==
VỊNH BẮC BỘ ĐÃ THUỘC TOÀN QUYỀN KIỂM SOÁT CỦA Tàu cộng !!!!
*
Ngày 30.06.2004, Đảng CSVN đã thêm một lần nữa ra tay ký kết nhượng đất biển tổ tiên cho Trung Cộng bằng văn kiện "Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ" (HĐPĐ). Cũng như công hàm bán nước của tên Phạm Văn Đồng vào năm 1958, nội dung rõ ràng của văn kiện "HĐPĐ" thì trong lúc đương thời đã không có một người dân Việt Nam nào được biết tới. Tất cả chỉ là những ngụy từ "rất phấn khởi" trên báo chí, trang mạng của Đảng CSVN : bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp, cùng tồn tại, hai bên, của nhau, đàm phán, pháp lý v.v…
Sau "HĐPĐ". Vịnh Bắc Bộ với vũng ngư trường chung Trung-Việt (phần bao bọc theo dấu mũi tên màu xanh). Một kết qủa rõ ràng chứng minh cho hành vi bán nước dâng biển của Đảng CSVN! Theo ranh giới màu đỏ, A là phần Việt Nam. B là phần Trung Cộng. Nhập nhằng và Trung Cộng đã hoàn toàn chiếm hữu Vịnh Bắc Bộ! Một đường biên giới trên biển đầu tiên đã hình thành. Máu lệ của bọn Cộng Sản dành cho dân Việt!
Trải qua hơn bốn năm sau ngày ký kết "HĐPĐ", có những lợi ích gì không cho phía Vịêt Nam? Có gì không?
-Không! chỉ toàn là chuyện đau thương. Bắt đầu là sự kiện 9 ngư dân Thanh Hóa thiệt mạng đầu tiên cho hành vi bán nước dâng biển của Đảng CSVN! Ngày 08.01.2005 ngư dân Thanh Hóa đang đánh bắt cá trên vùng biển Bắc Bộ bị tàu tuần tra Trung Cộng nã súng giết hại dã man, 9 người thiệt mạng tại chỗ, 8 người bị bắt giữ với tội danh "cướp biển" phải chịu nhục hình bên Trung Cộng. Tất cả là ngư dân xã Hòa Lộc, Thanh Hóa. Chết mất xác!
Vong linh của 9 ngư dân Thanh Hóa có lẽ không biết mình phải tội tình gì. Họ cũng không ngờ rằng lãnh hải của tổ tiên mà vào lúc họ nhắm mắt là đã thuộc về Trung Cộng!
Vì "lợi ích chung" của ngư trường, Trung Cộng ra lệnh truy quét tất cả các ngư thuyền vào khu vực!
Tin tức bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam "xâm phạm" ngư trường Trung Cộng đăng tải thường xuyên. Bắt giữ và áp giải tàu bè ngư dân Việt Nam có sự tham gia của biên phòng Việt Nam!
"Vịnh Bắc Bộ"! tên gọi này giờ đây chỉ còn là kỷ niệm của 4000 năm văn hiến!
Vâng, "Vịnh Bắc Bộ" kể từ sau ngày Đảng CSVN hiến dâng cho Trung Cộng đã nghiễm nhiên thuộc về Trung Cộng bằng tên gọi "Vịnh Bắc Bộ-Trung Quốc" hoặc là "Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây" trên các phương tiện truyền thông thế giới. Và càng đau lòng hơn, phía Việt Nam khi gọi tên Vịnh Bắc Bộ cũng kèm theo hai chữ Trung Quốc hoặc Quảng Tây!
Hãy tham khảo sang vài link dẫn ngay đây về cách gọi tên Vịnh Bắc Bộ và bài tuyên truyền ca ngợi "Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây" của Đảng CSVN.
Viện Nghiên Cứu Trung Quốc ca ngợi "Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây":
http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=55
Thư mời tham dự Hội chợ Thủy sản Vịnh Bắc Bộ-Trung Quốc:
http://www.vasep.com.vn/xttm/2008/vbb.html
Bắc Bộ là một phương vị xác định trên mặt địa lý. Bắc Bộ ở đây là Bắc Bộ của Việt Nam! Sự khai thác tiềm năng của Vịnh Bắc Bộ qúa lớn, mà sau khi ký kết "HĐPĐ" với Việt Nam, tên khổng lồ Trung Cộng ngây ngất như chạm vào núi vàng ròng. Hắn để nguyên tên gọi phiên ngữ sang tiếng Hoa là "BeiBuWan" (Bắc Bộ Loan: Vịnh Bắc Bộ) hoặc "Beibu Gulf" và tung hoành giao dịch, khai thác. Việt Nam chỉ được tính là một trong mười nước đồng minh trong kế hoạch phát triển Vịnh Bắc Bộ của Trung Cộng. Ngày 23.07.2007 trong cuộc "Hội thảo Nghiên cứu Chiến lược Phát triển Vịnh Bắc Bộ" tổ chức tại Bắc Kinh, Ủy viên Bộ Chính Trị Trung Ương ĐCS Trung Cộng là Giả Khánh Lâm đã phát biểu:
"Sự phát triển của Vịnh Bắc Bộ là thiết yếu cho toàn bộ sự phát triển của khu Tự trị Quảng Tây, sự ổn định của biên giới phía Nam và cho đoàn kết quốc gia".
"Vịnh Bắc Bộ" từ sau ngày ký kết "HĐPĐ" với Việt Nam đã không ngừng mang lại lợi ích kinh tế dồi dào cho Trung Cộng: "Vịnh Bắc Bộ là một trong "Tứ đại ngư trường"; "Vịnh Bắc Bộ" trong đặc khu kinh tế Quảng Tây là chiến lược quốc gia; Năm 2007, cục Du lịch Quốc Gia Trung Cộng đặt ra "Kế hoạch Phát triển Du lịch Vịnh Bắc Bộ"; "Vịnh Bắc Bộ" là đặc khu tăng trưởng kinh tế trọng điểm; "Chiến lược Phát triển Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây 2006-2020" đã đặt Vịnh Bắc Bộ là khu tăng trưởng kinh tế hàng thứ 4 (sau các khu kinh tế đặt ra từ trước là Võ Hán ở Trung Bộ, Thẩm Dương ở Đông Bắc, Thành Đô-Trùng Khánh ở Tây Bộ); Năm 2008 thành lập Ngân hàng "Vịnh Bắc Bộ" nhằm thực hiện cho kế hoạch Siêu Cảng và Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015); Ngày 30.07.2008, Hội nghị Quốc tế Phát triển Vịnh Bắc Bộ diễn ra tại Quảng Tây, Việt Nam tham dự với tư cách là khách mời trong khối ASEAN; "Vịnh Bắc Bộ" là một thương hiệu hấp dẫn khách hàng trong và ngoài Trung Cộng, đến nỗi từ giữa năm 2007 đã xảy ra tình trạng tranh nhau đăng ký thương hiệu "Vịnh Bắc Bộ" như một hiện tượng kinh tế…
Hội nghị quốc tế cho đề tài hợp tác với Vịnh Bắc Bộ tại Quảng Tây ngày 30.07.2008
Để cảm nhận rõ hơn sự vĩ đại của nền kinh tế Vịnh Bắc Bộ, có thể tham khảo qua vài trang mạng Trung Cộng chuyên về hoạt động của Vịnh Bắc Bộ:
http://www.bbwnews.com.cn/
http://www.beibuwan.cn/
http://www.bgoec.com/
http://www.bbwdm.cn/
http://www.bbwxxw.com/
http://www.gx.xinhuanet.com/topic/fecbg/
http://www.bbwce.cn/
http://www.jobbw.com/
…
Bên cạnh đó, thông tin từ nội địa Việt Nam chỉ toàn là ca ngợi cho Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây, ca ngợi cho "HĐPĐ" là một giải pháp công bằng, cho dù đã mất đi 12.000km vuông trên biển, cho dù ngư dân Việt Nam không ngừng bị bách hại khi vòng kim cô từ ngoài biển đang càng thắt chặt! Biển Đông ở vị trí chung với Việt Nam không còn là khu vực tranh chấp đối với Trung Quốc. Một đối thủ đáng sợ nhất đã bị loại trừ! Bản đồ kinh tế Trung Cộng ghi rõ, bao trùm toàn phần hải dương Việt Nam là "Khu vực Hợp tác Kinh tế Vịnh Bắc Bộ".
Khu vực Hợp tác Kinh tế Vịnh Bắc Bộ trong chiến lược "Nam Tiến" phát triển kinh tế Trung Cộng.
Thằng đàn anh ăn nên làm ra như thế, nhưng thằng đàn em không thấy hé môi một tiếng gì về thành qủa có lợi ích thật sự cho quốc gia sau khi ký kết "HĐPĐ"! Có chăng là vài tin báo bão đang vào Vịnh Bắc Bộ! Buồn buồn như mọi năm, như ngàn năm nô lệ!
Thế mà chúng vẫn cười! Bọn bán nước! Từ thằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thằng Phó TT Hoàng Trung Hải trong chuyến thăm Vịnh Bắc Bộ-Quảng Tây năm 2008. Lịch sử Việt Nam sẽ lưu tên truyền thống mãi quốc cầu vinh hào hùng của Đảng CSVN!
Nguyễn Tấn Dũng tại Quảng Tây 2008
Hoàng Trung Hải tại Quảng Tây 2008. Chuyến khảo sát Vịnh Bắc Bộ "với hy vọng có thêm sự hợp tác của Trung Quốc cho các miền duyên hải"
Trở lại tên gọi "Vịnh Bắc Bộ", Trung Cộng lập luận rằng: "Vịnh Bắc Bộ" là tên gọi do người Trung Quốc đặt ra. Người Việt Nam gọi là "Vịnh Đông Kinh" (TonKinWan). Tên gọi "Vịnh Bắc Bộ" là nhằm chỉ vùng vịnh nằm ở phía Bắc biển Nam Trung Quốc" (!). Đây là một cách giải thích thô bỉ nhưng Đảng CSVN vẫn chỉ cười và nín lặng. Giải thích theo lối "khảo cổ" thì gần đây trên mạng sina của Trung Cộng có dẫn ra một bài phân tích về qúa trình biến động biên cảnh Trung-Việt. Theo đó, vùng biển Vịnh Bắc Bộ và miền duyên hải Việt Nam kéo dài xuống tận Nha Trang là thuộc về Trung Cộng từ đời Tây Hán nên Trung Cộng phải bằng mọi giá chiếm hữu trở lại như đã từng chiếm Lão Sơn và những vùng rừng núi ở Bắc Việt!
Vịnh Bắc Bộ và Duyên hải Việt Nam là của Trung Cộng!
Nói như thế nào thì cái họa mất nước đang diễn ra thành sự thật. Hãy nhìn những khuôn mặt xôi thịt của bọn CSVN. Chúng không có Quốc Gia! Chúng đang phục vụ cho Quốc tế Cộng Sản hàng chục năm nay. Một phường ăn cắp, lưu manh, đĩ điếm đang làm nhục đất Việt từng ngày!
Hãy nhìn thêm những hình ảnh dưới đây. Ngày 15.08.2008, nhân dịp đoàn văn công Việt Nam sang biểu diễn tại thành phố Đông Hưng-Quảng Tây, trên trang "Báo Vịnh Bắc Bộ" của tỉnh Quảng Tây đã lên hình ảnh với lời chú thích "tộc người Kinh từ Tam Đảo sang biểu diễn văn nghệ".
京族三岛风情美
(Nét thơ mộng của tộc người Kinh Tam Đảo)
tham khảo ngay tại đây:
http://www.bbwnews.com.cn/html/20081115/53808.shtml
Đấy, từ hai chữ Việt Nam dần dà được gọi như cách gọi tên của dân tộc thiểu số! Vào năm nào sẽ chính thức mang tên "Khu tự trị Giao Chỉ"? Sẽ lại có báo đài ca ngợi là "một giải pháp công bằng", "phù hợp với quan điểm lịch sử" chăng !!!!????
Chân Mây http://blog.ifrance.com/thanhuu
==
Các bài cũ của Sơn Trung Thư Trang - http://vanhoavn.blogspot.com
Wednesday, December 31, 2008
Thursday, December 25, 2008
TIN TỨC LÀNG MAI
Bi kịch Làng Mai Bát Nhã
Đỗ Thái Nhiên
Làng Mai bát nhã và kịch bản trắng tay
Trên địa bàn hành chánh công quyền, ngôn ngữ Việt Nam có rất nhiều chữ để xác định vị trí hành chánh của thành phần quan-chức-nhà-nước: Quan văn, quan võ, chánh án, thượng thư, tể tướng, v.v…Những năm gần đây, công luận trong và ngoài nước thường nhắc tới một loại chức chưởng nghe rất lạ tai. Đó là “quan cướp ngày”. Thế nào quan cướp ngày?
Câu hỏi vừa nêu đã được giới bình dân Việt Nam trả lời như đùa, nhưng rất nghiêm chỉnh:
“Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
(Ca dao Việt Nam)
Về mặt thời sự Việt Nam, các quan Cộng sản (CS) đang thực hiện một vụ cướp ngày nhằm vào Làng Mai Bát Nhã. Câu chuyện này chẳng khác nào một vỡ kịch gồm hai màn
Màn một – Hồi một
Sơ giao và dụ dỗ con mồi
Làng Mai là một trung tâm thiền tập do Thiền Sư Nhất Hạnh sáng lập. Trung tâm này hình thành tại miền Tây Nam nước Pháp năm 1982.
Năm 1998 chương trình “Hiểu và Thương” cùa Làng Mai nhận lời cộng tác với Thượng Tọa Đức Nghi để mở các lớp nhà trẻ tại Bảo Lâm và Bảo Lộc. Được biết Thầy Đức Nghi là thành viên của Ban Trị Sự tỉnh Lâm Đồng, trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, gọi tắt là Phật Giáo quốc doanh. Vẫn năm 1998 thầy Đức Nghi đi Pháp để thăm Làng Mai và đi Mỹ thăm tu viện Lộc Uyển và để quyên tiền xây chùa Bát Nhã. Năm 2001, 2003, 2005 cho đến nay thầy Đức Nghi và các đệ tử của thầy liên tục đến Pháp gọi là để tu học pháp môn Làng Mai.
Các năm 2003-2004 thầy Đức Nghi mời một số giáo thọ (giảng viên) của Làng Mai về Việt Nam giảng dạy các khóa tu 5 ngày tại chùa Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đồng thời thầy Đức Nghi còn ngõ ý sẳn lòng bảo lãnh cho các giáo thọ Làng Mai được về Việt Nam 6 tháng mỗi năm để giảng dạy pháp môn Làng Mai cho đồng bào Phật tử.
Mới ngày nào: Thiền sư Nhất Hạnh có lọng vàng tại Hà Nội (2005)
Nguồn: aandacht.net/Ảnh: TIME Asia
--------------------------------------------------------------------------------
Năm 2005, lần đầu tiên, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn 100 thiền sinh về thăm Việt Nam. Trước mặt đông đảo tăng ni, đồng bào Phật Tử, cán bộ các cấp tỉnh Lâm Đồng, thầy Đức Nghi long trọng tuyên xưng các lý lẽ sau đây
1. Thầy Đức Nghi rất tâm đắc với những tác phẩm của thiền sư Nhất Hạnh.
2. Thầy Đức Nghi muốn khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Hòa Thượng Nhất Hạnh sáng lập năm 1964tại Việt Nam.
3. Sau nhiều năm đi thăm viếng những trung tâm tu học trên thế giới, thầy Đức Nghi cho rằng: pháp môn Làng mai là pháp môn thích hợp với đồng bào Việt Nam nhất.
4. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh là người yêu nước, có lòng tôn vinh Đạo Pháp và Dân Tộc.
Bởi các lý lẽ nêu trên thầy Đức Nghi quyết định cúng dường tu viện Bát Nhã cho Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Làng Mai Pháp quốc. “Được lời như cởi tấm lòng”, thiền sư Nhất Hạnh hoan hỉ chấp nhận sự cúng dường kia. Với tâm trạng “như cởi tấm lòng”, thầy Nhất Hạnh tuyên bố:
Làng Mai chỉ chuyên phụ trách việc tu học pháp môn Làng Mai. Chủ bất động sản vẫn là thầy Đức Nghi. Đồng thời thầy Đức Nghi nắm giữ công việc điều hành toàn bộ các vấn đề hành chánh, tài chánh, thay mặt tu viện Bát Nhã tiếp xúc với chính quyền các cấp. Từ đó, tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng nghiểm nhiên được gọi là Làng Mai Bát Nhã
Tháng 01/2006, tại Làng Mai Pháp, thầy Đức Nghi cùng với đệ tử là thầy Thích Đồng Châu được thiền sư Nhất Hạnh truyền đăng đắc pháp, trở thành giáo thọ Làng Mai, đồng thời là đệ tử của Sư Ông (thiền sư Nha6’t Hạnh -DCVOnline).
Đầu tháng 05/2007, thầy Nhất Hạnh và phái đoàn được Nguyễn Minh Triết tiếp kiến tại phòng khách, phủ chủ tịch, Hà Nội.
Ngày 07/07/2006, bằng công văn số 525-TGCP-PG, Ban tôn giáo chính phủ đã chấp thuận cho phép Làng Mai Bát Nhã tu học theo pháp môn Làng Mai.
Nam mô A Di Đà... Bụt!
Nguồn: Phật giáo quốc doanh
--------------------------------------------------------------------------------
Như vậy, với sự chứng giám của chủ tịch nhà nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết, một đàng là thầy Đức Nghi, đại diện Phật Giáo quốc doanh, đàng khác là thiền sư Nhất Hạnh, đại diện Làng Mai Pháp, hai đàng đã kết hợp cả về pháp lý lẩn cơ sở vật chất cùng nhân sự điều hành nhằm xây dựng và phát triển Làng Mai Bát Nhã. Thế là con mồi Làng Mai đã bước hẳn vào cạm bẩy của Phật Giáo Quốc Doanh.
Thế là công việc “Cùng nhau xây dựng quê hương” bắt đầu.
Hồi hai
Khai thác con mồi
Làng Mai Bát Nhã có khoảng 250 tăng ni và 100 tập sự xuất gia. Hàng tuần ban giáo thọ Làng Mai họp sinh hoạt đều đặn với sự tham dự của Thượng Tọa Thích Đức Nghi, viện chủ tu viện Bát Nhã, cùng với phụ tá thầy Đức Nghi là thầy Thích Đồng Hạnh. Làng Mai Bát Nhã có ba hoạt động căn bản:
1. Hoạt động tu học:
– Hướng dẫn Phật tử đến tu học thường xuyên tại tu viện.
– Hướng dẫn các ngày tu quán niệm hàng tháng.
– Mỗi năm tổ chức hai khóa tu học 5 ngày dành cho giới trẻ. Mỗi khóa học có tới nhiều ngàn người tham dự. Có những khóa tu dành riêng cho tăng sinh. Tổ chức và tham dự lễ Tết, Phật Đản, Vu Lan, lễ Vesak. Phục hồi hoạt động GĐPT…
2. Hoạt động thiện nguyện:
– Hệ thống nhà trẻ của chương trình “Hiểu và Thương” do tăng thân Làng Mai Bát Nhã điều hành. Hệ thống này gồm 25 lớp, 60 cô giáo và bảo mẫu và 1000 trẻ em Bảo Lâm, Bảo Lộc. Chi phí của nhà trẻ bao gồm: tiền lương cho các cô giáo, tiền ăn cho trẻ em, học bổng tặng cho những em nghèo, hiếu học. Chi phí nhà trẻ và nhân sự điều hành do Làng Mai chịu trách nhiệm. Thầy Đức Nghi là thủ quỹ.
– Mặt khác, Làng Mai Bát Nhã còn được người Việt Nam trong nước biết đến như là một trung tâm vận dụng các phương pháp tu học và tĩnh tâm nhằm giúp những người bị chứng trầm cảm bình thường hóa sinh hoạt tâm sinh lý.
3. Hoạt động xây dựng cơ sở tu viện Bát Nhã:
– Tăng thân Làng Mai kêu gọi Phật tử trong và ngoài nước giúp đỡ 2 tỷ 800 triệu để nhờ Thầy Đức Nghi đứng tên mua giùm 8 mẫu đất nhằm mở rộng cơ sở Làng Mai Bát Nhã.
– Xây dựng nhà dưỡng lão trên khuôn viên tu viện Bát Nhã, trị giá 90 ngàn Mỹ kim. Ngày 21/02/2008 hoàn trả lại thầy Đức Nghi 1 tỷ 440 triệu, tiền ứng trước cho công tác xây cất vừa kể.
– Xây dựng cơ sở trên đất Phật tử Làng Mai (Thầy Đức Nghi đứng tên) trị giá 3 tỷ 370 triệu.
– Xây dựng tăng xá, ni xá và các loại thiền đường trị giá 12 tỷ 509 triệu.
Tháng 02/2007 công việc xây dựng cơ sở đã tạm xong. Lúc này Làng Mai Bát Nhã đã đủ sức chứa 500 người ăn ở và sinh hoạt. Tăng thân Làng Mai dự tính tập trung mọi năng lực vào việc xây dựng tăng thân và Phật Tử. Thế nhưng tăng thân định một đường, thấy Đức Nghi định một nẻo. Thầy Đức Nghi muốn tăng thân Làng Mai phải tích cực giúp thầy quyên góp một số tiền lớn để thầy xây dựng chùa Hoa Nghiêm. Chùa này sẽ là một trung tâm Phật Giáo đại qui mô có khả năng thu hút đông đảo du khách năm châu. Tăng thân Làng Mai giải thích để thầy Đức Nghi hiểu rằng mạnh thường quân của Làng Mai chỉ có khả năng giúp Làng Mai bảo quản và duy trì một trung tâm tu thiền cho khoảng trên dưới 400 người. Và rằng tăng thân Làng Mai tập trung xây dựng tăng thân và Phật tử chứ không có khả năng xây dựng và điều hành một trung tâm du lịch cấp quốc gia. Nói là nói vậy, trong thực tế tăng thân Làng Mai vẫn tìm cơ hội làm vui lòng thầy Đức Nghi. Tháng 11/2007 tăng thân Làng Mai Bát Nhã thu xếp cho thầy Đức Nghi đi thăm Làng Mai Hoa Kỳ (Tu viện Lộc Uyển). Đồng thời, tạo cơ hội để thầy Đức Nghi quyên góp tài chánh cho việc xây chùa Hoa Nghiêm. Điều không may là trong những ngày ở Mỹ kia, thầy Đức Nghi chỉ thâu được 45.000 Mỹ Kim. Từ đó, sau khi ở Mỹ về, thầy Đức Nghi tránh gặp mặt tăng thân Làng Mai Bát Nhã.
Màn hai – Hồi một
Luận tội và cưỡng hành trục xuất
18/06/2008 – Tại Làng Mai Bát Nhã, thầy Thích Nhất Hạnh nói chuyện với đệ tử bằng một bài pháp thoại mang tựa đề “Thầy dặn dò”. Sau đó, thầy Đức Nghi cằt đầu, cắt đuôi bài pháp toại kia chỉ còn 5 phút để xuyên tạc thiền sư Nhất Hạnh đã coi thường nhà cầm quyền và giáo hội Phật giáo địa phương, vi phạm qui chế của giáo hội Phật Giáo Việt Nam (Giáo Hội quốc doanh).
29/10/2008 – ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng ban tôn giáo chính phủ đã ban hành văn thư số 1329/TGCP-PG. Văn thư này có đoạn viết nguyên văn như sau:
“Ba lần về Việt Nam, tăng thân Làng Mai (Nước Pháp) đã thực hiện một số việc như: tấn phong giáo phẩm không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch những vấn đề chính trị của đất nước, đưa lên internet (Website Làng Mai) một số thông tin sai sự thực và thực tế ở Việt Nam…Những việc làm ấy là vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Ngày 13/11/2008, công an xã Damb’ri, Lâm Đồng áp dụng biện pháp cưỡng hành nhằm trục xuất 400 đệ tử xuất gia cùng tập sự tu học theo pháp môn Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã. Con số 400 tu sĩ kia bao gồm ngoại kiều lẫn người Việt Nam cùng 40 ni cô xuất thân từ Huế.
Hồi hai
Cưỡng đoạt tài sả và đánh lạc hướng dư luận
Lo sợ văn bản số 1329/TGCP-PG ngày 29/10/2008 cùng với hành động trục xuất thô bạo các vị tu hành của công an Damb’ri, Lâm Đồng sẽ bị quốc nội và quốc tế phản ứng gay gắt, ngày 19/11/2008, CSVN triệu tập tại v/p 2GHPGVN, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Saigon một phiên họp gọi là hội nghị Phật Giáo bất thường. Hội Nghi này gồm:
1. Đại diện nhà nước: ông Bùi Hũu Dược, vụ trưởng vụ Phật Giáo, từ Hà Nội vào.
2. Phật Giáo Trung Ương có HT Thích Hiển Pháp, phó pháp chủ, Hòa Thượng Thiện Nhơn Chánh thư ký, HT Từ Nhơn, Trí Quảng…
3. Phật Giáo Lâm Đồng: Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng, thầy Pháp Chiếu, Linh Toàn, Đức Nghi…
Đại diện Làng Mai không được mời tham dự phiên họp.
Sau vài giờ thảo luận, hội nghị bất thường về Phật Giáo đã đưa ra bốn kết luận dưới hình thức biên bản của phiên họp. Bốn điều kết luận như sau:
1. Mọi người, nếu muốn có thể tu theo pháp môn Làng Mai.
2. Tăng thân Làng Mai ai có đầy đủ giấy tờ, tu học tốt, có thể tiếp tục tu. Ai chưa đủ giấy tờ thì phải bổ xung.
3. Ai quậy phá thì sẽ bị xử lý.
4.Về tài sản, đôi bên tự giải quyết hoặc giải quyết theo luật pháp.
Biên bản này do thầy Thích Linh Toàn, trưởng ban từ thiện Phật Giáo Lâm Đồng ký tên.
Đọc bốn kết luận nêu trên người đọc hiểu ngay rằng: Hội nghị 19/11/2008 là một hội nghị lơ mơ, không có giải pháp rõ ràng, không có hiệu lực pháp lý. Nó chỉ có tác dụng đánh lạc hướng suy nghĩ của dư luận sau vụ CSVN ồn ào và thô bạo trục xuất 400 tu sĩ Làng Mai. Hội nghị tránh không nhắc tới công việc giảng dạy pháp môn Làng Mai. Riêng vấn đề tài sản, biên bản ghi rằng “giải quyết theo luật pháp”. Điều này có nghĩa là tất cả tài sản Làng Mai nhờ thầy Đức Nghi đứng tên, ắt hẳn sẽ thuộc về thầy Đức Nghi, hay nói rõ hơn, khối tài sản đồ sộ kia nay thuộc về GHPG/Lâm Đồng/Quốc doanh.
Làng Mai hoàn toàn trắng tay.
Đặc biệt, sự việc Làng Mai không đươc phép có tiếng nói trong hôi nghị 19/11/2008 đã mạnh mẽ xác nhận: ngày nay, đối với CSVN, Làng Mai hiển nhiên là một con số không. Đã là con số không, làm gì Làng Mai có tư cách thương thảo về tài sản.
Nói tóm lại, sau ba năm hòa hợp, hòa giải với CSVN, Làng Mai Bát Nhã đã bị hội nghị bất thường của Phật Giáo quốc doanh trung ương đẩy vào một hoàn cảnh đặc biệt bi thảm: từng người một đang bi trục xuất khỏi Việt Nam trong âm thầm với hai bàn tay trắng. Đó là nội dung cốt lõi của câu chuyện: Làng Mai Bát Nhã và Kịch Bản Trắng Tay.
HÀN LÂM NGUYỄN PHÚ THỨ * NAM NHÂM NỮ QUÝ
Trước thềm bước sang năm 2009 thử bàn có phải Nam Nhâm, Nữ Quý tuổi được Tốt hết không ?
Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
Như chúng ta đã biết, tuổi của con người thì do CAN + CHI hợp lại và phải có Can Dương kết hợp với Chi Dương và Can Âm kết hợp với Chi Âm, cho nên chúng ta không bao giờ thấy tuổi như sau :Giáp Hợi, Ất Tý, Bính Sửu, Đinh Dần, Mậu Mão, Kỷ Thìn…
Nhân đây, xin trích dẫn Thập Thiên Can (Dương /Âm) như sau :1- Giáp (Dương) 2- Ất (Âm) 3- Bính (Dương) 4- Đinh (Âm) 5- Mậu (Dương) 6- Kỷ (Âm) 7- Canh (Dương) 8- Tân (Âm) 9- Nhâm (Dương) 10- Quý (Âm).
Và trích dẫn Thập Nhị Địa Chi (Dương /Âm) như sau : 1- Tý (Dương) 2- Sửu (Âm) 3- Dần (Dương) 4- Mão (Âm) 5- Thìn (Dương) 6- Tỵ (Âm) 7- Ngọ (Dương) 8- Mùi (Âm) 9- Thân (Dương) 10- Dậu (Âm) 11- Tuất (Dương) 12- Hợi (Âm).
Nếu chúng để ý sẽ thấy : Can chỉ có 10 Can, trong khi Chi có đến 12 Chi, cho nên Can và Chi không có tuơng đồng về số lượng, vì thế số tuổi có Can từ 1 đến 10 là hết, thì nó phải trở lại Can thứ 1 để kết hợp với Chi thứ 11, rồi từ đó nối tiếp để kết thành một Hoa Giáp hay Lục Hoa Giáp (60 năm). Do vậy, chúng ta mới thấy 60 năm thì tuổi nó rớt đúng Can + Chi, ví như Giáp Tý, xin trích dẫn bảng Lục Giáp Hoa dưới đây :
BẢNG VẬN NIÊN LỤC HOA GIÁP
01 GIÁP TÝ 21 GIÁP THÂN 41 GIÁP THÌN
02 Ất Sửu
03 Bính Dần
04 Đinh Mão
05 Mậu Thìn
06 Kỷ Tỵ
07 Canh Ngọ
08 Tân Mùi
09 Nhâm Thân
10 Quý Dậu 22 Ất Dậu
23 Bính Tuất
24 Đinh Hợi
25 Mậu Tý
26 Kỷ Sửu
27 Canh Dần
28 Tân Mão
29 Nhâm Thìn
30 Quý Tỵ 42 Ất Tỵ
43 Bính Ngọ
44 Đinh Mui
45 Mậu Thân
46 Kỷ Dậu
47 Canh Tuất
48 Tân Hợi
49 Nhâm Tý
50 Quý Sửu
11 GIÁP TUẤT 31 GIÁP NGỌ 51 GIÁP DẤN
12 Ất Hợi
13 Bính Tý
14 Đinh Sửu
15 Mậu Dần
16 Kỷ Mão
17 Canh Thìn
18 Tân Tỵ
19 Nhâm Ngọ
20 Quý Mùi 32 Ất Mùi
33 Bính Thân
34 Đinh Dậu
35 Mậu Tuất
36 Kỷ Hợi
37 Canh Tý
38 Tân Sửu
39 Nhâm Dần
40 Quý Mão 52 Ất Mão
53 Bính Thìn
54 Đinh Tỵ
55 Mậu Ngọ
56 Kỷ Mùi
57 Canh Thân
58 Tân Dậu
59 Nhâm Tuất
60 Quý Hợi
Để giải đáp thắc mắc Có phải Nam Nhâm, Nữ Quý tuổi được TỐT hết không ? Tôi xin thử phân tách và chứng minh theo phương thức luật Thuận Khắc Ngũ Hành và Âm Dương một cách khoa học chánh xác, vì tôi không phải nhà tướng số để lập lá số và phân tách nhị thập bát tú (28 vì sao) tốt hay xấu như thế nào ? ảnh hưởng ra sao ?
Như chúng ta đã thấy, trong Bảng Vận Niên Lục Hoa Giáp đã dẫn, chúng ta thấy có 6 Nhâm (Dương) là : Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất và có 6 Quý (Âm) là : Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi.
Nhưng chúng ta để ý sẽ thấy, các tuổi có Can Nhâm hay Can Quý đều kết hợp Can + Chi lại và mỗi Can hay Chi chúng nó có Ngũ Hành là : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ chi phối bởi luật Thuận Khắc Ngũ Hành, cho nên chúng ta thấy có tuy tuổi được Tương Sanh hay Tương Hòa hoặc trái lại có tuổi bị Tương Khắc.
Nếu chúng ta để ý sẽ thấy tuổi được Tương Sanh, nhưng tuổi đó được Sanh Nhập hay bị Sanh Xuất? Bởi vì, người có tuổi được Sanh Nhập thì tốt hơn người bị Sanh Xuất (chỉ cho ra không đem lại lợi lộc, mặc dù được tương sanh). Đối với tuổi bị Tương Khắc cũng xét phương thức nêu trên.
Căn cứ phân tách và chứng minh trên, thì chúng ta sẽ thấy người có tuổi Nam Nhâm, Nữ Quý không thể kết luận là Tốt hết được, mà tuổi đó chỉ thuận chiều về Can mà thôi. Hơn nữa, trong Nhâm và Quý có 6 Can như đã thấy ở trên.
Nhân đây, xin phân tách 6 Can Nhâm như sau : Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân và Nhâm Tuất.
1.- Nhâm Tý mạng Tang Đố Mộc, có Can Nhâm = Thủy và Chi Tý = cùng Thủy. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì được Tương Hòa.
2.- Nhâm Dần mạng Kim Bạc Kim, có Can Nhâm = Thủy và Chi Dần = Mộc. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Thủy sanh Mộc tức Can sanh Chi.
3.- Nhâm Thìn mạng Trường Lưu Thủy, có Can Nhâm = Thủy và Chi Thìn = Thổ. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Thổ khắc mạng Thủy tức Chi khắc Can.
4.- Nhâm Ngọ mạng Dương Liễu Mộc, có Can Nhâm = Thủy và Chi Ngọ = Hỏa. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Thủy khắc mạng Hỏa tức Can khắc Chi
5.- Nhâm Thân mạng Kiếm Phong Kim, có Can Nhâm = Thủy và Chi Thân = Kim. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Kim sanh Thủy tức Chi sanh Can.
6.- Nhâm Tuất mạng Đại Hải Thủy, có Can Nhâm = Thủy và Chi Tuất = Thổ. Căn cứ theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành thì mạng Thổ khắc mạng Thủy tức Chi khắc Can.
Do vậy, tuổi Nhâm Dần là tuổi tốt nhứt của hàng Can Nhâm, bởi vì được Can sanh Chi tức Trời sanh Đất.
Nhưng nếu xét thời gian sanh, được lọt trọn vào sanh năm Nhâm Dần đúng là phái nam mới kết luận người đó có tuổi tốt được trọn vẹn.
Trái lại, người được sanh là phái nam nhưng không được lọt trọn vào sanh năm Nhâm Dần, thì nó không có trọn con Cọp hoặc là người phái nữ, mặc dù được lọt trọn vào sanh năm Nhâm Dần cũng không có tuổi tốt được trọn vẹn. Bởi vì, tuổi Nhâm Dần có can Nhâm (dương) thuộc phái Nam không thuộc phái nữ, cho nên người phái nữ không thuận hạp về Can.
Ngoài ra, nên nhớ rằng người phái nam mặc dù được sanh lọt vào sanh năm Nhâm Dần là tuổi tốt nhứt của hàng Nhâm, nhưng tuổi này vẫn bị ảnh hưởng và chi phối thời gian biến chuyển xoay dần của tạo hóa từng năm tính theo luật Thuận Khắc Ngũ Hành của Dương Âm.
Ví như tuổi Nhâm Ngọ mạng Dương Liễu Mộc, nhưng bước sang năm nay 2008 Mậu Tý thuộc Hỏa, thì năm này được tương sanh, bởi vì, mạng Mộc sanh mạng Hỏa.
Viết đến đây, tôi nhớ sự phân tách hai ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ của tôi, có liên quan đến người có tuổi Can là Nhâm xin trích dẫn như sau:
Ông Joseph Biden ứng cử viên Phó Tổng Thống: sinh năm 1942 Nhâm Ngọ, có mạng Dương Liểu Mộc có Can là Nhâm thuộc Thủy và có Chi là Ngọ thuộc Hỏa. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì tuổi Nhâm Ngọ bị tương khắc, bởi vì, mạng Thủy khắc mạng Hỏa tức Can là Trời (Thủy) khắc Chi là Đất (Hỏa).
Do vậy, tuổi Ông trong cuộc đời công danh sự nghiệp thăng trầm bất thường đưa đến.
Năm nay 2008 Mậu Tý thuộc Hỏa cho nên năm này tuổi Ông có mạng Mộc được tương sanh, bởi vì, căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Mộc sanh mạng Hỏa.
Ngoài ra, ngày thứ ba 4 tháng 11 dương lịch năm 2008 nhầm ngày mùng 7 tháng 10 âm lịch năm Mậu Tý thuộc tháng Quý Hợi, có mạng Thủy, cho nên căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì bổn mạng của Ông là Mộc được tương sanh với tháng bầu cử, bởi vì, mạng Mộc sanh mạng Thủy.
Do vậy, năm 2008 Mậu Tý và tháng Quý Hợi, tuổi Ông rất thuận lợi và may mắn trong cuộc tranh cử Tổng Thống sắp đến.
Bởi vì, tuổi của Ông được tương sanh cả năm tháng tranh cử và hy vọng Ông sẽ đạt thành sự nghiệp lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ trong tương lai.
Tuổi Ông Barack Hussen Obama và tuổi Ông
Joseph Biden thuận hạp hay khắc Kỵ như thế nào ?
Tuổi Ông Barack Hussen Obama là Tân Sửu (1961) thuộc mạng Bích Thượng Thổ và tuổi Ông Joseph Biden là Nhâm Ngọ (1942) có mạng Dương Liễu Mộc.
Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì tuổi Nhâm Ngọ có mạng Dương Liễu Mộc được khắc tuổi Tân Sửu (1961) thuộc mạng Bích Thượng Thổ. Bởi vì, mạng Mộc khắc mạng Thổ tức mạng Mộc được khắc xuất, mạng Thổ bị khắc nhập.
Đối với CAN hai tuổi Tân Sửu và Nhâm Ngọ có can Tân và can Nhâm được tương sanh về Can. Bởi vì, can Tân thuộc Kim và can Nhâm thuộc Thủy. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Kim sanh mạng Thủy.
Đối với Chi hai tuổi Tân Sửu và Nhâm Ngọ có chi Sửu và chi Ngọ được tương sanh về Chi. Bởi vì, chi Sửu thuộc Thổ và chi Ngọ thuộc Hỏa. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Hỏa sanh mạng Thổ.
Do vậy, hai tuổi Tân Sửu và Nhâm Ngọ được tương sanh với Địa Chi, rất có hy vọng thắng cử sắp tới.
Ông Barack Obama thắng cử vẻ vang để
trở thành Tổng Thống thứ 44 Hoa Kỳ
Như đã phân tách vào ngày 10 tháng 10 năm 2008 đã dẫn ở trên, hai ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống, được bầu vào ngày thứ ba 4 tháng 11 năm 2008, rất đúng, bởi vì, Ông Barack Obama có ân đức Ông Bà Cha Mẹ, cho nên thắng cử áp đảo trước Ông John McCain không thể ngựa về ngược được và còn được 2/3 cử tri đoàn bầu tức khoảng 349 phiếu, để trở thành Tổng Thống thứ 44 da màu së nhậm chức vào ngày thứ ba 20-01-2009.
Như đã dẫn ở trên, thời gian sanh rất quan trọng của đời người để phân tách và chứng minh cụ thể, xin trích dẫn ứng cử viên Tổng Thống Pháp Ông Nicolas Sarkozy vừa qua, được bầu vòng 1 vào ngày chủ nhựt 22-4-2007 và vòng 2 vào ngày chủ nhựt 06-5-2007. Kết quả Ông Nicolas Sarkozy đắc cử Tổng Thống như sau :
Ông Nicolas Sarkozy, Sanh 28-01-1955 tức 52 tuổi Tây = 53 tuổi ta, thuộc tuổi Ất Mùi chỉ có được 4 ngày mà thôi (bởi vì, năm Giáp Ngọ (từ 03-02-1954 đến 24-01-1955). Vì thế, Ông Nicolas Sarkozy thuộc tuổi Giáp Ngọ, mạng Sa Trung KIM, có Can là Giáp (Dương) thuộc mang Mộc và có Chi là Ngọ thuộc mạng Hỏa. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Mộc sanh mạng Hỏa (mạng Mộc bị sanh xuất, mạng Hỏa được sanh nhập) tức tuổi này Can sanh dưỡng Chi hay nói khác đi Trời sanh dưỡng Đất.
Do vậy, Ông Nicolas Sarkozy có tuổi Giáp Ngọ, thì sự nghiệp và đời sồng thăng tiến vững chắc cho hiện tại cũng như tương lai. Quả đúng vậy.
Nếu chúng ta cho rằng tuổi Ông Nicolas Sarkozy là tuổi Ất Mùi thì không đúng hẳn. Bởi vì, tuổi Ất Mùi, mạng Sa Trung KIM, có Can là Ất (Âm) thuộc mang Mộc và có Chi là Mùi thuộc mạng Thổ. Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì mạng Mộc khắc mạng Thổ tức tuổi này Can khắc Chi. Do vậy, Ông Nicolas Sarkozy không có sự nghiệp và đời sống thăng tiến vững chắc cho hiện tại.
Căn cứ theo luật thuận khắc ngũ hành, thì người có mạng Kim gặp năm Đinh Hợi (2007) thuộc mạng Thổ, được tương sanh. Bởi vì, mạng Thổ sanh mạng Kim (mạng Thổ sanh suất, mạng Kim được sanh nhập), cho nên năm này là năm së được thắng lợi, thành công gia tăng về mọi mặt. Bởi vì, năm tốt nhứt của người có mạng Kim gặp năm có mạng Thổ.
Năm Đinh Hợi thuộc Sao Mộc Đức (Người có Sao Mộc Đức së được nhiều may mắn để đưa đến thành công, nhứt là tiền tài. Bởi vì : Mộc Đức được phước đến tháng Mười và tháng Chạp).
Ngoài ra, được biết hai lần bầu cử là ngày chủ nhựt 22 Avril 2007 và chủ nhựt 6 Mai 2007 nhầm thời gian tháng 3 âm lịch tức tháng Thìn (1) thuộc nhóm Tứ Mộ có mạng Thổ cùng mạng Thổ với năm Đinh Hợi tức được tương hòa với nhau.
(1) Bởi vì, tháng Giêng là tháng Dần tính tới, cho nên tháng 3 âm lịch tức tháng Thìn. Người xưa cũng có ghi vào sách đáng cho chúng ta suy ngẫm như sau :
Nhứt niên chi kế tại ư Xuân,
Nhứt nhựt chi kế tại ư Dần.
Muốn thực hiện kế hoạch :
1 năm phải sắp đặt bắt đầu vào mùa Xuân
1 ngày phải sắp đặt vào giờ Dần
cho nên Tháng Dần = là tháng Giêng đầu năm âm lịch, người ta cũng thường dùng chữ Dần Nguyệt để chỉ tháng Giêng.
Riêng đối với các tuổi Nữ Quý như thế nào ?
Đối với các tuổi Nữ Quý cũng giống như các tuổi Nam Nhâm đã dẫn thượng, cho nên có 6 tuổi Nữ Quý như sau : Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi.
Nhưng nếu chúng ta phân tách thuận hạp khắc kỵ Ngũ Hành, giống như 6 tuổi Nam Nhâm, thì sẽ thấy tuổi Quý Mão là tốt nhứt.
Hy vọng sự phân tách một cách trung thực này, sẽ đem lại sự giải thích thỏa đáng đến quý bà con đồng hương.
Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
LÝ ĐẠI NGUYÊN * VĂN HÓA & ĐẠO ĐỨC
LÝ ĐẠI NGUYÊN
VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC
Suốt cả năm, chúng ta bị cuốn hút vào những vấn đề thời sự, làm cho tâm tư, đầu óc luôn luôn quay cuồng với những chuyện khổ đau, âu lo, tức tối, buồn cười, đôi khi vui mừng, hy vọng, rồi hụt hẫn, mà không biết tại sao lại là thế? Hoặc tìm những lý giải nửa vời, vòng vo để tạm thời tự đánh lừa mình. Hay chống đỡ những gì đi ngược lại với suy nghĩ và ước vọng của mình. Quả là phiền toái! Nhân dịp xuân về, tết đến, xin đề nghị, chúng ta cùng nhau đi thẳng vào vấn đề nguồn gốc của sự vật, sự việc trong Trời Đất, Lịch Sử và Kiếp Người, để cho tâm trí mình có dịp thao tác, tự tìm thấy mình, tìm thấy hướng suy tư cho mình, cũng chính là thấy được những việc mà mình nên làm cho Mình, cho Dân Tộc Mình, cho Thế Giới Mình, và cho Vũ Trụ mà Mình đang có mặt.
TA TRONG VŨ TRỤ MÀ VŨ TRỤ CŨNG Ở TRONG TA
Đạo Lớn của Trời Đất là Hằng Hóa.
Đức Lớn của Muôn Loài là Hiếu Sinh.
Đạo Lớn của Lịch Sử là Văn Hóa.
Đức Lớn của Loài Người là Từ Tâm.
Đạo Lớn của Nhân Chủ là Dung Hóa.
Đức Lớn của Con Người là Thương Yêu.
Vậy Đạo Đức lớn nhất, vĩ đại nhất, chân thật nhất, hiện thực nhất của Vũ Trụ là Đạo Hằng Hóa và Đức Hiếu Sinh.
Đạo Đức chân chính nhất, phổ biến nhất, năng động nhất của Lịch Sử là Đạo Văn Hóa và Đức Từ Tâm.
Vũ Trụ này hình thành phát triển không ngừng đều nhờ vào Nguyên Lý Hằng Hóa Hiếu Sinh.
Lịch Sử Loài Người cũng dựa trên Nguyên Lý đó mà thành hình phát triển, rồi vượt lên trên các sinh loại hữu tình, tạo thành cuộc sống Văn Hóa Nhân Văn.
Vậy Văn Hóa chính là Đạo Thăng Hóa của Lịch Sử, để mở ra thời đại Nhận Thức Nhân Chủ Nhân Văn cho toàn thể Thế Giới.
Văn Hóa là Văn Hóa của Loài Người, mà Đức Lớn phổ quát của Loài Người là Từ Tâm nơi Con Người. Nhận Thức của Con Người đều dựa trên Nguyên Lý của Đạo Đức để rung cảm, suy tư, hành xử, mà tạo ra các nền Văn Hóa có những sắc thái riêng biệt. Các luồng văn hóa, các công trình văn hóa, các sản phẩm văn hóa, đều nhằm phụng sự Con Người, làm đẹp, sáng, tốt và luôn luôn mới cho cuộc sống Xã Hội của Con Người toàn diện. Bởi thế Lịch Sử Nhân Loại mới là lịch sử đa văn hóa. Nên nội dung của Lịch Sử phải là Văn Hóa, mà nội dung của Văn Hóa phải là Từ Tâm của Nhân Loại, do khả năng Dung Hóa của những Con Người tự do, tự chủ, sáng tạo và dựa trên tình cảm thương yêu của Con Người toàn diện, mà tạo thành các nền Văn Hóa Nhân Chủ Nhân Văn.
Chính vì vậy, Văn Hóa và Đạo Đức tuy Hai mà là Một. Do Đức Hiếu sinh của Trời Đất, mà Nguồn Động Lực Siêu Thể Vi Diệu vô sắc, vô biên, vô hạn trong Vũ Trụ hằng hóa, hiện hóa, thăng hóa từ những chuyển động vật lý, đã không ngừng nỗ lực tạo ra các hiện tượng hữu thể, rồi sinh lý để hoàn thành thế giới sinh vật. Các sinh vật tự thân thăng hóa, tạo thành các loại chủng tử có năng lực cá biệt -DNA- của mỗi chủng loại, mà tiếp hóa nòi giống của mình không cùng. Loài Người được xem như chủng loại cao nhất trong công trình Tạo Hóa, hằng hóa, sáng hóa, thăng hóa của Vũ Trụ, đủ khả năng, điều kiện tạo lập đựơc hiện tượng tâm lý, để vượt lên rung ứng với thế giới tâm linh vĩnh hằng của Vũ Trụ. Rồi có giác tính nhận biết được “Ta trong Vũ Trụ, mà Vũ Trụ cũng ở trong Ta”. Nên những nỗ lực Tự Thăng Hóa Tâm Linh mình, cũng chính là góp phần tích cực nhất trong công trình Thăng Hóa Vũ Trụ Vạn Hữu vậy.
Từ Đức Hiếu Sinh của Muôn Loài, thể hiện ra thế giới Loài Người là Đức Từ Bi, Nhân Từ, hay Đức Bác Ái, đấy là những danh từ để chỉ cho những ý niệm về sự thương yêu, bao dung, tha thứ và quý trọng sự sống, biết trân quý cuộc sống riêng của mình, tôn trọng cuộc sống chung của người, có trách nhiệm với cuộc sống xã hội và muôn loài. Chính vì vậy mà các nền Văn Hóa, các Tôn Giáo chân chính, các Học Thuyết giá trị đều lập căn trên Đức Hiếu Sinh, nhằm hướng dẫn Con Người biết sống và phát triển theo với Đức Hiếu Sinh.
Chỉ riêng có Học Thuyết Duy Vật Vô Thần Cộng Sản mới nghịch lại với Đạo Đức của Trời Đất, ngược lại với Lẽ Sống của Con Người, hủy diệt Văn Hóa của Nhân Loại, đề cao luật Mâu Thuẫn, Hận Thù, và Hủy Diệt, vốn chỉ là một mặt tối của Nguyên Lý Hằng Hóa, là phản diện của Văn Hóa. Vì Nguyên Lý Hằng Hóa của Vạn Hữu là Luật Bổ Sung – Phân Hóa – Điều Hợp, mà Duy Vật chỉ đề cao khả năng Phân Hóa. Phân Hóa mà không được Điều Hợp thì đi đến tiêu diệt. Điều Hợp mà không đựơc Bổ Sung thì không thể Thăng Hóa, đã không thăng hóa, mà bị phân hóa thì sẽ bị triệt tiêu. Nhờ có Luật Bổ Sung, Phân Hóa, Điều Hợp để Thăng Hóa, nên Vũ Trụ mới Hằng Hóa, muôn loài mới tiến triển, nhân loại mới có cuộc sống Văn Hóa hiện nay.
Điều nguy hại của chủ nghĩa Duy Vật không dừng lại ở mặt lý thuyết, mà nó đã làm cho nhiều thế hệ loài người tin theo, kể cả người đối kháng cũng bị rơi vào lối nhận thức chủ quan một chiều máy móc khép kín. Vì nó được dùng làm nguyên tắc chỉ đạo cho cuộc đấu tranh xã hội, phân chia giai cấp, tổ chức lực lượng đấu tranh cách mạng giành quyền lực, để áp dụng chủ nghĩa một chiều độc tôn, nhằm tước đoạt sự tự do của Con Người, biến Con Người thành “con vật sản xuất”, đặt ách độc tài, độc đảng thống trị xã hội. Chính vì chủ trương giai cấp đấu tranh, nên cộng sản đã tận lực khai thác và phát huy Cảm Tính Hận Thù, quyết liệt Tiêu Diệt những giai cấp khác, cũng như tiêu diệt tinh thần tự do, tư hữu và niềm tin tôn giáo của Con Người. Mà hận thù là phản nghĩa với từ bi, nhân từ, bác ái, yêu thương. Tiêu diệt là phản nghĩa với xây dựng và phát triển. Như thế chủ nghĩa Duy Vật Cộng Sản đúng là hướng ngược chiều với Văn Hóa Nhân Loại. Nên học thuyết Duy Vật và chủ nghĩa Cộng Sản mới là Phi Văn Hóa.
Văn Hóa nơi Con Người, của các Dân Tộc, của các nền Văn Minh và của toàn Nhân Loại, tuy có những nét cá biệt, đặc thù, nhưng đều cùng có chung một bản chất, tính năng là: Đẹp, Tốt, Sáng, Mới, đó mới thật là thể hiện của Văn Hóa Tính phổ quát và đạt giá trị trường cửu. Đẹp, Tốt, Sáng từ nội dung lẫn hình thức ở Con Người, trong Xã Hội và các công trình, sản phẩm được tạo ra, sáng hóa bởi Con Người. Thế rồi người sau tiếp người trước bảo lưu, dung hóa, phát huy, làm mới thêm mãi cho phong thái sống, cách sống, lối sống, phương tiện sống và chế độ sống, với khuynh hướng sống vươn lên Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ.
Để giải thích chân lý, gần được chân lý, đạt được chân lý, vốn là một thách đố với suy tư của Con Người và toàn thể Loài Người, ở ngay từ buổi bình minh của Ý Thức Người vừa xuất hiện. Xem ra trong quá khứ Ý Thức Người đã bất lực trước thách đố đó. Vì rằng những công trình suy tư bằng ý thức người, đã chỉ tạo ra được những luồng tư tưởng, những triết phái cực đoan khép kín, các chủ nghĩa một chiều “Duy” thế này, thế nọ, thế kia, do đó đã xé nát nhân loại ra làm nhiều mảnh, dựng lên những hàng rào tinh thần hào nhoáng, rồi được ngụy trang dưới danh nghĩa Văn Hóa, Đạo Đức để lùa dân chúng vào guồng cuồng tín, thế hận thù nhau vì lý tưởng một cách cay độc, làm cho chân lý Hằng Hóa Hiếu Sinh mỗi lúc mỗi xa rời Con Người thêm. Thực ra Chân Lý tuy có thể Giác Chứng, mà chẳng thể Lý Luận bằng bất cứ thứ “duy” nào được. Bởi vì Chân Lý mang tính cách vừa toàn diện, vừa bao trùm, lại vừa nội tại nơi Vũ Trụ, Vạn Hữu và Con Người, gồm: Những hiện tượng Hợp Lý Tương Đối, nếu xét về mặt hiện tượng thực tiễn của sự vật, sự việc. Những hiện tượng Siêu Lý Tuyệt Đối, nếu xét về những hiện tượng siêu nhiên linh nghiệm trong vũ trụ trùng trùng bao la. Những hiện tượng Phi Lý Tự Đối, ngẫu nhiên xuất hiện bất quy tắc trong tự nhiên, và do tâm tư chủ quan của mỗi người, khám phá ra trong cuộc hành trình đi tìm sự hiện hữu của mình, rồi gặp cái chết của mình ở cuối đường hiện hữu, làm cho tất cả công sức trong cuộc sống trở thành phi lý và vô nghĩa đối với thân phận của chính mình.
Tuy nhiên, những tư tưởng, những chủ thuyết “duy” đó, dù có một chiều khép kín, nhưng nếu không đi ngược với hướng vươn lên Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ của Con Người, thì đều cùng hướng với Văn Hóa, đều đựơc thừa nhận có Văn Hóa Tính. Vì ít nhiều đã góp phần trong việc giúp Con Người khai mở một phía nào đó, trong nguồn tâm tư toàn diện sẵn có nơi mỗi người. Chính Nguồn Tâm Tư Toàn Diện sẵn có trong mỗi người là nền tảng của Văn Hóa, dung chứa tất cả các ý niệm, những tư tưởng trái nghịch nhau, để Con Người tự do, chủ động dung hóa, đãi lọc lấy tinh túy của những tư tưởng đó, làm thành các nền Đạo Học, đem ra ứng dụng vào cuộc sống, tạo ra các phương tiện sinh sống, mỗi ngày mỗi hoàn hảo hơn, nhằm phục vụ Con Người và Xã Hội.
Ngày nay, sau khi Nhân Loại đã tỉnh mộng về những lối Ý Thức Chủ Quan Duy Ý Chí, đã nếm trải và bị trả giá quá đắt do những tư tưởng đó gây ra, thì đều thấy rằng: Thế Giới cần phải được xây dựng và phát triển dưới nhãn quan toàn diện, cho hợp với Đức Lý của Trời Đất, đúng với Văn Hóa Tính của Nhân Loại cùng hướng tới cảnh Thái Hòa, Phát Triển, Thịnh Vượng lâu bền. Điều hiển nhiên là Nhân Loại đang tiến vào hướng chính đạo của nền Nhận Thức Nhân Chủ Nhân Văn Toàn Triển, trong đó lấy Con Người Tự Do, Tự Chủ, Sáng Tạo làm Cứu Cánh. Lấy Văn Hóa làm Chủ Đạo cho khắp mặt tổ chức và sinh họat Xã Hội, Kinh Tế, Dịch Vụ, Chính Trị, Cai Trị, Luật Pháp, Văn Học, Nghệ Thuật, Khoa Học, Kỹ Thuật, cũng như việc giao tiếp giữa Người với Người; giữa Tập Thể với Tập Thể trong Xã Hội; giữa Quốc Gia với Quốc Gia trên trường Quốc Tế.
THĂNG HÓA TÂM LINH MÌNH LÀ LÀM MỚI CHO TẤT CẢ
Con Người thực sự có Tự Do, hoàn toàn Tự Chủ trong suy tư, hành động ứng xử, thì mới phát triển được khả năng Sáng Tạo. Chính khả năng Sáng Tạo đã làm cho Văn Hóa mỗi lúc mỗi Tốt Đẹp Sáng Mới thêm. Để Văn Hóa thể hiện đúng hướng Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ, thì không thể làm khác là phải vận dụng tới năng lực Trí Tuệ của Con Người. Mỗi người đều sẵn có Trí Tuệ, nhưng để khai mở được khả năng Trí Tuệ ở trình độ nào đó, thì còn tùy ở sự học tập, thâu thái, và quan trọng nhất là ở sự Tu Dưỡng của mỗi người.
Có thể có nhiều phương pháp tu dưỡng để phát huy Trí Tuệ, nhưng để có nghiệm chứng cụ thể, thì phương pháp Thiền của các bậc đã Giác Ngộ là dễ kiểm chứng nhất. Các vị đó đã hướng dẫn thế cách Quán Định, làm bình ổn Tâm Tư, xả bỏ tạp niệm, vui vẻ buông bỏ tất cả, giúp người tu tập đạt đựơc An Nhiên Tự Tại, Thanh Tịnh Rốt Ráo, tạo điều kiện cho Trí Tuệ khai mở. Trí Tuệ tuy được khai mở, nhưng không có nghĩa là đã có đủ công năng nhận biết ngay được chân tướng chân thật của Thực Tại, mà còn phải kiên trì Phá Chấp, tháo bỏ những xích xiềng tư tưởng một chiều cực đoan, rũ bỏ những mặc cảm tự ti, tự tôn; xả bỏ những ý niệm, những thành kiến cả xấu lẫn tốt. Có nghĩa là vui vẻ buông xả, buông xả và buông xả toàn diện rốt ráo, ngay cả chính niệm, đừng nói chi là tà niệm; buông xả ngay cả những cảnh giới an lạc chân thật đã đạt đựơc trong hành trình tu tập, nhằm đoạn trừ những cảm thụ của Ta, thuộc về Ta và chỉ có Ta.
Chính trong hành trình phá chấp và buông xả đó, năng lực Trí Tuệ sáng mãi lên, tựa như ánh nắng ban mai làm bung nở hạt giống Từ Bi nơi Con Người, khi Lực Trí Tuệ, Đức Từ Bi đã nở trọn vẹn viên mãn nơi Con Người, thì Con Người chẳng còn chấp giữ “Cái Ngã” nhỏ bé tủn mủn, sẽ không còn phải dùng phương tiện suy tư, lý luận để tìm kiếm, biện minh cho Chân Lý của Vũ Trụ, Đức Lý của Vạn Hữu nữa, mà thực tại là Lực Trí Tuệ, Đức Từ Bi nơi Con Người đã là biểu hiện của Chân Lý, Đức Lý của Trời Đất một cách chân thật trọn vẹn đầy đủ rồi. Cho nên không có gì lạ, không còn nghi ngờ gì nữa, những lời nói ra từ các bậc Toàn Giác, đều là những lời của Chân Lý.
Khi Trí Tuệ Từ Bi đã hiển hiện viên mãn trong Con Người, là Con Người đã hội nhập đựơc với Đạo Lớn Hằng Hóa, Đức Lớn Hiếu Sinh của Trời Đất, thì việc thể hiện Trí Tuệ Từ Bi của Con Người trong kiếp nhân sinh là lẽ tự nhiên, như ánh sáng phải chiếu sáng. Đó là những đóng góp đương nhiên vào với gia tài Văn Hóa Nhân Loại, có giá trị đưa Văn Hóa vươn mãi lên Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ. Mà Văn Hóa luôn luôn sắm vai trò chủ đạo, chỉ đạo cho toàn thể Nhân Loại cùng nhau nỗ lực khai triển cuộc sống Nhân Chủ Nhân Văn, để Con Người được Tự Do Tự Chủ Sáng Tạo, thực hiện nguyện ước chân chính của mình trong thực tại thế giới, đồng thời thăng hóa Tâm Linh mình, nhằm đạt tới tánh cảnh Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ.
Đến đây có thể hiểu được, tại sao trong Xã Hội do Cộng Sản thống trị lại sa đọa tăm tối như lịch sử đã chứng minh trong thế kỷ 20 vừa qua. Vì đích ra các danh từ Văn Hóa, Đạo Đức, mà Cộng Sản thường dùng, thì chính ngay những kẻ sử dụng nó, lại cũng chẳng hiểu nổi là họ đã lạm dụng. Cho nên Thế Giới Cộng Sản và Cộng Đảng Việt Nam đứng trước sự đổ dốc, tan vỡ, suy đồi của xã hội, đảng viên trụy lạc, dân chúng mất niềm tin, đều thấy rằng cần phải phục hồi giá trị Văn Hóa, Đạo Đức mới cứu vãn nổi chế độ ung thối ruỗng nát. Nhưng điều đáng buồn cho họ là những giá trị văn hóa, đạo đức chân chính đích thật của Trời Đất, của Loài Người, của Dân Tộc đã không hiện hữu trong đầu họ. Tất cả những giá trị đó đã bị chính thứ chủ thuyết Duy Vật, chủ nghĩa Mác Lê và Tư Tưởng Hồ, là thứ chủ thuyết ấu trĩ, chủ nghĩa chuyên chính và thứ tư tưởng hoàn toàn nô lệ ngoại nhân của họ Hồ, mà cộng đảng cho là siêu việt, là chân lý tuyệt đối đã tiêu diệt hết, tiêu diệt ngay trong suy tư của chính họ, và trong xã hội mà họ đã, đang thống trị.
Trong suy nghĩ của những người gọi là cộng sản chân chính và không chân chính hiện nay, thì đều cùng có sẳn một đường rầy biện chứng: “Tất cả đều là phương tiện”, Văn Hóa Đạo Đức, cả Con Người lẫn Dân Tộc chỉ là phương tiện cho họ sử dụng; trước kia là phương tiện để phục vụ cho lý tưởng Duy Vật, Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, nay lý tưởng đó đã tiêu ma, thì lại thành phương tiện để củng cố quyền hành, nhằm mục đích hết sức thực tế là “duy vật chất” “duy tiền”. Chính vì toàn cộng đảng từ trên xuống dưới chỉ có mục đích “duy tiền”, nên mạnh kẻ nào, kẻ đó kiếm tiền một cách bất cố liêm sỉ, bất kể luật pháp, bất chấp đạo đức, trong khi đó người dân là nạn nhân bị đè nén, bóc lột và bị cấm nghe, cấm nói, chỉ để đảng độc quyền nói, mà chỉ toàn nói ngang, nói ngược, nói bậy thôi.
Đời thuở nào mà đem nước trộn với lửa, rồi bắt mọi người phải tin là thành công, thì tin sao nổi. Thế mà cộng sản cứ nhơn nhơn hô hoán: “Kinh tế Thị Trường Tự Do theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Lấy Kinh Tế Thị Trường Tự Do vốn là “nước”, mà trộn chung với “lửa” Xã Hội Chủ Nghĩa, thì sớm muộn gì lửa xã hội chủ nghĩa cũng phải tắt. Lấy “nước” Văn Hóa Đạo Đức đem trộn với “lửa” Hận Thù Hủy Diệt của chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng nô lệ của Hồ, thì “lửa” phải tàn là cái chắc. Thực ra những kẻ đề xướng những chủ trương trên, họ đều là kẻ đáng thương, vì chế độ cộng sản đã đào tạo ra những bộ óc “bùn” đặc quánh của những chú vẹt lẻo mép, họ không bao giờ hiểu được rằng: Thứ chủ nghĩa Duy Vật mà họ tôn thờ chẳng những không có Văn Hóa Tính, mà ngay giá trị Đạo Đức cũng không có luôn. Thế nhưng họ lại đã được học và bắt buộc phải hiểu rằng: Học thuyết Duy Vật và những sách vở viết về học thuyết này là những tác phẩm Học Thuật của Văn Hóa.
Chính vì hiểu sai như thế, nên họ chỉ có khả năng phá hủy, mà không có năng lực xây dựng, vì tất cả các công trình xây dựng, muốn được thành tựu lâu dài với lịch sử, thì phải khởi đi từ Văn Hóa. Nhất là phải phân biệt được rằng: Những thứ tuy bề ngoài có bóng dáng của các công trình Văn Hóa, mà nội dung đi ngược với Văn Hóa Tính, đi ngược với hướng vươn tới của Văn Hóa toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ, chống lại với Đạo Hằng Hóa, Đức Hiếu Sinh của Trời Đất, bằng chủ trương Hủy Diệt, đề cao Hận Thù thì đó không thể được nhìn nhận là công trình Văn Hóa, mà chỉ còn là sản phẩm “Sai Ác”.
Những người cộng sản, nếu thực sự muốn quay trở về với truyền thống tốt đẹp của Văn Hóa và Đạo Đức của Dân Tộc và Loài Người, thì phải thực tâm chân thành loại trừ chủ thuyết Duy Vật, chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng nô lệ của Hồ ra khỏi tư tưởng của mình, dẹp ngay những cơ chế, cơ cấu, luật lệ độc đảng, độc tài, độc tôn, toàn trị, khủng bố, bóc lột của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, để cho chính mình và toàn dân đựơc tự do sống, tự do lựa chọn, tự do tin tưởng, tự do phát biểu, tự do xây dựng tòa nhà Dân Chủ Trọng Pháp trong sáng bền vững cho Đất Nước, thì những giá trị truyền thống Văn Hóa Đạo Đức cao đẹp của Dân Tộc, chắc chắn sẽ được toàn dân đem ra ứng dụng và phát huy ngay trong cuộc sống của mình và của xã hội.
Chủ nghĩa cộng sản tuy không có Văn Hóa Tính, nhưng đối với lịch sử Dân Tộc Việt và Nhân Loại thì nó đã tự khẳng định và xác lập được chỗ đứng riêng biệt. Chỗ đứng trong kinh nghiệm đau thương khủng khiếp của các nạn nhân, đó là thứ “Hỏa Ngục Trần Gian”. Chỗ đứng trong Văn Học là những lời răn đe sẽ nhắc nhở cho Nhân Loại chớ để cho nó xuất hiện thêm bất cứ lần nào nữa, dù dưới hình thái nào cũng vậy. Chỗ đứng trong Nghệ Thuật thì hấp dẫn hơn. Vì cộng sản đã sắm đúng vai trò phản diện độc ác gian trá, một cách trung thực, xuất sắc nhất trong các tác phẩm nghệ thuật, mà các nhân vật hung ác, các chế độ tàn bạo ở trong quá khứ chưa hề lột tả đựơc hết tính cách cay độc hung hãn như thế. Còn trên màn ảnh và sân khấu thì đây đúng là tên kép độc làm cho khán giả vừa sợ vừa ghét, chỉ mong cho hắn chóng chết, tuy biết rằng hắn mà chết thì màn phải hạ, vở tuồng phải kết thúc. Nếu các văn tài trong thiên hạ muốn cực tả chân thật, hiện thực về “cái ác toàn diện” trong lịch sử Loài Người, thì phải nghiên cứu về chế độ cộng sản, nhất là về cộng sản Việt Nam thì sẽ nắm vững đựơc những tính chất đặc thù của nó là vừa độc ác, vừa tàn nhẫn, vừa ngoan cố, vừa gian manh, vừa hài hước, vừa đần độn một cách đáng ghét của anh kép độc Việt Cộng.
Tóm lại Văn Hóa và Đạo Đức là nội dung của Tâm Linh Con Người, nội dung của Lịch Sử Dân Tộc và Nhân Loại. Mà Đạo Đức lại là nội dung của Văn Hóa, nên Văn Hóa luôn luôn phải sắm vai trò Chủ Đạo nhằm chỉ đạo cho mọi sinh hoạt của Con Người và Xã Hội, Kinh Tế, Dịch Vụ, Chính Trị, Cai Trị, Luật Pháp, Văn Học, Nghệ Thuật, Khoa Học Kỹ Thuật thì Thế Giới mới đi đúng hướng hòa bình xây dựng phát triển, tránh khỏi loạn lạc, bất công, tụt hậu.
MÙA XUÂN KỶ SỬU
2009
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Tuesday, December 23, 2008
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * ORHAN PAMUK
Đặng Phùng Quân
Orhan Pamuk, văn chương từ miền Trung Đông mù ám.
Giải Nobel văn chương 2006 trao tặng một nhà văn Thổ nhĩ kỳ: Orhan Pamuk, với những tiểu thuyết viết bằng ngôn ngữ Thổ. Như lời giới thiệu trên những tiểu thuyết dịch sang Anh ngữ, tác phẩm của ông đã được chuyển ngữ qua hơn ba mươi thứ tiếng. Một vài tiểu thuyết của Pamuk đoạt giải, như giải văn chương 2003 IMPAC Dublin Literary Award, Prix Méditerranée étranger, Prix Médicis v.v... Nobel văn chương cũng như những giải văn chương khác, song mang tầm vóc quốc tế, có thể vì số tiền thưởng khá lớn, tồn tại khá lâu đời và cùng với những giải Nobel (y học, vật lý v.v..), vinh danh những nhân vật đã đóng góp công trình trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Như vậy, có phải tự thân nó hay nhờ danh tiếng của người được trao giải đã làm tăng giá trị giải? Tuy nhiên, có một điều hiển nhiên là những nhà văn đoạt giải, tuy tác phẩm của họ đã được dịch sang Anh, hoặc Pháp ngữ là những thứ tiếng có tầm phổ biến rộng rãi nhưng không được chú ý, bỗng chốc đã rực rỡ lên như một phát hiện sáng chói, như trường hợp Jose Saramago (tiếng Bồ đào nha), Cao Hành Kiện (tiếng Hoa), Dario Fo (tiếng Ý) v.v..hay những nhà văn tiền phong như trường hợp Claude Simon, Samuel Beckett vẫn được coi như khó đọc?
Pamuk đã đem lại những thông điệp nào cho nhân loại? Trong một thế giới đang ngổn ngang có những xung đột, nghịch lý vô phương giải quyết về chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, Đông/Tây..? Hay, Pamuk chỉ là cái cớ để những nhà Hàn lâm của Nobel văn chương phát giải vì ý đồ chính trị? Nghi hoặc, hỏi như vậy có nghĩa là xét xem trên bình diện văn chương, Pamuk có xứng đáng là một nhà văn lỗi lạc? Lý ưng, điều đó phải dựa trên những tác phẩm đã được viết ra.
Tiều thuyết của Pamuk có thể xếp vào nhiều thể loại: Sách Đen (nguyên tác tiếng Thổ, Kara Kitap 1990), Căn nhà tĩnh lặng (Sessiz Ev 1983), Lâu đài trắng (Beyaz Kale 1991) trong dòng hiện thực ma thuật như Garcia Marquez, Jose Saramago, Carlos Fuentes.., bố cục phân chia thành hồi như Tuyết (Ka 2002), Tên tôi là Đỏ (Benim Adim Kirmizi 1998) kiểu H. Böll, G. Grass, phối hợp truyện và ảnh như Istanbul Hồi ức và Thành thị (Istanbul Hatiralar ve Şehir 2003) kiểu W. Benjamin, A.G.Sebag (tuy Pamuk xác nhận đọc và chịu ảnh hưởng những nhà văn như Tolstoy, Dostoevsky, Thomas Mann, Proust, Faulkner, Woolf, hiện đại như Borges, Calvino, Paul Auster, Don Delillo, V.S. Naipaul song văn chương Đức vẫn là ngọn nguồn Pamuk thấm nhuần - trong tiểu thuyết Tuyết, Pamuk lấy Đức là khung cảnh cho nhân vật nhà thơ lưu đày và học hỏi văn hóa tây phương ở Frankfurt..). Thuyết thoại của Pamuk kể lể dông dài như tiểu thuyết Nga của thế kỷ 19, nhưng phong cách mang dấu ấn hậu hiện thực.
Tuyết/Ka là tác phẩm gần nhất với những bộ diện: khí hậu chung của văn chương hiện đại/văn chương lưu đày và mạt thế luận của một thế giới tha hóa cáo chung của tôn giáo và ý thức hệ - thông điệp của Pamuk là tiếng chuông cảnh báo giữa những biến động toàn cầu, từ chiến tranh Bosnia, Chechnya, Iraq, Afghanistan, Do thái/Palestin, đến hiện tượng khủng bố như một dấu ấn thời đại (đã gây trăn trở cho những nhà tư tưởng như Habermas, Derrida..).
Tuyết, nhan đề cuốn tiểu thuyết là tên một bài thơ tưởng tượng của một nhân vật chủ báo tự đặt ra cho nhân vật nhà thơ tên Ka (tên thật là Kerim Alakusoglu, song người thuyết thoại Orhan gọi theo tên tắt Ka mà chính nhân vật ưa thích trên lý lịch ghi danh đại học cũng như trên những tuyển tập thơ, trong suốt truyện) , con người lưu vong chính trị từ Frankfurt nước Đức trở về quê hương sau mười hai năm, đến thành phố nhỏ Kars để thực hiện giấc mơ ngắm tuyết, với tư cách nhà báo quan sát cuộc bầu cử địa phương cũng như tìm hiểu việc những thiếu nữ tự tử. Tuyết trở thành nhan đề của mười chín bài thơ (như Bị Bắn Giết, Ngực, Yêu, Chό, Hộp kẹo Chocolat, Nhân loại và những vì Sao..) từ nguồn cảm hứng đột xuất xây dựng trên những kỷ niệm thời thơ ấu mà Ka làm trong thời gian nhập cuộc những biến động diễn ra suốt quãng thời gian ở chốn này.
Tập thơ đã thất lạc sau khi Ka chết. Ka đã ngẫu nhiên can dự vào những xung đột chính trị đẫm máu, khủng bố. ám sát, từ mục kích việc Giám đốc viện giáo dục bị một thanh niên bắn, gặp gỡ người thủ lĩnh trẻ Blue thuộc nhóm Hồi giáo quá khích chống chính quyền độc tài, chống văn minh dân chủ phương Tây, bị đe dọa tính mạng chỉ vì một bài báo coi Ka như một kẻ vô thần, tự nhận là thi sĩ, gieo hoang mang cho người dân ở Kars đến cuộc tình với Ipek mà Ka chỉ mong muốn theo mình về lại Frankfurt trong một giấc mơ hạnh phúc êm đềm.
Toàn cảnh tiểu thuyết Tuyết là hiện thực của thế giới Trung Đông hiện tại, dầu chỉ đóng khung trong một thành phố nhỏ: cuộc đối thoại bất tận không lối thoát giữa viên giám đốc viện Giáo dục (nạn nhân) chủ trương phụ nữ không được dùng khăn trùm đầu khi đến trường, tiêu biểu cho xu hướng dân chủ thân tây phương với một thanh niên lạ mặt (sát thủ) đến từ vùng quê xa xôi đại biểu cho người cuồng tín
Thưa Giáo sư Nuri Yilmaz, nếu ngài tin vào Thiên chúa, nếu ngài tin Kinh Thánh Koran là lời Chúa, hãy cho nghe quan điểm của ngài về câu thơ ba mươi mốt tuyệt mỹ của chương Ánh sáng Thiên đường.
Đúng vậy. Câu thơ này nói rất rõ ràng là phụ nữ phải trùm đầu và mặt.
Hoan nghênh, thưa ngài!..Vậy làm thế nào ngài có thể dung hòa lệnh Chúa với quyết định cấm con gái trùm đầu không được vào lớp học?
Chúng ta đang sống trong một Quốc gia thế tục..
Làm thế nào ngài có thể giải thích được tại sao quốc gia lại cấm con gái vào lớp chỉ vì cái chủ nghĩa thế tục, khi mà việc họ làm vâng theo luật lệ tôn giáo của họ?
Hãy thẳng thắn, con ơi. Tranh luận những điều như vậy chẳng đi tới đâu..
..Vì tôi sống trong dân chủ, vì bỗng dưng tôi thấy tôi là một người tự do có thể làm bất kỳ điều gì tôi thích, nên rốt cuộc tôi phải đáp xe bus đi đến tận cùng nước Thổ để tìm cho ra thủ phạm, dầu y ở chốn nào, để đối diện với y. Làm ơn trả lời câu hỏi của tôi. Điều gì quan trọng, pháp lệnh của Ankara hay thánh lệnh của Chúa?
Cuộc tranh cãi này chẳng dẫn tới đâu, con ơi.
..Cứ theo thống kê mà ngài Giáo sư người Mỹ Hồi giáo da đen Marvin King, tai nạn bị hãm hiếp trong những xứ Hồi giáo nơi mà phụ nữ trùm đầu thì rất thấp, thậm chí coi như không đáng kể và chẳng bao giờ người ta nghe nói đến sách nhiễu tình dục..
Nếu chúng ta cứ tiếp tục cổ võ phụ nữ bỏ khăn trùm đầu, chẳng phải là chúng ta hạ thấp phẩm giá họ như chúng ta thấy nhiều phụ nữ Tây Âu đã hạ phẩm giá vào lúc cách mạng tình dục trỗi dậy sao?
Tên tôi là Vahit Süzme. Salim Fesmekân. Có gì khác đâu, thưa ngài? Tôi là người vô danh bảo vệ những anh hùng vô danh đã chịu vô vàn những tai ương sai quấy chỉ vì bảo vệ niềm tin tôn giáo của mình trong một xã hội bắt phải phục tùng chủ nghĩa duy vật thế tục.
Sau cùng thanh niên cuồng tín bắt vị giám đốc đọc lời tự thú là đã làm tay sai cho một âm mưu đen tối muốn tước bỏ tín ngưỡng và danh dự của người Hồi trong nền Cộng hòa Thổ thế tục và bắt họ làm nô lệ cho Tây phương, kê súng vào miệng ông và bắn chết.
Ở tuyên ngôn của Blue, thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan khác cũng những luận điệu như: Trái với người tây phương nghĩ, không phải nghèo khó đưa chúng ta đến gần Chúa, vì thực sự không ai như chúng ta là những người tìm ra lý do tại sao chúng ta ở trên mặt đất này và điều gì đến với ta ở thế giới bên kia.. Dân chủ, tự do và nhân quyền chẳng là quái gì, chẳng qua chỉ là những gì Tây phương muốn cả thế giới phải bắt chước họ giống như khỉ.
Blue có thể là một hình tượng gần gũi những trùm như Bin Laden, và nơi một hình tượng đối tác là người tình,Kadife (em gái của Ipek) tiêu biểu cho những phụ nữ Hồi giáo cực đoan, sẵn sàng tự tử để phản đối việc không cho đội khăn trùm đầu, những cái chết làm kinh ngạc vì lối tự sát bất ngờ, không nghi lễ hay báo trước, ngay giữa cuộc sống thầm thầm hàng ngày .
Ka có thể là một hình tượng lưu đày,ở đất khách quê người như Blue nhận xét giống hàng ngàn những trí thức người Thổ gốc Kurd sống ở Đức biến sự khốn khổ dưới mắt người tây phương, biến nỗi thống khổ này này kế sinh nhai, hay chỉ là một khách lạ trên quê hương mình, không ý thức được tội ác ngay trong mình. Ka chứng kiến nhiều nhà văn, nhà thơ đã là mục tiêu ám sát của những người Hồi giáo cực đoan, như trường hợp một tu sĩ trở thành người vô thần chỉ ra những điều mâu thuẫn trong kinh Koran, bị bắn lén sau lưng, hay một nhà báo có tinh thần thực dụng bị giết vì ngờ làm ám chỉ những phụ nữ trùm đầu như con dán, hay một nhà báo khác đã bị nổ tung xe vì ngờ đã tiết lộ những giây liên lạc giữa phong trào Thổ Hồi giáo với xứ Iran.
Trong khi đi bộ giữa những bông tuyết rơi chậm, Ka nghĩ đến số phận mình có thể như nhiều nhà văn bất hạnh khác bị bắn chết hoặc bị gói bom nổ, sau khi phải đối đầu với những tình huống lưỡng nan, có thể cao ngạo, can đảm, hoặc chẳng làm gì cả như trường hợp nhà thơ Nurettin thân phương tây song chẳng can dự gì đến chính trị, một ngày kia bị một tờ báo Hồi giáo cực đoan moi móc ra trong những bài viết của ông về nghệ thuật và tôn giáo, đã có những lời phỉ báng tín ngưỡng, đã bị cài bom nổ xe làm tan xác. Song mặt khác, Ka cũng là nạn nhân bị những kẻ cầm quyền độc tài áp bức, hành hạ vì đã không cộng tác điềm chỉ chỗ ở của kẻ khủng bố.
Sau cùng Ka phát hiện ra người yêu lý tưởng của mình là tình nhân cũ của Blue. Ipek đã không theo Ka bỏ xứ đi Frankfurt vào giây phút chót vì ngờ Ka đã cho an ninh chính quyền biết chỗ ẩn nấp và hạ sát Blue. Ka bị bắn chết bốn năm sau ở thành phố lưu lạc này. Và bài thơ cuối cùng của tập Tuyết cũng là bài Nơi tận cùng thế giới cùng một lô gích như những bài thơ khác có một vị trí tự nhiên và duy nhất trên những bông tuyết tưởng tượng, xoay quanh ba trục - Ký ức, Trí tưởng, và Lý trí.
Orhan, người thuyết thoại muốn đào sâu vào từng ngõ ngách đen tối cuộc đời trầm luân, khốn khó của người bạn thơ khi hỏi: thực sự anh ta có thể nhìn được bao nhiêu ? Trả lời: trong suốt cuộc đời tôi cảm thấy cô đơn và lạc lõng như một con thú bị thương - và câu trả lời của nhà văn lưu đày: Hạnh phúc là tìm ra một thế giới khác để sống, nơi anh có thể quên hết mọi lầm than và bạo ngược này.
Tuyết sau cùng ở trong ngữ cảnh của những Ngôi nhà tĩnh lặng, Sách Đen như Pamuk phác thảo trong hình bông tuyết sáu cánh là vận chuyển của Ký ức, Trí tưởng và Lý trí
mà ông cũng ghi lại trong tác phẩm mới, cuốn Tự truyện Istanbul.
Trong Triết học và Văn chương xuất bản năm 1974, tôi đã viết Tự truyện là hiện thể của trí nhớ, bởi vì ngôn từ nhằm chống lại quên lãng, mang theo một phiêu lưu rộng rãi biểu hiện sự hoàn tất chữ viết với ngoại tại trong kinh nghiệm hiện thân và ký ức phục hồi. Trong Tẩu khúc Văn chương/Triết lý xuất bản năm 2004, tôi nói đến khả hữu của văn ngữ với chuyển biến thành ánh sáng, thành hình ảnh, là khả hữu của một loại tiểu thuyết-hình ảnh/roman-photo.
Để viết về Istanbul, nơi sinh trưởng của ông, Orhan Pamuk - nhà văn Thổ sinh năm 1952, không phải chỉ những hoạt cảnh như Joyce với Dublin, Borges với Buenos Aires, Pamuk còn sử dụng ảnh đan lẫn giữa những tản văn, gợi nhắc đến nhà văn Đức Winfried Georg Sebald trong những tiểu thuyết như Những lưu dân/Die Ausgewanderten (1992) ghi lại lịch sử đời sống của những linh hồn Do thái luân lạc tại ở Đức từ cuối thế kỷ 19 qua suốt thế kỷ 20. Những hình ảnh của Sebald trong suốt những tân truyện như muốn níu kéo lại những tàn tích của ký ức bị triệt hủy, sương mù kỷ niệm không mắt thường nào có thể xua đuổi trong mộng và thực, những hình ảnh như Sebald ghi nhận dường như đối với tôi người chết trở về, hay chúng ta đang nối gót họ.
Ở Istanbul, Pamuk ghi nhận, khác với Conrad, Nabokov, Naipaul - những nhà văn lưu đày được biết đến từ việc trang trải cuộc lưu xứ trong những ngôn ngữ, văn hóa, quê hương, đại lục, cũng như ngay cả với những văn minh dị biệt, trí tưởng họ phiêu bồng trong cuộc lưu đày, nuôi dưỡng từ việc mất cội nguồn, trong khi trí tưởng của Pamuk bám trụ vào thành phố này, nơi ông lớn lên trên cùng con phố, mái nhà. Ông coi định mệnh của Istanbul là định mệnh của ông. Pamuk viết: tôi gắn liền với thành phố này bởi nó đã tạo tôi như con người tôi vậy.
Trong con người nhà văn Orhan, có một điều can đảm của một người nhân bản để nói lên “cơn sốt chinh phục” của người Thổ, để mặc cho những băng đảng cướp bóc, tàn sát người Hy lạp và Armenian đúng vào dịp kỷ niệm 500 năm (1953) ngày sụp đổ của thành phố Constantinople cũng là ngày đánh dấu việc chinh phục biến thành Istanbul: khủng bố tràn qua những vùng Ortakoy, Baliki, Samatya, Fener, đốt phá những cửa tiệm của người Hy lạp, hãm hiếp phụ nữ Armenian và Hy lạp kéo dài suốt hai ngày, với hỗ trợ của chính quyền, tàn phá thành phố hoang tàn như một địa ngục thê thảm nhất trong những đêm ác mộng đông phương, những chi tiết mà gia đình kể lại trong nhiều năm sau, sống động đến nỗi Pamuk tưởng như thấy trước mắt.
Trong tác phẩm De l'Indifférence, Essai sur la banalisation du Mal/Dửng dưng, luận về dung tục hóa điều Άc (1998), nhà triết học Christian Delacampagne nhắc đến cuộc tàn sát người Armenian có thể coi như tội ác diệt chủng đầu tiên của thế kỷ XX, diễn ra vào những năm 1915-1916 tại Thổ giết khoảng từ một triệu đến một triệu rưỡi người Armenian (tiêu diệt hai phần ba cộng đồng sắc dân này)- trong tình huống những chính phủ các nước khác có thái độ dửng dưng vì lúc đó Thổ là đồng minh của Đức. Delacampagne lên án chính phủ Pháp, chẳng có nợ nần gì với Thổ, trong nhiều thập niên cũng vẫn làm ngơ, “không dám gọi mèo là mèo”. Phải đợi tới 83 năm sau, Quốc hội Pháp mới bỏ phiếu vào năm 1998 một dự luật nhìn nhận thực tại chuyện này. Trong suốt nửa thế kỷ (1925-1975), Delacampagne (sinh năm 1949) ghi nhận rất ít sách vở đả động đến chuyện diệt chủng này.
Trong năm 2005, những luật gia thuộc hai hội đoàn chuyên nghiệp Thổ đã khởi tố Orhan Pamuk về hình sự vì Pumak đã đưa ra tuyên cáo trong cuộc phỏng vấn của một tờ báo Thụy sĩ Das Magazin (phụ trang hàng tuần của những nhật báo Tages-Anzeiger, Basler Zeitung, Berner Zeitung và Solothurner Tagblatt) là: Ba mươi ngàn người Kurd [ở Anatolia] và một triệu người Armenian [cuộc diệt chủng 1915-1917] bị giết trên mảnh đất Thổ này mà không ai dám nói về điều đó. Pamuk bị đưa ra trước tòa vào ngày 16 tháng 12, gặp những phản ứng quốc tế dữ dội từ hội Ân Xá Quốc tế cũng như nơi những nhà văn như Jose Saramago, Gabriel Garcia Marquez, Günter Grass, Umberto Eco, Carlos Fuentes v.v..
Orhan Pamuk đã may mắn hơn số phận nhân vật Ka trong tiểu thuyết Tuyết của ông.
TOÀN PHONG * MƯỜI HAI BẾN NƯỚC
Mười Hai Bến Nước
Toàn Phong
Nguyễn Xuân Vinh
Tôi không phải là một thi nhân, để có nhiều thì giờ nhàn rỗi ngâm trăng vịnh gió vì cuộc đời của tôi là một chuỗi ngày phải tranh đấu liên miên. Mặt khác công nghiệp của tôi là ở trong quân đội và trong ngành giáo dục và khảo cứu về toán học nên lại càng ít có dịp làm bạn với thơ văn. Nhưng từ nhỏ tôi vẫn mơ làm thi sĩ, nghĩa là vẫn ôm mộng làm thơ. đọc ở trong sách tôi được thấy là muốn thành một toán gia siêu việt cần phải có một bộ óc giầu tưởng tượng, phải có chút ít thơ mộng, vượt qua những tầm thường gò bó của thế tục. Nhà toán học đức quốc lừng danh Karl Weierstrass (1815-1897) của thế kỷ 19 đã viết rằng:
“It is true that a mathematician who is not also something of a poet will never be a perfect mathematician”.
Câu này có thể tạm dịch là:
“Thật đúng vậy, là một toán gia nếu không cùng một lúc là một thi sĩ thì không thể nào là một toán gia vẹn toàn được”. Vì tin ở lời nói của Weierstrass, là một toán gia tôi rất hâm mộ, nên đôi khi trăn trở về một bài toán mà tôi chưa tìm ra được lời giải toàn vẹn, tôi cũng đã từng đổi bút, làm thơ. Cho đến nay thì những bài thơ tôi đã làm chưa phải là thơ tình vì còn nặng mầu sắc toán học. Dưới đây là một bài tiêu biểu:
Tình Hư Ảo
(Toàn Phong)
Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ước, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm.
Đầu nãm Qúy Mùi tôi viết một bài tâm tư đăng báo Xuân và ghép theo bài thơ trong đó. Sau khi số báo phát hành, tôi nhận được lác đác vài bức thư của độc giả gửi về khen ngợi ở chỗ tôi đã chuyển được ý toán thành lời thơ. Nhưng có một bức thư ở một nơi xa lạ gửi về làm tôi chú ý. Trong phong bì nhỏ có kèm theo một bức hình một phong cảnh núi đồi và dưới có bốn câu thơ:
Núi đồi
Nơi đây có núi cùng đồi,
Có con suối nhỏ, da trời mầu xanh.
Phương trình, em gửi tới anh,
Tìm xem đường kẻ song hành nơi nao?
Ở dưới có một dòng chữ nhỏ viết thât đều: “Nơi đây anh ra đời—Trang Hồng Quy”.
Tôi nghĩ là tên tác giả chỉ là bút hiệu, và bài thơ không nặng lắm về toán nên không có nghĩa là tác giả đã cảm hứng khi đọc bài thơ của tôi mà viết ra. Vì tôi thích phong cảnh núi đồi nên đã giữ tấm hình và ghim trên tấm bảng ở bên bàn học. Sang tháng sau, tôi nhận được thêm một bức thư cũng cùng một tuồng chữ, nhưng theo dấu bưu điện thì gửi tới từ một phương trời khác. Lần này có tấm hình một con sông lớn, có loáng thoáng mấy chiếc tầu bể neo bên bờ. Ở dưới có đề bốn câu thơ:
Sóng Nước
Đời tổng hợp bởi muôn làn sóng cuộn,
Mà tình anh là quỹ tích của không gian.
Kiếp nhân sinh là hàm số tuần hoàn,
Nên quanh quẩn trên vòng tròn lượng giác.
Dòng chữ nhỏ kèm theo lần này đề là: “Nơi đây anh lớn lên—Trang Thúy Minh”.
Lần này tôi nhận ngay ra được con sông, một con sông quá quen thuộc, thuở nhỏ tôi thường ra chơi vói một đứa bạn học nhà ở gần đó. đứa bạn tôi tên là Nguyễn Văn Tế, sau này tôi cũng không nghe được tin tức gì đặc biệt, nhưng hắn có người anh ruột thật nổi tiếng là nhạc sĩ Văn Cao. Còn con sông đó là sông Cửa Cấm ở Hải Phòng, là thành phố mà tôi đã theo học ở trường tiểu học Bonnal, sau đổi thành trường Ngô Quyền.
Và như vậy thì bức hình chụp cảnh núi đồi là ở địa phương Yên Bái, nơi tôi sinh ra đời, nhưng khi được đầy năm thì gia đình lại dọn về Hải Phòng. Hình ảnh của người gửi thư giờ cũng dần dần hiện ra trước mắt tôi.
Người đó chắc phải là một người học trò cũ, đã đọc những truyện tôi viết tả cuộc đời mình nên mới biết rõ nơi tôi sinh ra và nơi tôi theo học trường tiểu học.
Qua tên hay bút hiệu thì tôi không thể nào đoán được tác giả là một nam sinh hay là nữ sinh vì chỉ là tên giả, nhưng phải là một người đối với tôi có chút quan hoài nên mới theo dõi bước đường tôi đi và sưu tầm những bức hình, phong cảnh của những nõi tôi đã cư ngụ
Về toán học muốn vẽ một đường thẳng, ta phải cần hai điểm. Muốn biểu diễn cho một hàm số tăng hay giảm bất thường theo một đường cong ta phải cần ít nhất ba điểm.
Tác giả bí mật đã cho tôi hai thông tin, nên giờ tôi chỉ cần nhận được bức thư thứ ba là đoán rõ được nhiều chuyện.
Nếu có thêm dữ kiện, tôi có thể đoán biết được rằng người viết thư thân thiết để giới thiệu những ngọn núi hay đầu sông mà tôi đã đi qua, những bến nước mà tôi đã dừng chân, người ấy có liên hệ gì với tôi.
Cả một tháng Ba đã đi qua, mà tôi vẫn mong đợi, chờ hoài dằng dặc mà không nhận được chiếc phong bì bé nhỏ xinh xinh.
Lá thư thứ ba phải đợi đến cuối mùa xuân mới tới, và quả như tôi đã đoán trước, tấm hình gửi theo là hình hồ Gươm với Tháp Rùa ở Hà Nội, nõi tôi theo học ở bậc trung học và nãm đầu ở đại học.
Những bức thư gửi tới mà tôi nhận được đã theo diễn biến thời gian, và tác giả những bức thư đã đọc ở đâu đó tiểu sử cuộc đời tôi. Tôi nhớ đến hai câu thơ của cụ đồ Chiểu, viết trong cuốn “Lục Vân Tiên”:
“Lênh đênh một chiếc thuyền tình,
“Mười hai bến nước đưa mình vào đâu.
Tôi mới dừng chân ở vài bến nước, và dạo đó con thuyền tình cảm của tôi vẫn còn lênh đênh trên gợn sóng chưa trôi dạt vào một bến bờ nào.
Bốn câu thơ viết dưới tấm hình hồ Gươm, lần này nặng hơn về toán học, và cường độ thiết tha cũng đã tăng lên gấp bội:
Song Song
Ai nghiên cứu vẽ ra đường quỹ tích,
Của tình yêu, hàm số tuổi ngây thơ?
Lúc kề bù, thẳng tắp quăng đường mơ,
Còn song song trên kiếp người vô tận.
Dòng chữ phụ đề trước đây đượm mầu thanh lịch, nhưng lần này nét chữ có vẻ đậm hơn. Tôi đọc được “Nơi đây anh gặp nàng—Trang Phi Phươ.ng.”
Tôi hơi thắc mắc về hai chữ “gặp nàng”, và chợt nhớ ra rằng tôi đã viết cuốn truyện “đời Phi Công” trong đó tôi đã nói là gặp một người bạn gái có tên là Phượng.
Kể tuổi đời năm ấy mười tám, đôi mươi là lúc tôi đang theo học ở thành phố bên trong con sông Hồng.
Cuốn truyện này được các bạn trẻ thời xưa rất ham chuộng mà hình như các học sinh cũ của tôi ai cũng mua một cuốn và mang tới lớp học để xin tôi chữ ký lưu niệm.
Tôi nghĩ rằng một học sinh cũ hay một người bạn nào đó, từ thuở xa xưa, đã dùng lối gửi thư này để nhắc nhở và nhắn tôi hai điều.
Thứ nhất là xưa kia tôi đã viết những bài về nghiệp bay, mở đầu cho một nền văn chương hướng về đề tài không gian và vũ trụ, và những người mà cuộc đời trải theo mây trời có thể khai thác như là một nguồn cảm xúc vô tận.
Thứ hai là người gửi thư muốn khuyến khích tôi viết tiếp nối bài thơ “Tình Hư Ảo” để lập ra trường phái thơ tình toán học, coi như là một cuộc kết hợp kỳ diệu giữa thơ văn và khoa học, và phổ biến rộng rãi những bài thơ theo thể loại này để cho giới trẻ, dù cho ở ngành chuyên môn nào cũng có thể sáng tác thơ văn bắt nguồn từ môi trường hoạt động của mình.
Và để tỏ tình đồng điệu, tác giả đã đóng góp thêm mấy bài thơ.
Mỗi bài thơ tôi nhận được tôi có thể họa lại hay viết tiếp nối. Nhưng tôi nghĩ việc này tôi có thể làm về sau, khi đã nhận được hết những bài thơ theo dõi những chặng đường tôi đã đi qua.
Tôi đã tặng bản quyền cuốn “đời Phi Công” cho Hội Khuyến Học ở thành phố St Louis và hiện nay Hội đang chuẩn bị cho in lại để gây qũy phát giải thưởng cho các em học sinh xuất sắc.
Trên cuốn sách này và trên nhiều bài viết khác đã được phổ biến rộng rãi, tôi đã nói sơ qua về cuộc đời của mình, khi đang là sinh viên ở đại Học Hà Nội, tôi được động viên theo học để trở thành một sĩ quan trong ngành công binh, và sau đó tôi đã đi Pháp để học thành một sĩ quan phi công.
Bến dừng chân của tôi, sau khi ra trường ở Thủ đức, là một quận nhỏ ở Thái Bình khi tôi được quân đội giao cho công việc xây cất một cây cầu trên một mạch lôï giao thông quan trọng.
Nếu tác giả ẩn danh của những bài thơ đã gửi đến mà định gợi cho tôi nhớ đến những tỉnh thành tôi đã đi qua trong binh nghiệp thì tôi đoan chắc rằng người đó sẽ kiếm dùm cho tôi những hình ảnh của quân trường Thủ đức, của những thành phố như Thái Bình, Paris, Marrakech ...., là những nơi tôi đã tuần tự đi qua theo dòng đời nổi trôi.
Đúng như tôi dự đoán, trong ba tháng liền tôi nhận được mỗi tháng một bài thơ kèm theo hình ảnh những đô thị tôi đã cư ngụ là Thái Bình, Paris và Marrakech.
Tấm hình ở Thái Bình chỉ là hình chụp phía đằng sau của một người lính chiến, nhìn ra một cánh đồng hoang vu, một buổi chiều tà.
Tôi nghĩ đây chỉ là một tấm hình cóp trên một tờ báo quân đội, vì người chiến sĩ có đeo một khẩu súng ngắn xệ bên hông phải trông dáng điệu thật hùng dũng, còn tôi ít khi tôi đeo súng.
Hồi ở Thái Bình thuộc Quân Khu Ba, hàng ngày ra công trường tôi chỉ sách theo một khẩu carbine mà thôi.
Tên tác giả ký lần này cũng khác, duy tôi có thể đoan chắc là chỉ có một người, hay một nhóm bạn trẻ vui nghịch với nhau, rủ nhau làm thơ tình toán học để tặng tôi.
Bài thơ nay dài hơn, và ở phía dưới có phụ đề là “Nơi đây anh vào đời—Huyền Thanh Nữ”.
Tâm điểm
Tình là vậy, từ chân không chợt đến,
Một vòng tròn quay hai nửa tim hồng.
Để mỗi ngày đôi chân bước song song
Mong đi tới tận cùng là giao điểm
Em yêu anh, nên anh là tâm điểm
Giữa vòng tròn hạnh phúc của đời em.
Dẫu thời gian, không gian hoài biến chuyển,
Qũy tích này vẫn mãi chỉ chờ anh.
Tấm hình tháp Eiffel, là biểu tượng của Paris, kinh thành ánh sáng, tôi nhận được với bài thơ tiếp nối, làm tôi nhớ lại những ngày ngồi ở trong những quán cà phê bên bờ sông Seine, như tôi đã tả trong cuốn “đời Phi Công”.
Đó là những ngày đầu tiên tôi sống trên nước người, và tôi còn nhớ rằng khi được thư của cô bạn gái bé nhỏ ở quê nhà hỏi có thấy nhớ nhà hay không thì trong một phút bồng bột của tuổi trẻ, lòng còn ôm mộng viễn phương, tôi đã viết thư trả lời:
“Trong lúc này anh không thấy nhớ vì lòng còn đang rộn ràng với những cảnh lạ đường xa. Anh chỉ mơ hồ thấy rằng quê hương đang ở xa lắm, gần trọn nửa vòng trái cầu, có nhớ, có thương chăng nưã thì cũng nhớ xa sầu vời vợi, thương mênh mông như đại dương rộng lớn, còn có nhớ thương riêng một chút nào thì chắc cũng chỉ gói trọn vào một mình em gái anh mà thôị”
Tấm hình tôi nhận được, tôi không in vào đây mà thay bằng hình bìa cuốn sách lần tái bản, trên đó cũng vẽ tháp Eiffel. Còn bài thơ thì tôi để nguyên là:
Bâng Khuâng
Trời về khuya, bóng hình ai thương nhớ,
Muốn quên đi, vì giấc mộng không thành.
Vẽ cho cùng, không trọn trái tim anh,
Em đành đem chuyện chúng mình cất lại.
Trang giấy nhầu ghi chút tình thơ dại,
Ngơ ngác buồn cây bút nhạt tình anh.
Em đã mang lượng số tính cho nhanh,
Tìm công thức đo trái tim mọng đỏ.
Tuy bây giờ tên tác giả đã hơi đổi khác, nhưng nét bút nhẹ nhàng vẫn nguyên như cũ và lần này được ghi chú là: “Nơi đây anh ngỡ ngàng—Huyền Nhi Nữ”.
Lần nào nhận được thư tôi cũng thấy thắc mắc nhiều về những câu phụ chú. Những bài thơ, thật ra chỉ là những bài thơ toán học, phảng phất chen vào vài câu tình cảm ý nhị, và không liên hệ một chút gì đến tấm hình kèm theo.
Nhưng câu phụ chú mới nói lên trạng thái, hay tình cảm đương thời của tôi. Người gửi tấm hình tháp Eiffel hình như đã đọc rất kỹ cuốn sách mà biết được tâm trạng lúc bấy giờ của tôi, đã được ghi lại như sau:
“Ánh sáng kinh thành huyền ảo cũng như mờ dần yếu ớt qua những lớp sương đêm. Tình quê hương lại nhóm bồng bột trong lòng người lãng tử. Ánh điện Nê-ông xanh rợn hay ánh lửa hoe vàng màu hỏa hoàng của ngọn đèn dầu, nhạc điệu sam-ba dậm dật hay tiếng sáo diều vi vu, Phượng ơi nào anh có biết? Chỉ biết đêm hôm nay có một anh chàng cà phê, ngồi giữa ánh sáng kinh thành mà nhớ đến quê hương.”
Quả thật người viết những bài thơ đã biết là lúc đó tôi có tâm sự ngỡ ngàng của người vừa tới một phương trời xa lạ.
Nếu những ngày lang thang trong lòng thành phố Paris, giữa khu Latin, và thỉnh thoảng lại vào một quán cà phê uống một mình, lặng nhìn thiên hạ mà nhớ đến quê hương, là những ngày tôi thấy ngỡ ngàng, thì những tháng sau, được gửi sang Bắc phi thực tập phi hành, hàng ngày tập đáp phi cơ trên những phi đạo trải rộng trên những cánh đồng cát, thì những ngày ấy mới là những ngày tôi thực sự bước chân vào đời và đã phải cố gắng hết sức mới vượt qua chặng đường huấn luyện bay đầy thử thách này.
Huyền Công Nữ đến với tôi trong một bức hình cảnh sa mạc với mấy cây gồi và đoàn lạc đà đi trông thật là cô quạnh. đây có lẽ là hình ảnh của Marrakech mà nàng thơ đã chọn cho tôi. Tôi tạm gọi tác giả những bài thơ toán là nàng thơ vì những tên ký diễm kiều với nét chữ nhẹ nhàng.
Tôi đã sống ở nơi này vào khoảng chừng tám tháng, trong suốt thời gian học bay căn bản. Những kỷ niệm đáng ghi nhớ là những buổi chiều chủ nhật đi giữa những căn phố nhỏ hẹp, để coi những thổ sản gồm có những tấm thảm dệt tay, hay những đồ đồng hay đồ da, những người bán hàng luôn luôn mời chào. Những buổi chiều ấy, tôi đã đi lạc vào thế giới của nghìn lẻ một đêm, nhưng những nàng kiều nữ tôi đã gặp chỉ lộ ra những đôi mắt đen huyền, sâu thẫm, còn khuôn mặt luôn luôn được che kín bởi những làn voan đen.
Sau khóa học,lại trở về Pháp, với tôi những kỷ niệm không quên còn có những buổi bay đêm dưới ánh trăng ngà dãi trên những cồn cát vàng hiện ra sáng lóng lánh dưới cánh người bay. Giờ đây những kỷ niệm ấy lại đến với tôi khi tôi cầm trong tay tấm hình đoàn lạc đà đi trên những cồn cát vàng với lời ghi chú:
“Nơi đây anh mơ màng—Huyền Công Nữ”. Nàng cũng gửi theo một bài thơ với ngụ ý chia ly:
Ly Biệt
Anh ngỡ ngàng, đọc phương trình em gửi,
Để nhận rằng đường anh bước song song.
Đôi ta đi, dù tới cõi vô cùng,
Nhịp sống đời chẳng bao giờ hội tụ.
Thôi đi nhé, không gian và vũ trụ,
Bóng thời gian tồn tại mãi không phai.
Bội số nhân, cộng lại dạ quan hoài,
Chỉ chờ anh, và chờ anh mãi mãi.
Sau thời gian học bay ở Bắc Phi tôi quay trở lại Trường Võ Bị Không Quân ở Salon de Provence để học tiếp phần lý thuyết.
Cũng trong dịp này tôi ghi tên ở đại Học Marseille để học thi bằng cử nhân toán học.
Nhưng nàng thơ mà tôi quen biết qua thư từ thì lại thật lạ lùng ở chỗ khi tôi được huấn luyện về quân sự hay về phi hành thì lại gửi cho tôi những bài thơ tình toán học viết thao thao bất tuyệt, mà khi tôi tới đoạn đời thiên nhiều về toán thì lại đi ẩn luôn.
Tôi đã nghĩ rằng tính trung bình mỗi tháng tôi nhận được một bài thơ, kèm theo một tấm hình theo thứ tự thời gian những nơi tôi đã đi qua thì sau tấm hình ở Marrakech nàng sẽ gửi cho tôi một tấm hình ở miền Provence, và lần này thì bài thơ tình toán học sẽ chỉ hoàn toàn về toán.
Nhưng suy nghĩ của tôi chỉ đúng một nửa. Suốt hai tháng hè năm vừa qua tôi không nhận được một bức thư nào. Rồi bỗng nhiên vào cuối hè, một hôm bắt đầu vào thu trời đổ lạnh, tôi nhận được một bài thơ dài, lần này làm theo thể thất ngôn như dưới đây:
Biết Mấy Cân Bằng
Đời tổng hợp biết bao hàm số,
Mà giải nên trọn kiếp nhân sinh.
Vì tình yêu chính là độc nghiệm,
Ta mơ tìm phương pháp chứng minh.
Vào không gian tình là hình học,
Tính đạo hàm se sắt con tim.
Ngừng nơi đó, không ra định lý,
Chờ phút giây, cho mộng đắm chìm.
Nguồn hạnh phúc gồm bao ẩn số?
Hệ phương trình, đủ lý giải chăng?
Đẳng thức nào đem ra liên kết?
Đợi chờ nhau, biết mấy cân bằng!
Nhìn tấm hình kèm theo tôi không khỏi bàng hoàng, nhớ lại những kỷ niệm xưa, vì là tấm hình cổng Phi Long, là cổng chính vào căn cứ Tân Sõn Nhất ở Sài Gòn, nơi tôi đã thường nhật ra vào hơn bốn năm trời khi tôi giữ chức vụ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam, cách đây cũng đã gần nửa thế kỷ.
Kèm theo tấm hình, lần này có lời phụ chú:
“Nơi đây anh vẫy vùng—Trang Thiên Thanh”.
Những tấm hình gửi tới đã không đi liên tục, vì không có những tấm hình miền Salon de Provence, nơi tôi thao dượt trong Trường Võ Bị, những ngày gắn lon alpha, và trao kiếm, những buổi đại lễ uy nghi, những toán sinh viên sĩ quan diễn hành, hàng hàng lớp lớp, trên trời phi cơ bay thành đội hình.
Hình ảnh mười hai bến nước của tôi như vậy sẽ không đầy đủ, và cuộc đời của tôi đã bị cắt một khoảng trống, khoảng thời gian những năm cuối cùng sống trên đất Pháp, khi tôi vùi đầu vào học, cố thu thập những lý thuyết quân sự, tổ chức hành chánh, kỹ thuật và hành quân trong Không Quân, và đồng thời cũng nhân dịp còn ở nước người học thêm về toán học, những môn chưa được giảng dậy ở quê nhà.
Chính vì nhờ có những ngày không sôi nổi, lắng đọng như vậy mà tôi đã thâu thập thêm được nhiều kiến thức, để sau này có dịp đưa tài năng phục vụ quê hương một cách đắc lực hõn.
Một năm dài đã dần qua kể từ ngay tôi phóng bút viết bài thơ Toán với đề là”Tình Hư Ảo”.
Những bài thơ đáp lại, gửi đến từ bốn phương trời, nay không còn thấy đến nữa. Phải chăng tôi đã viết ra một phương trình mà không có nghiệm số, hiểu theo nghĩa bóng, và nghĩa đen là viết lên một bài thơ mà không được mấy người đáp ứng.
Tôi đã phải buồn rầu mà nghĩ rằng có thể tất cả chỉ là hư ảo, bài thơ tôi viết ra và những bài tôi nhận được, rồi đây sẽ quyện lấy nhau như một cơn gió lốc, chợt đến rồi lại đi nhanh, rồi sẽ tan ra làm mây, làm khói, đi khắp bốn phương.
Rồi đây, bỗng có ai nhặt được, đăng thành bài bản, người đọc cũng không thể đoán ra ai là tác giả, và có thể cũng không hiểu được hết ý nghĩa của những bài thơ, giữa vần điệu lại có chen thêm những phương trình toán học.
Nhưng vào đầu thu, một tin mới lạ đã đến và giải thích được nhiều điều tôi chưa am tường, những nỗi thắc mắc vẫn còn vấn vương.
Trong một buổi hội ngộ các cựu chiến sĩ ở Nam Cali, tôi được một phóng viên của đài truyền hình Michigan TV phỏng vấn. Lúc về anh gửi cho tôi một cuốn băng thâu hình, kèm theo một bức thư trong đó anh đã nói là thường đọc tin tức về tôi qua một diễn đàn điện tử của các bạn trẻ.
Anh cho tôi tọa độ, và khi bật máy lên thì tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trên diễn đàn đặc Trung, có mục “Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh”, trên đó tôi được một số những bạn trẻ ở khắp năm châu trao đổi ý kiến và cho nhau tin tức về tôi, là người mà có lẽ phần lớn các bạn chưa hề gặp.
Có những tin đưa ra trung thực, nếu lấy từ những bài do tôi viết, hay những bài do các thân hữu viết về tôi. Có những tin hoàn toàn sai lạc, và người cho tin cũng đã nói là do một người khác kể lại.
Nhưng nội dung thì trong diễn đàn này, người khởi xướng chỉ nêu lên một nhân vật, thường thì là một khoa học gia, và những người muốn tìm hiểu thêm đã dùng diễn đàn đó dể trao đổi tin tức để biết thêm về cuộc đời của người này.
Những trao đổi này thường kéo dài chừng vài tháng, hay một năm là cùng. Vậy thì bài thơ “Tình Hư Ảo” tôi viết ra cũng chỉ như là một điểm tụ hợp để một số bạn trẻ gửi bài đến đóng góp và cùng chung một ý niệm là sáng tác những bài thơ tương tự gửi cho nhau coi.
Mỗi lần gửi bài cho nhau họ lại gửi một bản tới tôi là người khởi xướng. Những bài thơ gửi giờ đây cũng thưa thớt, báo hiệu cái diễn đàn “thơ tình toán học” tôi khởi xướng cũng đã đến hồi chung cuộc.
Đúng như lời tôi tiên đoán, vào ngày đầu năm, tôi nhận được bài thơ cuối cùng và nàng thơ toán của tôi với những tên khác nhau, nhưng nghe thật diễm kiều như Trang Hồng Quỳ, Trang Thiên Thanh, ... Huyền Nhi Nữ, Huyền Công Nữ, ... cách đây một năm bỗng chốc hiện ra, nay lại biến đi trong cõi nhạt nhoà.
Bài thơ cuối cùng, được gửi kèm theo hình một bức tranh, hình như là của Tú Duyên vẽ một thư sinh ngồi như lắng nghe tiếng đàn, tiếng trúc ti từ nơi đâu ngân lại.
Hình vẽ có kèm theo lời phụ chú: “Nơi đây anh tâm tình—Huyền Thiên Nữ”.
Còn bài thơ tôi in lại nguyên văn như dưới đây
Người Tình Không Gian
Anh với em đồng quy trên mặt phẳng,
Từ một chiều xa lạ của không gian,
Từ một buổi trao tần số ngỡ ngàng,
Vùng tiếp tuyến trên bờ môi, nhất định.
Đã chót yêu, từ tâm theo bán kính.
Mối tình đầu không hệ luận tương lai.
Biết anh đi trên quỹ tích đường dài,
Hồ mắt lệ, em vương chiều tọa độ.
Giải đạo hàm em mong tìm nghiệm số.
Kỷ niệm buồn, cực đại giữa tim ai?
đem nhớ thương, không còn biết ngày mai,
đã yêu rồi, tình đôi ta bất biến.
Anh từng nói yêu trong tình thánh thiện,
Rút căn rồi hội luận có bằng không.
Khi biết mai sau em phải theo chồng,
Buồn thẳng góc theo những đường tiệm cận.
Chiều nhớ thương chất chồng theo vô tận,
Anh đi rồi định lý sẽ sai đi.
Giải đoán nào lại không ướt bờ mi,
Thôi, chỉ đợi kiếp sau thành nhất thể.
Anh hiểu chưa, cõi lòng em như thế,
Em muôn đời không đổi trục, anh ơi.
Nhớ thương anh, tuy chẳng nói nên lời,
Em mơ ước theo cung đường tối lợi.
Tìm giao điểm cho lòng ai mở hội,
Xác định rồi vẽ đồ thị triển khai,
Rồi chứng minh tỷ lệ suốt đêm dài,
Lên đáp số đóng khung đời hình học.
Bài toán tình luôn làm người mê hoặc,
Bởi muôn đời nó vô định, người ơi!!
Chép xong bài thơ tình toán học để kết thúc một câu chuyện tâm tình viết một ngày xuân, tôi đọc lại hai câu thơ cuối và thấy rằng quả là tôi đã mê say toán học trong suốt cuộc đời.
Thuở xưa khi còn thích đọc những sách về văn học, tôi đã biết câu “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc”, nghĩa là trong sách có người con gái sắc diện ngọc ngà.
Bây giờ thì tôi hiểu được rằng không phải sách văn chương mới làm mình mê hoặc như được nhìn thấy người đẹp qua những áng văn, nhưng sách toán và khoa học cũng có thể làm cho ta có những phút mộng mơ qua những ký hiệu, đẳng thức và phương trình.
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
Tuesday, December 16, 2008
ĐỘC TỐ TRONG HÀNG TRUNG QUỐC
Độc tố có trong các thực phẩm và đồ dùng được sản xuất tại China
Các vụ phát hiện độc tố trong sữa của China đã làm mọi người kinh sợ khi đọc các bản tường trình.
Mỗi ngày, các bản tường trình đều thay đổi nhưng không ai cho chúng ta biết rõ phải ăn những gì và không nên ăn những gì.
1/ Sữa độc thật ra nó là gì? Đó là bột sữa trộn lẫn với độc tố "Melamine".
Độc tố Melamine dùng để làm gì? Melamine là một loại hóa chất kỹ nghệ dùng sàn suất đồ như.a. Ngoài ra, melamine cũng được dùng trong các sản phẩm trang trí nhà cửa.
http://www.vacceb.net/image0011.jpg http://www.vacceb.net/image0022.jpg
Điều mà tất cả chúng ta cần phải biết là Melamine được dùng trong kỹ nghệ sản xuất...và nó KHÔNG THỂ DÙNG ĐỂ ĂN.
2/ Người ta thêm chất melamine vào bột sữa để làm gì?
Chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong bột sữa là protein. Độc tố Melamine cũng có cùng loại protein này nhưng lại có chứa thêm chất "NITROGEN".
http://www.vacceb.net/image0033.jpg
Thêm Melamine vào sữa sẽ giảm đi hàm lượng sữa thật sự cần phải có, và do vậy giá thành sẽ rẻ hơn nhiều so với các loại sữa khác. Điều này làm giảm giá thành trong việc sản xuất các sản phẩm sữa. Như vậy, thêm melamine sẽ giúp cho các nhà sản xuất sữa đạt được lợi nhận cao hơn!
Dưới đây là một mẫu Melamine.
http://www.vacceb.net/image0044.jpg http://www.vacceb.net/image0055.jpg
Trông nó cũng giống như sữa hay bột sữa đấy chứ, phải không nào? Vi nó không có mùi vị gì cả, nên chúng ta không thể khám phá ra nó được trong các thực phẩm dùng hàng ngày!
3/ Melamine đã được phát hiện thêm vàobột sữa khi nào?
Vào năm 2007, chó và mèo ở Mỹ bất ngờ bị đột tử và người ta đã tìm ra là thực phẩm cho gia súc được sản xuất ở China có chứa chất Melamine.
Đầu năm 2008, tại China, nhiều tường trình cho thấy là các ca bệnh về sạn thận trong trẻ em ngày càng gia tăng bất bình thường.
http://www.vacceb.net/image0066.jpg
Vào tháng 8, 2008, sữa bột China Sanlu được biết có chứa chất Melamine. Vào tháng 9, 2008, chính phủ New Zealand đã yêu cầu China điều tra về vấn đề này. Đến tháng 9, 2008, người ta khám phá ra rằng nhiều thực phẩm được sản xuất ở Đài Loan cũng có chứa chất melamine.
http://www.vacceb.net/image0077.jpg
4/ Điều gì sẽ xảy ra khi ăn phải chất melamine?
http://www.vacceb.net/image0088.jpg
Melamine sẽ ở lại trong thận, kết tụ lại thành sạn và làm nghẽn các ống dẫn khiến bệnh nhân đau đớn và không thể tiểu tiê.n. Sau đó, nó làm cho các quả thận bị sưng lên. Thận bị hư và không hoàn thành chức năng của nó và bệnh nhân cần phải trải qua tiến trình gọi là dialysis , nhiều khi có thể dẫn đến tử vong do tiểu ra máu.
http://www.vacceb.net/image0099.jpg
Vậy Dialysis là gì? Thật ra, thuật ngữ này có thể hiểu nôm na là "rửa máu". Nói cách khác là phải cho tất cả máu trong cơ thể bệnh nhân chạy qua một máy lọc trước khi trở về cơ thể. Tiến trình lọc này phải mất 4 tiếng đồng hồ và cứ 3 ngày lại phải lọc một lần như vậy và làm trong suốt cuộc đời còn lại của bệnh nhân do chứng trụy thận sinh ra.
Bên dưới: Một trung tâm lọc máu
http://www.vacceb.net/image01010.jpg
Bên dưới: Một trung tâm lọc máu qui mô hơn.
http://www.vacceb.net/image01111.jpg
Bệnh nhân cần một lỗ nhỏ nơi cánh tay để thọc bộ phận lọc máu vào:
http://www.vacceb.net/image01212.jpg
Tại sao điều này lại quá nguy hiểm cho các bé sơ sinh? Thận của các trẻ sơ sinh quá nhỏ nhưng chúng lại uống quá nhiều sữa bô.t.
Bên dưới: Một bé đang trải qua tiến trình lọc máu.
http://www.vacceb.net/image01313.jpg http://www.vacceb.net/image01414.jpg
Hiện China có 13,000 trẻ em đang nhập viê.n.
Ăn nhiều hay ăn ít chất melamine vào cơ thể không phải là điều quan tro.ng. Điều quan trọng là: MELAMINE KHÔNG PHẢI LÀ CHẤT ĐỂ ĂN.
5/ Những thực phẩm nào cần phải tránh?
Nên tránh các thực phẩm dùng hằng ngày được nhập từ Trung co.ng.
http://www.vacceb.net/image01515.jpg
Cần nhớ: Các loại thực phẩm cream hay sữa cần tránh dùng.
6/ Những công ty nào sẽ bị ảnh hưởng?
Dưới đây là các công ty bị ảnh hưởng bởi độc tố Melamine:
http://www.vacceb.net/image01616.jpg
7/ Chúng ta cần phải làm gì?
Tránh các loại thực phẩm nêu trên ít nhất trong vòng 6 tháng tới.
Nếu bạn sở hữu hay đang điều hành một tiệm ăn, một quán càphê, v.v... hãy ngừng bán các thực phẩm có chứa độc tố Melamine.
Nếu bạn có trẻ sơ sinh tại nhà, hãy đổi sang dùng sữa mẹ hay tìm một loại sữa khác thay thế.
Sau hết, hãy chia xẻ thông tin này cho các bạn hữu hầu cho họ hiểu được nguy cơ của sữa có độc tố melamine.
Cả thế giới đang lo sợ về các sản phẩm "máu đen" được sản xuất từ China.
Các bạn có biết phân biệt sản phẩm nào được sản xuất ở đâu không, chẳng hạn sản phẩm nào sản xuất ở Mỹ, sản phẩm nào ở Taiwan, hay ở China?
Đây là cách để bạn biết:
Ba con số đầu tiên của mã số sản phẩm là mã số của quốc gia mà sản phẩm đó được chế ta.o.
Ví dụ: Tất cả các mã số sản phẩm bắt đầu 690, 691.. đến 695 là các sản phẩm được sản xuất từ China. Như mã số sản phẩm dưới đây là 471 được in trên các sản phẩm được sản xuất từ Đài Loan, Made in Taiwan.
http://www.vacceb.net/image01717.jpg
Bạn có quyền biết điều này nhưng chính phủ và các ban ngành liên hệ không bao giờ thông tin cho bạn biết hay là chỉ dẫn cho công chúng. Vì vậy, chúng ta phải chỉ dẫn cho nhau, biết thận trọng hơn để tự cứu lấy chúng ta.
Ngày nay, những thương gia Tàu biết rằng khách hàng sẽ không chọn các sản phẩm "Made in China" nữa, do vậy họ sẽ không cho biết sản phẩm của họ được Made in China. Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần, cứ việc nhìn vào các mã số của sản phẩm là biết ngay sản phẩm có xuất xứ từ nước nào.
Nhắc lại, nếu 3 con đầu tiên của mã số sản phẩm là một trong các số từ 690 đến 695 (kể cả hai số này) thì đích thị là sản phẩm Made in China. Đừng mua những sản phẩm đó.
Dưới đây là mã số sản phẩm của các quốc gia khác:
00 - 13: Mỹ và Canada
30 - 37: Pháp
40 - 44: Đức
49: Nhật
50: Liên hiệp Anh
57: Đan Mạch
64: Phần Lan
76: Switzerlang và Liechtenstein
628: Arập Saudi
629: United Arab Emirates
690 - 695: China
740 - 745: Trung Mỹ
Các mã 480 là Philippines
Chuyển ngữ: Thẩm Vân
(Forwarded by Phuong1110@aol.com, 11/24/08, 9.59PM)
Sunday, December 14, 2008
KHÚC HÀ LINH * HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ PHÍA SAU TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ PHÍA SAU TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
KHÚC HÀ LINH
14/12/2008 0:13 Đằng sau lùm cây cạnh ga Cẩm Giàng là trại văn chương Tự Lực Văn Đoàn -
Thế kỷ trước, ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, trong gia tộc Nguyễn Tường có hai người phụ nữ được nhắc nhiều trong đời sống văn học. Chồng, con say mê hoạt động văn chương, xã hội… còn họ lùi vào phía sau với thiên chức làm mẹ, làm vợ. Danh vọng, thành công của những người đàn ông đó có một phần ở sự tảo tần của họ.
I. THÂN MẪU CỦA NHẤT LINH - Trại Cẩm Giàng bà Nhu
Bà Lê Thị Sâm là con gái đầu lòng cụ Lê Quang Thuật, người gốc Huế, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng. Bấy giờ tri huyện Cẩm Giàng Nguyễn Tường Tiếp (tục gọi là huyện Giám), quê gốc Quảng Nam, có con trai là Nguyễn Tường Nhu đến tuổi lấy vợ, mới cho người mai mối hỏi cô Lê Thị Sâm về làm dâu họ Nguyễn Tường. Bà đã gồng mình gánh vác cơ nghiệp nhà Nguyễn Tường để nuôi mẹ chồng và bảy người con ăn học thành người, trong đó có ba nhà văn thuộc vào hàng trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) - một phong trào văn chương nổi tiếng trên văn đàn nước nhà những năm 30-40 thế kỷ trước: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam.
Lấy chồng hơn chục năm, bà có sáu người con, dời từ ấp Thái Hà về số 10 Hàng Bạc, Hà Nội, rồi hết về quê Cẩm Giàng lại theo con cả Nguyễn Tường Thụy ở Tân Đệ, Thái Bình. Do buôn bán ở Thái Bình được một năm chẳng thuận, bà Nhu lại đưa cả con thuyền gia đình về Hà Nội.
Khi vợ Nguyễn Tường Thụy xin ra ở riêng, bà lại về Cẩm Giàng. Đang bơ vơ không biết ăn ở ra sao thì người bạn cân gạo ngày trước là bà cả Hội nợ bà Nhu 60 đồng Đông Dương từ trước, trừ tiền nợ bằng hai mẫu đất cho bà Nhu. Thế là đào ao, đắp nền, làm nhà... Bà làm nhà gỗ, lợp rạ, cột vuông, bốn chung quanh hiên rộng. Nhà ba gian, gian đầu phòng khách, gian giữa thờ gia tiên, gian trong để ở. Trần nhà lát nứa dập thẳng. Mái rạ lợp dày xén rất đẹp, quanh nhà có lan can gỗ, gọi là Nhà ánh sáng.
Thời ấy khách đi tàu Hà Nội -Hải Phòng có thể nhìn rất rõ một khuôn viên trang trại có những ngôi nhà thấp thoáng dưới lùm cây xanh. Đến sau này các con trưởng thành, hoạt động văn chương, làm báo Phong Hóa, Ngày Nay ở Hà Nội, nhưng cuối tuần họ lại rủ bạn bè về trại thăm mẹ và nghỉ ngơi bàn luận chuyện văn. Cái tên trại văn chương TLVĐ hoặc trại Cẩm Giàng bà Nhu ra đời và đi vào văn học sử nước nhà.
Những ngày cuối năm 1932, ba anh em Nhất Linh mới ra làm báo Phong Hóa, còn gặp khó khăn, ai cũng sợ báo ế. Bà nói như đinh đóng cột: "Cái ấy khó gì, nếu không bán hết, mang về cho mợ gói cau càng tiện...". Câu nói ấy như luồng gió gạt bỏ hết những lo lắng trong những ngày đầu gian khó của nhóm.
Nhờ có người giúp đỡ, ngày 31.8.1917, tức 14.7 năm Đinh Tỵ, ông Nhu sang Lào (Sầm Nưa) làm thông phán tòa sứ, được đem theo vợ để buôn bán mưu sinh. Thật không may, được tám tháng, ông bạo bệnh qua đời. Một mình nơi xa xứ, lo chôn cất chồng xong, bà Nhu trở về Việt Nam đi hết 12 ngày đường bộ và đường thủy, gian nguy vô ngần. Mãn tang chồng một năm, bà cùng bốn người thân lại sang Lào để mang hài cốt ông về nước đặt mộ bên bờ ao thuộc làng La A, xã Kim Giang, huyện Cẩm Giàng.
Bà Nhu tôn trọng chí hướng của các con. Ngày Hoàng Đạo tốt nghiệp cử nhân luật, được bổ chức tri huyện, đã về xin ý kiến mẹ. Bà bảo con: "Nay con thành đạt rồi mỗi người có chí hướng riêng, tùy con định đoạt. Ông cha ngày xưa nổi tiếng thanh liêm, làm quan thương dân để đức cho con cháu. Các con đừng làm gì hại đến thanh danh tiên tổ...".
Góa chồng khi mới 37 tuổi, bà tảo tần khuya sớm đi về làng quê cân gạo. Không đủ sống, đành nấu thuốc phiện, biết là hiểm nguy có thể bị Tây bắt bỏ tù bất cứ lúc nào. Chỉ đến khi các con học hành thành đạt, đi làm có lương mới mát mặt. Trừ Thạch Lam, và con gái Nguyễn Thị Thế, còn lại 5 người đều có bằng cử nhân, riêng Nhất Linh đỗ cử nhân khoa học Pháp trở về nước làm báo, làm văn chương...
Nuôi dưỡng được ngần ấy người con, bà Nhu vượt qua bao nhiêu sóng gió. Nhưng bù đắp lại bà Nhu có những niềm vui. Đó là năm 3 người con trai Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) và bác sĩ Nguyễn Tường Bách đều trở thành đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam độc lập. Rồi Hoàng Đạo làm Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế trong chính phủ liên hiệp lâm thời, sau đến Nhất Linh làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ liên hiệp kháng chiến.
Sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8.1945, bà tu ở chùa Đào Xuyên, qua chùa sư nữ ở Bối Khê, rồi về Hà Nội tu tại chùa Hai Bà. Khi biết tin Hoàng Đạo đột tử ở ga Thạch Long, Trung Quốc, vị sư già đã làm lễ cầu siêu cho con trong nơi cửa Phật. Rồi bà theo con vào Sài Gòn, tu ở chùa Xá Lợi cho đến năm 1960. Ít lâu sau bà viên tịch tại đó.
II.NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG CỦA NHẤT LINH
Người đàn bà ấy dưới mắt một phóng viên báo Đông Tây ở Hà Nội thời bấy giờ, được khắc họa: "Đôi mắt bà chớp chớp... Một đôi mắt to mênh mông, có hàng mi dài óng ả. Ánh sáng vừa dịu, vừa như có một cái gì như sẵn sàng vì mọi người... Tôi nhớ mãi cặp mắt ấy.
Cặp mắt có vẻ chịu đựng mọi hy sinh, vì người thân yêu của mình. Cặp mắt của người đàn bà Việt Nam, cũ kỹ, tảo tần, không ý thức được rằng những việc mình làm đã đóng góp cho sự nghiệp của chồng không nhỏ". (trích từ Từ bến sông Thương, Anh Thơ - hồi ký 1986).
Ấy là bà Phạm Thị Nguyên (1909-1981), quê làng Phượng Dực, Thường Tín, tỉnh Hà Đông, trước năm 1945 là chủ hiệu buôn cau khô có tiếng ở Hà Nội mang tên Cẩm Lợi.
Vào tuổi đôi mươi, Phạm Thị Nguyên kết hôn với nhà văn Nhất Linh, ở nhà 15 phố Hàng Bè, Hà Nội. Bà vẫn bán cau khô, mở rộng quan hệ buôn bán suốt trong Nam ngoài Bắc, toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp của chồng.
Những năm tháng chồng mải mê làm báo, cổ súy phong trào Ánh Sáng..., bà vật lộn với nghề buôn bán cau, nuôi đàn con (13 lần đẻ chỉ nuôi được 7), làm hậu thuẫn cho chồng thi thố giữa cuộc đời. Hiếm ai biết rằng bà từng tham gia phong trào Ánh Sáng, xóa nhà ổ chuột, làm nhà tranh tre sáng sủa cho dân nghèo thợ thuyền...
Bà Nhu (thứ 2 từ phải sang) trong lần đi du lịch cùng báo Ngày Nay Người đàn bà có tấm lòng bao dung ấy được chồng yêu... Mỗi lần viết xong và xuất bản được một cuốn truyện mới, Nhất Linh luôn đưa vợ đi biển Sầm Sơn nghỉ ít ngày. Hồi Nhất Linh ẩn cư ở Đà Lạt giữa thiên nhiên ngoạn mục cũng không quên đưa bà lên cùng thưởng thú chơi phong lan. Có những buổi sớm mai khi con còn trong giấc ngủ, hai ông bà đã bên nhau uống trà nóng, rất là tương đắc. Nhất Linh yêu quý vợ, còn yêu cả cái tên đất tên làng của vợ. Ở Sài Gòn, ông cho in lại các tác phẩm cũ thời TLVĐ và viết tác phẩm mới. Ông đã lấy chữ Phượng (Phượng Dực quê vợ) và chữ Giang (Giàng) nơi sinh trưởng của mình là Cẩm Giàng, rồi ghép thành tên Nhà xuất bản Phượng Giang.
Làm vợ nhà văn Nhất Linh, một nhân vật nổi tiếng thời TLVĐ, bà Nguyên sống trong nụ cười và nước mắt. Bà đau buồn nhất là những năm Nhất Linh lưu vong ở nước người trên đảo Sường Châu, Trung Quốc. Bà đã vượt dặm đường gian nan nguy hiểm đi thăm và tiếp tế cho ông.
Lo lắng khi thấy chồng sống cô độc trên đất khách, bà tìm cách nhắc lại một cách khéo léo về thời TLVĐ làm báo, viết sách của chồng. Như một phép lạ, nét mặt Nhất Linh vui, tươi sáng. Ở trang đầu bản thảo tiểu thuyết Xóm Cầu Mới, Nhất Linh viết tại Hương Cảng có mang những dòng chữ: Tặng Nguyên, người rất thân yêu, đã khuyên tôi trở lại đời văn sĩ và nhờ thế cuốn Xóm Cầu Mới này khởi đầu từ 1940 mới được viết tiếp theo. Hương Cảng trên núi, ngày 16.10.1949. Nhất Linh.
Sống dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Nhất Linh cực lực phản đối chính quyền đàn áp những người đối lập và tham gia ủng hộ cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông. Việc không thành, ông bị Tòa án quân sự đặc biệt gọi ra tòa xét xử. Trước lúc quyên sinh, Nhất Linh để lại 2 bản di chúc. Một bản nói với cuộc đời và một bản dành riêng cho vợ với hai mươi từ tuyệt mệnh: "Mình, mối tình của đôi ta hàng bao năm đẹp đẽ lắm rồi, không... mong ước gì hơn nữa. Anh, Nhất Linh. 7.7.1963".
Năm 1981, bà sang Pháp đoàn tụ với con, mất tại đó. Năm 2001, hài cốt của bà được đem về nghĩa trang Hội An, Quảng Nam. Mộ bà nằm bên mộ chồng và mộ cụ tổ Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ, vị quan triều Nguyễn, ra Bắc làm Tri phủ Cẩm Giàng, Hải Dương, người khai nguyên dòng họ Nguyễn Tường trên đất Bắc.
===
KHÚC HÀ LINH. TRICH THANH NIÊN ONLINE.
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200850/20081214001323.aspx
===
Subscribe to:
Posts (Atom)