiên gia (cà chua); Phiên thự (khoai lang); Phiên hoàng hoa (crocus) - Số gán cho - đơn vị bộ đội: Phiên hiệu

Phiên* (phiên; phiền) Từ cùng nghĩa: 翩 蕃

Phen* (phiên; phiên)

Phen* (phiên; phiên) Lần, phen: Cắt phiên - Làm mau cho xong: Thôi! Phiên phiến đi! - Đông người họp nhau: Phiên chợ Phen* (phiên; phiên)



(7).TỰ ĐIỂN VI TÍNH CHỮ HÁN (Lê Quý Ngưu,Việt Nam)

Ngày nay, tại Việt Nam , một số tự điển Hán Việt có chua cách phát âm Trung Quốc. Tôi xin trình bày một quyển tiêu biểu. Đó là quyển Tự Điển Vi Tính Chữ Hán của Lê Quý Ngưu. Ông là người giỏi, nhưng nhu liệu vi tính chữ Hán của Nguyễn Hữu Vinh, Lê Văn Đặng tại hải ngoại thì dễ dàng, nhanh chóng và giản dị hơn ( xin vào web page của Viện Việt Học, California.

Trong cuốn tự điển này được ghi phát âm theo Hoa và Việt: BA (ba), Bà (baf ), PHAN ( phan), PHIÊN ( phieen)



(8). TỪ ĐIỂN WIKTIONARY

Đây là tự điển on line của ngoại quốc, xin trích một đoạn về chữ. .

Mandarin
Hanzi
番 (pinyin bō (bo1), fān (fan1), fán (fan2), pān (pan1), pán (pan2), pí (pi2), pó (po2), Wade-Giles po1, fan1, fan2, p'an1, p'an2, p'i2, p'o2)

Vietnamese
Han character
番 (phiên, phan, ba, bà)

Readings
Nôm: ba, bà, phiên, phan, phen








KÊT LUẬN



Qua những dẫn chứng trên. tôi nhận thấy chữ 番 đọc là Phan hay Phiên đều đúng cả. Tuy nhiên, trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam, nh ư trong Lục Vân Tiên, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa. . . người ta thường đọc là Phiên như quân Phiên, Phiên bang, giặc Phiên, tướng Phiên . . .

Đây là một điều rắc rối trong Việt ngữ. Một số chữ Hán ta đọc khác với người Trung Quốc hay đọc khác sách vở vì những lý do sau:

1. Tục kiêng tên trong các gia đinh

MINH> MIÊNG; HOA> BA> HUÊ ; TH ÀNH> THIỀNG; HO ÀNG > HUỲNH

2. Tục kiêng tên toàn quốc:

Đó là luật về kiêng tên húy của nhà vua. Trong văn chương hay văn kiện không được viết tên vua và tổ tiên của vua. Thí sinh vi phạm thì gọi là phạm trường quy, bị đánh hỏng, có khi bị giam cầm. Dân chúng và quan lại thì ghép tội phạm húy, dân thì bị giam cầm, quan thì bị cách chức và ở tù. Thí dụ vua Tự Đức tên Hồng Nhậm, vậy chữ Nhậm 任 phải đọc là NHIỆM và viết thiếu đi một nét, thành ra giống chữ nhâm 壬

3. Sự thay đổi của ngôn ngữ:

Ngôn ngữ nào cũng biến đổi theo thời gian và không gian. Người Mỹ nói tiếng Anh, nhưng tiếng Anh truyền bá sang Mỹ, Úc, Canada đã biến đổi ( Nay có một nhóm ở châu Âu muốn tạo ra một lối chữ Anh khác! ). Lúc đầu cũng có người phê bình rằng người Mỹ nói sai, viết sai chữ Anh và văn pháp Anh. Nhưng người Mỹ vẫn chẳng thèm đếm xỉa đến những lời chê bai này, và cũng chẳng thèm tuân thủ tự điển và văn phạm của nước Anh. Các nhà ngôn ngữ học Mỹ nhận thấy người Mỹ có một văn phong, ngôn ngữ khác với người Anh. Họ soạn tự điển tiếng Anh cho người Mỹ. Quyển thứ nhất ra đời, rồi quyển hai, quyển ba ra đời, xác nhận nền độc lập ngôn ngữ, văn tự của Mỹ, khác với Anh văn của người Anh. Người Mỹ tự hào về điều này, họn bảo rằng đó là tiếng Anh của người Mỹ, ngôn ngữ của người Mỹ, đặc tính của ngôn ngữ Mỹ! Người Canada cũng vậy, có một vài từ mà người Mỹ đọc khác người Canada thí dụ chữ Lieutenant . Người Bắc nói quằn quại, người Nam cũng là người Bắc vào Nam trước vài thế kỷ thì nói và viết Oằn oại .



Nước ta lệ thuộc Trung quốc từ đời Tần. Hán. Theo Henri Maspéro, tiếng Hán Việt chuyển lai từ tiếng Trung Hoa về thế kỷ thứ IX và X sau tây lịch kỷ nguyên. Còn Bernard Karlgren người Thụy Điển cho rằng đến đời Đường ( 618-907) mới chia ra làm tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến. . . ( Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam Cổ Văn Học Sữ. QVK, Saigon, 1970, tr.76, chú 1,2)





Nói như vậy nghĩa là những từ Hán Nôm bây giờ, tức là chữ Hán đọc theo âm Việt ( như Thiên trời, Địa đất, Vân mây, học hành, dâm dục, đồng chí ) và cả những tiếng Việt xuất phát từ Hán Việt ( như đao> dao; di> dời; bình> bằng ) chính là âm Trung quốc đời Đường. Vả lại, nước ta nghèo, thiếu phương tiện , các nho sĩ học lòng, chứ không ai có từ điển mà tra cứu, sách giáo khoa cũng thiếu. Vì vậy, ta học theo truyền thống cha ông, đọc và viết theo cha ông, đời này sang đời khác. Nói như vậy không có nghĩa là cổ nhân không cập nhật văn tự và ngôn ngữ. Thực tế, việc sai lầm hay khác biệt cũng không là bao, vì các đời, phái đoàn sứ thần ta thường sang Trung quốc, mua sách và giao thiệp với người Trung Quốc. Hơn nữa, các lái buôn Trung Quốc cũng thường chở sách sang Việt Nam. Như vậy, kiến thức về văn chương và ngôn ngữ tiền nhân luôn luôn phong phú và vững chãi. Các sách lịch sử và văn chương ta từ trước đến nay nói Phiên Ngung là đúng theo sách vở và cũng theo lời truyền tụng lâu đời trong dân chúng, mà dân chúng này bao gồm nông dân, công nhân, thương gia, quan lại và các nhà khoa bảng Giả sử xưa nay chữ ? người Trung Quốc đọc là Phan mà cổ nhân đọc PHIÊN thì cũng không sao biết đâu hồi đó đọc PHIÊN NGUNG mới là đúng. Phiên Ngung nay thuộc Trung Quốc nhưng ngày xưa là một phần của Việt Nam mà thừa tướng Lữ Gia đã tốn xưong máu bảo vệ đất đai nhưng thế cùng lực tận để rơi vào tay Trung Quốc.

Cũng như ngày nay, sách vở cả thế kỷ ghi là Sài gòn nhưng đâu có phải là Sài gòn, đó chỉ là cách ghi của người Pháp! Hòn ngọc Viễn Đông tên là gì? Cây Gòn, Sài Côn, Tây Cống hay tên gì đây? Chúng ta đã mất khai sinh bản chánh, chỉ còn là những thế vì khai sinh, hay chỉ là những bản khai sinh mới. DONGHOI, BALANGAN, FAIFO.. . tên thật là gì? Đi xa hơn nữa, những Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, Mê Linh tên Việt là gì? Trước đây, một tác giả đưa ra ý kiến tên Trưng Trắc, Trưng Nhị là “trứng chắc” và

“ trứng nhì” là tên gọi về trứng kén trong kỹ thuật tơ tằm. Nói chung, chúng ta mất tên Việt rồi.Những cái tên trong sử sách Trung Hoa và Âu Mỹ chẳng phải là tên thật. Đó chẳng qua là tên ngoại quốc, còn tên Việt mất lâu rồi, biết tìm đâu? Chinh bản thân người VIệt hải ngoại nay cũng đã mất tên, nói chi chuyện trăm, ngàn năm trước!




====

NGUYỄN THIÊN THỤ * PHAN NGUNG HAY PHIÊN NGUNG * BÀI 2

====


BÀI 2


*

Trước đây, tôi đã trình bày về cách viết và đọc hai chữ 番 và 禺 riêng rẽ, rốt cuộc có hai cách đọc là PHAN, PHIÊN và NGU, NGUNG.
Nay tôi xin trình bày rõ thêm về cách đọc riêng và chung của hai chữ 番禺 mà chú trọng về cách phiên âm pinyin.




I. CÁCH ĐỌC RIÊNG

1.TỰ ĐIỂN TRẦN VĂN KIỆM
番 Phiên (fān)


2. TỪ ĐIỂN WIKTIONARY
Đây là tự điển on line của ngoại quốc, xin trích một đoạn về chữ 番. .


Mandarin
Hanzi
番 (pinyin bō (bo1), fān (fan1), fán (fan2), pān (pan1), pán (pan2), pí (pi2), pó (po2), Wade-Giles po1, fan1, fan2, p'an1, p'an2, p'i2, p'o2)


Vietnamese
Han character
番 (phiên, phan, ba, bà)
Readings
• Nôm: ba, bà, phiên, phan, phen
http://en.wiktionary.org


3. CHINESE CHARACTER DICTIONARY
fan1 pan1 bo1 po2 fan2 pan2 pi2
http://www.mandarintools.com


4. CHINESE TEXT PROJECT
番 fān pān bō pó fán pán pí
http://chinese.dsturgeon.net/dictionary.



Bấy nhiêu thí dụ cũng cho thấy chữ 番 có thể đọc nhiều cách, nhưng hai cách phổ biến là PHIÊN (fan) và PHAN (pan ).


II. ĐỌC CHUNG HAI CHỮ 番禺


Khi tra cứu một số từ điển danh tiếng, tôi gặp hai trường hợp:
-Không chú thích về 番禺 như Khang Hy từ điển
-Có chú thích nhưng không phiên âm như Trung Hoa Đại Tự Điển.



Vì vậy, tôi đã tìm đến một số từ điển cổ cũng như mới có chú thích cách đọc, trong đó các tự điển tiếng Hoa hay Hoa Anh , và các tài liệu khác có ghi pinyin về hai chữ 番禺. Từ điển và sách thì vô số, tôi không thể tìm hết, chỉ có thể tìm kiếm một số thôi. Tuy vậy, tôi cũng có một số kết quả về cách phát âm hai chữ 番禺:


1. PHIÊN ÂM PHAN NGUNG hay PHAN NGU
Đa số từ điển ghi theo cách này:


(1) Encyclopedia II
番禺. pānyú.


Guangzhou: Encyclopedia II - Guangzhou - History
It is believed that the first city built at the site of Guangzhou was Panyu (番禺; the locals pronounced this in Cantonese as Poon Yu) founded in 214 BC. The city has been continuously occupied ...
www.experiencefestival.com/a/guangzhou%20-%20history



(2). TỪ HẢI (Trung quốc ) :


• Chú giáp: 番, 敷駑切音翻元韻 Phiên: phu nô thiết âm phiên, nguyên vận. (âm phiên, vần nguyên, nghïa là đọc Phiên.

• Chú ất: 逋倭切音波 歌韻 bô oa ( uy, nụy) thiết, âm ba, ca vận ( bô oa thành ba ô (như vậy là đọc BA), âm BA, vÀn CA.
Hai chú trên giống Từ Nguyên

• Chú bính: 鋪剜切音潘寒韻 Phô oan thiết âm phan, vần hàn ( phô oan thành ra phan) , âm phan, hàn vận như 番禺 Phan Ngung (1).


Từ Hải còn ghi ở phần phụ về cách phát âm như sau:
番- fan
- pan : 番禺 ( tr.46).

Như vậy theo Từ Hải, chữ 番 có thể đọc fan ( phiên ) và pan (Phan) nhưng trong chữ 番禺 thì phải đọc là Phan Ngung hay Phan Ngu.



2. PHIÊN ÂM Phiên Ngung (theo các từ điển và tài liệu khác )



Các TỪ ĐIỂN TRUNG VĂN dùng fan chú âm phiên như Trần Văn Kiệm (fan: phiên), và Từ Hải như đã nói trên.

(1). POPUP CHINESE 番禺 fānyú
http://www.popupchinese.com

(2). HOÀNG KIỀU 番禺 fānyú
http://www.yellowbridge.com/

(3). CHINAKNOWLEDGE
Rulers of Southern Han (Nanhan) 南漢 (Yue 粵; 917-971) Capital: Fanyu 番禺 (modern Guangzhou 廣州/Guangdong)
www.chinaknowledge.de/History/Tang/rulers-nanhan.html


(4). KEN CHEW UNDERSTANDING CHINESE
秦始皇帝 The First Emperor of ...


"One army was sent to Fanyu (番禺 in present day south of Guangzhou city 廣州市 Guangdong province 廣東省), one to Tancheng (鐔城 in present near Guilin city 桂林市 in Guangxi province "
(秦始皇帝 The First Emperor of China Part II)
http://kchew99.spaces.live.com



(5). CHINESE HISTORY
- Ten Kingdoms rulers: Southern Han or Yue . Capital: Fanyu 番禺 (modern Guangzhou 廣州/Guangdong)
www.a3guo.com/en/china/History/Tang/rulers-nanhan.html


(6).YUE(CANTONESE) DIALECTS
"Tones and phonology of the Yue Cantonese dialects of Guangdong province: Guangzhou, Canton, Zhongshan, Zhongshan ... 番禺(市橋) / 番禺(市桥) Fānyú (shìqiáo) Tones ..."
www.glossika.com/en/dict/dialecty.htm



3. PHIÊN ÂM CẢ HAI


(1). HOÀNG KIỀU (Yellow Bridge)
a.Words With Same Tail Word. 番禺 • pānyú, Panyu county (in Guangdong province). Derived Words or Phrases. None. Similar-sounding Words ...
www.yellowbridge.com/chinese/wordsearch.php?=
Mandarin Chinese: Chinese-English Dictionary

b. 番禺市. fānyú shì. Main. Definition, Panyu. Pinyin ... Word Decomposition. 番禺, pānyú, Panyu county (in Guangdong province). 市, shì, market; city
www.yellowbridge.com/chinese/ - Mandarin Chinese: Chinese-English Dictionary



(2). CHINESE TEXT PROJECT
番禺
Character Composition Variants Pinyin Cihai

田+ 7 蹯
fān pān bō pó fán pán pí p.914r4c04

禸+ 4 yú ǒu yù p.986r4c01

http://chinese.dsturgeon.net/dictionary



( 3). CHINESE ENGLISH DICTIONARY


fan1 ㄈㄢˉ
(measure word for acts), deeds, foreign.

pan1 ㄆㄢˉ
(surname)/place name.

yu2 ㄩˊ
(place)/district.

http://eyegene.ophthy.med.umich.edu/hanyu/index.php



(4). WIKIPEDIA
Từ điển này phiên âm là panyu và dịch là Phiên Ngung (2)


(5). Về Triệu Đà :phiên âm là panyu và dịch là Phiên Ngung.

At the end of the Qin Dynasty, he took control of the region of modern-day Guangdong and Guangxi. Zhao Tuo built up his power and territory, partially through alliances with native Yue nobility and chieftains. He then declared himself the King of Nanyue ("Southern Yue") and set up his capital at Panyu (番禺; Vietnamese: Phiên Ngung), the site of modern-day Guangzhou. (3)




4.CÁCH PHIÊN ÂM KHÁC
Ngoài ra còn có vài cách phiên âm khác

(1). 番禺 (xiang1 yu2
55k - 8 sec @ 56k Mandarin chinese word 番禺 (xiang1 yu2) - Stroke Order; Pinyin, ...
Simplified Characters : 番禺 ... Traditional Characters :
www.blabi.com/chinese/module/idiomas/action/word.view/l...




(2).番禺 Poon Yu
Guangzhou: Encyclopedia II - Guangzhou - History
It is believed that the first city built at the site of Guangzhou was Panyu (番禺; the locals pronounced this in Cantonese as Poon Yu) founded in 214 BC. The city has been continuously occupied ...
www.experiencefestival.com/a/guangzhou%20-%20history


(3). 番禺 pun1 jyu4
www.cantonese.sheik.co.uk/dictionary/words/13771/

(4). Historical capitals of China - Open Encyclopedia
The Nanyue (207 BC - 110 BC): it was known as Pun Yue (番禺) ... The Southern Han (917 - 971): it was known as Pun Yue (番禺)
www.openencyclopedia.net/index.php/Cambaluc



IV. GỐC 番禺

Trong bài trước, tôi có nói đến Sài Gòn đã mất tên gốc (4). Phiên Ngung cũng thế. Trước khi nhà Tần xâm lược, Bách Việt là một vùng độc lập. Trước khi Triệu Đà lập kinh đô Nam Việt, Phiên Ngung hay Phiên Ngu tên là gì, không thấy nói. Nay một số tài liệu cho biết Phiên Ngung hay Phan Ngu vốn tên là 蕃禺 sau đổi là 番禺 :


1.Chinese Architecture- Guangzhou (Canton)
08- Museum of the Tomb of the King of Southern Yue in Western Han Dynasty ... city built at the site of Guangzhou was Panyu (蕃禺, later simplified to 番禺; Poon ...
www.chinese-architecture.info/CA/CA.htm


2. Guangzhou - New World Encyclopedia
... Panyu (蕃禺, later simplified to 番禺) was founded there in 214 B.C.E. ... first city built at the site of Guangzhou was Panyu (蕃禺, later simplified to 番禺; ...
www.newworldencyclopedia.org/entry/Guangzhou.


3. The first known city built at the site of Guangzhou was Panyu (蕃禺, later simplified to 番禺; Poon Yu in Cantonese) founded in 214 BC. ...
35 KB (4051 words) - 20:40, 22 October 2008
wikipedia

Hai chữ này khác nhau thảo đầu, Thiều Chửu đọc là Phiền, Phiên).



V. HÁN VIỆT VÀ QUỐC NGỮ



Thời Nho học, các cụ ta viết Hán Văn và đọc theo âm Hán Việt. Chúng ta chỉ thấy chữ mà không biết các cụ đọc như thế nào vì chúng ta xa cách các cụ hàng thế kỷ. Muốn biết các cụ đọc như thế nào thì ta phải tra các tự điển Trung Quốc và Việt Nam, tất nhiên trong dó có tự điển Hán Việt như Tự Điển của Đào Duy Anh và Thiều Chửu là những tự điển thông dụng trong khoảng 1945. .



Ngoài ra, ta phải xem các tác phẩm của các nhân vật buổi giao thời của tân học và cựu học, và những học giả thông thạo Trung văn hiện kim. Lý do dễ hiểu là ngôn ngữ ta không thay đổi cho nên dù Hán, Nôm hay quốc ngữ chỉ là hình thức, còn một số danh từ, ngôn ngữ và một số kiến thức vẫn tồn tại và xuyên suốt chiều dài lịch sử .



Hầu hết người Việt Nam đều đọc là Phiên Ngung. Phiên Ngung là một địa danh quan trọng cho nên từ đầu cho đến nay những ai quan tâm đến lịch sử Việt Nam đều biết.. Khi Pháp bãi bỏ chữ Hán thì một số người Việt vẫn kế thừa văn hóa cũ. Họ là những tiến sĩ, cử nhân hoặc nho sĩ thời Hán học còn lại cho đến khoảng 1975.




Trần Trọng Kim đã theo cựu học, sau sang Pháp du học. Những sách của cụ viết thường được ông anh là Phó bảng Bùi Kỷ hiệu đính và góp ý. Ngoài Trần trọng Kim, Đào Duy Anh, Nguyễn Đỗng Chi cũng là tay khá về Hán học, họ đã dịch thuật, nghiên cứu và sau 1945, đã tham gia dịch thuật các tài liêu văn sử trong đó có các bộ Toàn Thư và Cương Mục( tất cả đều đọc là Phiên Ngung). Trước 1975, một số thanh niên du học tại Trung Quốc, một số tốt nghiệp tại Đại học Văn Khoa và Sư Phạm Sàigon , Huế, và một số tăng lữ tại các Phật học viện miền Nam và nay một số học Hoa văn tại Âu Mỹ hay Nhật văn tại Nhật Bản là những nhân tố mới cho nên bây giờ tại Việt Nam và hải ngoại vẫn có một số giỏi Trung văn.



Khi tôi nêu lên ba tác phẩm phiên dịch Phiên Ngung trong bài thứ nhất là muốn trình bày cách viết và cách đọc của một số người Việt về hai chữ 番禺 trước khi đi vào các từ điển Trung văn và Hán Việt.


Ban phiên dịch Phủ Quốc Vụ Khanh Sài gòn, viện Đại Học Huế, và Viện Khoa Học Xã Hội Hà Nội gồm một số tinh hoa về Hán học. Như ban Phiên dịch Đại Học Huế có giáo sư Trần Kinh Hoà vốn là người Hoa, đã góp công phiên dịch An Nam Chí Lược và Mục Lục Châu bản triều Nguyễn, sau ông dạy đại học Mỹ và nay dạy đai học Hồng Kông. Ông giỏi chữ Hoa đã đành mà còn giỏi tiếng Việt, trên tạp chí Đại Học Huế ông đã viết nhiều bài biên khảo bằng Việt ngữ rất có giá trị khiến cho tôi rất kính phục. Chắc ông cũng đã đọc các bản thảo trước khi in và không phản đối hai chữ “Phiên Ngung”.




Nói đến các nhân vật Việt Nam thời Quốc Ngữ, tôi xin giới thiệu lần nữa Huình Tịnh Của, là một người mà không ai dám nghi ngờ khả năng Hán tự của ông. Trong lời Tiểu Tự của Đại Nam Quốc Âm Tự Vị ( 1895-1896 ), ông đã nhắc đến Phiên Ngung:




"Tra ra trong truyện nước Nam nguyên gọi là Giao Chỉ, ở bên Nam Trung Quốc cho nên gọi là nước Nam, từ 18 đời Hùng Vương sách về trước, địa phận còn ở bên Phiên Ngung, Quế Lâm, Tượng Quận, là phần đất Quảng Đông, Quảng Tây, tưởng cũng có chữ riêng, song nhiều đời phải nhập về Nội địa, chịu phép quan Trung Quốc, cả luật phép giáo hóa, lễ nhạc, văn tự, đều phải theo Trung Quốc phải bỏ chữ riêng mình, .. ."





Người Việt đa số phiên âm là Phiên Ngung mà một số tài liệu quốc tế cũng phiên âm là Phiên Ngung. Tôi không thể tìm hết các tài liệu do ngoại quốc hay người Việt viết bằng tiếng Việt, Anh, Pháp ngữ về hai chữ Phiên Ngung, chỉ xin nêu vài chứng cớ:




1. Tài Iiệu về Phiên Ngung:
Quận Phiên Ngung, Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. .
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2)






(3). Tài liệu về Triệu Đà (Zhao Tuo) Xem Wikipedia

At the end of the Qin Dynasty, he took control of the region of modern-day Guangdong and Guangxi. Zhao Tuo built up his power and territory, partially through alliances with native Yue nobility and chieftains. He then declared himself the King of Nanyue ("Southern Yue") and set up his capital at Panyu (番禺; Vietnamese: Phiên Ngung), the site of modern-day Guangzhou (3).



4. CHINAHISTORY
Therefore, Luoyue (Lạc Việt) actually was the Việt Nation or Yueshangguo (Việt Thường Quốc). The people of Luoyue (Lạc Việt) who supported Zhaoduo (Triệu Đà) to form Nanyue ( Nam Việt) with the capital at Panyu (Phiên Ngung) also called that place Ouluo (Âu Lạc)
(Zhang Taiyou. Trương Thái Du)
http://www.chinahistoryforum.com/lofiversion/index.php/t5367.html


5. TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ MALAYSIA
Tài liệu này cho rằng người Trung Quốc ở Malaysia vốn là người Nam Việt thời Triệu Đà mà thủ đô là Pan You (Phiên Ngung)
http://members.virtualtourist.com/m/tt/65e69/(5)







KẾT LUẬN



Theo thiển kiến, 番禺 dù đứng riêng hay đứng chung cũng không khác mấy, thường có hai cách đọc là Phan (pan ) Phiên ( Fan ). Qua cuộc tìm kiếm thô thiển và hạn chế này, tôi nghĩ rằng 番禺 có thể đọc là Phan Ngung, Phan Ngu, hay Phiên Ngu, Phiên Ngung đều được, nhưng trong tim người Việt, Phiên Ngung là hai chữ đã in đậm nét..




Như đã trình bày ở bài thứ nhất, Trung văn thay đổi luôn, còn tiếng Hán Việt ta có nguồn gốc từ Hán Đường cho nên tiếng Hán Việt và tiếng Hoa bây giờ thành ra khác nhau. Dù Trung Quốc đọc là Phan Ngu, nhưng truyền thống ta đọc Phiên Ngung là do tính lịch sử của nó, chứ không phải là sai. Cái gia tài và thế lực của các bộ Hán Việt Tự Điển đã cho ta thấy ta độc lập về cách đọc những từ Hán Việt. Lẽ tất nhiên khi nghiên cứu Trung văn, ta phải đọc và tìm hiểu các sách Trung Quốc, nhưng phải hiểu rằng cách phát âm ghi trong sách Trung quốc là cho một số người Trung Quốc,chứ không có hiệu lực cho toàn dân Trung Quốc vì tiếng Bắc kinh khác tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến khác tiếng Hà Bắc.Dân Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh là có bấy nhiêu ngôn ngữ, chữ giống nhau nhưng đọc khác nhau, như dân Quảng Đông đọc là Poon Yu như đã nói ở trên trong khi dân các xứ đọc la Panyu hay Fanyu.

Còn Việt Nam ta có cách đọc chữ Hán Việt riêng, không phụ thuộc vào ngôn ngữ hiện đại của Trung Quốc. Cũng như nước Anh viết và đọc London, Thames nhưng dân Pháp đọc là Londre , Tamise thì không ai dám bảo là họ viết và đọc sai tiếng Anh!



Mao Trạch Đông muốn thống nhất thiên hạ, hiệu lệnh quần hùng nhưng ông đã thất bại trong việc La Mã hóa văn tự Trung Quốc là bởi vì ngôn ngữ có một sức độc lập và quật cường. Ngôn ngữ , nhất là ngôn ngữ Trung Quốc rất phức tạp. Phiên thiết, pinyin , Wade-Giles cũng chỉ có giá trị tương đối. Bài viết về cách phiên âm Hán Việt của Wikipedia rất có giá tri, trong có đoạn nhận định về sự phức tạp của ngôn ngữ và văn tự Trung Hoa đồng thời cũng giải thích về cách đọc tên các nhân vật sử như Đồ Thư, Nhâm Ngao, Mã Tốc, Chu Du. . .


"Bên cạnh các trường hợp một chữ Hán có một âm Quan thoại nhưng có thể có 2 âm Hán-Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một từ/tự điển, còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán-Việt khác nhau". (6).


Như vậy, vấn đề không ở đúng hay sai mà là sự khác nhau và tính phức tạp của ngôn ngữ văn tự.




Việc này gần giống như trăm năm sau, có một nhà nghiên cứu nào đó lên tiếng rằng tác giả bài thơ
“ Ngập ngừng” (Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé ) là Hà Triều Anh, hay Hà Anh chứ không phải Hồ Dính hay Hồ Dzếnh!




Nguyễn Thiên Thụ




==



CHÚ THÍCH

======


(1) Từ Hải:in lần 3, Trung Hoa Dân quốc năm thứ 58, tr.1972.


(2). Quận Phiên Ngung, Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. . .
Khách sạn Trường Long ở Phiên Ngung
Trụ sở chính quyền quận Đường Thanh Hà Đông
Diện tích
770,13 kilômét vuông
Dân số
930.800(2005)
. . . . . . . . .
Vị trí của Phiên Ngung trong Quảng Châu
Phiên Ngung (tiếng Trung: 番禺区, Hán Việt: Phiên Ngung khu) là một quận nội ô của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này trước đây là một thành phố trước khi được nhập vào thành phố Quảng Châu. Tên gọi Phiên Ngung bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng chiếm Quảng Đông. Nó là tên cũ của Quảng Châu ngày nay. Phiên Ngung nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ Châu Giang.



(3) Nanyue (Chinese: 南越; pinyin: Nányuè; Wade-Giles: Nan Yüeh; Vietnamese: Nam Việt) was an ancient kingdom that consisted of parts of the modern Chinese provinces of Guangdong, Guangxi, Yunnan and much of modern northern Vietnam. The kingdom was established by the Han Chinese general Zhao Tuo (Traditional Chinese: 趙佗; pinyin: Zhào Tuō; Vietnamese: Triệu Đà) of the Qin dynasty who assimilated the customs of the Yue peoples and central China in his territory. Its capital was named Panyu (番禺), in today's Guangzhou, China. In Vietnam, the name Triệu Dynasty (based on the Vietnamese pronunciation of the surname Zhào) is used to refer to the lineage of kings of Nanyue, and by extension the era of Nanyue rule.. . . nhà Tần - triều đại thống nhất đế chế Trung Hoa, đã mở rộng về phía nam và lập nên Quận Nam Hải (南海郡) tại Phiên Ngu (番禺), ngày nay gần Quảng Châu. ...
vi.wikipedia.org/wiki/Quảng_Đông -



(4). Sở dĩ tôi nhắc đến Sài Gòn là vì sự liên tưởng. Cả hai là thủ đô một thời của Việt Nam nhưng nay đã mất và đã thay tên. Sao người quốc gia Việt Nam luôn mang số phận thất quốc vong gia?


(5). The ancestor of Malaysian-Chinese
Historical timeline - showing how Nanyue peoples 南越族人被汉化, 其后裔移居 became Malaysian-Chinese 成为马来西亚华人. (note: Hubei-Malaysians are exception, and other minorities)
>> Year 220bc - Recognized by the northerners Chin (Qin Emperor 秦始皇) as barbarians of the south. (look at map below).
>> Year 220-206bc - Conquered by Chin, all books (except Chin's book) burnt 烧书, 统一六国 by Qin Emperor, became part of Chin Empire, later known as China.
>> Year 1409 - Emperor YongLe sent 500 peoples to old Malaysia as gifts of friendship for Sultan of Melaka. (Read Gavin's 1421)
>> Year 1786 - British established their base in Penang and began import coolies (workers) for the Industrial Revolution.
>> Year 1786-1949 - Big wave of migrations, near millions came to old Malaysia, to search for money to send back home, where the home is today's Guangzhou, Fujian, etc. (Suggest reading Lynn Pan's book, an author expert in Chinese migration during the Industrial Revolution days)
Literally meaning "in the South of the Yue", the kingdom of Nanyue is at its origin the name of Vietnam. Between 2nd and 1st century B.C., it took up an area covering the present Guangdong ( Quảng Ðông ), Guangxi ( Quảng Tây ) provinces, HaiNam island ( Ha?i Nam) and the kingdom of Au-Lac, the ancient country of the Viê.t. The latter whose king was An Duong Vuong was annexed by general Zhao Tuo ( Triệu Ðà or Triệu Vũ Vương in Vietnamese ), the future founder of the kingdom of Nanyue.
According to the Vietnamese, the loss of their country was closely linked to the legend of the magic crossbow. In fact it was due to the way Triệu Ðà fought a war of lightning against An Duong Vuong while making the latter think of territorial compromises. Once these provinces were reunited under his banner, Zhao Tuo set up his seat at Pan You ( Phiên Ngưng ) not far from Guangzhou, presently Canton. He divided the kingdom of Au La.c into two commands, one known as Giao Chỉ which mainly took up the Ba('c Viê.t region, and the other under the name of Giao Châu which gathered together all the other provinces of North and Central Vietnam ( Thanh Hóa, Nghệ An, etc...).
http://members.virtualtourist.com/m/tt/65e69/



(6). Bản thân chữ Hán được phát âm khác nhau, ngay tại Trung Quốc, tuỳ từng vùng cũng có nhiều giọng/âm đọc khác nhau, như tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Bắc Kinh... Các nước lân cận như Triều Tiên có cách đọc riêng của người Triều Tiên, gọi là Hán-Triều (漢朝); người Nhật có cách đọc riêng của người Nhật, gọi là Hán-Hoà (漢和); người Việt có cách đọc của mình gọi là Hán-Việt (漢越).[. .] Âm Quan thoại chuẩn (dưới đây gọi tắt là Quan thoại) có 4 thanh điệu: âm bình, dương bình, thượng thanh và khứ thanh, trong khi âm Hán-Việt có 6 thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng.’ [ .. .] Một âm Quan thoại thường tương ứng với nhiều chữ Hán, và đôi khi một chữ Hán cũng có 2-3 âm khác nhau, nhưng nói chung tổng số âm Quan thoại ít hơn nhiều so với tổng số chữ Hán. Một âm Quan thoại cũng thường tương ứng với nhiều âm Hán-Việt và đôi khi một âm Hán-Việt cũng tương ứng với 2 hoặc vài âm Quan thoại, nhưng tổng số âm Quan thoại ít hơn tổng số âm Hán-Việt (tiếng Quan thoại có 1280 âm trong khi tiếng Việt có từ khoảng 4500 đến 4800 âm đọc, tùy theo phương ngữ, và 6200 âm viết trong quốc ngữ[1]). Ví dụ: âm Quan thoại yù (được biểu thị bằng bính âm) tương ứng với các âm Hán-Việt và chữ Hán sau (chữ viết nghiêng là âm Quan thoại, chữ viết đậm là âm Hán-Việt):
• ẩu 嫗
• dụ 喻, 愈, 瘉, 癒, 芋, 吁/籲 (còn có âm là hu/xū), 裕, 誘, 谕/諭, 峪 (có sách phiên là dục)
• dũ 愈/癒, 羑
• duật 聿, 矞, 燏, 繘, 谲/譎, 遹, 鴥, 鷸
• dục 育, 淯, 堉, 毓, 谷 (còn có âm là cốc/gǔ), 浴, 峪 (có sách phiên là dụ), 欲/慾, 鹆/鵒, 昱, 煜, 翌, 鬻
• dự 与 (còn có âm là dư/yú, dữ/yǔ), 预/預, 澦, 蓣/蕷, 誉/譽, 豫 [. . ]. Bên cạnh các trường hợp một chữ Hán có 1 âm Quan thoại nhưng có thể có 2 âm Hán-Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một từ/tự điển, còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán-Việt khác nhau.
Bản thân chữ bính, trong thuật ngữ "bính âm", xuất xứ từ một số sách cũ ở miền Nam Việt Nam, trong khi nhiều từ/tự điển hiện nay chỉ phiên là phanh, và cũng có một số người dùng phanh âm.
Ung Châu (雍州), một trong chín châu của Trung Quốc thời cổ (vùng Thiểm Tây 陝西, Cam Túc 甘肅, Thanh Hải 青海 ngày nay), có chữ đầu đều được phiên là Ung trong hầu hết các từ/tự điển Hán-Việt và các sách truyện như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc, chỉ riêng tự điển Thiều Chửu phiên là Úng. Chữ Ung này cũng nằm trong niên hiệu Ung Chính 雍正 của vua Thanh Thế Tổ.
Trong cuốn Chuyện Đông chuyện Tây, NXB Trẻ, An Chi Võ Thiện Hoa đã so sánh một số trường hợp phiên âm không thống nhất giữa 2 quyển Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu và Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh (câu 438, trang 140-145, tập 3) như:
• chữ 膾 (bính âm: kuài), là khoái theo Đào Duy Anh và quái theo Thiều Chửu. Theo An Chi, khoái là âm Hán-Việt thông dụng, còn quái là âm Hán-Việt chính thống, phản ánh cách phát âm đời nhà Đường.
• chữ 炙 (bính âm: zhì), là chá theo Đào Duy Anh và chích theo Thiều Chửu. Trong từ điển của Trung Quốc có cả 2 âm này.
• chữ 僣 (bính âm: tiĕ), là tiếm theo Đào Duy Anh và thiết theo Thiều Chửu. Âm thiết là đúng, còn âm tiếm dành cho chữ 僭 (jiàn, zèn) cũng gần giống mà từ điển của Đào Duy Anh không có chữ này. Người ta vẫn có thói quen lấy chữ 僣 thay cho chữ 僭 nhưng làm như thế là không chuẩn.
Nhân vật họ Mã trong Tam quốc làm thất thủ Nhai Đình, lỡ kế hoạch của Gia Cát Lượng có tên là 马/馬謖 (bính âm: Mǎ Sù), được phiên khi thì là Mã Tốc, khi thì là Mã Tắc, thậm chí có khi là Mã Thốc, còn theo An Chi thì phải đọc là Mã Sốc theo đúng âm Hán-Việt chính thống xuất xứ từ đời Đường.
Tương tự như vậy, nhân vật Chu Du (周瑜, Zhōu Yú) quen thuộc có lúc lại biến thành Châu Do (âm Do không đúng nhưng âm Châu lại sát âm gốc hơn) chỉ vì cách phiên âm Hán-Việt khác nhau.Hai viên tướng Trung Quốc thời cổ thường được nhắc đến trong sử sách Việt Nam dưới tên gọi Đồ Thư (屠睢) và Nhâm Ngao (壬嚣), nếu theo phiên âm hiện đại thì phải là Đồ Tuy và Nhậm/Nhiệm/Nhâm Hiêu (任嚣). Ở đây họ 壬 (Nhâm - Rén) thời xưa đã được viết thành 任 có hai âm Nhâm - Rén và Nhậm/Nhiệm - Rèn.
( Phiên âm Hán-Việt. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)





===